Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại nghệ an, đề xuất biện pháp xử lý, phục hồi môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 90 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................3
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................4
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................6
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................6
3. Phạm vi của đề tài................................................................................................7
4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................7
Chƣơng 1- TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ..........................8
1.1. Khái niệm và phân loại hóa chất BVTV .........................................................8
1.1.1. Khái niệm hóa chất BVTV ............................................................................8
1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật ................................................................8
1.1.3. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới .....................................14
1.3. Tình hình sản xuất, sử dụng và nhập khẩu hóa chất BVTV ..........................14
1.3.1. Tình hình sản xuất ...................................................................................14
1.3.2. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV tại Việt Nam ....................................16
1.3.3. Tình hình nhập khẩu hóa chất BVTV ......................................................18
1.4. Những tác động của hóa chất BVTV tồn lƣu tới môi trƣờng và sức khỏe cộng
đồng .......................................................................................................................20
1.5. Tình ô nhiễm chất BVTV tồn lƣu ở Việt Nam .............................................27
1.5.1. Tồn lƣu dƣới dạng kho lƣu chứa .................................................................27
1.5.2. Tồn lƣu dƣới dạng khu vực .............................................................................28
CHƢƠNG 2 - HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO HÓA CHẤT BẢO
VỆ THỰC VẬT TỒN LƢU TẠI NGHỆ AN ...........................................................30
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An ...........................30
2.2. Hiện trạng tồn lƣu hóa chất BVTV tại Nghệ An ...............................................32
Chƣơng 3 - ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẤT DO HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƢU TẠI NGHỆ AN .................................................37
3.1. Các phƣơng pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật ..............................................37
3.1.1. Phƣơng pháp thiêu đốt .............................................................................37


3.1.2. Chôn lấp an toàn ......................................................................................42
3.1.3. Bao vây ngăn chặn ...................................................................................44
3.1.4. Phƣơng pháp Plashma .............................................................................44
3.1.5. Phƣơng pháp phân hủy bằng tia cực tím UV...........................................44
3.1.6. Phƣơng pháp phân hủy sinh học ..............................................................46
3.1.7. Các phƣơng pháp đóng rắn và ổn định đất ..............................................48
3.1.8. Phƣơng pháp Fenton ................................................................................50
3.1.9. Công nghệ nghiền bi ................................................................................52
3.1.10. Công nghệ sắt nano ................................................................................54
3.1.11. Công nghệ giải hấp nhiệt .......................................................................58
3.1.12. Một số công nghệ khác ..........................................................................60

1


3.2. Đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực
vật tồn lƣu ..............................................................................................................61
3.2.1. Các tiêu chí để đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý đất bị ô nhiễm do hóa
chất bảo vệ thực vật tồn lƣu ...............................................................................61
3.2.2. So sánh các công nghệ và lựa chọn công nghệ phù hợp .........................69
3.3. Xử lý tồn dƣ hóa chất BVTV tại kho Chợ Mõ, xã Hậu Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An .............................................................................................73
3.3.1. Lịch sử kho thuốc ....................................................................................73
3.3.2. Hiện trạng ô nhiễm ..................................................................................74
3.3.3. Phạm vi ô nhiễm ......................................................................................80
3.3.4. Quy trình xử lý .........................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89

2



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

CTMTQG

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

TCMT

Tổng cục Môi trƣờng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 : Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50mg/kg, chuột nhà) 10
Bảng 1. 2: Tên thông dụng, tên thương mại và mục đích sử dụng của 8 loại thuốc bảo
vệ thực vật họ POP ........................................................................................................ 11
Bảng 1. 3: Lượng hóa chấtBVTV được sử dụng hàng năm trên thế giới .................... 14
Bảng 1. 4: Lượng HCBVTV nhập khẩu vào Việt Nam................................................. 19
Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp khả năng xử lý của Sắt nano .............................................. 56
Bảng 3. 2: Bảng giá trị của trọng số ............................................................................ 62
Bảng 3. 3: Bảng ma trận đánh giá................................................................................ 62
Bảng 3. 4: Bảng ngưỡng nồng độ hóa chất BVTV trong đất phân theo mục đích...... 65
Bảng 3. 5: Điểm trọng số của các tiêu chí ................................................................... 69
Bảng 3. 6: Bảng tổng hợp điểm của các công nghệ ..................................................... 71
Bảng 3. 7. Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV trong mẫu đất năm 2008 ..... 75
Bảng 3. 8: Kết quả phân tích lượng tồn dư hóa chất BVTV tháng 3/2012 ................. 76
Bảng 3. 9: Bảng 4. Kết quả phân tích lượng tồn dư hóa chất BVTV tháng 5/2012 .... 79

4


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1. 1 : Một số loại hóa chất BVTV họ POP lưu thông trên thị trường ................ 13
Hình 1. 2: người dân phun HCBVTV cho rau màu ...................................................... 16
Hình 1. 3: Tác động của HC BVTV đến môi trường (Richardson, M.L. 1979) .......... 23
Hình 3. 1: Quy trình tiêu hủy chất thải trong lò nung xi măng ................................... 39
Hình 3. 2: Hình 3: Hệ thống oxy hoá bằng H2O2 kết hợp tia UV .............................. 45
Hình 3. 3: Máy sấy ........................................................................................................ 53
Hình 3. 4: Sàng rung ..................................................................................................... 53
Hình 3. 5: Thiết bị xử lý khí .......................................................................................... 54
Hình 3. 6: Sơ đồ nguyên lý của công nghệ IPTD ......................................................... 59

Hình 3. 7: Sơ đồ mô tả một mố xử lý dioxin bằng công nghệ IPTD ............................ 59
Hình 3. 8: Hố xử lý đất bùn nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng ................................. 60
Hình 3. 9: Sơ đồ hiện trạng kho Chợ Mõ ..................................................................... 74
Hình 3. 10: Vị trí lấy mẫu tháng 3/2012....................................................................... 76
Hình 3. 11. Sơ đồ lấy mẫu phân tích lượng tồn dư hoá chất BVTV tháng 5/2012 ..... 79
Hình 3. 12: Sơ đồ phân bố mức độ ô nhiễm ................................................................. 81

5


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lƣu đang là một vấn đề nóng tại Việt
Nam. Hóa chất bảo vệ thực vật có độc tính cao, có khả năng tích lũy sinh học
cao, khó phân hủy và có khả năng phát tán, di chuyển xa, gây hại cho môi sinh, gây
độc cho môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và ảnh trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời.
Hiện tại cả nƣớc có khoảng 1153 điểm ô nhiễm tồn lƣu hóa chất bảo vệ thực
vật, riêng Nghệ An có 268 điểm ô nhiễm nằm trong danh mục các các điểm ô nhiễm
tồn lƣu hóa chất bảo vệ thực vật của Quyết định 1946/QĐ-TTg và hơn 900 điểm chƣa
thống kê đƣợc mức độ ô nhiễm. Nguyên nhân của vấn đề này là do hậu quả của việc
sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi từ thời kỳ bao cấp. Các kho thuốc
sau khi không sử dụng nữa hoặc bị di dời, hóa chất đƣợc đem chôn hoặc vẫn để tồn
đọng trong kho. Qua nhiều năm, các kho thuốc xuống cấp, nƣớc mƣa thấm vào làm
hóa chất bảo vệ thực vật ngấm xuống đất gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi
trƣờng.
Nghệ An là một trong những tỉnh có số điểm ô nhiễm tồn lƣu hóa chất bảo vệ
thực vật nhiều nhất cả nƣớc và các điểm ô nhiễm nay đang hàng ngày phát tán ô
nhiễm gây tác hại khôn lƣờng tới môi trƣờng và ngƣời dân. Vì vậy, việc đánh giá
hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lƣu tại Nghệ An đồng thời

nghiên cứu đƣa ra các giải pháp xử lý triệt để ô nhiễm và phục hồi môi trƣờng là cần
thiết. Do đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lƣu tại Nghệ An, đề xuất các biện pháp xử lý, phục hồi môi trƣờng”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lƣu tại Nghệ
An
- Nghiên cứu các phƣơng pháp xử lý hóa chất bảo vệ thực vật tồn lƣu, so sánh,
đánh giá và lựa chọn phƣơng pháp tối ƣu đối với các điểm ô nhiễm tại Nghệ An

6


3. Phạm vi của đề tài
Đề tài thực hiện các nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do hóa chất
bảo vệ thực vật tồn lƣu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Tổng hợp, phân tích đánh giá các công nghệ xử lý hóa chất bảo vệ thực vật
tồn lƣu
- Đề xuất phƣơng pháp, công nghệ xử lý, phục hồi môi trƣờng bị ô nhiễm hóa
chất bảo vệ thực vật tồn lƣu phù hợp với điều kiện của Nghệ An
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả điều tra, nghiên cứu đã có liên
quan đến hiện trạng ô nhiễm và công nghệ xử lý ô nhiễm tại các điểm tồn lƣu hóa
chất bảo vệ thực vật
- Phương pháp điều tra, thống kê: Thực hiện điều tra, khảo sát để thu thập số
liệu
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Dựa trên số liệu thu thập đƣợc thực hiện
việc phân tích, tổng hợp đánh giá;
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà

khoa học để xây dựng các biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng do hóa
chất bảo vệ thực vật tồn lƣu;
- Phương pháp so sánh: Dựa trên các kết quả đạt đƣợc về xử lý, tiêu hủy hóa
chất bảo vệ thực vật đã áp dụng tại một số địa phƣơng để so sánh đối chiếu sự tối ƣu
và khả năng áp dụng của từng phƣơng pháp.

7


Chƣơng 1- TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
1.1. Khái niệm và phân loại hóa chất BVTV
1.1.1. Khái niệm hóa chất BVTV
Từ cuối thế kỷ 19 hoá chất BVTV có nguồn gốc hoá học đã đƣợc ứng dụng
vào sản xuất nông nghiệp và dần trở thành một loại vật tƣ không thể thiếu góp phần
nâng cao năng suất của cây trồng, diệt trừ các véc tơ truyền bệnh cho ngƣời và vật
nuôi.
Các hoá chất bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các hoá chất dùng trong
nông nghiệp, lâm nghiệp, nhằm mục đích diệt sâu bệnh, cỏ dại, côn trùng và động vật
gặm nhấm để bảo vệ cây trồng cũng như các kho lương thực hàng hoá.
1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
Ngành nông nghiệp nƣớc ta góp một phần rất lớn trong lĩnh vực cung cấp
lƣơng thực thực phẩm cho các nƣớc. Để đạt đƣợc năng suất cao trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, HCBVTV đã góp một phần không nhỏ. Đa dạng về số lƣợng,
chủng loại, tác dụng đối với cây trồng và cách sử dụng… Vì vậy, có nhiều cách phân
loại chúng.
Mỗi cách phân loại đƣợc dựa theo các tiêu chí khác nhau, thông thƣờng ngƣời
ta phân loại theo các cách: Mục đích sử dụng; theo thành phần, theo nguồn gốc sản
xuất; theo tính chất độc hại, hoặc theo các phƣơng pháp sử dụng, theo tính bền vững
của chúng trong tự nhiên…
- Phân loại theo mục đích sử dụng:

* Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại bao gồm:
Các chất trừ sâu nhóm hữu cơ: DDT, HCH, edrin, đieldin,
chlodan.
Các chất trừ sâu nhóm hữu cơ photpho: Wofatox, diazinon,
malathion, monitor.
Các hợp chất Cacbamát: sevin, furadan, mipxin, bassa...
Các hợp chất sinh học: pyrethroid, permetrin, delta metrin.
*. Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại bao gồm:

8


Các hợp chất chứa đồng
Các hợp chất chứa lƣu huỳnh
Các hợp chất chứa thuỷ ngân
Một số loại khác
* Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng:
Các hợp chất phenol
Các hợp chất của phenoxi
Các dẫn xuất của axit afolic (dalapon)
Các dẫn xuất của cacbamat (satun, eptam)
Triazin (simazin, atrazin, evik,...)
* Nhóm các chất diệt chuột và động vật gậm nhấm: phoszin, và warfarin
- Phân loại theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hoá học:
*. Hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ bao gồm:
Các hoá chất bảo vệ thực vật nhóm hữu cơ photpho: metyl parathion,

parathion,

monocrotophot,


diazion,

malathion,

dimetoal, azodzin.
Các hoá chất bảo vệ thực vật nhóm hữu cơ clo: DDT, aldrin,
HCH, chlordan, heptaclo, 2,4 - D
Các chất trừ sâu thuỷ ngân hữu cơ: ceresau, granosan, falizan.
Các dẫn xuất của hợp chất nitro
Các dẫn xuất của ure
Các dẫn xuất của axit cacbamic
Các dẫn xuất của axit propionic
Các dẫn xuất cảu axit xianhiđic
* Các chất trừ sâu vô cơ bao gồm:
Các hợp chất của đồng
Các hợp chất của asen
Các hợp chất của lƣu huỳnh
Các hợp chất vô cơ khác

9


* Các chất trừ sâu nguồn gốc thực vật
Các alcaloit, thực vật có chứa nicotin, anabazin, pyrethroid.
- Phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO):
Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hƣởng của chất độc lên cơ
thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đƣa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới
cơ thể qua miệng và qua da. Sự phân loại nhóm theo tổ chức Y tế thế giới (WHO)
đƣợc trình bày trên bảng

Bảng 1. 1 : Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50mg/kg, chuột nhà)
Phân nhóm
độc
Ia. Độc mạnh
Ib. Độc
II. Độc trung bình
III. Độc ít
IV. Không độc

Qua miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

5

20

10

40

5-50


20-200

10-100

40-400

50-500

200-2000

100-1000

400-4000

500-2000

2000-3000

1000

4000

>2000

>3000

Ghi chú : LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc
qua da. Đó là liều gây chết một nửa, được tính bằng miligam (mg) hoạt chất có thể
gây chết 50% động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của số

động vật trên cạn bị uống hết hoặc bị phết vào da. LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó
càng độc.
- Phân loại theo độ bền vững:
Các HCBVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lƣu đọng trong
môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và trong cơ thể động vật, thực vật. Do vậy các hoá
chất độc này có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con
ngƣời. Dựa vào độ bền của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau:
- Nhóm không bền vững: Nhóm này gồm các hoạt chất photpho hữu cơ,
cacbamat. Các hợp chất nhóm này có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1 -12 tuần.

10


- Nhóm chất bền vững trung bình: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững từ 1 18 tháng. Điển hình thuộc nhóm này là thuốc diệt cỏ 2,4D (thuộc loại hợp chất hữu
cơ có chứa clo).
- Nhóm chất bền vững: Các hợp chất nhóm này có độ bền vững trong thời gian
từ 2-5 năm. Thuộc nhóm này có thể kể đến thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng ở Việt
Nam là DDT, 666(HCH), … Đó là các hợp chất hữu cơ bền vững.
- Nhóm chất rất bền vững: Đó là các hợp chất hữu cơ, kim loại loại này có chứa
các kim loại nặng nhƣ thuỷ ngân Hg, asen As … không bị phân huỷ theo thời gian,
chúng đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
Ngoài ra theo Công ƣớc Stockholm (2001), 8/12 chất hữu cơ khó phân hủy là
HCBVTV bao gồm: aldrin, chlordane, dieldrin, DDT và các phụ phẩm của nó là
DDE và DDD, endrin, heptachlor, mirex và toxaphene. Các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy này nằm trong số những hóa chất độc hại nhất do con ngƣời tạo ra . Tên
thông dụng, tên thƣơng mại và mục đích sử dụng của 8 loại thuốc bảo vệ thực vật
đƣợc trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1. 2: Tên thông dụng, tên thương mại và mục đích sử dụng của 8 loại thuốc
bảo vệ thực vật họ POP
TT

Tên thông dụng
Tên thƣơng mại
Sử dụng
1aldrin

Aldrite,

Aldrex, Sử dụng trong nông nghiệp nhằm

Altox

kiểm soát:
- Kiến phá hoại lạc
- Mối phá hoại cây ăn quả và mía
Sử dụng để kiểm soát mối.

2chlordane

Chlorotox,

- Để kiểm soát côn trùng: mối,

Octochlor,

kiến, ấu trùng,

Pentichlor

- Để kiểm soát sâu ngài, châu chấu
bằng cách phun xịt lên lá.


3dieldrin

Dieldrite, Dieldrex Để kiểm soát côn trùng:
- Mối phá hoại mía

11


TT

Tên thông dụng

Tên thƣơng mại

Sử dụng
- Kiến phá hoại lạc
- Châu chấu phá hoại ngô
- Để kiểm soát mối trong chế biến
gỗ

4DDT và các phụ Neocid,

Để kiểm soát bệnh lây nhiễm nhƣ

phẩm DDE+DDD

Pentachlorine,

bệnh sốt rét và một loạt các côn


Chlorophenothane

trùng khác nhƣ nhện mắt đỏ.
Thuốc trừ sâu sử dụng dƣới dạng
các công thức:
- DDT + toxaphene
- DDT + endrin
- DDT + methyl parathion
- DDT + azinphos ethyl

5endrin

Để kiểm soát rệp, bọ xít, sâu phá

Hexadrin

hoại lúa, ngô, rau.
6heptachlor

Để kiểm soát côn trùng nhƣ: kiến,

Heptox,

Heptamul, Drimex mối. Bao hạt, kiểm soát hả ký sinh
trên mía và sắn.
7mirex

Để kiểm soát kiến lửa, mối và các


Mirex

loài sâu bọ khác. Nó còn đƣợc sử
dụng nhƣ tác nhân chống cháy
trong chế tạo dây cáp điện.
8toxaphene,

Để kiểm soát côn trùng ở ngô, cây

Toxaphene

camphechlor

ăn quả, ngũ cốc, rau và kiểm soát

polychlorocamphene,

Cassia obtusifolia ở đậu tƣơng.

Dƣới đây là ảnh bao bì một số loại HCBVTV lƣu thông trên thị trƣờng.

12


Hình 1. 1 : Một số loại hóa chất BVTV họ POP lưu thông trên thị trường

Tên thƣơng mại của aldrin là Aldrex

Thùng chlordane


và của dieldrin là Dieldrex

Những thùng lƣu chứa Heptachlor khác nhau

DDT trong thùng và trong chai

13


1.1.3. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới
Theo thống kê từ UN-FAO (1994), các loại HCBVTV đƣợc sử dụng ở các
nƣớc là rất lớn. Trong đó, nƣớc Mỹ có nền nông nghiệp phát triển, hàng năm lƣợng
sử dụng lớn nhất, lên tới 1/3 tổng số HCBVTV trên toàn thế giới, chủ yếu là thuốc
diệt cỏ). Châu Âu dùng nhiều loại thuốc trừ bệnh, còn châu Á sử dụng 75% lƣợng
thuốc trừ sâu trên thế giới (Nguồn: UN-FAO, 1994).
Bảng 1. 3: Lượng hóa chấtBVTV được sử dụng hàng năm trên thế giới
Tên nƣớc

Lƣợng sử dụng

Phần trăm

(tấn/năm)

(%)

Canada

30.000


4,0

Mỹ

248.000

33

Trung Quốc

24.000

3,2

Brasil

57.000

7,6

Colombia

20.000

2,7

Ấn Độ

72.000


9,6

Malaysia

40.000

5,3

Thái Lan

36.000

4,8

Việt Nam

20.000

2,7

Những nƣớc khác

204.000

27

Tổng cộng

751.000


100

Xu hƣớng sử dụng HCBVTV ở các quốc gia đang phát triển ngày càng tăng.
Ví dụ: ở Thái Lan, năm 2001, riêng HCBVTV đã tăng lên đến khoảng 83.000 tấn, ở
Việt Nam con số này cũng tăng lên gấp đôi so với năm 1994. Khoảng 20-25%
HCBVTV sản xuất ra đƣợc xuất khẩu từ các nƣớc công nghiệp sang các nƣớc đang
phát triển.
1.3. Tình hình sản xuất, sử dụng và nhập khẩu hóa chất BVTV
1.3.1. Tình hình sản xuất

14


Có thể nói ngành công nghiệp sản xuất HCBVTV ở nƣớc ta chƣa đƣợc phát
triển. Theo thống kê cả nƣớc có khoảng 50 cơ sở sản xuất hoá chất nông nghiệp.
Trong số hơn 300 loại HCBVTV sử dụng tại Việt Nam chỉ có 4 loại nguyên liệu
HCBVTV đƣợc sản xuất trong nƣớc ở 02 cơ sở liên doanh với nƣớc ngoài. Các cơ
sở khác nhập nguyên liệu HCBVTV từ nƣớc ngoài để gia công sang chai, đóng gói
thành các loại sản phẩm HCBVTV. Qua kiểm tra thực tế cho thấy các cơ sở này đều
có các quy trình công nghệ sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các loại
HCBVTV tƣơng đối hiện đại, khép kín, tự động và bán tự động.
Trong những năm gần đây, một số xƣởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng
gói HCBVTV đƣợc tập trung xây dựng tại khu Công nghiệp Lê Minh Xuân, Thành
phố Hồ Chí Minh đã làm cho công tác quản lý việc sản xuất gia công đóng gói
HCBVTV có nhiều thuận tiện. Điều kiện hạ tầng cơ sở của khu công nghiệp này
tƣơng đối tốt, phù hợp với các giải pháp bảo vệ môi trƣờng. Một số cơ sở liên
doanh trong khu công nghiệp tập trung đã có hệ thống xử lý khí thải và lò đốt để
tiêu huỷ các chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất.
Ngoài các cơ sở trên, tại các tỉnh thành khu vực phía Bắc còn có các cơ sở
sang chai đóng gói HCBVTV khác, nhƣ Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam chi

nhánh tại Hà Nội (VIPETKO) là đơn vị sản xuất và kinh doanh HCBVTV với sản
lƣợng hàng năm là 1200 tấn. Sản phẩm nhập ngoại khoảng 12.314 tấn. Năng lực
đóng gói của Công ty khoảng 1800 tấn hoạt chất/năm.
Đến nay đã có 18 cơ sở sản xuất HCBVTV, lƣợng hoá chất BVTV sản xuất
là 4.585 tấn và lƣợng hoá chất BVTV sang chai đóng gói là 6.105 tấn.
Các cơ sở sản xuất hoá chất, HCBVTV với qui mô nhỏ, công nghệ rất đơn
giản và chỉ dừng ở mức sang chai, đóng gói. Hơn 90% lƣợng hoá chất BVTV cần cho
nông nghiệp phải nhập khẩu để gia công, sang chai, đóng gói. Trong số các cơ sở gia
công, sang chai, đóng gói HCBVTV vẫn còn một số cơ sở chƣa quan tâm đúng mức
đến việc cải tiến công nghệ còn sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô
nhiễm. Đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải chƣa đạt các tiêu chuẩn trƣớc khi thải ra
môi trƣờng.

15


1.3.2. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV tại Việt Nam
Là nƣớc sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt Nam
thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhƣng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh,
phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng HCBVTV để
phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lƣơng thực quốc gia
vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, HCBVTV
là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lƣơng thực cho loài ngƣời.
Hình 1. 2: người dân phun HCBVTV cho rau màu

Do các loại HCBVTV thƣờng là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái
của HCBVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tƣợng có nguy cơ
cao gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái nếu không đƣợc quản lý chặt chẽ và sử dụng
đúng cách. Dƣ lƣợng HCBVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là
mối đe dọa đối với sức khoẻ con ngƣời.

Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại HCBVTV đã đƣợc sử dụng
từ nhiều năm trƣớc đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của
sâu hại, dịch bệnh diễn biến chƣa phức tạp nên số lƣợng và chủng loại HCBVTV
chƣa nhiều. Ngày đó do thiếu thông tin và do chủng loại HCBVTV còn nghèo nàn
nên ngƣời nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lƣu lâu
trong môi trƣờng. Ngày nay ngƣời ta đã thay dần bằng các loại thuốc BVTV thế hệ
mới có độc tính thấp, ít tồn lƣu trong môi trƣờng.

16


Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu
giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số lƣợng và
chủng loại HCBVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu nhƣ trƣớc năm 1985 khối lƣợng
HCBVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lƣợng
thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất /ha thì thời gian từ năm 1991 đến
nay lƣợng thuốc sử dụng biến động từ 25- 38 ngàn tấn. Đặc biệt năm 2006 lƣợng
HCBVTV nhập khẩu là 71.345 tấn. Cơ cấu HCBVTV sử dụng cũng có biến động:
thuốc trừ sâu giảm trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lƣợng lẫn chủng
loại.
Nguyên nhân của sự biến động này là do từ năm 1992 nền nông nghiệp Việt
Nam đã áp dụng rất có kết quả chƣơng trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Nhiều
hộ nông dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp trong sản
xuất và chỉ phun thuốc khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ quan BVTV. Tại các địa
phƣơng có áp dụng chƣơng trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM số lần phun thuốc đã
giảm đi. Kết quả này chứng minh rằng chƣơng trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM
là một trong các biện pháp hữu hiện nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng do sử
dụng HCBVTV.
Do tập quán canh tác và diện tích trồng lúa lớn nên các các tỉnh vùng đồng
bằng nông dân sử dụng nhiều HCBVTV hơn (1,15- 2,66 kg thành phẩm/ha/năm) so

với các tỉnh miền núi (0,23 kg thành phẩm/ha/năm).
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng
vứt bao bì HCBVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và
dụng cụ pha chế HCBVTV không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nƣớc, gây
ngộ độc cho động vật thuỷ sinh .
Do nhu cầu sử dụng HCBVTV tăng, các cơ sở kinh doanh, buôn bán mặt hàng
HCBVTV cũng ngày càng gia tăng. Mặc dù HCBVTV là một mặt hàng kinh doanh
có điều kiện nhƣng không phải cơ sở nào cũng có đầy đủ các điều kiện nhƣ quy định.

17


Trình độ của ngƣời kinh doanh HCBVTV còn thấp so với yêu cầu trong khi
theo điều tra có tới trên 90% nông dân tìm hiểu cách sử dụng HCBVTV trực tiếp từ
ngƣời bán thuốc.
Hiện trạng sử dụng HCBVTV ở nƣớc ta ngày càng tăng cả về chủng loại và
khối lƣợng và khá phức tạp. Năm 1980 lƣợng HCBVTV sử dụng khoảng 10.000
tấn/năm, đầu thập niên 90 thế kỷ XX con số này tăng lên hơn gấp đôi và hiện nay
khoảng 30.000 tấn/năm. Dự đoán nhu cầu sử dụng HCBVTV tại Việt Nam còn tiếp
tục tăng vì thực tế lƣợng HCBVTV sử dụng tính trên một ha diện tích trồng trọt ở
Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với Thái Lan và các nƣớc phát triển khác (Thái Lan:
2,38 kg a.i/ha; Đài Loan: 9,4 kg a.i/ha…, trong khi đó ở Việt Nam là 1,35 kg a.i/ha
vào năm 1998); điều đó dẫn đến khả năng ô nhiễm môi trƣờng sẽ còn tăng hơn nữa.
Theo thống kê chƣa đầy đủ, phần lớn HCBVTV đƣợc sử dụng trong canh tác
nông nghiệp (1992: 21.400 tấn; 1997: 40.973 tấn). Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất trừ
sâu cũng đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ
muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957 -1994 : 24.042 tấn. Hiện nay, tỉ lệ thành phần của
các loại hoá chất BVTV đã thay đổi (hóa chất trừ sâu: 33%; thuốc trừ nấm: 29%;
thuốc trừ cỏ: 50%, 1998).
1.3.3. Tình hình nhập khẩu hóa chất BVTV

Hầu hết các loại HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam đều nhập
khẩu từ nƣớc ngoài. Khối lƣợng HCBVTV nhập khẩu tăng từ 13.000-15.000 tấn/năm
những năm đầu thập kỷ 90 lên 33.000-38.000 tấn những năm 2000. Đặc biệt các năm
2005 và 2006 do bùng phát dịch rầy nâu và vàng lùn xoắn lá tại các tỉnh Nam bộ nên
lƣợng HCBVTV nhập khẩu đã tăng lên 51.000 tấn (2005) và 71.000 tấn (2006). Hiện
tƣợng nhập lậu các loại HCBVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục,
thuốc hạn chế sử dụng) đang là vấn đề chƣa thể kiểm soát nổi.
Từ năm 1994 đến 1996, mỗi năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ
cho phép nhập khẩu 3.000 tấn thành phẩm theo qui chế trong danh mục hạn chế sử
dụng. Từ năm 1997, khối lƣợng hạn chế sử dụng đƣợc nhập khẩu vào Việt nam chỉ
còn 2.500 tấn hóa chất thành phẩm quy đổi, trong đó hóa chất trừ sâu thông thƣờng

18


thuộc nhóm lân hữu cơ nhƣ Methyl parathion, Methamidophos, Monocrotophos đã bị
cấm hoàn toàn hoặc bị cấm nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trƣơng hạn chế nhập khẩu các
loại HCBVTV hạn chế sử dụng do độc tính cao của chúng.
Lƣợng HCBVTV nhập khẩu vào Việt nam hàng năm đƣợc thống kê trong
bảng 1.4 có khối lƣợng tới 650.000 tấn đƣợc lƣu hành sử dụng, và có 152 công ty có
liên quan đến kinh doanh, buôn bán HCBVTV ( trong đó trong nƣớc là 98 cơ sở;
nƣớc ngoài và liên doanh là 54 cơ sở).
Bảng 1. 4: Lượng HCBVTV nhập khẩu vào Việt Nam
TT

Năm

Lƣợng HCBVTV (tấn)


1

1991

23.300

2

1992

21.100

3

1993

24.800

4

1994

20.380

5

1995

25.666


6

1996

32.751

7

1997

30.406

8

1998

42.738

9

1999

33.715

10

2000

33.637


11

2001

36.589

12

2002

38.081

13

2003

36.018

14

2004

48.288

15

2005

51.764


16

2006

71.345

17

2007

Khoảng 80.000

Tổng cộng

650.579

19


Để bảo vệ sức khoẻ con ngƣời lao động và bảo vệ môi trƣờng, hàng năm Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thƣờng xuyên xem xét, tuyển chọn các loại
HCBVTV để cho phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
Tình hình nhập lậu HCVBTV
Hàng năm vẫn có một khối lƣợng lớn thuốc BVTV nhập lậu vào nƣớc ta.
Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày
càng tăng lên về số lƣợng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại
HCBVTV tồn đọng này đƣợc lƣu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi
dƣới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu và dò rỉ vào môi trƣờng là rất
đáng báo động. Cùng với HCBVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ dựng
HCBVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trƣờng

nếu không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp. Tính riêng tỉnh Lạng
Sơn có 253 km đƣờng biên giới, tình hình buôn lậu nói chung và buôn lậu
HCBVTV nói riêng diễn biến rất phức tạp. Nhiều loại HCBVTV không rõ nguồn
gốc xuất xứ, không có nhãn mác và hƣớng dẫn sử dụng đã đƣợc vận chuyển trái
phép qua biên giới và đƣợc bày bán tại nhiều cửa hàng của các chợ Tân Thanh, Lộc
Bình, Bản Ngà (Lạng Sơn). Một phần lƣợng HCBVTV nhập lậu này sẽ đƣợc các lái
buôn mua về, dán thêm nhãn mác và phân phối ở nhiều địa phƣơng miền Bắc. Các
HCBVTV này thƣờng là các loại HCBVTV thế hệ cũ có độc tính cao, cấm lƣu
hành. Có những loại HCBVTV đã cấm từ năm 1992 nhƣng cho đến nay vẫn đƣợc
nhập lậu và sử dụng. Tuy nhiên, số lƣợng HCBVTV bị thu giữ chiếm tỉ lệ rất ít so
với số lƣợng thực tế nhập lậu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân một số
loại HCBVTV cấm sử dụng và ngoài danh mục vẫn còn lƣu thông trên thị trƣờng và
tạo các khu vực gây ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời.
1.4. Những tác động của hóa chất BVTV tồn lƣu tới môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng
Hoá chất BVTV khi sử dụng cho cây trồng đƣợc cây trồng hấp thụ một phần,
còn một phần bị rửa trôi theo nƣớc mƣa xuống các sông ngòi hoặc thấm vào đất. Dƣ
lƣợng HCBVTV trong thực phẩm, đất, nƣớc cao sẽ ảnh hƣởng đến môi trƣờng thiên

20


nhiên nhƣ thay đổi thành phần của đất, tác động đến động vật thuỷ sinh trong các
ruộng lúa, ruộng rau, thay đổi cấu trúc các loại côn trùng và có thể là nguyên nhân
gây bùng nổ các loại dịch bệnh khác trong nông nghiệp... Đặc biệt, việc sử dụng
HCBVTV không thực hiện đúng các quy trình bảo hộ lao động đã ảnh hƣởng rất
lớn tới sức khoẻ con ngƣời nhƣ: gây rối loạn nội tiết, ung thƣ, thay đổi hệ miễn
dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi,...
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp,...
vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng tuỳ tiện các loại hoá chất trong công nghiệp

và HCBVTV trong nông nghiệp đang trở nên nghiêm trọng. Việc sử dụng ngày càng
nhiều các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân huỷ (POP) và các loại HCBVTV có độc
tính cao đã làm cho mức độ tồn lƣu dƣ lƣợng các loại hoá chất này trong nông sản,
thực phẩm, đất, nƣớc, không khí và môi trƣờng ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc thức
ăn bởi HCBVTVcùng với các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trƣờng đang ngày càng
gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nƣớc ta
hiện nay.
Các HCBVTV có chung một số tích chất quan trọng sau:
- Trong môi trƣờng, HCBVTV rất bền trƣớc các tác nhân phân hủy hóa học,
vật lý và sinh học;
- Tan rất tốt trong môi trƣờng dầu và mỡ (có hệ số phân bố octanol – nƣớc rất
lớn);
- Có tính chất bán bay hơi và do đó có khả năng di truyển trong không khí từ
những nguồn phát thải tới nhũng vùng rất xa xôi;
- Có khả năng gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe con ngƣời và động vật ở những
nồng độ thậm chí rất thấp.
Những tính chất trên đây của HCBVTV đã gây nên nhiều quan ngại cho sự có
mặt của chúng trong môi trƣờng cũng nhƣ cơ thể sinh vật và con ngƣời. HCBVTV có
khả năng thâm nhập vào cơ thể động vật cũng nhƣ con ngƣời và tích lũy tới nồng độ
rất cao so với nồng độ của chúng trong môi trƣờng. Các HCBVTV đều tan rất tốt
trong dầu mỡ (nghĩa là có hệ số phân bố octanol – nƣớc rất cao). Trong môi trƣờng

21


nƣớc, HCBVTV có xu hƣớng di chuyển mạnh mẽ từ nƣớc vào cơ thể sinh vật (vốn
cũng đƣợc xem nhƣ là một pha hữu cơ). Do HCBVTV rất bền vững trƣớc các quá
trình phân hủy sinh học nên một khi đã thâm nhập vào trong cơ thể sinh vật, chúng sẽ
tồn tại rất lâu và gia tăng nồng độ theo thời gian.
Bên cạnh con đƣờng phơi nhiễm thông qua tiếp xúc với môi trƣờng nhƣ nói ở

trên, HCBVTV còn thâm nhập vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn. Nồng độ
HCBVTV sẽ thấp ở các động vật có vị trí thấp trong chuỗi thức ăn ví dụ nhƣ các loại
cá bé, sò, tôm. Các loại sinh vật này mặt khác lại trở thành thức ăn cho những loại cá
to nhƣ cá trắm, cá chuối hoặch các loại chim ăn cá nằm ở vị trí cao hơn trong các
chuỗi thức ăn. Do vậy sự tích lũy của HCBVTV trong các loại sinh vật ở vị trí dinh
dƣỡng cao này sẽ nhiều hơn đáng kể so với các loại cá làm thức ăn cho chúng. Con
ngƣời, với vị trí cao nhất trong các chuỗi thức ăn trở thành đối tƣợng có sự tích lũy
HCBVTV lớn nhất và do vậy cũng chịu nhiều ảnh hƣởng nhất tới sức khỏe. Hình 2
mô tả con đƣờng vận chuyển của HCBVTV từ nguồn phát thải tới khi thâm nhập vào
con ngƣời. Trẻ em với hệ miễn dịch chƣa phát triển đầy đủ là đối tƣợng bị tổn hại
nhiều nhất khi phơi nhiễm với HCBVTV.
* Tác động tới môi trường sinh thái:
Sử dụng HCBVTV là chìa khoá của sự thành công trong cách mạng xanh,
đảm bảo nhu cầu về lƣơng thực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiều ngƣời
đã lo ngại về ảnh hƣởng của HCBVTV đến môi trƣờng. Điều lo ngại này không chỉ
ở những nƣớc phát triển mà ngày càng trở thành vấn đề quan trọng ở những nƣớc
đang phát triển nhƣ Việt Nam.

22


Hỡnh 1. 3: Tỏc ng ca HC BVTV n mụi trng (Richardson, M.L. 1979)

ng

Ba

y

đọ



i

Sử dụng

t rô

i

Tồn d-

Thực vật



a

Thực phẩm

ển

Hấ
p

ển
uy

Rử


ch
uy

ch

KS vectơ sử dụng

n
Vậ
n

Vậ

Chất gây ÔN

Hoá chất
BVTV

th

Lắ

i

ng

Sử dụng

Đất




Lắ

ng

y

đọ

Ba

ng

Không khí

N-ớc

Động vật

Ng-ời

Tht vy, khi ngi nụng dõn ỏp dng cỏc cụng ngh hin i, cỏc loi
HCBVTV c s dng rng rói hn thỡ rt nhiu vn mụi trng ny sinh:
- Cht lng mụi trng nc, t b suy gim bi thuc tr sõu v nitrat
(NO3-),... tỏc ng xu ti cỏc ng vt hoang di v lm suy thoỏi cỏc h sinh thỏi.
- Gõy c hi cho bu khớ quyn bi cỏc khớ amụnic (NH3); nit ụxit;
mờtan v nhiu cht khỏc sinh ra t quỏ trỡnh t, lm suy gim tng ụzụn, lm trỏi
t núng lờn v gõy ụ nhim bu khớ quyn.
- S dng quỏ mc cỏc ti nguyờn thiờn nhiờn gõy suy thoỏi nc ngm, mt

dn cỏc loi ng vt v cỏc ngun lng thc t nhiờn, lm mt kh nng hp th
ph thi ca chỳng, dn n lt li v mn hoỏ.
- Lm xut hin nhng tai bin mi v sc kho trong cỏc ngnh cụng nghip
ch bin thc phm v hoỏ hc nụng nghip.

23


Các loại HCBVTV đã và đang là những nguyên nhân đóng góp vào việc làm
giảm số lƣợng nhiều loại sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh học, ảnh hƣởng
tới sức khoẻ con ngƣời.
Hiện trạng sử dụng tuỳ tiện các loại HCBVTV đã gây xáo trộn trong hệ sinh
thái. HCBVTV có mức độ tác động khác nhau đến các loài của quần thể sinh vật và
gây ra những biến đổi tƣơng ứng tới cấu trúc quần xã. Hậu quả trực tiếp của những
tác động này gây khó khăn trong công tác bảo vệ thực vật, làm xuất hiện tính kháng
thuốc, gây hại cho thiên địch tự nhiên của sâu bệnh, gây hiện tƣợng bùng phát dịch,
xuất hiện những loài sâu hại mới và đôi khi khá nguy hiểm.
Thành phần thiên địch của sâu hại trong hệ sinh thái ruộng lúa ở Việt Nam
khá phong phú nhƣng hiện nay đã giảm sút nghiêm trọng. Kết quả điều tra, định
loại đã thu nhập đƣợc 129 loài ký sinh, 186 loài côn trùng và nhện ăn thịt, 6 loài vi
sinh vật gây bệnh cho sâu hại lúa và một số cây trồng khác. Nhƣng hiện nay số
loài sinh vật có lợi giảm đi đáng kể do sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu không hợp
lý.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của cƣờng độ phun HCBVTV lên mật độ các loại thiên
địch của sâu hại rau đã đƣợc tiến hành tại vùng trồng rau ở Mai Dịch (Từ Liêm) và
Long Biên (Gia Lâm) - Hà Nội; Từ Sơn (Bắc Ninh); Quỳnh Lƣu (Nghệ An) và một
số vùng khác,... Hầu nhƣ ở khắp vùng trồng rau đều phun thuốc theo định kỳ, tuy
nhiên cƣờng độ phun thuốc không giống nhau.
Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các loại HCBVTV có độc tính
mạnh nhƣ Wofatox và Bassa với liều lƣợng trung bình khoảng 20ml/sào (thay đổi

từ 10 đến 20ml/sào) đã gây ảnh hƣởng tới sinh thái giun đất - một loại sinh vật có
lợi cho việc trồng trọt. Khi dùng các HCBVTV trên ở nồng độ lớn sẽ gây tác động
xấu tới sinh thái của giun đất nhƣ xua đuổi chúng xuống lớp đất sâu, hoặc làm
chết giun, làm giun bỏ chạy và các động vật khác cũng bỏ chạy gây hỏng hệ sinh
thái đất và gây thoái hoá cây trồng.

24


Lƣợng HCBVTV tồn lƣu trong đất gây hại đến các vi sinh vật đất làm nhiệm
vụ phân huỷ, chuyển hoá chất hữu cơ thành chất khoáng đơn giản hơn cần cho dinh
dƣỡng cây trồng là một cách gián tiếp tác động tiêu cực đến cây trồng.
Mặc dù độ hoà tan của HCBVTV tƣơng đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi
vào nƣớc tiêu, gây ô nhiễm nƣớc bề mặt, nƣớc ngầm và nƣớc vùng cửa sông ven biển
nơi nƣớc tiêu đổ vào.
Rất nhiều loại HCBVTV có khả năng bay hơi và thăng hoa, ngay cả thuốc có
khả năng bay hơi ít nhƣ DDT cũng có thể bay hơi vào không khí, đặc biệt trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm nó có thể vận chuyển đến những khoảng cách xa, đóng góp vào
việc ô nhiễm hoá học toàn cầu.
* Tác hại của HCBVTV đến sức khỏe con người
Trong quá trình sử dụng HCBVTV và phân bón hoá học, một lƣợng đáng kể
hóa chất và phân không đƣợc cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và và tích lũy
trong đất, nƣớc và các sản phẩm nông nghiệp dƣới dạng dƣ lƣợng phân bón và
HCBVTV tồn lƣu.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm HCBVTV và phân bón là làm suy
thoái chất lƣợng môi trƣờng khu vực canh tác nông nghiệp nhƣ phú dƣỡng đất, nƣớc,
ô nhiễm đất, nƣớc, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các
loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với HCBVTV. Nhiều
nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm cũng nhƣ dịch tễ đã chỉ ra rằng có
những mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiếp xúc với HCBVTV(hoặc một nhóm nhất

định của các chất này) và những ảnh hƣởng sức khỏe của con ngƣời. Các ảnh hƣởng
này bao gồm:
- Kích thích sự phát sinh u và tế bào ung thƣ tại nhiều cơ quan trong cơ thể
- Kìm hãm sự phát triển trí não và tính cách ví dụ nhƣ giảm khả năng tập
chung, giảm chỉ số IQ, thay đổi trong tính cách, ứng sử
- Gây ra những thay đổi trong hệ miễn dịch, giảm khả năng miễn dịch
- Suy giảm khả năng sinh sản và các chức năng liên quan đến giới tính
- Giảm thời gian sản sinh sữa ở những bà mẹ đang nuôi con

25


×