Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phương pháp dạy học giáo trình hàn hơi theo hướng tiếp cận môđun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.14 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
...........................................................

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
GIÁO TRÌNH HÀN HƠI
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN MÔĐUN
NGÀNH : SƯ PHẠM KỸ THUẬT
MÃ SỐ:

TRẦN VĂN CỪ
Giáo viên hướng dẫn: PGS. LƯƠNG DUYÊN BÌNH

HÀ NỘI 2006


MỤC LỤC
Trang1...............................................................................................................
Mục lục..............................................................................................................2
Lời cảm ơn.........................................................................................................4
Mở đầu...............................................................................................................5
Chương I- Tầm quan trọng của sư phạm dạy nghề.....................................7
I.1. Thực trạng...................................................................................................7
I.2. Cấp thiết phải đổi mới phương pháp sư phạm dạy nghề.............................8
Chương II - Dạy nghề theo cách tiếp cận môđun.........................................9
II.1 Khái niệm về môđun...................................................................................9
II. 1.1. Định nghĩa và đặc tính của môđun..................................................9
II.1.2. Ví đụ về môđun................................................................................9
II.2. Môđun dạy học........................................................................................10


II.2.1. Đặt vấn đề.......................................................................................10
II.2.2. Khái niệm và đặc trưng của môđun dạy học..................................10
II.2.3. Cấu trúc của môđun dạy học..........................................................12
1. Hệ vào................................................... ..........................................12
2. Thân môđun............................................................. . ....................12
3.Hệ ra............................................................................... .................13
II.2.4. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo cách
tiếp cận môđun.............................................................................14
II.3. Tình hình thực tế......................................................................................15
II.3.1. Trên thế giới....................................................................................15
II.3.2. Ở nước ta.........................................................................................17
Chương III - Sư phạm dạy nghề theo phương pháp tiếp cận môđun......20
III.1. Đặt vấn đề...............................................................................................20
III.2. Hoạt động dạy học theo phương pháp tiếp cận môđun..........................21


III.2.1. Lập kế hoạch bài dạy theo hướng tiếp cận môđun..................... ..21
III.2.2. Lập kế hoạch cho bài dạy thực hành theo hướng
tiếp cận môđun..............................................................................25
III.2.3. Phương pháp dạy học giáo trình hàn hơi theo hướng
tiếp cận môđun................................................ .............................30
III.3. Lý thuyết về mục tiêu.............................................................................34
III.3.1. Khái niệm .....................................................................................34
III.3.2. Cách viết mục tiêu.........................................................................35
III.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo phương pháp tiếp cận môđun..39
III.4.1. Mục đích........................................................................................39
III.4.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.................................................39
Chương IV- Biên soạn giáo trình hàn hơi theo phương pháp
tiếp cân môđun .........................................................................44
IV.1. Giới thiệu chương trình hàn hơi.............................................................44

IV.2. Xây dựng giáo trình hàn hơi thành các môđun......................................54
IV.2.1.Xây dựng môđun hàn hơi...............................................................54
IV.2.2. Chia môđun hàn hơi thành các môđun..........................................54
IV.2.3. Thực hiện chia...............................................................................54
IV.3. Xây dưng giáo trình cụ thể cho một số môđun điển hình.....................72
IV.3.1. Môđun 1 - Vận hành sử dụng thiết bị, dụng cụ hàn khí................72
IV.3.2. Môđun 2 - Hàn giáp mối..............................................................90
IV.3.3. Môđun 3 - Hàn đắp trụ tròn........................................................105
Kết luận và kiến nghị....................................................................................114
Tài liệu tham khảo........................................................................................116
Tóm tắt luận văn...........................................................................................


1

CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA SƯ PHẠM DẠY
NGHỀ
I.1. THỰC TRẠNG
Hiện nay,chúng ta đang sống trong nền kinh tế nhiều thành phần với cơ chế
thị trường theo định hướng XHCN. Để thích ứng với sự biến đổi nền kinh tế
trong giai đoạn mới, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác đào
tạo nghề cần được mềm hóa, đa dạng hóa nhằm phù hợp với thị trường lao
động và nhu cầu của người học.
Mặt khác ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, hàng ngày,
hàng giờ làm thay đổi bộ mặt của nhà sản xuất, cơ cấu nghề luôn biến động,
nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, nhiều nghề còn lại cũng
thường xuyên phát triển. Quan niệm học một nghề "hoàn chỉnh" Để phục vụ
suốt đời đã không còn phù hợp nữa. "Học suốt đời" đã trở thành nhu cầu cần
thiết cho mọi người và cho sự phát triển của xã hội. Thực hiện "cần gì học
nấy"- học để hành nghề; học để chuyển đổi vị trí làm việc; học... và học nâng

cao trình độ, sản sinh ra những "bàn tay vàng" đáp ứng nhu cầu luôn luôn
biến đổi và đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước. Như
vậy, quá trình đào tạo theo niên chế với một kế hoạch cứng nhắc đã trở nên
lỗi thời và kém hiệu quả. "Học suốt đời" để phù hợp với sự phát triển của xã
hội đã trở thành nhu cầu tất yếu.
Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, việc phổ biến nghề rộng rãi cho
thanh thiếu niên và nhân dân lao động với những nội dung đào tạo nghề tối
thiểu để giúp họ nâng cao năng suất lao động hoặc tạo giúp họ tự tìm kiếm
công ăn việc làm đang là nhu cầu bức bách của xã hội....Thực tiễn cuộc sống
đã chứng minh rằng: của cải, vật chất,...của xã hội do bàn tay, khối óc và
lương tâm con người tạo ra. Năng suất, chất lượng, thẩm mỹ,...của sản phẩm,


2

một phần không nhỏ do sự đóng góp của những người thợ. Để thực hiện được
những vấn đề trên cần phải quan tâm, đổi mới phương pháp sư phạm dạy
nghề.
I.2. CẤP THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM DẠY
NGHỀ
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần giải quyết những khó
khăn trước mắt và lâu dài về "cung, cầu" mất cân đối trong tìm kiếm công ăn
việc làm và tuyển dụng người lao động. Trong thời gian qua nhiều cấp, nhiều
ngành đã vào cuộc - Nhiều dự án ra đời đã và đang từng bước tìm cách thay
đổi hình thức đào tạo nghề hiện nay. Nhưng vẫn còn đó phương thức đào tạo
nghề truyền thống với những bất cập cần phải tháo gỡ - Người học, học thụ
động; ít có thông tin phản hồi hai chiều; hiếm khi biết mình sẽ học cái gì
trong mỗi phần của chương trình; lý thuyết và thực tiễn chưa hòa quyện, bổ
sung kịp thời cho nhau;... Ngành dạy nghề cần phải chấn chỉnh, thay đổi
những bất cập trên. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là:


Đổi mới
`

Biên soạn giáo trình
Phương pháp dạy học
Tổ chức dạy học

Cùng góp một phần nhỏ trong những biến đổi đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học giáo trình hàn hơi theo hướng tiếp
cận môđun. Để nâng cao chất lượng dạy-học, tiến tới thực hiện "cần gì học
nấy", học sinh có thể tự học, tự kiểm tra đánh giá "năng lực thực hiện" của
mình,...
Nhưng do điều kiện về mặt thời gian, nên trong luận văn này chúng tôi chỉ
nghiên cứu biên soạn giáo trình và trong phương pháp dạy học có tính chất
thiết kế với một số phần việc có thực nghiệm sư phạm. Hy vọng trong tương
lai gần sẽ còn phát triển luận văn ở mức độ cao hơn.


3

CHƯƠNG II: DẠY HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN MÔĐUN

II.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔĐUN
II.1.1. Định nghĩa và đặc tính của môđun
Thuật ngữ môđun (module) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
kỹ thuật khác nhau: xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật vũ khí, kỹ thuật du hành vũ
trụ, kỹ thuật điện tử,... trong các kỹ thuật khác nhau, thuật ngữ môđun có nội
hàm khác nhau.
Đặc tính của môđun trong kỹ thuật:

- Môđun là một đơn vi, một khâu, một bộ phận có tính độc lập tương đối
của một hệ thống phức tạp có cấu trúc tổng thể.
- Môđun được thiết kế, xây dựng theo thể thức tiêu chuẩn hóa, thống
nhất hóa với hệ thống các thông số xác định.
-Do đó, trong công nghệ, môđun được chế tạo hàng loạt để dùng chung,
lắp lẫn trong các tổ hợp kỹ thuật khác nhau, đây chính là ưu thế nổi trội của
môđun. Do có thể chế tạo hàng loạt các môđun với chất lượng cao để dùng
chung, lắp lẫn trong nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau nên công nghệ môđun
đã tạo ra được bước phát triển nhảy vọt về năng suât, chất lượng, hiệu quả
trong nền sản suất vật chất xã hội.
II.1.2. Ví dụ về môđun
Trong nghề cắt gọt kim loại có các gói môđun: tiện, phay, bào,... Trong
gói môđun tiện có các môđun: Tiện căn bản 1, tiện căn bản 2,...Một học sinh
sau khi học gói môđun hoặc môđun nào thì có thể làm công việc ứng với
môđun đó như chỉ tiện kim loại, chỉ phay kim loại, chỉ bào kim loại,...
Trong nghề may tùy theo tính chất và quy mô sản xuất mà người thợ
may có thể phải biết thiết kế, biết cắt, biết may,...quần, áo,...Nhưng cũng có
thể một nhóm công nhân chỉ thực hiện một công đoạn trong dây chuyền sản


4

xuất. ví dụ: chuyên cắt, chuyên may cổ áo, chuyên may cổ tay, ráp thân
áo,...Do mỗi dây chuyền sẽ đảm nhận một công đoạn nên khi nhà máy cần
tuyển công nhân mới thì chỉ cần tập trung đào tạo theo từng khâu và sau khi
được đào tạo người công nhân có thể đảm nhận tốt công việc trong dây
chuyền của mình mặc dù có thể không biết may hoàn chỉnh cả cái áo.
Trong ngành xây dựng có các môđun: thiết kế, xây, trát, lát nền, quét
vôi,... Một học sinh sau khi học xong một môđun nào thì có thể ra làm công
việc ứng với môđun đó, như chỉ chuyên xây, chuyên lát nền, chuyên quét

vôi,...
II.2. MÔ ĐUN DẠY HỌC
II.2.1. Đặt vấn đề
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đang
hàng ngày hàng giờ thay đổi bộ mặt của nhà sản xuất. Sản xuất đòi hỏi chất
lượng cao đi đôi với việc chuyên môn hóa từng công đoạn sản xuất đòi hỏi
một lượng lớn nhân công được đào tạo có trình độ cao trong thời gian ngắn
nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể đáp ứng được
khi áp dụng phương pháp đào tạo nghề theo môđun, qua đó mỗi người công
nhân chỉ phải học một số môđun nhất định để có thể nhanh chóng đạt được
tay nghề. Do đó đào tạo nghề theo môđun là một phương pháp mới cần được
áp dụng phổ biến một cách rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực dạy nghề, các
môn học kỹ thuật, lý thuyết thực nghiệm v.v.
II.2.2. Khái niệm và đặc trưng của môđun dạy học
1. Khái niệm
Khái niệm về môđun dạy học đươc chuyển hóa từ khái niệm môđun trong
kỹ thuật vào các lĩnh vực giáo dục (giáo dục đại học,dạy nghề, giáo dục
thường xuyên). Trong các lĩnh vực giáo dục kể trên, môđun cũng được định
nghĩa khác nhau. Trong trường hợp tổng quát, người ta coi môđun dạy học là


5

một đơn vị, một bộ phận của nội dung, chương trình dạy học được tổ chức
theo một nhiệm vụ hoặc một chủ đề học tập nhất định. Trong dạy nghề,
môđun đào tạo nghề là " một bộ phận công việc được phân chia hợp lý trong
toàn bộ kiến thức và kỹ năng của một nghề " .Nó có tính độc lập tương đối về
nôi dung đào tạo.
Theo chúng tôi, định nghĩa đầy đủ, cụ thể về môđun dạy học là định nghĩa
do L.D Hainaut và Nguyễn Ngọc Quang đưa ra: " Môđun dạy học là một đơn

vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt
nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung
dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội,
gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh ".
2. Đặc trưng của môđun dạy học
Ngoài một số đặc trưng của môđun trong kỹ thuật, môđun dạy học còn có
một số đặc trưng khác.Theo L.D'Hainaut, môđun dạy học có nhưng đặc trưng
cơ bản sau:
- Hàm chứa một tập hợp những tình huống day học, được tổ chức xung
quanh một chủ đề, nội dung dạy học được xác định một cách tường minh.
- Có một hệ thống các mục tiêu dạy học được xác định một cách xác
đáng, cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, có thể quan sát được, đo lường được. Hệ
thống mục tiêu này (mục tiêu chuyên biệt) sẽ định hướng quá trình dạy học.
- Có một hệ thống những test điều khiển quá trình dạy học nhằm đảm
bảo thống nhất hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra, đánh giá để phân
hóa con đường lĩnh hội tiếp theo.
- Chứa đựng nhiều con đường lĩnh hội, theo những cách thức khác nhau
để chiếm lĩnh cùng một nội dung, đảm bảo cho người học tiến lên theo những
nhịp độ riêng để đi tới mục tiêu.


6

- Có tính độc lập tương đối xét về nội dung dạy học. vì vậy, để học một
môdun, người ta phải có những điều kiện tiên quyết về kiến thức, kỹ năng,
thái độ. Học xong môđun, người học có khả năng ứng dụng những điều đã
học vào môi trường hoạt động.
- Môđun dạy học có nhiều cấp độ: môđun lớn (môđun kỹ năng hành
nghề), môđun thứ cấp, môđun nhỏ (tiểu môđun). Một môđun lớn chứa đựng
một số lượng môđun .......


II.2.3. Cấu trúc của một môđun dạy học
Theo L.D' Hainaut, một môđun dạy học bao gồm ba bộ phận chủ yếu:
- Hệ vào (Entrance system )
- Thân môđun (Core of the module)
- Hệ ra (Exit system)
Ba bộ phận này là một chỉnh thể thống nhất. đó là sự văn bản hóa nội dung
và phương pháp dạy học.

Hệ vào

Thân
môđun

Hệ ra

1. Hệ vào gồm:
- Tên gọi hay tiêu đề của môđun.
- Giới thiệu vị trí, tầm quan trọng và lợi ích của việc học theo môđun.
- Nêu rõ các kiến thức, kỹ năng cần có trước.
- Hệ thống mục tiêu của môđun.


7

- Đề cương nội dung của môđun.
2. Thân môđun: Là bộ phận chủ yếu của môđun. Nó chứa đầy đủ nội dung
dạy học được trình bày theo một cấu trúc rất rõ ràng. Thân môđun gồm một
loạt tiểu môđun ( lý thuyết và thực hành ) kế tiếp nhau.
Mỗi thân môđun gồm:

- Phần mở đầu: giới thiệu về môđun.
- Nội dung và phương pháp học tập.
- Phần tổng hợp.
- Kiểm tra trung gian.
Khi cần thiết, thân môđun còn được bổ sung các môđun phụ đạo giúp người
học bổ sung kiến thức còn thiếu, sửa chữa sai sót, củng cố kỹ năng.
3. Hệ ra gồm:
- Một bản tổng kết chung.
- Một test kết thúc.
- Hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tập tùy theo kết quả tự học và luyện
tập môđun của người học. Nếu đạt tất cả các mục tiêu của môđun, người học
chuyển sang môđun tiếp theo. Nếu không qua được phần lớn các test kết thúc
thì người học cần học lại những môđun chưa đạt hoặc môđun phụ đạo.
Thông thường, để dạy học theo môđun được thuận lợi, cần phải có một
số công cụ để tạo thành một loại "gói hàng trí dục" (Instructional package
hoặc Self- Leaning Package). Gói hàng trí dục gồm:
- Những bản hướng dẫn :
+ Cho giáo viên: hướng dẫn giảng dạy.
+ Cho học sinh : hướng dẫn học tập.
+ Hoặc kết hợp cả hai bản hướng dẫn trên thành một bản hướng
dẫn dạy - học cho cả giáo viên và học sinh.


8

- Giáo trình: Đó là những tài liệu chứa đựng những thông tin cần thiết
ứng với các dạng hoạt đông học tập khác nhau.
- Hệ thống test: Để điều chỉnh quá trình dạy học, đảm bảo mối quan hệ
ngược bên trong và bên ngoài.
II.2.4. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo cách tiếp cận

môđun
1. Ưu điểm:
- Nhanh chóng và kịp thời bổ sung được những kiến thức và kỹ năng
nghề phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của sự tiến bộ kỹ thuật và công
nghệ, có điều kiện để đào tạo bám sát được yêu cầu của sản xuất. Vì đây là hệ
thống mở nên có thể bổ sung hoặc thay đổi các đơn nguyên học tập một cách
dễ dàng
- Mục tiêu đào tạo và cấu trúc nội dung đa dạng, thời gian đào tạo ngắn,
phù hợp với nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của người sử dụng lao
động.
- Nội dung đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện tốt
nguyên lý "học đi đôi với hành" để nâng cao chất lượng và hệ quả đào tạo.
- Đào tạo ban đầu và nâng cao trình độ là một qui trình được thực hiện kế
tục và thường xuyên, tạo điều kiện cho người lao động có thể nhanh chóng đi
vào nghề nghiệp cũng như có thể nâng cao trình độ nghề nghiệp tới đỉnh cao
khi có điều kiện.
- Nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của quá trình đào tạo nghề, tạo điều
kiện liên thông giữa các nghề, đặc biệt đối với những nghề cùng lĩnh vực kỹ
thuật nhờ việc sử dụng chung một số môđun đơn vị.
- Học sinh có thể tự học, tự đánh giá nhờ có các hướng dẫn, các bài tập
kiểm tra, trắc nghiệm sau khi học xong mỗi môđun.


9

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình hướng đẫn giảng
dạy nhờ những quy định và hướng dẫn cụ thể đối với giáo viên.
- Hiệu quả kinh tế cao vì hầu hết các kiến thức và kỹ năng đều có thể sử
dụng ngay sau khi học xong mỗi môđun nghề.
- Có điều kiện thực hiện" cá nhân hóa cao trong đào tạo" nhờ việc đánh

giá khả năng, trình độ của từng học viên trước khi vào học và việc hướng dẫn
lựa chọn các môđun thích hợp để đạt được yêu cầu học tập của người học
cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường.
2. Nhược điểm
- Cấu trúc nội dung đào tạo hoàn chỉnh theo toàn khóa của một nghề kém
phần logic.
- Thiếu tính hệ thống, chặt chẽ của từng bộ môn khoa học kỹ thuật.
- Đào tạo theo môđun có thể kém hiệu quả đối với những nghề, những
môn học mà phần thực hành chiếm quá ít, hoặc khi các chuẩn đánh giá
không được qui định rõ ràng.
- Việc trang bị kiến thức kỹ thuật cơ bản cho một nghề diện rộng để tạo
khả năng phát triển lâu dài cũng như đào tạo nên tính thích ứng cao của người
học với sự biến đổi của khoa học và công nghệ bị hạn chế bởi thời gian đào
tạo và cấu trúc logic của quá trình đào tạo. Mặt khác, những kiến thức này
thường được coi là "chưa cần thiết" đối với đào tạo ngắn hạn.
- Giáo viên cần có trình độ cao và phải được bồi dưỡng phương pháp
giảng dạy theo môđun.
- Đào tạo theo môđun chi phí ban đầu có tốn kém hơn đào tạo theo
truyền thống vì biên soạn tài liệu giảng dạy phức tạp; thiết bị, phương tiện
giảng dạy cần phù hợp, hoàn chỉnh theo quy định.


10

II.3. TÌNH HÌNH THỰC TẾ
II.3.1.Trên thế giới
- Công nghệ môđun hóa nội dung và tổ chức đào tạo theo học phần đã
được đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trong đào tạo đại học, đào tạo
nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên mấy thập kỷ qua. Ở các nước phương
tây, tiêu biểu là Mỹ, người ta tổ chức đào tạo đại học trên cơ sở tính tự lực cao

của sinh viên. Điều này thể hiện rất rõ trong "niên giám" các trường đại học
của họ. Các trường đại học này thực hiện phân hóa, cá thể hóa trong quá trình
đào tạo; lấy tự học, tự học có hướng dẫn của người sinh viên là chính. Dạy
học theo môđun là phương pháp dạy học quan trọng. Ở đây nhiệm vụ của sinh
viên là: xác định mục tiêu học tập, xây dựng kế hoạch học tập, đáp ứng các
yêu cầu kiểm tra, thi và đánh giá. lý thuyết về môđun hóa nội dung dạy học đã
được xây dựng; nhiều sách giáo khoa và tài liệu đã được biên soạn theo
môđun.
- Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapo,... cũng
tiếp thu và vận dụng kỹ thuật môđun hóa nội dung nội dung dạy học và tổ
chức đào tạo theo học phần. điều này thể hiện trong các chương trình đào tạo
của họ.
- Các tổ chức quốc tế như UNESCO, WHO cũng có nhiều đóng góp và
khuyến khích về việc nghiên cứu và ứng dụng môđun trong đào tạo:
+ Tại hội nghi quốc tế về "Triển khai áp dụng môđun trong đào tạo" tổ
chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 12/1977 và tại Paris (Pháp) tháng 1/1985
đã khuyến nghị "Sử dụng các môđun là thích hợp và cần thiết cho mọi đối
tượng đào tạo.... Các nước không có nền kinh tế phát triển, đầu tư tổng thể
cho giáo dục bị hạn chế nên quan tâm đến đào tạo theo môđun... không nên sa
đà vào tranh cãi, duy danh thuật ngữ mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút
kinh nghiệm..."


11

+ Nhiều tài liệu biên soạn theo môđun dã được các tổ chức này công bố
như: " Khái niệm về môđun đào tạo kỹ năng lao động cần thiết" của ban đào
tạo nghề thuộc văn phòng lao động quốc tế; "Cẩm nang cho giáo viên về quản
lý giáo dục" của tổ chức UNESCO khu vưc châu Á Thái Bình Dương, một số
sách giáo khoa về vật lý đại cương ở Mỹ cũng đã biên soạn theo môđun.

- Trong quân sự chương trình đào tạo sĩ quan của nhiều nước trong khu vực
cũng được xây dựng theo học phần và nội dung dạy học cũng được môđun
hóa (Niên giám năm 1991 của học viện quân sự Hoàng gia Thái Lan
Chulachon Klao)

II.3.2. Ở nước ta
- Ở nước ta hiện nay, phương pháp dạy học theo cách tiếp cận môđun mới
chỉ được áp dụng trong lĩnh vực dạy nghề ở một số nghề.
- Năm 1986, viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của
UNESCO đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp biên soạn nội dung đào
tạo nghề, trong đó có đề cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo môđun ở một
số nước.
- Từ năm 1988, viện nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp đã bắt
đầu nghiên cứu khả năng và điều kiện để áp dụng môđun dạy học trong đào
tạo và tổ chức đào tạo theo học phần. Năm 1989, công bố kết quả nghiên cứu
đề tài "Thí sinh tự học" . Đề tài này mới chỉ phác thảo được khả năng tổ chức
để sinh viên đại học học tập một cách tự lực đạt tới mục tiêu đào tạo, đồng
thời kiến nghị một số hình thức đào tạo trên cơ sở sinh viên tự học. Một vài
tài liệu học tập trong lĩnh vực dạy nghề được biên soạn theo môđun cũng
được công bố (môđun đào tạo bảo vệ thực vật và thú y cơ sở). Năm 1993,
trong khuôn khổ chương trình khoa học cấp nhà nước KX- 07, Viện đã công
bố tài liệu "Môđun kỹ năng hành nghề" đề cập tới phương pháp tiếp cận,
hướng dẫn biên soạn và áp dụng môđun trong lĩnh vực dạy nghề.


12

- Năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức cuộc hội thảo với sự tài
trợ của ILO nhằm tìm hiểu khả năng ứnh dụng phương thức đào tạo nghề theo
môđun ở Viêt Nam.

- Tháng 5 năm 1992, Trung tâm phương tiện kỹ thuật dạy nghề đã tổ chức
cuộc hội thảo về phương pháp tiếp cận đào tạo nghề theo môđun với sự tài trợ
của UNDP.
- Trong ngành y tế, có một vài tài liệu đề cập sơ bộ lý luận về dạy học theo
môđun và thiết kế nội dung dạy học theo môđun "Sư phạm y học" 1990,
"Học theo môđun"-NXB Y học 1992, "Bệnh học đại cương" - NXB Y học
1993)
- Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai nghiên cứu và có quyết định coi
hình thức " tự học có hướng dẫn" là một hình thức đào tạo đại học ở nước ta.
- Từ năm 1993, các trường Đại học Tổng hợp ở Hà Nội, Đại học Bách
khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Đại học Đà Lạt đã công bố chương trình
đào tạo mới theo chứng chỉ. Tuy nhiên, việc biên soạn tài liệu theo chương
trình này chỉ mới bắt đầu thực hiện.
- Năm 1998, Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với
SWISSCONTACT thưc hiện dự án "Tăng cường các trung tâm dạy nghề" cho
ra đời bộ hướng dẫn chương trình đào tạo nghề theo môđun mà cụ thể là nghề
Tiện.
- Năm 2001, tổng cục dạy nghề phối hơp với tổ chức SWISSCONTACT
tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiên xây dựng"Tài liệu giới thiệu bộ chương
trình đào tạo nghề theo môđun ". Tài liệu được biên soạn bởi nhóm chuyên
viên xây dựng chương trình Thành phố Hô Chí Minh thuộc dự án " Tăng
cường các trung tâm Dạy nghề". Tài liệu này là công trình lao động của nhiều
cá nhân và tập thể. Các thành viên gồm:
* Các công nhân lành nghề: Xây dựng biểu đồ phân tích nghề.


13

* Nhóm cố vấn kỹ thuật: Đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, cung cấp những thông tin về nhu cầu và tiêu chuẩn tuyển dụng lao

động, khả năng phát triển của nghề nghiệp trong tương lai.
* Chuyên viên xây dựng chương trình: Chịu trách nhiệm về phương pháp
xây dựng chương trình.
* Chuyên gia chuyên đề: Là những giảng viên nhiều năm kinh nghiệm
trong giảng dạy, chịu trách nhiệm về phương pháp xây dựng chương trình.
* Đại diện của cơ quan quản lý ngành dạy nghề trực thuộc Tổng cục dạy
nghề: Chịu trách nhiệm pháp lý cho toàn bộ hoạt động xây dựng chương
trình.
* Các giáo viên của các trung tâm dạy nghề đang trực tiếp giảng dạy:
Cung cấp thêm thông tin về thực tiễn đào tạo nghề ngắn hạn tại các trung tâm
dạy nghề.
Tóm lại, phương pháp dạy học theo cách tiếp cận môđun mới chỉ được
áp dụng ở một số nghề trong lĩnh vực dạy nghề. Cho đến nay, chúng ta chưa
có những tài liệu được biên soạn theo phương pháp tiếp cận môđun áp dụng
cho các lĩnh vực giáo dục khác (giáo dục đại học, giáo dục từ xa, giáo dục
thường xuyên...)


14

CHƯƠNG III: SƯ PHẠM DẠY NGHỀ THEO CÁCH TIẾP

CẬN MÔĐUN
III.1. Đặt vấn đề:
Để đáp ứng "công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước" khoa học và công
nghệ đang trên đà phát triển như vũ bão. Hòa nhịp với sự phát triển đó, đào
tạo nghề phải thực sự đổi mới cả nội dung lẫn phương thức đào tạo. Thực
hiện dạy nghề ngắn hạn để thay đổi việc làm một cách linh hoạt, đào tạo mở
rộng diện nghề, nâng cao trình độ nghề, liên thông giữa các nghề, ... Để xóa
bỏ những bất cập như hiện nay trong đào tạo và tuyển dụng lao động, đào tạo

nghề phải mềm hóa, linh hoạt, nhanh nhạy. Dạy - học theo

"năng lực thực

hiện" bằng môđun hóa là một trong những vấn đề cần được coi trọng. Người
học chỉ cần học qua một vài môđun với thời gian đào tạo ngắn và kinh phí ít
là có thể hành nghề được. Nhờ có ngân hàng các môđun hoặc đơn nguyên đã
được thiết kế sẵn của các ngành, nghề mà người ta có thể "mềm hóa" trong
đào tạo bằng cách "tháo gỡ" và "lắp rắp" các môđun hoặc đơn nguyên để tạo
ra một chương trình dạy học đa dạng , phong phú , đáp ứng yêu cầu dạy- học
theo kiểu phân hóa, cá thể hóa - theo nhịp độ cá nhân. Nhờ khả năng "lắp
ghép" các môđun, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học có thể thiết kế
chương trình học tập riêng và học tập theo nhịp độ cá nhân để đạt tới mục
tiêu. Khi cần chuyển sang lĩnh vực công việc hoặc nghề nghiệp khác, họ lại
"tháo gỡ" những môđun đã tích lũy được, sử dụng những môđun phù hợp và
"lắp ghép" những môđun mới để đạt tới mục tiêu dạy học mới (có thể là một
chứng chỉ mới) mà không phải học lại từ đầu như theo kiểu dạy học truyền
thống. Các môđun dạy học có tính chất "tháo gỡ" và "lắp ráp"sẽ tránh được
tình trạng bỏ trống hoặc trùng lặp nội dung dạy học như trong tổ chức dạy học
theo kiểu truyền thống.


15

Do các môđun được biên soạn theo một chuẩn mực nên có thể dùng
chung, lắp lẫn trong nhiều ngành học. Đây là thuận lợi rất cơ bản trong việc tổ
chức đào tạo; cải cách nội dung, phương pháp dạy học; tổ chức biên soạn và
cung cấp sách giáo khoa, tài liệu học tập, các phương tiện kỹ thuật dạy học
các dụng cụ, vật tư, thiết bị cho người học.
Do các môđun có thể dùng chung, lắp lẫn nên người ta có thể tổ chức các

nhóm chuyên gia giỏi để biên soạn tài liệu dạy học với chất lượng cao, đảm
bảo tính kinh tế của việc sản xuất và cung cấp tài liệu dạy và học.
Hơn nữa mỗi môđun dạy học là một phương tiện tự học hiệu nghiệm vì nó
tương ứng với một chủ đề dạy học xác định, lại được phân chia thành từng
phần nhỏ (tiểu môđun) với hệ thống mục tiêu chuyên biệt và các test đánh giá
kiến thức và kiểm tra kỹ năng tương ứng. Sau khi học xong tiểu môđun này,
người học tiến tới tiểu môđun tiếp theo và cứ thế mà hoàn thành được nhiệm
vụ học tập. Tâm lý dạy học đã chứng minh rằng: nếu phân nhiệm vụ học tập
thành các phần nhỏ, hướng dẫn cho người học từng bước làm việc độc lập,
tiến hành kiểm tra, đánh giá, củng cố ngay sau mỗi phần nhỏ sẽ giúp cho
người học nâng cao được chất lượng học tập.
Qua phân tích, nhận xét, so sánh, đánh giá,... như trên, chúng ta có thể
khẳng định rằng: trong dạy nghề phương pháp tiếp cận theo môđun là thích
hợp nhất.
III.2. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
MÔĐUN
III.2.1. Lập kế hoạch bài dạy theo hướng tiếp cận môđun
Bản kế hoạch bao gồm đầy đủ các yếu tố để giáo viên căn cứ vào đó thực
thi quá trình dạy học. Hướng dẫn người học đạt được các mục tiêu học tập và
đánh giá mức độ đạt được mục tiêu đó.


16

Khi bắt đầu lập kế hoạch bài dạy giáo viên cần suy nghĩ và trả lời các
câu hỏi: vì sao? Ai? Cái gì? Như thế nào? Ở đâu? Khi nào? có như vậy kế
hoạch bài dạy(soạn giáo án) mới sát thực, trọng tâm, hướng vào người
học...Trình tự các bước lập kế hoạch được tiến hành như sau:
1.Những thông tin chung về bài dạy
- Tên môn học

- Tên bài dạy lý thuyết/ môđun thực hành
- Đối tượng người học
- Số lượng người học
- Thời lượng (số tiết)
2. Viết mục tiêu học tập
Mục tiêu trong kế hoach bài dạy (giáo án) thuộc loại mục tiêu chuyên
biệt. Các mục tiêu học tập phải được viết theo đúng cấu trúc và đảm bảo sao
cho sau khi đọc mục tiêu người học hiểu rõ mình phải làm được gì sau khi
học xong bài đó. Mục tiêu bài học phải được công bố trước, viết ngay trong
tài liệu dạy học và giới thiệu cho người học ngay ở đầu buổi học, tiết
học.(xem phần III.4 lý thuyết về mục tiêu )
3. Viết nội dung học tập
- Liệt kê các nội dung cần thiết: Nội dung phải bám sát mục tiêu, đảm bảo
phủ kín các mục tiêu học tập, không "lạc" xa mục tiêu, cần loại bỏ những nội
dung quá chi tiết hoặc không phù hợp với bài dạy. Cần tránh: viết thừa, viết
thiếu và viết vừa thừa vừa thiếu nội dung.
- Sắp xếp các nội dung lại cho hợp lý: Sắp xếp hợp lý về mặt logic nhận
thức của người học. Sắp xếp hợp lý trong việc thực hiện giáo án, nhất là trong
dạy thực hành.
- Phân bố thời gian: Thời gian được phân bố hợp lý không chỉ phụ thuộc
vào lượng nội dung mà còn tùy thuộc vào mức độ cần thiết phải dạy và học.


17

Không nhất thiết phải trình bày tất cả các mục vì có những mục có thể yêu
cầu người học tự đọc sách nghiên cứu.
4. Dự kiến cách bắt đầu bài dạy.
- Có nhiều cách bắt đầu bài dạy: ôn bài cũ; kiểm tra bài cũ; nêu tầm quan
trọng của bài mới; bắt đầu từ một sự kiện, hiện tượng có thực liên quan chặt

chẽ đến bài dạy.Cách bắt đầu bài dạy có thể khác nhau cho nhiều đối tượng
với một bài dạy, nhưng đều nhằm mục đích chuẩn bị về mặt tâm lý, tạo động
cơ, thu hút người học hoặc tạo hưng phấn định hướng vào bài mới.
5. Chọn phương pháp dạy học theo môđun
- Đây là bước hết sức quan trọng đối với tiến trình dạy học. Để chọn được
các phương pháp dạy học phù hợp, giáo viên cần căn cứ vào những yếu tố chủ
yếu sau:
- Mục tiêu học tập (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
- Đặc điểm của đối tượng người học (số lượng người học, độ tuổi
trình độ đã có, kinh nghiệm thực tế, phong cách học tập...)
- Tài liệu và phương tiện dạy học (học liệu; giáo cụ trực quan, phương
tiện nghe nhìn, phần mềm dạy học,...)
- Năng lực sở trường của chính giáo viên.
- Quỹ thời gian dành cho toàn bài và cho từng đơn vị nội dung của bài.
- Tính khả thi xét trên nhiều phương diện.
6. Xác định và liệt kê các tài liệu dạy-học
Tài liệu dạy-học phải được xác định và liệt kê đầy đủ và phù hợp với bài
dạy. Một số học liệu có phương tiện dạy học có thể có sẵn sách giáo khoa,
giáo trình, một số khác do giáo viên soạn thảo và chuẩn bị như: tình huống
học tập, phiếu giao bài tập, hoặc phiếu các bước công nghệ, bảng kiểm (check
list) dùng trong dạy-học thực hành.
Xác định số phim trong, nội dung cần chiếu bằng máy chiếu qua đầu,


18

thời lượng và nội dung video cần trình chiếu, các vật liệu cho thí nghiệm,
thực hành, nếu sử dụng chúng trong bài dạy.
7. Xác định phương tiện dạy học
Xác định và liệt kê những phương tiện dạy-học cần thiết và phù hợp với

phương pháp dạy học có sẵn hoặc giáo viên tự tạo.
8. Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp.
. Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với mục tiêu học
tập của bài dạy. Cần chú ý xác định số lượng câu hỏi phải đảm bảo đánh giá
được tất cả các mục tiêu học tập, nhất là khi dùng trắc nghiệm khách quan.
- Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy-học: Theo các quan niệm mới, khi
tổ chức dạy-học cần tích cực hóa hoạt đông nhận thức của ngưòi học, giáo
viên phải thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên liên tục bằng nhiều
hình thức khác nhau trong quá trình dạy-học, kể cả thông qua các hình thức tổ
chức và phương pháp dạy học phong phú, đa dạng. Điều cốt yếu là làm sao để
có thông tin ngược, phục vụ cho việc "điều khiển hở" quá trình dạy-học theo
hướng "đảm bảo chất lượng ". Không nhất thiết phải kiểm tra toàn bộ học
viên dưới hình thức một bài kiểm tra.
- Kiểm tra, đánh giá cuối bài: Tiến hành ngay sau khi kết thúc bài dạy
hoặc sau khi người học ôn tập củng cố, thường kiểm tra, đánh giá nhanh và
chọn những nội dung cơ bản nhất. Tuy nhiên, kiểm tra đánh giá cuối bài các
câu hỏi phải bao trùm được mục tiêu của bài dạy.
9. Dư kiến phần kết thúc bài dạy.
Khi kết thúc bài dạy, giáo viên có thể tóm tắt bài, nhấn mạnh những điểm
cần thiết hoặc yêu cầu học viên tự tổng kết. Giao bài tập cho học viên làm ở
nhà; giới thiệu các học liệu và các tài liệu tham khảo chính để học viên có thể
tự tìm đọc.
10. Mô tả cách tổ chức dạy học.


19

Cách tổ chức dạy học cần phải đề cập đến trong giáo án, nhất là giáo án
bài dạy thực hành, vì ở đó phải dự liệu trước việc chia học viên làm mấy
nhóm, cần mấy người trợ giảng, nhiệm vụ của từng người, sắp xếp bố trí

nguồn lực cho ca hay buổi thực hành ra sao.
III.2.2. Lập kế hoạch cho bài dạy thực hành theo hướng tiếp cận môđun
1. Các giai đoạn hình thành kỹ năng.
Giáo viên cần nắm vững các quy luật hình thành kỹ năng để đưa ra các
quyết định chính xác về số lần luyện tập cần thiết, ở thời điểm nào cần động
viên khích lệ để người học không nản chí, khi nào cần hỗ trợ để người học
tránh được các sai sót khi thực hiện kỹ năng. Dựa trên quy luật này các nhà
giáo dục đã đưa ra các giai đoạn dạy hình thành kỹ năng gồm các bước sau:
- Thu nhận thông tin: Trong giai đoạn này người học tìm hiểu các thông
tin có liên quan đến kỹ năng
+ Học cái gì?
+ Để làm gì?
+ Kiến thức có liên quan đến kỹ năng?
+ Kiến thức cần thiết để thực hiện kỹ năng?
+ Mối liên hệ với các kiến thức và kỹ năng khác?
- Quan sát người khác thực hiện kỹ năng:
+ Làm cái gì?
+ Làm như thế nào?
+ Tiêu chuẩn nào cần đạt được ở mỗi bước và với toàn bộ kỹ năng?
+ Cần kiến thức nào để thực hiện được các bước và toàn bộ kỹ năng?
+ Cần chú ý vấn đề an toàn gì để đảm bảo an toàn kỹ thuật và an toàn
người?
+ Các tín hiệu nào cho ta biết đã thực hiện tốt được ở mỗi bước và với


20

toàn bộ kỹ năng?
+ Các lỗi nào thường mắc phải và làm thế nào để khắc phục?
- Bắt chước từng bước thực hiện:

+ Bắt chước từng bước theo đúng trình tự (quy trình) với những kỹ năng
khó
+ Chú ý phát hiện đúng các tín hiệu cho biết đã làm đúng ở mỗi bước
+ Tuân thủ các quy tắc an toàn kỹ thuật, an toàn người
- Bắt chước thực hiện toàn bộ kỹ năng
+ Thực hiện đúng trình tự (quy trình) tới khi hoàn thành kỹ năng
+ Chú ý phát hiện đúng các tín hiệu cho biết đã làm đúng toàn bộ kỹ năng
+ Tuân thủ các quy tắc an toàn kỹ thuật và an toàn người
- Thực hiện kỹ năng nhiều lần
+ Làm đi làm lại kỹ năng theo đúng quy trình cho tới khi đạt tốc độ và
tiêu chuẩn chất lượng
+ Số lần luyện tập tùy thuộc vào độ phức tạp của kỹ năng
- Thực hiện kỹ năng trong các tình huống và điều kiện khác nhau
+ Phát hiện đúng kỹ năng đã học trong các tình huống khác nhau
+ Thực hiện kỹ năng đạt các tiêu chuẩn qui định
- Vận dụng kỹ năng trong hoạt động nghề nghiệp
+ Thực hiện phối hợp các kỹ năng đã học khác để giải quyết vấn đề trong
thực tiễn hoạt động nghề nghiệp
+ Phối hợp với các đồng nghiệp trong sự phân công và hợp tác khi thực
hiện các dự án nghề nghiệp.
2. Hoạt đông dạy thực hành của giáo viên.
- Cung cấp thông tin và các kiến thức cần thiết về kỹ năng: Giáo viên
cung cấp những thông tin có liên quan để người học hiểu rõ về vị trí, vai trò
và sự cần thiết phải học kỹ năng. Dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết


21

để họ hiểu tại sao và kỹ năng được thực hiện như thế nào.
Nếu lượng kiến thức cần thiết để thực hiện kỹ năng không nhiều, thì giáo

viên có thể thực hiện giai đoạn này ngay trong giai đoạn tiếp theo là "trình
diện mẫu"
- "trình diễn mẫu" Phương pháp không thể thiếu trong dạy thực hành:
Trình diễn mẫu là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành.
+ Mục đích của trình diễn mẫu là:
Chỉ rõ kỹ năng được thực hiện như thế nào
Nhấn mạnh những bước quan trọng và những vấn đề an toàn
Tạo điều kiện cho học viên đặt câu hỏi để hiểu các bước thực hiện kỹ
năng trước khi bước vào thực hành
Trình diện mẫu là một trong những phương pháp dạy thực hành công hiệu
vì ở đây giáo viên thực sự biểu diễn hay trình diễn cách thực hiện kỹ năng để
các học viên quan sát với các giai đoạn:
 Giới thiệu tổng quan về kỹ năng
 Trình diễn hoặc chứng minh theo tốc độ bình thường
 Trình diễn hoặc chứng minh một lần nữa với tốc độ chậm có miêu tả
từng bước
+ Thực hiện việc trình diễn mẫu:
Lập kế hoạch tốt mới chỉ là một nửa cuộc trình diễn tốt. Cuộc trình diễn
chỉ có hiệu quả nếu giáo viên thực hiện tốt nó. Khi trình diễn một kỹ năng
giáo viên cần nhớ một số gợi ý sau đây:
 Nói thật chính xác với học viên bạn sẽ trình diễn cái gì. Nên khái quát
toàn bộ cuộc trình diễn ngay từ đầu.
 Liên hệ kỹ năng đang học với những kỹ năng đã học trước và sẽ học
sau đó.
 Phát bản quy trình thực hiện kỹ năng và giải thích rõ cho học sinh.


22

 Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý sao cho mỗi người đều nhìn thấy và nghe rõ.

 Thao tác các bước một cách chậm rãi và chuẩn xác.
 Một lần chỉ trình diễn theo một qui trình (nếu có hơn một qui trình
thực hiên kỹ năng). Đó phải là qui trình tốt nhất hoặc là phổ biến nhất
để thực hiện đúng kỹ năng. Không nên để học sinh bị nhầm lẫn khi sử
dụng nhiều qui trình khác nhau.
 Nhấn mạnh các bước thiết yếu và những điểm kiểm tra an toàn.
 Tạm dừng ở những điểm chủ chốt và đặt câu hỏi để tin chắc học viên
theo dõi kịp.
Bạn có thể trình diễn hai hoặc ba lần tùy thuộc vào mức độ phức tạp của
kỹ năng. Thông thường lần đầu giáo viên làm đúng với tốc độ thực, lần thứ
hai với tốc độ chậm, có giải thích từng bước thực hiện.
- Hướng dẫn thường xuyên
Việc hướng dẫn thường xuyên được diễn ra liên tục qua các giai đoạn
dạy thực hành:
- Thực hành từng bước
- Thực hành có hướng dẫn
- Thực hành độc lập
Mức độ quan sát của giáo viên sẽ giảm dần qua từng giai đoạn. Đến cuối
giai đoạn thực hành độc lập, học viên đã có thể thực hiện được kỹ năng theo
đúng các tiêu chuẩn vế kỹ thuật và thời gian. Giáo viên cần đánh giá sự thực
hiện của học viên ở cuối giai đoạn này để có thể chuyển sang bài dạy kỹ năng
khác.
Tuy nhiên việc dạy kỹ năng này vẫn chưa kết thúc. học viên sẽ gặp lại kỹ
năng này trong nhiều tình huống thực tập khác nhau và trong các bài tập tổng
hợp của chương trình đào tạo. Đây chính là giai đoạn thực hành định kỳ,
nhằm giúp học viên hình thành kỹ năng một cách vững chắc hơn, có thể trở


×