Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường các khu công nghiệp thành phố hải phòng tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp đồ sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 101 trang )

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường
MỤC LỤC

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ ẢNH
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN .................. 2
I.1. VÀI NÉT VỀ HIỆN TRẠNG CÁC KCN Ở VIỆT NAM .................................. 2
I.1.1. Các tác động tích cực của phát triển KCN tới KT - XH .......................... 2
I.1.2. Các tác động tiêu cực tới môi trường của việc phát triển KCN............... 6
I.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI VIỆT NAM ............................ 9
I.2.1. Định hướng phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và quy hoạch
đến năm 2020 .................................................................................................. 9
I.2.2. Điều kiện thành lập các khu công nghiệp mới ...................................... 10
CHƢƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI KCN HẢI
PHÒNG ................................................................................................................ 12
II.1. HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI MỘT SỐ KCN CHÍNH Ở HẢI PHÒNG ......... 13
II.1.1. Khu công nghiệp Nomura ................................................................... 13
II.1.2. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền ......................................................... 15
II.1.3. Khu công nghiệp Tràng Duệ ............................................................... 16
II.1.4. Khu công nghiệp Đình Vũ ................................................................... 18
II.1.5. Khu công nghiệp Quán trữ.................................................................. 19
II.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI
CÁC KCN Ở HẢI PHÒNG ................................................................................... 20


CHƢƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KCN ĐỒ SƠN XÁC VÀ LỰA CHỌN CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI .............................................................................. 23
III.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒ SƠN ........................................ 23
III.1.1. Điều kiện tự nhiên KCN Đồ sơn ........................................................ 23
III.1.2. Quy hoạch tổng thể khu Công nghiệp Đồ sơn .................................... 25
III.1.3. Hiện trạng hoạt đọng và xu hướng phát triển của KCN Đồ Sơn ....... 26
III.1.4. Các dự án đã đầu tư .......................................................................... 27
III.2. ĐẶC TRƢNG NƢỚC THẢI MỘT SỐ NGÀNH THEO QUY HOẠCH VÀ
PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CỤC BỘ ....................................................................... 28
III.2.1. Nguồn gốc nước thải ......................................................................... 28
III.2.2. Nước thải ngành công nghiệp cơ khí, gia công kim loại..................... 28
III.2.3. Nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm ..................................... 30
III.3. XÁC ĐỊNH LƢU LƢỢNG VÀ ĐẶC TRƢNG CỦA NƢỚC THẢI KCN ĐỒ
SƠN ...................................................................................................................... 31
III.3.1. Lưu lượng nước thải .......................................................................... 31
III.3.2. Nồng độ các chất ô nhiễm giới hạn.................................................... 33
III.3.3. Nguồn tiếp nhận và yêu cầu xử lý ...................................................... 33
III.4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI ...................................... 34

Võ Hoàng Hà

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

III.4.1. Một số dây chuyền chuyền công nghệ xử lý nước thải của một số KCN
trong nước .................................................................................................... 34

1. Nhà máy xử lý nước tập trung KCN Biên Hòa 1 ........................................ 34
2. Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Tạo ...................................... 37
3. Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Hiệp Đông B ..... 39
5. Nhận xét chung ......................................................................................... 45
III.4.2. Lựa công nghệ Cho khu công nghiệp Đồ sơn ..................................... 45
CHƢƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HTXLNT .......................................... 48
IV.1. SONG CHẮN RÁC ...................................................................................... 48
IV.1.1. Một số song chắn rác ......................................................................... 48
IV.1.2. Tính toán song chắn rác .................................................................... 49
IV.2. BỂ ĐIỀU HÒA............................................................................................. 51
IV.2.1. Tính toán bể điều hòa ........................................................................ 51
IV.3 BỂ LẮNG ĐỢT I .......................................................................................... 53
IV.3.1. Tính toán bể lắng đứng ...................................................................... 53
IV.4. BỂ AEROTEN ............................................................................................. 56
IV.4.1. Phân loại ........................................................................................... 56
IV.4.2. Thiết kế bể Aeroten ............................................................................ 57
IV.4.3. Lựa chọn thiết bị làm thoáng ............................................................. 63
IV.5. BỂ LẮNG ĐỢT 2......................................................................................... 64
IV.5.1. Tính toán bể lắng đợt 2 ...................................................................... 65
IV.5.2. Kiểm tra chỉ tiêu làm việc của bể ....................................................... 67
IV.5.3. Chất lượng nước thải của bể lắng II .................................................. 68
IV.6. XỬ LÝ BÙN CẶN ....................................................................................... 69
IV.6.1. Làm đặc bùn ...................................................................................... 69
IV.6.2. Ổn định và làm khô bùn ..................................................................... 72
IV.7. BỂ KHỬ TRÙNG ........................................................................................ 75
IV.7.1. Lựa chọn phương pháp khử trùng ...................................................... 75
IV.7.2 Tính toán thiết kế ................................................................................ 76
IV.8. BỂ TẬP TRUNG NƢỚC THẢI SAU XỬ LÝ .............................................. 76
IV.9. TÍNH TOÁN BƠM ...................................................................................... 77
IV.9.1. Tính toán bơm.................................................................................... 77

IV.10. MẶT BẰNG TRẠM XỬ LÝ ..................................................................... 77
V.1. KHÁI TOÁN MỨC ĐẦU TƢ XÂY DỰNG NMXLNT ................................ 80
V.1.1. Chi phí xây dựng ................................................................................ 81
V.1.3. Chi phí thiết bị máy móc..................................................................... 82
V.2. TÍNH TOÁN CHI PHÍ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ........................................ 85
V.2.1. Chi phí vận hành hệ thống .................................................................. 85
V.2.2. Chi phí điện ........................................................................................ 85
5.2.3. Chi phí hóa chất .................................................................................. 89
V.2 4. Chi phí quản lý.................................................................................... 89
V.2.5. Chi phí cho khấu hao máy móc ........................................................... 90
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 93
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 94

Võ Hoàng Hà

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sỹ kỹ thuật này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát
tình hình thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Đinh Văn Huỳnh.
Các số liệu và kết quả trong bản luận văn thạc sỹ hoàn toàn trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc khi trình, bảo vệ và công nhận bởi: “
Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp thạc sỹ”.

TÁC GIẢ

Võ Hoàng Hà

Võ Hoàng Hà

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình,
sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Đinh Văn
Huỳnh, ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi tận tình trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trƣờng đã giảng dạy cho tôi các kiến thức cơ bản và đóng góp
những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Đào tạo Sau đại học – Trƣờng
Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện tốt, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả ngƣời thân, bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2012

Võ Hoàng Hà


Võ Hoàng Hà

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Aeroten:

Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính.

BOD:

Biological Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hóa

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh học sau 05 ngày.

Bùn hoạt tính:

Bùn trong bể aeroten, trong đó chủ yếu là các vi sinh vật.

CNH:

Công nghiệp hóa


COD:

Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hoá học.

CTR:

Chất thải rắn

ĐV:

Đơn vị.

ĐTNN:

Đầu tƣ nƣớc ngoài

F/M:

Food/Microorganismratio - Tỷ lệ lƣợng thức ăn (hay chất thải)
trên một đơn vị vi sinh vật trong bể Aeroten.

HĐH:

Hiện đại hóa

HTXLNT:

Hệ thống xử lý nƣớc thải.


KCN:

Khu công nghiệp

KCX:

Khu chế xuất

KKTTĐ:

Khu kinh tế trọng điểm

MLSS:

Mixed Liquor Suspended Solids - Nồng độ vi sinh vật (Hay
bùn hoạt tính).

SL:

Số lƣợng.

SS:

Suspended Solids - Chất rắn lơ lửng.

SVI:

Chỉ số thể tích bùn

TT:


Thứ tự.

VNĐ:

Đồng Việt Nam

VLXD:

Vật liệu xây dựng

VSV:

Võ Hoàng Hà

Vi sinh vật.

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nồng độ và tải lượng các chất khí ô nhiễm xung tại một số .......................... 7
KCN phía Bắc ............................................................................................................. 7
Bảng 1.2. Kết quả quan trắc môi trường không khí ku vực xung quanh một số khu
công nghiệp phía Nam ................................................................................................. 8
Bảng 1.3. Tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở vùng KTTĐ phía

Bắc năm 2008.............................................................................................................. 8
Bảng 1.4. Tổng khối lượng Chất thải rắn KCN phát sinh tại Vùng KTTĐ phía nam
2011 ............................................................................................................................ 9
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu đặc trưng nước thải KCN Nomura ...................................... 14
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu đặc trưng nước thải KCN Nam Cầu Kiền .......................... 16
Bảng 2.3. Bảng phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Tràng duệ ......................... 17
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu đặc trưng nước thải KCN Đình vũ ..................................... 18
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu đặc trưng nước thải KCN Quán trữ .................................. 19
Bảng 3.1 Các chất thải từ chế biến thực phẩm ........................................................... 30
Bảng 3.2. Hệ số không điều hòa của nước thải theo lưu lượng .................................. 32
Bảng 3.3. Các thông số đầu vào của trạm xử lý nước thải ......................................... 33
Bảng 3.4 Thông số đầu ra của trạm XLNT................................................................. 34
Bảng3.5. Đặc tính nước thải đầu vào và chất lượng nước sau xử lýKCN ................... 35
Biên Hòa 1 ................................................................................................................ 35
Bảng 3.6. Đặc tính nước thải đầu vào KCN Tân Tạo ................................................. 37
Bảng 3.7. Đặc tính nước thải đầu vào và chất lượng nước sau xử lý.......................... 40
Bảng3.8. Bảng chỉ tiêu nước thải đầu vào KCN Nomura ........................................... 43
Bảng 4.1 Hệ số không điều hòa của nước thải theo lưu lượng [1] ............................ 51
Bảng 4.2. Thông số của bể điều hòa .......................................................................... 52
Bảng 4.3. Đặc tính kỹ thuật chính của bể lắng sơ bộ ................................................. 56
Bảng4.4 Chất lượng nước thải qua bể lắng sơ bộ ...................................................... 56
Bảng 4.5.Các thông số chính của bể Aeroten............................................................. 64
Bảng 4.6. Chất lượng nước thải sau bể lắng II .......................................................... 68
Bảng 4.7. Đặc tính kỹ thuật chính của bể lắng thứ cấp: ............................................. 68
Bảng 4.8. Đặc tính kỹ thuật chính của bể................................................................... 72
Bảng 4.9. kích thước sân phơi bùn ............................................................................ 74
Bảng 4.10. Thông số bể khử trùng ............................................................................. 76
Bảng 4.11. Đặc tính kỹ thuật chính của bể gom nước thải ......................................... 77
Bảng 5.1 khái toán tổng mức đầu tư xây dựng, thiết bị .............................................. 80
Bảng 5.2. Khái toán chi phí xây dựng ........................................................................ 81

Bảng 5.3. Khái toán chi phí Thiết bị máy móc ........................................................... 82
Bảng 5.4: Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải ................................................ 85
Bảng 5.5: Chi phí đơn giá điện năng ......................................................................... 85
Bảng 5.6. Chi phí điện năng ...................................................................................... 86
Võ Hoàng Hà

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ ẢNH
Hình 2.1. Cống xả nước thải KCN Nomura ............................................................... 15
Hình 2.2. Địa điểm xả nước thải KCN Nam cầu kiền ................................................. 16
Hình 2.3. Cống xả nước thải của khu công nghiệp Tràng duệ.................................... 17
Hình 2.4. Cống xả nước thải KCN Quán trữ .............................................................. 20
Hình 3.1.Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp biên hòa 1...................... 35
Hình3.2. Sơ đồ khối công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Tạo ................................... 38
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý sinh học bằng bể Aeroten ...................................... 41
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT Nomura ................................................... 44
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải KCN Đồ sơn ................................... 46

Võ Hoàng Hà

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -


Viện khoa học và công nghệ môi trường
MỞ ĐẦU

Quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc đã thúc đẩy các khu công nghiệp và chế
xuất ra đời. Quá trình phát triển các khu công nghiệp đã góp phần tăng trƣởng GDP,
thúc đẩy đầu tƣ và sản xuất công nghiệp xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời
lao động phục vụ các ngành kinh tế và tiêu dùng trong nƣớc, góp phần hình thành
các khu đô thị mới, giảm khoảng cách giữa các vùng.. Tuy nhiên, bên cạnh những
giá trị to lớn về kinh tế mà các khu công nghiệp đem lại mặt trái của nó lại là những
hậu quả tiêu cực về ô nhiễm môi trƣờng. Hầu hết các KCN đang đƣợc quy hoạch và
vận hành ít quan tâm đến môi trƣờng và nhiều KCN đã phá huỷ nghiêm trọng môi
trƣờng của nhiều khu vực. Hiện nay, vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của hầu hết
các KCN là làm sao kêu gọi đầu tƣ để lấp đầy diện tích đất cho thuê, vấn đề môi
trƣờng nhiều lúc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Quá trình sản xuất của các nhà
máy trong KCN là nơi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng với mật độ cao, do tạo ra
một khối lƣợng lớn chất thải công nghiệp, có nhiều thành phần độc hại phức tạp,
nếu không đƣợc xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Do đó vấn đề cần
đƣợc quan tâm là sớm có các biện pháp hạn chế, khắc phục kịp thời. Sự hình thành
và phát triển của KCN Đồ sơn Nói riêng và Các khu công nghiệp ở Hải Phòng nói
chung cũng đặt ra các thách thức về môi trƣờng. Xuất phát từ mục tiêu giảm thiểu
tốc độ gia tăng ô nhiễm chất thải, giảm tác động của chất thải đến môi trƣờng và sức
khỏe cộng đồng, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống, góp phần vào chiến lƣợc
phát triển bền vững. Cũng nhƣ chấp hành những yêu cầu ngày càng cao của Luật
Bảo vệ Môi trƣờng thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, phù hợp với Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng, tôi đã nhận thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trƣờng các
KCN Thành phố Hải Phòng. Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải KCN Đồ
Sơn”


Võ Hoàng Hà

1

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN

I.1. VÀI NÉT VỀ HIỆN TRẠNG CÁC KCN Ở VIỆT NAM
Nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay đã hình thành
hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển khu công nghiệp, khu chế
xuất (gọi tắt là KCN). Nghị quyết Đại hội X đã khẳng định rõ vai trò của phát triển
các KCN - KCX là chiến lƣợc lâu dài của Việt Nam nhằm "Tạo nền tảng để đến
năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại".
Đây là cơ sở để triển khai xây dựng quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển
KCN trong các năm đã qua và trong giai đoạn tới. Xây dựng và phát triển KCN ở
nƣớc ta đƣợc đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
I.1.1. Các tác động tích cực của phát triển KCN tới KT - XH
Trong giai đoạn vừa qua từ năm 1991 đến năm 2010, hoạt động các KCN trong cả
nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng sau
1. Hình thành hệ thống các KCN trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội cả nước; quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh
thổ.
Theo thống kê đến năm 2010, cả nƣớc đã có 250 KCN, trong đó có 170 KCN

(chiếm 68% tổng số KCN của cả nƣớc) đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong
quá trình xây dựng, hoàn thiện đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập với
tổng diện tích đất tự nhiên 56.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho
thuê đạt 38.044 ha. Các KCN đƣợc phân bố trên 57 tỉnh thành trên cả nƣớc theo
hƣớng vừa tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm
năng, vừa tạo điều kiện để các địa phƣơng có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Quy mô các KCN đa dạng và
phù hợp với từng điều kiện và trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phƣơng. Phần
lớn các KCN thuộc Danh mục các KCN ƣu tiên thành lập theo các quyết định
của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt
2. KCN đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong
và ngoài nước, phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Võ Hoàng Hà

2

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Việc áp dụng các chính sách ƣu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ tầng
kinh tế - kỹ thuật, các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Số dự án ĐTNN và
tổng vốn đăng ký vào KCN ngày càng đƣợc mở rộng. Giai đoạn 5 năm 1991-1995,
số dự án ĐTNN có 155 dự án, đến 5 năm 2001-2005 là 1.377 dự án với tổng vốn
đầu tƣ tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng
vốn đầu tƣ so với kế hoạch 5 năm 1996 - 2001.

Tính đến cuối tháng 12/2010, các KCN đã thu hút đƣợc 8.500 dự án có vốn
ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 52 tỷ USD.
Thực tế đã chứng minh, nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ xây dựng và phát triển
KCN trong các năm qua là hết sức quan trọng. Cùng với nguồn lực từ bên ngoài,
chúng ta còn đặc biệt coi trọng phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong
nƣớc. Nếu nhƣ trong 5 năm 1991 - 1995, chỉ có gần 50 dự án trong nƣớc đầu tƣ vào
các KCN, thì đến 5 năm 2001 - 2005 thu hút đƣợc 1870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so
với kế hoạch 5 năm trƣớc. Đến cuối tháng 12/2010, tổng số có 2.367 dự án trong
nƣớc còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ trên 117 nghìn tỷ đồng.
3. KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu
dàikhông chỉ đối với địa phương có KCN mà còn góp phần hiện đại hoá hệ thống
kết cấu hạ tầng trên cả nước.
Tại các KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nói chung khá hoàn
chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đƣờng sá, kho bãi, điện, nƣớc, giao
thông, thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Hình
thức đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của
từng địa phƣơng. Các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các hình
thức với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: đơn vị sự nghiệp, doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN), doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. Trong đó, các KCN do doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ
đầu tƣ chiếm số lƣợng lớn nhất: 125 KCN với tổng vốn đầu tƣ 205.673 tỷ đồng; 90
KCN đƣợc đầu tƣ theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu với tổng vốn đầu tƣ hạ tầng
đạt trên 97.424 tỷ đồng, các KCN còn
lại do doanh nghiệp nhà nƣớc làm chủ đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ hơn 29.835
tỷ đồng (35 KCN). Đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng có
kinh nghiệm và năng lực quản lý, điển hình là Công ty Phát triển KCN
Thăng Long, Công ty Phát triển KCN Biên Hoà (Sonadezi), Công ty cổ phần KCN
Võ Hoàng Hà

3


Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Tân Tạo.. “Nguồn TS. Phạm Thanh Hà các KCN Việt Nam hƣớng tới sự phát triển
bền vững đăng trên tạp chí cộng sản”
4. KCN có tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa
phương theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công
nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế chung của cả nước, mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN tăng đều qua các năm, và tốc độ
gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN đều vƣợt so với tốc độ gia tăng giá
trị sản xuất công nghiệp của cả nƣớc. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các
KCN thời kỳ 1996 - 2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/
năm. Trong thời kỳ 2001-2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh
nghiệp KCN (kể cả trong nƣớc và nƣớc ngoài) đạt khoảng 44,4 tỷ USD, gấp gần 5
lần so với 5 năm trƣớc. Đến năm 2010 là 70 tỷ USD
Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong tổng
giá trị sản xuất công nghiệp của cả nƣớc đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng 8%
năm 1996 lên 14% năm 2000 và từ mức 17% năm 2001 lên khoảng 28% năm 2005.
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN trên thị trƣờng thế giới đƣợc nâng cao
đáng kể trong thời gian qua. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp
KCN thời kỳ 5 năm 1996 - 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18%/năm;
trong 5 năm tiếp sau (2001-2005), giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt
trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm, cao hơn tốc độ tăng trƣởng
bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp của cả nƣớc. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của

các doanh nghiệp KCN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc đã tăng lên từ
mức khoảng 15% năm 2000 lên gần 20% năm 2005.
Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN thời kỳ 2005-2005 đạt
khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với
tổng giá trị nhập khẩu trong 5 năm 1996-2000.
Các doanh nghiệp KCN bƣớc đầu có đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà
nƣớc, trong thời kỳ 2001-2005, tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN tăng
mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 45%/năm và gấp 6 lần so với
5 năm 1996 - 2000. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành
nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Cùng với
dòng vốn ĐTNN đầu tƣ vào các dự án sản suất kinh doanh trong KCN các nhà đầu
Võ Hoàng Hà

4

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

tƣ còn đƣa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện
đại.
5. Các KCN sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản
xuất, tăng cường mối liên kết ngành trong phát triển kinh tế.
Cùng với việc gia tăng diện tích thành lập mới và mở rộng hàng năm, trong
thời gian qua các địa phƣơng đã thành lập và hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ
tầng mỗi năm tăng thêm từ 2÷5 KCN. Trong kế hoạch 5 năm 2001÷ 2005, có thêm
15 KCN đi vào hoạt động. Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các

KCN ngày càng đƣợc nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu:
- Trong thời kỳ 2001 - 2005, các KCN đã cho thuê thêm đƣợc khoảng 7.000
ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã vận hành đƣợc nâng lên hàng năm từ
40% năm 1996 lên 50% năm 2000 và từ 55% năm 2001 lên 72% năm 2005.
- Tính đến cuối tháng 12/2010, bình quân 1 ha đất công nghiệp của các KCN
đã vận hành thu hút đƣợc hơn 2 triệu USD tăng 60% so với năm 2001 (1,2 triệu
USD/ha).
- Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đều qua
các năm từ 0,54 triệu USD/ha lên 0,76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân
hàng năm trong 5 năm 2001 - 2005 đạt trên 0,33 USD/ha.
Số lao động thực tế sử dụng bình quân một ha đất sản xuất trong KCN đƣợc
huy động khoảng 80 ÷ 100 ngƣời với giá trị sản xuất ra khoảng 30 tỷ đồng/ha/năm.
6. Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân
trí và thực hiện các chính sách xã hội
Phát triển KCN mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có
tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Trong
thời kỳ 2001-2005, các KCN đã thu hút thêm đƣợc 656.000 lao động trực tiếp, gấp
4 lần so với thời kỳ trƣớc (1991-2000), hiện nay (5/2010), các KCN, đã thu hút
đƣợc khoảng 1,5 triệu lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao
động thu hút đƣợc còn lớn hơn nhiều (ƣớc tính lƣợng lao động gián tiếp khoảng hơn
2 triệu ngƣời).
- Phát triển KCN đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trƣờng
lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hƣớng tiến bộ, là nơi sử dụng lao động
Võ Hoàng Hà

5

Lớp CHMTBK - 2010



Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình
độ khu vực và quốc tế. Hiện nay, một số KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề
(Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapore, Trƣờng Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế,
Trƣờng Cao đẳng kỹ thuật - công nghệ Biên Hoà…)
- Doanh nghiệp trong KCN có mô hình tổ chức và quản lý nói chung, tổ chức
và quản lý nhân lực nói riêng. Đây là môi trƣờng rất tốt để đào tạo, chuyển giao
khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của Việt Nam.
7. KCN đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập
trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm
soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất.
KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô; tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trong việc
kiểm soát ô nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi gây ô nhiễm của
doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN.
Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút
đầu tƣ với giải quyết vấn đề về môi trƣờng, thực sự là những "công viên công
nghiệp", là mẫu hình để các KCN khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là
KCN Biên Hoà II, KCN Thăng Long.
I.1.2. Các tác động tiêu cực tới môi trường của việc phát triển KCN
Tuy nhiên trong quá trình phát triển các KCN ngoài những thành tựu đạt
đƣợc còn có những hạn chế sau
8. Vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong KCN
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trƣờng trong KCN mặc dù đã đƣợc
chú trọng hơn nhƣng đa số các KCN trên phạm vi cả nƣớc còn chƣa đƣợc cải thiện
nhiều và chƣa đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn môi trƣờng theo quy định.

Nhiều KCN chƣa xây dựng nơi tập trung và xử lý rác thải, việc thu gom và
vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy. Những nhà máy sản
xuất bao bì, hoá chất, nhựa,… thƣờng có những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho
môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm và đất.
1. Nước thải : Theo số liệu thống kê, trong số 134 KCN hiện đƣợc thành lập
(6/2010), chỉ có 45 KCN đã xây dựng công trình xử lý nƣớc thải tập trung, 20 KCN
đang xây dựng, các KCN còn lại chƣa có.
Võ Hoàng Hà

6

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Ô nhiễm về nƣớc thải công nghiệp càng trở nên nghiêm trọng. Hiện chỉ có
45 KCN đã có công trình xử lý nƣớc thải tập trung, 20 KCN đang xây dựng, còn lại
các KCN khác đều trực tiếp thải ra sông, biển đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trƣờng xung quanh, nhất là những KCN tập trung các ngành công nghiệp dệt, thuộc
da, hoá chất…có lƣợng nƣớc thải thải ra với khối lƣợng lớn và có tính độc hại cao.
Về công tác bảo vệ môi trƣờng trong các KCN, KCX: Trong thời gian qua,
công tác bảo vệ môi trƣờng trong KCN mặc dù đã đƣợc chú trọng hơn nhƣng đa số
các KCN trên phạm vi cả nƣớc nói chung còn chƣa đƣợc cải thiện nhiều và chƣa
đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn môi trƣờng theo quy định. KCN là nơi tập trung các
cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi thải ra
môi trƣờng các loại chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại. Hệ thống các văn
bản pháp quy về môi trƣờng trong KCN còn chƣa cụ thể, rõ ràng và phù hợp với

đặc thù hoạt động của các KCN, trong đó có hệ thống các tiêu chuẩn môi trƣờng
trong KCN; các nhà quản lý KCN và doanh nghiệp KCN còn thiếu kiến thức về
quản lý môi trƣờng, ý thức về bảo vệ môi trƣờng.
Cơ chế quản lý môi trƣờng KCN chƣa thực sự hiệu quả, sự phân công và
phối hợp giữa bộ phận môi trƣờng trong Ban quản lý KCN với Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng địa phƣơng còn chƣa chặt chẽ. Chƣa có những chế tài chặt chẽ để ràng
buộc nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng của doanh nghiệp phát triển hạ tầng và doanh
nghiệp KCN. Cần một cơ chế hỗ trợ và quản lý và bảo vệ môi trƣờng trong KCN,
KCX.
2. Khí thải
Khí thải KCN cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm . Khí thải có khả năng
phát tán nhanh trong một diện rộng . Kết quả đo đạc nồng độ của một số chất khí ô
nhiễm trong môi trƣờng xung quanh của một số khu công nghiệp phía Bắc 2008
Bảng 1.1 Nồng độ và tải lượng các chất khí ô nhiễm xung tại một số KCN phía
Bắc
Tên khu công
nghiệp

Sài Đồng

Võ Hoàng Hà

Nồng độ khí ô nhiễm mg/m3

Tải lƣợng ô nhiễm Tấn/năm

Bụi

SO2


NO2

CO

Bụi

SO2

NO2

CO

0,38

0,23

0,065

2,63

2,43

1270

50

91

7


Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Bắc Thăng Long

0,39

0,1

0,044

3,14

663

3446

1413

248

Nội Bài

0,38

0,07


0,04

1,41

530

2770

1130

198

Nomura

0,326 0,007

0,008

4,51

946

13306

1449

343

0,04


40

QCVN 06 - 2008

0,3

0,05

Nguồn CEETIA
Từ kết quả trên cho thấy các khu công nghiệp có nồng độ ô nhiễm khí đều thấp hơn
hay xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép . Riêng nồng độ bụi cao hơn từ 1,3 - 1,8 lần tiêu
chuẩn cho phép và biến đổi phức tạp.
Bảng 1.2. Kết quả quan trắc môi trường không khí ku vực xung quanh một số
khu công nghiệp phía Nam
Tên KCN

Bụi

SO2

CO

Linh trung

0,25 – 0,35

0,02 – 0,08

5,7


Tân tạo

0,5 – 0,7

0,03 – 0,1

-

Tân thuận

0,1 – 0,3

0,02 – 0,05

-

Tân bình

0,5 – 0,9

0 – 0,1

6,4

Biên hòa I

0,15 – 0,35

0,06 – 0,09


8,4

Biên hòa 2

0,12 – 0,38

0,01 – 0,04

4,6

Amata

0,05 – 0,12

0,01 – 0,05

5,1

Sóng thần 1

0,12 – 0,37

0,05 – 0,15

7,2

Việt nam – Singapo

0,1 – 0,28


0,05 – 0,1

5,2

QCVN 05 - 2008

0,3

0,5

40

1.TP. Hồ Chí Minh

1. Đồng Nai

2. Bình Dƣơng

3. Chất thải rắn công nghiệp
Tổng khối lƣợng CTR công nghiệp phát sinh trong vùng KTTĐ phía Bắc
năm 2008
Bảng 1.3. Tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở vùng KTTĐ
phía Bắc năm 2008
Võ Hoàng Hà

8

Lớp CHMTBK - 2010



Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Địa phƣơng

Viện khoa học và công nghệ môi trường
Các loại hình công nghiệp

Tổng

XNCN (Lớn)

XNCN( nhỏ)

(Tấn /năm)

Hà Nội

76.640

22.390

97.030

Hải Phòng

25.140

6.570

28.470


Hải Dƣơng

15.707

4.710

20.417

Quảng Ninh

9.800

2.730

11.855

Tổng cộng toàn vùng :
Không tính chất thải khai

125.287

157.773

khoáng

36.400

Có tính chất thải khai khoáng

1.725.287


1.761.687

Tổng khối lƣợng CTR Khu công nghiệp phát sinh ở vùng KTTĐ phía Nam năm
2008 đƣợc thể hiện trong bảng
Bảng 1.4. Tổng khối lượng Chất thải rắn KCN phát sinh tại Vùng KTTĐ phía
nam 2011
Địa phƣơng

TP.HCM

Đồng
nai

Bình
dƣơng

Bà rịa vũng tàu

Tổng toàn
vùng

KLCTR (tấn /ngày)

161

127

66


58

412

Lƣợng khí thải, bụi ở các KCN đều có nồng độ lớn hơn mức cho phép trong
đó tập trung chủ yếu là 2 khu kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam
I.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI VIỆT NAM
I.2.1. Định hướng phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và quy hoạch
đến năm 2020
- Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và
định hƣớng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có
vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có
quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tại những địa phƣơng có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
- Đƣa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công
nghiệp từ trên 40% hiện nay lên khoảng 40 – 60 % vào năm 2015 và tới trên 60%
Võ Hoàng Hà

9

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công
nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm
2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

- Đầu tƣ đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công
nghiệp hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nƣớc thải và đảm bảo diện tích trồng
cây xanh trong các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng đƣợc duyệt nhằm bảo
vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.
- Xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp tập trung quy mô lớn
ở những khu vực tập trung các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm.
I.2.2. Điều kiện thành lập các khu công nghiệp mới
Với thực trạng hiện nay các KCN đang đƣợc hình thành phất triển một cách
chóng mặt, tỉnh nào cũng đua nhau xây dựng các khu công nghiệp dẫn đến thực
trạng tỷ lệ lấp đầy không hiệu quả, lãng phí đất đai…
Vì vậy chính phủ phải chấn chỉnh khắc phục tình trạng này bằng các điều
kiện, tiêu chí thành lập khu công nghiệp mới
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội;
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phƣơng.
- Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy
hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất với quy hoạch phát triển đô thị,
phân bố dân cƣ, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong khu công
nghiệp, khu chế xuất.
- Có khả năng thu hút vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài.
- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
- Đảm bảo các yêu cầu về môi trƣờng, an ninh, quốc phòng.
- Đối với các địa phƣơng đã phát triển khu công nghiệp, việc thành lập mới
các khu công nghiệp chỉ đƣợc thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các
khu công nghiệp hiện có đã đƣợc cho thuê ít nhất là 60%. Việc mở rộng các khu
công nghiệp hiện có chỉ đƣợc thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của khu
công nghiệp đó đã đƣợc cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử
lý nƣớc thải tập trung.


Võ Hoàng Hà

10

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

- Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không có khu dân cƣ. Trong khu
công nghiệp có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
- Không đƣợc chiếm dụng đất trồng lúa, nếu chiếm dụng đất trồng lúa trên
20 Ha đất thì phải có sự phê duyệt của Thủ tƣớng chính phủ
Hoạt động của BQL Khu công nghiệp chủ yếu là đầu tƣ hạ tầng đƣờng xã và xây
dựng HTXL nƣớc thải còn khí thải mang tính chất phát sinh cục bộ không thể thu
gom xử lý tập trung đƣợc nên từng nhà máy phải tự đầu tƣ riêng hệ thống xử lý khí
thải.
- Chất thải rắn từ các nhà máy có khu thu gom lƣu chứa tạm thời sau đó định
kỳ hợp đồng với các công ty có chức năng thu gom, vận chuyển đi xử lý
- Việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng đối với các KCN là xây dựng hệ thống xử
lý nƣớc thải tập trung do đố luận văn tập trung đi sâu vào môi trƣờng nƣớc thải của
các KCN và đề xuất phƣơng án XLNT cho KCN

Võ Hoàng Hà

11

Lớp CHMTBK - 2010



Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

CHƢƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI KCN
HẢI PHÒNG
Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của cả nƣớc, là thành phố cảng, công
nghiệp hiện đại, là đô thị trung tâm cấp quốc gia đầu mối giao thông quan trọng và
là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc. Hải phòng có cảng nƣớc sâu là một cực
tăng trƣởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc
Hải Phòng phấn đấu là một trong những địa phƣơng đi đầu trong công
nghiệp hóa và hiện đại hóa , và trở thành thành phố công nghiệp, văn minh hiện đại
trƣớc năm 2020.
Là thành phố có nền kinh tế phát triển toàn diện, trong đó kinh tế biển là một
thế mạnh, đặc biệt là cảng biển. Cảng Hải Phòng là cảng lớn ở miền bắc đã nhiều
năm dẫn đầu cả nƣớc về lƣợng lƣu thông hàng hóa. Bƣớc vào thời kỳ đổi
mới, Hải Phòng có những bƣớc phát triển mới và tích cực, lƣợng hàng hóa lƣu
thông liên tục tăng từ 2,5 triệu tấn lên 11,2 triệu tấn từ năm 1990 – 2003 và hiện
nay là 18 triệu tấn /năm .
Do vậy cụm cảng Hải Phòng cần đƣợc phát triển, mở rộng và đặc biệt cần có
cảng nƣớc sau có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn đang có xu thế ngày
càng tăng trong cơ cấu tàu vào cảng
Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa Hải Phòng
cần có quy hoạch phát triển công nghiệp trên cơ sở hình thành các khu công nghiệp.
Sau đây là trình bày khái quát một số khu công nghiệp đã đƣợc quy hoạch ở Hải
Phòng
Hiện nay ở Hải phòng theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia năm
2009 toàn thành phố Hải Phòng có 6 KCN (KCN Nomura, KCN Đình Vũ, KCN An

Dƣơng, KCN Đồ Sơn, KCN Nam Cầu Kiền, KCN Tràng Duệ). Tuy nhiên hiện nay
(tính đến hết năm 2009) mới chỉ có duy nhất KCN Nomura là có hệ thống xử lý
nƣớc thải tập trung, KCN Nam cầu kiền có một vài trạm xử lý đơn lẻ của các cơ sở
sản xuất. KCN Đình Vũ đang xây dựng và cũng chỉ có các trạm

đơn lẻ, xử lý cục bộ ở một vài điểm do các nhà máy sản xuất xây dựng . Còn lại các
KCN khác đều chƣa có trạm xử lý nƣớc thải tập trung.
Võ Hoàng Hà

12

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Ô nhiễm nƣớc thải là phổ biến nhất ở các KCN. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc
vào tính chất sản xuất của ngành công nghiệp, tùy thuộc ngành nghề và công nghệ
sản xuất mà nƣớc thải có thành phần và mức độ ô nhiễm khác nhau. Điển hình về ô
nhiễm nƣớc thải tại các KCN là cơ sở công nghiệp mạ, dệt nhuộm, giấy, da, các sản
phẩm phun sơn, chế biến thực phẩm...
Mặc dù tất cả các dự án thành lập KCN đều đƣợc các cơ quan có chức năng
xem xét kỹ về vấn đề bảo vệ môi trƣờng, nhƣng do quá trình giám sát không chặt
chẽ vì vậy ở một số KCN vẫn để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Hiện tại,
Hải Phòng mới chỉ có 2 KCN đă đầu tƣ đồng bộ hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung,
còn lại các KCN khác, đang xây dựng hoặc chƣa đƣợc đầu tƣ. Các KCN và cụm
công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc này mới chỉ có nhà máy xử lý nƣớc
thải tập trung gồm KCN Nacura, và một số nhà máy lẻ tẻ ở khu công nhiệp Nam

Cầu Kiền.... Tuy nhiên phần lớn hiệu quả xử lý nƣớc thải của các trạm tập trung này
chƣa cao với nhiều lý do khác nhau, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nƣớc thải của các
khu vực xung quanh và là mối quan ngại của các cơ quan quản lý môi trƣờng.
Một mặt, trong nội tại một KCN, công tác xử lý nƣớc thải của các doanh
nghiệp không thống nhất và tập trung. KCN Nam Cầu kiền chỉ có 10/26 nhà máy
xây dựng trạm xử lý nƣớc thải cục bộ, nƣớc thải sau khi xử lý vẫn chƣa đạt tiêu
chuẩn xả vào nguồn loại A,. Trên thực tế, chỉ có một số KCN đang tiến tới việc
hoàn thiện phần còn lại của hệ thống xử lý, phần lớn các KCN còn lại đang trong
quá trình chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng bảo vệ môi trƣờng.
Mặt khác, một số các công trình xử lý nƣớc thải tập trung tại KCN do việc
tính toán và tiên lƣợng chƣa đúng với thực tế đầu tƣ nên đă dẫn đến tình trạng quá
tải, vận hành không đủ công suất, hiệu quả xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trƣờng
gây lãng phí trong đầu tƣ.
II.1. HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI MỘT SỐ KCN CHÍNH Ở HẢI PHÒNG
II.1.1. Khu công nghiệp Nomura
1. Giới thiệu chung
Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng đƣợc thành lập ngày 23 – 12 – 1994 với tổng
mức vốn đầu tƣ 137 triệu USD gồm các bên liên doanh : Công ty phát triển KNC
Hải Phòng (Việt Nam ) công ty JFACO investment (Asia Pacific) Ltd.japan.

Võ Hoàng Hà

13

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường


Ngành nghề hoạt động : Công nghệ cao , cơ khí chính xác, điện điện tử , thiết
bị thông tin , truyền thông ,chế tạo máy sản xuất các sản phẩm đồ nhựa và các đồ
dùng gia đình cao cấp , phụ tùng ô tô với giá cho thuê đất 30 – 60 USD/m2 .
- Tổng diện tích 150 ha
- Thời gian hoạt động 50 năm
2. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống đƣờng nội bộ : Bao gồm hệ thống đƣờng chính rộng 30 m và hệ
thống đƣờng phụ rộng 20 m trải bê tông đáp ứng cho giao thông nội bộ thuận lợi
- Giao thông ngoại khu : Đƣờng quốc lộ 5 và quốc lộ 10 nằm kề sát khu công
nghiệp dẫn tới cảng , sân bay , thủ đô Hà Nội và các địa phƣơng tại miền bắc thuận
lợi
- cấp điện : Nhà máy nhiệt điện độc lập với công suất 50 MW cung cấp điện
chất lƣợng cao , ổn định cho các doanh nghiệp
- Cấp nƣớc : Hệ thống cung cấp nƣớc với công suất 13.500 m3/ngày , đảm
bảo cung cấp nƣớc chất lƣợng cho KCN
3. Nước thải KCN : Nhà máy xử lý nƣớc thải có công suất 5000 m3/ngày xử lý nƣớc
thải theo phƣơng pháp vi sinh đảm bảo cho nƣớc thải trƣớc khi đƣớc thải ra môi
trƣờng đạt TCVN 5945 – 1995 mục B. Đây là một trong những khu công nghiệp
điển hình về xử lý nƣớc thải KCN ở Hải phòng
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu đặc trưng nước thải KCN Nomura
PH
BOD5
COD
Tổng N
Tổng P
TSS
KCN
6,6
26

45
3
5
55
QC40- 2011 5,5 - 9
50
100
5
6
100
mục B
iện trạng nƣớc thải của khu công nghiệp Nacura tƣơng đối ổn định và nồng độ các
chỉ tiêu dặc trƣng nƣớc thải của KCN đều đạt so với QCVN40 - 2011

Võ Hoàng Hà

14

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Hình 2.1. Cống xả nước thải KCN Nomura
II.1.2. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền
1. Giới thiệu chung
KCN Nam Cầu Kiền nằm sát quốc lộ 10, trên đƣờng Hải Phòng đi Thái
Bình, Quảng Ninh, Hải Dƣơng, cách trung tâm thành phố và Cảng Hải Phòng

khoảng 10 km, giáp cửa sông Cấm. Với diện tích giai đoạn 1 là 268,32 ha, KCN có
hệ thống cảng siêu trƣờng, siêu trọng, cảng tổng hợp, Một số doanh nghiệp nhƣ
Công ty CP Thép Việt –Nhật, dự án nhà máy thép của Công ty CP Thép Việt- Nhật
có giá trị đầu tƣ lớn nhất, 65 triệu USD, diện tích đất thuê gần 25 ha… rất thuận tiện
cho ngành công nghiệp đóng tàu và các ngành công nghiệp điện tử, vật liệu xây
dựng, nội thất…Chủ đầu tƣ là Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Shinec. Giám đốc
Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Shinec Phạm Hồng Điệp
2. Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống đƣờng nội bộ : Bao gồm hệ thống đƣờng chính rộng 30 m số làn
xe 2 và hệ thống đƣờng phụ rộng 25m - 17,5m – 16,5 m – 10,5 m trải bê tông đáp
ứng cho giao thông nội bộ thuận lợi
- Cấp điện : Mạng lƣới điện quốc gia cung cấp tuyến 25 kv – 35 kv công suất
2 x 54 MVA ngoài ra còn có nhà máy điện dự phòng
- Cấp nƣớc Hệ thống cung cấp nƣớc với công suất 25.000 m3/ngày , đảm bảo
cung cấp nƣớc chất lƣợng cho KCN
3. Nước thải KCN : Hiện nay khu công nghiệp nam cầu kiền chƣa có nhà máy xử lý
nƣớc thải tập trung mà chỉ có một số trạm xử lý nƣớc thải không đồng bộ vì vậy
lƣợng nƣớc thải khi xả vào sông Cấm với lƣu lƣợng lớn 3.000 m3/ngày ảnh hƣởng
Võ Hoàng Hà

15

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

rất lớn đến nguồn nƣớc mặt với các nồng độ ô nhiễm vƣợt mức cho phép cao so với

QCVN 24 – 2009 nhƣ BOD ,COD, TSS, ……. cụ thể nhƣ sau
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu đặc trưng nước thải KCN Nam Cầu Kiền
BOD5

COD

TSS

Tổng Nito

Tổng phốt pho

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

Nƣớc thải
KCN

150

246

300


60

8

QCVN 40
- 2011

50

100

100

30

6

Hình 2.2. Địa điểm xả nước thải KCN Nam cầu kiền
Qua bảng 2.2 ta thấy nƣớc thải KCN Nam Cầu Kiền vƣợt quá nồng độ cho phép so
với QCVN 40 - 2011
II.1.3. Khu công nghiệp Tràng Duệ
1. Giới thiệu chung :
Cụm Công nghiệp Tràng Duệ đƣợc xây dựng trên địa bàn các xã: Lê Lợi,
Hồng Phong, Bắc Sơn, Quốc Tuấn (huyện An Dƣơng), Cụm Công nghiệp Tràng
Duệ có tổng diện tích hơn 349 ha; chia làm 2 khu: khu A có diện tích 192,5 ha, khu
B có diện tích 143,8 ha và 12,9 ha đất giao thông đối ngoại.
Tràng Duệ là cụm công nghiệp tổng hợp với các xí nghiệp, doanh nghiệp sản
xuất hàng công cụ phục vụ sản xuất, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, thức ăn gia
Võ Hoàng Hà


16

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

súc và dịch vụ giao thông, kho tàng. Đồng thời là khu dân cƣ tập trung phục vụ cho
các xí nghiệp công nghiệp.
2. Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông : Hệ thống đƣờng chính rộng 32 m (4 làn), Hệ thống đƣờng nội
bộ rộng 22,5 m (2 làn)
+ Cấp nƣớc : Hệ thống cung cấp nƣớc với công suất 20.000 m3/ngày , đảm
bảo cung cấp nƣớc đầy đủ cho KCN
3. Nước thải KCN :

Hình 2.3. Cống xả nước thải của khu công nghiệp Tràng duệ
Hiện nay khu công nghiệp Tràng duệ chƣa có nhà máy xử lý nƣớc thải tập
trung. Nƣớc thải ở các nhà máy trong KCN sau khi đƣợc xử lý qua các trạm xử lý
nƣớc thải sơ bộ rồi xả thẳng ra môi trƣờng với lƣu lƣợng lớn 2.000 m3/ngày đêm
gây ô nhiễm nƣớc khu vực sông Cấm. Với các chỉ tiêu, BOD, COD, TSS, PH ….. ô
nhiễm vƣợt quá mức cho phép nhiều lần so với QCVN 24 -2009. Cụ thể nhƣ sau
Bảng 2.3. Bảng phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Tràng duệ
PH

BOD5


COD

Tổng N

Tổng P

TSS

Nƣớc thải 5,4
KCN

230

500

50

6

300

QCVN 40 5,5 - 9
- 2011

20

100

30


6

100

Võ Hoàng Hà

17

Lớp CHMTBK - 2010


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ -

Viện khoa học và công nghệ môi trường

Nƣớc thải xả ra khu công nghiệp có hàm lƣợng các chỉ tiêu trong nƣớc cao
hơn so với QCVN 40- 2011 cụ thể BOD5 cao gấp 10 lần cho phép, COD gấp 5 lần
TSS gấp 3 lần…vv
II.1.4. Khu công nghiệp Đình Vũ
1. Giới thiệu chung:
Khu công nghiệp Đình Vũ nằm trên đảo đình vũ, thành phố Hải Phòng. Cách
Hà Nội 100km, là một cực tam giác của tăng trƣởng Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh
.
Khu công nghiệp đình vũ có diện tích là 1.152 ha bao gồm 982 ha cho KCN, khu cƣ
dân thƣơng mại và cảng biển, Boa gồm các ngành nghề chính là chế biến thép,
luyện kim, cơ khí, vận tải hàng hóa…….
2. Cơ sở hạ tầng
+Giao thông: Hệ thống đƣờng chính rộng 68 m chia thành 6 làn , hệ thống
đƣờng nội bộ rộng 34 chia làm 4 làn xe
+ Cấp điện: Sử dụng lƣới điện quốc gia với sự hỗ trợ của 1 trạm phát điện

công suất 1000 KVA ngoài ra còn co nhà máy điện dự phòng
+ Cấp nƣớc: Hệ thống cung cấp nƣớc với công suất 20.000 m3/ngày, đảm
bảo cung cấp nƣớc chất lƣợng cho KCN
3. Nước thải nhà máy
Hiện nay KCN Đình vũ chƣa có nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung . Nƣớc thải
ở các nhà máy đƣợc xử lý ở trạm xử lý nƣớc thải sơ bộ sau đó đƣợc thải thẳng biển .
gây ảnh hƣởng đến cảnh quan và hệ sinh thái biển . với nồng độ các chất ô nhiễm
nhƣ : PH , COD , BOD5, TSS, ……. Vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần cụ thể
nhƣ sau
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu đặc trưng nước thải KCN Đình vũ
PH

BOD5
Mg/l

COD
Mg/l

Tổng Nito
Mg/l

TổngPhot
pho (mg/l)

TSS
Mg/l

Nƣớc thải
KCN


5,5 - 9

350

550

60

10

350

QCVN 40
– 2011 B

5,5 - 9

50

100

30

6

100

Võ Hoàng Hà

18


Lớp CHMTBK - 2010


×