Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Ứng dụng phần mềm moodle quản lý đào tạo e learning tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 79 trang )

MỤC LỤC
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỌC TRỰC TUYẾN…………………………….9
1.1. Khái niệm về học trực tuyến- E-Learning............................................................9
1.2. Một vài định nghĩa về E-Learning .......................................................................9
1.3. Ƣu, nhƣợc điểm của E-Learning ........................................................................11
1.4. So sánh giữa phƣơng pháp E-Learning với phƣơng pháp giảng dạy truyền thống........13
1.4.1. Các phƣơng pháp học tập truyền thống

13

1.4.2. Phƣơng pháp E-Learning

15

1.4.3. Phƣơng pháp kết hợp

18

1.5. Sự phát triển của E-Learning trên thế giới và Việt Nam. ..................................20
1.5.1. Tình hình phát triển ứng dụng E-Learning trên thế giới

20

1.5.2. Tình hình phát triển ứng dụng E-Learning ở Việt Nam

22

1.6. Kết chƣơng .........................................................................................................25
CHƢƠNG II: MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN…………………………….26
2.1. Mô hình hệ thống và chuẩn E-Learning.............................................................26
2.1.1. Mô hình hệ thống E-Learning



26

2.1.2. Chuẩn E-Learning

27

2.2. Kiến trúc của hệ thống đào tạo trực tuyến (E-Learning) ...................................28
2.2.1. Các thành phần của E-Learning

30

2.2.2. Hệ thống xây dựng các bài giảng (CAS)

30

2.2.3. Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS)

31

2.2.4. Hệ thống quản lý nội dung học trực tuyến (LCMS)

32

2.3. Các công cụ soạn bài giảng theo chuẩn SCORM ..............................................33
2.3.1. eXeLearning

33

2.3.2. Reload Editor


33

2.3.3. LCDS

34

2.3.4. Đánh giá các công cụ tạo bài giảng

34

2.4. Khóa học trực tuyến ............................................................................................35
2.4.1. Thông tin về khoá học.

37

2.4.2. Yêu cầu đối với giáo viên.

38

2.4.3. Những kỹ năng cần có của một học viên

39

2.5. Các phƣơng pháp đánh giá trong E-Learning ....................................................41
2.6. Nhận thức thông tin của ngƣời học trong môi trƣờng E-Learning ....................41

1



2.7. Cách thức trao đổi giữa giáo viên – học viên.....................................................42
2.7.1. Diễn đàn

42

2.7.2. Chat

42

2.7.3. Email

42

2.8. Quy trình tạo nội dung cho khóa học .................................................................43
2.9. Kết chƣơng .........................................................................................................44
CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG MOODLE QUẢN LÝ ĐÀO TẠO E-LEARNING
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GTVT ĐƢỜNG THUỶ 1…………………..45
3.1. Tổng quan về phần mềm Moodle ......................................................................45
3.2. Khái lƣợc về phần mềm Moodle ........................................................................47
3.2.1. Các tính năng nổi bật của Moodle

47

3.2.2. Các lý do lựa chọn Moodle

53

3.2.3. Đăng nhập hệ thống phần mềm Moodle

55


3.2.4. Các khối thông tin cơ bản trong một khóa học của hệ thống Moodle

61

3.3. Vai trò của ngƣời dùng hệ thống ........................................................................63
3.3.1. Quản trị hệ thống

63

3.3.2. Giáo viên

65

3.3.3. Học viên

65

3.4. Các chức năng và mô hình hoạt động của hệ thống...........................................66
3.4.2. Quản lý giảng dạy.

67

3.4.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

67

3.5. Quản lý đào tạo E-Learning bằng Moodle .........................................................69
3.5.1. Đăng ký và xác thực tài khoản


70

3.5.2. Thiết lập lại thông tin cá nhân.

72

3.5.3. Thiết lập thông tin cho khoá học

73

3.5.4. Gán vai và quyền trong khóa học

74

3.6. Kết chƣơng .........................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………..76
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….……………………………79

2


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: So sánh lớp học truyền thống và lớp học E-Learning

16


Bảng 2.1: Đánh giá các công cụ tạo bài giảng theo thang điểm

34

Bảng 3.1: Thống kê 10 Quốc gia đã đăng ký sử dụng Moodle nhiều nhất

46

Bảng 3.2: Mô tả vai trò sử dụng hệ thống Moodle của các thành viên.

56

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Tên hình vẽ

Trang

Hình 1.1: Các chức năng của giáo viên

14

Hình 1.2: Các chức năng của phƣơng pháp E-Learning

15

Hình 1.3: Mô hình học kết hợp

20

Hình 2.1: Mô hình đơn giản của hệ thống E-learning.


26

Hình 2.2: Mô hình kiến trúc của hệ thống đào tạo trực tuyến

29

Hình 2.3: Kiến trúc hệ thống xây dựng bài giảng (CMS)

31

Hình 2.4: Kiến trúc Hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS)

32

Hình 2.5: Hệ thống quản lý nội dung học trực tuyến (LCMS)

33

Hình 2.6: Các thành phần của khóa học trực tuyến.

37

Hình 2.7: Các kỹ năng tổng hợp của ngƣời dạy khi thực hiện E-Learning

39

Hình 2.8: Cấu trúc của một chƣơng trình giảng dạy

43


Hình 3.1: So sánh ngƣời sử dụng Moodle trên một trang web

45

Hình 3.2: Cửa sổ đăng nhập vào phần mềm Moodle

56

Hình 3.3: Quyền các thành viên trong Hệ thống quản trị Moodle

557

Hình 3.4: Moodle đáp ứng đƣợc việc xây dựng hệ thống E-Learning

61

Hình 3.5: Mô tả các khối công việc trong một khóa học trên Moodle.

62

Hình 3.6: Ngƣời quản trị có thể thay đổi vai trò của các thành viên

64

3


Hình 3.7: Tạo nhóm học tập cho các học viên


64

Hình 3.8: Giáo viên upload file bài giảng lên hệ thống

65

Hình 3.9: Cửa sổ xem danh sách lớp

65

Hình 3.10: Sơ đồ phân cấp chức năng trong quản trị hệ thống Moodle

67

Hình 3.11: Mô tả quá trình trao đổi thông tin trong hệ thống

69

Hình 3.12: Cửa sổ thể hiện trang chủ hệ thống Moodle

70

Hình 3.13: Cửa sổ tạo tài khoản đăng nhập hệ thống Moodle

71

Hình 3.14: Cửa sổ tạo tài khoản đăng nhập hệ thống Moodle

71


Hình 3.15: Cửa sổ thiết lập lại thông tin cá nhân

72

Hình 3.16: Cửa sổ thiết lập lại thông tin cá nhân

73

Hình 3.17: Cửa sổ quản lý vai trò của các thành viên

74

Hình 3.18: Cửa sổ gán vai trò của các thành viên

75

4


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Huỳnh Quyết
Thắng – Viện trƣởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông- Trƣờng Đại học
Bách khoa Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong toàn bộ quá
trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Viện Sƣ phạm Kỹ thuật, Viện Đào
tạo sau đại học, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông- Trƣờng Đại học Bách
khoa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn các bạn học viên trong lớp, các đồng nghiệp ở Trƣờng Cao
đẳng nghề Giao thông vận tải đƣờng thuỷ 1, đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Minh Vỹ

5


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đƣợc coi là một trong những
ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất, việc ứng dụng Công nghệ thông
tin vào đổi mới giáo dục đang phát triển mạnh mẽ và đạt đƣợc những hiệu quả rất to
lớn. Các nhà giáo dục ở khắp nơi trên thế giới đánh giá rất cao tiềm năng của Công
nghệ thông tin trong việc dạy học một cách linh động hơn, thú vị hơn và lấy ngƣời
học làm trung tâm. Tại Việt Nam hiện nay việc tích hợp Công nghệ thông tin vào
giảng dạy ngày nay đã đƣợc coi là một công cụ hiệu quả có thể hỗ trợ đổi mới
phong cách giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và
chất lƣợng giáo dục(Bộ GD & ĐT, Chỉ thị 55, 2008). Tuy nhiên, có một khoảng
cách không nhỏ giữa chính sách và thực tế trong giáo dục ở Việt Nam. Trong thực
tế, việc sử dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy vẫn còn những hạn chế đó là:
giáo viên sử dụng công nghệ thông tin chỉ đơn thuần nhƣ một công cụ làm cho việc
giảng dạy dễ dàng hơn, nhƣ là một sự thay đổi cho cách dạy học truyền thống lấy
giáo viên làm trung tâm (nghiên cứu cơ bản của VVOB năm 2008). Những yếu tố
quan trọng tác động đến sự hấp thụ Công nghệ thông tin vào lĩnh vực giảng dạy bao
gồm sự tiếp cận, kỹ năng và sự tự tin, cũng nhƣ thái độ đối với Công nghệ thông tin
và nhận thức về việc giáo dục học sinh- sinh viên.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy
tính thực hiện một số chức năng của ngƣời thầy ở những khâu khác nhau của quá
trình dạy học. Vì vậy, có thể xây dựng những chƣơng trình dạy học mà ở đó máy

tính thay thế một số công việc của ngƣời giáo viên. Cách dạy này đã thể hiện nhiều
ƣu điểm về mặt sƣ phạm nhƣ khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh- sinh
viên, đảm bảo mối liên hệ ngƣợc và cá biệt hoá quá trình học tập.
Đối với lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam trong thời gian qua đã có sự đổi mới
mạnh mẽ cả về nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo nghề. Nằm trong
mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố mục đích, nội dung, phƣơng pháp,
phƣơng tiện, kiểm tra đánh giá. Việc đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình
không thể tách rời đổi mới phƣơng pháp dạy học, tăng cƣờng trang bị cơ sở vật chất

6


và đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học tại Việt
Nam đã đƣợc tiến hành từ lâu, tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc còn nhiều hạn chế cả về
mặt lý luận và thực tiễn đổi mới. Có nhiều quan niệm khác nhau về đổi mới phƣơng
pháp dạy học. Do đó, dẫn tới nhiều cách thức triển khai khác nhau cũng nhƣ cách
thức đánh giá việc đổi mới cũng chƣa thống nhất. Có thể nói, cốt lõi của việc đổi
mới phƣơng pháp dạy học là tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học. Có
nghĩa là, giáo viên sẽ vận dụng phối kết hợp các phƣơng pháp dạy học khác nhau kể
cả các phƣơng pháp cũ lẫn mới để làm cho học sinh chủ động, tích cực và sáng tạo
trong hoạt động nhận thức. Theo đó, giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, trợ giúp khi
cần thiết còn học sinh- sinh viên sẽ chủ động tham gia các hoạt động học tập, qua
đó nắm vững kiến thức, kỹ năng đáp ứng mục tiêu dạy học cũng nhƣ phát triển các
năng lực về nhận thức, tƣ duy.
Đổi mới không có nghĩa là bỏ các phƣơng pháp truyền thống mà cần phải khai
thác các ƣu điểm của phƣơng pháp truyền thống, loại trừ các hạn chế của nó. Đổi
mới phƣơng pháp dạy học phải đƣợc tiến hành đồng bộ với đổi mới nội dung,
chƣơng trình, thiết bị dạy học và kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ
năng và mục tiêu cụ thể của bài dạy. Đổi mới phƣơng pháp dạy học cần đƣợc thực
hiện trƣớc hết về mặt nhận thức, đặc biệt của các cấp lãnh đạo. Việc áp dụng một số

phƣơng pháp dạy học hiện đại cần đƣợc nghiên cứu, triển khai dựa trên những yếu
tố đặc thù Việt Nam. Tránh tình trạng “bê nguyên”. Đổi mới phƣơng pháp dạy học
không thể nóng vội cần có sự kiên trì, đánh giá, rút kinh nghiệm, thƣờng xuyên và
kịp thời điều chỉnh trong quá trình đổi mới. Học sinh-sinh viên cũng cần có thời
gian quen với cách học mới sau nhiều năm học tập tƣơng đối thụ động. Cần có
thang điểm (tiêu chí) đánh giá mới, linh hoạt cho một giờ dạy thực hiện theo tinh
thần đổi mới. Trao quyền chủ động cho nhà trƣờng, giáo viên kết hợp với sự giám
sát chặt chẽ từ phía cơ quan chuyên môn, đặc biệt là bộ môn.
Trong dạy học, phƣơng thức đào tạo trực tuyến có rất nhiều ƣu thế để phát
triển. Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các loại truyền
thông đa phƣơng tiện, phƣơng pháp học tập trực tuyến trên cơ sở ứng dụng công

7


nghệ thông tin cùng với các loại truyền thông đa phƣơng tiện vào việc dạy và học sẽ
là một xu hƣớng tất yếu trong giáo dục và đào tạo của thế kỷ 21.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình
thức dạy học khác nhau nhƣ dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ xa (distance
learning); đào tạo trực tuyến (online training); học dựa trên công nghệ web (web
based training); học điện tử (E-Learning)... đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập ngày
càng cao của các thành phần khác nhau trong xã hội.
E-Learning bổ sung rất tốt cho phƣơng pháp học truyền thống do E-Learning
có tính tƣơng tác cao dựa trên công nghệ multimedia, tạo điều kiện cho ngƣời học
trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng nhƣ đƣa ra nội dung học tập phù hợp với khả
năng và sở thích của từng ngƣời.
E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, ELearning đang thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nƣớc trên thế giới với rất
nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời. Học tập trực
tuyến (E-Learning) tạo ra một phƣơng thức mới đáp ứng đƣợc những tiêu chí giáo
dục hiện đại: học mọi nơi, học mọi lúc, học theo sở thích, và học suốt đời (lifelong

learning).
Là một giáo viên công tác tại trƣờng Cao đẳng nghề GTVT đƣờng thuỷ 1, vừa
làm công tác giảng dạy vừa làm công tác quản lý đào tạo nghề. Xuất phát từ những
khía cạnh trên và trong phạm vi luận văn của mình, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.
Huỳnh Quyết Thắng, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng phần mềm Moodle
quản lý đào tạo E-Learning tại Trƣờng Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải đƣờng
thuỷ 1”.

8


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỌC TRỰC TUYẾN
1.1. Khái niệm về học trực tuyến- E-Learning.
E-Learning là một thuật ngữ thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý của rất nhiều
ngƣời hiện nay. Tuy nhiên, mỗi ngƣời hiểu theo một cách khác nhau và dùng trong
các ngữ cảnh khác nhau [1].
E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo
các quan điểm và dƣới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về ELearning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc
học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ
thông tin [1,2].
Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử
dụng các công cụ điện tử hiện đại nhƣ máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet,
Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu đƣợc từ các website, đĩa CD, băng
video, audio… thông qua một máy tính hay TV; ngƣời dạy và ngƣời học có thể giao
tiếp với nhau qua mạng dƣới các hình thức nhƣ: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat),
diễn đàn (forum), hội thảo video…
1.2. Một vài định nghĩa về E-Learning
E-Learning là hình thức học tập dƣới sự trợ giúp của công nghệ thông tin và
truyền thông. E-Learning đƣợc biểu hiện ra qua các hình thức hỗ trợ học tập nhƣ:
Sự kết hợp giữa dạy học truyền thống với E-Learning cho đến các hoạt động học tập

hoàn toàn trực tuyến [13].
Hình thức học tập thông qua internet, mạng máy tính, CD-ROM, truyền hình
tƣơng tác hay đài truyền dẫn vệ tinh.
(www.worldwidelearn.com/elearning-essentials/elearning-glossary.htm)
Hình thức học tập dựa trên bất cứ định dạng nào có tính điện.
(www.teach-nology.com/glossary/terms/e/ )
Hình thức học tập đƣợc hỗ trợ bởi nội dung và các công cụ số. Nó đảm bảo
nhiều định dạng tƣơng tác trực tuyến giữa ngƣời học và ngƣời dạy, giữa ngƣời học
với nhau (www.digitalstrategy.govt.nz/templates/Page60.aspx )

9


Bao trùm số lƣợng lớn các quá trình và ứng dụng nhƣ: học tập dựa trên công
nghệ web, học tập dựa trên máy tính, lớp học ảo, sự cộng tác số. Việc phân phối nội
dung đƣợc thực hiện thông qua internet, intranet, băng hình, tiếng, vệ tinh và CDROM (www.neiu.edu/~dbehrlic/hrd408/glossary.htm)
Việc triển khai các chƣơng trình học tập, đào tạo hay giáo dục thông qua các
phƣơng tiện có tính điện. E-Learning liên quan đến việc sử dụng máy tính hay thiết
bị điện tử để cung cấp học liệu cho học tập, đào tạo hay giáo dục.
(www.intelera.com/glossary.htm)
E-Learning phần lớn đƣợc hiểu là một cách tiếp cận nhằm tạo điều kiện thuận
lợi để nâng cao chất lƣợng học tập, thông qua việc sử dụng các thiết bị dựa trên
công nghệ máy tính và truyền thông. Các thiết bị có thể bao gồm máy tính cá nhân,
CD- ROM, máy thu hình số, P.D.A và máy điện thoại di động. Công nghệ truyền
thông cho phép sử dụng internet, thƣ điện tử, diễn đàn thảo luận và các phần mềm
tƣơng tác (en.wikipedia.org/wiki/E-Learning)
Vậy có thể hiểu: E-Learning là một loại hình đào tạo chính qui hay không
chính qui hƣớng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tƣơng tác trực
tiếp giữa ngƣời dạy với ngƣời học cũng nhƣ giữa cộng đồng học tập một cách
thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thông (TS. Lê Huy Hoàng, Hội

thảo nâng cao giáo dục đại học, ĐHSPHN 2007)
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhƣng nói chung E-Learning đều có
những điểm chung sau:
-

Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ
mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…

-

Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do ELearning có tính tƣơng tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho ngƣời
học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng nhƣ đƣa ra nội dung học tập phù
hợp với khả năng và sở thích của từng ngƣời.

10


Hệ thống E-Learning có thể đƣợc coi là một giải pháp tổng thể dùng các công
nghệ máy tính để quản lý: học sinh- sinh viên, giảng dạy theo yêu cầu (Lecture On
Demand-LOD), các lớp học đƣợc tổ chức theo lịch trình đồng bộ, lớp học qua vệ
tinh, các phòng lab đa phƣơng tiện hỗ trợ thiết kế bài giảng, thƣ viện điện tử, nhóm
học tập (Groupwave) cho phép trao đổi thông tin giữa các học sinh, giữa học sinh
với giáo viên và giữa các giáo viên với nhau.
E-Learning đƣợc phát triển bằng việc dùng các máy tính đơn lẻ sang hệ thống
khách/chủ (Client/Server system) và đƣợc biết đến với cái tên WBT (Web Based
Training) hay còn gọi là hệ thống đào tạo sử dụng công nghệ Web. Nội dung giáo
dục đƣợc lƣu trữ trên hệ thống máy chủ của mạng (Server). Tài liệu liên quan đến
đào tạo, quản lý đào tạo nhƣ: giáo trình, tài liệu tham khảo, bài thi, kết quả, hồ sơ
học sinh- sinh viên,… đƣợc lƣu dƣới dạng dữ liệu hay các trang web, đồng thời
thiết lập một môi trƣờng học tập ảo qua mạng máy tính dựa trên công nghệ Web và

Internet.
1.3. Ƣu, nhƣợc điểm của E-Learning
E-Learning hiện nay đƣợc đánh giá cao bởi sức mạnh, tính linh hoạt và sự hiệu
quả cho ngƣời dùng. Việc áp dụng sức mạnh trực tuyến sẽ giúp cộng đồng có cơ hội
tiếp cận tối đa nền khoa học. Ngoài ra, nó còn tạo ra nhiều cơ hội để cho mọi ngƣời
có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi, theo tiến trình phát triển của công nghệ
thông tin. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ này không phải đơn giản, bởi nó tồn
tại những ƣu nhƣợc điểm mà không phải quốc gia, tổ chức giáo dục hay cơ sở đào
tạo… cũng có thể áp dụng đƣợc.
- Ƣu điểm:
+ Không bị giới hạn về không gian và thời gian, học viên có thể học bất cứ lúc
nào, bất cứ nơi đâu; kế hoạch đào tạo linh hoạt, theo nhu cầu ngƣời học không nhất
thiết phải theo một thời khóa biểu cố định, học viên có thể tự điều chỉnh trong quá
trình học, chọn lựa cách học phù hợp nhất; dễ tiếp cận và truy cập ngẫu nhiên, cho
phép học viên lựa chọn bài giảng, học liệu, tài liệu một cách tùy ý theo trình độ kiến
thức; nội dung các khóa học thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và đổi mới; có sự hợp tác,

11


phối hợp trong học tập, học viên dễ dàng trao đổi với nhau cũng nhƣ với giáo viên
qua email, chat, diễn đàn; đề cao ý thức tự giác học tập của ngƣời học
+ Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc dạy và học có chi phí rẻ hơn và
tiện lợi hơn nhiều so với việc đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp, do ngƣời dạy và ngƣời
học có thể ở ngay tại nhà hay nơi làm việc để truyền thụ hay lĩnh hội kiến thức. Yếu
tố cần thiết này tạo thuận lợi cho ngƣời học ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện
để tiếp xúc với những giáo sƣ, tiến sĩ mà họ cần và tạo điều kiện cho ngƣời dạy giao
tiếp dễ hơn đối với một số ngƣời học mà ít tốn chi phí. Giúp tăng mức độ thích nghi
của nhà trƣờng - tăng số lƣợng ngƣời học mà không cần đầu tƣ vào phòng học và
các phƣơng tiện học.

+ E-Learning mở ra cơ hội học tập cho mọi ngƣời, thúc đẩy xã hội học tập.
Bởi để phát triển đƣợc một khóa học E-Learning cần sự hợp tác đầu tƣ của những
ngƣời quản lý, các giáo viên, nhà nghiên cứu, lập trình viên, các chuyên gia, các nhà
thiết kế…trên nhiều lĩnh vực tham gia phục vụ cho công cuộc giáo dục và đào tạo.
Vì thế E-Learning góp phần xây dựng xã hội hóa giáo dục.
- Nhƣợc điểm:
Xây dựng bài giảng cần nhiều thời gian và công sức; giáo viên và học viên
phải có trình độ và kỹ năng về Công nghệ thông tin; trong quản lý phải xây dựng bổ
sung các khóa học nhằm khắc phục các hạn chế khi học viên không học đƣợc qua
mạng; học viên cần đầu tƣ thiết bị Công nghệ thông tin, kết nối mạng Internet
+ Việc học qua mạng yêu cầu bản thân học viên phải có trách nhiệm hơn đối
với việc học của bản thân, ngƣời học sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra cho
mình một lịch học cố định. Một số học viên sẽ cảm thấy thiếu quan hệ bạn bè và sự
tiếp xúc trên lớp, nên rất buồn tẻ. Tuy nhiên nhƣợc điểm này sẽ phần nào đƣợc khắc
thông qua việc phát triển các công nghệ mới nhƣ tham gia các diễn đàn trao đổi
thông tin, các trang mạng xã hội, chat, hội thảo cầu truyền hình…
+ Do yếu tố số lƣợng ngƣời học tham gia khóa học đông lại phân tán trên diện
rộng nên việc theo dõi quản lý, kiểm tra đánh giá chất lƣợng học tập rất khó kiểm soát.
Vì vậy việc ứng dụng học điện tử yêu cầu ngƣời học phải có ý thức học cao, và cần có

12


các chế tài xử lý cũng nhƣ ứng dụng công nghệ hiện đại để theo dõi việc này.
+ E-Learning chỉ phù hợp với một số môn học, ngành học và đòi hỏi đội ngũ
giáo viên giàu kinh nghiệm, biết ứng dụng các công nghệ hiện đại phục vụ mục đích
giảng dạy:
Một số môn học/mô đun, ngành học có đặc thù nhất là những môn học thực
hành đòi hỏi ngƣời học phải có sự tiếp xúc với con ngƣời hay máy móc, thiết bị…
để hình thành kỹ năng nghề nghiệp, vì vậy E-Learning chỉ phù hợp với một số mục

đích đào tạo nhất định.
E-Learning đòi hỏi đội ngũ giáo viên có khả năng truyền thụ tốt kiến thức trên lớp
học ảo và có khả năng thiết kế bài giảng trên mạng (làm nảy sinh các vấn đề về sở hữu trí
tuệ, các vấn đề liên quan đến anh ninh mạng). Chính vì vậy làm tăng khối lƣợng công
việc của giáo viên và sẽ có một số giáo viên không quen và không thích dạy qua mạng.
E-Learning cũng đòi hỏi ứng dụng các thiết bị công nghệ cao phục vụ công tác
giảng dạy và học tập nhƣ trang máy vi tính, hệ thống mạng, hệ thống an ninh mạng, tốc
độ băng thông đƣờng truyền, đầu tƣ máy chủ, phần mềm…Nên các hệ thống máy móc
thiết bị không tƣơng thích sẽ dẫn đến sự dán đoạn, hoặc không thực hiện đƣợc khóa học.
1.4. So sánh giữa phƣơng pháp E-Learning với phƣơng pháp giảng dạy truyền thống
1.4.1. Các phƣơng pháp học tập truyền thống
Với phƣơng pháp học tập truyền thống, công việc dạy và học hoàn toàn phụ
thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp từ thầy tới trò. Với hình thức học tập này, nội
dung giảng dạy là những kiến thức cơ sở hoặc có trong sách vở do thầy cô truyền
đạt hoặc lấy từ kinh nghiệm bản thân. Phƣơng pháp dạy học ở đây tập trung hoàn
toàn vào giáo viên, ngƣời dạy trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho
ngƣời học. Nhƣ vậy để kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh- sinh viên thì thầy
phải trực tiếp hỏi bài và trao đổi với ngƣời học một cách trực tiếp.
Việc quản lý lớp học cũng là do ngƣời thầy đảm nhiệm trực tiếp, tất cả mọi hoạt
động có liên quan đến lớp học đều do thầy chủ trì. Do vậy phƣơng pháp học tập của
ngƣời học cũng hết sức thụ động, nghe giảng bài và làm bài tập dƣới sự hƣớng dẫn
của giáo viên.

13


Các chức năng của giáo viên trong mô hình giảng dạy và học tập truyền thống
nhƣ sau:
Giáo viên


Truyền đạt kiến thức

Soạn
bài
giảng

Giảng
Dạy

Quản lý HSSV

Kiểm
tra

Giải
đáp

Quản

lớp
học

Quản

học
viên

Hình 1.1: Các chức năng của giáo viên
Khi việc học tập có sự thay đổi nhƣ thay đổi nội dung học tập, thay đổi đối
tƣợng giảng dạy, giáo viên phải tim tòi, nghiên cứu ra nhiều phƣơng pháp dạy học

tích cực. Với phƣơng pháp này, ngƣời thầy không đơn thuần chỉ truyền đạt kiến
thức theo kiểu truyền thống mà còn thay đổi phƣơng pháp giảng dạy, theo hƣớng
gợi mở, đặt ra các câu hỏi gợi ý các vấn đề trong bài giảng, để học sinh tra lời các
câu hỏi gợi mở này. Từ đó sẽ lôi cuốn học sinh tham gia học tập một cách chủ động
để làm cho lớp học sinh động hoạt náo hơn. Nhƣ vậy sẽ tạo cho học sinh tâm lý
thoải mái, có thể hiểu bài ngay tại lớp học.
Một phƣơng pháp khác của kiểu học này là, ngƣời thầy sẽ chia lớp học ra từ
nhóm, số thành viên tối đa trong nhóm không cao lắm, khoảng từ 5 đến 10 học viên.
Làm nhƣ vậy sẽ có thể phân hóa học sinh- sinh viên: nhóm giỏi, khá, trung bình,
yếu…Từ đây sẽ có cách giảng dạy và độ khó của bài học và bài tập phù hợp với
trình độ lĩnh hội của từng nhóm. Thêm vào đó, việc học tập bao gồm những buổi
thảo luận mà ngƣời thầy chỉ ở vai trò là giám sát, để tự học sinh thảo luận các vấn
đề với nhau. Ngƣời thầy sẽ cho ý kiến ai đúng ai sai, và sẽ nhắc nhở khi các học
viên của mình thảo luận đi sai hƣớng vấn đề đang đƣợc đặt ra.

14


Ở Việt Nam hiện nay, việc dạy và học vẫn còn theo phƣơng thức truyền
thống là chủ yếu: việc dạy theo quy định chính thức, việc học bị lệ thuộc vào việc
dạy khi ngƣời thầy là đối tƣợng duy nhất truyền đạt tri thức. Học sinh-sinh viên học
một cách thụ động, thƣờng là có rất ít sáng tạo. Phƣơng pháp học tập theo một lối
mòn, giáo trình học cũ kỹ, xuất bản từ rất lâu, không theo kịp với sự phát triển của xã
hội. Mặc dù có sự nâng cao kiến thức xã hội từ việc học hƣớng ngoại nhƣng phần lớn
học viên ra trƣờng đều phải đào tạo lại hoặc bổ sung kiến thức kỹ năng nghề nghiệp,
vì kiến thức thu đƣợc hầu nhƣ chỉ là kiến thức trong sách vở và thiếu tính thực tế hay
đã lạc hậu so với sự phát triển xã hội. Trong quá trình học tập, học viên ít đƣợc đƣa ra
ý kiến của mình về việc giảng dạy của thầy, điều đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng
giảng dạy và học tập, thầy giáo thì không biết học sinh của mình muốn học theo hình
thức nào còn học viên thì không hài lòng với phƣơng pháp giảng dạy của thầy.

1.4.2. Phƣơng pháp E-Learning
Sự ra đời của E-Learning đã khắc phục đƣợc những hạn chế trên. Mô hình hệ
thống E-Learning trong việc giảng dạy và học tập nhƣ sau:
Học tập, trao đổi
và thực hành

E-Learning

Ngƣời học
Tổ chức biểu diễn
tri thức

Tổ chức quản lý
học tập

Thể hiện tri thức
trên máy tính

Hình 1.2: Các chức năng của phƣơng pháp E-Learning
Với phƣơng pháp học tập này, học viên chỉ cần ngồi trƣớc máy tính tự thao
tác học tập, thực hành và làm bài tập theo ý muốn. Các chức năng nhƣ tổ chức biểu
diễn tri thức, sau đó thể hiện tri thức đó trên máy tính và việc tổ chức quản lý học
tập đều do học viên tự điều chỉnh và thao tác. Với các tính năng ƣu việt, E-Learning
ngày càng đƣợc biết đến và đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ trợ giảng đắc lực
nhất.

15


Tuy nhiên ở nƣớc ta, hệ thống E-Learning chƣa đƣợc triển khai rộng lớn,

chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập qua hình thức đào tạo từ xa, mọi cố gắng
thƣờng đƣợc xem nhƣ là các cuộc thử nghiệm, dò tìm hơn là khai thác triệt để.
Muốn mở rộng hệ thống E-Learning, cần phải có sự thay đổi dần quan niệm học tập
theo phƣơng pháp dạy và học truyền thống và cần phải có sự quan tâm đầu tƣ đúng
mức của các doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, trong
tƣơng lai chắc chắn E-Learning sẽ đƣợc ứng dụng mạnh trong việc giảng dạy và
học tập. Một vài so sánh giữa lớp học truyền thống và lớp học E-Learning đƣợc mô
tả ngắn gọn trong bảng 1.1
Yếu tố
Lớp
học

Lớp học truyền thống

- Phải có phòng học, không gian và
- Không gian lớp học không giới
kích thƣớc phòng giới hạn.
hạn.
- Lớp học phải đồng bộ, cách học
- Học ở mọi lúc, mọi nơi.
cũng phải đồng bộ.
- Đa phƣơng tiện, mô phỏng
- Thƣ viện số
- Theo yêu cầu
- Truyền thông đồng bộ hay
không đồng bộ

- Powerpoint, bản trong
- Sách giáo khoa, thƣ viện
Nội dung - Video

- Hợp tác
Thích
ứng cá
nhân
Số lƣợng

Lớp học E-Learning

Một con đƣờng học tập chung
cho mọi ngƣời.

Con đƣờng và nhịp độ học tập
đƣợc xác định bởi ngƣời học.

Có giới hạn, phải đến lớp, học ở Không giới hạn, không phải trực
một giờ nhất định, trực tiếp lên lớp. tiếp đến lớp.
Bảng 1.1: So sánh lớp học truyền thống và lớp học E-Learning

Nhƣ vậy tham gia vào lớp học E-Learning ngƣời học không bị giới hạn bởi
không gian và thời gian: Quá trình học đƣợc thực hiện bởi E-Learning cho phép
ngƣời học lựa chọn khoá học, chƣơng trình học, phần học …một cách linh hoạt từ
một máy tính nào đó đã nối mạng (có dây/ không dây) ở bất cứ nơi đâu và vào bất
cứ thời điểm nào, không bị gò bó bởi không gian và thời gian biểu cố định, việc truy
cập để học hay tham khảo tài liệu hoàn toàn tuỳ theo hoàn cảnh của mình. Truy cập

16


với lƣợng thông tin lớn và số lần truy cập không hạn chế. Trong khi đó dạy theo
phƣơng pháp truyền thống đƣợc qui định chặt chẽ bởi thời lƣợng (thời gian của tiết

học) do giáo viên trực tiếp truyền giảng, giáo viên giảng bài theo bố cục của giáo án
đã biên soạn chỉ một lần (với một lớp học cụ thể), không có tính lặp lại. Lƣợng tri
thức của giáo viên truyền thụ chỉ đóng gói trong tiết giảng. Đối với đào tạo bởi công
nghệ Web, học viên có thể lựa chọn bài giảng, tài liệu một cách tuỳ ý sao cho phù
hợp với trình độ của mình. Ngƣời học truy cập với số lần không hạn chế vào kho tài
liệu khổng lồ ở trên mạng và có thể tự lựa chọn phƣơng pháp học, kỹ năng cho
riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến.
Tuy nhiên, cũng có những phƣơng pháp học mà ngƣời học cảm thấy gần gũi
với phƣơng pháp dạy học truyền thống. Ví dụ nhƣ lớp học E-Learning bằng công
nghệ Web dùng phần mềm hội thảo video và các phần mềm khác, cho phép ngƣời
học tham gia khoá học bởi lớp học truyền thống theo bài giảng thời gian thực hay
theo yêu cầu trực tuyến trên mạng.
Hiện nay, E-Learning không thể thay thế hoàn toàn phƣơng pháp giảng dạy
truyền thống bởi các lý do nhƣ sau đây:
- Phƣơng pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ là phƣơng thức chủ yếu và phổ
biến bởi phù hợp với tất cả các ngƣời học và gắn liền với mỗi ngƣời học. Với cách
học truyền thống, ngƣời học cảm thấy an toàn hơn khi đƣợc nghe giảng trực tiếp,
đƣợc giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tƣợng ngƣời
học khác nhau. Đối với những học sinh- sinh viên không tự giác, không có thói
quen tự làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có
tác động đến họ khi họ đƣợc học trực tiếp với giáo viên trên lớp. giáo viên cũng có
thể quan sát đƣợc thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học sinh- sinh viên
thông qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải
phù hợp với tất cả mọi ngƣời, chỉ phù hợp với những ngƣời học trƣởng thành, thực
sự có nhu cầu và tự giác học.
- Đối với bài học, không phải bất kỳ nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển
đổi sang E-Learning. Có rất nhiều môn học/mô đun có thời gian thực hành nhiều,

17



tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy đƣợc, ví dụ: các ngành
liên quan đến chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, điều khiển, cơ khí, hàn…, nhƣng đối với
những môn học thiên về rèn luyện kỹ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay
đổi nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung
thích hợp của E-Learning.
E-Learning hiện nay và trong tƣơng lai vẫn chƣa thể thay thế hoàn toàn cách
học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt nhất
cho quá trình dạy và học.
1.4.3. Phƣơng pháp kết hợp
Đề cập đến vấn đề đổi mới dạy và học hiện nay không thể không nhắc tới vai
trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cải tiến nội
dung phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy - học. Trong đó, E- Learning là mức độ
cao nhất của việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Với
nhiều ƣu điểm nổi bật, E- Learning là giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi,
học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời" của mọi
ngƣời và trở thành một xu hƣớng quan trọng trong giáo dục và đào tạo hiện nay, tạo
ra những thay đổi lớn lao trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, có thể thấy rằng,
E- Learning vẫn chƣa thể phủ nhận vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học truyền
thống, máy tính vẫn chƣa thể thay thế hoàn toàn đƣợc phấn trắng bảng đen. Vì vậy,
việc tìm ra giải pháp kết hợp học truyền thống với các giải pháp E- Learning là điều
hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay.
Học kết hợp "Blended Learning - BL" là một thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, ... Học
kết hợp xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn". Có nhiều định nghĩa
khác nhau về học kết hợp, tuy nhiên, có ba cách định nghĩa đƣợc sử dụng rộng rãi .
(1) BL = kết hợp các phƣơng thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phƣơng tiện
truyền thông) (Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001;
Thomson, 2002).


18


(2) BL = kết hợp các phƣơng pháp giảng dạy (Driscoll, 2002; House, 2002;
Rossett, 2002).
(3) BL = kết hợp hƣớng dẫn trực tuyến và sự hƣớng dẫn đối mặt (Reay,
2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002).
Theo Alvarez (2005), học kết hợp là "Sự kết hợp của các phƣơng tiện truyền
thông trong đào tạo nhƣ công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra
một chƣơng trình đào tạo tối ƣu cho một đối tƣợng cụ thể". Tác giả Victoria L.
Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình học kết hợp
giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E- learning" [6,tr4]. Các khái
niệm đƣợc dƣa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ chức, nội dung và
phƣơng pháp dạy học.
Ở Việt Nam, BL còn là một khái niệm mới mẻ, khái niệm tƣơng tự là "Học
tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự
hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng. Sự kết hợp giữa E- Learning với lớp học
truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là
"Blended Learning"
Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản, học kết hợp là
sự phối hợp nội dung, phƣơng pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức
học khác nhau nhằm tối ƣu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục
đạt đƣợc là cao nhất.

19


Hình 1.3: Mô hình học kết hợp
Theo sơ đồ, ngƣời học tham gia vào quá trình học tập bằng các học giáp mặt
trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); học hợp tác qua mạng máy tính (chat,

blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian). Với
mỗi nội dung, ngƣời học đƣợc học bằng phƣơng pháp tốt nhất, phƣơng tiện tốt nhất,
hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất.
1.5. Sự phát triển của E-Learning trên thế giới và Việt Nam.
Thuật ngữ E-learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập
kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, các
phƣơng thức giáo dục, đào tạo ngày càng đƣợc cải tiến nhằm nâng cao chất lƣợng,
tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho ngƣời học. Ngay từ khi mới ra đời, ELearning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nƣớc
trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự
phát triển bùng nổ trong lĩnh vực E-Learning. Và điều đó đã đƣợc chứng minh
qua sự thành công của các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phƣơng
pháp E-Learning nhiều quốc gia nhƣ Mỹ, Anh, Nhật,…
1.5.1. Tình hình phát triển ứng dụng E-Learning trên thế giới
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận đƣợc sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp
của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển
20


và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm
2000 Mỹ có gần 47% các trƣờng đại học, cao đẳng đã đƣa ra các dạng khác nhau
của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia
phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối
năm 2004 có khoảng 90% các trƣờng đại học, cao đẳng Mỹ đƣa ra mô hình ELearning, số ngƣời tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 –
2004 và tăng 43% hàng năm trong khoảng thời gian 2004-2007. E-Learning không
chỉ đƣợc triển khai ở các trƣờng đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và
triển khai E-Learning thay cho phƣơng thức đào tạo truyền thống đã mang lại hiệu
quả cao. Do thị trƣờng rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của E-Learning nên hàng
loạt các công ty đã chuyển sang hƣớng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải
pháp về E-Learning nhƣ: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force...
Trong những gần đây (2006-2010), châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với

việc phát triển công nghệ thông tin cũng nhƣ ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh
tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nƣớc trong cộng đồng
châu Âu đều nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn mà E-Learning mang lại trong việc
mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lƣợng của nền
giáo dục. IDC ƣớc đoán rằng thị trƣờng E-Learning của châu Âu sẽ tăng 4 tỷ USD
trong năm 2004 và tăng tới 10 tỷ USD trong năm 2008 với tốc độ tăng 96% hàng
năm. Ngoài việc tích cực triển khai E-Learning tại mỗi nƣớc, giữa các nƣớc châu
Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-Learning. Điển hình là dự án
xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng E-Learning của 36 trƣờng
đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia nhƣ Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh,
Pháp cùng hợp tác với công ty E-Learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá
học về các lĩnh vực nhƣ khoa học, nghệ thuật, con ngƣời, phù hợp với nhu cầu học
của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.
Tại châu Á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chƣa có nhiều
thành công vì một số lý do nhƣ: truyền thống của văn hóa, vấn đề ngôn ngữ không
đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế còn lạc hậu ở một số quốc gia.

21


Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng
đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng đƣợc bởi các cơ sở giáo dục truyền
thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể
chối cãi mà E-Learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nƣớc có nền kinh
tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-Learning tại đất
nƣớc mình nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc,...
Nhật Bản là nƣớc có ứng dụng E-Learning nhiều nhất so với các nƣớc khác trong
khu vực. Môi trƣờng ứng dụng E-Learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các
hãng sản xuất, các doanh nghiệp.
1.5.2. Tình hình phát triển ứng dụng E-Learning ở Việt Nam

Những năm 2000 trở về trƣớc, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning
ở Việt Nam không nhiều. Bƣớc sang năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở
Việt Nam đã đƣợc nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về
công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả
năng áp dụng vào môi trƣờng đào tạo ở Việt Nam nhƣ: Hội thảo khoa học quốc gia
lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa
học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (Đại học
Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối
hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên đƣợc tổ
chức tại Việt Nam. Đặc biệt ngày 2/11/2005, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
bấm nút chính thức khai trƣơng cổng thông tin giáo dục điện tử E-Learning do Bộ
Giáo dục và Đào tạo hợp tác với Công ty HP Việt Nam xây dựng, mở ra một thời
kỳ mới của E-Learning tại Việt Nam. Cổng này đƣợc xây dựng bằng sự nhiệt tình
của các các bộ Trung tâm Tin học và chi phí mua phần mềm là không đồng. Thành
công dựa trên Trí tuệ, Công nghệ, Thời gian và Tiết kiệm (4Ts). "Nhƣ vậy ngành
giáo dục sẽ tiết kiệm chi phí cho dự án lên đến hàng tỷ đồng cho mỗi trƣờng", giám
đốc Trung tâm tin học Bộ Giáo dục và đào tạo phát biểu. Trung tâm Tin học Bộ

22


Giáo dục và đào tạo cũng chính thức là thành viên của Hiệp hội phần mềm mã
nguồn mở E-Learning Moodle. Phiên bản Moodle tiếng Việt đã đƣợc hoàn thành và
có thể cung cấp miễn phí cho tất cả các cơ sở giáo dục ở Việt Nam và những đơn vị
này chỉ phải trả chi phí hỗ trợ triển khai nhƣ cài đặt, chỉnh sửa, đào tạo, xây dựng
nội dung.
Vào những năm 2006-2007 nhằm giảm thiểu sự cách biệt về tri thức và hỗ trợ
phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam, Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ cho trung tâm

hợp tác khoa học công nghệ Hàn- Việt (VIKOTECH) thuộc Viện nghiên cứu ứng
dụng công nghệ (NACENTECH) 30.000 USD thực hiện dự án học trực tuyến (ELearning). Thời kỳ này nhiều hình thức hỗ trợ học tập bằng video đƣợc cung cấp,
tập trung vào các bài giảng tiếng Anh và luyện thi đại học là chủ yếu.
Đầu năm 2008 và 2009 nhiều đơn vị đã đầu tƣ tốt hơn để kinh doanh trên thị
trƣờng đào tạo trực tuyến đầy tiềm năng. Ngày 25/6/2008 Thủ tƣớng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 83/2008/QĐ-TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ của cổng
thông tin điện tử Chính phủ gồm 19 điểm, trong đó có nhiệm vụ: tổ chức, quản lý
và công bố các thông tin chính thức của Chính phủ trên Internet, làm đầu mối kết
nối mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ trên Internet và tích hợp thông
tin các dịch vụ công của Chính phủ trên Internet. Tuy vậy các hệ thống đào tạo
đƣợc đầu tƣ chƣa bài bản, từ việc hệ thống LMS đƣợc phát triển đến các đề tài
Video Streaming hoặc các hệ mã nguồn mở và quy trình xuất bản bài giảng chƣa
trọn gói … bên cạnh đó hạ tầng kỹ thuật chƣa hoàn thiện làm cho việc phát triển ELearning cũng gặp khó khăn.
Ngày 27/9/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về
ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới quản lý, đổi mới
nội dung, chƣơng trình và phƣơng thức dạy và học trong các trƣờng đại học, cao
đẳng; trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc khai thác, sử dụng và dạy
học bằng mã nguồn mở. Danh sách các phần mềm mã nguồn mở đƣợc khuyến nghị
dùng nhƣ: Bộ phần mềm văn phòng Open Office Org đáp ứng đầy đủ nhu cầu văn
phòng và dạy tin học; Các hệ điều hành trên nền Linux nhƣ Ubuntu; Trình duyệt

23


web Google Chrome, Firefox; Bộ gõ tiếng Việt Unikey; Sử dụng phần mềm
Greenstone trong quản lý thƣ viện số; Phần mềm quản lý mạng lớp học Mythware,
i-Talc của Intel; Phần mềm Moodle quản lý E-Learning…
Bên cạnh đó, văn bản cũng có những hƣớng dẫn chi tiết về công tác triển khai
chƣơng trình công nghệ giáo dục và E-Learning với việc triển khai thiết kế hồ sơ
bài giảng E-Learning; tạo thƣ viện học liệu mở; triển khai bài giảng điện tử theo

chuẩn SCORM và ứng dụng hệ thống quản trị dạy học E-Learning bằng mã nguồn
mở Moodle.
Đến nay các trƣờng đại học ở Việt Nam cũng bƣớc đầu nghiên cứu và triển
khai E-Learning. Một số đơn vị đã bƣớc đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo
và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT ĐHQGHN, Học viện Bƣu chính Viễn thông, viện Đại học mở Hà Nội, Đại học Đà
Nẵng, ĐHSP Hà Nội, ĐH Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh,…
Cùng với đó, việc gia nhập mạng E-Learning châu Á với sự tham gia của Bộ
Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trƣờng Đại học Bách Khoa, Bộ
Bƣu chính Viễn Thông... hứa hẹn đem lại cho ngƣời sử dụng những tiện ích tối ƣu
nhất. Ở thời điểm này hầu hết các ứng dụng đều dùng hệ quản lý học tập (LMS) mã
nguồn mở Moodle rất phổ biến.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu á (Asia E-learning Network AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ
Khoa học - Công nghệ, trƣờng Đại học Bách Khoa, Bộ Bƣu chính Viễn Thông...
Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này
đang đƣợc quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực ELearning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ
với những chính sách hợp lý mới thúc đẩy sự phát triển. Những năm gần đây một số
công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trƣờng một số sản phẩm hỗ trợ đào
tạo. Tuy các sản phẩm này chƣa phải là sản phẩm lớn, đƣợc đóng gói hoàn chỉnh
nhƣng đã bƣớc đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning ở Việt Nam.

24


1.6. Kết chƣơng
Chƣơng I của luận văn tác giả đã giới thiệu tổng quan về E-Learning, với
những ƣu điểm học bất cứ mọi nơi, đào tạo tập trung, tiết kiệm chi phí và thời gian,
mở rộng phạm vi giảng dạy, tình hình phát triển ứng dụng E-Learning trên thế giới
và ở Việt Nam,… E-Learning hứa hẹn mang đến cho mọi ngƣời đều có thể tham gia
học tập. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế về yếu tố công nghệ, trình
độ đội ngũ giáo viên, ý thức của ngƣời học…


25


×