Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HẠNH LÊ

THÔNG TIN VỤ ÁN TRÊN CÁC ẤN PHẨM
CỦA BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HẠNH LÊ

THÔNG TIN VỤ ÁN TRÊN CÁC ẤN PHẨM
CỦA BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Hà Huy Phƣợng

Hà Nội - 2017

2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS,TS. Hà Huy Phƣợng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Các kết quả nghiên cứu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực. Những kết
luận khoa học trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc pháp luật.
Tác giả luận văn

PHẠM HẠNH LÊ

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, ngoài kiến thức thực tiễn là kiến
thức cá nhân tôi tích lũy đƣợc trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại
khoa Báo chí và Truyền thông – trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã
nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa,
bạn bè đồng nghiệp cũng nhƣ các học viên cao học cùng khoá. Đến nay, tôi
đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Thông tin vụ án trên các ấn phẩm
của báo Pháp luật Việt Nam”.
Hoàn thành đƣợc luận văn, tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến
PGS.TS. Hà Huy Phƣợng - Phó Chủ nhiệm khoa Báo chí - Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn
thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo báo Pháp luật Việt Nam
đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cũng nhƣ dành thời gian giúp đỡ tôi hoàn

thiện luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy, cô, đặc
biệt là PGS.TS. Hà Huy Phƣợng đƣợc dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Kính
chúc khoa Báo chí và Truyền thông trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đạt đƣợc nhiều tựu hơn nữa công trong công
tác giáo dục, nhất là giáo dục sau đại học.
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Hạnh Lê

4


DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT

Tên Bảng

Trang

1.

Bảng 2.1: Số lƣợng các bài viết về thông tin vụ án

28

trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam từ
1/2013 – 1/2016
DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT


Tên biểu đồ

Trang

1.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ bài thông tin vụ án trên các ấn

29

phẩm báo Pháp luật Việt Nam.
2.

Biểu đồ 2.3: Tiêu chí bài viết về thông tin vụ án có

41

chất lƣợng tốt qua góc nhìn của bạn đọc.
3.

Biểu đồ 2.4: Mục đích quan trọng nhất của các bài

42

viết về thông tin vụ án trên báo Pháp luật Việt Nam.
4.

Biểu đồ 2.5: Ý kiến độc giả về chất lƣợng thông tin


43

vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam.
5.

Biểu đồ 2.6: Ý kiến của độc giả về nội dung thông

44

tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt
Nam.
6.

Biểu đồ 2.7: Mức độ tiếp nhận của độc giả về các

45

bài viết thông tin vụ án trên các ấn phẩm báo Pháp
luật Việt Nam.
7.

Biểu đồ 2.8: Hiệu quả vận dụng kiến thức pháp luật

45

tích luỹ đƣợc trong quá trình đọc các bài viết về
thông tin vụ án trên các ấn phẩm báo Pháp luật Việt
Nam vào thực tiễn cuộc sống của độc giả.
8.


Bảng biểu 2.9: Mức độ quan tâm và ấn tƣợng của
độc giả với các thể loại bài viết về thông tin vụ án
trên báo Pháp luật Việt Nam
5

46


9.

Biểu đồ 2.10: Cảm nhận của độc giả đối với thông

48

tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt
Nam
10.

Biểu đồ 2.11: Ý kiến của độc giả về sự cần thiết

49

trong việc tìm cách đổi mới, sáng tạo khi viết dạng
bài thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp
luật Việt Nam.
11.

Biểu đồ 2.12: Nguyên nhân khiến bài viết về thông

50


tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt
Nam kém hấp dẫn.
12.

Biểu đồ 2.13: Sự tƣơng tác của độc giả với mảng đề

51

tài thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp
luật Việt Nam
DANH MỤC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
STT

Tên mô hình

Trang

1.

Mô hình 3.1: Quy trình tác nghiêp đƣa tin về vụ án

67

2.

Mô hình 3.2: Trình tự công bố thông tin vụ án

68


6


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: THÔNG TIN VỤ ÁN TRÊN BÁO CHÍ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN CƠ BẢN ................................................................................................ 8
1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm thông tin................................................................................. 8
1.1.2. Khái niệm về vụ án và thông tin vụ án ................................................. 10
1.2. Vai trò của việc thông tin vụ án trên báo chí ........................................... 15
1.3. Những yêu cầu đối với việc thông tin vụ án trên báo chí ........................ 16
1.3.1. Yêu cầu chung ....................................................................................... 16
1.3.2. Những yêu cầu cụ thể ............................................................................ 18
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỤ ÁN TRÊN CÁC ẤN PHẨM
CỦA BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ........................................................... 27
2.1. Tổng quan về báo Pháp luật Việt Nam và ấn phẩm khảo sát .................. 27
2.1.1. Lịch sử ra đời, phát triển của báo Pháp luật Việt Nam ......................... 27
2.1.2. Các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam có nội dung về thông tin vụ
án…………………………………………………………………………….27
2.2. Khảo sát thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam 31
2.2.1. Nội dung của thông tin vụ án ................................................................ 30
2.2.2. Hình thức thông tin về vụ án ................................................................. 37
2.3. Đánh giá kết quả thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt
Nam ................................................................................................................. 40
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 40
2.3.2 Hạn chế................................................................................................... 47
2.3.3. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin vụ án trên báo

Pháp luật Việt Nam ......................................................................................... 49
7


Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG THÔNG TIN VỤ ÁN TRÊN CÁC ẤN PHẨM BÁO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM NÓI RIÊNG VÀ THÔNG TIN VỤ ÁN TRÊN BÁO CHÍ NÓI
CHUNG ........................................................................................................... 53
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc thông tin vụ án trên báo chí hiện nay..54
3.1.1. Những vấn đề chung ............................................................................. 53
3.1.2 Những vấn đề cụ thể về thông tin vụ án trên báo Pháp luật Việt Nam..56
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo
Pháp luật Việt Nam ......................................................................................... 58
3.2.1. Giải pháp về nội dung thông tin ............................................................ 58
3.2.2. Giải pháp về hình thức thông tin ........................................................... 59
3.3. Một số khuyến nghị.................................................................................. 60
3.3.1 Khuyến nghị thay đổi nhận thức ............................................................ 60
3.3.2 Khuyến nghị về cơ chế chính sách và nguồn nhân lực .......................... 63
3.3.3 Khuyến nghị xây dựng bộ tiêu chí đƣa tin về thông tin vụ án trên báo chí
hiện nay ........................................................................................................... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 77

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa hiện nay, báo chí nƣớc ta đã thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn
luận của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần
chúng và là diễn đàn rộng rãi của nhân dân, góp phần kiến tạo bầu không khí
dân chủ, văn minh trong đời sống xã hội. Từ đó càng nhận thức đƣợc rõ ràng
hơn tầm quan trọng của báo chí nói riêng và truyền thông nói chung trong
việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hƣớng của Đảng và
Nhà nƣớc, thấy đƣợc cách thức truyền tải thông điệp pháp luật sao cho đúng,
cho trúng đang là một vấn đề cần lƣu tâm trong thời kỳ môi trƣờng truyền
thông đang có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về cả nguồn cung và cầu.
Thƣ̣c tế cho thấ y , thông tin pháp lu ật có tác đ ộng rộng lớn, liên quan,
ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời và có ý nghĩa xã h ội sâu sắc. Vì vậy, các toà soạn
báo đều dành những trang viết cho các thông tin liên quan đế n pháp luật. Việc
xƣ̉ lý các đề tài pháp luật đòi hỏi độ chính xác, chân thật. Vậy, làm thế nào để
việc thƣ̣c hiện đề tài pháp luật có hiệu quả, vƣ̀a đảm bảo tiń h thời sƣ̣, vƣ̀a đảm
bảo đ ộ chính xác của thông tin l ại không khô cứng luôn là sƣ̣ trăn trở của
nhƣ̃ng người làm báo , đặc biệt là nhƣ̃ng phóng viên chuyên theo dõi về liñ h
vƣ̣c pháp lu ật. Một trong những địa hạt quan trọng của thông tin pháp luật là
thông tin vụ án. Đây là một dạng thức thông tin khá phổ biến hiện nay trên
báo chí nói chung và báo Pháp luật Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên từ thông
điệp nội dung đến cách thức thể hiện thông tin này vẫn còn nhiều bất cập,
chƣa có tính hấp dẫn, sự nhân văn để thông qua đó phổ biến, tuyên truyền
pháp luật đến với nhân dân.
Với cơ hội đƣợc theo dõi mảng thông tin vụ án, đúc rút tƣ̀ kinh nghiệp tác
nghiệp báo chí của bản thân, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của nhƣ̃ng người
đi trước, tác giả đã ma ̣nh da ̣n cho ̣n đề tài: “Thông tin vụ án trên các ấn phẩm
của báo Pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu, góp phần định dạng thông tin vụ
1


án trên báo cũng nhƣ hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về nó để giúp ích phần

nào cho những ai quan tâm đến mảng thông tin có tính chuyên biệt này. Mặc dù,
hiện nay các công trình nghiên cứu về nội dung tác phẩm báo chí nói chung và
thể loại báo chí nói riêng chƣa đề cập sâu đến chủ đề về thông tin vụ án. Nói
cách khác, nguồn tƣ liệu tham khảo thuộc đề tài này chƣa nhiều để đối xứng, kế
thừa; cơ sở lý luận về chủ đề cũng nhƣ thể loại trình bày còn hạn chế, chƣa đáp
ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn nên nghiên cứu này còn bó hẹp tại các ấn phẩm của
báo Pháp luật Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Với tính chấ t quan tro ̣ng như v ậy, song hiện nay, việc tìm hiể u , nghiên
cƣ́u phương thƣ́c thƣ̣c hi ện đề tài mảng pháp lu ật về thông tin vụ án chƣa
đư ơ ̣c quan tâm đúng mƣ́c . Hầ u như chưa có c ác công trình , các khảo cứu
chuyên sâu về cách thức thực hi ện đề tài pháp lu ật trên các loa ̣i hiǹ h báo chí
nói chung. Trƣớc đây , đã có m ột số Khoá lu ận tốt nghiệp đại học báo chí ít
nhiề u có liên quan đế n đề tài này như :
- “Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên báo Công lý” của sinh
viên Tô Quốc Vinh , khoa Báo chí và Truyền thông trƣờng ĐHKHXH&NV,
ĐH QG Hà Nội năm 2003;
- “Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp lu ật cho thanh thiế u niên ”
của sinh viên Vũ Thị Uý

, khoa Báo chí

và Truyền thông trƣờng

ĐHKHXH&NV, ĐH QG Hà Nội năm 2003;
- “Vụ án Năm Cam qua các bài viết trên các báo Lao Đ

ộng, Tiề n

phong, Thanh niên” của sinh viên Vƣơng Thanh Hà , khoa Báo chí và Truyền

thông trƣờng ĐHKHXH&NV , ĐH QG Hà Nội năm 2003;
- “Báo chí nội chính với công cuộc cải cách tư pháp” của học viên Vũ
Hồng Thuý, khoa Báo chí và Truyền thông trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐH QG
Hà Nội năm 2005;

2


- “Báo chí với việc tiếp cận nguồn tin qua vụ án ông Đoàn Văn Vươn ở
Tiên Lãng, Hải Phòng” của sinh viên Đỗ Thị Lan, khoa Báo chí và Truyền
thông trƣờng ĐHKHXH&NV , ĐH QG Hà Nội năm 2013;
- “Báo chí với việc tiếp cận nguồn tin thông qua vụ án lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như tại Viettinbank” của sinh viên Lê
Tuấn Dung, khoa Báo chí và Truyền thông trƣờng ĐHKHXH&NV , ĐH QG
Hà Nội năm 2014;
- “Nâng cao chất lượng báo in trên tờ nhật báo Pháp luật Việt
Nam”của sinh viên Trần Thị Tố Uyên, khoa Báo chí và Truyền thông trƣờng
ĐHKHXH&NV , ĐH QG Hà Nội năm 2014.
Bên cạnh đó, liên quan ít nhiều đến vấn đề nghiên cứu còn có các luận
văn thạc sĩ báo chí nhƣ:
- Luận văn Thạc sĩ “ Thực trạng và giải pháp khắc phục những sai
phạm trên báo in hiện nay” của Bùi Duy Quang, khoa Báo chí và Truyền
thông trƣờng ĐHKHXH&NV , ĐH QG Hà Nội năm 2004;
- Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng thông tin giật gần câu khách trên báo
in hiện nay” của Nguyễn Hải Hồng, khoa Báo chí và Truyền thông trƣờng
ĐHKHXH&NV , ĐH QG Hà Nội năm 2008;
- Luận văn Thạc sĩ “Nhận diện sai phạm về nội dung thông tin” của Bùi
Thị Thu Thanh, khoa Báo chí và Truyền thông trƣờng ĐHKHXH &NV, ĐH
QG Hà Nội năm 2008;
- Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề về vi phạm luật báo chí hiện nay” của Lê

Thuỳ Dƣơng, khoa Báo chí và Truyền thông trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐH QG
Hà Nội 2010.
Các nghiên cứu khác công bố trên các sách, tạp chí nghiên cứu chuyên
ngành, hội thảo có:
- Tác giả Đinh Thị Thuý Hằng với bài viết “Báo chí với việc đưa tin tội
phạm” (Tạp chí Ngƣời Làm Báo, số 87 (378) - tháng 8.2015);

3


- Tác giả Lê Quốc Minh với tham luận “Báo chí Việt Nam và vấn đề
xâm phạm quyền riêng tư” (Hội thảo: Trách nhiệm của báo chí trong việc bảo
vệ đời tƣ công dân , năm 2012);
- Tác giả Ngô Huy Toàn với tham luận “Quy định pháp luật về bảo vệ
bí mật đời tư công dân và những vấn đề đặt ra trong hoạt động báo chí” (Hội
thảo: Trách nhiệm của báo chí trong việc bảo vệ đời tƣ công dân, năm 2012);
- Hội nhà báo Việt Nam với Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao vai
trò của báo chí, truyền thông trong phòng, chống tội phạm, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của đất nƣớc (tháng 6 năm 2012)
Nhìn chung, nhƣ̃ng khoá luận, luận văn, bài viết tham luận trên đã cung
cấ p một số thông tin về phổ biế n tuyên truyền giáo dục pháp luật trên báo chí,
các thuật ngƣ̃ về pháp lu ật, về báo chí ; đánh giá , nhận đinh,
̣ phân tích một số
vụ việc vi pha ̣m pháp luật nổ i cộm đư ơ ̣c dư luận đặc biệt quan tâm; cung cấ p ,
rút kinh nghiệm về hoa ̣t động tác nghiệp, việc xƣ̉ lý thông tin vụ án pháp luật
trên báo chí... Dù có những đóng góp nhất định, song các công triǹ h trên chưa
đề c ập đế n phương thƣ́c thƣ̣c hi ện đề tài Thông tin vụ án trên báo chí nói
chung và với các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam nói riêng.
Đế n nay, theo sƣ̣ tim
̀ hiể u của tác giả thì chưa có m ột công triǹ h nào

nghiên cứu chuyên sâu về phƣơng thức thực hi ện đề tài “Thông tin vụ án trên
các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam”. Vì vậy, có thể khẳng định, đây là
luận văn đầ u tiên đề cập đến vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Báo chí là một kênh thông tin tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của
Đảng, Nhà nƣớc đến nhân dân, đồng thời phản ánh hiện thực cuộc sống sinh
động và những chuyển biến sau khi chính sách đƣợc ban hành. Vì vậy, báo
chí cần có phƣơng thức thông tin cho phù hợp với sự vận động của xã hội.
Trong thời gian qua, mặc dù các báo đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên

4


truyền nhƣng vẫn chƣa đáp ứng toàn diện đƣợc yêu cầu phản ánh thông tin vụ
án một cách mới mẻ, sinh động, đa chiều và dễ tiếp thu theo hƣớng nhân văn.
Từ đó, mục đích của lu ận văn trên cơ sở nghiên cứu các ấn phẩm của
báo Pháp luật Việt Nam để thấ y đươ ̣c vai trò và tầ m quan tr ọng của việc thể
hiện thông tin vụ án qua các hình thức, thể loại báo chí. Luận văn này bước
đầ u kiế n giải nhƣ̃ng vấ n đề liên quan đến việc thƣ̣c hi ện đề tài pháp lu ật trên
báo chí hiện nay ở nƣớc ta nhƣ : Cơ sở thƣ̣c hi ện, quy trình thực hi ện tin, bài
pháp luật, cân nhắc sử dụng thể loại , cân nhắc sử dụng tình tiết, cách thức thể
hiện thông tin đa da ̣ng qua kênh ngôn ngữ và tính tƣơng tác , nhƣ̃ng vấ n đề
cầ n lưu ý trong quá trình tác nghi ệp đề tài thông tin vụ án tại pháp đình,...
Bƣớc đầu nhằ m giúp đỡ , hỗ trơ ̣ nhƣ̃ng ai đang hành nghề và quan tâm đế n
nghề báo có thể hiể u rõ hơn và trong m ột chƣ̀ng mƣ̣c nào đó có thể áp du ̣ng
đư ơ ̣c m ột số vấ n đề mà lu ận văn đã trì nh bày trong quá trình hoa ̣t đ

ộng


nghiệp vu ̣ của min
̀ h.
Qua nhƣ̃ng gì mà lu ận văn trình bày sẽ có thể góp phần nâng cao chất
lƣợng và hi ệu quả thông tin trong liñ h vƣ̣c pháp lu ật trên báo chí nói chung .
Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng cung cấp thông tin pháp luật, tình tiết vụ án,
những mặt đã làm đƣợc và những mặt chƣa làm đƣợc, nhằm góp phần tìm ra
giải pháp khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực nêu trên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu nhƣ sau:
- Hệ thống hóa nhƣ̃ng vấ n đề lý lu ận mang tính chấ t cơ bản , một số
thuật ngƣ̃ , khái niệm cũng như nhƣ̃ng vấ n đề có tiń h phư ơng pháp lu ận và hệ
thống hoá vấn đề lý luận báo chí, báo chí pháp luật có liên quan đến đề tài. Tƣ̀
đó làm cơ sở tham chiế u vào nhƣ̃ng hoa ̣t đ ộng thƣ̣c tiễn trong th ể hiện đề tài
pháp luật nhƣ Thông tin vụ án trên báo chí.
- Từ hoạt đ ộng thƣ̣c tiễn sẽ có nhƣ̃ng đánh giá tổ ng quát để có thể xây
dƣ̣ng nhƣ̃ng quy chuẩ n chung trong quá trình khảo sát thông tin vụ án trên các
5


ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam. Căn cứ vào đó để thông qua nghiên
cƣ́u, khảo sát lu ận văn sẽ chỉ ra nhƣ̃ng ư u , nhƣợc điểm trong vi ệc thƣ̣c hi ện
thông tin vụ án, chỉ ra những vấn đề cần lƣu ý khi tác nghiệp đề tài pháp luật.
- Đề xuấ t m ột số giải pháp nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng , hiệu quả của
thông tin vụ án pháp luật trên hệ thống ấn phẩm báo Pháp luật Việt Nam nói
riêng và khuyến nghị bộ tiêu chí khi thông tin vụ án nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo
Pháp luật Việt Nam.

4.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tượng khảo sát: Luận văn nghiên cứu thông tin vụ án trên các ấn
phẩm của báo Pháp luật Việt Nam, trong đó khảo sát 6/10 ấn phẩm có đăng tải
thông tin vụ án của báo Pháp luật Việt Nam gồm có: Pháp luật Việt Nam,
Pháp luật và thời đại, Câu chuyện pháp luật, Xa lộ pháp luật, Pháp luật 4
phƣơng và Chuyên đề Pháp luật.
- Thời gian khảo sát: tƣ̀ tháng 01 năm 2013 đến tháng 01 năm 2016.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận về
đƣờng lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí; nhận thức luận
về vấn đề tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với báo chí; lý luận về tác phẩm báo chí,
hệ thống thể loại báo chí, phản ánh, tƣờng thuật, ký sự,...; Luật báo chí và
kiến thức thuộc các ngành khoa học xã hội khác có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có vận dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu định tính nhƣ: nghiên cứu văn bản, phân tích nội dung thông điệp
truyền thông,... và các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhƣ: phƣơng pháp
thống kê; phƣơng pháp khảo sát, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,... Cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản : phƣơng pháp này đƣợc dùng để
nghiên cứu văn bản tác phẩm có nội dung thông tin vụ án trên các ấn phẩm
6


của báo Pháp luật Việt Nam từ tháng 01/2013 đến tháng 01/2016, qua đó làm
nổi bật những ƣu điểm về tiếp cận vấn đề, tƣ tƣởng tác phẩm, chính kiến của
tác giả, cách sử dụng chi tiết, kết cấu, bút pháp, văn phong trong các tác phẩm
truyền tải thông tin vụ án. Đồng thời chỉ ra những hạn chế để từ đó đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thông tin vụ án qua từng thể loại
nhất định trên ấn phẩm báo Pháp luật Việt Nam hiện nay;

- Phương pháp phân tích

nội dung và phương pháp tổ ng hợp , sưu

tầ m , thố ng k ê, phân loại , khảo sát : Các phƣơng pháp này đƣợc dùng để
đƣa ra những nhìn nhận, đánh giá khách quan và chính xác nhất về vấn đề
thông tin vụ án nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất về mặt nhân văn đồng
thời thoả mãn thị hiếu của độc giả báo Pháp luật Việt Nam;
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch : Các phƣơng pháp này đƣợc dùng
để phân tích, lập luận, chứng minh, làm rõ và đƣa ra những kết luận chính xác
về thể loại mang đến hiệu quả cao trong việc thông tin vụ án;
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học (anket): Phƣơng pháp này đƣợc
áp dụng qua 300 phiếu điều tra nhằm cung cấp số liệu điều tra xã hội học đối
với các đối tƣợng độc giả nhất định: cán bộ, công chức Nhà nƣớc, sinh viên,
công nhân, ngƣời lao động,... trên địa bàn Hà Nội bằng 2 hình thức bản cứng
(150 phiếu ) và bản mềm (150 phiếu).
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn về đề tài “Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp
luật Việt Nam”, trƣớc hết về mặt lý luận, tác giả hệ thống hoá các lý thuyết về
thông tin và thông tin vụ án. Nhất là đƣa ra đƣợc khái niệm thông tin vụ án là
gì để nghiên cứu cũng nhƣ định hƣớng cho các nghiên cứu tiếp theo. Luận
văn còn có ý nghĩa lý luận về một dạng thông tin của báo chí chuyên biệt.
Cạnh đó, luận văn còn phân định rõ lý luận về cách thức tiếp cận và đƣa tin
vụ án trên nên tảng các lý thuyết thể loại báo chí hiện có và trên phƣơng diện
nhận thức về pháp luật liên quan đến các dạng vụ án đƣợc báo chí đăng tải.

7



6.2. Giá trị thực tiễn
Luận văn đú c rút tƣ̀ thƣ̣c tiễn hoa ̣t đ ộng báo chí tƣ̀ đó xây dƣ̣ng b ộ quy
chuẩ n thƣ̣c hiện đề tài pháp lu ật, cụ thể về truyền tải thông tin vụ án trên báo
chí. Hy vọng đây sẽ là tài li ệu tham khảo thực tiễn hƣ̃u ić h cho phóng viên ,
sinh viê n báo chí , các nhà quản lý , các nhà báo và các cơ sở đào tạo báo chí .
Và hơn cả là giúp ích cho chính tác giả trong quá trình tác nghiệp và đƣa tin
về vụ án.
Luận văn cũng có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng hệ
thống thông tin về báo chí chuyên biệt hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầ u , Kế t luận, Tài liệu tham khảo , Phụ lục, nội dung
luận văn bao gồ m 3 chƣơng. Cụ thể:
Chương 1: Thông tin vụ án trên báo chí - những vấn đề lý luận cơ bản
Chương 2: Thực trạng Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp
luật Việt Nam
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng Thông
tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam nói riêng và Thông tin
vụ án trên báo chí nói chung.

8


Chƣơng 1
THÔNG TIN VỤ ÁN TRÊN BÁO CHÍ - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm thông tin
Thông tin là một khái niệm cơ bản, mang tính khoa học. Đây là khái
niệm trung tâm của xã hội trong kỷ nguyên số. Mọi quan hệ, mọi hoạt động
của con ngƣời đều dựa trên một hình thức giao lƣu thông tin nào đó. Mọi tri

thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về những điều đã diễn ra, về những cái
ngƣời ta đã biết, đã nói và đã làm. Và điều đó luôn xác định bản chất, chất
lƣợng của những mối quan hệ của con ngƣời.
Có rất nhiều cách hiểu về thông tin. Thậm chí ngay các từ điển cũng
không thể có một định nghĩ thống nhất nhƣng theo nghĩa thông thƣờng,
thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tƣởng, phán đoán làm tăng thêm
sự hiểu biết của con ngƣời. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp:
một ngƣời có thể nhận thông tin trực tiếp từ ngƣời khác thông qua các
phƣơng tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả
các hiện tƣợng quan sát đƣợc trong môi trƣờng xung quanh.
Trong lĩnh vực viễn thông, thông tin là toàn bộ hoạt động nhằm mục
đích vận chuyển, đảm bảo tính chính xác của các thông điệp.
Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, thông tin hoạt động chủ yếu
dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng.
Trong lĩnh vực báo chí, thông tin đƣợc dùng để nói đến chất liệu ngôn
ngữ sống, sự miêu tả câu chuyện, bằng chúng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố
của thực tại. Những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng
nhƣ: phóng viên, biên tập viên, nhà báo… là những ngƣời đƣợc đào tạo chủ
yếu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Những vấn đề liên quan đến con

9


ngƣời luôn là nguồn cảm hứng chính trong các hoạt động thông tin của họ.
Với họ, thông tin là mục tiêu để họ sáng tạo không ngừng.
Nhƣ vậy, cùng sử dụng thuật ngữ thông tin, nhƣng khái niệm thông tin
mà các nhà báo sử dụng hoàn toàn khác với những khái niệm thông tin mà các
nhà kỹ thuật viễn thông xử lý hoặc thông tin mà các nhà tin học chế tạo. Để
có cái nhìn phù hợp với định hƣớng, trong nghiên cứu này, ngƣời viết đi sâu
vào phân tích thuật ngữ thông tin trong báo chí.

Thông tin báo chí là quá trình cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi cơ
bản, đó là: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? tại sao? ra sao? Nó đƣợc gói gọn trong
một câu viết bao gồm một chủ ngữ (ai?), một động từ (cái gì?), một bổ ngữ
hoàn cảnh chỉ địa điểm (ở đâu?) và một bổ ngữ hoàn cảnh chỉ thời gian (khi
nào?).
Quan điểm đi vào cụ thể của thông tin trong báo chí, trong cuốn “Cơ sở
lý luận của báo chí” của E.P. Prôkhôrốp lại cho rằng, thông tin trong báo chí
từ lâu thƣờng đƣợc dùng trong ba nghĩa có quan hệ mật thiết với nhau: Đó là
các thông báo ngắn không bình chú về các tin tức nói hổi của đời sống trong
nƣớc và quốc tế; Là danh mục nhóm các thể loại tin tức (các loại hình thông
tin: tin ngắn, báo cáo, tƣờng thuật, phỏng vấn); cuối cùng thông tin đôi khi
đƣợc hiểu là thể loại tin ngắn.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của nhóm tác giả
Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang, (2007), lại cho rằng thông tin
trong báo chí đang tồn tại hai cách hiểu: Một là, tri thức, tƣ tƣởng do nhà
báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Hai là, sự loan báo cho mọi
ngƣời biết.
Trong hoạt động báo chí, khi tìm hiểu về khái niệm thông tin cần đặt
nó trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hƣởng trực
tiếp của thông tin đối với công chúng, hƣớng dẫn nhận thức và giáo dục
đạo đức cho họ để họ có hành động đúng đắn. Vì vậy, chúng ta cũng có thể
đồng tình với khái niệm về định nghĩa thông tin: Thông tin là phần tri thức
10


đƣợc sử dụng để định hƣớng, tác động đến những hành động tích cục và
quả lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự
hoàn thiện và phát triển hệ thống.
Ở dạng hoàn chỉnh, khái niệm thông tin chứa đựng nội dung rất phong
phú, nó có quan hệ trực tiếp đến chứ năng và hiệu quả của công tác báo chí,

đến nguyên tắc cung cấp thông tin, đến những yêu cầu nghiệp vụ báo chí và
những nguyên tắc tác động lẫn nhau của các mặt nói trên. Khái niệm thông tin
là nền tảng của công tác báo chí, cho nên khi nghiên cứu lý luận báo chí, nhà
nghiên cứu luôn chú ý đến ý nghĩa của thuật ngữ này.
1.1.2. Khái niệm về vụ án và thông tin vụ án
Đây là những thuật ngữ mang tính chuyên ngành cao nhƣng trong
phạm vi đề tài, ngƣời viết xin đề cập khái niệm phổ quát nhất.
*Vụ án
Khái niệm Vụ án đƣợc ghi theo Từ điển Tiếng Việt là một vụ việc có
dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ
thể pháp luật đƣợc đƣa ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết. Tuỳ theo
từng tình chất, đặc trƣng mà các vụ án sẽ liên quan đến từng đơn vị công
quyền khác nhau. Chẳng hạn nhƣ vụ án hình sự sẽ do cơ quan công an hình sự
tiến hành điều tra, thu thập thông tin; vụ án kinh tế sẽ do cơ quan công an
kinh tế quản lý;…
Vụ án đang xử là chuỗi hoạt động bao gồm tố tụng, xét xử pháp đình
(tranh tụng, phản biện, nghị án, tuyên án,…), kháng cáo, điều tra bổ sung, thi
hành án,… Đây là hoạt động liên quan và chủ yếu do cơ quan tiến hành tố
tụng điều phối.
Vụ án hình sự hay vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã đƣợc
quy định trong Bộ luật hình sự đã đƣợc cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về
hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã đƣợc
quy định ở Bộ luật tố tụng hình sự. Ngƣời vi phạm pháp luật đã bị khởi tố về
hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các quy định của Bộ luật tố
11


tụng hình sự tức đã can án hình sự sẽ bị áp dụng một số biện pháp do luật quy
định nhƣ phải khai cung, phải có mặt vào thời gian do các cơ quan tiến hành
tố tụng - cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án quy định, có trƣờng hợp bị áp

dụng các biện pháp cƣỡng chế nhƣ tạm giam, khám nhà... Có thể bị phạt tù, bị
cấm hành nghề nếu qua xét xử tòa án đã đủ chứng cứ chứng minh là phạm tội
và đã ra quyết định bằng một bản án hình sự;
Vụ án dân sự là hoạt động nộp đơn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình, của Nhà nƣớc, của tập thể hay của ngƣời khác, của
các nhân, cơ quan, tổ chức. Khởi kiện vụ án dân sự là phƣơng thức để các chủ
thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trƣờng hợp bị xâm hại.
Trên cơ sở của yêu cầu khởi kiện, Tòa án quyết định buộc ngƣời có
hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó, góp phần duy trì trật tự xã
hội, giáo dục pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Vụ án Kinh tế xử lý các tranh chấp kinh tế mà một hoặc các bên tranh
chấp khởi kiện ở Tòa án. Vụ án kinh tế bao gồm các vụ án về tranh chấp hợp
đồng kinh tế, các vụ án về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của
công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành
lập, hoạt động, giải thể công ty; các vụ án về tranh chấp liên quan đến việc
mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các vụ án về các tranh chấp khác theo quy định
của pháp luật;
* Thông tin vụ án
Là chuỗi các diễn biến, hoạt động thay đổi và phát triển theo dòng thời
gian. Bắt đầu từ diễn biến phạm tội - phạm lỗi, quá trình phát hiện hành vi
phạm tội - phạm lỗi, hoạt động thu thập thông tin và tác nghiệp của cơ quan
chức năng nhƣ điều tra, truy tố, xét xử theo các

cấp sơ thẩm, phúc thẩm,

giám đốc thẩm, tái thẩm,… đƣợc ghi nhận chính xác theo trật tự nhất định.
* Thông tin pháp đình
Là thông tin trên văn bản của các cơ quan tiến hành tố tụng (Dân sự hình sự…) bao gồm loạt hoạt động, vấn đề cấu thành nên phiên toà xét xử,
cụ thể:
12



Quyết định khởi tố là cơ sở pháp lý để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
tiến hành các hoạt động điều tra và áp dụng biện pháp tố tụng đối với bị can,
đồng thời, nó cũng là sự bảo đảm của Nhà nƣớc đối với mọi công dân để
không một ai có thể bị áp dụng biện pháp cƣỡng chế và tiến hành điều tra nếu
chƣa khởi tố bị can.
Khởi tố bị can là quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng khi có đủ
căn cứ để xác định một ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội để tiến hành các
hoạt động điều tra đối với họ. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động điều tra và áp dụng
biện pháp tố tụng đối với bị can, đồng thời, nó cũng là sự bảo đảm của Nhà
nƣớc đối với mọi công dân để không một ai có thể bị áp dụng biện pháp
cƣỡng chế và tiến hành điều tra nếu chƣa khởi tố bị can.
Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác
định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm. Đây là một
giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra.
Đề nghị truy tố là việc đƣa ngƣời phạm tội ra trƣớc tòa án để xét xử. Ở
Việt Nam hiện nay, truy tố ngƣời phạm tội ra trƣớc tòa thuộc thẩm quyền của
Viện kiểm sát nhân dân. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản
kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát
cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.
Bản cáo trạng - văn bản pháp lý do Viện kiểm sát lập ra khẳng định
việc truy tố bị can ra trƣớc tòa án để xét xử. Bản cáo trạng phải đƣợc giao cho bị
can và lƣu trong hồ sơ vụ án. Hay đây là quyết định của viện kiểm sát truy tố bị
can trƣớc tòa án. Bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra để nêu rõ:
ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; ai là ngƣời đã thực hiện hành vi
phạm tội, thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan
trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng
nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa

đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật
hình sự đƣợc áp dụng. Bản cáo trạng phải đƣợc giao cho bị can.
13


Bị cáo: Ngƣời đã bị tòa án quyết định đƣa ra xét xử.
Bị hại: Là ngƣời bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội
phạm gây ra. Ngƣời bị hại chỉ có thể là thể nhân bị ngƣời phạm tội làm thiệt
hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản. Nếu ngƣời bị hại là ngƣời chƣa
thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, ngƣời
giám hộ của họ tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện hợp pháp của
ngƣời bị hại. Trong trƣờng hợp ngƣời bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con
của ngƣời bị hại tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện hợp pháp của
ngƣời bị hại và có những quyền của ngƣời bị hại.
Nguyên đơn: Là ngƣời đƣợc giả thuyết có quyền hoặc lợi ích hợp pháp
bị vi phạm hay tranh chấp nên khởi kiện (hoặc đƣợc ngƣời khác khởi kiện,
khởi tố) theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ những quyền lợi đó. Trƣờng
hợp Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì ngƣời
có quyền, lợi ích hợp pháp đƣợc bảo vệ có thể tham gia tố tụng với tƣ cách
nguyên đơn. Còn Viện kiểm sát, tổ chức xã hội không phải là nguyên đơn.
Bị đơn: Ngƣời tham gia tố tụng theo yêu cầu của nguyên đơn hoặc
ngƣời khởi kiện, khởi tố vì lợi ích chung do giả thiết đã vi phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn hoặc tranh chấp với nguyên đơn.
Bị đơn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Ngoài những quyền và nghĩa
vụ chung của các đƣơng sự, bị đơn còn có quyền phản tố tức là đƣa ra yêu cầu
của mình đối với nguyên đơn.
Bản án: Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ
án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho
nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến
phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có

nhiệm vụ viết bản án.
Xét xử: Là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc
nhằm đƣa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó
nhân danh Nhà nƣớc đƣa ra một phán quyết tƣơng ứng với bản chất, mức độ
14


trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh
doanh, thƣơng mại, ...).
Xét xử công khai: Nguyên tắc hoạt động của tòa án nhằm bảo đảm sự
giám sát của nhân dân, của công luận đối với hoạt động xét xử của tòa án, bảo
đảm chức năng giáo dục của xét xử và tăng cƣờng trách nhiệm của cơ quan
xét xử trƣớc pháp luật.
Xét xử kín: Áp dụng trong những trƣờng hợp đặc biệt cần giữ gìn bí
mật nhà nƣớc hoặc giữ gìn đạo đức xã hội nhƣng phải tuyên án công khai. Xét
xử kín có nghĩa là không phải mọi ngƣời đều có quyền tham dự nhƣ trong
trƣờng hợp công khai; trừ Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thƣ ký phiên tòa và
những ngƣời tham gia tố tụng cần thiết khác, không một ai đƣợc ở lại phòng
xét xử để dự thính, theo dõi diễn biến phiên tòa trong thời gian xét xử kín mà
chỉ có thể trở lại phòng xét xử để nghe tuyên án công khai nếu là xét xử kín
toàn bộ vụ án, hoặc đƣợc trở lại phòng xét xử sau khi kết thúc phần xét xử kín
của vụ án để tiếp tục dự thính, theo dõi việc xét xử công khai.
Xét xử lƣu động: xét xử lƣu động là việc toà án đƣa vu án ra xét xử (tổ
chức phiên toà) công khai không phải tại công đƣờng mà thƣờng tại nơi tội
phạm đƣợc thực hiện hoặc nơi có tranh chấp xảy ra , nơi bị cáo, các đƣơng sự
cƣ trú… Cũng giống nhƣ các phiên toà bình thƣờng, bị cáo bị xét xử bằng
phiên toà lƣu động vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật nếu họ có tội. Nhƣng bên cạnh các quy định của pháp luật, bị cáo bị xét
xử lƣu động dƣờng nhƣ còn phải chịu sự buộc tội, một sức ép nặng nề khác từ
phía đám đông với vô số các quy phạm xã hội nhƣ đạo đức, cộng đồng, dòng

họ, tôn giáo mà nếu xét xử tại công đƣờng họ không phải chịu.
* Đưa tin về vụ án trên báo chí
Đƣa tin về vụ án là thông tin vụ án đƣợc phản ánh chính xác, chân thực,
khách quan dƣới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh,… qua các phƣơng tiện
truyền thông đại chúng. Tuy nhiên có thể đƣợc phát triển phi tuyến tính tuỳ
vào mục đích và thể loại truyền tải thông tin.
15


1.2. Vai trò của việc thông tin vụ án trên báo chí
Báo chí từ lâu đƣợc biết đến là cơ quan ngôn luận của tổ chức, đồng
thời là diễn đàn của công chúng nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn báo chí là
một kênh truyền thông hiệu quả trong các lĩnh vực nói chung và nền pháp chế
nói riêng là điều tất yếu. Và cũng vì thế nên thông tin vụ án trên báo chí là
một trong những biện pháp hữu ích hàng đầu trong việc tuyên truyền, phổ
biến đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về các hành vi vi phạm
pháp luật, đảm bảo độ chính xác, nhất quán và tƣơng tác tin cậy giữa cơ quan
tổ chức tƣ pháp với đông đảo quần chúng nhân dân thuộc mọi tầng lớp.
Thông tin vụ án trên báo chí góp phần tạo ra diễn đàn cho nhân dân
tham dự giám sát, chống các biểu hiện tiêu cực, đƣa tin kịp thời các hoạt động
tác nghiệp, điều tra, phá án của lực lƣợng cảnh sát, Tòa án hay nhiệm vụ của
hệ thống Tòa án; những vụ án đƣợc xét xử... để các địa phƣơng, các Tòa án
xem xét, đánh giá, dần dần tiến đến việc đảm bảo công bằng, chính xác và
không xảy ra oan sai. Bên cạnh đó còn tăng hiểu biết về pháp luật một cách cụ
thể, rõ ràng, dễ hiểu,… đồng thời cũng giúp công chúng hiểu và chia sẻ hơn
với hàng loạt hoạt động của công tác tƣ pháp hiện hành.
Vai trò quan trọng nhất của thông tin vụ án trên báo chí không chỉ là
tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, tạo tính răn đe khi đƣa tin về vụ án
tại các phiên tòa, định hƣớng, tránh lệch lạc hành vi gây vi phạm pháp luật mà
còn là để thoả mãn quyền đƣợc biết của ngƣời dân. Qua đó có những định

hƣớng, tạo lập dƣ luận và tạo phản biện nếu các hoạt động tố tụng có biểu
hiện tiêu cực.
Ngoài ra, với việc công khai thông tin vụ án, thông tin pháp đình không
chỉ giúp giám sát hoạt động tƣ pháp mà còn giúp công chúng có điều kiện mổ
xẻ, phân tích và quan trọng hơn là phản ánh một số thẩm phán điều hành
phiên tòa chƣa tuân thủ Bộ luật Tố tụng hình sự, thậm chí là xử bừa, xử ẩu…
để góp phần nâng cao chất lƣợng xét xử tại Việt Nam nói chung và đề xuất
các giải pháp liên quan đến các vụ án xét xử nói riêng.
16


1.3. Những yêu cầu đối với việc thông tin vụ án trên báo chí
1.3.1. Yêu cầu chung
Đảm bảo thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của việc thông tin trên báo
chí đã khó, việc thông tin vụ án trên báo chí lại càng có những yêu cầu
phức tạp hơn khi môi trƣờng truyền thông ngày một năng động và phong
phú. Không chỉ tuân theo tôn chỉ của báo chí là cung cấp sự thật, thông tin
vụ án trên báo chí cũng yêu cầu sự khách quan, trung thực, chọn lọc,… có
tính giáo dục, răn đe mà thông tin vụ án trên báo chí cũng phải đảm bảo
thoả mãn những đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí nói chung nhƣ
thông tin thời sự - những sự việc, sự kiện pháp luật vừa mới xảy ra, nóng
hổi liên quan đến nhiều ngƣời và có ý nghĩa xã hội đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm; sự kiện công chúng muốn biết, cần biết nhƣng chƣa biết hoặc sự kiện
đã xảy ra từ lâu nhƣng nay mới biết, hay mang ý nghĩa thời sự; cũng có khi
là những sự kiện lãnh đạo cần thông tin cho công chúng để thực hiện.
Những thông tin sự kiện thời sự này cần đƣợc truyền tải một cách công
khai, minh bạch và không chỉ thoả mãn nhu cầu nhận thức mà còn giúp
thực hiện quyền đƣợc biết của nhân dân, góp phần nâng cao tinh thần trách
nhiệm và nghĩa vụ công dân của công chúng đối với nền tƣ pháp nƣớc nhà.
Yêu cầu thứ hai của thông tin vụ án trên báo chí chính là tính công

khai. Trong khi thời đại công nghệ truyền thông số và toàn cầu hoá, thông
tin vụ án trên báo chí càng cần đảm bảo tính công khai, minh bạch – đây là
một yếu tố quan trọng để đánh giá tác phẩm và chất lƣợng của thông tin vụ
án báo chí trong môi trƣờng xã hội phát triển, góp phần quan trọng vào quá
trình tổ chức, quản lý, giám sát và phản biện xã hội trong lĩnh vực tƣ pháp
cũng nhƣ thực thi pháp luật.
Bởi thông tin báo chí nói chung và thông tin vụ án trên báo chí nói
riêng có những tác động cụ thể đến đông đảo công chúng nên tính mục đích
cũng là một trong những yếu tố cần cân nhắc của thông tin báo chí. Nói
đến tính mục đích là nói đến mục đích chính trị, văn hoá, dân sinh, là đề
17


×