Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông tỉnh hưng yên và đề xuất các

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 94 trang )

Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa
đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn tài liệu
trích dẫn.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Nguyên

1


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ,
hƣớng dẫn nhiệt tình của TS. Tƣởng Thị Hội, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn đề tài
này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, Tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự đóng góp


ý kiến quý báu của các bạn đồng nghiệp, các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân. Tôi
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô giáo Viện Khoa học và
Công nghệ môi trƣờng, Viện đào tạo sau đại học, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà
Nội.
Tôi xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, đồng nghiệp
tại Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Phòng Tài nguyên khoáng sản đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Nguyên

2


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... 1
Lời cảm ơn .................................................................................................................. 2
Mục lục........................................................................................................................ 3
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. 5
Danh mục bảng biểu.................................................................................................... 6
Danh mục hình vẽ và biểu đồ...................................................................................... 8
Mở đầu ........................................................................................................................ 9
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG ........ 12

1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc .................................................... 12
1.1.1. Các nguồn tiếp nhận ........................................................................................ 13
1.1.2. Các nguồn thoát nƣớc ..................................................................................... 15
1.1.3. Khả năng tự làm sạch của đoạn sông .............................................................. 15
1.1.4. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu ..................................................................... 16
1.2. Quản lý chất lƣợng nƣớc sông ........................................................................ 16
1.2.1. Nguyên tắc quản lý chất lƣợng nƣớc sông ...................................................... 16
1.2.2. Phƣơng pháp quản lý chất lƣợng nƣớc sông ................................................... 17
1.3. Tổng quan về quản lý chất lƣợng nƣớc sông thế giới, khu vực, Việt Nam,
Hƣng Yên…………. ................................................................................................ 19
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 19
1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 23
CHƢƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG (Cho 3
sông điển hình trên địa bàn tỉnh sông Cầu Treo, sông Bún, sông Đình Dù) ............ 25
2.1. Giới thiệu về tỉnh Hƣng Yên ........................................................................... 25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 25
2.1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................... 29
2.2. Mạng lƣới thủy văn của tỉnh Hƣng Yên ....................................................... 31
2.2.1. Nguồn nƣớc mặt tỉnh Hƣng Yên ..................................................................... 31
3


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

2.2.2. Mạng lƣới sông ngòi ....................................................................................... 31
2.3. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông Cầu Treo, sông Bún, sông Đình Dù ....... 33

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 33
2.3.2. Sông Bún - Mỹ Hào (còn gọi là kênh Bún) .................................................... 33
2.3.3. Sông Cầu Treo................................................................................................. 43
2.3.4. Sông Đình Dù .................................................................................................. 51
2.3.5. Đánh giá tình trạng ô nhiễm nƣớc sông .......................................................... 58
2.3.6. Đánh giá sơ bộ khả năng tiếp nhận nƣớc thải của sông Bún, sông Cầu Treo và
sông Đình Dù ............................................................................................................ 59
2.3.7. Đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận nƣớc thải của sông Bún ........................ 61
2.4. Hiện trạng quản lý chất lƣợng nƣớc sông nói chung và 3 sông Cầu Treo,
sông Bún, sông Đình Dù của tỉnh Hƣng Yên ........................................................ 71
CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC
SÔNG BÚN, SÔNG CẦU TREO, SÔNG ĐÌNH DÙ NÓI RIÊNG VÀ TÀI
NGUYÊN NƢỚC MẶT NÓI CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƢNG YÊN ...... 74
3.1. Đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách ................................................... 74
3.2. Đề xuất các giải pháp về công trình................................................................ 76
3.2.1. Hiện trạng các công trình xử lý chất thải ........................................................ 76
3.2.2. Giải pháp quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải ............................. 78
3.2.3. Đề xuất giải pháp cải tạo dòng chảy ............................................................... 79
3.2.4. Giải pháp vận hành hệ thống thủy lợi để giảm thiểu ô nhiễm nƣớc ............... 80
3.3. Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng .................................... 81
3.4. Xây dựng chƣơng trình giám sát lƣu lƣợng, mực nƣớc, chất lƣợng nƣớc
các dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ................................................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 84
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 86
Phụ lục

4





Luận văn Tốt nghiệp

Nguyễn Văn Nguyên

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

DDT

: dichloro-diphenyl-trichloroethane

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QLLVS

: Quản lý lƣu vực sông


SX

: Sản xuất

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCLVS

: Tổ chức lƣu vực sông

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trƣờng

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

5


Luận văn Tốt nghiệp




Nguyễn Văn Nguyên

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Hƣng Yên
(oC) ....................................................................................................................27
Bảng 2.2: Độ ẩm tƣơng đối trung bình các tháng trong năm tại trạm Hƣng Yên (%)
...........................................................................................................................27
Bảng 2.3: Tổng số giờ nắng các tháng tại trạm Hƣng Yên (giờ) ..............................27
Bảng 2.4: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) ...............................................28
Bảng 2.5: Lƣợng mƣa trung bình tháng trong năm (Đơn vị: mm) ...........................28
Bảng 2.6: Một số sông trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên và nhiệm vụ tƣới tiêu ..............33
Bảng 2.7: Các thông số chính của sông Bún.............................................................35
Bảng 2.8: Đặc trƣng các nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông Bún ..................................36
Bảng 2.9: Hệ số phát thải ô nhiễm tính theo đầu ngƣời ............................................37
Bảng 2.10: Mô tả hiện trƣờng tại vị trí lấy mẫu nƣớc sông Bún ..............................39
Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông Bún mùa khô 10/2012 do Viện
Nƣớc, tƣới tiêu và Môi trƣờng phân tích ..........................................................39
Bảng 2.12: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông Bún mùa mƣa 07/2012 do Viện
Nƣớc, tƣới tiêu và Môi trƣờng phân tích ..........................................................41
Bảng 2.13: Các thông số chính của sông cầu Treo ...................................................43
Bảng 2.14: Đặc trƣng các nguồn gây ô nhiễm nƣớc sông Cầu Treo ........................45
Bảng 2.15: Mô tả hiện trƣờng tại vị trí lấy mẫu nƣớc sông Cầu Treo ......................47
Bảng 2.16: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông cầu Treo mùa khô 10/2012 do
Viện nƣớc, Tƣới tiêu và Môi trƣờng phân tích .................................................47
Bảng 2.17: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông cầu Treo mùa mƣa 7/2012 do
Viện nƣớc, Tƣới tiêu và Môi trƣờng phân tích .................................................49
Bảng 2.18: Các thông số chính của sông Đình Dù ...................................................51
Bảng 2.19: Thống kê các nguồn thải đổ vào sông Đình Dù .....................................52

Bảng 2.20: Mô tả hiện trƣờng tại vị trí lấy mẫu nƣớc sông Đình Dù .......................54
6


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

Bảng 2.21: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông Đình Dù 10/2012 do Viện
nƣớc, tƣới tiêu và môi trƣờng phân tích............................................................54
Bảng 2.22: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông Đình Dù mùa mƣa 7/2012 do
Viện nƣớc, Tƣới tiêu và Môi trƣờng phân tích .................................................56
Bảng 2.23: Tổng hợp mô tả thực địa về hiện trạng ô nhiễm nƣớc sông Bún, sông
Cầu Treo và sông Đình Dù................................................................................58
Bảng 2.24: Kết quả tính toán WQI cho sông Bún, sông Cầu Treo và sông Đình Dù
...........................................................................................................................58
Bảng 2.25: Kết quả đánh giá sơ bộ khả năng tiếp nhận nƣớc thải của sông Bún, sông
Đình Dù, sông Cầu Treo ...................................................................................60
Bảng 2.26: Kết quả đo lƣu lƣợng sông Bún ..............................................................64
Bảng 2.27: Các chỉ tiêu còn khả năng tiếp nhận nƣớc thải của sông Bún ................64
Bảng 2.28: Kết quả tính toán tải lƣợng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm .................65
Bảng 2.29: Kết quả tính toán tải lƣợng ô nhiễm có sẵn trong sông Bún ..................67
Bảng 2.30: Kết quả tính toán tải lƣợng ô nhiễm của chất ô nhiễm đƣa vào nguồn
nƣớc tiếp nhận ...................................................................................................68
Bảng 2.31: Số lƣợng giấy phép liên quan đến hoạt động tài nguyên nƣớc mặt .......72
Bảng 3.1: Tổng hợp các thông số của sông Bún, sông Cầu Treo và sông Đình Dù
phục vụ cho công tác nạo vét dòng sông ..........................................................79


7


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1: Sơ đồ mô tả các nguồn gây ô nhiễm cho đoạn sông nghiên cứu ...........122
Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Hƣng Yên ..........................................................25
Hình 2. 2: Hiện trạng ô nhiễm nƣớc sông Bún .........................................................39
Hình 2. 3: Hiện trạng ô nhiễm nƣớc sông Cầu Treo .................................................47
Hình 2. 4: Hiện trạng ô nhiễm nƣớc sông Đình Dù ..................................................54

8


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trƣờng, của sự tồn tại, phát triển thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất.
Nƣớc quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của mỗi quốc gia; mặt khác nƣớc

cũng có thể gây ra tai họa cho con ngƣời và môi trƣờng. Tài nguyên nƣớc là nguồn
tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn, có thể tái tạo nhƣng dễ bị tổn thƣơng nếu khai
thác sử dụng không hợp lý.
Theo Báo cáo Môi trƣờng quốc gia 2010 của Tổng cục Môi trƣờng, hầu hết
các lƣu vực sông trên toàn quốc đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lƣợng và
chất lƣợng, nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức, hoạt động xả nƣớc thải
sản xuất, nƣớc thải sinh hoạt và biến đổi khí hậu.
Với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố Hƣng
Yên và vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc của tỉnh đang có sự phát triển nhanh,
đặc biệt là về đô thị hóa, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên,
đi cùng với sự phát triển và tăng trƣởng mạnh về kinh tế thì sự ô nhiễm môi trƣờng
trong đó có ô nhiễm nguồn nƣớc do chất thải, nƣớc thải phát sinh từ quá trình phát
triển công nghiệp và đô thị đang trở thành vấn đề môi trƣờng đáng quan tâm của
tỉnh. Mức độ ô nhiễm nƣớc ở các sông nội tỉnh và sông Hồng, sông Luộc đang có
xu hƣớng tăng và đƣợc thể hiện qua sự gia tăng các nồng độ chất ô nhiễm trong
nƣớc nhƣ chỉ tiêu độ đục, cặn lơ lửng, COD, BOD5. Đặc biệt là khu sản xuất công
nghiệp và vùng lân cận, chất lƣợng nƣớc sông nội tỉnh trong khu vực đã vƣợt quá
giới hạn cho phép nhƣ chỉ tiêu Coliform gấp 2-3 lần so với QCVN, TSS gấp 1,5-2
lần QCVN.... Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là
do nƣớc thải sinh hoạt của các khu dân cƣ, bệnh viện và nƣớc thải sản xuất từ các
khu công nghiệp chƣa xử lý đạt tiêu chuẩn đã xả thải trực tiếp ra sông. Vào mùa
kiệt, một số đoạn sông đặc biệt là nhiều nhánh sông, nƣớc cạn nên khả năng hòa
loãng chất ô nhiễm và tự làm sạch của dòng sông rất kém.
9


Luận văn Tốt nghiệp




Nguyễn Văn Nguyên

Mặc dù bị ô nhiễm nhƣ vậy nhƣng các sông nội tỉnh và sông Hồng, sông
Luộc vẫn là nguồn nƣớc chính đƣợc sử dụng phục vụ nhu cầu nƣớc sinh hoạt và sản
xuất cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên (các nhà máy cung cấp nƣớc sạch
khai thác từ nguồn nƣớc mặt sông Hồng sông Luộc 60.000m3/ngày đêm). Tình
trạng ô nhiễm nguồn nƣớc hiện nay không chỉ ảnh hƣởng đến các hoạt động khai
thác, sử dụng nƣớc phục vụ cho các mục đích mà còn tác động trực tiếp đến sức
khỏe ngƣời dân.
Do đó, việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông tỉnh
Hƣng Yên và đề xuất các biện pháp để bảo vệ tài nguyên nƣớc” đƣợc xây dựng
nhằm tạo cơ sở hỗ trợ công tác quản lý tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh nói chung
và kiểm soát chất lƣợng nguồn thải và nguồn nƣớc tiếp nhận cụ thể là sông Hồng,
sông Luộc nói riêng, phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nƣớc và cho mục đích
phát triển kinh tế - xã hội, với những mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Làm cơ sở hỗ trợ các cơ quan quản lý hoạch định chính sách, chiến lƣợc
xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ bền vững tài nguyên nƣớc;
- Làm cơ sở để quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc, đảm bảo duy trì các mục
đích sử dụng nguồn nƣớc;
- Làm cơ sở để đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên
nƣớc.
2. Mục đích nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu
Ngoài sông Hồng và sông Luộc, tỉnh Hƣng Yên hiện có 34 dòng sông nội
tỉnh và hệ thống kênh mƣơng thủy lợi dày đặc, trong đó có 4 dòng sông chính là
sông Kim Sơn, Điện Biên, Cửu An, Tây Kẻ Sặt, còn lại 30 sông là nơi trực tiếp
nhận các nguồn thải. Do vậy mà mức độ ô nhiễm lớn hơn nhiều so với các sông
chính, nhiều sông không còn khả năng sử dụng. Mặc khác, mỗi con sông lại bị ảnh
hƣởng của các nguồn thải khác, mức độ ô nhiễm cũng khác nhau. Do vậy, việc xác
định, đánh giá các nguồn thải, hiện trạng các sông ô nhiễm là rất cần thiết và theo

quy định của Luật Bảo vệ môi trƣờng và Luật Tài nguyên nƣớc.
10


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

Tuy nhiên, cho đến nay, ở Hƣng Yên chƣa có một đánh giá chi tiết về các
nguồn thải, hiện trạng ô nhiễm các sông.
Kết quả thực hiện đề tài đánh giá một phần hiện trạng ô nhiễm nƣớc mặt của
tỉnh Hƣng Yên; và sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp cải thiện môi trƣờng nƣớc
trong hệ thống sông ngòi trên địa bàn, thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống ngƣời
dân trong khu vực.
Nội dung của luận văn sẽ hƣớng vào các vấn đề:
- Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nƣớc mặt trên địa bàn.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nƣớc sông trên đia bàn.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục, bảo vệ các dòng sông ô nhiễm nghiêm
trọng trên địa bàn.
b) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Trong khuôn khổ Luận văn, do thời gian có hạn nên
việc nghiên cứu sẽ tập trung vào 3 con sông đặc trƣng ô nhiễm cho các sôngcủa
Hƣng Yên: Sông Cầu Treo, sông Bún, sông Đình Dù.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khảo sát, đánh giá để xác định nguồn gây ô nhiễm (ô nhiễm từ công
nghiệp, ô nhiễm từ thâm canh nông nghiệp, ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt……).
+ Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm 3 sông nêu trên.
+ Đề xuất các giải pháp khắc phục, bảo vệ nguồn nƣớc sông trên địa bàn

tỉnh Hƣng Yên.
3. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý chất lƣợng nƣớc sông
Chƣơng 2: Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông
Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp quản lý sông Bún, sông Cầu Treo, sông
Đình Dù nói riêng và tài nguyên nƣớc mặt nói chung trên địa bàn tỉnh
Kết luận và kiến nghị

11




Luận văn Tốt nghiệp

Nguyễn Văn Nguyên

CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG
1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc
Hệ thống sông ngòi tỉnh Hƣng Yên là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê
điều lấy nƣớc từ cống Xuân Quan, huyện Văn Giang nhằm phục vụ việc tƣới tiêu và
thoát úng cho một vùng tứ giác nƣớc đƣợc giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông
Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ở phía Đông, và sông Luộc ở phía Nam [18];
Hiện nay, việc phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, hệ thống sông phải tiếp
nhận nhiều nguồn nƣớc thải chƣa qua xử lý (nƣớc thải sinh hoạt, công nghiệp, sản
xuất, chăn nuôi, làng nghề) làm cho chất lƣợng nƣớc sông ngày càng ô nhiễm
nghiêm trọng. Các nguồn ô nhiễm có thể đƣợc mô tả nhƣ sau:


3

5

1

6

1’
2’

3’

4’

Hình 1.1: Sơ đồ mô tả các nguồn gây ô nhiễm cho đoạn sông nghiên cứu
Chú thích:

1- Nước chảy vào từ thượng nguồn
2- Nước thải sinh hoạt, dịch vụ y tế,….
3- Nước thải công nghiệp (KCN, cơ sở CN ngoài khu CN, làng nghề, …)
4- Nước thải nông nghiệp (chăn nuôi,…)
5- Nước mưa cuốn trôi các chất thải
6- Rác thải, xác động vật chết
1’- Nước thoát xuống hạ nguồn
2’- Nước cấp cho sinh hoạt
3’- Nước cấp cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản

12



Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

1.1.1. Các nguồn tiếp nhận
1- Nƣớc chảy vào từ thƣợng nguồn:
Mọi hoạt động diễn ra tại thƣợng nguồn đều có tác động ảnh hƣởng đến hạ
nguồn và ngƣợc lại hạ nguồn có liên kết với thƣợng nguồn qua nguồn cá và các
động vật di cƣ khác. Các hoạt động hiện nay diễn ra trên thƣợng nguồn ảnh hƣởng
đến hạ nguồn thƣờng gặp là thủy điện, nông nghiệp với các chất thải, thuốc trừ sâu,
phân hóa học, thuốc diệt cỏ, khai khoáng.
Hiện tƣợng thiếu phù sa tại các dòng chảy từ thƣợng nguồn trở về hạ nguồn
ngày càng gia tăng, do bị tích lũy, sa lắng trong lòng sông. Nƣớc các dòng chảy tại
hạ nguồn thiếu phù sa, dòng sông trở thành “dòng sông đói phù sa” và do đó dễ
dàng hấp thụ lớp phù sa tại hai bên bờ sông ở hạ nguồn, góp phần gây ra tác động
xói lở ở đây.
2- Nƣớc thải sinh hoạt, dịch vụ y tế,….:
Dân số phát triển nhanh vƣợt quá tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vệ sinh, đặc
biệt khu vực nông thôn có tỷ lệ ô nhiễm nƣớc về mặt hữu cơ, vi sinh ngày càng cao.
Nƣớc thải sinh hoạt có chứa hàm lƣợng các chất protein và khi bị phân hủy
bởi các vi khuẩn trong điều kiện yếm khí sẽ tạo ra amoniac ở mức có thể gây độc
hại cho nhiều loài động vật thủy sinh. Nƣớc thải sinh hoạt thƣờng chứa hàm lƣợng
lớn các chất lơ lửng sẽ làm tăng tốc độ của nƣớc và đến mức độ nào đó sẽ gây bồi
lắng và cản trở dòng chảy trong kênh.
Nƣớc thải sinh hoạt và chăn nuôi còn là môi trƣờng mang nhiều vi khuẩn gây
ra các bệnh nhƣ: Bệnh ỉa chảy, thƣơng hàn, bệnh ngoài da, phụ khoa ở phụ nữ… và
chứa nhiều trứng giun sán.

3- Nƣớc thải công nghiệp (KCN, cơ sở CN ngoài khu CN, làng nghề, …):
Vấn đề lớn nhất đối với chất thải công nghiệp là ở chỗ chúng có khối lƣợng
lớn, thành phần chất thải đa dạng và chứa nhiều chất độc hại, rất bền vững và khó
phân hủy qua con đƣờng sinh học nhƣ các kim loại nặng, các chất hữu cơ chứa
phenol, dầu mỡ,… Tùy thuộc vào đặc tính các chất thải công nghiệp có thể gây ra
các loại ô nhiễm nhƣ: Ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vật lý.
13


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

Ngoài ra nƣớc thải làng nghề cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
mặt nghiêm trọng. Các làng nghề với quy trình sản xuất thủ công, lạc hậu, quy mô
nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn không có các công trình xử lý nƣớc thải... đã và đang làm
cho chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại nhiều làng nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh
hƣởng tới sức khỏe cộng đồng và ngày càng trở nên bức xúc và đƣợc cộng đồng hết
sức quan tâm.
4- Nƣớc thải nông nghiệp (chăn nuôi,…):
Theo báo cáo của cơ quan quản lý nƣớc của nƣớc Anh, năm 1992 sản xuất
nông nghiệp đã gây ra 12% trong tổng số sự cố ô nhiễm môi trƣờng. Do tác hại của
sâu bệnh việc sử dụng hóa chất bảo vệ trong sản xuất nông nghiệp ngày một tăng.
Việt Nam là một trong những nƣớc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cả
về số lƣợng lẫn loại thuốc. Khi sử dụng thuốc trừ sâu, một phần lƣợng hóa chất sử
dụng đƣợc cây trồng hấp thụ hoặc đƣợc phân hủy bởi quá trình sinh học hay hóa
chất, phần còn lại thất thoát, xâm nhập vào môi trƣờng nƣớc qua quá trình rửa trôi
bề mặt hay rò rỉ gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

Ngoài ra, việc chăn nuôi của các hộ dân phần lớn theo tập quán, thói quen xả
chất thải xuống kênh, rạch dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt, tăng
nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con ngƣời và ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển bền
vững của ngành Chăn nuôi.
5- Nƣớc mƣa cuốn trôi các chất thải:
Nƣớc mƣa chảy tràn trên mặt đất sẽ cuốn theo các chất bẩn nhƣ: Cát, bụi, rác
thải... xuống thuỷ vực tiếp nhận gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc và bồi đắp
lòng sông, ảnh hƣởng tới đời sống của các sinh vật thủy sinh và ngăn cản dòng chảy.
Sự ô nhiễm do nƣớc mƣa chảy tràn diễn ra theo mùa và theo thời gian có mƣa, không
kéo dài trong cả năm.
6- Rác thải, xác động vật chết:
Rác thải và xác động vật chết bị vứt thẳng xuống sông, kênh rạch gây hôi
thối, ruồi muỗi, ô nhiễm nguồn nƣớc cả đoạn sông. Tình trạng thiếu ý thức này

14


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

không chỉ làm mầm bệnh phát tán ra diện rộng, mà còn đe dọa đến ô nhiễm nguồn
nƣớc, môi trƣờng sống, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân.
1.1.2. Các nguồn thoát nước
- Nƣớc thoát xuống hạ nguồn:
Nƣớc mặt bị ô nhiễm theo dòng chảy vào diện tích đất canh tác sẽ gây chết
cây hoặc ảnh hƣởng lớn đến năng suất cây trồng, đồng thời làm lây lan nhiều dịch
bệnh nguy hại.

- Nƣớc cấp cho sinh hoạt:
Các con sông là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt chính cho đô thị và nông
thôn. Đặc biệt ngƣời dân ở vùng nông thôn và những ngƣời có thu nhập thấp
thƣờng sử dụng trực tiếp nƣớc sông. Khi nguồn nƣớc mặt bị ô nhiễm thì đây chính
là yếu tố làm gia tăng bệnh tật của ngƣời dân tại các tỉnh thuộc LVS, đặc biệt là các
khu vẹc chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các nguồn nƣớc bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, khai thác quá mức, cộng thêm việc giữ nƣớc của
các công trình thủy điện dẫn đến nỗi lo thiếu nƣớc của ngƣời dân, không những
ngƣời dân nông thôn mà ngay cả những ngƣời dân ở thành thị. Do nguồn nƣớc mặt
ngày càng ít hơn, nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân ngày càng tăng, cùng
với khung giá nƣớc sinh hoạt cũng tăng. Đây cũng là nỗi khổ của ngƣời dân ngh o.
- Nƣớc cấp cho tƣới tiêu, nuôi trồng thủy sản:
Môi trƣờng nƣớc mặt (sông hồ, kênh mƣơng) là nguồn tƣới tiêu chính trong
hoạt động nông nghiệp. Khi chất lƣợng nƣớc của hệ thống này bị ô nhiễm làm thiệt
hại đáng kể đến hoạt động nông nghiệp tại các khu vực nông thôn.
Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cũng gây những thiệt hại kinh tế không nhỏ trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Nhiều khu vực do
nguồn nƣớc mặt bị ô nhiễm mà tôm, cá chết hàng loạt gây thiệt hại đáng kể cho
những ngƣời nuôi trồng thủy sản.
1.1.3. Khả năng tự làm sạch của đoạn sông
Khả năng tự làm sạch nhất định của mỗi dòng sông hay đoạn sông chính là
căn cứ khoa học cho cách tiếp cận quản lý nguồn thải theo ranh giới lƣu vực sông.
15


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên


Khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Lƣu lƣợng nƣớc sông, các yếu tố
thủy lực của dòng chảy trên sông (tốc độ dòng chảy, độ dốc của sông, độ uốn khúc
của sông, độ sâu của sông,…); mức độ phân hủy các chất hữu cơ trong dòng sông
và các quá trình vật lý, hóa học, sinh học khác diễn ra trong sông. Đánh giá đƣợc
khả năng tự làm sạch của mỗi dòng sông hay đoạn sông sẽ giúp cho các nhà quản lý
đƣa ra quyết định có đủ cơ sở để qui định mức khống chế tải lƣợng các chất ô
nhiễm đƣợc phép thải vào từng dòng sông, đoạn sông. Điều này vừa tránh đƣợc sự
quá tải của nguồn tiếp nhận ở những nơi mà mật độ dòng thải cao, vừa tiết kiệm
đƣợc chi phí kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải ở nơi mà mật độ dòng thải thấp.
1.1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu [10]
Biến đổi khí hậu sẽ làm cho dòng chảy sông ngòi thay đổi về lƣợng và sự
phân bố theo thời gian, vùng lãnh thổ.
Biến đổi khí hậu ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên
nƣớc. Nguồn nƣớc mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và quá dƣ thừa trong
mùa mƣa gây lũ lụt.
1.2. Quản lý chất lƣợng nƣớc sông
1.2.1. Nguyên tắc quản lý chất lượng nước sông
Nguyên tắc quản lý chất lƣợng nƣớc sông cũng giống nhƣ nguyên tắc quản
lý tổng hợp tài nguyên nƣớc tuân theo các nội dung chính sau:
a) Nguyên tắc Dublin
- Nƣớc ngọt là tài nguyên hữu hạn và cần đƣợc bảo vệ, thiết yếu để duy trì
cuộc sống phát triển và môi trƣờng
- Phát triển và bảo vệ tài nguyên nƣớc cần dựa trên phƣơng pháp tiếp cận
cùng tham gia của ngƣời sử dụng, nhà quy hoạch và lập chính sách ở tất cả các cấp.
- Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cấp, quản lý và bảo vệ nguồn
nƣớc
- Nƣớc có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và cần đƣợc nhìn nhận
nhƣ một hàng hoá kinh tế
b. Các nguyên tắc theo Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam

16


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

- Nguyên tắc tổng hợp
- Nguyên tắc thống nhất
- Nguyên tắc quản lý số lƣợng nƣớc phải đi đôi với quản lý chất lƣợng nƣớc
- Nguyên tắc quản lý nƣớc mặt phải đi đôi với quản lý nƣớc ngầm
- Nguyên tắc cân bằng nƣớc theo lƣu vực sông
1.2.2. Phương pháp quản lý chất lượng nước sông
a) Biện pháp quản lý
Để quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc nói chung và quản lý chất lƣợng nƣớc
sông nói riêng nhiều văn bản pháp quy đƣợc ban hành, trong đó có:
- Luật Tài nguyên nƣớc sửa đổi số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nƣớc;
- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc và khoáng sản;
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 Phê duyệt Chiến lƣợc
quốc gia về tài nguyên nƣớc đến năm 2020;
- Thông tƣ 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nƣớc thải của nguồn nƣớc. Trong
thông tƣ này hƣớng dẫn cách đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết khả năng tiếp nhận
nƣớc thải của nguồn nƣớc;
- Căn cứ Thông tƣ số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trƣờng Quy định việc đăng ký khai thác nƣớc dƣới đất, mẫu hồ sơ
cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nƣớc;
- Quyết định 879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011 về việc ban hành sổ tay hƣớng
dẫn tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc;
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý,
bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trƣờng các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi

17


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cũng đã ban hành một số quy chuẩn nhƣ:
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt;
QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc thải
công nghiệp;
- Ngoài ra còn có rất nhiều các Quyết định, các thông tƣ liên Bộ của các Bộ
đƣa ra có liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc và phát triển ngành thuộc
Bộ quản lý.
Nhìn chung, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo
vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc là một bƣớc tiến quan trọng trong công tác
quản lý tài nguyên nƣớc ở nƣớc ta. Luật TNN đã thể chế hóa quan điểm, đƣờng lối
của Đảng, chiến lƣợc phát triển đất nƣớc có liên quan đến tài nguyên nƣớc; bƣớc
đầu tiếp cận quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc.
Cùng với các văn bản pháp luật khác về đất đai, khoáng sản, môi trƣờng, bảo vệ

nguồn lợi thuỷ sản, đê điều, phòng chống lụt bão..., Luật Tài nguyên nƣớc và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài
nguyên nƣớc và môi trƣờng ở nƣớc ta.
b) Biện pháp kỹ thuật
* Đề xuất các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải cho các nhà máy, cơ sở sản xuất
kinh doanh, làng nghề, khu dân cƣ, nƣớc thải từ các hộ chăn nuôi…
* Đề xuất các giải pháp cải tạo dòng chảy:
Ảnh hƣởng của chất thải và quá trình bồi lắng phù sa, lòng sông ngày một bị
thu hẹp gây cản trở dòng chảy ảnh hƣởng đến việc tƣới tiêu phục vụ nông nghiệp,
đồng thời làm cho tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tăng lên. Với mặt cắt hiện tại khả
năng tiêu thoát bị hạn chế, việc mở rộng mặt cắt sẽ có lợi cho việc tiêu thoát nhằm
cải thiện chất lƣợng nƣớc sông.
Do vậy, bên cạnh giải pháp xử lý các nguồn thải đạt TCCP trƣớc khi xả vào
sông thì cần phải có biện pháp nạo vét dòng sông để khơi thông dòng chảy cũng là
một biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm nƣớc sông.

18


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

Để bảo đảm tiêu thoát nƣớc cho dân sinh, công nghiệp, đô thị và an toàn cho
cây trồng cần thiết phải bổ sung, nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có và xây
dựng mới những công trình ở những nơi điều kiện cho phép. Đồng thời, nhằm cải
tạo dòng chảy để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trên các dòng sông của tỉnh
cần ƣu tiên tối đa khả năng tiêu bằng động lực ra sông ngoài [14].

1.3. Tổng quan về quản lý chất lƣợng nƣớc sông thế giới, khu vực, Việt
Nam, Hƣng Yên
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, kể từ sau Hội nghi Dublin và Hội nghị thƣợng đỉnh về Môi
trƣờng và phát triển của thế giới họp tại Rio de janero (Brasin, 1992), phần lớn các
nƣớc trên thế giới đều trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc
(QLTHTNN) với việc lấy lƣu vực sông làm đơn vị quản lý nƣớc càng đƣợc chú
trọng và đƣợc coi là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nƣớc, điều
phối và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc
giữa các vùng, các khu vực thƣợng hạ lƣu của lƣu vực sông.
Hiện nay việc đổi mới thể chế trong QLLVS ở các nƣớc phát triển và đang
phát triển thƣờng tập trung vào hai việc là: Thành lập các tổ chức quản lý ở cấp lƣu
vực, và đổi mới các họat động liên quan đến quản lý nƣớc ở lƣu vực sông nhƣ là
xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết kế lại các công cụ kinh tế trong
chính sách nƣớc (nhƣ giá nƣớc, thuế, trợ cấp), thiết kế lại các tổ chức kinh tế (các tổ
chức dịch vụ công, các tổ chức cung cấp dịch vụ, thị trƣờng nƣớc, chuyển giao quản
lý tƣới cho các tổ chức dùng nƣớc).
Trên thế giới đã có hàng trăm các TCLVS đƣợc thành lập. Các tổ chức này
có cơ cấu tổ chức và chức năng không hoàn toàn giống nhau tuỳ thuộc vào mỗi
nƣớc và điều kiện các lƣu vực sông. Sự khác nhau thƣờng tập trung vào hình thức
tổ chức, chức năng, mức độ tham gia trong quản lý nƣớc của TCLVS, phƣơng thức
hoạt động, cơ chế tài chính. Tổng hợp các mô hình của tổ chức quản lý lƣu vực
sông của thế giới có thể rút ra một số ý kiến đánh giá nhƣ sau:

19


Luận văn Tốt nghiệp




Nguyễn Văn Nguyên

Các hình thức của TCLVS trên thế giới có thể quy thành ba loại phổ biến
nhƣ sau: Cơ quan thuỷ vụ lƣu vực sông; ủy hội lƣu vực sông, Hội đồng lƣu vực
sông. Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng nhƣ mức độ tham gia vào
quản lý nƣớc khác nhau.
Ví dụ quản lý chất lƣợng nƣớc sông Danube [21]:
Sông Danube bắt nguồn từ rừng Đen ở Đức và chảy qua 10 quốc gia Trung
và Đông Âu, dài 2.860 km và kết thúc ở châu thổ sông Danube ở Romani - đƣợc coi
là sinh quyển bảo vệ đa dạng sinh học và mang vẻ đẹp thiên nhiên và là nơi dẫn
nƣớc vào Biển Đen.
Trong vài thập kỷ qua, sông Danube đã chứng kiến sự thay đổi mạnh trong
việc sử dụng đất, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, sử dụng kỹ thuật thủy
lực thông qua xây dựng đập, k , kênh và đánh bắt cá bất hợp pháp trên quy mô rộng
lớn. Sau này, với việc xây dựng 28 con đập trên sông đã làm gián đoạn tính liên tục
của dòng chảy, ngăn chặn việc vận chuyển bùn cát từ thƣợng lƣu đến hạ lựu, điều
này cũng đã gây nên sự xói mòn ở cửa biển và phá vỡ sự di cƣ của nhiều loài cá.
Một dự án mới sẽ đƣợc triển khai và sẽ đào tạo và cải tiến đa ngành, trên
diện rộng về hệ thống sông – châu thổ - biển cùng với việc trang bị các phòng thí
nghiệm đƣợc đặt tại nhiều quốc gia có hệ thống sông Danuabe chảy qua và cũng có
hệ thống sông – biển tại châu Âu nhƣ Pháp, Hà Lan, Ireland, Tây Ban Nha và Italy.
Nghiên cứu xuyên quốc gia này sẽ đƣợc chia sẻ giữa 15 quốc gia liên quan (thuộc
và không thuộc liên minh châu Âu). Các nhà nghiên cứu tin rằng một trung tâm
nghiên cứu mới đƣợc thiết lập tại Châu thổ sông Danube sẽ giúp các nhà khoa học
hiểu làm thế nào để giải quyết một loạt những vấn đề hiện tại và tƣơng lai.
Năm 1994, các nƣớc lƣu vực sông Danube đã ký Công ƣớc Bảo vệ sông
Danube nhằm tạo khung pháp lý cho hợp tác và quản lý nguồn nƣớc xuyên biên
giới trong lƣu vực. Nhiệm vụ chính của Công ƣớc này là cải thiện chất lƣợng nƣớc
và đảm bảo nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm trong lƣu vực đƣợc quản lý, sử dụng

bền vững và công bằng.

20


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

Trong quá trình chảy của sông Danube từ thƣợng lƣu về hạ lƣu, các nhà khoa
học đã theo dõi và nhận thấy có sự thay đổi đáng kể về thành phần các chất trong
nƣớc nhƣ: COD, Lindane, DDT, nồng độ của kim loại nặng (đặc biệt là Cd,
Mn), nồng độ nitrit và amoni, phốt pho. Hầu hết các chất ô nhiễm ở phụ lƣu sông
Danube có chứa nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao hơn so với nhánh chính.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Mạng lƣới giám sát xuyên quốc gia
(TransNational Monitoring Network) đã chỉ ra những thay đổi của chất lƣợng nƣớc
sông năm 2011 so với năm 1996 – 2000 theo chiều hƣớng tích cực nhƣ sau:
Nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ giảm tại đoạn sông Danube chảy qua Áo
và Slovakia, phía hạ lƣu của sông Danube và tại các nhánh sông bao gồm Inn, Dyje,
Drava, Arges và Siret.
Nồng độ amôni đã giảm ở phần thƣợng nguồn của sông Danube dẫn xuống
Danube Szob, và trong các nhánh sông từ thƣợng nguồn xuống sông Vah.
Thông số nitrate đo đƣợc ở một số trạm lƣu vực sông của Đức và Áo;
Danube-Szob; tại các nhánh sông Morava, Dyje, Vah, Drava; và tại Sava-us.Una
Jasenovac có xu hƣớng giảm.
Nồng độ phốt phát giảm dọc theo khu vực Slovak-Hungary của sông
Danube, và trong các nhánh sông Danube vào phía trên nhƣ ở Drava, tại Siret, và tại
các trạm nằm trên sông Sava ở Sava-us.Una Jasenovac.

Ngoài ra theo một chƣơng trình nghiên cứu IAWD tiến hành vào năm 2001
và 2002 về chất lƣợng nƣớc tốt cho mục đích nƣớc uống (không qua xử lý) chỉ đạt
đƣợc trên quãng sông Danube giữa Dettingen và Leipheim (Đức) và Mohács
(Hungary).
Ví dụ quản lý chất lƣợng nƣớc sông Mê Kông [20]:
Sông Mekong dài gần 4.800km, diện tích lƣu vực 795.000km2, tổng lƣợng
dòng chảy năm là 475 tỷ m3 nƣớc, là sông có mức đa dạng sinh học cao thứ hai trên
thế giới sau Amazon.

21


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

Hiện tại, các nƣớc trong lƣu vực sử dụng khoảng 60 tỷ m3 nƣớc, chiếm 12%
tổng lƣợng chảy trong năm; diện tích canh tác có nƣớc tƣới vào mùa khô là 1,2 triệu
ha trong khi tổng diện tích canh tác nông nghiệp toàn lƣu vực là 15 triệu ha.
Sau khi Hiệp định Geneve lập lại hoà bình ở Đông Dƣơng đƣợc ký kết, với
sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế, các quốc gia Hạ lƣu vực sông Mê Công (Lào, Thái
Lan, Campuchia và Việt Nam) đã cùng nhau xem xét và thông qua Điều lệ và thống
nhất thành lập Uỷ ban phối hợp nghiên cứu khảo sát Hạ lƣu vực sông Mê Công (Ủy
ban Mê Công), tiền thân của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế ngày nay, nhằm khai
thác, khuyến khích và phối hợp phát triển tổng hợp Hạ lƣu vực sông Mê Công.
Tháng 01 năm 1975, các quốc gia Hạ lƣu đã thông qua Tuyên bố chung về
các nguyên tắc sử dụng nƣớc hạ lƣu vực sông Mê Công, là mốc quan trọng trong
tiến trình phát triển thể chế hợp tác Mê Công đƣợc quốc tế đánh giá cao.

Sau một thời gian gian đoạn, tháng 01 năm 1978, Uỷ ban Lâm thời Mê Công
ra đời với sự tham gia của 3 quốc gia là Lào, Thái Lan và Việt Nam. Trong giai
đoạn quá độ này, với sự ủng hộ tích cực của cộng đồng quốc tế, Uỷ ban Lâm thời đã
tích cực chuẩn bị cho việc đẩy mạnh hợp tác Mê Công khi có đủ 4 nƣớc thành viên.
Ngày 5 tháng 4 năm 1995, tại Chiềng Rai, Thái Lan, đại diện có thẩm quyền
của bốn quốc gia ven sông thuộc Hạ lƣu vực sông Mê Công gồm Chính phủ Vƣơng
quốc Campuchia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Vƣơng quốc Thái Lan và Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã lập một dấu ấn lịch sử bằng việc ký kết Hiệp
định hợp tác phát triển bền vững lƣu vực sông Mê Công (Hiệp định Mê Công 1995)
và Nghị định thƣ về việc thành lập Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lƣu vực sông Mê Công và sự ra đời
của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế đã phản ánh nhận thức và cam kết mới của cả
bốn quốc gia thành viên trƣớc những biến đổi về chính trị và kinh tế - xã hội trong
khu vực hƣớng tới xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới trong Uỷ hội sông Mê
Công quốc tế theo “tinh thần Hợp tác Mê Công”.
Uỷ hội sông Mê Công quốc tế có vai trò chủ yếu là "Thúc đẩy, hỗ trợ, hợp
tác và điều phối phối hợp trong việc phát triển mọi tiềm năng vì lợi ích bền vững
22


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

của tất cả các quốc gia ven sông và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nƣớc trong lƣu vực
sông Mê Công...".
Giám sát cho thấy con sông có khả năng phục hồi trƣớc các áp lực hiện tại do
con ngƣời gây ra. Các chế độ dòng chảy của dòng chính vẫn chủ yếu ở trạng thái tự

nhiên mặc dù các đập trên sông nhánh có gây ra tác động cục bộ trên dòng chính.
Chất lƣợng nƣớc nhìn chung còn tốt, ngoại trừ ở châu thổ và các nơi phát triển khác
ở đó có lƣợng chất dinh dƣỡng cao đáng quan ngại.
Lũ hàng năm của sông tiếp tục nuôi dƣỡng nguồn thủy sản phong phú mặc
dù có một số báo cáo về suy giảm sản lƣợng đánh bắt. Tuy nhiên, triển vọng về
rừng của lƣu vực là không đƣợc tích cực nhƣ thế, do nhu cầu ngày càng tăng về gỗ
và sử dụng đất, dẫn tới tình trạng phá rừng và suy thoái đất.
1.3.2. Tại Việt Nam [2]
Quản lý nƣớc theo địa giới hành chính là phƣơng thức truyền thống vẫn phổ
biến trên thế giới nhiều thế kỷ gần đây và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. ở nƣớc ta
cũng vậy, Điều 58 của Luật Tài nguyên nƣớc đã giao nhiệm vụ quản lý nƣớc thuộc
trách nhiệm của bộ máy hành chính các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Tuy
nhiên, để phát triển bền vững thì nƣớc cũng cần thiết phải đƣợc quản lý theo lƣu
vực sông. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, điều 64 của Luật
Tài nguyên nƣớc đã thể chế hoá về quản lý lƣu vực sông bằng việc quy định nội
dung quản lý quy hoạch lƣu vực sông và việc thành lập cơ quan quản lý quy hoạch
lƣu vực sông đối với các lƣu vực sông lớn ở nƣớc ta.
Việc thực hiện quản lý nƣớc theo lƣu vực sông là một xu thế và định hƣớng
mà nƣớc ta sẽ phải thực hiện trong các giai đoạn tới. Tuy nhiên đây là vấn đề rất
mới và trong bối cảnh của nƣớc ta thì việc thực hiện trong thực tế không phải dễ
dàng, sẽ có nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu để từng bƣớc giải quyết.
Phƣơng hƣớng chung là phải tiếp cận kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và
nghiên cứu vận dụng với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các lƣu vực sông ở
nƣớc ta, thông qua trao đổi rộng rãi để tìm ra một mô hình hợp lý.

23


Luận văn Tốt nghiệp




Nguyễn Văn Nguyên

Hiện tại ở Việt Nam nhiều tổ chức quản lý lƣu vực sông đƣợc thành lập (Ban
quản lý bảo vệ lƣu vực sông) nhƣ Sông Cầu, Sông Hồng, Sông Nhuệ, Sông Đáy,
Sông Đồng Nai, Sông Mê Kông.., để quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên
nƣớc, đất và các tài nguyên khác trên lƣu vực sông.. Nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế
và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhƣng không làm tổn hại đến tính bền vững
của hệ thống môi trƣờng trọng yếu của lƣu vực, duy trì các điều kiện môi trƣờng
sống lâu bền cho con ngƣời.

24


Luận văn Tốt nghiệp



Nguyễn Văn Nguyên

CHƢƠNG II:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG
(Cho 3 sông điển hình trên địa bàn tỉnh: sông Cầu Treo,
sông Bún – Mỹ Hào, sông Đình Dù – Văn Lâm)
2.1. Giới thiệu về tỉnh Hƣng Yên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Điều kiện địa lý Hƣng Yên
Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng đƣợc
xếp là một trong các tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ với 926,03 km2. Vị trí địa lý:

20000’ đến 21036’ vĩ độ Bắc; 105053’ đến 106009’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, có chiều dài 15km.
- Phía Tây giáp Hà Nội, Tây – Nam giáp tỉnh Hà Nam, dọc theo sông Hồng
dài 57km.
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng với chiều dài 45km.
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình dọc theo sông Luộc dài 26km.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hƣng Yên
25


×