Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu khoa học " Kết quả Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.88 KB, 10 trang )

Kết quả Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên
Hoàng Văn Thắng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Rừng tự nhiên nước ta có tổ thành loài cây đa dạng và phong phú. Song mỗi một
loài cây lại có một vùng phân bố nhất định, sự phân bố này có liên quan chặt chẽ
với điều kiện hoàn cảnh của môi trường xung quanh. Trong các hệ sinh thái rừng
mưa nhiệt đới, ngoài các yếu tố về điều kiện của môi trường, sự tồn tại của các
loài trong cùng một lâm phần còn phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại giữa các loài,
nghĩa là ngoài sự cạnh tranh về điều kiện sống, sự cùng tồn tại của các loài còn
chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi các chất tiết của các loài sống cạnh nó
(gọi là phitônxit) thông qua lá, hoa, rễ Trong một lâm phần khi các loài có đủ
không gian dinh dưỡng nhưng vì ảnh hưởng bởi phitônxit của các loài cây xung
quanh nên có thể diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là cùng tồn tại hoặc là bài
xích lẫn nhau. Chúng cùng tồn tại khi phitônxit của các loài không có ảnh hưởng
xấu đến nhau hoặc kích thích sự sinh trưởng phát triển của các loài xuang quanh,
ngược lại chúng sẽ loại trừ nhau khi phitônxit của loài này có ảnh hưởng xấu, kìm
hãm sự phát triển của các loài bên cạnh.
Vì thế nghiên cứu sâu về mối quan hệ qua lại giữa các loài trong rừng tự nhiên là
rất cần thiết cho việc điều chỉnh tổ thành loài cây trong các lâm phần rừng tự nhiên
khi cần tác động các giải pháp lâm sinh và quan trọng hơn là làm cơ sở cho việc
lựa chọn và phối hợp các loài cây trong trồng rừng hỗn loài.
I. Mục tiêu :
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài: vạng trứng (Endospermum chinense), sồi
phảng (Lithocarpus fissus), lim xanh (Erythrophloeum fordii) và trám trắng
(Canarium album) với các loài cây khác trong rừng tự nhiên ở các trạng thái rừng
khác nhau, nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn và phối hợp các loài cây khi xây
dựng mô hình trồng rừng hỗn loài.
II. Nội dung và phương pháp :
Xác định được nhóm loài nào hay gặp với vạng trứng, sồi phảng, trám trắng và lim
xanh trong rừng tự nhiên thứ sinh đã và đang phục hồi. Để nghiên cứu mối quan
hệ giữa các loài cây có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như: thông qua hệ


số tương quan rhoặc dùng phương pháp tần xuất xuất hiện. ởđây vì loài cây cần
nghiên cứu đã được xác định trước vì thế chúng tôi sử dụng phương pháp ô 6 cây.
Cụ thể lấy cây cần nghiên cứu làm tâm ô sau đó xác định: khoảng cách, tên cây, và
đo D
1.3
,
Hvn và Dt của 6 cây gần nhất xung quanh nó. Sau đó tính tần suất xuất
hiện của loài theo số ô quan sát (fo) và theo số cây (fc). Căn cứ vào giá trị của fo
và fc với mức ý nghĩa a= 0.05 chia các loài cây cùng xuất hiện với các loài nghiên
cứu theo các nhóm sau:
- Nhóm 1: rất hay gặp , gồm những loài có f
0
³30% và fc ³7%
- Nhóm 2: hay gặp, gồm những loài có 15% £fo < 30% và 3% £fc <7%.
- Nhóm 3: ít gặp, gồm những loài có fo <15% và fc <3%
III. Kết quả:
Kết quả điều tra 39 ô vạng trứng với 234 cá thể đã xác định được có 44 loài cây
bạn xuất hiện cùng vạng trứng, 38 ô sồi phảng với 228 cá thể thấy có 36 loài cây
bạn, 30 ô lim xanh với 180 cá thể có 38 loài cây bạn và 21 ô trám trắng với 126 cá
thể có 34 loài cây bạn cùng xuất hiện, kết quả cho ở bảng 1.
Bảng 1: Số ô quan sát và số loài cây bạn của các loài cây nghiên cứu
Loài cây nghiên cứu Vạng trứng

Sồi phảng

Lim xanh

Trám trắng

Số ô quan sát 39 38 30 21

Số ô có loài cây bạn là
chính nó
15
(38,5%)
28
(73,7%)
10
(33,3%)
2
(9.5%)
Số loài cây bạn xuất hiện
cùng loài cây nghiên cứu
44 36 38 34
Mặc dù số ô quan sát của các loài nghiên cứu chưa nhiều nhưng kết quả cho thấy
số loài cây bạn của các loài đó xuất hiện tương đối lớn, song các loài này xuất hiện
với tần xuất rất khác nhau. Việc xếp nhóm các loài cây bạn theo các mức độ khác
nhau dựa vào điểm điều tra hay số cá thể sẽ cho kết quả khác nhau. Đối với những
loài có tính quần thể rõ rệt thì tại một điểm điều tra có thể gặp nhiều cá thể cùng
loài do đó khi tính theo số cá thể thì sẽ chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn so với khi
tính theo điểm điều tra. Theo giá trị của fo và fc tính được cho thấy các loài rất hay
gặp và hay gặp với các loài nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.
Từ bảng 2 cho thấy vạng là loài xuất hiện cạnh nó nhiều nhất với tần suất 38.5%
theo điểm điều tra và 10.3% theo số cá thể. Điều này chứng tỏ vạng là loài có tính
quần thể rất cao. Bảng 2 cũng cho thấy sồi phảng xuất hiện như là cây bạn của
chính nó với tần suất lớn nhất 73.7% theo điểm điều tra và 27.6% theo số cá thể
nghĩa là sồi phảng cũng có tính quần thể rất rõ rệt. Đối với lim xanh kết quả bảng
2 cho thấy ràng ràng là loài xuất hiện nhiều nhất chiếm 63.3% theo điểm điều tra
và 23.9% theo số cá thể, lim xanh xuất hiện như là cây bạn của chính nó tuy không
phải nhiều nhất nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong nhóm loài rất hay gặp
với chính nó (33.3% theo điểm điều tra và 7.8% theo số cá thể ). Điều này cũng

thể hiện tính quần thể tương đối rõ rệt của lim xanh. Trong 4 loài cây nghiên cứu
thì trám trắng thể hiện tính quần thể thấp nhất, nó cũng phù hợp với đặc tính mọc
rải rác trong rừng tự nhiên của loài.
Bảng 2: Mức độ xuất hiện của nhóm loài cây bạn với các loài cây nghiên cứu
Loài cây nghiên cứu

Loài cây bạn fo fc Mức độ xuất hiện

vạng 38.5 10.3
giẻ 35.9 9.4
Nhóm loài rất hay
gặp
ràng ràng 25.6 7.3
trám 25.6 5.1
sồi phảng 20.5 6.8
ngát 17.9 6.8
sp 17.9 5.1
Vạng trứng
re gừng 17.9 4.7
Nhóm loài hay gặp

trâm 17.9 3.8
nang 15.4 3.8
xoan đào 15.4 3.8
sồi phảng 73.7 27.6
táu 44.7 11.8
trâm 36.8 7.0
Nhóm loài rất hay
gặp
ràng ràng 31.6 6.6

nhọc 23.7 5.7
trám 23.7 4.4
giẻ 21.1 3.1
đái bò 18.4 3.1
Sồi phảng
chẹo 18.4 3.1
Nhóm loài hay gặp

ràng ràng 63.3 23.9
giẻ 43.3 10.0
lim xanh 33.3 7.8
Nhóm loài rất hay
gặp
xoan đào 33.3 5.6
trám 23.3 4.4
kháo 23.3 3.9
sồi gai 20.0 5.6
chẹo 20.0 3.9
Lim xanh
táu 13.3 3.3
Nhóm loài hay gặp

giẻ 47.6 10.3
ràng ràng 42.9 12.7
Trám trắng
lim xanh 38.1 8.7
Nhóm loài rất
hay gặp
sồi phảng 33.3 6.3
ngát 28.6 4.8

táu 23.8 5.6
trám 23.8 4.8
chẹo 23.8 4.8
re 23.8 4.0
kháo 19.0 3.2
Nhóm loài hay gặp

Tuy nhiên, phân bố trên mặt đất của nhóm loài cây bạn với các loài nghiên cứu
cũng rất khác nhau, dao động nhiều nhất là ở lim xanh. ởmột vài điểm điều tra cho
thấy có loài chỉ cách lim xanh 0.1m nhưng cũng có loài cách nó tới 8.8m. Đối với
sồi phảng, vạng trứng và trám trắng thì phân bố trên mặt đất của các loài cây bạn
với chúng tương đối đều, bình quân khoảng 4.3m. Căn cứ vào đường kính tán và
khoảng cách từ các loài cây nghiên cứu tới các loài cây bạn cho thấy phần lớn
chúng đang có sự cạnh tranh nhau về không gian dinh dưỡng điều này được thể
hiện ở bảng 3:
Bảng 3: Các giá trị bình quân của các loài nghiên cứu và nhóm cây bạn.
Loài cây
Chỉ tiêu
Vạng

Cây
bạn

Sồi
phảng

Cây
bạn

Lim

xanh

Cây
bạn

Trám
trắng

Cây
bạn

D
1.3
(cm) 13.4 14.5

17.2 12.5

23.3 14.6

21.3 16.6

Hvn (m) 12.6 13.1

17 13.7

13.9 13.7

14.4 14.2

Dt (m) 5.7 5.3 7.5 4.1 7.7 5.3 4.8 6.0

Khoảng cách TB từ
cây n/c đến cây bạn
(m). (min - max)
4.3
(1.8 - 6.9)
4.5
(1.3 - 6.4)
4.3
(0.1 - 8.8)
4.2
(1 - 8)
Kết quả bảng 3 cho thấy nhìn chung các loài cây nghiên cứu có các chỉ tiêu D
1.3

Hvn lớn hơn các loài cây bạn (trừ vạng trứng). Điều đó chứng tỏ các loài nghiên
cứu đều ở tầng trội của rừng. Giá trị của D
1.3
và H
vn
của cả loài nghiên cứu và cây
bạn cho biết chúng đang ở giai đoạn rừng trung niên nên mỗi loài cây đều đã có
một không gian sống tương đối ổn định. Vì thế mối quan hệ giữa các loài lúc này
ngoài sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng chúng còn chịu ảnh hưởng bởi
phitônxit của mỗi loài xung quanh. Giá trị bình quân khoảng cách từ loài cây
nghiên cứu đến các loài cây bạn xung quanh cho thấy khi nghiên cứu mối quan hệ
giữa các loài cây rừng tự nhiên mà các loài cây nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên
thì thay cho phương pháp ô 6 cây có thể điều tra các ô hình tròn với bán kính là
R= 4.3m. Vì khi điều tra mối quan hệ theo phương pháp lập ô thì việc xác định
diện tích ô rất quan trọng. Nếu diện tích ô quá lớn sẽ có nhiều loài cùng xuất hiện
cho dù chúng không có quan hệ với nhau, ngược lại khi diện tích ô quá nhỏ lại bỏ

qua nhiều loài mặc dù chúng có quan hệ.
IV. Kết luận:
Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa các loài trong rừng tự nhiên là vấn đề phức
tạp. Để có những cơ sở khoa học chắc chắn cần phải căn cứ vào đặc điểm sinh vật
học và đi sâu nghiên cứu về phitônxit của từng loài. Trong khi chưa có điều kiện
nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong rừng tự nhiên bằng phương
pháp đó thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài: vạng trứng, sồi phảng, lim
xanh và trám trắng với các loài cây khác trong rừng tự nhiên bằng phương pháp
tần xuất xuất hiện cho ta một số kết quả ban đầu rất quan trọng làm cơ sở cho việc
chọn và phối hợp nhóm loài cây khi xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài. Từ kết
quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:
· Số loài cây bạn xuất hiện cùng các loài cây nghiên cứu đều rất lớn. Thấp nhất là
34 loài (của 21 ô trám trắng) và cao nhất là 44 loài (của 39 ô vạng trứng).
· Vạng trứng và giẻ là hai loài thường gặp nhiều nhất với vạng trứng. Nhóm loài
xuất hiện nhiều nhất cùng sồi phảng là sồi phảng, táu và trâm. Xuất hiện nhiều
nhất với lim xanh gồm ràng ràng, giẻ và lim xanh. Các loài giẻ, ràng ràng và lim
xanh là nhóm loài xuất hiện cùng trám trắng với tần suất lớn nhất.
· Cả 3 loài: vạng trứng, sồi phảng và lim xanh đều xuất hiện cùng với chính nó với
tần xuất cao, nghĩa là chúng đều có tính quần thể rất rõ rệt. Riêng trám trắng thì
đặc tính này thể hiện kém hơn.
Trên đây chỉ là những kết quả ban đầu. Đối với rừng tự nhiên thứ sinh đã phục hồi
thì các mối quan hệ trên là tương đối ổn định, còn đối với rừng tự nhiên thứ sinh
đang trong giai đoạn phục hồi thì số loài cây bạn và mức độ xuất hiện của chúng
có thể sẽ thay đổi tuỳ theo các giai đoạn phát triển của rừng. Vì thế, cần nghiên
cứu thêm để có kết quả sát thực hơn.
Tài liệu tham khảo

1. Trường Đại Học Lâm Nghiệp - Kết quả nghiên cứu khoa học 1990-1994. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
2. Nguyễn Hải Tuất - Thử nghiệm một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa

các loài cây trong rừng tự nhiên. Tạp chí Lâm nghiệp số 4 năm 1991.
Summary
Research on reciprocal relation between tree species in natural forest is a difficult
and complicated job. For a precise scientific base there must be reliance on
biological characteristics and intimate study on phytoxin of each tree species. This
paper introduces only a research method based on occurrence frequency of the
species. There have been initial found groups of species that commonly occur with
Endospermum ohinensis, Lithocarpus fissus, Erythrophloeum fordu and Canarium
album. This is a preliminary result providing a base for selection and combination
of species in mixed plantation establishment.

×