TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC
Học phần: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
SVTH: Trần Thị Ngọc Thắm
MSSV: K36.604.033
GVHD: PGS. TS Trần Thị Hương
Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
- Đề bài: Nguyên Tắc Giáo Dục
- Đối tượng: SV năm 3 khoa tâm lý- giáo dục trường ĐHSP Tp. Hồ
Chí Minh.
- Thời gian: 145 phút
- Địa điểm: Phòng học I104
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này SV có thể:
1. Về tri thức:
- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc giáo dục.
- Phân tích nội dung và yêu cầu thực hiện của các nguyên tắc giáo
dục.
2. Về kĩ năng
- Thực hành xử lý một số tình huống sư phạm thực tế dựa theo các
nguyên tắc giáo dục.
- Thực hành kĩ năng làm việc nhóm.
- Thực hành kĩ năng nói trước đám đông.
- Thực hành kĩ năng trình bày chữ viết trên bảng.
Trang 2
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
3. Về thái độ:
- Chấp nhận thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong công tác sư
phạm sau này.
- Bảo vệ việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục đúng đắn.
II. Cấu trúc nội dung bài học
I. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc giáo dục.
II. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục.
1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong giáo dục.
2. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục gắn với cuộc sống và lao
động.
3. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục trong tập thể
4. Nguyên tắc đảm bảo tôn trọng nhân cách kết hợp đề ra
yêu cầu hợp lí đối với người được giáo dục.
5. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và tính cá biệt trong
giáo dục.
III. Chuẩn bị
- Phương pháp dạy học: Diễn giảng, thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu
tình huống, thực hành, trực quan.
- Phương tiện dạy học: Micro, máy chiếu, giấy Ao, bút lông.
- Tài liệu tham khảo:
Trang 3
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
1/ Tổ chức hoạt động dạy học đại học- Trần Thị Hương ( 2011), NXB
ĐHSP Tp. HCM
2/ Giáo dục học hiện đại- Thái Duy Tuyên (2011), NXB Giáo dục HN
IV. Tiến trình hoạt động
Cấu trúc-
Thời gian
Nội dung Hoạt động của
giáo viên và sinh viên
1. Mở bài
(7 phút)
- Chào các bạn, tuần trước chúng ta đã
tìm hiểu về một số vấn đề chung của HĐGD.
Hôm nay chúng ta tiếp tục. Trước khi bắt đầu
bài học, cô cần 4 bạn lên đây tham gia phần
khởi động bài học.
- Cô cần 4 bạn tham gia vào 1 vở kịch.
Trong đó cô đã giao nhiệm vụ cho… đóng vai
1 hs vi phạm nội quy của trường, chạy xe thẳng
lao nhanh vào cổng trường, xuýt nữa bạn ấy
tông vào GVCN của mình. Chúng ta bắt đầu
theo dõi…
- Hoạt động diễn kịch diễn ra với 3 cách
ứng xử của 3 GVCN.
- Phân tích: GVCN 1 quá hiền, nếu
không muốn nói là quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm
với vi phạm của học sinh. GVCN 2 thì quá
cứng nhắc, lúc nào cũng làm việc theo nguyên
tắc, nội qui, thiếu sự lắng nghe học sinh. Chính
vì ở 2 thái cực nên cả 2 GVCN trên đều không
phải là những nhà giáo dục đúng mực. Trong
GV: Mời 4 SV, giao
nhiệm vụ thầm cho 4
SV.
SV: 4 Sv thamgia.
SV1: Đóng vai 1 HS
chạy xe, phóng nhanh
vượt ẩu lao vào cổng
trường, xuýt nữa thì tông
vào GVCN.
SV2: Đóng vai 1 GVCN
hiền, thiếu nghiêm khắc.
Dễ dãi bỏ qua lỗi của HS
trên.
SV2: Đóng vai GVCN 2
với tính nghiêm khắc,
báo thủ, lúc nào cũng
cứng nhắc theo nguyên
tắc. Không nghe rõ
nguyên nhân, lập tức
phạt nặng HS trên.
Trang 4
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
giáo dục, chúng ta không chấp nhận những nhà
giáo dục làm việc không có nguyên tắc, dễ dãi
với học sinh và càng không chấp nhận những
GV quá bảo thủ với tư tưởng của mình. Mà
chúng ta cần những nhà sư phạm làm việc có
nguyên tắc, không thờ ơ với lỗi lầm của hs
nhưng linh hoạt khi áp dụng các nguyên tắc.
Muốn được như vậy, các bạn- những nhà giáo
dục tương lai phải tìm hiểu về nguyên tắc giáo
dục và thực hiện chúng như thế nào. Đó cũng
chính là nội dung bài học hôm nay. Chương II:
Nguyên Tắc Giáo Dục
- Mục tiêu bài học:
Nội dung của bài học:
SV3: Đóng vai GVCN 3
linh hoạt, ứng xử khéo
léo. Vừa có nguyên tắc
sư phạm, vừa trách phạt
đúng mực.
SV dưới lớp: quan sát
GV: Phân tích hoạt
động, dẫn vào bài.
GV: Giới thiệu mục tiêu
và cấu trúc bài học.
Trang 5
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
2.Phát
triển bài
2.1 Khái
niệm và ý
nghĩa
nguyên
tắc giáo
dục (10
phút)
I. Khái niệm và ý nghĩa nguyên tắc giáo dục.
1. Khái niệm nguyên tắc giáo dục.
- Nguyên tắc là những tư tưởng thống nhất,
những phương hướng cơ bản nhằm định hướng chỉ
đạo cho quá trình thực hiện một hoạt động đạt được
mục tiêu đã đề ra.
- Nguyên tắc giáo dục (NTGD) là những luận
điểm cơ bản có tính quy luật nhằm chỉ đạo, định
hướng cho HĐGD thực hiện các nhiệm vụ giáo dục,
đạt được mục đích giáo dục đã xác định.
+ Tính quy luật: Vì không phải tự nhiên mà có.
NTGD được hình thành trên cơ sở KH như: cơ sở
Triết học duy vật biện chứng, mục đích giáo dục, tính
quy luật, bản chất, đặc điểm của HĐGD; đặc điểm lứa
tuổi và đặc điểm tâm sinh lí của người được giáo dục.
+ NTGD chỉ đạo, định hướng cho HĐGD thể
hiện ở việc nó được quán triệt trong tất cả các khâu,
các giai đoạn vận động và phát triển của quá trình
giáo dục.
2. Ý nghĩa:
+ Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho
việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức giáo dục.
+ Là những tri thức mang tính chuẩn
mực, là chỗ dựa về mặt lí luận để giáo viên
định hướng HĐGD một cách đúng đắn.
+ Nếu GV nắm vững các NTGD, sử
GV: “Nguyên tắc
là gì?”
SV: Trả lời
GV: Nhận xét và
kết luận.
GV: “Vậy NTGD là gì?”
SV: Trả lời
GV: nhận xét và
kết luận.
SV: Ghi chép
GV: “NTGD có ý nghĩa
gì trong hoạt động giáo
dục? Cho VD giải thích.”
SV: Trả lời
GV: nhận xét, diễn
giảng kết luận vấn đề.
SV: Ghi chép
Trang 6
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
2.2
Nguyên
tắc đảm
bảo tính
mục đích
trong
giáo dục
(23 phút)
dụng mềm dẻo và linh hoạt thì HĐGD sẽ có
hiệu quả cao.
II. Hệ thống các nguyên tắc giáo dục.
1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong
giáo dục.
3. Trò chơi: “ĐẾM SỐ”
+ Luật chơi: 2 người chơi thay nhau đếm
liên tục các số trong dãy số tự nhiên. Mỗi
người có quyền đếm tối đa là 3 con số ở mỗi
lượt của mình. Ai đếm được số 30 trước người
đó sẽ thắng cuộc.
+ Ý nghĩa: Quy luật của trò chơi là bạn
phải làm sao xác định được con số 30 là mục
đích cuối cùng của bạn. Và theo luật chơi thì
bạn phải tính toán thế nào để đếm được đến
mục tiêu nhỏ hơn là con số 26. Khi biết được
quy luật này bạn sẽ luôn đếm để dừng lại con
số 26 và chắc chắn bạn sẽ là nguời thắng cuộc.
Có nghĩa là khi tiến hành 1 hoạt động gì đó mà
chúng ta biết mục đích mình cần đạt tới là ở
mức nào thì mọi hoạt động của chúng ta sẽ đều
hướng đến mục đích đó. Bạn không để ý đến
mục đích nên nghĩ trò chơi này chơi theo tính
chất hên xui, bạn cứ thế đếm đại mà không tính
toán.Đó chính là sai lầm khi làm một việc gì
đó. Trong giáo dục, mục đích được đặt lên
GV: Mời 3 SV
tham gia ngẫu nhiên.
Trình bày luật
chơi
SV: Tham gia đếm
số với GV
GV: Phân tích ý
nghĩa của trò chơi.
Diễn giảng nêu
vấn đề.
Trang 7
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
hàng đầu.
Và nguyên tắc giáo dục đầu tiên được
nói đến đó chính là Nguyên tắc đảm bảo tính
mục đích trong giáo dục.
* Nội dung nguyên tắc 1:
+ HĐGD là hoạt động có ý thức, có mục
đích của con người. Mục đích của giáo dục là
hình thành và phát triển những phẩm chất cần
thiết cho học sinh.
+ Tất cả HĐGD đều phải có mục đích rõ
ràng, phù hợp với mục đích chung.
* Yêu cầu thực hiện:
NÊN KHÔNG NÊN
+ Xem xét mục
đích giáo dục chung, từ
đó đề ra mục tiêu phù
hợp cho HĐGD.
+ Tổ chức các
hoạt động giáo dục
phong phú, đa dạng.
Đảm bảo hướng đến
thực hiện mục tiêu đã đề
ra.
+ Đảm bảo ý
nghĩa chính trị xã hội, tư
tưởng đạo đức của các
HĐGD.
+ Không xác định rõ
mục đích giáo dục là gì.
+ Không quan tâm mục
đích giáo dục.
+ Không đảm bảo
thực hiện mục đích đã đề
ra.
+ Áp đặt thô bạo
để học sinh thực hiện
mục đích.
GV: Chia lớp thành 4
nhóm.
Giao chủ đề thảo
luận nhóm:
1/ Liệt kê những
điều giáo viên nên làm
và không nên làm để
thực hiện nguyên tắc
này?
2/ Trình bày và
phân tích một tình huống
sư phạm mà giáo viên đã
thực hiện tốt hoặc chưa
tốt nguyên tắc đảm bảo
tính mục đích của GD?
SV: Thảo luận
nhóm và trình bày kết
quả vào giấy.( 7 phút)
Trang 8
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
+ Thông báo mục
đích của HĐGD cho HS
để định hướng tất cả
hoạt động đi đúng mục
đích.
Tình huống sư phạm: Theo kế hoạch
của nhà trường,hôm nay cô Lan tổ chức
cho lớp 7A đi thăm viếng nghĩa trang của
các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh anh dũng
trong chiến tranh. Mục đích của hoạt động
này là gợi lên ở các em lòng biết ơn những
thế hệ cha anh đã hi sinh vì Tổ Quốc, qua
đó các em phấn đấu học tập để xây dựng đất
nước hôm nay. Khi lớp vừa đi vào cổng
nghĩa trang thì cô Lan thấy An và Tuấn gây
gỗ và đánh nhau. Cô bực tức trước hành
động của 2 HS quậy phá này liền cho tập
hợp lớp lại. Cô Lan mất 2 tiếng để hỏi
nguyên nhân đánh nhau, để giảng giải là
phải đoàn kết yêu thương trong tập thể. Khi
nhận ra đã hết buổi sáng, cô cho lớp đi tham
quan sơ sài xung quanh rồi dặn các em về
viết cảm nghĩ.Cô còn lưu ý các em là phải
viết về lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ.
4. Phân tích tình huống: Cô Lan trong
tình huống trên đã không đảm bảo được mục
GV: Cho các
nhóm trình bày kết quả
thảo luận. Nhận xét và
bổ sung, kết luận.
SV: Ghi chép.
GV: Nêu tình
huống, phân tích tình
huống.
“ Nếu các bạn là
GVCN lớp 7A, các bạn
sẽ xử lý thế nào với tình
huống trên để thực hiện
được mục đích của
HĐGD?”
SV: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ
sung.
Trang 9
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
2.3 Thảo
luận
nhóm 4
nguyên
tắc giáo
đích đề ra cho hoạt động giáo dục. Chẳng
những thể cô con bắt ép học sinh phải viết cảm
nghĩ, đó là cách giáo dục không trung thực.
Giáo dục theo kiểu đối phó để được xem là
hoàn thành mục đích chứ không quan tâm đến
kết quả mà học sinh thu được. Nếu là GVCN
trong tình huống trên chúng ta cần có thái độ
nhắc nhở nghiêm khắc 2 học sinh đó nhưng
không làm mất nhiều thời gian của lớp. Rồi
chia lớp thành 2 nhóm để đi tham quan như kế
hoạch, trong đó mỗi bạn sẽ theo một nhóm để
tách nhau ra tránh lại gây gỗ lần nữa. Sau đó về
lớp trong giờ sinh hoạt yêu cầu 2 em đó viết
bản kiểm điểm, tìm hiểu nguyên nhân để giải
quyết.
KLSP: Trong giáo dục không chấp
nhận những hoạt động tùy tiện, không có
mục đích rõ ràng. Khi đã đề ra mục đích thì
phải thực hiện cho được mục đích đó một
cách có giáo dục.
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 1:
“ Tôi thật băn khoăn không biết có
nên gửi lá thư này cho cô hay không? Tôi là
PHHS của em Nguyễn Thị H- học sinh lớp
cô chủ nhiệm. Cô giáo ạ. Cô đang là GVCN
lớp 12. Hơn ai hết cô phải ý thức rõ sức
GV: Cho 4 nhóm
bốc thăm.
Nêu yêu cầu và
thời gian
1/ Mỗi nhóm sẽ
bốc thăm vào một tình
huống sư phạm. Các bạn
Trang
10
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
dục kế
tiếp.
(15 phút)
nặng nề của việc học mà các em học sinh
đang phải gánh chịu. Vậy mà tôi thấy cô cứ
tổ chức các hoạt động gì mà đi thăm mái ấm
tình thương, lao động vì môi trường… Thay
vì đôn đốc các em học, cô lại cho các em
tham gia những hoạt động Đoàn, Hội vô bổ.
Tôi cần con tôi học giỏi, không muốn nó sa
sút. Tôi cần nó thi đậu ĐH. Mong cô xem
xét và dừng lại các hoạt động vô ích nói
trên” – Đây là lá thư của 1 PHHS gửi cho
GVCN lớp của con mình.
Câu hỏi thảo luận:
1/ Nếu là GVCN trong trường hợp
này bạn sẽ giải thích thế nào với PHHS?
2/ Những hoạt động mà GVCN nói
trên tổ chức dựa trên cơ sở của nguyên tắc
giáo dục nào?
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 2:
Tuấn là một học sinh quậy phá,
thường xuyên ngủ gật và nói chuyện trong
giờ học. Lớp 10A1 nhiều lần bị hạ thành
tích vì những vi phạm của Tuấn. Nhận thấy
tình hình đó, cô Hoa- GVCN lớp 10A5 đã
nghĩ ra một biện pháp để điều chỉnh Tuấn.
Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, cô thân
thiện nói.
5. Lớp ta là một tập thể học tốt và có kỉ
trả lời những câu hỏi
trong lá thăm.
2/ Trình bày nội
dung và yêu cầu thực
hiện của nguyên tắc giáo
dục liên quan đến tình
huống sư phạm đó.
Thời gian mỗi
nhóm thảo luận là 10
phút.
SV: Thảo luận
nhóm
Gv: Quan sát, hỗ
trợ.
Trang
11
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
luật. Cô rất tự hào vì điều đó. Nhưng vẫn phải
kể đến một số bạn chưa tuân theo quy định của
trường lớp, làm cho thành tích của lớp bị ảnh
hưởng. Các bạn đó thường ngủ gật, nói chuyện
trong giờ học. Cô nghĩ cần giao cho một bạn
nhiệm vụ theo dõi các bạn này để báo cáo lại
cho cô. Cô nghĩ bạn Tuấn làm được việc này.
Cả lớp đều ngạc nhiên và chính Tuấn
cũng đang ngạc nhiên với nhiệm vụ cô giao.
Tuấn được chuyển xuống cuối lớp cùng với
cuốn sổ theo dõi.
Câu hỏi thảo luận:
1/ Các bạn hãy dự đoán sự thay đổi trong
hành vi của Tuấn khi được cô giáo giao cho
nhiệm vụ này?
2/ Giải thích sự thay đổi đó dựa trên
NTGD trong tập thể.
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 3:
“Hôm nay, mình cảm thấy bị xúc phạm
nặng nề. Đau lòng nhất là mình bị chính
GVCN của mình xúc phạm. Cô đã cầm tờ tiền
500.000đ giơ thẳng vào mặt mình và nói:
6. Tôi trả cho anh tờ tiền này để mướn
anh đi học đúng giờ dùm tôi. Ở nhà ba mẹ anh
có bao giờ cho anh nhiều như vậy chưa? Anh
làm ơn đi học đúng giờ giấc dùm tôi. Đừng làm
ảnh hưởng đến thành tích lớp của tôi nữa.
Trang
12
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
Tại sao một giáo viên lại có thể hành xử
như vậy kia chứ. Giá như cô chịu 1 lần nghe
mình nói lí do đi trễ là vì mình phải phụ mẹ
dọn hàng bán từ sáng sớm. Giá như cô hiểu
mình không bao giờ muốn ảnh hưởng đến lớp”.
Trên đây là những dòng tâm sự của một
học sinh lớp 10 với cách ứng xử của GVCN.
Câu hỏi thảo luận:
1/ GVCN trong tình huống trên đã vi
phạm những yêu cầu gì của nguyên tắc đề ra
yêu cầu cao, hợp lý kết hợp với việc tôn trọng
nhân cách nhiều nhất đối với học sinh của
mình?
2/ Nếu là GVCN lớp trong tình huống
trên bạn sẽ xử lí thế nào đối với học sinh trên?
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 4:
Hôm nay lớp 11a2 tổ chức buổi hoạt
động ngoài giờ lên lớp với chủ đề: “Giá trị của
gia đình”. Đến nói chuyện trong buổi sinh hoạt
có thầy Phó hiệu trưởng của trường. Thầy được
học sinh toàn trường yêu mến vì cách nói
chuyện dễ gần, tâm lý và thuyết phục ở mọi
vấn đề. Hôm nay cũng vậy, cả lớp ai cũng say
sưa nghe thầy giảng về những giá trị quý báu
của gia đình, ở đó có tình yêu thương, chở che
từ những điều nhỏ nhất của cha mẹ, ông bà.
Nhiều bạn đã rơi nước mắt với những câu
Trang
13
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
2.4
Nguyên
tắc đảm
bảo giáo
dục gắn
với cuộc
chuyện thật cảm động của thầy về chữ hiếu.
Thầy cũng cảm thấy rất hài lòng với buổi sinh
hoạt này. Cuối giờ thầy mời học sinh phát biểu
cảm nghĩ. Một số bạn đứng dậy bày tỏ sự yêu
quí gia đình, trách nhiệm với gia đình. Đang dự
tính kết thúc buổi sinh hoạt thì có 1 cánh tay
của học sinh cuối lớp giơ lên xin phát biểu. Bạn
học sinh đó nói 1 cách rất thẳng thừng:
7. Thưa thầy. Em thấy gia đình không
như thầy nói. Những điều gì tội tệ nhất là đều
có từ gia đình.
Thầy PHT đứng lặng, ngạc nhiên nhìn
ánh mắt như căm giận điều gì đó từ phía người
học sinh kia.
Câu hỏi thảo luận:
1/ Nếu là thầy PHT trong trường hợp
này, bạn sẽ xử lí thế nào?
2/ Thử giải thích phản ứng của học sinh
trên.
2. Nguyên tắc đảm bảo giáo dục gắn với cuộc
sống và lao động.
Đáp án tình huống 1:
1/ Là GVCN, bạn cần giải thích rõ tầm
quan trọng của những hoạt động mà bạn tổ
chức. Phải khẳng định đó cũng là những hoạt
động giáo dục chứ không phải là những hoạt
GV: Tổ chức cho nhóm
bốc thăm tình huống 1
trình bày kết quả thảo
luận.
SV: Trình bày
bằng ngôn ngữ nói và bổ
sung (5 phút)
GV: Nhận xét, bổ
Trang
14
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
sống và
lao động
(18 phút)
động vô bổ:
8. Đây là những tình huống thực tế trong
cuộc sống sau này chắc chắn các em sẽ gặp
phải. Nhà giáo dục đang trang bị cho các em kĩ
năng sống, sự trải nghiệm để sau này các em đủ
bản lĩnh để đối phó.
9. Không phải cứ học giỏi là các em sẽ
thành công. Ngoài những kiến thức khoa học,
các em còn cần hiểu biết nhiều hơn về đời sống
xã hội vì môi trường sau này các em tiếp xúc sẽ
còn nhiều khó khăn hơn chứ không phải an
toàn và đầy nhân văn như trong nhà trường.
10. Các hoạt động được tổ chức một
cách có kế hoạch, có thời gian hợp lí và khoa
học. Vẫn đảm bảo sức khỏe cho các em học
tập.
2/ Những hoạt động trên dựa trên nguyên
tắc gắn liền giáo dục với cuộc sống và lao
động.
• Nội dung nguyên tắc:
11. Hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào
kiến thức và trải nghiệm cuộc sống của bản
thân học sinh.
12. Tham gia vào các hoạt động sống,
trải nghiệm những tình huống khác nhau là
điều kiện để những tri thức của giáo dục có
hiệu quả cho việc phát triển toàn diện nhân
sung, kết luận.
SV: Ghi chép
Trang
15
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
cách học sinh.
13. Giáo dục không đào tạo ra những
nhân cách có tri thức máy móc, thiếu bản lĩnh,
không có khả năng đương đầu với các tình
huống phức tạp vốn có trong đời sống thực tế.
• Yêu cầu thực hiện:
NÊN KHÔNG NÊN
+ Xây dựng mục
tiêu của giáo dục theo
yêu cầu tất yếu khách
quan của cuộc sống, của
lao động trong xã hội
hiện đại.
+ Thường xuyên
tổ chức các hoạt động
thực tế, hoạt động lao
động cho học sinh tham
gia một cách có hứng
thú.
+ Phát huy vai trò
của Đoàn, Hội của hoạt
động ngoại khóa.
+ Tổ chức HĐGD
có kế hoạch KH, đảm
bảo được sự chủ động
tham gia của học sinh.
+ Quyết tâm bảo
+ Có những mục tiêu
xa rời cuộc sống
hiện tại hoặc HĐGD
tùy tiện, không có
mục tiêu.
+ Chú trọng vào
lí thuyết, giáo điều thiếu
tính thực tế.
+ Áp đặt thô bạo để
học sinh thực hiện
một cách thiếu tự
giác.
+ Thiếu kiên định
cho những HĐGD khoa
học,chính đáng trước
những tác động của các
lực lượng khác.
Trang
16
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
2.5/
Nguyên
tắc đảm
bảo giáo
dục trong
tập thể
(23 phút)
vệ kế hoạch đúng đắn,
thuyết phục sự ủng hộ
của các lực lượng giáo
dục ngoài nhà trường.
3/ Nguyên tắc giáo dục trong tập thể
Đáp án tình huống 2:
1/ Với nhiệm vụ cô Hoa giao, Tuấn sẽ có
sự thay đổi trong hành vi của mình: Dần nhận
ra người thường xuyên vi phạm những lỗi mà
cô nói chỉ có mình. Tuấn sẽ không ngủ gật,
không nói chuyện trong giờ học nữa. Chắc
chắn Tuấn sẽ có sự tiến bộ trong hành vi của
mình.
2/ Giải thích sự tiến bộ của Tuấn dựa
trên nguyên tắc giáo dục trong tập thể:
Cô Hoa sẽ thành công trong việc uốn nắn
thói quen,hành vi xấu của học sinh mình. Điều
đầu tiên là cô đã đặt giá trị của tập thể lên trên
và lấy đó làm phương tiện giáo dục. Khi được
giao cho nhiệm vụ đó, Tuấn sẽ thấy mình có
trách nhiệm với tập thể. Chính vì vậy Tuấn chú
ý để nghiêm chỉnh trong hành vi, để xứng với
cái nhiệm vụ mới mà chỉ mình Tuấn mới có.
Cô Hoa đã khéo léo để Tuấn tự thấy được sai
phạm của mình, thấy được là sống trong một
GV: Tổ chức cho
nhóm bốc thăm tình
huống 2 trình bày kết
quả thảo luận.
SV: Trình bày
bằng ngôn ngữ nói và bổ
sung (5 phút)
GV: Nhận xét, bổ
sung, kết luận.
SV: Ghi chép
Trang
17
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
tập thể kỉ luật tốt thì tự mình cũng phải thay đổi
thói quen xấu của mình để được tồn tại trong
tập thể.
Có thể cô Hoa giao việc này cho lớp sẽ
tạo sự thắc mắc cho các thành viên khác trong
lớp. Các bạn sẽ chú ý hơn vào Tuấn. Và sẽ
thường nhắc nhở Tuấn gắn liền với nhiệm vụ
của Tuấn khi bạn ấy vi phạm. Đó cũng là cách
để xây dựng dư luận tập thể tác động vào tự ý
thức của cá nhân.
Cô Hoa đã dùng tập thể có truyền
thống tích cực làm phương tiện và môi
trường giáo dục cá nhân một cách tế nhị và
hiệu quả.
• Nội dung nguyên tắc:
14. Tập thể là một cồng đồng xã hội
có mục đích chung, hoạt động chung, có tổ
chức chặt chẽ, có kỉ luật và có hệ thống quan
hệ phụ thuộc.
15. Tập thể học sinh là một cộng đồng
xã hội đặc biệt với những kỉ luật rất đặc trưng
mang tính giáo dục, quan hệ khá đa dạng.
16. Tập thể học sinh có vai trò là môi
trường tâm lí trực tiếp tác động đến từng học
sinh thông qua các yếu tố: Truyền thống, dư
luận, môi trường kỉ luật, hoạt động chung, cán
bộ lớp tích cực, sự lãnh đạo của GVCN lớp…
SV: Ghi chép
Trang
18
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
17. Tập thể là phương tiện giáo dục
đặc biệt quan trọng.
18. Sự phát triển của tập thể và cá
nhân là 2 quá trình qui định lẫn nhau: Tập thể
là kích thích và điều khiển quá trình phát triển
của cá nhân. Ngược lại cá nhân là tăng thêm
sức mạnh cho tập thể.
• Yêu cầu thực hiện:
NÊN KHÔNG NÊN
+Xây dựng một
tập thể vững mạnh trong
đó quan tâm đến đội ngũ
cán bộ lớp tiến bộ cho
tập thể.
+ Tạo điều kiện
để học sinh phát huy vai
trò tự quản.
+ Xây dựng dư
luận tập thể lành mạnh
+ Công bằng giữa
lợi ích tập thể và lợi ích
cá nhân.
+Khuyến khích từng cá
nhân tham gia vào hoạt
động chung của tập thể
+ Thờ ơ trước
những hành vi
bộc phát sai trái
làm ảnh hưởng,
lan truyền trong
tập thể
+ Ủy nhiệm
toàn bộ cho cán
bộ lớp.
+ Dùng sức ép tập
thể chèn ép lợi ích chính
đáng của cá nhân.
+ Loại trừ, sa thải
những cá nhân yếu kếm
ra khỏi tập thể vì sợ ảnh
hưởng đến tập thể.
4/ Nguyên tắc kết hợp đề ra yêu cầu cao, hợp lý
GV: Tổ chức cho
nhóm bốc thăm tình
Trang
19
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
2.6/
Nguyên
tắc kết
hợp đề ra
yêu cầu
cao, hợp
lý với
việc thực
hiện sự
tôn trọng
nhiều
nhất đối
với người
được giáo
dục (20
phút)
với việc thực hiện sự tôn trọng nhiều nhất đối với
người được giáo dục
Đáp án tình huống 3:
1/ GVCN trong tình huống này đã vi
phạm yêu cầu của NTGD 4:
19.Xúc phạm danh dự của học sinh
20.Không quan tâm tìm hiểu học sinh chu đáo
21.Có thái độ thiếu công bằng, miệt thị học sinh ra
khỏi tập thể.
22.Đửaa yêu cầu không mang thiện chí, không
phải vì mục đích là sự phát triển của học sinh
23.Dùng lời lẽ với học sinh thiếu tính sư phạm
2/ Là 1 GVCN đúng mực sẽ có cách giải quyết
như sau:
24.Trước tiên là tìm hiểu vì sao học sinh lại đi trễ
thường xuyên => Biết được học sinh này có
hoàn cảnh khó khăn.
25.Đến nhà cùng cán bộ lớp thăm hỏi, động viên
gia đình học sinh này. Đồng thời nhắc nhở em
là việc đi học trễ là không nên vi phạm nội quy
trường học, sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của
bản thân em.
26.Khuyến khích em nên cố gắng đi học đúng giờ.
27.Đề xuất với lớp có sự ủng hộ, giúp đỡ về vật
chất cũng như tinh thần đối với học sinh này.
Trình bày hoàn cảnh gia đình cũng như tinh
thần tự học của học sinh để khuyến khích em
huống 3 trình bày kết
quả thảo luận.
SV: Trình bày
bằng cách viết lên bảng
và bổ sung (5 phút)
GV: Nhận xét, bổ
sung, kết luận.
SV: Ghi chép
Trang
20
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
và để các học sinh khác hiểu.
• Nội dung nguyên tắc:
28.Con người ai cũng có nhu cầu được tôn trọng
mà trong giáo dục thì nhu cầu này phải được
đặt lên hàng đầu. Học sinh là những chủ thể có
ý thức, tích cực. Họ cần được tôn trọng nhiều
nhất và sự tôn trọng này phải mang tính giáo
dục.
29.Giáo dục luôn hướng đến sự tự hoàn thiện của
học sinh, khơi dậy ở các em nhu cầu làm theo
quy định chuẩn mực của xã hội để phát huy
phẩm giá, nhân cách của họ.Một nhà giáo dục
luôn áp đặt, thiếu tôn trọng học sinh thì không
làm được việc này.
30.Tôn trọng nghĩa là nhìn nhận đúng năng lực,
phẩm giá của học sinh để đưa ra yêu cầu hợp lí,
tạo sự phát triển.
31.Khi đã đưa ra yêu cầu thì phải tin tưởng vào
khả năng phát triển của học sinh.
32.Tôn trọng để khích lệ- Yêu cầu để kích thích sự
phát triển.
• Yêu cầu thực hiện:
NÊN KHÔNG NÊN
+ Đánh giá đúng ưu
nhược điểm của học sinh
+ Lắng nghe, tiếp thu ý
kiến của học sinh.
+ Làm ngơ trước những
thói hư tật xấu
của học sinh
+ Gây tổn thương
Trang
21
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
2.7/
Nguyên
tắc đảm
bảo tính
vừa sức
và tính
cá biệt
trong
hoạt
động
giáo dục.
(18 phút)
+ Đối xử công bằng, dân
chủ
+ Luôn tạo điều kiện để
học sinh thực hiện yêu
cầu.
+ Hướng dẫn học sinh tự
đưa ra và thực hiện yêu
cầu.
veeftinh thần thể xác của
học sinh
+ Đưa ra yêu cầu quá
sức chèn ép học sinh
thực hiện yêu cầu không
chính đáng
5/ Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và tính cá
biệt trong hoạt động giáo dục.
Đáp án tình huống 4:
1/ Nếu là Phó hiệu trưởng trong tình
huống trên chúng ta cần:
33.Cảm ơn lời phát biểu của học sinh đó bằng một
thiện chí.
34.Cho kết thúc buổi sinh hoạt vì đã hết giờ qui
định.
35.Thường xuyên trò chuyện tạo sự thông cảm, tin
tưởng ở học sinh.
36.Từ từ tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh này
có suy nghĩ như thế về gia đình của mình. Có
thể tìm hiểu qua bạn bè thân của học sinh, trò
chuyện với học sinh đó.
2/ Đây là một hiện tượng cá biệt về sự phát
triển nhân cách mà chúng ta thường gặp trong
giáo dục. Vì với đa số học sinh trung học phổ
SV: Ghi chép
GV: Tổ chức cho
nhóm bốc thăm tình
huống 4 trình bày kết
quả thảo luận.
SV: Trình bày
bằng cách viết lên bảng
và bổ sung (5 phút)
GV: Nhận xét, bổ
sung, kết luận.
SV: Ghi chép
Trang
22
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
thông thì các em có thể tự ý thức được giá trị
của gia đình đối với mỗi người. Huống chi là
qua buổi nói chuyện rất hay và cảm động về
gia đình của thầy PHT.Nhưng đối với học sinh
này có thể lí giả do hoàn cảnh đã tác động vào
nhận thức của em, để em nhận thấy là giáo dục
không có giastrij gì ngoài việc gây khổ đau cho
em . Thế mới nói trong giáo dục không thể bàn
quang, nhìn nhận vấn đề theo cùng một cách
mà cần quan tâm đến tính cá biệt.
• Nội dung nguyên tắc:
37.Muốn HĐGD có hiệu quả trước hết nhà giáo
dục phải hiểu biết các đặc điểm lứa tuổi và đặc
điểm cá nhân từng học sinh. Từ đó lựa chọn nội
dung, hình thức, biện pháp tổ chức giáo dục
phù hợp.
38.Coi trọng tính cá biệt trong giáo dục. Cá biệt ở
đây là sự phân hóa trình độ phát triển nhân
cách ở các đối tượng giáo dục theo các lứa tuổi
khác nhau, thậm chí ngay trong một lứa tuổi.
• Yêu cầu thực hiện:
NÊN KHÔNG NÊN
+ Quan tâm tìm hiểu
hoàn cảnh, tính cách của
từng học sinh
+Trước một sai phạm
+ Chủ quan, tùy tiện khi
tổ chức bất kì hoạt động
giáo dục nào.
+ Vận dụng phương
SV: Ghi chép
Trang
23
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
3.Kết
luận (10
phút)
nên phân tích tìm hiểu
nguyên nhân và có biện
pháp uốn nắn phù hợp.
+ Có nội dung, phương
pháp giáo dục đặc biệt
với những học sinh cá
biệt
pháp trách phạt, cứng
nhắc đại trà.
+ Chỉ quan tâm đến lợi
ích của tổng thể, thờ ơ
với những cá nhân tiêu
cực trong tập thể.
39.Khái niệm nguyên tắc giáo dục và ý nghĩa của
nguyên tắc giáo dục
40.5 nguyên tắc giáo dục:
+ Nội dung
+ Yêu cầu thực hiện
+Xử lí tình huống sư phạm
GV: “Liệt kê lại
những nội dung đã học
trong ngày hôm nay”
SV: Trả lời
GV: Kết luận
GV: Nhận xét giờ
học.
Nêu yêu cầu:
“Mỗi SV lấy 1 tờ giấy
nhỏ trong đó viết”
1/ Nội dung mà
bạn tâm đắc nhất trong
giờ học hôm nay? Vì
Sao?
2/ Nội dung mà
bạn cam thấy chưa hài
Trang
24
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Trần Thị Ngọc Thắm- K36.604.033
lòng? Vì sao?
3/ Tự đánh giá
mức độ hiểu bài của
bạn?
GV: Hướng dẫn
học tập giờ sau:
“ Mỗi nhóm tìm 3 tình
huống sư phạm tương
ứng với 3 nguyên tắc
giáo dục còn lại. Phân
tích tình huống dựa trên
kiến thức tự đọc về các
nguyên tắc giáo dục này.
Giờ sau mỗi nhóm có 3
phút để trình bày trước
khi bắt đầu bài học”
SV: Ghi chép
Trang
25