Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 83 trang )

LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất
thải nguy hại và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy
hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc
của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).

Tác giả

Vũ Văn Sơn

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
i


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ trong Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã luôn tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình khảo sát thực địa và thu thập tài liệu cho luận văn của mình, tôi
đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của Lãnh đạo và cán bộ của các Sở, Ban ngành cùng các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam.


Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đỗ Trọng Mùi đã tận
tình giúp đỡ và chỉ dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp công tác tại Chi Cục Bảo
vệ Môi trƣờng Hà Nam, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nam, bạn bè và gia đình
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý
kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Vũ Văn Sơn

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
ii


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii


DANH MỤC BẢNG

v

DANH MỤC HÌNH

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

viii

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI.............................. 4

1.1. Các khái niệm ............................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về CTNH ........................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm về quản lý CTNH .............................................................. 5
1.2. Nguồn phát sinh, đặc điểm, thành phần và tính chất của CTNH ............... 5
1.2.1. Nguồn phát sinh CTNH ...................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm thành phần và tính chất của CTNH .................................... 6
1.2.3. Tác động của CTNH đối với sức khỏe cộng đồng và môi trƣờng sinh
thái ................................................................................................................. 7
1.3. Các nguyên tắc trong quản lý CTNH ......................................................... 8
1.3.1.Giảm thiểu chất thải tại nguồn ............................................................. 9
1.3.2. Thu gom, lƣu giữ và vận chuyển CTNH .......................................... 10
1.4. Tình hình QLCTNH hiện nay .................................................................. 11

1.4.1. Tình hình QLCTNH ở nƣớc ngoài.................................................... 11
1.4.2. Tình hình quản lý CTNH ở Việt Nam .............................................. 12
CHƢƠNG II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ NAM..................................................................................
20

2.1. Khái quát chung về tỉnh Hà Nam ............................................................. 20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 20
2.1.2. Tình hình phát triển KT - XH ........................................................... 22
2.2. Hiện trạng CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam ........................................... 28
2.2.1. Lƣợng CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ............ 29
2.2.2. Lƣợng CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp ............ 32

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
iii


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

2.2.3. Lƣợng CTNH phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân dân ......... 33
2.2.4. Lƣợng CTNH phát sinh từ hoạt động y tế ........................................ 34
2.3. Hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý CTNH tại tỉnh Hà Nam ............... 36
2.3.1. Hiện trạng quản lý hành chính về CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam 36
2.3.2. Về hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH ....... 37
Do vậy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu xử lý CTNH phạt sinh hiện tại và trong
tƣơng lai thì việc xây dựng nhà máy xử lý CTNH tại địa phƣơng là rất cấp
thiết. ............................................................................................................. 38
2.3.3. Về công tác QLNN trên địa bàn ....................................................... 38
CHƢƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QLCTNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC

BIỆN PHÁP QLCTNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH................................................ 40

3.1. Đánh giá hiện trạng QLCTNH trên địa bàn tỉnh...................................... 40
3.1.1. Những quả đạt đƣợc qua thời gian thực hiện quy định QLCTNH trên
địa bàn tỉnh .................................................................................................. 40
3.1.2. Những tồn tại trong công tác quản lý môi trƣờng tại tỉnh Hà Nam. . 44
3.2. Dự báo lƣợng CTNH phát sinh tại Hà Nam đến năm 2020 ..................... 47
3.2.1. Đối với chất thải công nghiệp nguy hại ............................................ 47
3.2.2. Đối với chất thải y tế nguy hại .......................................................... 55
3.2.3. Dự báo lƣợng CTNH phát sinh trong sinh hoạt của nhân dân.......... 56
3.3. Đề xuất các giải pháp QLCTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam .................... 57
3.3.1. Quan điểm QLCTNH cho tỉnh Hà Nam ........................................... 57
3.3.3. Đề xuất các biện pháp an toàn trong QLCTNH................................ 58
3.3.4. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác
QLCTNH..................................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 74

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
iv


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khối lƣợng CTR công nghiệp nguy hại tại một số ngành công nghiệp
điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam [1] ..........................................6
Bảng 1.2. Lƣợng CTNH phát sinh theo ngành chính ở Việt Nam [1] ....................13
Bảng 1.3. CTNH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 [1] .....................14
Bảng 2.1. Số liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2013(so sánh trung bình theo

năm từ 2009-2013) [2].............................................................................................21
Bảng 2.2. Phát triển dân số [2] ................................................................................22
Bảng 2.3. Biến động dân số đô thị ở các huyện, thành phố [2] ..............................24
Bảng 2.4. Tình hình sử dụng đất trong những năm gần đây [14] ...........................24
Bảng 2.5. Sản lƣợng sản phẩm công nghiệp những năm gần đây [7] .....................25
Bảng 2.6. Danh mục quy hoạch mạng lƣới các CCN-TTCN [12] ..........................26
tỉnh Hà Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 [8] .......................................26
Bảng 2.7. Lƣợng CTNH phát sinh theo đăng ký trên địa bàn tỉnh Hà Nam [9] .....28
Bảng 2.8. Khối lƣợng CTNH phát sinh trong .........................................................30
các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam [9] .............................................30
Bảng 2.9. Tổng khối lƣợng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Nam ................31
theo nguồn Đăng ký chủ nguồn thải CTNH tính đến tháng 12/2014 [9] ................31
Bảng 2.10. Khối lƣợng CTNH từ một số ngành nghề chính tại Hà Nam [9] .........32
Bảng 2.11. Khối lƣợng CTNH phân theo khu vực sản xuất ...................................32
trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2014 [9] ..................................................................32
Bảng 2.12. Lƣợng CTNH sinh hoạt phát sinh qua các năm [9] ..............................33
Bảng 2.13. Sự biến động về khối lƣợng chất thải y tế nguy hại .............................35
phát sinh tại các loại cơ sở y tế khác nhau [1].........................................................35
Bảng 2.14. Lƣợng CTR y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện đa khoa, chuyên
khoa tuyến tỉnh, huyện của tỉnh Hà Nam năm 2014 [9] .........................................36
Bảng 2.15. Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh [9]............38
Bảng 3.1. Tổng số tiền chi cho hoạt động BVMT [7] .............................................42
Bảng 3.2. Hệ số phát thải CTRCNNH [15].............................................................48

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
v


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

Bảng 3.3. Dự báo giá trị sản lƣợng một số ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn
tỉnh Hà Nam từ 2015 – 2020 [13] ...........................................................................50
Bảng 3.4. Dự báo lƣợng phát sinh CTRCNNH của một số ....................................52
ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hà Nam từ 2015 – 2020 ..................52
Bảng 3.5. Dự báo lƣợng CTR y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện đóng trên
địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 ........................................................................55
Bảng 3.6. Dự báo lƣợng phát sinh CTNH trong sinh hoạt của nhân dân................57

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
vi


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ kỹ thuật giảm thiểu CTNH [10] ..................................................100
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam ...........................................................200
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu đất đô ở đô thị các năm gần đây ..233
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện phát sinh CTNH trong sinh hoạt ................................344
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện sự gia tăng CTNH y tế các năm gần đây ...................355
Hình 2.5. Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH .............................................3838
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng tỉnh Hà Nam ..................411
Hình 3.2. Biểu đồ dự báo khối lƣợng CTNH đến năm 2020 ................................544
Hình 3.3. Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTNH [5] ..................................634
Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí CTNH [5] ..............................655
Hình 3.5. Sơ đồ tổ chức và cơ chế phối hợp thực hiện thu phí hành chính
QLCTNH ...............................................................................................................666
Hình 3.6. Quy trình quản lý kỹ thuật CTNH [5] .................................................6768

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi

vii


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CCN

: Cụm công nghiệp

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

GDP

: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa


HĐND

: Hội đồng nhân dân

KCN

: Khu công nghiệp

KH&CN

: Khoa học và Công nghệ

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ODA

: Official Development Assistant - Hỗ trợ phát triển chính thức

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QLCTNH

: Quản lý chất thải nguy hại

QLCTR


: Quản lý chất thải rắn

QLMT

: Quản lý môi trƣờng

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trƣờng

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

VLXD

: Vật liệu xây dựng

WHO

: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
viii



LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trƣờng do CTNH gây ra không phải là vấn đề bây giờ mới đƣợc
đề cập tới, nhƣng do điều kiện phát triển KT-XH hiện nay con ngƣời mới chỉ chú
trọng đến lợi ích kinh tế mà chƣa chú ý nhiều đến việc bảo vệ môi trƣờng sống của
chính mình. Một thực tế cho thấy, ô nhiễm môi trƣờng do CTNH trên địa bàn tỉnh
nói riêng và nhiều địa phƣơng khác nói chung đang là một vấn đề bức xúc cho việc
quản lý và xử lý CTNH. Khả năng quản lý và xử lý CTNH của tỉnh chƣa theo kịp
yêu cầu thực tế. Việc sử dụng ngày càng nhiều chủng loại nguyên vật liệu và hóa
chất trong sản xuất công nghiệp đã dẫn đến sự phát thải CTNH vào môi trƣờng dƣới
cả ba dạng: nƣớc thải, khí thải và CTR. Do đó, việc nghiên cứu về CTNH cùng với
biện pháp quản lý và xử lý là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Nam đã và đang đạt đƣợc những thắng lợi
trên nhiều lĩnh vực KT-XH. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2012 tăng 12,5% so với
năm 2011, giá trị sản xuất nông nghiệp ƣớc đạt 1966,1 tỷ đồng, giảm 1,4% so với
năm 2011; Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ƣớc đạt 12357 tỷ đồng,
tăng 22,5%; Giá trị thƣơng mại, dịch vụ đạt 7085 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm
2011. Song song với quá trình phát triển kinh tế là sự gia tăng, ảnh hƣởng tác động
tiêu cực đến môi trƣờng, lƣợng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng và phức
tạp. Đặc biệt là CTNH từ các hoạt động công nghiệp.
Tỉnh Hà Nam những năm gần đây có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, có cơ
cấu ngành nghề đa dạng, tập trung nhiều doanh nghiệp lớn với quy trình công nghệ
hiện đại, đồng thời phát sinh lƣợng chất thải công nghiệp nhiều và đa dạng. Do vậy,
việc lựa chọn: Đề tài "Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà
Nam" sẽ nghiên cứu, xây dựng quy trình QLCTNH đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế

với hy vọng góp phần tham gia vào công tác QLCTNH trên địa bàn tỉnh nói riêng
và công tác QLMT trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung.

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
1


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Điều tra và đánh giá hiện trạng QLCTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác QLCTNH trên
địa bàn tỉnh Hà Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiện trạng CTNH phát sinh và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả QLCTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
CTNH có tính độc hại cao đối với môi trƣờng, do đó cần đƣợc quản lý một
cách nghiêm ngặt. Đã có các quy định từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đối với công
tác này nhƣng hiệu quả chƣa cao. Do đó, trên cơ sở phân tích đánh giá những vấn
đề tồn tại trong công tác QLCTNH, đƣa ra các giải pháp khắc phục để nhằm xây
dựng quy trình quản lý hiệu quả hơn.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện đƣợc nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng một số
phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan: mục tiêu của
phƣơng pháp này nhằm thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến đặc điểm tự
nhiên, KT-XH của khu vực nghiên cứu, các văn bản pháp quy về QLCTNH, các tài
liệu, kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam có liên quan đến

CTNH.
- Phƣơng pháp khảo sát hiện trạng: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm thu
thập thông tin tổng quan về các cơ sở có phát sinh CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam,
nắm bắt đƣợc thực trạng và những tồn tại của công tác QLCTNH trên địa bàn tỉnh.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu: Từ kết quả điều tra thu đƣợc, đề tài sử dụng phần
mềm Excel để thống kê các nguồn phát thải, lƣợng CTNH phát sinh trên địa bàn
tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLCTNH trên địa
bàn tỉnh Hà Nam.

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
2


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
- Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài
tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, chuyên viên và lãnh đạo của các phòng
thuộc Sở TN&MT, các cơ quan liên quan đề xuất hƣớng QLCTNH và các giải pháp
thực hiện.
- Phƣơng pháp kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài: Dựa vào tài liệu
nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý và xử lý CTNH,
kế thừa có chọn lọc những tài liệu nhƣ: kết quả điều tra khảo sát, báo cáo hiện trạng
môi trƣờng chuyên đề cấp tỉnh, báo cáo hiện trạng môi trƣờng tổng thể các năm của
địa phƣơng, các quy hoạch có liên quan.

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
3


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về CTNH
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về CTNH nên việc thu thập toàn
bộ các khái niệm là rất khó khăn. Trong phạm vi đề tài học viên đƣa ra những khái
niệm mang tính chung nhất về CTNH.
Theo UNEP
Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt
tính hóa học, hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể
gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trƣờng khi hình thành hoặc tiếp xúc với các
chất thải khác.
Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ [11]
CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lƣợng, nồng độ, hoặc các
tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng
những cách quản lý khác nó có thể:
- Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số
tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của ngƣời bệnh;
- Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con ngƣời hoặc môi trƣờng ở hiện tại hoặc
tƣơng lai.
Theo Luật BVMT Việt Nam [6]
Luật BVMT ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn gọn hơn, rõ ràng hơn và
gần nhƣ là sự khái quát của định nghĩa trong Quy chế QLCTNH.
- Theo Luật BVMT 2014: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”.
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhƣng cả hai định nghĩa đều có nội dung tƣơng tự
nhau, giống với định nghĩa của các nƣớc và các tổ chức trên thế giới, đó là nêu lên đặc
tính gây huy hại cho môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng của CTNH.


GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
4


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
1.1.2. Khái niệm về quản lý CTNH
Quản lý chất thải là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế
hoặc tiêu hủy, và quan trắc các loại chất thải. Mục đích của quản lý chất thải là
nhằm làm giảm các nguy cơ, tác động của chất thải tới sức khỏe con ngƣời và môi
trƣờng. Theo Luật BVMT 2014, quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom,
vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. [6]
1.2. Nguồn phát sinh, đặc điểm, thành phần và tính chất của CTNH
1.2.1. Nguồn phát sinh CTNH
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thƣơng mại
tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động nông nghiệp mà CTNH
có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất công
nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể vô tình hay cố ý. Có
thể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 5 nguồn chính nhƣ sau:
- Từ hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh, sản xuất
thuốc BVTV, hóa chất....);
- Từ dịch vụ y tế, khám chữa bệnh (chất thải lây nhiễm, các vật sắc nhọn, chất
thải từ phòng thí nghiệm, từ dƣợc phẩm; bệnh phẩm);
- Từ hoạt động nông nghiệp (sử dụng các loại thuốc BVTV);
- Từ thƣơng mại (nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa độc hại không đạt yêu
cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng,.v.v.);
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (việc sử dụng pin, sử dụng acquy, dầu nhớt
bôi trơn,.v.v.).
Trong các nguồn phát sinh này thì hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra nhiều

CTNH nhất và đang là mối quan tâm lớn hiện nay. So với các nguồn phát sinh khác,
nguồn công nghiệp mang tính thƣờng xuyên và ổn định nhất, các nguồn từ dân dụng
hay sinh hoạt không nhiều, tƣơng đối nhỏ, còn CTNH trong nông nghiệp thì mang
tính phát tán nên rất khó kiểm soát.
Theo Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2011 cho thấy lƣợng CTR nguy hại
chiếm khoảng 15%-20% lƣợng CTR công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
5


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
rất đáng lo ngại cho môi trƣờng và sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các
KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực
khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Thực tế lƣợng phát sinh
CTNH này có thể lớn hơn, do chƣa đƣợc quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ. Các
cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH không nhỏ đã
tạo ra một lƣợng CTR công nghiệp nói chung và CTNH nói riêng khá lớn.
Bảng 1.1. Khối lƣợng CTR công nghiệp nguy hại tại một số ngành công
nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía Nam [1]
STT

Ngành nghề phát sinh

1

Ngành chế biến dầu mỏ

2


Ngành luyện kim (sản xuất thép)

3

Tải lƣợng (tấn/năm)
16.400
5.400 – 11.840

Ngành sản xuất phƣơng tiện giao thông và dịch
vụ sửa chữa

21.972
895 – 14.499

4

Ngành xi mạ

5

Ngành sản xuất VLXD

8.130 – 12.770

6

Ngành hóa chất và thuốc BVTV

8.855 – 14.941


7

Ngành điện tử và ắc quy

2.481 – 3.191

8

Ngành sản xuất giày da

12.445 – 15.160

9

Ngành sản xuất dệt nhuộm

8.470 – 10.137

10

Ngành thuộc da và sản phẩm

7.848 – 9.936

11

Ngành sản xuất giấy

5.330 – 6.812


12

Ngành sản xuất điện

123 – 200
81.959 – 112.886

Tổng
1.2.2. Đặc điểm thành phần và tính chất của CTNH
CTNH có các đặc tính sau:

- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo
ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trƣờng xung quanh.

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
6


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
- Dễ cháy(C): Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60 độ C, chất rắn
có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu độ ẩm, do thay đổi hóa
học tự phát trong các điều kiện bình thƣờng, khí nén có thể cháy.
- Oxy hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
- Ăn mòn (AM): là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ
hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).

- Có độc tính ( Đ):
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thƣơng nghiêm trọng
hoặc có hại cho sức khoẻ qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da;
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hƣởng từ từ
hoặc mãn tính, kể cả gây ung thƣ, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da;
+ Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí
hoặc với nƣớc sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với ngƣời và sinh vật;
+ Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh
chóng hoặc từ từ đối với môi trƣờng thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại
đến các hệ sinh vật.
- Dễ lây nhiễm (LN): Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh
cho ngƣời và động vật.
1.2.3. Tác động của CTNH đối với sức khỏe cộng đồng và môi trƣờng sinh thái
Những vấn đề tác động môi trƣờng cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các
CTNH không đúng quy cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nƣớc mặt
và nƣớc ngầm.
1.2.3.1 . Thải vào lòng đất
Việc chôn lấp, lƣu giữ CTNH là một việc làm cần thiết tại các nhà máy quản lý
CTNH hay đôi khi tại nơi phát sinh CTNH. Trong quá trình lƣu giữ, các vấn đề cần
quan tâm là phân khu lƣu giữ và các điều kiện thích hợp liên quan đến kho lƣu giữ.
1.2.3.2. Những vấn đề nhiễm bẩn nước

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
7


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Nƣớc thải từ khu vực công nghiệp hầu nhƣ không đƣợc xử lý đ ƣ ợ c t h ả i
vào rất nhiều kênh rạch sông ngòi đ ồ n g t h ờ i là những hệ thống thoát nƣớc

chung của thành phố. Tất cả những nguồn nƣớc này do đó đã bị nhiễm do nƣớc
thải công nghiệp, cũng nhƣ chất thải từ sinh hoạt.
1.2.3.3. Ô nhiễm không khí
Có những trƣờng hợp ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng do QLCTNH
kém. Dung môi, nói chung, đƣợc thải bằng cách cho bay hơi. Một cơ sở sản xuất
tấm lợp ximăng amiăng ở Đồng Nai đã thải một tấn bùn ngay trong cơ sở trong
vòng một ngày mà không có một biện pháp kiểm soát nào. Hàng ngàn tấn bùn
đã đƣợc đổ trong nhà máy theo kiểu nhƣ vậy sẽ tạo ra nguy cơ đối với sức khoẻ
của công nhân trong nhà máy.
1.2.3.4. Ảnh hưởng đến xã hội, sức khỏe cộng đồng
Việc thải các chất thải công nghiệp không đƣợc xử lý, thất thoát dầu và các
hoá chất khác do sự cố vào các con sông và hệ thống cung cấp nƣớc ngầm đã làm
bẩn các nguồn nƣớc uống cũng nhƣ làm chết cá và sinh vật đáy vốn đƣợc nhân dân
địa phƣơng đánh bắt sử dụng. Một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến những tác động
đó đƣợc hiểu nhƣ là kết quả của một số sự cố gây ô nhiễm, việc di chuyển dƣ lƣợng
thuốc trừ sâu không đƣợc kiểm soát. Rủi ro tăng bệnh tật do ngộ độc kim loại và
ung thƣ do nhiễm các chất gây ung thƣ vẫn đang tồn tại.
Các chất nguy hại gây tác động đến con ngƣời do có sự tiếp xúc chất thải với
môi trƣờng và con ngƣời gây tổn thƣơng cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị
ứng, gây độc cấp tính và mạn tính có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức
năng tế bào… dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con ngƣời và động vật nhƣ
gây ung thƣ, ảnh hƣởng đến sự di truyền.
1.3. Các nguyên tắc trong quản lý CTNH
Theo thứ tự ƣu tiên, một hệ thống QLCTNH đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Giảm thiểu chất thải tại nguồn;
- Thu gom lƣu giữ và vận chuyển chất thải nguy hại;
- Tái sinh, tái sử dụng;

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
8



LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
- Xử lý;
- Chôn lấp;
1.3.1.Giảm thiểu chất thải tại nguồn
Giảm thiểu chất thải tại nguồn là các biện pháp quản lý và vận hành sản
xuất, thay đổi quy trình công nghệ sản xuất nhằm giảm lƣợng chất thải hay độc
tính của CTNH (Sản xuất sạch hơn).
 Cải tiến trong quản lý và vận hành sản xuất:
Công tác này nhằm giảm thiểu tối đa việc hình thành các sản phẩm lỗi và
có thể giảm đáng kể các nguyên phụ liệu dƣ thừa không cần thiết.
 Thay đổi quá trình sản xuất
Đây là hình thức giảm thiểu chất thải đƣợc xem là ít tốn kém nhất. Các hình
thức thay đổi quá trình sản xuất bao gồm:
- Thay đổi nguyên liệu đầu vào;
- Thay đổi về kỹ thuật/ công nghệ;
- Cải tiến quy trình sản xuất;
- Điều chỉnh các thông số vận hành;

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
9


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

Kỹ thuật giảm thiểu chất thải


Giảm thiểu tại nguồn
Tái sử dụng
(Sử dụng lại/Thu hồi)

Quá trình mới (Sản
xuất sạch hơn/Công
nghệ sạch hơn)

Tái sử
dụng
tại chỗ

Vận hành tốt, vệ
sinh công nghiệp
tốt, kỹ thuật và
bảo dƣỡng tốt

Thay đổi
công nghệ

Thay đổi nguyên
liệu đầu vào

Tái sử
dụng
tại cơ sở

Thay đổi
sản phẩm


Hình 1.1. Sơ đồ kỹ thuật giảm thiểu CTNH [10]
1.3.2. Thu gom, lƣu giữ và vận chuyển CTNH
 Thu gom, đóng gói và dán nhãn CTNH
Việc thu gom đóng gói sẽ làm giảm các nguy cơ cháy nổ, gây độc cho các
quá trình tiếp theo nhƣ lƣu giữ và vận chuyển và nhận diện CTNH.
Thu gom đóng gói thƣờng đƣợc thực hiện bởi chủ nguồn thải, có thể tận dụng
bao bì nguyên liệu, hoặc các loại bao bì khác đảm bảo chất lƣợng bảo quản.
Việc dán nhãn CTNH đƣợc quy định rất kỹ theo QCVN 6706, 67072009 bao gồm các loại nhãn báo nguy hiểm và các loại nhãn chỉ dẫn bảo quản.


Lưu giữ CTNH

Việc lƣu giữ CTNH tại nguồn hay tại nơi tập trung CTNH là một việc làm cần
thiết. Trong quá trình lƣu giữ, các vấn đề cần quan tâm:

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
10


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
- Lựa chọn vị trí kho lƣu giữ;
- Nguyên tắc an toàn khi thiết kế kho lƣu giữ;
- Vấn đề khi phải lƣu trữ ngoài trời;
- Thao tác vận hành an toàn tại kho lƣu giữ;
- Bố trí trong kho lƣu giữ;
- Công tác an toàn vệ sinh


Vận chuyển CTNH


CTNH đƣợc vận chuyển từ nơi lƣu giữ đến nơi xử lý là việc không thể tránh
khỏi. Do đó việc quan tâm hàng đầu trong quá trình vận chuyển là đảm bảo tính
an toàn trong suốt lộ trình vận chuyển.
Hiện nay, vấn đề vận chuyển CTNH đã sử dụng GPS để theo dõi việc quản lý
chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, lộ trình vận chuyển phải thực hiện sao cho ngắn nhất
tránh tối đa các sự cố giao thông và tránh các sự cố ô nhiễm môi trƣờng trên
đƣờng đi, và rút ngắn tối đa lƣợng thời gian nếu có thể.
1.4. Tình hình QLCTNH hiện nay
1.4.1. Tình hình QLCTNH ở nƣớc ngoài
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế nhƣ IRPTC (tổ chức đăng
ký toàn cầu về hoá chất độc tiềm tàng). IPCS (chƣơng trình toàn cầu về an toàn hoá
chất) WHO (Tổ chức Y tế thế giới)... xây dựng và quản lý các dữ liệu thông tin về
an toàn hoá chất.
Tuỳ từng điều kiện KT - XH và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùngvới
nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nƣớc có những cách xử lý chất thải của
riêng mình. Cũng cần nhấn mạnh rằng các nƣớc phát triển trên thế giới thƣờng áp
dụng đồng thời nhiều phƣơng pháp để xử lý chất thải, trong đó có CTNH, tỷ lệ xử
lý chất thải rắn bằng các phƣơng pháp nhƣ đốt, xử lý cơ học, hóa/lý, sinh học,
chôn lấp,.... Qua số liệu thống kê một số nƣớc trên thế giới cho thấy rằng, Nhật
Bản là nƣớc sử dụng phƣơng pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu quả cao nhất
(38%), sau đó đến Thuỵ Sỹ (33%), trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phƣơng
pháp đốt, Pháp lại sử dụng phƣơng pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%),... Các

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
11


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

nƣớc sử dụng phƣơng pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý
chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc - 84%), Anh (83%), Liên
Bang Nga (80%). Dƣới đây là những mô tả tổng quan về tình hình QLCTNH tại
một số nƣớc trong khu vực và thế giới. [10]


Trung Quốc

Với công nghệ tái chế phát triển đã tận dụng lại một phần đáng kể CTNH, còn
lại chất thải đƣợc thải vào nƣớc và đất. Biện pháp xử lý thông thƣờng là đƣa vào
các bãi rác hở, tuy nhiên có một số hố chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn CTNH của
các khu vực kinh tế, một số xí nghiệp có khả năng xử lý tại chỗ. Trung Quốc cũng
đã đề ra Luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn (1995), trong đó
quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nƣớc thải,...
đồng thời phải đăng ký việc chứa đựng, xử lý và tiêu huỷ chất thải, liệt kê các chất
thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất.


Thái Lan

CTNH tại Thái Lan đã đƣợc đƣa vào hệ thống xử lý trung tâm với công nghệ
xử lý thấp, hệ thống xử lý này đƣợc vận hành từ năm 1998 và phƣơng thức xử lý
chủ yếu là xử lý hoá/lý ổn định và chôn lấp an toàn cùng với hệ thống phối trộn hữu
cơ (cho đốt trong lò xi măng).


Hà Lan

Việc xử lý chất thải của Hà Lan đƣợc sự tham gia tổng lực của chính quyền,
xã hội cũng nhƣ các cơ quan chuyên ngành. CTNH đƣợc xử lý bằng nhiều cách

khác nhau, trong đó phần lớn đƣợc thiêu huỷ, một phần đƣợc tái chế. Hàng năm, Hà
Lan có tới hơn 20 triệu tấn chất thải 60% trong số này đƣợc đổ ở các bãi chứa, phần
còn lại đƣợc đƣa vào các lò thiêu huỷ hoặc tái chế.
1.4.2. Tình hình quản lý CTNH ở Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, lƣợng chất thải không ngừng gia tăng tạo sức ép rất
lớn đối với công tác BVMT. Theo báo cáo kết quả thống kê năm của 35/63 tỉnh,
thành phố lƣợng CTNH phát sinh từ các địa phƣơng này đã vào khoảng 700 nghìn
tấn, năm 2013 lƣợng CTNH phát sinh trên phạm vi toàn quốc khoảng 800 nghìn

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
12


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
tấn, trong khi đó lƣợng CTNH đƣợc thu gom, xử lý bởi các đơn vị hành nghề
QLCTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép chỉ khoảng 190 nghìn tấn (theo báo
cáo quản lý CTNH của 39/55 đơn vị hành nghề QLCTNH) [3]. Nhƣ vậy, tình hình
thu gom, xử lý mới chỉ đáp ứng đƣợc phần nhỏ lƣợng CTNH phát sinh. Ngoài ra,
cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, lƣợng phát sinh CTNH
có xu hƣớng gia tăng và đang gây nhiều áp lực cho công tác QLCTNH…
Bảng 1.2. Lƣợng CTNH phát sinh theo ngành chính ở Việt Nam [1]
STT

Khối lƣợng (tấn)

Ngành

1


Công nghiệp nghẹ

60000

2

Hóa chất

45000

3

Cơ khí luyện kim

26000

4

Y tế

10000

5

Từ chất thải sinh hoạt đô thị

5000

6


Chế biến thực phẩm

4000

7

Điện, điện tử

2000

Tổng cộng

152000

Theo dự báo, tổng lƣợng CTNH phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 1,55 triệu tấn,
năm 2020 khoảng 2,8 triệu tấn. Do lƣợng phát sinh CTNH ngày càng gia tăng, nếu
không có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi
trƣờng nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát nhƣ vận chuyển
trái phép hoặc xử lý không an toàn về môi trƣờng.
Hiện nay, tổng công suất xử lý của các chủ hành nghề QLCTNH chỉ đáp ứng
một phần lƣợng CTNH phát sinh. Một số đơn vị còn thiếu hiểu biết hoặc chƣa cập
nhật đối với các quy định về phƣơng tiện vận chuyển CTNH chuyên dụng, các loại
hình công nghệ xử lý chất thải ở trong và ngoài nƣớc, rất khó khăn cho việc lựa
chọn công nghệ thích hợp để lắp đặt tại cơ sở xử lý. Ngoài ra, các đối tƣợng hành
nghề này chƣa có các hƣớng dẫn kỹ thuật đầy đủ liên quan đến các phƣơng tiện,
thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH. Đồng thời các

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
13



LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
quy định/quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động hành nghề vận chuyển và xử
lý CTNH tuy đã đƣợc ban hành nhƣng còn thiếu và chƣa đầy đủ.
Bảng 1.3. CTNH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 [1]
(Đơn vị: tấn/ngày)
CTR công

STT

Loại đô thị

Tỉnh/thành phố

1

Đặc biệt (Đô thị loại I –

TP.Hồ Chí Minh

4606,12

2

Thành phố trực thuộc Trung

Đà Nẵng

83,07


3

ƣơng)

Cần Thơ

27,25

Đắc Lắc

9,46

Khánh Hòa

441,80

Lâm Đồng

10,57

7

Bình Định

121,53

8

Đồng Nai


990,07

Tiền Giang

62,3

Gia Lai

18,98

11

Bà Rịa – Vũng Tàu

274,1

12

Sóc Trăng

30,98

Ninh Thuận

17,52

Kon Tum

2,1


Bình Dƣơng

830,38

4
5
6

9
10

13
14

Tỉnh có đô thị loại I

Tỉnh có đô thị loại II

Tỉnh có đô thị loại III

15

nghiệp nguy hại

Thực tiễn đã xảy ra nhiều vấn đề nóng, bức xúc tại các địa phƣơng về CTNH,
Bộ TN&MT phải trả lời trƣớc Quốc hội, Chính phủ, báo chí… và phải có trách
nhiệm đôn đốc nhƣng không có đầy đủ thông tin, số liệu về công tác QLCTNH của
các địa phƣơng và các doanh nghiệp, ví dụ nhƣ Tổng cục Môi trƣờng hiện không có
đầy đủ thông tin về tình hình thu phí quản lý chất thải rắn của các địa phƣơng.

1.4.2.1. Khung thể chế trong việc QLCTNH tại Việt Nam.
Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên cả nƣớc, trong đó có CTNH,
cần có một hệ thống cơ quan QLNN tƣơng ứng từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Cần

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
14


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các bộ,
ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ.
Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm đƣợc mà đòi hỏi có
nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật BVMT năm 2014 đã quy
định trách nhiệm QLNN về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn và
CTNH thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng.
a) Bộ TN&MT
Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chức năng
QLNN về BVMT trong đó có lĩnh vực QLCTR và CTNH, gồm những nhiệm vụ cụ
thể nhƣ sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết,
nghị định của Chính phủ theo chƣơng trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm,
các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình Thủ tƣớng Chính phủ chiến
lƣợc, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chƣơng
trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; ban
hành các quyết định, chỉ thị, thông tƣ; xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc
trình Bộ trƣởng Bộ KH&CN công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau; chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy

hoạch, kế hoạch đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách,
pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất thải; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trƣờng; hƣớng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử
lý chất thải trƣớc khi đƣa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trƣờng.
b) Các Bộ khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về
BVMT trong lĩnh vực ngành
c) Cấp địa phương

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
15


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Tại các địa phƣơng, theo quy định tại Luật BVMT 2014 quy định trách nhiệm
quản lý về BVMT của UBND các cấp, trong đó có nhiệm vụ QLCTR và CTNH, thì
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý BVMT, trong đó có quản lý chất
thải trên địa bàn toàn tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ
quản lý BVMT trên địa bàn theo phân cấp.
Tƣơng tự nhƣ các Bộ, ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công Thƣơng, Sở Xây
dựng, Sở NN&PTNT, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ
và các cơ quan liên quan khác thực hiện nhiệm vụ quản lý BVMT, trong đó có quản
lý chất thải thuộc lĩnh vực ngành tại địa phƣơng.
1.4.2.2. Đánh giá tổng quan về tình hình QLCTNH tại Việt Nam
Nhìn chung sau khi triển khai Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT ngày
26/12/2006 của Bộ TN&MT hƣớng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH và Quyết định số 23/2006/QĐBTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trƣởng Bộ TN&MT về danh mục CTNH (nay
đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT quy định về QLCTNH),

Tổng cục Môi trƣờng và các Sở TN&MT trong cả nƣớc đã từng bƣớc quản lý đƣợc
các nguồn phát sinh CTNH, kiểm soát đƣợc quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý
CTNH. Hoạt động cấp phép đã đi vào nề nếp cùng với việc đẩy mạnh công tác
QLCTNH từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã giúp cảnh sát môi trƣờng và thanh tra
môi trƣờng phát hiện, xử lý các vụ vi phạm về QLCTNH. Hiện nay ở Việt Nam có
khoảng hơn 100 doanh nghiệp hành nghề QLCTNH. Số lƣợng các đơn vị hành nghề
vận chuyển và xử lý CTNH đƣợc Bộ TN&MT cấp phép gia tăng hàng năm. Tính
đến tháng 3 năm 2015, Bộ TN&MT đã cấp đƣợc 78 Giấy phép hành nghề quản lý
CTNH cho các cá nhân, tổ chức đăng ký đang hoạt động. [4]
1.4.2.3. Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải
Tính đến năm 2011, số lƣợng các chủ nguồn thải CTNH đăng ký với Sở
TN&MT để đƣợc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải tăng lên rõ rệt tại các địa phƣơng có
phát triển các hoạt động công nghiệp, điển hình nhƣ Sở TN&MT Tp.Hồ Chí Minh,
tính từ năm 2007 đến nay đã cấp khoảng 1.100, Hà Nội hơn 327, Đồng Nai khoảng

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
16


LVCH: Đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
562, Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 444 Sổ đăng ký chủ nguồn thải, so với con số vài
chục trƣớc khi có Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ TN&MT. [1]
1.4.2.4. Về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH
Số lƣợng CTNH đƣợc thu gom, xử lý cũng gia tăng theo các năm. Theo kết quả
thống kê từ năm 2008 đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý (không tính các chủ
xử lý do địa phƣơng cấp phép), lƣợng CTNH đƣợc xử lý tăng từ 85.264 tấn trong
năm 2008 lên đến 129.688 tấn trong năm 2010 (tăng 34%), tính đến năm 2013, tổng
lƣợng CTNH đƣợc thu gom, xử lý là 190.000 tấn. Việc xử lý CTNH hiện nay đƣợc
thực hiện theo các hình thức: [3]

- Chôn lấp có kiểm soát tại các bãi chôn lấp,hầm chôn lấp, thƣờng áp dụng đối
với các Công ty môi trƣờng đô thị, công ty của nhà nƣớc nơi có mặt bằng rộng, phù
hợp quy hoạch lâu dài nhƣ Công ty môi trƣờng đô thị Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh;
- Xử lý bằng các công nghệ xử lý CTNH tại các Công ty đƣợc cấp phép hành
nghề xử lý chất thải nguy hại;
- Lƣu giữ và xử lý tại các cơ sở phát sinh CTNH (thƣờng hay áp dụng đối với
chất thải y tế);
- Tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho các cơ sở tái chế làm nguyên liệu
đầu vào cho hoạt động sản xuất.
1.4.2.5. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Việc thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động liên quan đến CTNH đƣợc các
cơ quan QLMT địa phƣơng và trung uơng tiến hành định kỳ, hàng năm. Trong những
năm gần đây, CTNH là một trong những vấn đề khá nóng bỏng và đƣợc dƣ luận quan
tâm, do vậy, công tác này thƣờng đƣợc thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa
các Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Công thƣơng, Bộ Y tế, Bộ TN&MT) các cấp.
1.4.2.6. Các vấn đề khác
Về công tác quy hoạch xử lý CTNH: quy hoạch xử lý CTNH nằm trong quy
hoạch xử lý chất thải rắn, tuy nhiên, tính đến hiện nay hầu hết các địa phƣơng chƣa
có quyết định phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn (trong đó có CTNH) trừ một

GVHD: TS. Đỗ Trọng Mùi
17


×