Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường cao đẳng công nghiệp sao đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 94 trang )

Trang 1/94

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ MINH HỌA....................................... 5
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ............................................................................................ 6

1.1. Nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những mục tiêu hàng đầu
của giáo dục ngày nay. ........................................................................... 6
1.2. Công nghệ dạy học hiện đại đòi hỏi những phương tiện dạy học hiện
đại, bài giảng điện tử ngày càng trở nên phổ biến.................................. 7
1.3. Trình độ tin học của giáo bviên tại trường Cao đẳng Công nghiệp
Sao Đỏ còn thấp do đó việc xây dựng các bài giảng điện tử còn hạn chế.
............................................................................................................... 7
1.4. Hiện nay cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường đã đủ đáp
ứng cho việc áp dụng công nghệ dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường. ............................................................... 8
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...................................................................................... 8
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ........................................................... 8
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 9
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...................................................................................... 9
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................................. 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................................ 10
1.1. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI................................................................... 10

1.1.1. Công nghệ................................................................................... 10
1.1.2. Công nghệ dạy học. .................................................................... 10
1.1.3. Bản chất và đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại. .............. 12
1.1.4. Tác dụng của công nghệ dạy học. ............................................... 13
1.1.5. Những điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại. ...................... 14


1.1.6. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại................................. 14
1.1.7. Một số xu thế của dạy học hiện đại. ............................................ 18
1.1.7.1. Xu thế tổng quát của dạy học hiện đại. .................................... 18
1.1.7.2. Một số xu thế của dạy học hiện đại. ......................................... 19
1.2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. .... 20

1.2.1. Phương tiện. ............................................................................... 20
1.2.2. Đa phương tiện (Multimedia). .................................................... 21
1.2.3. Phương tiện dạy học. .................................................................. 21
1.2.4. Vai trò của phương tiện dạy học. ................................................ 22
1.2.5. Một số nguyên tắc sư phạm trong việc tạo và sử dụng phương tiện
dạy học. ................................................................................................ 26
1.3. WORLD WIDE WEB VÀ CÁC ỨNG DỤNG CỦA NÓ. ...................................... 29

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 2/94
1.3.1. Công nghệ Internet. .................................................................... 29
1.3.2. World Wide Web và các ứng dụng của nó................................... 32
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN XÂY DỰNG CÁC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG
NGHIỆP SAO ĐỎ......................................................................................................... 36
2.1. THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ TRƯỜNG. .......................... 36

2.1.1. Sơ lược về trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ...................... 36
2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất. .......................................................... 39
2.2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ TIN HỌC CỦA GIÁO VIÊN................ 41

2.3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY.
................................................................................................................................... 43
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG. ........................................ 45
3.1. TÌM HIỂU MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ. ........... 45

3.1.1. Nhóm các công cụ hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử ................. 46
3.1.1.1. Nhóm phổ biến......................................................................... 46
3.1.1.2. Nhóm chuyên nghiệp................................................................ 49
3.1.2. Nhóm các hệ thống hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử và quản lý
học tập.................................................................................................. 55
3.2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIÁO VIÊN SOẠN BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ....................................................................................................... 59

3.2.1. Moodle....................................................................................... 60
3.2.1.1. Các đặc trưng của Moodle: ..................................................... 67
3.2.1.2. Các chức năng soạn giảng và quản lý khóa học....................... 71
3.2.2. Phát triển công cụ soạn thảo. ................................................... 79
3.2.2.1. Ẩn văn bản............................................................................... 79
3.2.2.2. Văn bản động........................................................................... 80
3.2.2.3. Chức năng tạo chú thích. ......................................................... 81
3.2.2.4. Chức năng vẽ hình. .................................................................. 82
3.2.2.5. Chức năng tạo chữ chạy. ......................................................... 83
3.2.3. Một số giao diện thử nghiệm được đề tài xây dựng dựa trên
Moodle. ................................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 90
1. KẾT LUẬN................................................................................................................. 90
1.1. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI. ............................................... 90
1.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................................. 91
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 93


Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 3/94

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- CAI

: Computer Aided /Assisted Instruction

- CAL

: Computer Aided /Assisted Learning

- CBL

: Computer Based Learning

- CBT

: Computer Based Training

- CIX

: Commercial Internet Exchange Association


- CMI

: Computer Managel Instruction

- CMS

: Course Management System

- CSLR

: Computer Supported Learning Resources

- HTML

: HypertText Makeup Language

- HTTP

: Hypertext Transfer Protocol

- IMAP

: Internet Mail Access Protocol

- IP

: Internet Protocol

- IT


: Instuctional Technology

- LAN

: Local Area Networks

- LCMS

: Learning Course Management System

- LDAP

: Lightweight Directory Access Protocol

- LMS

: Learning Management System

- MOODLE :

Modular

Object-Oriented

Dynamic

Learning

Environment


Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 4/94
- NSF

: National Science Foundation

- POP

: Post Office Protocol

- SCORM : Sharable Content Object Reference Model
- TCP

: Transmission Control Protocol

- URL

: Uniform Resource Locators

- VLE

: Virtual Learning Environment

- WAN

: Wide Area Networks


- WTO

: World Trade Organization

- WWW

: World Wide Web

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 5/94

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ MINH HỌA

Hình 1.1: Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại.
Hình 1.2: Mô hình mối quam hệ dạy - học cơ bản theo Hortsch.
Hình 1.3: Mô hình quá trình dạy học.
Hình 1.4: Mô hình công nghệ dạy học.
Hình 1.5: Mô hình dạy học theo lý thuyết học tập của Heimann.
Hình 1.6: Mô hình dạy học theo Frank.
Hình 1.7: Mô hình dạy học của Ihber (1982).

Bảng 2.1: Một số thiết bị giảng dạy và học tập.
Bảng 2.2: Trình độ đội ngũ giáo viên.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 6/94

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1. Nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những mục tiêu hàng
đầu của giáo dục ngày nay.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta chuẩn bị gia nhập WTO thì
việc nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của giáo dục nói chung
và của các trường, các tổ chức, các cơ sở đào tạo nói riêng nhằm khẳng định
và tiến tới nâng cao vị thế của mình trong thị trường đào tạo.
Giáo dục đào tạo không chỉ dừng lại ở mục đích đào tạo ra nguồn nhân
lực đáp ứng cho nhu cầu nội địa trước mắt mà nó là quá trình tạo ra những sản
phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người) mang tính cạnh tranh giữa các cơ sở
đào tạo, cung ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Đào tạo không còn là độc quyền của các cơ sở đào tạo nhà nước mà nó
trở thành thị trường chung cho tất cả các cơ sở đào tạo từ công lập đến dân
lập, trong nước và ngoài nước do đó có sự cạnh tranh lẫn nhau. Các cơ sở đào
tạo phải tự khẳng định thương hiệu của mình không còn cách nào khác là phải
nâng cao chất lượng đào tạo tức là tác động vào các yếu tố của quá trình đào
tạo: nội dung, phương pháp, phương tiện… Trong những yếu tố đó thì việc áp
dụng công nghệ day học hiện đại có ảnh hưởng to lớn tới chất lượng đào tạo.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 7/94
1.2. Công nghệ dạy học hiện đại đòi hỏi những phương tiện dạy học
hiện đại, bài giảng điện tử ngày càng trở nên phổ biến.

Áp dụng công nghệ dạy học hiện đại chính là áp dụng một hệ thống
phương tiện, phương pháp và kỹ năng mới nhằm vận dụng quy luật khách
quan, tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định.
Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại cần đáp ứng đồng thời hai
yêu cầu cơ bản. Đó là một bài giảng giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm và là
một bài giảng từ xa qua mạng, người học có thể tái hiện đầy đủ những gì giáo
viên cung cấp. Do đó, để tạo một bài giảng thoả mãn được cả hai yêu cầu trên
thì bài giảng điện tử đáp ứng tốt nhất cho hai yêu cầu đó. Đào tạo theo
phương thức từ xa ngày càng phát triển, công nghệ dạy học ngày càng được
áp dụng rộng rãi thì bài giảng điện tử sẽ ngày càng phát triển và nó là phương
thức chủ yếu để phát triển công nghệ dạy học.
1.3. Trình độ tin học của giáo viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp
Sao Đỏ còn thấp do đó việc xây dựng các bài giảng điện tử còn hạn
chế.

Phát triển từ một trường công nhân kỹ thuật cho đến nay trở thành một
trường cao đẳng, đội ngũ giáo viên bao gồm đội ngũ công nhân lành nghề giữ
cương vị là giáo viên dạy thực hành, đội ngũ giáo viên tuyển chọn qua các
năm từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên cả nước. Tuy nhiên do lĩnh
vực đào tạo giáo viên giảng dạy các môn kỹ thuật của nước ta còn chưa phát
triển nên trình độ giáo viên giảng dạy kỹ thuật còn hạn chế. Đây cũng là tình
hình chung đối với đội ngũ giáo viên của trường Cao đẳng Công nghiệp Sao
Đỏ. Trình độ tin học thấp, khả năng soạn các bài giảng điện tử hạn chế đòi hỏi

cần có những công cụ đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng để soạn các bài giảng
điện tử một cách đa dạng cho không chỉ một môn học, một ngành học mà cho

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 8/94
nhiều môn học khác nhau, nhiều ngành học khác nhau mà chính các công cụ
soạn bài giảng điện tử hiện này (PowerPoint, FrontPage…) chưa đáp ứng
được.
1.4. Hiện nay cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường đã đủ
đáp ứng cho việc áp dụng công nghệ dạy học hiện đại nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường.

Đứng trước ngưỡng cửa của WTO, trường Cao đẳng Công nghiệp Sao
Đỏ đang hàng ngày xây dựng, phát triển và tiến tới khẳng định thương hiệu
của mình. Nhà trường đã xây dựng một hệ thống các phòng học mới đáp ứng
nhu cầu đào tạo hàng năm đồng thời nhà trường cũng đã xây dựng hệ thống
mạng LAN (Local Area Networks) với các đường cáp, cáp quang nối giữa các
phòng ban, các phòng học chức năng, đáp ứng cho việc đào tạo trong nhà
trường. Đây cũng là cơ sở cho việc áp dụng thành công công nghệ dạy học
hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ
giáo viên soạn bài giảng điện tử.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu là phương tiện dạy học hiện đại và một số công
cụ xây dựng bài giảng điện tử.

Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong việc nghiên cứu xây dựng hệ thống
hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử ngành tin học tại trường Cao đẳng
Công nghiệp Sao Đỏ.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 9/94
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu những cơ sở lý luận của việc dạy học theo phương pháp dạy
học hiện đại.
Đánh giá trình độ tin học của giáo viên và thực trạng ứng dụng phần
mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao
Đỏ.
Tìm hiểu và phân tích đặc điểm một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bài
giảng điện tử.
Xây dựng một hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử cho
ngành tin học tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Xây dựng website thành một hệ thống các công cụ sẽ hỗ trợ có hiệu quả
cho giáo viên trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ soạn bài giảng điện tử
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


Nghiên cứu lý thuyết:

- Các cơ sở lý thuyết.

- Nghiên cứu tài liệu.


Nghiên cứu thực nghiệm:

- Quan sát, phân tích và xây dựng chương trình thử nghiệm, các ví dụ
minh hoạ nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 10/94

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.

1.1. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI.
1.1.1. Công nghệ.

Khái niệm về công nghệ được nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế
quan tâm. Theo GS.TS Nguyễn Xuân Lạc, khái niệm công nghệ được định
nghĩa như sau:
“Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng
nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào một đối tượng nào đó, đạt
một hiệu quả xác định cho con người” [5,tr.1].

1.1.2. Công nghệ dạy học.

Công nghệ dạy học nói riêng, công nghệ giáo dục và đào tạo nói chung

có nhiều định nghĩa khác nhau:
“Công nghệ đào tạo là quá trình sử dụng vào giáo dục và dạy học các
phương tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng
học tập của học sinh” [3,tr.133] .
“Công nghệ giáo dục là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên
tắc hợp lý của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến
hành quá trình đào tạo, cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có
kết quả nhất để đạt được mục đích đào tạo…” [1,tr.110,111].
“Công nghệ dạy học là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ
năng tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định” [6,tr.2].

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 11/94
Một cách khái quát: “Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng những
thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học nhằm thực
hiện mục đích dạy học với hiệu quả kinh tế cao” [3,tr.134].
Công nghệ dạy học có thể được xem như một quá trình công nghệ đặc
biệt, một quá trình sản xuất những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người).
Học sinh không còn là đối tương thụ động của quá trình tác động của giáo
viên mà họ vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình dạy học.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã tạo thành một
trào lưu mới trong dạy học và phát triển thành công nghệ dạy học. Nhiều
thuật ngữ trong công nghệ dạy học gắn với máy tính được viết tắt rất quen
thuộc với nhiều giáo viên trên thế giới, chẳng hạn:
- IT (Instuctional Technology): Công nghệ giảng huấn (Công nghệ dạy
học).

- CAL (Computer Aided /Assisted Learning): Học tập có hỗ trợ máy
tính.
- CAI (Computer Aided /Assisted Instruction): Dạy học có hỗ trợ máy
tính.
- CBL (Computer Based Learning): Học tập bằng máy tính.
- CBT (Computer Based Training): Đào tạo bằng máy tính.
- CMI (Computer Managed Instruction): Giảng huấn quản lý bằng máy
tính.
- CSLR (Computer Supported Learning Resources): Nguồn tài liệu học
tập được hỗ trợ bằng máy tính.
Ngày nay, quá trình dạy học không chỉ được hiểu là một quá trình công
nghệ mà nó đã phát triển lên một tầm cao mới, đó là công nghệ dạy học hiện

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 12/94
đại. Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống phương tiện, phương pháp
và kỹ năng mới tác động vào con người, hình thành một nhân cách xác định.

1.1.3. Bản chất và đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại.

Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại có thể được mô tả là sự kết
hợp thành tựu của nhiều khoa học công nghệ khác nhau trong việc tổ chức
quá trình dạy học bao gồm: đầu ra, đầu vào, điều kiện phương tiện, nội dung
đào tạo, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nhằm đạt mục đích đào tạo với
chi phí tối ưu.
Thành tựu

của khoa học
giáo dục:
tâm lý học,
giáo dục
học, kinh tế
học…
Thành tựu
của khoa học
liên quan:
sinh học, tin
học, điều
khiển học…

Đầu ra (mục tiêu)
Đầu vào (học sinh)
Tổ
chức
khoa
học
quá
trình
dạy
học

Điều kiện phương tiện dạy học
Nội dung đào tạo
Hệ thống phương pháp

Đạt
mục

đích
đào
tạo
với
chi
phí
tối
ưu.

Tiêu chuẩn đánh giá

Hình 1.1: Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại.
Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại: công nghệ dạy học hiện đại
có những đặc điểm sau:
- Tính hiện đại: Thường xuyên áp dụng, cập nhật vào thực tiễn dạy học
những đổi mới về giáo dục một cách có căn cứ khoa học.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 13/94
- Tối ưu hóa: Chi phí ít nhất về thời gian và sức lực.
- Tính tích hợp: Sử dụng thành tựu của nhiều khoa học vào việc đào
tạo.
- Tính lặp lại kết quả: Cùng một quá trình đào tạo phải đạt được những
kết quả mong muốn gần giống nhau.
- Tính khách quan: Có các tiêu chí đánh giá kết quả học tập rõ ràng,
khách quan, kịp thời về định lượng và cả định tính.

- Hệ thống hóa: Chương trình hóa hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xã
hội, tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình.

1.1.4. Tác dụng của công nghệ dạy học.

Ưu điểm:
- Nâng cao năng suất và hiệu quả của dạy học.
- Cho phép cá thể hóa giáo dục: người học có thể học mọi lúc, mọi nơi.
- Tăng cường sự bình đẳng trong giáo dục: bình đẳng trong quan hệ
thầy trò.
- Góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn cơ sở khoa học của dạy
học, tạo cho nó những nền tảng khoa học vững chắc.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và con người.
- Chỉ áp dụng được cho một số môn học cụ thể.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 14/94
1.1.5. Những điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại.

Một công nghệ (phương tiện, phương pháp và kỹ năng) dạy học chỉ có
tác dụng tốt khi được sử dụng theo quan điểm công nghệ và quan điểm hệ
thống [6].
Theo quan điểm công nghệ:
- Phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu…) thích hợp và điều kiện
vận hành tương ứng.

- Người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học
cũng như chuyên môn,…) đủ để làm chủ quá trình dạy học, như ứng tác linh
hoạt khi phát hiện thiếu hoặc thừa thời gian dạy học so với kế hoạch đã
định…
- Người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với
những thuận lợi do công nghệ hiện đại đem lại.
Theo quan điểm hệ thống:
Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công
nghệ dạy học nói chung, vì thế phải được sử dụng trong mối tương quan với
công nghệ dạy học truyền thống, theo phương châm đúng lúc, đúng chỗ và
đúng độ (trình độ, mức độ…), đảm bảo cho quá trình dạy học không chỉ khả
thi mà còn hiệu quả.

1.1.6. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại.

Từ trước tới nay các giáo viên thường quen soạn bài (chuẩn bị giáo án)
như sau [6]:
Phần chữ

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 15/94
Giáo viên sáng tác một phần dựa vào học vấn và kinh nghiệm dạy học
của mình, phần còn lại thường được biên soạn theo tài liệu tham khảo như
sách, báo, bài giảng (thông thường chiếm tỷ lệ khá lớn) với phương tiện thông
dụng là giấy, bút,... một số nguời có dùng phương tiện sao chụp,...
Phần hình

Giáo viên sáng tác một phần theo khả năng của mình, phần còn lại
đuợc biên soạn theo tài liệu tham khảo (thông thường chiếm tỷ lệ khá lớn) với
phương tiện thông dụng như giấy, bút, một số người có dùng các thiết bị can
in, sao chụp,...(các phương tiện nghe nhìn như tranh treo, phim, băng hình,...
không phải là thành phần trực tiếp của bài soạn, thường đuợc dùng phối hợp
trên lớp).
Một bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại (công nghệ dạy học
bằng máy tính) còn được gọi là bài giảng điện tử, cần đáp ứng đồng thời hai
yêu cầu cơ bản sau [6]:
- Là một bài giảng giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm,
- Là một bài giảng từ xa qua mạng (LAN, WAN,…), người học có thể
tái hiện đầy đủ những gì giáo viên cung cấp.
Chuẩn mực sư phạm được hiểu là những tiêu chí / yêu cầu cơ bản đảm
bảo cho quá trình dạy học (là quá trình thực hiện hai hoạt động tương tác: dạy
của thầy và học của trò) khả thi (dạy được và học được) và hiệu qủa (dạy tốt
và học tốt).

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 16/94

Chủ thể

Khách thể

Hoạt động dạy
Giáo viên


Học sinh
Học sinh

Đối tượng lĩnh hội
Hoạt động học

Chủ thể

Khách thể

Hình 1.2: Mô hình mối quam hệ dạy - học cơ bản theo Hortsch.
Bài giảng điện tử: là một hay nhiều trang tư liệu thể hiện nội dung dạy
học được lựa chọn cô đọng một cách sư phạm và khoa học, có thể quan sát
được trên màn hình máy tính hoặc thông qua các thiết bị ngoại vị (máy chiếu
đa năng…) để đưa lên màn hình lớn. Tư liệu bài giảng bao gồm: nội dung
chuyên môn được thể hiện bằng chữ viết và hình ảnh tĩnh hoặc động, các sơ
đồ, biểu đồ…, phần ôn tập, ôn luyện, phần đánh giá và kiểm tra, phần nâng
cao… với âm thanh, màu sắc kết hợp. Giáo viên và học sinh có thể điều khiển
việc hiển thị dữ liệu và liên kết với các trang thông tin khác để mở rộng kiến
thức thông qua chuột, bàn phím, các thiết bị điều khiển, khẩu lệnh, nút lệnh…
Khái niệm bài giảng điện tử được hiểu theo nghĩa cụ thể sau:
- Bài: là một hay nhiều trang web có đặc trưng của bài giảng giáp mặt
với bảng đen truyền thống (viết, vẽ, theo trình tự sư phạm, trong ít nhất 3
khung: tiêu đề, dàn bài và diễn họa chi tiết) được soạn trên máy tính, dưới
dạng chữ, bảng biểu, âm thanh, hình ảnh, video…, với màu sắc, âm thanh
phối hợp nếu cần, có thể xem, trình diễn có tương tác; học viên có thể sao in

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 17/94
được (trực tiếp hoặc qua mạng), tái hiện và tương tác theo ý muốn để tự học,
ôn tập và tự kiểm tra.
- Giảng: giáo viên có thể thực hiện bài giảng bằng lời hoặc không, giáp
mặt hoặc qua máy tính, máy chiếu đa phương tiện hay từ xa qua mạng LAN,
WAN,… có thể điều khiển việc thể hiện bài giảng, theo ý đồ sư phạm, bằng
những thao tác đơn giản, với bàn phím, chuột, các siêu liên kết (hyperlink),…
ngay trên các trang tài liệu này.
Phần chữ
Tuỳ theo khả năng, giáo viên có thể sáng tác một phần, gõ thành file
văn bản trong máy tính nhờ Microsoft Office: Word, PowerPoint, FrontPage
(dùng font Unicode), phần còn lại đuợc biên soạn theo tài liệu tham khảo.
Phần hình tĩnh
Giáo viên, tuỳ khả năng, có thể sáng tác một phần bằng công cụ
Drawing trong Microsoft PowerPoint, Paint trong Windows, hoặc các phần
mềm đồ hoạ hai chiều hoặc ba chiều khác như: Mathcad, Multisim,
SolidWorks,... (lưu dưới dạng .gif hoặc .jpg). Phần còn lại được biên soạn theo
tài liệu tham khảo.
Phần hình động
Giáo viên, tuỳ khả năng, có thể sáng tác một phần bằng các phần mềm
hoạt hình, sẵn có trong máy tính như PowerPoint, hoặc cài đặt thêm như
Mathcad, Mm. Flash, SolidWorks,... Các file hoạt hình có thể chuyển thành
file .gif, .avi hoặc .mpg nhờ các phần mềm GIF MovieGear, ... Phần còn lại
được biên soạn theo tài liệu tham khảo.
Tài liệu tham khảo

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 18/94
Các tài liệu tham khảo thường được lưu trên máy tính cá nhân, máy chủ
Web hoặc có thể lưu trên đĩa CDROM. Các tài liệu này đôi khi không ở trạng
thái cho phép sao chép, chỉnh sửa do đó đòi hỏi người sử dụng phải biết dùng
công nghệ máy tính mới có thể khai thác được.

1.1.7. Một số xu thế của dạy học hiện đại.
1.1.7.1. Xu thế tổng quát của dạy học hiện đại.

Các quá trình hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa sẽ là những xu thế tổng
quát trong dạy học hiện đại, kể cả chính quy và không chính quy trong vài ba
thập kỷ tới. Nội dung của hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa chắc chắn được định
hướng vào các mục tiêu nhân văn, dân chủ và phát triển bền vững. Không chỉ
có vấn đề tăng cường các yếu tố khoa học – công nghệ trong việc khai thác,
sử dụng các nguồn lực giáo dục, trong việc quản lý, điều hành hay đánh giá
dạy học, trong phát triển chương trình và phương pháp, trong công nghệ dạy
học…mà điều cốt lõi nhất chính là sự phát triển của người học nói riêng và
con người nói chung.
Học tập thường xuyên và học tập suốt đời là xu thế chung của dạy học
hiện đại. Những xu thế triển vọng nhất trong dạy học và giáo dục không thể
không chịu những ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển nhu cầu của con
người, trước hết là những nhu cầu gắn liền với học vấn, tri thức, tay nghề, sự
thành dạt về mặt xã hội, hạnh phúc cá nhân trong đời sống cộng đồng đa
dạng.
Trong điều kiện xã hội học tập và nền kinh tế tri thức ngày càng mở
rộng nhu cầu học vấn nâng lên rõ ràng, đa dạng hơn, và đặc biệt có tính chất

chọn lọc hơn. Người ta không chỉ đơn giản là cần học, muốn học, thấy bức
bách rằng phải học, mà quan trọng hơn rằng phải học như thế nào, học chính

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 19/94
xác cái gì, học vào những lúc nào và học đến mức độ nào thì đủ để biết, để
làm việc, để chung sống và để làm người.
Học thường xuyên và học suốt đời là xu thế chung trong nhu cầu học
tập của con người, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của thời đại đối với
dạy học trong những thập niên tới. Chương trình và học chế nhà trường ngày
càng đáp ứng cao hơn nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời.

1.1.7.2. Một số xu thế của dạy học hiện đại.

Chương trình dạy học hiện đại không chỉ còn cứng nhắc như hiện nay
mà nó có những phần cơ bản, cốt lõi và chuẩn mực bắt buộc (phần cứng) và
phần tự chọn, linh hoạt (phần mềm) thích ứng với người học, tạo điều kiện, cơ
hội giúp người học thích ứng dễ dàng.
Phát triển chương trình và phương pháp dạy học được cấu trúc đa dạng
hơn, phong phú hơn, dãn rộng hơn tầm hạn giữa học vấn tối thiểu và học vấn
tối đa, mở rộng các lĩnh vực học tập (học theo bài, theo modul, theo chủ đề,
theo dự án…) đáp ứng rộng rãi nhu cầu học tập của mỗi cá nhân.
Phát triển các phương tiện công nghệ cao trong truyền thông, giao tiếp,
giáo dục, sinh hoạt và môi trường thông tin toàn cầu hóa tạo điều kiện đáp
ứng đầy đủ hơn nhu cầu học tập của con người. Học tập từ xa sẽ là một xu thế
mạnh mẽ trong dạy học. Cần phải phát triển các chương trình học tự chọn,

chuyển sang đào tạo, dạy học theo tín chỉ học phần, theo modul…
Những phương pháp dạy học triển vọng nhất chính là những phương
pháp dựa vào người học và hoạt động của người học, đó chính là những
phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 20/94
Xu hướng tăng cường sự tương tác, hợp tác và cạnh tranh, tham gia và
chia x trong các quan hệ giữa người dạy và người học, giữa người học với
nhau, giữa cá nhân và nhóm, giữa nhóm và tập thể lớp.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số… trong
thiết kế và tổ chức quá trình dạy học là xu thế mạnh mẽ trong hiện đại hóa và
tiêu chuẩn hóa. Phần lớn tài liệu học tập và giảng dạy được thiết kế và tổ chức
bàng cả hai dạng văn bản in truyền thống (giáo khoa, giáo trình…) và văn bản
điện tử (bài giảng điện tử, sách điện tử…). Chúng được sử dụng song song,
bổ sung cho nhau để tăng cường hiệu quả và chất lượng thông tin, đa dạng
hóa các hình thức học tập, phù hợp với chế độ học tập của cá nhân và học độc
lập.
Toàn cầu hóa kinh tế dẫn tới hội nhập, do đó dẫn tới xu thế quốc tế hóa
văn bằng chứng chỉ, kỹ thuật thiết kế và cấu trúc chương trình dạy học, công
nghệ đo lường và đánh giá dạy học, đòi hỏi quốc tế hóa trong lĩnh vực chuẩn
học vấn, chuẩn kỹ năng của nhiều lĩnh vực học tập.

1.2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN
DẠY HỌC.
1.2.1. Phương tiện.


Phương tiện theo từ điển Bách khoa toàn thư Microsft Encyclopedia
99 được hiểu là một người hoặc một vật trung gian hay một công cụ trung
gian để thực hiện giao tiếp. Cụ thể hơn người ta có thể nói phương tiện là
thành phần trung gian giữa hai hay nhiều thành phần giao tiếp với chức năng
truyền đạt thông tin. Người gửi thông tin cần sử dụng một phương tiện để
truyền tải thông tin, còn người nhận cũng phải sử dụng phương tiện để nhận
và hiểu được thông tin từ người gửi.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 21/94

1.2.2. Đa phương tiện (Multimedia).

Đa phương tiện được hiểu nôm na là sự tổ hợp của nhiều phương tiện.
Khi nói đến đa phương tiện, người ta thường nói đến máy tính, đến công nghệ
thông tin.
Đa phương tiện còn được hiểu là một tổ hợp các công nghệ dựa trên
nền tảng máy tính để tạo cho người dùng khả năng truy nhập và thao tác
những văn bản, âm thanh và hình ảnh.
Đa phương tiện trong dạy học là sự kết hợp các đối tượng mang thông
tin khác nhau (văn bản , âm thanh, hình ảnh…) thành một hệ thống nhất để
truyền thông tin giữa thầy và trò [7].

1.2.3. Phương tiện dạy học.


Theo Tô Xuân Giáp, phương tiện dạy học được hiểu trong mối quan hệ
giữa thông điệp và phương tiện, phương tiện chở thông điệp đi. Thông điệp từ
giáo viên, tuỳ theo phương pháp dạy học, được các phương tiện chuyển đến
học sinh [4].
Theo định nghĩa của Wolfgang Ihber, phương tiện là thiết bị có mang
ký hiệu được chế tạo ra có chủ ý về phương diện dạy học và được sử dụng
một cách có lựa chọn nhằm truyền đạt một nội dung nào đó đến người học.
Tóm lại, phương tiện dạy học trong công nghệ dạy học hiện đại là các
vật mang thông tin được sáng tạo ra có chủ ý về phương diện dạy học và được
sử dụng một cách có lựa chọn nhằm truyền đạt thông tin đến người học.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 22/94
1.2.4. Vai trò của phương tiện dạy học.

Phương tiện dạy học đóng mội vai trò quan trọng trong dạy học, đặc
biệt là trong công nghệ dạy học. Nó được thể hiện trong các mô hình dạy học
được trình bày dưới đây:
Phương tiện là một thành phần của quá trình dạy học. Theo lý luận về
dạy học, quá trình dạy học bao gồm: mục đích, nội dung, phương pháp,
phương tiện (hình 1.3).
Mục đích
Nội dung
Phương pháp
Phương tiện


Hình 1.3: Mô hình quá trình dạy học.

Trong công nghệ dạy học, “Công nghệ dạy học là một hệ thống phương
tiện, phương pháp và kỹ năng tác động vào con người, hình thành một nhân
cách xác định” [6,tr.2], phương tiện dạy học là một trong bốn thành phần của
công nghệ dạy học và là một trong ba thành phần tác động vào người học
nhằm đạt mục đích dạy và học (hình 1.4).

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 23/94

Phương tiện

Phương pháp

Người
học

Kỹ năng

Hình 1.4: Mô hình công nghệ dạy học.
Trong mô hình dạy học theo lý thuyết học tập của Heimann và Schulz
[10], phương tiện là một trong những thành phần cốt lõi của quá trình dạy học
dưới những tác động của điều kiện về con người, văn hóa, xã hội (hình 1.5).

Mục đích


Chủ đề

Phương pháp

Phương tiện

Điều kiện con người

Điều kiện văn hóa, xã hội

Hình 1.5: Mô hình dạy học theo lý thuyết học tập của Heimann.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 24/94
Trong mô hình dạy học của Frank [15], phương tiện là một trong sáu
thành phần của quá trình dạy học (hình 1.6). Ông cũng chỉ rõ phương tiện ở
đây là vật chất cụ thể (bằng cái gì).

Phương
pháp
Nội dung

Mục đích
Dạy và
học


Phương
tiện

Cấu trúc xã
hội
Cấu trúc
tâm lý

Hình 1.6: Mô hình dạy học theo Frank.

Trong mô hình dạy học của Ihber (1982), phương tiện được chỉ rõ gồm
phương tiện của người học và phương tiện của người dạy (hình 1.7).

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trang 25/94

Người dạy
Mục tiêu

Dạy
Phương
tiện

Người học


Kết quả học

Đối tượng
Phương
tiện

Học

Đối tượng
lĩnh hội
=
Tìm hiểu về
đối tượng

Kết quả

Kết qủa chuyên môn

T0
Hiện thực
hay nguyên
mẫu

T1

Hay/hoặc

Đại diện và
hình ảnh của
hiện thực


Mô hình, mô phỏng
Thông tin tĩnh
Thông tin ký hiệu

Hình 1.7: Mô hình dạy học của Ihber (1982).
Như vậy, phương tiện dạy học là một trong những thành phần của quá
trình dạy học. Nó có vai trò quyết định hiệu quả của quá trình dạy học. Điều
quan trọng là phải lựa chọn những phương tiện phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ
trong cả quá trình dạy và học.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


×