Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đặc điểm hồi ký vũ bằng nhìn từ góc độ thể loại (qua hai tác phẩm cai và bốn mươi năm nói láo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.64 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG

ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VŨ BẰNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI
(QUA HAI TÁC PHẨM CAI VÀ BỐN MƢƠI NĂM NÓI LÁO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG

ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VŨ BẰNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI
(QUA HAI TÁC PHẨM CAI VÀ BỐN MƢƠI NĂM NÓI LÁO)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành được luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ các thầy cô trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Xin cho em gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất tới thầy
PGS.TS Hà Văn Đức, người đã theo sát em trong suốt chặng đường làm luận
văn. Thầy đã tận tình chỉ bảo và cho em nhiều lời khuyên hữu ích. Em thấy
được tác phong làm việc khoa học và sự hết lòng vì học viên từ thầy.
Kính chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khỏe, công tác tốt, có nhiều niềm
vui trong cuộc sống. Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn, em còn
nhiều thiếu sót, mong các thầy cô thông cảm cho em.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Thùy Dƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5
Chƣơng 1: HỒI KÝ TRONG SỰ NGHIỆP

TRƢỚC TÁC CỦ A VŨ


BẰNG ............................................................................................................... 6
1.1. Một số vấn đề về thể loại của hồi ký ....................................................... 6
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của thể ký ......................................................... 6
1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của thể hồi ký ................................................. 10
1.1.3. Phân biệt ranh giới hồi ký, tự truyện .................................................... 12
1.2. Đánh giá chung về vị trí của hồi ký trong sự nghiệp sáng tác của
Vũ Bằng ......................................................................................................... 15
1.2.1. Vũ Bằng - hiện tượng “phức tạp” và độc đáo trong lịch sử và trong văn
học Việt Nam hiện đại ..................................................................................... 15
1.2.2. Sự nghiê ̣p trước tác của Vũ Bằng ......................................................... 18
1.2.3. Hồi ký trong sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng .................................... 25
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 36
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VŨ BẰNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
NỘI DUNG..................................................................................................... 37
2.1. Phản ánh hiện thực xã hội ..................................................................... 37
2.1.1.Hiện thực xã hội những năm trước cách mạng ..................................... 37
2.1.2. Hiện thực xã hội Miền Nam và những hoài niệm về Miền Bắc ............ 42
2.2. Khắc họa chân dung tự họa, chân dung bạn bè, đồng nghiệp và
những ngƣời xung quanh. ............................................................................ 46


2.2.1. Khắc họa chân dung tự họa .................................................................. 46
2.2.2 Khắc họa chân dung của bạn bè đồng nghiệp và những người xung
quanh ............................................................................................................... 53
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 59
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ VŨ BẰNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ......................................................................... 61
3.1. Cách đặt tên cho các tác phẩm hồi ký của Vũ Bằng........................... 61
3.2. Nghê ̣thuâ ̣t khắc họa nhân vật .............................................................. 64

3.3. Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian trong hồi ký của Vũ Bằng ..... 68
3.4. Giọng điệu và ngôn ngữ trong hồi ký Vũ Bằng................................... 73
3.4.1. Giọng điệu trong hồi ký Vũ Bằng.......................................................... 73
3.4.2. Ngôn ngữ trong hồi ký Vũ Bằng............................................................ 79
Tiểu kết chương 3........................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vũ Bằng (1913 – 1984) - một hiện tượng “phức tạp” và độc đáo trong
văn học Việt Nam hiện đại. Ông hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực: báo chí,
sáng tác văn chương, viết tiểu luận phê bình…Ở lĩnh vực nào, ông cũng đạt
được những thành công nhất định. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với
các bút hiệu khác như: Tiêu Liêu, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm…
Vũ Bằng là một nhà văn, nhà báo lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống văn nghệ trong nước không chỉ một thời. Tuy nhiên, trong cuộc đời làm
nghề nhiều biến động của mình, Vũ Bằng đã phải trả giá nhiều và có lúc ông
không được đánh giá đúng về thái độ chính trị nên sáng tác văn chương của
ông chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Tháng 3/2000, Cục Chính trị
thuộc Tổng Cục 2 - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có văn bản xác nhận nhà
văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo. Vị trí và những đóng góp Vũ Bằng chỉ mới
xác định lại gần đây. Đó cũng là lí do khiến cho tác phẩm của Vũ Bằng chưa
đến được nhiều với độc giả.
Ký là thể loại có vai trò đặc biệt quan trọng trong văn học Việt Nam
hiện đại. Tuy nhiên, xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn sáng tác, với thể
loại này, còn thiếu những công trình chuyên sâu về nó. Ký có phải là tên gọi
cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo
chí, chính luận, ghi chép tư liệu)? Có nên phân biệt ký văn học và ký báo chí?

Đâu là những đặc trưng của ký? Bút ký, ký sự, phóng sự, tùy bút, hồi ký, tản
văn, tạp văn,… có phải là các thể của ký?... Còn có biết bao nhiêu vấn đề
đáng bàn về thể loại này.
Mọi tác phẩm văn học đều tồn tại trong các hình thức thể loại nhất định:
một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một bài thơ, một vở kịch, một ký
sự…Không có tác phẩm văn học nào được xây dựng ngoài những hình thức
quen thuộc đó. Chính vì thế, lý luận về thể loại phải được khảo sát, đúc kết,
1


khái quát từ những tác phẩm cụ thể. Thực tiễn của sáng tác bằng thể loại ký
với nhiều thể khác nhau (bút ký, ký sự, phóng sự, tùy bút, hồi ký…) đang đặt
ra nhiều vấn đề cho giới nghiên cứu, trong đó ký của Vũ Bằng.
Vũ Bằng từng được biết đến với nhiều tác phẩm ký xuất sắc: Thương
nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ Miền Nam… Số lượng bài viết
về Vũ Bằng chưa nhiều đặc biệt là thể loại ký nói chung và hồi ký nói riêng.
Cai (1943), và Bốn mươi năm nói láo (1969) của Vũ Bằng thực sự là những
tác phẩm xuất sắc. Có người xem Cai là tiểu thuyết, có người lại xem nó là tự
truyện, hoặc hồi ký... Với Bốn mươi năm nói láo cũng vậy, không dễ xác
định thể loại của nó. Đấy là chưa nói đến, không phải ai cũng biết đến và đọc
kỹ, đọc sâu hai tác phẩm rất độc đáo và đầy sức hấp dẫn này của Vũ Bằng.
Ở một mức độ nào đó, chúng tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn ít
nhiều tìm câu trả lời cho những vấn đề trên và cũng để giúp cho việc hiểu hơn
về Vũ Bằng và những đóng góp của ông cho văn học nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về sự nghiệp văn học và báo chí của Vũ Bằng
Sáng tác đầu tiên của Vũ Bằng là truyện ngắn Con Ngựa Già đăng trên
mục Bút mới của báo Đông Tây năm 1930. Từ đó cho đến cuối đời, Vũ Bằng
cho ra mắt bạn đọc một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Nhưng đến nay, theo Văn
Giá, số lượng tác phẩm tìm được của ông mới được hơn một nửa. Do vậy,

việc nghiên cứu Vũ Bằng chưa tương xứng với giá trị tác phẩm của ông để
lại. Theo thống kê của Văn Giá, tính đến năm 2000 mới có 26 bài viết về Vũ
Bằng và tác phẩm của ông.
Những năm trước 1975, Vũ Bằng chưa có sự quan tâm của giới nghiên
cứu vì nhiều lý do, trong đó đáng nói nhất là do cuộc đời nhà văn chưa được
làm sáng tỏ. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước chiến tranh, mọi người tập
trung cho cái chung, người ta dễ quên đi hoặc bỏ qua những hiện tượng văn
học còn chưa rõ ràng. Từ sau mốc Đổi mới (1986), đặc biệt từ những năm
cuối thế kỷ XX đến nay (2016) người ta mới thực sự quan tâm đến Vũ Bằng.
2


Trước đây, năm 1937, khi tiểu thuyết Một mình trong đêm tối của Vũ
Bằng ra đời, Khái Hưng đã điểm tin trên báo Ngày nay công nhận đó là một
tác phẩm “không tầm thường chút nào”.
Người đầu tiên viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện
đại, Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1942. Vũ Ngọc Phan xếp Vũ Bằng vào hàng tiểu
thuyết gia (ở mục tiểu thuyết tả chân). Từ đó cho đến năm 1969, mới có thêm
một bài giới thiệu về Vũ Bằng của Thượng Sĩ. Đó là lời nói đầu cho cuốn Bốn
mươi năm nói láo. Năm 1970, Tạ Tỵ cho ra mắt cuốn Mười khuôn mặt văn
nghệ, trong đó, tác giả gọi ông là Người trở về từ cõi đam mê. Vũ Bằng được
đánh giá là một trong những khuôn mặt nghệ sĩ nổi bật nhất lúc bấy giờ.
Năm 1999, có nhiều bài viết đăng trên các báo như Văn Nghệ, Phụ nữ
Thành phố Hồ Chí Minh… Song các bài viết này cũng dừng lại ở việc nghiên
cứu một số vấn đề trong tác phẩm của ông. Chỉ đến công trình Vũ Bằng - Bên
trời thương nhớ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000 của Văn Giá chúng ta
mới có cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về Vũ Bằng. Trong công
trình này, có bài viết Thân phận và danh tiết giới thiệu khá kỹ về Vũ Bằng và
Thương nhớ mười hai. Sau đó một số nhà xuất bản còn in các truyện ngắn của
Vũ Bằng trước và sau cách mạng. Có một số cuốn sách giới thiệu thư mục tác

phẩm, thư mục nghiên cứu Vũ Bằng. Song như Văn Giá nói, đó mới chỉ là nét
“phác thảo bước đầu” về Vũ Bằng. Trong một tương lai gần, chắc chắn sẽ có
những công trình nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và chi tiết hơn…
Triệu Xuân cũng đã sưu tầm, biên soạn và giới thiệu các tác phẩm của
Vũ Bằng trong Vũ Bằng toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội (2006) và ông đã chỉ
ra trong tác phẩm văn xuôi này một giọng điệu khó lẫn với người khác.
Sáng tạo nghệ thuật trong các tác phẩm của Vũ Bằng được giới nghiên
cứu quan tâm phân tích và đánh giá cao, dẫu rằng những bài viết về ông chỉ là
những lời tựa, lời bạt, những bài viết ngắn.
Còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về Vũ Bằng.
3


2.2. Về nghiên cứu hồi ký của Vũ Bằng
Việc nghiên cứu hồi ký của Vũ Bằng có thể nói còn bỏ ngỏ. Thỉnh
thoảng chỉ thấy xuất hiện rải rác những lời nhận xét về hồi ký của ông chỉ
trong một ít trang ở từng tác phẩm riêng biệt chứ không theo một hệ thống
nào. Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu cuốn hồi ký Cai cho rằng: “Có thể
nói trong cuộc đời viết đông, viết tây, viết xuôi, viết ngược đủ thứ của Vũ
Bằng, Cai đánh dấu một sự chín đầy trọn vẹn của ngòi bút, cái mức chín đẹp
trước đó ông chưa đạt tới và phải mấy chục năm sau, tới Thương nhớ mười
hai ông mới có dịp gặp lại”[5, tr.7] và khẳng định Vũ Bằng là người có nhiều
đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Thượng Sỹ trong lời giới thiệu cuốn hồi ký Bốn mươi năm nói láo đánh
giá: “Bốn mươi năm nói láo là lịch sử một kiếp sống, và đó cũng là tâm tư của
một người, của nhiều người cùng đeo đuổi một nghề và thường cùng nuôi một
hoài bão như nhau. Mặt khác, tác phẩm đã dựng lại một cách trung thực bộ
mặt của báo chí nước nhà từ những năm 30 (dưới chế độ Pháp thuộc) đến
những năm 60 (dưới chính quyền Sài Gòn). [4, tr.7]
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói “Vũ Bằng là nhà văn, nhà báo thuộc

lớp tiền bối của nghề mà chúng ta là những kẻ hậu sinh. Ông làm báo, xuất
bản, viết tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút và cả lí luận văn học nữa. Nói thật
lòng tôi chỉ thích đọc tuỳ bút của ông thôi” (Báo Văn nghệ số 33, ngày
12/8/2000).
Đặc điểm hồi ký Vũ Bằng (qua hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói
láo) còn là vấn đề mới mẻ. Cần có thêm những công trình nghiên cứu về đề
tài này (riêng từng tác phẩm cũng như cả hai) một cách đầy đủ, trọn vẹn về
mặt nội dung và nghệ thuật.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ĐẶC ĐIỂM HỒI KÝ CỦA VŨ
BẰNG nhìn từ góc độ thể loại (qua hai tác phẩm: Cai và Bốn mươi năm nói láo)
4


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định đặc điểm và ý nghĩa nhiều mặt của hồi ký V ũ Bằng, đồng thời
khẳng định những đóng góp của tác giả cho thể hồi ký trong văn học Việt
Nam hiện đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra một cái nhìn chung về Vũ Bằng và sự nghiệp văn học, báo chí
của tác giả. Khảo sát, phân tích, đánh giá chức năng , nội dung và ý nghĩa xã
hội – thẩm mỹ của hồi ký Vũ Bằng...Đồng thời phân tích , đánh giá những
thành công (và có thể cả hạn chế) trong cách viế t hồi ký của Vũ Bằng
Cuối cùng rút ra một số kết luận về hồi ký của Vũ Bằng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp tiểu sử, phương pháp loại
hình, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp so sánh - đố i chiế u , phương pháp liên ngành, phương pháp cấu

trúc - hệ thống…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được
triển khai trong ba chương:
Chƣơng 1: Hồi ký trong sự nghiệp trước tác của Vũ Bằng
Chƣơng 2: Đặc điểm hồi ký Vũ Bằng nhìn từ phương diện nội dung
Chƣơng 3: Đặc điểm hồi ký của Vũ Bằng nhìn từ phương diện nghệ thuật
thể hiện
Tài liệu tham khảo

5


Chƣơng 1: HỒI KÝ TRONG SỰ NGHIỆP
TRƢỚC TÁC CỦ A VŨ BẰNG
1.1. Một số vấn đề về thể loại của hồi ký
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của thể ký
Thể loại văn học là một hiện tượng phân loại hình thức và nội dung
văn học, đề cập đến một kiểu tổ chức tác phẩm, một cách tiếp xúc với đời
sống hiện thực, một kiểu thể hiện chủ thể trong sáng tác, một kiểu giao tiếp
nghệ thuật để tạo nên tác phẩm. Thể loại có những đặc trưng riêng, có tính
lịch sử, tính dân tộc, tính thời đại, tính biến đổi và được hình thành bởi yêu
cầu xã hội về nghệ thuật và tài năng của nhà văn. Sự hình thành và phát triển
của thể loại văn học cũng có nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn học
qua các giai đoạn, bởi văn học không thể tồn tại mà không có thể loại. Vì vậy,
thể loại bao giờ cũng chiếm vị trí trung tâm trong đời sống văn học.
Khi nói đến lịch sử văn học về mặt thể loại là nói đến chuỗi hình thức
đa dạng của nó. Do đó, để chiếm lĩnh các quy luật tổ chức thể loại văn học, từ
xưa người ta tiến hành cách phân loại khác nhau. Cụ thể như:
Ở phương Tây có cách chia văn học ra làm ba loại: tự sự, trữ tình, kịch

của Arixtốt (trong Nghệ thuật thi ca). Đây cũng là cách phân loại của
Hôratxơ, Boalô, Biêlinxki.
Ở Trung Quốc với những điều kiện xã hội - lịch sử - văn hóa khác lại
có truyền thống phân loại khác. Cách phân chia thể loại sớm nhất ở đây là
cách chia văn học thành hai loại: Thơ và văn xuôi. Trải qua các thời kỳ lịch
sử, đến cuối đời Thanh, sách vở báo chí Trung Quốc đều thống nhất chia văn
học thành bốn loại: Thơ ca, văn xuôi, tiểu thuyết và kịch.
Ở Việt Nam, các giáo trình lý luận văn học chủ yếu dựa trên cơ sở lối
“chia ba”, nhưng chọn trình bày bốn thể loại tiêu biểu: thơ trữ tình, kịch, tiểu
thuyết, ký. Gần đây nhất, trong giáo trình Lý luận văn học (Nxb Giáo Dục, tái
6


bản lần thứ 4, H.2004) lại chia văn học thành năm loại: tự sự, trữ tình, kịch,
ký và văn chính luận. Cần phải thấy rằng, các cách phân loại nói trên có các
ưu và nhược điểm riêng và mang tính chất tương đối. Bởi vì trên thực tế, thể
loại văn học rất đa dạng, không một lối nào bao quát được trọn vẹn. Trước hết
là các thể loại trung gian, kết hợp loại này với loại kia, không dễ quy hẳn về
một loại nào. Nhưng trong các cách phân loại trên thì cách phân chia năm có
nhiều ưu điểm hơn, “kết hợp được truyền thống phân loại phương Tây với đặc
điểm của văn học cổ xưa và hiện đại, đồng thời, khắc phục được nhược điểm
của cách chia ba, chia bốn. Ngoài ra, cách chia này cũng đáp ứng được yêu
cầu nghiên cứu giảng dạy văn học ở các khoa văn cũng như yêu cầu giảng dạy
bộ môn văn học ở các trường trung học” [11, tr.352].
Qua sự lí giải trên, ta thấy rằng, ký được xem là một thể loại văn học,
đồng đẳng, ngang hàng với các thể loại khác như tự sự, trữ tình, kịch và văn
chính luận. Điều này đồng nghĩa với việc khẳng định ký là một thể loại văn
học có những đặc trưng thể loại riêng không trộn lẫn với các thể loại khác.
Trong thực tế, thể loại ký văn học đã tạo nên những tài năng trong văn
học. Có thể kể đến những nhà văn viết ký nổi tiếng trên thế giới như: Tư Mã

Thiên, Giôn Rít, M.Gorki, Pautôpxki…Ở Việt Nam, không thể không nhắc
đến những gương mặt ký như Nguyễn Tuân, Thép Mới, Tô Hoài, Vũ
Bằng…Ký đã có tác động sâu rộng nhiều mặt đến người đọc bằng sức sống
trực tiếp, mạnh mẽ và hấp dẫn của nhiều tác phẩm. Nhà văn Tô Hoài cho
rằng: “Từ sự nhầm lẫn vô tình hay cố ý, người ta lại muốn sắp đặt chỗ ngồi
cho ký: có thể đây là thể loại đàn em. Trong sáng tạo không thể so sánh các
thể loại theo lối định mức. Bất cứ một sáng tạo văn học nào, khi đạt tới xuất
sắc, đều chiếm lĩnh những đỉnh cao của thể loại ấy và của nền văn học
chung”[26, tr.46].
Ký là một thể loại văn học bao gồm nhiều “tiểu loại”. Hoàng Ngọc
Hiến viết: “Ký là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học
7


bao gồm nhiều thể hoặc tiểu loại: bút ký, hồi ký, ký chính luận, du ký, phóng
sự, tuỳ bút, tạp văn, tiểu phẩm…” [21, tr.7]. Và ngay trong phạm vi của các
thể ký nêu trên, tình hình phân loại cũng chưa phải là đã rõ ràng, dứt khoát.
Nói chung, đây là một luận điểm chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong giới
nghiên cứu về ký. Tô Hoài từng nói: “Có một chuyện thời sự được bàn cãi sôi
nổi. Câu chuyện có mấy loại ký…” [22, tr.56]. Bởi thông thường, mỗi thể loại
văn học thường gắn với một phương thức biểu hiện, riêng ký lại gắn với nhiều
phương thức thể hiện khác nhau. Trong ký, có cả phương thức tự sự lẫn
phương thức trữ tình… Do đó, khi nghiên cứu về ký, chúng ta còn gặp nhiều
khó khăn, nhất là khi đi vào từng tiểu loại cụ thể của nó.
Từ trước đến nay, khi bàn về thể ký văn học, các nhà nghiên cứu dễ
thống nhất với nhau về tầm quan trọng của các thể ký, nhưng xác định một
định nghĩa về ký lại là vấn đề khá phức tạp, gây nhiều tranh cãi. Chính vì thế,
việc xác định đặc trưng của ký cũng không phải là vấn đề đơn giản. Do đó, ở
đây, khi trình bày về các đặc trưng của ký nói chung và tiểu loại hồi ký nói
riêng chúng ta cũng nên thống nhất về một quan niệm tương đối nhất về ký và

tiểu loại hồi ký.
Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Ký cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc
thơ, hình thù nó đấy nhưng vóc dáng luôn luôn mới đòi hỏi sáng tạo và thích
ứng. Cho nên, càng chẳng nên trói nó vào một cái khuôn. Cũng không có thể
làm việc ấy được” [26, tr.33].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, ký được xem là “một loại hình
văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả người thật, việc thật.
Hình tượng của ký có địa chỉ chính xác của nó trong cuộc sống. Do đó, tính
chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký …Ký phản ánh cuộc sống kịp thời
và thuyết phục người đọc bằng người thật việc thật” [20, tr.131].
Theo Trần Đình Sử thì: “Ký thực sự là một lĩnh vực văn học đặc thù.
Đó là các tác phẩm văn xuôi, tái hiện các hiện tượng đời sống và nhân vật như

8


sự thật xã hội, không tô vẽ. Đó là hình thức văn học để chiếm lĩnh các sự thực
ngoài văn học của đời sống” [11, tr.325].
Về cơ bản, những ý kiến trên có khá nhiều điểm tương đồng. Tổng hợp
lại, theo chúng tôi, ký là một thể văn học phản ánh hiện thực đời sống một
cách nghệ thuật mà chân thực, linh hoạt, bộc lộ những ý nghĩ, cảm xúc trực
tiếp của cá nhân riêng lẻ và những sự việc, sự vật, con người, cuộc đời vừa có
giá trị thẩm mĩ, có ấn tượng lớn với cá nhân, vừa có tính thời sự được xã hội
quan tâm.
Dưới góc độ thi pháp thể loại (hay dưới góc độ đời sống con người) thì
ký là thể văn xuôi phi hư cấu. Nếu tiểu thuyết tiêu biểu cho dòng văn xuôi hư
cấu thì ký tiêu biểu cho tính phi hư cấu. Nói như vậy để thấy rằng, dù được
hình thành hay chọn lọc từ nguồn ghi chép, sáng tạo nào, thì ký văn học phải
là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng đó là sự thật của đời sống và giá trị
sáng tạo nghệ thuật. Dưới góc độ lí thuyết tiếp nhận, thì nhà văn trong tác

phẩm luôn chứng minh được mình nói, phản ánh sự thật. Còn chủ thể tiếp
nhận hay bạn đọc luôn mang tâm thế tin vào những điều nhà văn viết. Đây là
kênh giao tiếp đặc trưng của ký.
Trong bút ký, tính xác thực của đối tượng là một điều kiện cốt yếu.
Thêm hư cấu sẽ khiến cho mọi việc trở thành thực thực hư hư. Điều này mặc
định phá vỡ quy tắc về hiện thực đời sống trong tác phẩm và nhà văn không
còn “là người thư ký trung thành của thời đại” thì giá trị tác phẩm ký cũng
không còn. Hơn nữa, cũng vì có khả năng bám sát đời sống nên ký mới có
được tính cơ động của thể loại. Các thể ký văn học trở thành nơi quy tụ và
chọn lọc vào cửa ngõ nghệ thuật những ngọn nguồn hoạt động ý thức và ghi
chép về đời sống. Người viết ký có thể viết về một chiến dịch, một cuộc hành
quân, một phong trào, một tập thể hay cá nhân và những đối tượng này là
những đối tượng xác định, có địa chỉ cụ thể. Trong hồi ký Sống như Anh kể

9


về cuộc đời Nguyễn Văn Trỗi, Bất khuất là những trang hồi ký của Nguyễn
Đức Thuận trong những ngày bị giam cầm trong nhà lao Mỹ - Diệm. Ở đặc
trưng phản ánh đời sống một cách chân thực này, ta lí giải được vì sao có
những ý kiến như đã phân tích ở trên cho rằng: ký dễ giao thoa với tư liệu văn
học hay với thể loại báo chí.
Như vậy, từ thực tế trên có thể xác định đặc điểm bao quát cho thể
ký: các thể ký văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt và bộc
lộ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật,
miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con người thật trong cuộc
sống, với nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối
tượng miêu tả.
Đặc điểm mấu chốt này góp phần xác định ranh giới giữa các thể ký
văn học và các thể loại khác ở chỗ viết về cái có thật và tôn trọng tính xác

thực của đối tượng mô tả. Cái có thật này lúc thuộc về khách thể, có lúc
thuộc về chủ thể sáng tạo và ở hình thức nào thì tính xác thực của nó cũng
phải được tôn trọng.
1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của thể hồi ký
Trong các loại ký tự sự, hồi ký là một thể văn quan trọng. Người viết
hồi ký kể lại những điều mà mình có dịp quan sát, hoặc được nghe trực tiếp,
những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những
kỉ niệm riêng, nhưng đồng thời lại có một nội dung xã hội phù hợp. Trong
những năm gần đây, thể hồi ký phát triển nhiều trong văn học Việt Nam.
Người ta thường viết hồi ký về những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những nhân
vật tiêu biểu. Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên; các tác giả đã đưa ra khái niệm: “Hồi ký là
một thể loại thuộc loại hồi ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ
mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến. Xét về phương diện quan hệ
giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ
10


và phương thức diễn đạt, hồi ký có nhiều chỗ gần với nhật ký. Còn về phương
diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu thì hồi ký lại gần với văn
xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học” [20, tr.152]. Do đó, hồi ký phải được viết một
cách cân nhắc, kỹ lưỡng, phải hết sức tôn trọng tính chân thật. Đó có thể là
một câu chuyện mà tác giả chứng kiến hoặc lấy chất liệu từ chính cuộc đời
mình làm đối tượng khai thác.
Như vậy, hồi ký là một thể loại văn học luôn đề cao tính chính xác và độ
chân thực của các sự kiện.
Đối tượng miêu tả của thể hồi ký là những nhân vật xuất sắc trong lịch
sử như cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị, những anh hùng chiến sỹ
với nhiều kì tích và công lao. Tuy nhiên, đối tượng của hồi ký không chỉ giới
hạn ở phạm vi trên mà thực ra cuộc đời mỗi con người đều có thể ghi lại

thành hồi ký với điều kiện đó là những trang viết có ý nghĩa xã hội quan
trọng, gợi lên những nhận thức có lợi ích chung cho mọi người. Các nhà văn,
nghệ sĩ thường viết về hồi ký, về cuộc đời mình sau khi trải qua một chặng
đường nghệ thuật. Hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giãi bày, cách kể
theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử. Về mặt
chất liệu, về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì hồi ký rất gần với văn
xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học, kí sự tư liệu lịch sử. Tuy nhiên, khác với các sử
gia và các nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi ký chỉ tái hiện phần hiện
thực thường nằm trong tầm nhìn của mình, căn cứ chủ yếu vào những ấn
tượng và hồi ức của bản thân mình. Do vậy trong toàn bộ tác phẩm, có sự nổi
trội của bản thân người viết hoặc cái nhìn của người viết vào tất cả những gì
được kể lại, miêu tả lại. Hồi ký mang đậm tính chủ quan khiến cho các sự
kiện trong thể hồi ký không thể so bì với các tư liệu gốc, các chứng tích, về
tính xác thực. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hay sự phiến diện về
đối tượng miêu tả trong hồi ký lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm
tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả. Thế mạnh của hồi ký văn học là nó cung
11


cấp các tư liệu về người thật, việc thật dưới hình thức nghệ thuật văn chương
nhưng không hư cấu. Đã gọi là hồi ký, tác giả cứ phải là người sống thật trong
cuộc, được biết, được thấy tận mắt những chứng tích. Cho nên, nếu người viết
là một tâm hồn biết tự trọng , nghĩa là đặt nặng phần sự thật trên hết thì những
điều nêu ra, tự nó, lại đã hàm chứa một giá trị sử liệu, văn hóa, văn học của
thời đại. Bằng không, thật là một sự đáng tiếc lớn dắt dẫn người đọc hiểu sai
lệch sự thật. Vì vậy, viết hồi ký mà đúng với bản chất của thể loại hồi ký thật
rất khó. Viết sao cho trung thực, khách quan, khiêm tốn, mà duyên dáng, gợi
được thi vị cho người đọc mới là điều đáng kể, đáng đón nhận. Vẫn hay có
mình ở trong mà tác giả vẫn tránh được sự tự đề cao đáng trách. Sự hài hòa ấy
chứa đựng một biển trời thanh thoát, cao thượng, một phong độ hào hoa của

người cầm bút, của văn nhân. Nếu hồi ký được biểu lộ đúng nghĩa của nó thì
đọc hồi ký lại là một điều thú vị vô cùng. Nó cho phép nhiều thành phần hiện
tại bỗng nhớ về quá khứ, sống lại với dĩ vãng, trong đó biết bao kỉ niệm được
hiện ra. Có việc, có người mà ta biết nhưng không tường tận. Có việc, có
người mà ta chưa biết hoặc đã quên thì nay lại sống lại đậm nét, phong phú
hơn. Chẳng khác nào tác giả hồi ký đã là một nhà đạo diễn kỳ tài, sắp xếp lớp
lang một cốt truyện có thực với nhiều khuôn mặt hiện diện mỗi người một vẻ,
một cốt cách riêng biệt. Cái hấp dẫn của một thiên hồi ký là vậy.
1.1.3. Phân biệt ranh giới hồi ký, tự truyện
Thực tế đời sống văn học cho thấy mỗi một “nòng cốt” thể loại tồn tại
như là một mô chuẩn nghệ thuật ít nhiều mang tính chất quy ước, chỉ có ý
nghĩa tương đối, và luôn có khả năng biến đổi. Vì vậy, nhà văn khi sáng tác
theo một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn,
quy ước ấy, bằng cách “nhìn sang” những thể loại xung quanh, tổng hợp kinh
nghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “lệch chuẩn”. Nếu
nhà văn thành công, nhà văn sẽ có những tác phẩm hay hơn, mới hơn; còn

12


nếu chưa thành công thì những thử nghiệm như vậy ít ra cũng là một gợi ý,
một sự chuẩn bị cho tác phẩm sau, người đi sau.
Tương tác giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác có hư cấu như
tiểu thuyết, truyện ngắn…và các yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác không
hư cấu như hồi ký, ký sự, nhật ký, ghi chép…tạo nên các thể loại đan xen
giữa các yếu tố không hư cấu như truyện ký, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật.
Tự truyện và hồi ký rất khó phân chia ranh giới cho rạch ròi, khi phân
biệt ta thiếu sự thống nhất về tiêu chí nhận diện thể loại, nhất là về vai trò của
sự thật và hư cấu trong hai thể loại này.
Có thể thấy, điểm giống nhau giữa tự truyện với hồi ký là cũng những

thể loại văn học mang tính hồi cố, tái hiện lại quá khứ, nhưng hai thể loại tự
truyện và hồi ký nằm ở hai địa hạt không hề trùng khít với nhau trong hệ
thống thể loại văn học.
Về điểm khác nhau. Tự truyện là câu chuyện về cuộc đời một cá
nhân, tâm điểm của tự truyện là cái tôi người kể chuyện trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách, trong sự tương tác của nó với thế giới
bên ngoài. Đấy là một cái tôi trong trạng thái động, trạng thái của sự hình
thành, biến đổi, tiến triển tâm lý, tính cách không ngừng và không hoàn
kết. Trong khi đó, tâm điểm của hồi ký là thế giới bên ngoài, là cuộc sống
và con người trong một thời kỳ lịch sử nào đấy (đặc biệt là khi lịch sử có
biến động lớn) và cái tôi nói chung đóng vai trò nhân chứng. Đấy là một
cái tôi trong trạng thái tương đối tĩnh, trạng thái của kẻ quan sát, phân tích
thực tại và ghi nhận một cách khách quan.
Nếu như mối quan tâm đầu tiên của tác giả tự truyện là khám phá
gương mặt của chính mình qua hồi ức, thì mối quan tâm đầu tiên của tác giả
hồi ký là khám phá gương mặt thời đại qua những sự kiện mà mình chứng
kiến, và trọng lượng của tác phẩm nằm ở chính sức thuyết phục, lay động của
những sự kiện thực ấy.
13


Nếu cái tôi trong tự truyện là con người với tất cả chiều kích tâm hồn,
bề sâu tư tưởng và tình cảm của nó thì cái tôi trong hồi ký chủ yếu đại diện
cho một phương diện nào đó của ý thức xã hội, một xu hướng tiếp nhận và
phản ứng nào đó đối với những biến cố và những nhân vật lịch sử. Bản chất
thể loại đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan, trong việc bao quát
toàn bộ hiện thực cuộc sống trong quan hệ với con người.
Hồi ký thường thiên về trần thuật các sự kiện. Thỉnh thoảng giữa các sự
kiện ấy mới xuất hiện cảm xúc của tác giả. Số lượng sự kiện trong hồi ký
thường nhiều hơn so với tự truyện. Bên cạnh cảm xúc cá nhân của tác giả,

trong hồi ký có thêm cảm xúc của các nhân vật liên quan. Tác giả tự truyện
thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của
chính mình trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài đến những người
mình đã gặp, những việc mình đã thấy hoặc tham dự. Khi viết tác giả thường
hướng vào cái tôi bên trong, nội tâm của mình. Những sự việc xảy ra bên
ngoài chỉ làm nền cho “cái tôi” ấy. Cái tôi tác giả - nhân vật tự do bày tỏ cảm
xúc, suy nghĩ về các sự việc xảy ra trong quá khứ. Trật tự của các sự kiện
được phát triển theo tâm lý, cảm xúc riêng của tác giả. Có những sự kiện có
thật được đưa vào trình bày một cách trọn vẹn, chính xác nhưng cũng có
những sự kiện được tác giả lược bỏ đi một số chi tiết để đạt được ý muốn chủ
quan của mình. Bởi vậy, tư duy trong tự truyện là tư duy hướng nội.
Có thể thấy điểm khách nhau cơ bản đầu tiên giữa tự truyện và hồi ký
là ở cảm xúc, tình cảm cá nhân của tác giả. Trong tự truyện, cảm xúc cá nhân
đậm nét hơn so với hồi ký. Nói khác đi, tư duy tự truyện là tư duy hướng nội,
còn tư duy hồi ký là tư duy hướng ngoại.
Điểm khác biệt thứ hai, đặc trưng của tự truyện là hư cấu sáng tạo.
Bản chất của tự truyện cho phép nhà văn hư cấu nhiều hơn để tạo nên những
hình tượng hoàn chỉnh. Còn bản chất của hồi ký, đòi hỏi sự chính xác của sự

14


kiện và những đánh giá khách quan của người viết ký. Những yếu tố hư cấu,
nếu có, chỉ đóng vai trò chức năng, hỗ trợ cho tư tưởng chính luận.
Với những lí giải trên, có thể khẳng định, hồi ký và tự truyện là một
tiểu loại của hồi ký, là hình thức tồn tại của tác phẩm văn học, với những đặc
điểm tương đối ổn định trong lịch sử về các mặt như: ngôn ngữ, bố cục, thể
thức, dung lượng. Hồi ký tự truyện mang trong nó những đặc điểm chung của
thể loại bao hàm nó, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt với
các thể loại khác. Thể hồi ký tự truyện mang trong mình sức hấp dẫn không

chỉ ở tính chân thực của con người và sự kiện trong hồi ký mà còn bởi một thế
giới bí ẩn của nhân cách, của nội tâm người cầm bút. Vì vậy, để cuốn hồi ký
tự truyện có giá trị thực sự cần phải có cái tài biết khai thác, một cái tâm biết
sẻ chia, và một tầm hiểu biết nhất định của ngòi bút tài hoa.
1.2. Đánh giá chung về vị trí của hồi ký trong sự nghiệp sáng tác của Vũ
Bằng
1.2.1. Vũ Bằng - hiện tượng “phức tạp” và độc đáo trong lịch sử và trong
văn học Việt Nam hiện đại
Vũ Bằng sinh ngày 03 tháng 06 năm 1913 tại Hà Nội, ông sinh ra và lớn
lên trong một gia đình Nho học ở Ngọc Cục huyện Lương Ngọc nay là Bình
Giang tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ ông được theo học tại trường Albert Sarraut
và tốt nghiệp tú tài Pháp.
Sinh ra trong một gia đình sáu anh chị em, bố mất sớm, mẹ là chủ một
tiệm bán sách ở phố Hàng Gai - Hà Nội, cuộc sống của Vũ Bằng không mấy
khó khăn, ngay từ nhỏ mẹ đã tập trung cho ông ăn học. Từ lúc còn là cậu học
sinh nhỏ tuổi, Vũ Bằng đã say mê viết văn, làm báo, năm 16 tuổi đã có tác
phẩm đăng báo. Ông lập gia đình vào năm 1935 lúc 33 tuổi với bà Nguyễn
Thị Quỳ - người vợ hơn ông bảy tuổi quê Bắc Ninh. Gia đình ông đi tản cư
sau kháng chiến toàn quốc, đến 1948 thì trở về Hà Nội, Vũ Bằng viết văn, làm
báo và hoạt động tình báo cho cách mạng. Năm 1954 do yêu cầu của tổ chức
15


ông phải vào Sài Gòn tiếp tục sự nghiệp, để lại người vợ ( bà Nguyễn Thị
Quỳ) ở miền Bắc. Chính vì vậy, ông luôn hoài niệm, nhớ về miền Bắc và
người vợ tảo tần của mình. Ngày 07 tháng 04 năm 1984 ông về “cõi vĩnh
hằng” tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi. Đến năm 2007 ông
được nhà nước trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Mẹ Vũ Bằng mong muốn cho ông du học Pháp, nhưng ông sớm “ném
thân mình” vào làng báo và đã có nhiều thành tựu ngay từ những ngày đầu.

Trước năm 1945, Vũ Bằng bộc bạch: “Bấy giờ nước ta đang trải qua một thời
kỳ hỗn độn. Tôi cũng như số đông bạn trẻ không có tinh thần lành mạnh, cả
ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời. Dần dần đâm ra chán mình, tôi tìm
những cuộc dật dục vong nhân để tiêu ma sức khoẻ. Tinh thần ngày càng bạc
nhược thêm” [4, tr.23].
Nhưng vào thời điểm này Vũ Bằng cũng sống được bằng nghề viết văn,
làm báo như bao nhà báo khác lúc bấy giờ. “Ông viết văn, làm báo như một
cách mưu sinh, hơn thế, ông viết như một nghiệp chướng. Bao nhiêu sung
sướng, bao nhiêu bất hạnh, cả cái vinh quang và cái nhục cũng từ đấy mà ra
cả” [15, tr.13].
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12/1946), Vũ Bằng cùng gia đình
đi tản cư. Cuộc sống của gia đình Vũ Bằng nói riêng và những người tản cư
rất khó khăn. Sự thiếu thốn về vật chất đã tác động rõ rệt đến tinh thần của
mỗi người dân tản cư. Với nhiều động cơ khác nhau, có khá nhiều người
trong đội ngũ tri thức văn nghệ sĩ đã “dinh tê” (vào trong). Những người hồi
cư như vậy đều phải chịu sự phán xét nghiêm khắc của quần chúng nhân dân
ở cả địa bàn hồi cư và ở cả vùng ngoài kháng chiến.
Trong hoàn cảnh ấy, Vũ Bằng đã đưa gia đình về Hà Nội. Hành động
này đồng nghĩa với việc chấp nhận bản án “phản bội cách mạng”, “phản
bội nhân dân”. Có điều đặc biệt là Vũ Bằng chấp nhận cái án đó. Ông vẫn
viết, vẫn hoạt động, âm thầm và lặng lẽ. Sự "dinh tê" ấy hoàn toàn không
16


xuất phát từ động cơ ích kỷ cá nhân mà vì sự đáp ứng lời kêu gọi của sự
nghiệp cách mạng dân tộc - Vũ Bằng là một chiến sĩ tình báo. Những lời
đồn đại, những tai tiếng xung quanh việc hồi cư là một áp lực nặng nề đối
với Vũ Bằng, song ông chấp nhận nó để làm vỏ bọc an toàn nhất cho cuộc
đời hoạt động tình báo.
Nhưng khó khăn, rắc rối chưa dừng lại ở đó. Năm 1948, Nam Cao cho

ra mắt truyện ngắn Đôi mắt, dư luận về Vũ Bằng một lần nữa lại rộ lên khi
người ta cho rằng ông chính là “nguyên mẫu” của nhân vật Hoàng trong
truyện ngắn này. Rõ ràng, đến lúc này, Vũ Bằng không chỉ chịu hàm oan về
việc hồi cư mà còn mang tiếng là một nhà văn xa rời quần chúng cách mạng,
sống ích kỷ theo lối hưởng thụ. Đối với một nhà văn, một người cầm bút vì
lòng yêu thương con người, vì sự nghiệp cách mạng dân tộc thì điều đó là một
cái án nặng nề. Song trong hoàn cảnh bấy giờ, Vũ Bằng chấp nhận tất cả.
Vượt lên trên mọi thứ là một tấm lòng yêu nước, một nghị lực lớn lao. Vũ
Bằng đã chọn cho mình cách nhập cuộc oái oăm mà đẹp đẽ như thế.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), tình hình đất nước có
nhiều thay đổi. Mĩ đã nhanh chóng thế chân Pháp ở miền Nam, miền Bắc
hoàn toàn giải phóng. Trợ giúp Mĩ là bọn phản cách mạng hoạt động chính trị
ráo riết. Chúng tuyên truyền dụ dỗ, lôi kéo đồng bào, tri thức văn nghệ sĩ, đặc
biệt là đồng bào công giáo rời khỏi miền Bắc để vào Nam. Vũ Bằng đã nhập
vào đoàn người này. Nhưng dư luận lúc bấy giờ lại khiến Vũ Bằng nhận thêm
một cái án nữa - theo bọn phản động vào Nam. Đó là “một cái án bất thành
văn tuyên phạt Vũ Bằng” [15, tr.20]. Chỉ có điều, nặng nề hơn, vì lần này, Vũ
Bằng vào Nam một mình, chịu đựng những điều tai tiếng một mình.

Bề

ngoài là thế, nhưng bên trong con người ấy luôn chứa đựng nỗi đau sâu sắc.
Chia tay vợ con, quê hương để vào Nam, tin rằng Bắc Nam rồi sẽ sum họp,
lúc đó, ông sẽ được trở về đoàn tụ với gia đình và sống trong lòng Bắc Việt
thân yêu. Song niềm tin ấy cứ mờ dần, chuyển thành hi vọng, thành mong ước

17


cháy bỏng trong lòng người con xa quê khi hiện thực lịch sử đất nước đang

diễn biến phức tạp. Ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, nhưng
nguyện vọng của Vũ Bằng vẫn chưa thực hiện được. Cái án di cư của ông
chưa được xoá bỏ khi ông vẫn tận tuỵ với công tác tình báo. Tổ ấm gia đình
và miền Bắc thân yêu trở thành hình ảnh đẹp trong ký ức của Vũ Bằng. Hi
vọng đã chuyển thành thất vọng và càng đau buồn hơn khi Vũ Bằng được tin
người vợ của ông đã mất nơi quê nhà. Vũ Bằng ôm trọn nỗi đau ấy vào cõi
vĩnh hằng. Năm 1984 ông ra đi âm thầm lặng lẽ như cuộc đời phục vụ cách
mạng của ông vậy. Ông ra đi khi mà lịch sử vẫn chưa làm được công việc mà
lẽ ra phải làm từ lâu rồi, đó là xác minh sự thật về cuộc đời của Vũ Bằng. Mãi
đến 1/3/2000 Cục tình báo chiến lược quân sự mới thực hiện được điều đó…
Cuộc đời số phận mỗi con người đều gắn với một thời đại, một giai
đoạn lịch sử nhất định. Những biến động trong cuộc đời mỗi con người phụ
thuộc vào sự ứng xử của người đó với môi trường xã hội. Cuộc đời Vũ Bằng
là một minh chứng cho sự gắn kết lịch sử - con người như thế. Mọi biến động
lớn trong cuộc đời của nhà văn này đều gắn với những biến động của lịch sử
đất nước. Tìm hiểu ông trong mối quan hệ đó sẽ lý giải vì sao trong nhiều
năm qua, tên tuổi Vũ Bằng còn xa lạ với độc giả Việt Nam, vì sao văn học
nước nhà lại có những tác phẩm như: Cai, Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ
mười hai, Bốn mươi năm nói láo…
1.2.2. Sự nghiê ̣p trước tác của Vũ Bằng
Sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng về truyện: Đề tài xuyên suốt các tác
phẩm truyện của ông là sự trăn trở, nỗi ám ảnh về nhân cách con người được
thể hiện nhiều cách khác nhau (trân trọng – khinh bỉ, thương mến, tức tưởi,
buồn đau - cay đắng...).
Những tác phẩm của Vũ Bằng có được cả mặt tốt, xấu của con người.
Cái được ông quan tâm nhiều là sự tha hóa, biến chất về nhân cách con người
trong mọi hoàn cảnh, môi trường khác nhau.

18



Truyện ngắn đầu tay của ông là Con Ngựa Già được đăng trên báo
Đông Tây (1930), đến 1937 ông cho ra đời tiểu thuyết Một mình trong đêm
tối, Truyện hai người (1946). Ông được khẳng định trên văn đàn nhờ phong
cách mới lạ và rất riêng của mình. Đọc tác phẩm của ông người đọc bị cuốn
theo dòng nội tâm của nhân vật, nhân vật trong truyện không đối thoại với
nhau mà triền miên trong dòng độc thoại.
Trong Truyện hai người, là sự dằn vặt, day dứt của Hải khi biết Trần
theo tình nhân, day dứt trước sự chứng kiến nhưng nhân vật không hành
động. Trong lời đề tựa của tác phẩm, tác giả viết “Những người thực cao
thượng đều phải thấy một nỗi buồn mênh mông trên trái đất” [7, tr.8]. Những
năm trước 1945 là giai đoạn Vũ Bằng gia nhập vào văn chương, ông sớm tìm
đường đi riêng cho mình. Ở truyện ngắn và tiểu thuyết Vũ Bằng thể hiện rõ
điều đó, một phong cách mới lạ đó là những “lát cắt”, “quãng đời” vui, buồn
của con người.
Truyện của Vũ Bằng là truyện không có cốt truyện, trong Cô vợ lẽ tóc
rễ tre cốt truyện nằm trong dòng suy nghĩ của nhân vật, người đọc được cuốn
theo thế giới nội tâm nhân vật. Họ không đối thoại mà triền miên trong dòng
độc thoại.
Về hình thức, văn của ông được xem là văn của sự tìm kiếm nghệ thuật
cách tân (truyện không có cốt truyện, miêu tả nhân vật chú ý tới nội tâm, câu
ngắn gọn, sắc...)
Về nội dung, nhà văn luôn trăn trở trước số phận con người ngay từ
những dòng đầu tác phẩm. Số phận của những con người luôn bị đày đọa
nhưng họ sống cao thượng: Truyện hai người, Gặp nhau lại xa nhau, Một
người rơi xuống hố... Trong Một người rơi xuống hố tuy là rơi xuống một
cái hố nông nhưng mọi người đi qua đều bỏ rơi người bị nạn, chẳng ai ra
tay giúp đỡ để kéo anh ta lên mặc dầu những con người qua đây họ đều
nhân danh là: “nhà báo rao giảng tư tưởng ái quốc, ái quần”, “người đến để
19



bảo hộ dân”, là “nhà tu hành thuyết giảng từ bi cứu nạn”, là “nhà triết lí
luôn đề cao thuyết sống vì cộng đồng”, là “kẻ thuộc giai cấp cần lao luôn
hô hào đoàn kết đấu tranh”.
Trong các tác phẩm Một người bưng mặt khóc, Một mình trong đêm tối,
Bèo nước, Ngày mai tôi chết... tác giả chú trọng đến nhân cách con người từ
tính cách, đạo đức, hành động, đến thuần phong mỹ tục.
Khác với các tác giả khác, là chủ thể trong mọi sáng tác, ông đứng ở vai
trò là người quan sát từ hiện tượng đến hành vi, đạo đức của con người, từ đó
cảm nhận sự thay đổi về nhân cách con người của xã hội với tâm trạng đầy lo
âu, bất an với những gì mình nhìn thấy, khám phá. Những hình ảnh trái ngược
với thuần phong mỹ tục mà tác giả được chứng kiến làm ông trăn trở, đau khổ
như hình ảnh người đàn bà nông nổi thích hưởng thụ, chấp nhận làm nhân
tình của một người đàn ông đã có vợ như Trân trong Bèo nước hay Trần trong
Một mình trong đêm tối – đó là người đàn bà đã có gia đình thích đua đòi, cờ
bạc, luôn đòi hỏi chồng đưa tiền để tiêu pha, không những thế mà Trần còn
tìm cho mình một bạn tình để thoả mãn nhu cầu tình dục. Phản ứng của Vũ
Bằng không phải tỏ thái độ lên án hay đưa ra một cách giải quyết cụ thể nào
đó mà ông vạch ra những sai trái lệch lạc của con người, sự thối nát của xã
hội, nhà văn đưa ra vấn đề cần giải đáp, đó chính là sự ám ảnh, băn khoăn trăn
trở của ông.
Sau chuyến tản cư, ông đưa gia đình về Hà Nội (1948). Công việc viết
lách của ông được công khai như Thư cho người mất tích, Chớp bể mưa
nguồn và 17 truyện ngắn, 2 bút kí, 1 truyện dài và hàng loạt phóng sự.
Vũ Ngọc Phan xếp ông vào hàng ngũ nhà văn tả chân của Văn học Việt
Nam hiện đại, việc đánh giá đó có tác động tích cực đến những cây bút trẻ
thời kỳ này. Tô Hoài thành thực nhìn nhận mình và Nam Cao là hai cây bút
đàn em của Vũ Bằng. Trong buổi đầu đến với văn chương, nhà văn Nam Cao


20


×