Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Ứng dụng đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 176 trang )

LƢƠNG THỊ MAI HƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ CÔNG NGHỆ MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 62520320-1 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

LƢƠNG THỊ MAI HƢƠNG

ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
(LCA) ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trƣờng - Chất thải rắn
Mã số: 62520320-1

Hà Nội - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

LƢƠNG THỊ MAI HƢƠNG

ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
(LCA) ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trƣờng – Chất thải rắn
Mã số: 62520320-1

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. NGUYỄN THỊ KIM THÁI


2. GS.TS. HUỲNH TRUNG HẢI

Hà Nội - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ khoa học “Ứng dụng đánh giá Vòng đời
sản phẩm để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội” là công trình do
chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án
này hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận án

Lƣơng Thị Mai Hƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể lãnh đạo Công ty TNHH
MTV Môi trường Đô thị Hà Nội đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Xây dựng Hà Nội,
Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Khoa Kỹ thuật và
Quản lý Môi trường, Bộ môn Công nghệ Môi trường Chất thải rắn - Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Thị Kim TháiTrường Đại học Xây dựng Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành
luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Huỳnh Trung Hải - Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ của gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối tác trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Tác giả luận án

Lƣơng Thị Mai Hƣơng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN L

CHẤT THẢI RẮN VÀ KHU VỰC

NGHIÊN CỨU......................................................................................................................... 6
1.1. Các khái niệm ...................................................................................................6
1.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn đô thị trên thế giới ...................................9
1.2.2. Cách thức quản lý....................................................................................13
1.2.3. Chiến lược quản lý và hệ thống pháp lý .................................................14
1.3. Tổng quan về quản lý chất thải rắn đô thị tại Việt Nam ................................15
1.3.1. Hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị ....................................................15
1.3.2. Cách thức quản lý ...................................................................................18

1.3.3. Các văn bản đã ban hành trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn ...............20
1.4. Đánh giá về hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam ....................25
1.5 Tổng quan về quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội .........................27
1.5.1. Các điều kiện, tự nhiên và xã hội của Thành phố Hà Nội ..........................27
1.5.1.1. Các điều kiện tự nhiên..........................................................................27
1.5.1.2. Các điều kiện xã hội .............................................................................30
1.5.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Hà Nội ....................................32
1.5.2.1 Tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển và thành phần chất thải rắn
...........................................................................................................................32
1.5.2.2. Các phương pháp xử lý ........................................................................34
1.5.2.3. Tổng quan về Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn – Hà Nội........35
1.5.3. Tóm tắt nội dung Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (phần chất thải rắn sinh hoạt) .......................37
1.5.3.1. Định hướng ..........................................................................................37
1.5.3.2. Các mục tiêu .........................................................................................39

iii


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI (LCA) TRONG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC KỊCH BẢN ỨNG DỤNG LCA CHO
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở HÀ NỘI...................................................................... 46
2.1. Cơ sở lý thuyết về đánh giá vòng đời (Life Cycle Assessment - LCA) ........46
2.1.1. Khái niệm chung về Đánh giá vòng đời (LCA) ......................................46
2.1.2. Các nghiên cứu về LCA trên thế giới và Việt Nam ....................................50
2.1.3. Ưu điểm và hạn chế của LCA .................................................................53
2.2. Cơ chế áp dụng đánh giá vòng đời trong quản lý chất thải rắn đô thị ...........55
2.2.1. Đánh giá vòng đời trong Quản lý chất thải .............................................55
2.2.2. Ứng dụng LCA cho các mô hình xử lý chất thải rắn ..............................57
2.2.3. Công nghệ tích hợp tại các khu xử lý chất thải rắn tập trung (Khu liên

hợp xử lý chất thải rắn) .....................................................................................72
2.2.4. So sánh các phương án ............................................................................75
2.3. Mô hình kiểm kê vòng đời sản phẩm ứng dụng cho quản lý chất thải rắn
(IWM-2) ................................................................................................................76
2.3.1. Giới thiệu chung về Mô hình IWM-2 .....................................................76
2.3.2. Mục đích xây dựng Mô hình ...................................................................78
2.3.3. Đối tượng và phạm vi sử dụng của Mô hình ..........................................78
2.3.4. Dữ liệu đầu vào của mô hình ..................................................................79
2.3.5. Ranh giới hệ thống của mô hình .............................................................82
2.3.6. Sự phát triển và ứng dụng của mô hình ..................................................82
2.4. Xây dựng các kịch bản xử lý chất thải rắn cho 3 vùng của Hà Nội theo Quy
hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050..........................85
2.4.1. Mô tả các kịch bản ..................................................................................86
2.4.2. Các trường hợp xây dựng kịch bản .........................................................92
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN....................................................................... 94
3.1. Kết quả ...........................................................................................................94
3.1.1. Kết quả của ba kịch bản xử lý cho ba vùng Hà Nội năm 2020 ...............94
3.1.2. Kết quả của ba kịch bản xử lý cho ba vùng Hà Nội năm 2030.............107
3.1.3. Kết quả của ba kịch bản xử lý cho Nam Sơn năm 2014 .......................121

iv


3.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................125
3.2.1. So sánh các kịch bản .............................................................................125
3.2.2. Đánh giá về việc áp dụng mô hình IWM2 trong việc xây dựng và so
sánh các kịch bản cho các vùng mục tiêu. ......................................................140
3.2.3. Tiềm năng ứng dụng mô hình IWM2 trong quản lý chất thải rắn theo
cách tiếp cận LCA ...........................................................................................143
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ...................................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 150

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LCA (Life Cycle Asessement): Đánh giá vòng đời sản phẩm
BVMT: Bảo vệ môi trường
URENCO: Công ty Môi trường đô thị
BXD: Bộ Xây Dựng
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
BTC: Bộ Tai chính
BCT: Bộ Công Thương
BKHĐT: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BTC: Bộ Tài Chính
BKHCN: Bộ Khoa học và Công nghệ
UBND: Ủy ban Nhân dân
JICA: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
IWM: Mô hình Quản lý Tổng hợp chất thải
CTR: Chất thải rắn
QLCTR: Quản lý chất thải rắn
XLCTR: Xử lý chất thải rắn
TP: Thành phố
CH XHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
TT: Thông tư
Csxl: Cơ sở xử lý
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
EM: Ví sinh vật hữu hiệu

TNHH MTV MTĐT: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên môi trường đô thị
NEDO: Tổ chức Phát triển công nghiệp năng lượng mới Nhật Bản

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
trên thế giới [40] ...................................................................................................................... 10
Bảng 1.2. Khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh các năm 2005–2015 ......................... 16
Bảng 1.3. Quy hoạch các cơ sở XLCRT vùng tỉnh, liên tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ đến năm 2030 [12] ........................................................................................... 23
Bảng 1.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tiếp nhận tại đầu vào tại các bãi chôn lấp
chất thải rắn của thành phố Hà Nội[9]................................................................................... 33
Bảng 1.5. Các mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 39
Bảng 1.6. Dự báo dân số Hà Nội ........................................................................................... 40
Bảng 1.7. Tỷ lệ phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt ............................................. 40
Bảng 1.8. Thành phần chất thải sinh hoạt ............................................................................. 41
Bảng 1.9. Lượng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải ....................................................... 43
Bảng 1.10. Bảng tổng hợp các cơ sở xử lý chất thải rắn theo Quy hoạch [15] ................. 44
Bảng 1.11. Tổng chi phí Quản lý chất thải rắn sinh hoạt [15] ............................................ 45
Bảng 2.1. Khối lượng phần tử và tỷ trọng của các khí trong bãi rác vệ sinh ở điều kiện
chuẩn (oC, 1 atm) [13] ............................................................................................................. 59
Bảng 2.4. Các mô hình ứng dụng cho quản lý chất thải rắn trên thế giới .......................... 84
Bảng 2.5. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và thu gom vùng I giai
đoạn 2030 ................................................................................................................................. 86
Bảng 2.6. Thành phần lý học của chất thải rắn sinh hoạt .................................................... 87
Bảng 2.7. Thành phần lý học chất thải rắn thương mại ....................................................... 87

vii



Bảng 2.8. Thành phần khối lượng chất thải rắn có khả năng thu hồi của vùng 1 ............. 89
Bảng 2.9. Thành phần chất thải đầu vào của quá trình xử lý sinh học ............................... 90
Bảng 2.10. Thành phần khối lượng chất thải rắn chôn lấp Vùng I..................................... 90
Bảng 2.12. Dữ liệu quá trình đốt Vùng I............................................................................... 92
Bảng 2.13. Thành phần khối lượng chôn lấp rác thải Vùng I ............................................. 92
Bảng 2.14: Tổng hợp các kịch bản được xây dựng ................................................. 94
Bảng 3.1. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng của Vùng I, Kịch bản 1 .................... 94
Bảng 3.2. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 1 ............................ 95
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng của Vùng I, Kịch bản 2 .................... 96
Bảng 3.4. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 2 ............................ 97
Bảng 3.5. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng I, Kịch bản 3 ..................... 97
Bảng 3.6. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 3 ............................ 98
Bảng 3.7. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, Kịch bản 1 .................... 99
Bảng 3.8. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 1 ......................... 100
Bảng 3.9. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, Kịch bản 2 .................. 100
Bảng 3.10. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 2....................... 101
Bảng 3.11. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, Kịch bản 3................ 102
Bảng 3.12. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 3....................... 103
Bảng 3.13. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 1 .............. 103
Bảng 3.14. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 1 ..................... 104
Bảng 3.15. Kết quả cân bằng vật chất cho hoạt động xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch
bản 2........................................................................................................................................ 105
Bảng 3.16. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 2 ..................... 106
Bảng 3.17. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 3 .............. 106
Bảng 3.18. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 3 ..................... 107
Bảng 3.19. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng I, Kịch bản 1 ................. 108
Bảng 3.21. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng I, Kịch bản 2 ................. 109
Bảng 3.22. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 2 ........................ 110


viii


Bảng 3.23. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng I, Kịch bản 3 .......... 110
Bảng 3.24. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng I, Kịch bản 3 ........................ 111
Bảng 3.25. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, Kịch bản 1................ 112
Bảng 3.26. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, kịch bản 1........................ 113
Bảng 3.27. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, kịch bản 2................. 113
Bảng 3.28. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 2....................... 114
Bảng 3.29. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng II, kịch bản 3................. 115
Bảng 3.30. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng II, Kịch bản 3....................... 116
Bảng 3.31. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 1 .............. 116
Bảng 3.32. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 1 ..................... 117
Bảng 3.33. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 2 .............. 118
Bảng 3.34. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 2 ..................... 119
Bảng 3.35. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaVùng III, Kịch bản 3 ....... 119
Bảng 3.36. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Vùng III, Kịch bản 3 ..................... 120
Bảng 3.37. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng của Nam Sơn, Kịch bản 1............ 121
Bảng 3.38. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Kịch bản 1.................... 122
Bảng 3.39. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng của Nam Sơn, Kịch bản 2............ 122
Bảng 3.40. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Kịch bản 2.................... 123
Bảng 3.41. Khối lượng chất thải chôn lấp cuối cùng củaNam Sơn, Kịch bản 3............. 124
Bảng 3.42. Chi phí các quá trình xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Kịch bản 3.................... 125

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Hợp phần chức năng của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị [8] .................. 7

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR cấp trung ương ...................................... 18
Hình 1.3. Biểu đồ diễn biến lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [3] ......................... 33
Hình 1.5. Phân luồng chất thải năm 2020 [44] ..................................................................... 42
Hình 1.6. Phân luồng chất thải năm 2030 [44] ..................................................................... 42
Hình 2.1. Các giai đoạn có thể có trong vòng đời sản phẩm được xem xét trong một vòng
đời và các đầu vào, đầu ra điển hình[30]............................................................................... 48
Hình 2.2. Các giai đoạn đánh giá vòng đời [32]................................................................... 50
Hình 2.3. Vị trí của LCA trong cơ cấu quản lý môi trường[29] ......................................... 54
Hình 2.6. Các ranh giới hệ thống của quá trình chôn lấp sau xử lý.................................... 59
Hình 2.7. Tỷ lệ tạo ra khí khác nhau qua các vòng đời hoạt động của một bãi chôn lấp
(ước tính từ các thí nghiệm tỷ lệ ở phòng thí nghiệm) [29] ................................................ 62
Hình 2.9. Sơ đồ mô hình ủ hiếu khí ....................................................................................... 67
Hình 2.10. Nội dung kiểm kê vòng đời của quá trình xử lý sinh học ................................ 69
Hình 2.11. Nội dung kiểm kê vòng đời của quá trình phân hủy kỵ khí [29] ..................... 71
Hình 2.12. Các hợp phần của 1 hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn [29] .................. 72
Hình 2.13. Ranh giới hệ thống và đầu vào, đầu ra của kiểm kê vòng đời chất thải rắn sinh
hoạt [29].................................................................................................................................... 73
Hình 2.14. Hệ thống tích hợp gồm công nghệ tái chế + ủ sinh học + chôn lấp ................ 74
Hình 2.15. Nội dung kiểm kê quá trìnhxử lý tái chế nhiên liệu + sinh học ....................... 74
Hình 2.16. Nội dung kiểm kê quá trình xử lý sinh học........................................................ 75
Hình 2.17. Ví dụ về kết quả chạy mô hình IWM2 cho dòng luân chuyển chất thải......... 79
Hình 2.18. Ví dụ về việc khai báo dữ liệu cho mô hình ...................................................... 80
Hình 2.19. Đầu vào, đầu ra của quá trình xử lý sinh học .................................................... 88
Hình 3.1. Dòng luân chuyển vật chất Vùng I, kịch bản 1 ................................................... 95
Hình 3.2. Dòng luân chuyển vật chất Vùng I, kịch bản 2 ................................................... 96
Hình 3.3. Dòng luân chuyển vật chất Vùng I, kịch bản 3 ................................................... 98
Hình 3.4. Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 1 .................................................. 99

x



Hình 3.5. Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 2 ................................................ 101
Hình 3.6. Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 3 ................................................ 102
Hình 3.7. Dòng luân chuyển vật chất Vùng III, kịch bản 1............................................... 104
Hình 3.8. Dòng luân chuyển vật chất Vùng III, kịch bản 2............................................... 105
Hình 3.9. Dòng luân chuyển vật chất Vùng III, kịch bản 3............................................... 107
Hình 3.11. Dòng luân chuyển vật chất Vùng I, kịch bản 2 ............................................... 109
Hình 3.13. Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 1 .............................................. 112
Hình 3.15. Dòng luân chuyển vật chất Vùng II, kịch bản 3 .............................................. 115
Hình 3.17. Dòng luân chuyển vật chất Vùng III, kịch bản 2 ............................................ 118
Hình 3.19. Dòng luân chuyển vật chất Nam Sơn, kịch bản 1 ........................................... 121
Hình 3.21. Dòng luân chuyển vật chất Nam Sơn, kịch bản 3 ........................................... 124
Hình 3.22. So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng I giữa 3 Kịch bản ................................. 126
Hình 3.23. So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng I giữa 3 Kịch bản ............................... 127
Hình 3.24. So sánh chỉ số CH4 Vùng I giữa 3 kịch bản..................................................... 127
Hình 3.25. So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng II giữa 3 Kịch bản................................ 128
Hình 3.26. So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng II giữa 3 Kịch bản .............................. 129
Hình 3.28. So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng III giữa 3 kịch bản ............................... 130
Hình 3.29. So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng III giữa 3 kịch bản.............................. 131
Hình 3.32. So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng I giữa 3 Kịch bản ............................... 134
Hình 3.33. So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng II giữa 3 Kịch bản................................ 135
Hình 3.34. So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng II giữa 3 Kịch bản .............................. 136
Hình 3.35. So sánh chi phí xử lý chất thải Vùng III giữa 3 kịch bản ............................... 137
Hình 3.36. So sánh chất thải rắn cuối cùng Vùng III giữa 3 kịch bản.............................. 138
Hình 3.37. So sánh chi phí xử lý chất thải Nam Sơn giữa 3 kịch bản.............................. 139
Hình 3.38. So sánh chất thải rắn cuối cùng Nam Sơn giữa 3 kịch bản ............................ 140

xi



MỞ ĐẦU
1 L do chọn ề t i
Theo báo cáo của Bộ Xây Dựng [16], tính đến năm 2015, cả nước có 787 đô
thị, trong đó 2 đô thị loại đặc biệt, 16 đô thị loại một, 24 đô thị loại hai, 42 đô thị
loại ba, 75 đô thị loại bốn, và 628 đô thị loại năm.
Song song với quá trình phát triển kinh tế là sự gia tăng khối lượng chất thải.
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2014, lượng chất thải rắn phát sinh cả nước lên
tới 61.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị là 30.000-31.000 tấn/ngày, với tỷ lệ gia
tăng trung bình 7,5%/năm, đến năm 2020 sẽ là 39,9 triệu tấn/năm. Đây là một thách
thức to lớn trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta [15]. Về xử lý, các biện
pháp xử lý chất thải rắn đô thị hiện chủ yếu tập trung vào 3 loại hình công nghệ
chính là: Chôn lấp, sản xuất phân vi sinh và đốt.
Đến cuối năm 2014, cả nước có 26 nhà máy xử lý chất thải rắn, tập trung hoạt
động tại một số đô thị, trong đó có 3 nhà máy sử dụng công nghệ đốt, 3 nhà máy sử dụng
kết hợp cả đốt và sản xuất phân bón compost. Các nhà máy còn lại sử dụng công nghệ
sản xuất phân compost kết hợp chôn lấp đã được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành,
với tổng công suất xử lý theo thiết kế khoảng 6.000 tấn/ngày [43].
Toàn quốc có 458 bãi chôn lấp (quy mô trên 1ha) với tổng diện tích khoảng
1.813,5ha trong số này có 121/458 bãi chôn lấp hợp vệ sinh với diện tích khoảng
977,3ha [44].
Thủ đô Hà Nội là một trong các thành phố của Việt Nam hiện đang đứng
trước những vấn đề bức xúc về vệ sinh môi trường và một trong những nguyên
nhân là do lượng chất thải rắn sinh hoạt không ngừng gia tăng trong những năm gần
đây. Phương pháp chính để xử lý rác thải sinh hoạt ở Hà Nội hiện nay là chôn lấp
hợp vệ sinh. Tuy nhiên, quỹ đất dành cho chôn lấp ở Hà Nội có hạn, lượng rác thải
phát sinh lại ngày càng gia tăng nhanh chóng (khoảng 10%/năm) đã tạo nên sức ép
cho các nhà quản lý đô thị. Trong khi đó các nhà máy xử lý chất thải rắn thành phân
compost hiện vẫn hoạt động không hiệu quả.

1



Hướng tới một đô thị phát triển bền vững, các nhà quản lý đô thị của Hà Nội
cần thiết phải đưa ra được các mô hình quản lý chất thải rắn cân bằng giữa hiệu quả
về môi trường, hợp lý về kinh tế, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của thành phố
và được xã hội chấp nhận nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống hiện tại và cho các
thế hệ sau. Nếu như các yếu tố về kinh tế chúng ta có thể lượng hóa được tương đối
chính xác thì các yếu tố môi trường lại là các chỉ tiêu khó định lượng; vì thế việc
quyết định lựa chọn phương án xử lý nào cho phù hợp là công việc vô cùng khó
khăn với mỗi nhà quản lý. Để hỗ trợ cho việc ra quyết định, có nhiều phương pháp
đánh giá đã được đề xuất, tuy nhiên phần lớn các phương pháp này chưa đề cập sâu
đến các tác động môi trường phát sinh từ hoạt động quản lý chất thải rắn. Luận án
“Ứng dụng đánh giá Vòng đời sản phẩm để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
ở Hà Nội” của nghiên cứu sinh được nghiên cứu nhằm đưa ra một công cụ giúp cho
nhà quản lý có thể đánh giá bao quát hơn các mô hình quản lý chất thải rắn trên cơ
sở xem x t các yếu tố kinh tế, môi trường.
2 M c
-

ch c a ề t i

Đưa ra được mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp điều kiện của thành
phố Hà Nội dựa trên Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu nghiên cứu:
-

Ứng dụng mô hình phân tích chu trình sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA)
nhằm định lượng hóa các mô hình xử lý chất thải rắn cho Thành phố Hà Nội phù

hợp với quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô đã được phê duyệt.

-

Đưa ra được các kịch bản và quy mô với loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn
sinh hoạt phù hợp với các vùng theo quy hoạch.

-

Lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho một khu xử lý điển
hình của Hà Nội thông qua áp dụng mô hình LCA.

2


3 Đối tƣ ng v ph m vi nghi n c u
-

Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị không bao gồm thành phần
nguy hại.

-

Phạm vi nghiên cứu: Ba vùng của Thành phố Hà Nội theo phân chia tại Quy
hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 và Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, khu xử lý chất thải rắn tập trung
lớn nhất của thành phố Hà Nội hiện nay.

4. Nội dung nghi n c u
-


Nghiên cứu tổng quan về LCA và công tác quản lý chất thải rắn.

-

Ứng dụng mô hình phân tích chu trình sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA)
nhằm định lượng hóa các mô hình xử lý chất thải rắn cho Thành phố Hà Nội phù
hợp với quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô đã được phê duyệt.

-

Xây dựng các kịch bản với loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù
hợp với các vùng theo quy hoạch, từ đó lựa chọn kịch bản xử lý chất thải rắn
sinh hoạt phù hợp cho Hà Nội theo hướng tiếp cận LCA.

5 Phƣơng ph p nghi n c u
-

Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa: thu thập tổng hợp các tài liệu, số liệu từ
các kết quả đã nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
Các dữ liệu giới hạn từ năm 2010 đến nay để đảm bảo tính cập nhật và thông tin
không quá lỗi thời. Tuy nhiên, do hạn chế về một nguồn dữ liệu thống nhất do
yếu tố khách quan nên một số số liệu có sự chênh lệch nhỏ nhưng không ảnh
hưởng đến các kết quả tính toán quan trọng cuối cùng. Các thông tin sẽ được
xem xét lựa chọn để làm dữ liệu cần thiết cho đề tài.

-

Phương pháp khảo sát thực tế:Trên cơ sở thông tin ban đầu về hiện trạng quản lý
chất thải rắn, tiến hành khảo sát thực tế, quan sát và chụp lại các hình ảnh sống

động và cần thiết, từ đó đánh giá và cập nhật các tài liệu có liên quan vào luận án.

-

Phương pháp thống kê: Trên cơ sở thu thập số liệu, các thông tin về điều kiện tự
nhiên, khí tượng thủy văn, tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm hạ tầng

3


kỹ thuật và hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Hà Nội sẽ được tập
hợp và thống kê.
-

Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Trao đổi, tham khảo ý kiến của giáo
viên hướng dẫn, các thầy cô trong hội đồng chuyên môn và các đồng nghiệp có
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện luận án.

-

Phương pháp mô hình hóa:Trên cơ sở của các số liệu phân tích, ứng dụng Mô
hình IWM-2 (Intergrated Waste Management-2) – Mô hình Quản lý Chất thải
tổng hợp để lựa chọn kịch bản phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Nội.

-

Phương pháp phân tích, so sánh: Ứng dụng LCA để tính toán và đánh giá các
kịch bản đề xuất cho xử lý CTR cho các vùng của Hà Nội bắt buộc phải tính
toán, phân tích các yếu tố đầu vào và dựa trên các kết quả đầu ra thông qua mô
hình, phương pháp so sánh được sử dụng để lựa chọn được kịch bản tối ưu.


6 Đ ng g p mới c a uận n
-

Bổ sung được cơ sở lý thuyết về phương pháp tính toán phân tích hiệu quả hoạt
động của một hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị;

-

Lần đầu tiên các kịch bản xử lý chất thải rắn được định lượng hóa cụ thể để làm cơ sở
cho các cơ quan chức năng nhà nước cân nhắc, đưa ra quyết định phù hợp;

-

Luận án đã đề xuất được quy mô và loại hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh
hoạt theo các giai đoạn phát triển của thành phố trên cơ sở của các số liệu phân
tích từ mô hình “Kiểm kê vòng đời sản phẩm ứng dụng cho quản lý chất thải rắn
(IWM-2)”;

-

Luận án đã đưa ra phương pháp đánh giá đa mục tiêu bao gồm nhiều khía cạnh
dựa trên các điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu;

7.
-

Đã đưa ra được mô hình xử lý phù hợp cho một khu xử lý điển hình của thành phố.
nghĩa khoa học và thực tiễn c a ề tài nghiên c u
Các nội dung nghiên cứu của luận án có thể góp phần bổ sung các kiến thức

chuyên ngành trong các môn học có liên quan của Bộ môn Công nghệ & Quản
lý Môi trường - Trường Đại học Xây dựng;

4


-

Luận án có thể góp phần giải quyết được các vấn đề khó khăn, thách thức trong
công tác xử lý chất thải ở thành phố Hà Nội;

-

Luận án có thể góp phần xây dựng được luận cứ cho các chương trình phát triển
kinh tế-xã hội của thành phố.

8. Kết cấu c a luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục
công trình công bố và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý chất thải rắn và khu vực nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đánh giá vòng đời (LCA) trong quản lý chất thải rắn
và các kịch bản ứng dụng LCA cho quản lý chất thải rắn ở Hà Nội.
Chương 3: Kết quả và bàn luận

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN L CHẤT THẢI RẮN
VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm
Chất thải rắn: Điều 3 - mục 12 Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13
định nghĩa "Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác".
Theo đó, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính
phủ định nghĩa “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”. Chất thải
rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường
ngày của con người. Cũng theo Nghị định này, quản lý chất thải bao gồm chất thải
nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải
lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác;
Ngoài định nghĩa chung về chất thải rắn, các nước trên thế giới còn đưa ra
định nghĩa về chất thải rắn đô thị theo đó chất thải rắn đô thị là tất cả các loại chất
thải rắn phát sinh từ các nguồn dân cư, thương mại và công nghiệp, từ các hoạt
động xây dựng, phá dỡ… mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị.
Chất thải rắn đô thị được xã hội nhìn nhận như một dạng vật chất mà các đô thị phải
có trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý và đổ thải. Theo quan niệm này, chất
thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:
 Bị thải bỏ trong khu vực đô thị
 Thành phố có trách nhiệm thu gom và xử lý
Theo các thống kê hiện nay, khối lượng chất thải rắn ở các khu vực đô thị
đang gia tăng nhanh chóng về cả khối lượng lẫn thành phần, tuy nhiên do việc hình
thành bộ máy quản lý chưa đầy đủ và toàn diện đã đẫn đến việc quản lý manh mún
trên từng địa bàn; bãi chôn lấp chất thải được phân bố khắp nơi, gây hậu quả ô
nhiễm ở nhiều địa bàn trong cả nước. Thêm vào đó, chính quyền các địa phương
chưa có tầm nhìn chiến lược. Chính vì quan niệm đô thị là đơn vị chịu trách nhiệm

6



thu gom và tiêu hủy chất thải rắn trong đô thị của mình nên mô hình quản lý chất
thải rắn phổ biến là mô hình quản lý chất thải rắn theo từng đô thị, chưa có sự liên
kết ở các vùng miền. Ở Việt Nam hiện chưa có định nghĩa về chất thải rắn đô thị.
Quản lý chất thải rắn là tổng hợp các quá trình quản lý từ khâu thu hồi, phân
loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý và cuối cùng là tiêu hủy. Sơ đồ
tổng thể của một hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị hoàn chỉnh thường bao gồm 6
hợp phần chức năng như được minh hoạ ở hình 1.1.
Trung chuyển (4)

Gom, nhặt, t ch v

Vận
chuyển

ƣu giữ t i nguồn (2)

Thu gom (3)

Tách, xử lý và
Chế biến (5)

Nguồn phát sinh (1)

Nguồn
phát sinh
chất thải
rắn

Chôn lấp / Đổ thải
cuối cùng (6)


H nh 1 1. H p phần ch c năng c a hệ thống quản lý chất thải rắn ô thị [8]
Phân loại chất thải rắn tại nguồn: Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn tùy
thuộc vào chính sách tái chế chất thải và nguồn lợi thu được. Nhà nước cần có chính
sách về thu gom, tái chế chất thải có ưu đãi về giá nhằm khuyến khích việc phân

7


loại chất thải tại nguồn. Ở Việt Nam có một đội ngũ những người thu gom đồng nát,
thu mua phế thải đã góp phần vào hoạt động tái chế chất thải: giấy, chai lọ, sắt thép,
đồng nhôm...
Thu gom, vận chuyển chất thải rắn: Thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến
cơ sở tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải rắn là một bộ phận của hệ thống quản lý
chất thải rắn. Hoạt động này cần một lượng lớn lao động, các phương tiện kỹ thuật
và chi phí đáng kể trong tổng chi phí xử lý chất thải rắn, bao gồm các khâu sau:
1. Trung chuyển chất thải rắn: Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối
ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe.
Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn
không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí thải bỏ quá xa
tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16 km), (3) sử dụng xe thu gom có dung tích
nhỏ (thường nhỏ hơn 15 m3), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, (5) sử
dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom chất thải
từ khu thương mại.
Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu gom
rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác,
(4) đưa xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác (nếu cần thiết), (6) chuyển rác từ hệ
thống vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp.
Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) số lượng xe đồng thời trong
trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm, (3) bán kính hiệu quả

kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom, (4) thời gian để xe thu gom đi từ vị trí lấy rác
cuối cùng của tuyến thu gom về trạm trung chuyển.
2. Tái chế - xử lý và chế biến: Rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác
thải có khả năng tái sinh, tái chế như giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ,
thủy tinh, kim loại,… Các thành phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có
sẽ được xử lý bằng các phương pháp khác nhau như: (1) sản xuất phân compost, (2)
đốt thu hồi năng lượng hay (3) đổ ra bãi chôn lấp.

8


3. Chôn lấp và đổ thải cuối cùng: Chôn lấp là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất
thải rắn kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường hay còn gọi là chôn lấp hợp vệ
sinh. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả
các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là
một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý thống nhất chất thải rắn.
Tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thiện và phát triển của đô thị, các hợp phần chức
năng của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị có thể đầy đủ như trong hình 1.1.
hoặc không đầy đủ song điều kiện tiên quyết để hệ thống quản lý chất thải rắn có
thể hoạt động được khi ít nhất có 4 hợp phần ( 1), (2), (3), (6). Trong những trường
hợp, khi nguồn phát sinh quá xa so với vị trí khu xử lý hoặc chôn lấp thì việc có
thêm hợp phần (4) sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng về chi phí vận chuyển.
1.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn ô thị trên thế giới
1 2 1 Ho t ộng quản
Quản lý, xử lý chất thải rắn đô thị của các nước trên thế giới có nhiều quan điểm
khác nhau, ở mỗi nước thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp kỹ thuật để xử lý
chất thải rắn. Đối với các nước công nghiệp, kinh tế phát triển thì công tác quản lý đã được
nghiên cứu, có kinh nghiệm và được chú ý cả về pháp lý, tổ chức và đầu tư, có đủ công cụ
và vật chất để xử lý chất thải rắn, với khả năng tái sử dụng, thu hồi lớn nhất cho phép. Với
những nước có thu nhập thấp thì việc quan tâm cho xử lý chất thải rắn cũng ở mức giới

hạn theo khả năng của nền kinh tế. Các phương pháp xử lý gồm: thu hồi, đốt, chôn lấp hợp
vệ sinh, ủ sinh học. Tùy điều kiện kinh tế của mỗi nước và quỹ đất khả thi cho quản lý chất
thải rắn sẽ ứng dụng các phương pháp phù hợp. Sau đây là một số ví dụ về hoạt động quản
lý ở một số quốc gia trên thế giới.
Hà Lan: Là một đất nước phát triển lâu đời nhưng chất thải rắn sinh hoạt vẫn
là một vấn đề khá nan giải với chính phủ Hà Lan. Ở Hà Lan người dân phân loại rác
thải và những gì có thể tái chế để tách riêng. Những thùng rác với những kiểu dáng
màu sắc khác nhau được sử dụng trong thành phố. Thùng lớn màu vàng ở gần siêu
thị để chứa các đồ rác thuỷ tinh, đồ kính. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại
các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt 2 thùng rác màu khác nhau, một loại chứa
rác có thể phân huỷ còn loại kia dùng để chứa rác không phân huỷ.

9


Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác màu xanh, vàng, đen trong đó
thùng màu xanh dùng để đựng giấy, màu vàng để đựng túi nhựa và kim loại còn
màu đen dùng để đựng thứ khác. Các loại này sẽ được mang đi xử lý khác nhau.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn.
Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày. Hầu như thành phần các
loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất
không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất thải vô
cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), nguyên nhân do kinh tế phát triển và tập quán
của người Mỹ là thường xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các
vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần vật lý củarác thải sinh hoạt, rác thực
phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ các loại kim loại cũng khá cao là 7,7%. Như vậy
trong rác thải sinh hoạt Mỹ, rác tái chế chiếm tỷ lệ khá cao (các loại khó hoặc không
phân giải được như kim loại, thuỷ tinh, gốm, sứ) chiếm khoảng hơn 20% [40]. Đối
với một số rác không thể tái sử dụng được thì được đem đi chôn lấp hoặc thiêu đốt.
Hiện nay có tới 55% khối lượng rác thải tại Mỹ được chôn, 17% lượng rác thải

được đốt. Đến nay có khoảng 110 nhà máy đốt rác thải, trung bình mỗi ngày nước
Mỹ xử lý đốt khoảng 100 tấn rác thải. Việc quản lý khí thải sinh ra từ quá trình đốt
được giao cho văn phòng bức xạ của cục môi trường phụ trách.
Bảng 1 1 Tỷ ệ chất thải rắn ƣ c xử

bằng c c phƣơng ph p kh c nhau ở một số

nƣớc tr n thế giới [40]

Đơn vị: %
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Quốc gia
Canađa
Đan Mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Ý
Thuỵ Điển
Thuỵ Sĩ

Mỹ

Tái chế
10
19
15
3
16
3
16
22
15

Chế biến phân vi sinh
2
4
0
1
2
3
34
2
2

10

Chôn lấp
80
29
83

54
46
74
47
17
67

Đốt
8
48
2
42
36
20
3
59
16


Ở một số quốc gia đã thực hiện phân loại rác tại nguồn như Thái Lan, Nhật
Bản... người ta chia rác thành 3 loại cho vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái
sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở bằng xe
ép có màu sắc khác nhau.
Chất thải rắncó thể tái chế sau khi được phân loại sơ bộ tại nguồn được
chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau, và sau đó
được tái chế. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy sản xuất phân vi sinh.
Những chất còn lại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Chất thải độc hại xử lý
bằng phương pháp đốt.
Nhật Bản:Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng
biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác vô cơ

và chất thải có thể tái chế (giấy, vải, thuỷ tinh, kim loại). Rác hữu cơ dễ phân hủy
được đưa đến nhà máy sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thuỷ
tinh, kim loại... được đưa đến cơ sở tái chế. Tại đây, rác được đưa đến hầm ủ có nắp
đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và
phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một loại
cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem n n
thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.
Thái Lan: Bằng những nỗ lực của mình, Thái Lan đã xây dựng được một cơ
sở có thể xử lý khối lượng lớn chất thải đồng thời thành công trong việc kiểm soát
nạn vứt rác bừa bãi tại Băng Cốc. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng các loại chất thải
bệnh viện và chất thải công nghiệp được đem đi chôn lấp tại những bãi rác đã cũ và
xử lý k m hiệu quả.
Hàng năm tại Thái Lan có tới 22 triệu tấn rác phát sinh, việc phân loại rác
được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra 3 loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng:
rác có thể tái sinh, thực phẩm và rác độc hại. Các loại rác này được thu gom và chở
bằng các xe p rác có màu sơn khác nhau. Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ
chức rất chặt chẽ. Ngoài những phương tiện cơ giới lớn như xe p rác được sử dụng
trên các đường phố chính, các loại xe thô sơ cũng được dùng để vận chuyển rác đến

11


các điểm tập kết. Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan
quản lý môi trường. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm
thành phố ít nhất 30 km.
Singapore: Là quốc gia đô thị hoá 100% và là một trong những đô thị sạch
nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Singapore đầu tư rất lớn cho công
tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp
nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore
được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Rác có thể tái chế được đưa về các nhà

máy tái chế, các loại rác khác được đưa về nhà máy đốt để thiêu huỷ. Ở Singapore
có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các
khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công
nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và
chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở khoa học công nghệ và môi trường. Ngoài
ra, các hộ dân và các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận
chuyển rác thải của chính họ. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác trực tiếp
tại nhà phải trả phí 17 đô la Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư
chỉ phải trả phí 7 đô la Singapo/tháng [7].
Malaysia: Mức độ phát sinh chất thải tính bình quân đầu người giữa các địa
phương dao động từ 0,25kg/người/ngày đến 2 kg/người/ngày. Tốc độ đô thị hoá cao
có xu hướng tạo ra nhiều chất thải rắn hơn do những thay đổi trong tiêu thụ và thu
nhập tại đất nước này.
Gần 38% tổng số chất thải thu gom mỗi ngày được tái chế. Thành phần chất
thải thường là 14% giấy, 16% chất dẻo, 3% kim loại và 5% thuỷ tinh, chỉ có gần
47% rác dễ phân huỷ có thể dùng để ủ phân. Chất thải thu gom được tại các bãi
chôn lấp của Malaysia gồm nhiều loại phế thải khác nhau, hầu như không thể tách
được các nguyên liệu tái chế.
Qua các ví dụ trên có thể thấy, ở các nước phát triển và một số nước đang
phát triển có các đặc điểm tương tự Việt Nam, tái chế là chiến lược quan trọng để duy
trì không gian của các bãi chôn lấp và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy

12


×