Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3r trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 122 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

TRƯờNG ĐạI HọC BáCH KHOA Hà NộI
[\

Nguyễn thị kim hoa

ĐáNH GIá tính hiệu quả của chính sách 3r
trong quản lý ctr nông nghiệp

LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC
QUảN lý môi trờng

Hà Nội 2009


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài: “Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3R
trong quản lý CTR nông nghiệp” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi và chưa
được công bố ở bất kì tài liệu, tạp chí cũng như tại các Hội nghị, Hội thảo nào.
Những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và hết sức rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Viện về luận văn của tôi.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Kim Hoa

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009


i


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học, Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nơi tôi đã được học tập
trong thời gian qua. Tại đây, tôi đã được các thầy, cô trong Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tận tình chỉ dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm học tập và nghiên cứu. Nhờ những
kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập tôi đã hoàn thành
bản luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Ánh
Tuyết, người đã định hướng và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm đề tài tốt
nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình cũng như toàn thể bạn bè đã
tận tình giúp đỡ, ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, Ngày 12, tháng 11, năm 2010

Nguyễn Thị Kim Hoa

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

ii



Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC 3R
TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP........................................3
1.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần CTR nông nghiệp .................................3
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh................................................................................3
1.1.2. Thành phần CTR nông nghiệp và tỷ lệ phát sinh....................................4
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng và thành phần CTR nông nghiệp .......8
1.2. Một số đặc tính của CTR nông nghiệp ..........................................................9
1.2.1. Độ ẩm ......................................................................................................9
1.2.2. Hàm lượng các thành phần trong tro của CTR trồng trọt .....................10
1.2.3. Đặc tính hóa học....................................................................................11
1.3. Tác động của CTR nông nghiệp tới môi trường ..........................................13
1.3.1. Tác động của phân bón hóa học và thuốc BVTV tới môi trường.........13
1.3.2. Tác động của các loại CTR thông thường tới môi trường ....................14
1.4. Công tác “3R” trong quản lý CTR nông nghiệp ..........................................15
1.4.1. Khái niệm về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR (3R)......................15
1.4.2. Lợi ích của việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp.....16

1.5. Một số giải pháp cơ bản quản lý CTR nông nghiệp theo hướng 3R ...........16
Chương 2...................................................................................................................20

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

iii


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG
ÁP DỤNG 3R ĐỐI VỚI NGUỒN THẢI NÀY Ở VIỆT NAM ...............................20
2.1. Tổng quan hiện trạng CTR trồng trọt ở nước ta ..........................................20
2.1.1. Cơ cấu sử dụng đất và thực trạng canh tác ở nước ta hiện nay.............20
2.1.2. Ước tính lượng CTR phát sinh từ hoạt động trồng trọt ........................22
2.1.3. Dự báo lượng trấu và rơm phát sinh ở nước ta giai đoạn 2010 – 2020 23
2.2. Tổng quan về hiện trạng CTR chăn nuôi ở nước ta .....................................24
2.2.1. Một số đặc điểm về tình hình chăn nuôi ở nước ta ...............................25
2.2.2. Lượng CTR chăn nuôi ở nước ta ..........................................................26
2.3. Đánh giá tiềm năng tái sử dụng, tái chế đối với CTR nông nghiệp ở nước ta
...............................................................................................................................27
2.3.1. Tình hình khai thác, sử dụng CTR nông nghiệp ở nước ta hiện nay ....27
2.3.2. Ước tính tiềm năng và lợi ích từ việc tái sử dụng, tái chế các loại CTR
nông nghiệp chính ở nước ta.............................................................................31
2.4. Tính toán lượng KNK phát sinh từ CTR nông nghiệp – trồng trọt..............48
2.4.1.

Ước tính lượng KNK phát sinh do quá trình phân hủy yếm khí CTR


trồng trọt............................................................................................................49
2.4.2. Ước tính lượng KNK phát sinh do đốt CTR trồng trọt.........................51
Chương 3...................................................................................................................55
ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH 3R TRONG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ...............................................55
3.1. Phương pháp luận đánh giá chính sách môi trường [21], [25]....................55
3.2.

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến 3R đối với CTR nói

chung và CTR nông nghiệp nói riêng ...................................................................58
3.3. Áp dụng đánh giá sơ bộ một số văn bản cụ thể liên quan đến 3R đối với
CTR nói chung và CTR nông nghiệp nói riêng ....................................................66
3.3.1. Đánh giá tính thích hợp.........................................................................66
3.3.2. Đánh giá tính hiệu quả ..........................................................................73
3.3.3.

Đánh giá các tiêu chí liên quan đến tính dân chủ ................................79

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

iv


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

Chương 4...................................................................................................................81

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM............................................................................................81
4.1. Phân tích SWOT ..........................................................................................81
4.2. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu lượng chất CTR phát sinh......................86
4.2.1. Giảm thiểu lượng PHH và lượng thuốc BVTV sử dụng........................86
4.2.2. Giảm thiểu lượng phế phẩm phát sinh ..................................................88
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc tái sử dụng, tái
chế CTR nông nghiệp và hoàn thiện chính sách quản lý CTR ở nước ta .............88
4.3.1. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất năng
lượng từ CTR nông nghiệp ...............................................................................88
4.3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý chung để hoàn thiện chính sách quản lý
liên quan đến 3R đối với CTR nhằm áp dụng cho cả lĩnh vực CTR nông nghiệp
...........................................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................96
PHỤ LỤC

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

v


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Thành phần CTR phát sinh từ cây lương thực và cây công nghiệp ở nước
ta [13]..........................................................................................................................4
Bảng 1-2: Tỷ lệ phân phát sinh từ các loại động vật nuôi [18].................................5

Bảng 1-3: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm .........................6
Bảng 1-4: Lượng phân bón hóa học tồn đọng trong đất ............................................6
Bảng 1-5: Độ ẩm của một số loại CTR trồng trọt [15] ............................................10
Bảng 1-6: Độ ẩm của phân gia súc, gia cầm [18]....................................................10
Bảng 1-7: Phần trăm các thành phần trong tro của CTR trồng trọt [15]................10
Bảng 1-8: Thành phần hóa học của các loại CTR trồng trọt [15] ...........................11
Bảng 1-9: Thành phần hóa học của phân gia súc, gia cầm [20] .............................12
Bảng 1-10: Thành phần các hợp chất hữu cơ của phân lợn [2] ..............................12
Bảng 2-1: Diện tích và sản lượng lúa của từng vùng trên cả nước năm 2008 [16].20
Bảng 2-2: Diện tích và sản lượng ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp hàng năm và
cây công nghiệp lâu năm năm 2008 [16] .................................................................21
Bảng 2-3: Lượng CTR trồng trọt phát sinh ở nước ta năm 2008 ............................22
Bảng 2-4: Quy mô gia súc, gia cầm của cả nuớc [16] .............................................24
Bảng 2-5: Lượng chất thải phát sinh từ các loại gia súc, gia cầm qua các năm .....26
Bảng 2-6: Sử dụng sinh khối theo năng lượng cuối cùng [12].................................28
Bảng 2-7: Nhiệt trị của một số phế phẩm trồng trọt chính [11]...............................31
Bảng 2-8: Sản lượng điện có thể khai thác từ bã mía và rơm ..................................35
Bảng 2-9: Sản lượng KSH của một số loại nguyên liệu [18] ...................................36
Bảng 2-10: Lượng thải hàng ngày và sản lượng KSH của từng loại phân gia súc,
gia cầm năm 2008 .....................................................................................................45
Bảng 2-11: Lượng KSH tạo ra từ phân gia súc, gia cầm ở nước ta năm 2008........46
Bảng 2-12: Kiểm kê KNK trong nông nghiệp năm 2000 ..........................................48
Bảng 2-13: Kết quả tính các thành phần Nitơ và Cacbon phát sinh trong quá trình
đốt..............................................................................................................................52
Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

vi


Luận văn Thạc sĩ


Viện KH & CN Môi trường

Bảng 2-14: Kết quả ước tính lượng KNK phát sinh từ quá trình đốt phế phẩm trồng
trọt .............................................................................................................................52
Bảng 3-1: Một số văn bản pháp lý về quản lý CTR liên quan đến 3R đối với CTR
nói chung và CTR nông nghiệp nói riêng .................................................................59
Bảng 3-2: Bảng đánh giá chi tiết về tính thích hợp của một số văn bản pháp luật
liên quan đến 3R trong quản lý CTR nông nghiệp......................................................1
Bảng 3-3: Kết quả đánh giá tính hiệu quả của một số văn bản luật về quản lý CTR
nói chung và CTR nông nghiệp nói riêng .................................................................76
Bảng 4 -1: Một số nội dung có thể được thể hiện trong khung phân tích SWOT.....82
Bảng 4-2: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc áp dụng 3R trong
quản lý CTR nông nghiệp..........................................................................................83

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

vii


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Nguồn gốc phát sinh CTR nông nghiệp......................................................3
Hình 2-1: Phần trăm sản lượng các loại nông sản trên cả nước ...............................1
Hình 2-2: Hiện trạng sử dụng rơm ở khu vực miền Bắc nước ta [14] .....................30
Hình 2-3: Sơ đồ công nghệ đốt sinh khối trong lò hơi..............................................32
Hình 2-4: So sánh hai phương án tạo điện từ rơm .....................................................1

Hình 2-5: So sánh thành phần cấu tạo nguyên tử của nhiên liệu hóa thạch và sinh
khối [9]......................................................................................................................38
Hình 2-6: Quy trình sản xuất phân vi sinh [34]........................................................40
Hình 2-7: Quy trình làm nấm rơm [33] ....................................................................42
Hình 2-8: Những phần chính của thiết bị KSH...........................................................1
Hình 3-1: Tổng hợp các kết quả đánh giá theo tính thích hợp .................................72
Hình 4-1: Khung phân tích SWOT ..............................................................................1

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009
viii


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSH:

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

KNK:

Khí nhà kính

CNH:


Công nghiệp hóa

HĐH:

Hiện đại hóa

BVTV:

Bảo vệ thực vật

PHH:

Phân hóa học

TD & MNPB: Trung Du và Miền núi phía Bắc
BTB & DHMT: Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
CTNH:

Chất thải nguy hại

KCN:

Khu công nghiệp

BVMT:

Bảo vệ môi trường

HST:


Hệ sinh thái

KSH:

Khí sinh học

CTHH:

Công thức hóa học

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

TN & MT:

Tài nguyên và Môi trường

NN & PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CTR:

Chất thải rắn

ĐNA:

Đông Nam Á


PTNT:

Phát triển nông thôn

IPCC:

Intergovermental Panel on Climate Change

CSMT:

Chính sách môi trường

PTBV:

Phát triển bền vững

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

ix


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

MỞ ĐẦU
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông
thôn.Tổng diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 72% tổng diện tích đất trên
cả nước. Tổng giá trị nông nghiệp hiện nay chiếm 22% GDP [16] của cả nước. Hoạt

động nông nghiệp đóng vai trò chính yếu, cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng
nhu cầu con người. Tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp cũng làm phát sinh một
lượng lớn CTR (CTR trồng trọt và chăn nuôi). Nếu không có biện pháp quản lý và
xử lý tốt thì bên cạnh việc gây ô nhiễm đến môi trường nước, đất, thì đây là nguồn
phát thải KNK lớn nhất hiện nay ở nước ta.
Lượng CTR phát sinh từ hoạt động nông nghiệp hàng năm ở nước ta rất lớn và
ổn định, chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi và trồng trọt đều là nguồn
nguyên liệu vô tận, rẻ tiền, đặc biệt CTR trồng trọt có nhiệt trị cao, nên được tái sử
dụng, tái chế vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó mục đích sản xuất năng lượng
đánh giá là có hiệu quả nhất cả về mặt môi trường và kinh tế.
Cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, nhu cầu về năng lượng ngày càng
tăng, nước ta đang trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Trong khi nguồn nhiên
liệu hóa thạch ngày càng trở nên cạn kiệt dần. Với sức ép môi trường ngày càng
tăng, hiệu ứng nhà kính, quá trình biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách thì
tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp vào mục đích sản xuất năng lượng để thay thế
nguồn nhiên liệu hóa thạch là một vấn đề rất cần thiết.
Hơn nữa, tận dụng tốt nguồn thải này không chỉ giảm được lượng CTR thải ra
môi trường, giảm lượng KNK phát sinh mà còn đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế,
góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.
Là một nguồn nguyên liệu đầy tiềm năng, tuy nhiên trong những năm qua Đảng
và Nhà nước ta trong công tác quản lý CTR chỉ mới tập trung chủ yếu đối với công
tác giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế cho CTR đô thị và KCN. Điều này dẫn đến tình
trạng đốt bỏ, vùi lấp CTR sau thu hoạch cũng như CTR chăn nuôi vẫn còn phổ biến

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

1


Luận văn Thạc sĩ


Viện KH & CN Môi trường

ở nước ta hiện nay. Việc tái sử dụng, tái chế CTR nông nghiệp hiện nay ở nước ta
vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Với mong muốn tìm hiểu, đánh giá lợi ích của việc tái sử dụng, tái chế nguồn
thải này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CTR
nông nghiệp, tác giả đã tiếp cận và tìm hiểu về vấn đề này trong quá trình thực hiện
đề tài: “Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3R trong quản lý CTR nông
nghiệp”.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy đối
tượng nghiên cứu của đề tài tương đối rộng, hơn nữa hiện nay cũng đã có nhiều
nghiên cứu đề cập đến chất thải chăn nuôi. Chính vì thế, trong khuôn khổ của luận
văn tác giả tập trung chủ yếu vào CTR trồng trọt.
Nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về CTR nông nghiệp và công tác 3R trong quản lý CTR
nông nghiệp
Chương 2: Đánh giả hiện trạng CTR nông nghiệp và khả năng áp dụng 3R đối
với nguồn thải này ở Việt Nam
Chương 3: Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách 3R trong quản lý CTR
nông nghiệp ở Việt Nam
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý CTR nông nghiệp ở Việt
Nam

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

2


Luận văn Thạc sĩ


Viện KH & CN Môi trường

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG
TÁC 3R TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP
1.1. Nguồn gốc phát sinh và thành phần CTR nông nghiệp
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh
CTR nông nghiệp là chất thải dạng rắn hoặc dạng bùn sệt, phát sinh từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp như: hoạt động trồng trọt (thu hoạch, bảo quản và sơ chế
nông sản), hoạt động chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm, chất thải từ giết mổ động
vật, chế biến sữa, thức ăn thừa,…) và các dịch vụ trong nông nghiệp (thuốc BVTV,
phân bón hóa học, chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm,…).
CTR nông nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn khác và có thể được biểu diễn theo
hình 1 – 1:
Trồng trọt (thực vật

Bảo vệ thực vật, động vật

chết, lá cành, cỏ,…)

(chai lọ đựng thuốc BVTV,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt
côn trùng)

Thu hoạch nông sản

CHẤT

(rơm, trấu, cám, lõi


THẢI

ngô, thân ngô,…)

RẮN

Quá trình bón phân, kích

NÔNG

thích tăng trưởng (bao bì

NGHIỆP

đựng phân bón, phân đạm)

Chăn nuôi (phân gia
súc, gia cầm, động vật
chết,…)

Thú y (chai lọ đựng thuốc

Chế biến sữa, giết mổ

thú y, dụng cụ tiêm, mổ,…)

động vật

Hình 1-1: Nguồn gốc phát sinh CTR nông nghiệp


Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

3


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

1.1.2. Thành phần CTR nông nghiệp và tỷ lệ phát sinh
Thành phần CTR nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là
các thành phần có khả năng phân hủy sinh học:
a. CTR phát sinh từ hoạt động trồng trọt
+ Đối với cây lương thực: Thành phần CTR là rơm, trấu, thân ngô, lõi ngô,
vỏ củ, thân cây sắn, thân, lá từ hoạt động trồng khoai,…
+ Đối với cây công nghiệp hàng năm: Thành phần bao gồm: bã mía, chất
thải từ hoạt động trồng trọt, thu hoạch các loại cây bông, gai, đay, cói, lạc, đậu
tương,…
+ Đối với cây công nghiệp lâu năm: chất thải phát sinh từ quá trình canh tác
và thu hoạch chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa,…
Bảng 1-1: Thành phần CTR phát sinh từ cây lương thực và cây công nghiệp ở nước
ta [13]
Cây trồng

Lúa
Khoai
Ngô
Sắn
Bông

Đay
Cói
Mía
Lạc
Đậu tương
Chè
Cà phê
Hồ tiêu
Điều
Dừa

Lượng phát sinh (%) so với
tổng sản lượng thu hoạch
Cây lương thực
Rơm: 33
Rơm, trấu
Trấu:
20
Thân, lá
45
Thân cây, lõi bắp
250
Vỏ củ, thân cây
75
Cây công nghiệp hàng năm
10,0
25,0
16,0
65,0
20,0

10,0
Cây công nghiệp lâu năm
7,5
11,7
6,0
2,5
60,0
Thành phần CTR

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

4


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

b. CTR phát sinh từ hoạt động chăn nuôi
Chủ yếu là phân gia súc, gia cầm, các bệnh phẩm, xác động vật chết như: lở
mồm long móng, bò điên chứa các vi trùng gây bệnh, lông gia súc, và các loại thức
ăn thừa. Đối với CTR chăn nuôi, thành phần thải lớn nhất là các loại phân gia súc,
gia cẩm. Tỷ lệ phát sinh phân gia súc, gia cầm được thể hiện ở bảng 1 – 2.
Bảng 1-2: Tỷ lệ phân phát sinh từ các loại động vật nuôi [18]
Loại chất thải

Lượng thải hàng ngày (kg/đầu động vật)

Phân bò


15-20

Phân trâu

18 - 25

Phân lợn

1,2 - 4

Phân gia cầm

0,02 - 0,05

c. CTR phát sinh từ các dịch vụ nông nghiệp
Lượng CTR phát sinh từ dịch vụ nông nghiệp: đối với hoạt động trồng trọt
(phân hóa học, thuốc BVTV hết hạn sử dụng, chai lọ, bao bì đựng thuốc BVTV,
…), đối với hoạt động chăn nuôi (kiêm tiêm, bao bì, chai lọ đựng thuốc thú y, túi
đựng thực phẩm sau quá trình sử dụng,…). Theo thống kê của Cục thú y, bao bì
thuốc, dụng cụ thú y thải bỏ bình quân 500 kg/năm trên cả nước. Trong lĩnh vực
nông nghiệp, lượng PHH, thuốc BVTV sử dụng đang được quan tâm vì thành phần
này gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
™ Phân bón hóa học
Theo báo cáo của tổ chức Nông Lương thế giới, từ năm 2000 trở lại đây, mỗi
năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 200 triệu tấn PHH. Tuy nhiên, việc sử dụng PHH
không đồng đều ở mỗi quốc gia. Các nước phát triển sử dụng PHH nhiều hơn và
thường xuyên hơn. Nếu tính lượng PHH được dùng trên 1 ha canh tác thì bình quân
trên thế giới sử dụng khoảng 100 kg/ha. Đứng đầu sử dụng PHH là các nước Tây
Âu (hơn 200 kg/ha), Châu Phi là nước sử dụng phân bón ít nhất (10 kg/ha). Ở các
nước Châu Á, Hàn Quốc là nước sử dụng nhiều PHH nhất (450 – 480 kg/ha) và

Campuchia là nước sử dụng PHH ít nhất (2,8 kg/ha) [7].
Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

5


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

Ở Việt Nam, lượng phân bón vô cơ sử dụng qua các năm được thể hiện ở bảng
1 – 3.
Bảng 1-3: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm

N

P2O5

K2O

NPK

N + P2O5 + K2O

1985

234,3


91,0

35,9

54,8

469,2

1990

425,4

105,7

29,2

62,3

560,3

1995

831,7

322,0

88,0

116,6


1223,7

2000

1332,0

501,2

450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2007

1357,5


551,2

516,5

179,7

2425,2

Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ NN & PTNT
Các số liệu nêu ở bảng 1 – 3 cho thấy tình hình sử dụng phân bón hóa học ở
nước ta trong những năm qua liên tục tăng, đặc biệt là phân đạm. Tính đến năm
2007 với tổng diện tích đất canh tác là 11.075,6 nghìn ha [16], lượng phân sử dụng
trung bình trên 1 ha đối với từng loại là: phân đạm: 123 kg/ha, phân lân: 50 kg/ha,
phân kali: 47 kg/ha, NPK: 16 kg/ha, lượng phân tổng hợp: 219 kg/ha. Như vậy, so
với các nước trên thế giới, Việt Nam là một trong những nước sử dụng PHH tương
đối nhiều. Điều này cho thấy, ý thức của người dân trong việc sử dụng phân bón
đối với môi trường vẫn chưa được nâng cao. Do đó, lượng phân bón hóa học còn
tồn đọng trong đất do cây trồng chưa sử dụng cũng liên lục tăng trong những năm
qua, thể hiện ở bảng 1 – 4.
Bảng 1-4: Lượng phân bón hóa học tồn đọng trong đất
(Đơn vị tính: nghìn tấn)
Năm

N

P2O5

1985

205,4


54,6

21,5

281,5

1990

255,2

63,4

17,5

336,2

1995

499,0

193,2

52,8

734,2

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

K2O


N + P2O5 + K2O

6


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

2000

799,2

300,6

270,0

1369,8

2005

693,1

332,5

212,6

1238,2


2007

814,5

330,7

309,9

1455,1

Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ NN & PTNT

Với tổng diện tích canh tác ở nước ta năm 2007 là 11.075,6 nghìn ha [16] thì
lượng phân bón tồn đọng trong đất đối với từng loại là: phân đạm: 73,5 kg/ha, phân
lân: 30 kg/ha, phân kali: 30 kg/ha và tổng lượng phân tồn đọng: 131 kg/ha. Như
vậy, lượng phân đạm, phân lân tồn đọng trong đất chiếm khoảng 60%, phân kali
chiếm khoảng 64% so với lượng sử dụng để bón cho cây trồng.
Điều này cho thấy, lượng PHH được cây trồng hấp thụ chỉ khoảng 1/3 so với
sử dụng, còn lại tồn đọng trong đất. Vì thế, mức độ tích lũy và gây hại đối với con
người và động vật thông qua chuỗi thức ăn ngày càng tăng lên. Cần phải bón phân
đúng lúc, đúng kỹ thuật,…để hạn chế lượng tồn đọng cũng như ô nhiễm môi
trường.
™ Thuốc BVTV
Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ngày càng gia tăng. Cụ
thể:
+ Giai đoạn trước năm 1985, lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm khoảng
6.500 – 9.000 tấn, lượng sử dụng bình quân trên 1 đơn vị diện tích khoảng 0,3
kg/ha.
+ Giai đoạn từ 1986 – 1990, lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm khoảng
13.000 – 15.000 tấn, lượng sử dụng bình quân khoảng 0,4 – 0,5 kg/ha.

+ Giai đoạn từ năm 1991 – 2000, khối lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm
khoảng 20.000 – 30.000 tấn, lượng sử dụng bình quân khoảng 0,67 – 1,0 kg/ha.
+ Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, lượng này tăng từ 33.000 – 75.000 tấn [5].
Như vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng ở nước ta liên tục tăng qua các năm.
Theo đó, lượng bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV thải ra môi trường cũng tăng lên.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết nông dân vứt bỏ bao bì , chai lọ đựng thuốc tại các

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

7


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

đồng ruộng. Phong trào thu gom xử lý bao, bì, chai lọ đựng thuốc BVTV chỉ được
thực hiện thí điểm ở một vài nơi (Quảng Ngãi, An Giang,…).
Hiện nay, số lượng người nông dân không có nơi bảo quản thuốc và dụng cụ
phun thuốc chuyên dùng an toàn chiếm từ 70 – 75% [10].
Theo tính toán của Cục BVTV, cứ mỗi bao bì thuốc trừ sâu dùng trong sản
xuất nông nghiệp sẽ có 1,8% lượng thuốc dính vào bao bì.
Giả sử nếu sử dụng bình quân 0,8 kg/ha/năm thì hiện nay lượng thuốc BVTV
đang thải ra môi trường khoảng 14,4 g/ha/năm. Với tổng diện tích đất canh tác nông
nghiệp ở nước ta năm 2007 là 11.075,6 nghìn ha [16], lượng thuốc BVTV thải ra
môi trường tương ứng là 159,5 tấn/năm. Ngoài ra khối lượng thuốc và bao bì chứa
thuốc BVTV tồn đọng cần tiêu hủy là 69,2 tấn thuốc dạng bột, 43.574,179 lít thuốc
và 69.6 tấn bao bì [5]. Điều này cho thấy, hiện nay lượng thuốc BVTV thải ra môi
trường tương đối lớn. Nếu không có biện pháp xử lý và hạn chế sử dụng thì đây là
nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng và thành phần CTR nông nghiệp
CTR nông nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về giống, thời vụ, yếu
tố địa lý, tỷ trọng các loại hình sản xuất và tập quán sản xuất. Cụ thể:
Trong giai đoạn tăng trưởng của thực vật thì lượng phân bón và các loại hóa
chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… được sử dụng nhiều.
Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm rạ, trấu, các phế phẩm nông nghiệp
khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong CTR nông nghiệp.
Mặt khác, tại vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng CTR phát
sinh từ trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất khác so với vùng Trung du
miền núi.
Thực tế cho thấy, nếu trồng các loại cây trồng có sức đề kháng tốt với sâu
bệnh thì nhu cầu sử dụng hóa chất BVTV giảm và do đó thành phần chất thải vô cơ
có tính nguy hại như vỏ chai, lọ đụng hóa chất BVTV, vỏ bình phun hóa chất giảm
đáng kể. Hay việc chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp: nuôi gà

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

8


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

công nghiệp, lợn hướng nạc đòi hỏi phải sử dụng các loại thức ăn sẵn có bán trên thị
trường, làm gia tăng chất thải là bao bì, túi sau sử dụng.
Ứng với mỗi loại hình sản xuất nông nghiệp thì phát sinh chất thải với đặc
tính hóa học, vật lý cũng như sinh học là khác nhau. Trong một vùng sản xuất nông
nghiệp, nếu tỷ trọng trồng lúa chiếm đa số so với chăn nuôi thì rơm, trấu là chủ yếu.
Ngược lại, ở các vùng chuyên chăn nuôi, CTR nông nghiệp chủ yếu là phân

chuồng.
Ở những nơi mà người nông dân có thói quen đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng
để lấy tro bón ruộng thì lượng rơm rạ được thu giảm đi đáng kể. Những nơi mà
nông dân lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu thì thành phần CTNH sẽ cao (các vỏ
chai, túi đựng hóa chất, phân bón)…
1.2. Một số đặc tính của CTR nông nghiệp
CTR nông nghiệp được tái sử dụng, tái chế vào nhiều mục đích khác nhau: làm
phân vi sinh, đốt thu hồi nhiệt, sản xuất KSH,…Vì thế, tính chất của CTR có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của các quá trình này (tùy thuộc vào các mục đích sử
dụng CTR khác nhau mà mỗi tính chất có một vai trò quyết định). Một số tính chất
của CTR nông nghiệp có liên quan đến việc tái sử dụng, tái chế chúng được trình
bày ở phần 1.2.1.
Nhìn chung, CTR trồng trọt chứa chủ yếu là chất hữu cơ. Tùy thuộc vào từng
loại cây trồng khác nhau mà lượng chất hữu cơ dễ phân hủy có thể dao động trong
khoảng từ 30% đến 80%. Độ ẩm và thành phần dinh dưỡng cao, nhiều chất dinh
dưỡng dễ trao đổi, chuyển hóa.
1.2.1. Độ ẩm
™ CTR trồng trọt
Được biểu thị là lượng nước có trong CTR. Tùy vào mức độ khô sau thu hoạch
mà CTR có hàm lượng ẩm khác nhau. Vì vậy để loại bỏ ảnh hưởng của độ ẩm trong
các quá trình tính toán thường xác định theo mẫu khô.

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

9


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường


Bảng 1-5: Độ ẩm của một số loại CTR trồng trọt [15]
Loại CTR


mía

Thân
cây sắn

Vỏ dừa

Độ ẩm (%)

10,20

4,4

10,56

Sọ dừa Lõi ngô
10,13

Cây
bông

Rơm

Trấu


9,39

6,85

10,37

11,13

Từ bảng trên cho thấy, độ ẩm của CTR trồng trọt tương đối thấp.
™ CTR chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm)
Độ ẩm trong phân gia súc, gia cầm tương đối cao được thể hiện qua bảng 1-6.
Bảng 1-6: Độ ẩm của phân gia súc, gia cầm [18]
Loại chất thải

Độ ẩm (%)

Phân bò

80 – 82

Phân trâu

82 – 84

Phân lợn

67 – 76

Phân gia cầm


50 – 75

Độ ẩm của CTR có ý nghĩa rất lớn trong quá trình sử dụng chất thải làm phân
vi sinh cũng như trong quá trình đốt và tạo KSH.
1.2.2. Hàm lượng các thành phần trong tro của CTR trồng trọt
Tro là thành phần không cháy được, còn lại sau khi đốt cháy nhiên liệu sinh
khối. Đối với hầu hết các loại CTR trồng trọt, hàm lượng tro chứa chủ yếu là oxit
silic. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 1 – 7.
Bảng 1-7: Phần trăm các thành phần trong tro của CTR trồng trọt [15]
CTR trồng
trọt

P2O5

SiO2

Fe2O3

Al2O3

CaO

MgO

Na2O

K2O

SO3


3,6

41,0

4,2

7,6

16,6

1,5

3,4

22,0

-

5,9

36,1

1,0

2,0

7,9

2,3


7,6

37,2

-

4,6

51,5

1,0

1,2

7,5

2,4

1,5

30,3

-

Cây ngô

-

18,6


1,5

-

13,5

2,9

13,3

26,4

8,8

Rơm

-

78,46

0,14

1,38

2,2

3,03

1,79


9,93

0,34

Trấu

-

90 - 97

0,4

-

0,2 - 1,5

0,1 - 2

1,75

1,1

1,13

Bã nho
Cây
mạch

lúa


Cây lúa mì

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

10


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

Các số liệu ở bảng 1 – 7 cho thấy, hàm lượng SiO2, CaO, Na2O, K2O trong
tro sinh khối tương đối cao. Trong đó, thành phần SiO2 chiếm chủ yếu. Cụ thể, tro
sinh ra từ quá trình đốt trấu (90 – 97)%, rơm rạ (78,46)%. Đây là thành phần quan
trọng thay thế cho xi măng pooc lăng giúp làm giảm phát thải CO2 trong ngành
công nghiệp bê tông. Tro làm cho bê tông chắc hơn, có khả năng chống ăn mòn tốt
hơn. Đây là một tiềm năng lớn đang được khai thác ở Việt Nam.
1.2.3. Đặc tính hóa học
™ CTR trồng trọt
Thành phần hóa học của CTR trồng trọt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
cháy tạo năng lượng cũng như quá trình phân hủy sinh học. Cụ thể, đối với quá
trình tạo năng lượng, thành phần cacbon trong nhiên liệu càng lớn thì nhiệt sinh ra
càng lớn. Đối với quá trình phân hủy sinh học, thành phần cacbon trong nguyên liệu
càng cao thì quá trình phân hủy diễn ra càng chậm.
Thành phần hóa học của một số loại CTR trồng trọt được thể hiện ở bảng 1 – 8.
Bảng 1-8: Thành phần hóa học của các loại CTR trồng trọt [15]
Thành phần phầm trăm khối lượng (%) các nguyên tố trong các loại CTR
trồng trọt
Loại
CTR

trồng trọt

C

H

N

O

S

Cl

Bã mía

46,95

5,47

1,71

40,95

0,05

-

Thân cây sắn


45,81

5,26

0,97

41,02

0,05

0,31

Rơm

39,65

4,88

0,92

35,77

0,08

0,50

Trấu

37,68


5,14

0,41

37,45

0,04

0,12

Cây ngô

46,91

5,47

0,56

42,78

0,04

0,25

Lõi ngô

47,79

5,64


0,44

44,71

0,01

0,21

Vỏ quả dừa

50,29

5,05

0,45

39,63

0,16

0,28

Cỏ

46,31

5,20

2,37


35,82

0,20

0,75

™ CTR chăn nuôi
CTR phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, đặc biệt phân gia súc, gia cầm có khả
năng phân hủy sinh học rất tốt vì hàm lượng chất hữu cơ của các thành phần này
Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

11


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

tương đối cao. Thành phần hóa học của phân gia súc, gia cầm được thể hiện ở bảng
1 – 9.
Bảng 1-9: Thành phần hóa học của phân gia súc, gia cầm [20]
Tỷ lệ

Thành phần (gram chất khô)
Loại chất thải

Cacbon/Nitơ

Cacbohydrat


Protein

Lipit

Phân lợn

0,4204

0,1148

0,0603

24 - 25

Phân gia cầm

0,4703

0,0882

0,0455

24 - 25

Phân ngựa

0,4536

0,0946


0,0283

12 - 13

Phân trâu, bò

0,2704

0,1046

0,0528

5 - 15

(C/N)

Thành phần hóa học của phân gia súc, gia cầm có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất tạo KSH cũng như quá trình ủ phân vi sinh.
Chăn nuôi lợn là một trong những hình thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta so
với các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm khác. Về thành phần, phân lợn chứa 56 83% nước, phần còn lại là chất khô gồm các chất hữu cơ, hợp chất NPK dưới dạng
các hợp chất vô cơ (bảng 1 – 10).
Bảng 1-10: Thành phần các hợp chất hữu cơ của phân lợn [2]
Chỉ số

Hàm lượng

N tổng số (%)

4,00


P2O5 (%)

1,76

K2O (%)

1,37

2+

38,47

2+

Mg (meq/100g)

5,49

Mùn (%)

62,26

Tỉ lệ C/N

15,57

Ca (meq/100g)

Từ bảng 1 – 10 cho thấy, thành phần phân lợn chứa phần lớn là chất mùn,
Ca2+ nên có tác dụng rất tốt khi ủ để bón cho cây trồng.

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

12


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

1.3. Tác động của CTR nông nghiệp tới môi trường
1.3.1. Tác động của phân bón hóa học và thuốc BVTV tới môi trường
™ Phân bón hóa học
Sử dụng PHH có vai trò đòn bẩy trong việc nâng cao năng suất cây trồng
trong mọi thời đại. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học quá giới hạn cho
phép và vứt bỏ các bao bì đựng phân bón hóa học tại đồng ruộng gây ảnh hưởng lớn
đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó còn gây ra những tác động
khác như:
-

Mất đạm khỏi đất do phản nitrat hóa làm gia tăng KNK và lâu dài có thể làm

thủng tầng ozon;
-

Lượng phân bón tồn đọng trong đất sẽ tích lũy theo thời gian các kim loại

nặng, đi vào chuỗi thức ăn gây nguy hiểm cho người.
™ Thuốc BVTV
Việc sử dụng các chế phẩm hóa học để tăng năng suất cây trồng, phát triển
kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là cần thiết. Tuy nhiên,

việc lạm dụng PHH và hóa chất BVTV của người dân đã gây sức ép đối với môi
trường nói chung và môi trường đất nông nghiệp ở nước ta nói riêng.
Lượng thuốc BVTV không được cây trồng hấp thụ cũng như lượng thuốc dính
vào bao bì sẽ thấm vào đất, hoà tan vào nước, chảy ra các dòng kênh, sông gây ô
nhiễm nguồn nước và lan rộng ra môi trường xung quanh. Tính độc của thuốc
BVTV thể hiện ở những điểm sau:
-

Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, cơ quan nội tiết, cơ quan sinh sản ở

những mức độ khác nhau và bằng nhiều con đường khác nhau. Hóa chất BVTV là
hydrocacbon thơm thường rất độc và khá bền về sinh học;
-

Trực tiếp đi vào đất, từ đó bay hơi gây độc hại cho bầu khí quyển, phân rã,

rửa trôi hay thoái hóa đất;
- Tích lũy theo chuỗi thức ăn, gây độc cho con người và vật nuôi.

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

13


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

1.3.2. Tác động của các loại CTR thông thường tới môi trường
™


Tác động tới môi trường không khí

Quá trình lưu giữ và tận dụng lại chưa hợp lý CTR nông nghiệp cũng ảnh
hưởng xấu đến môi trường không khí. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở
nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh
quá trình lên men, thối rữa và tạo mùi khó chịu ảnh hưởng đến cộng đồng. Các chất
khí: H2S, NH4, SO2… phát sinh trong quá trình phân hủy chất thải hữu cơ ngay trên
đồng ruộng, trong các chuồng trại hoặc tại những đống ủ phân xanh,…, đây là các
tác nhân chủ yếu tác động tới môi trường không khí của CTR nông nghiệp. Ở
những khu vực này thường tập trung nhiều loại động vật trung gian như chuột, gián,
ruồi, muỗi…, gây dịch hạch, sốt xuất huyết hoặc gây ngộ độc thực phẩm, đe dọa
đến sức khỏe cộng đồng.
™ Tác động tới môi trường đất
Tác động của CTR nông nghiệp tới môi trường đất là không đáng kể vì thành
phần của chúng chủ yếu là chất hữu cơ có tác dụng tốt đối với đất và cây trồng. Tuy
nhiên, nếu việc tái sử dụng CTR nông nghiệp làm phân bón không hợp lý như sử
dụng phân tươi động vật chưa qua ủ hoặc sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới
môi trường đất, làm gia tăng dịch bệnh và cây trồng không có khả năng hấp thụ trực
tiếp các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc thải bỏ bừa bãi các chất thải vô cơ, đặc biệt
là CTNH cũng góp phần làm thoái hóa đất, giảm độ xốp và màu mỡ.
™ Tác động tới môi trường nước
Các tác động của chất thải nông nghiệp tới môi trường nước nổi cộm là các
loại phân gia súc, gia cầm, các loại CTNH (các chai, lọ dính hóa chất BVTV) không
được thu gom hợp lý và bị rửa trôi, là tác nhân ô nhiễm xâm nhập vào các nguồn
nước mặt cũng như nước ngầm phục vụ sinh hoạt của người dân. Đặc biệt thói quen
chăn nuôi manh mún, chuồng trại gần nhà, không chú ý tiêu thoát nước thải từ chăn
nuôi đã gây ô nhiễm nguồn nước, tăng hàm lượng coliform, tăng hàm lượng hóa
chất độc và nguy cơ nhiễm bẩn lan rộng trên nhiều lĩnh vực. Khi thời tiết lạnh, đặc
biệt khi trời mưa, nguy cơ lây nhiễm của vi sinh vật gây bệnh thương hàn ở dòng

Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

14


Luận văn Thạc sĩ

Viện KH & CN Môi trường

nước đứng là rất cao. Bên cạnh đó, phân bón được sử dụng tràn lan trên các đồng
ruộng gây ra hiện tượng phì dưỡng tại các kênh mương.
1.4. Công tác “3R” trong quản lý CTR nông nghiệp
Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Môi trường và Phát
triển được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, đã thông qua hàng loạt các thoả thuận
Quốc tế nhằm tiến tới xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Tại hội nghị này,
sản xuất sạch và chiến lược giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải lần đầu tiên
được đề cập đến như một thành tố quan trọng nhất cho hệ thống kinh tế - xã hội dựa
trên sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Tháng 6 năm 2004, Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển
G8 được tổ chức ở Mỹ. Tại Hội nghị này, Nhật bản đã đề xuất sáng kiến giảm thiểu,
tái sử dụng và tái chế chất thải, gọi tắt là sáng kiến 3R. Đến tháng 7 năm 2005, Hội
nghị Thượng đỉnh G8 được tổ chức tại Anh đã khẳng định: “Sáng kiến 3R là một
bước tiến quan trọng khuyến khích việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên và
nguyên liệu, làm tăng tính cạnh tranh về mặt kinh tế đồng thời làm giảm các tác
động của chất thải tới môi trường.
1.4.1. Khái niệm về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR (3R)
Giảm thiểu (Reduce), tái sử dụng (Reuse) và tái chế (Recycling) là ba nội
dung hợp thành chiến lược mang tên 3R [17].
“Giảm thiểu” là nội dung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là sự tối ưu hóa
quá trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất,

sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng thải thấp nhất.
“Tái sử dụng” là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ
sản phẩm. Nếu như tái sử dụng theo nghĩa truyền thống để chỉ việc sản phẩm được
sử dụng nhiều lần theo cùng chức năng gốc thì ngày nay, có thể hiểu thêm việc tái
sử dụng còn là sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
“Tái chế” là việc sử dụng các vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất những
sản phẩm mới. Quá trình tái chế ban đầu có mục tiêu ngăn chặn lãng phí nguồn tài
nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình
Nguyễn Thị Kim Hoa – QLMT – CH2009

15


×