Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp thọ quang, thành phố đà nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN VIẾT ĐẠI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
THỌ QUANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội - Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN VIẾT ĐẠI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
THỌ QUANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Môi trƣờng và Phát triển bền vững
Chƣơng trình đạo tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đỗ Văn Mạnh


Hà Nội - Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Đỗ
Văn Mạnh - Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng – Viện Công
nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô tại Viện nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu
và kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian theo ho ̣c ta ̣i Trung tâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Cán bộ, Chuyên viên và Lãnh
đạo Trung tâm Công nghệ môi trường tại Đà Nẵng - Viện Công nghệ môi trường Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
và hỗ trợ cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại Trung tâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, cơ quan công tác và bạn bè đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình làm luận văn.
Trong quá trình viết luâ ̣n văn khó có thể tránh khỏi những sai sót
mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo cũng như các bạn tham khảo.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên thƣ ̣c hiêṇ

Nguyễn Viết Đại

1

, em rất


DANH MỤC HÌNH


Hình 1

Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang (Đà Nẵng)

Hình 2

Sơ đồ khối quá trình công nghệ XLNT nhà máy Hải Thanh

Hình 3

Sơ đồ khối quá trình công nghệ XLNT nhà máy Bắc Đẩu

Hình 4

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Thọ Quang

Hình 5

So sánh giữa công suất thiết kế thật và lưu lượng thải thực tế

Hình 6

So sánh tỷ lệ các doanh nghiệp tự xử lý nước thải theo QCVN

Hình 7

Hiện trạng bảo quản rắc thải rắn sản xuất dạng bao bì

Hình 8


Tỷ lệ vận hành hệ thống xử lý khí thải tại KCN Thọ Quang

Hình 9

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng QLMT của KCN Thọ Quang

2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1

Danh sách các đơn vị sản xuất tại KCN Thọ Quang

Bảng 2

Bảng thống kê khối lượng nước thải của các cơ sở

Bảng 3

Thành phần và nguồn gốc phát sinh khí thải của từng loại hình
công nghiệp trong KCN Tho ̣ Quang

Bảng 4

Hiện trạng khí thải tại một số doanh nghiệp trong KCN Thọ
Quang


3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................... 8

2.

Mục tiêu và nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cứu.......................................................... 9

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 10

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 11

6.

Kết cấu của luận văn ............................................................................. 11


CHƢƠNG I ..................................................................................................... 12
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ

QUẢN LÝ MÔI TRƢỜN G KHU CÔNG

NGHIỆP .......................................................................................................... 12
1.1. Tổng quan về quản lý môi trƣờng khu công nghiệp ........................... 12
1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp và quản lý môi trƣờng khu
công nghiệp. ..................................................................................... 12
1.1.2. Các công cụ quản lý môi trƣờng Khu công nghiệp ............... 12
1.1.3. Vai trò của các bên trong quản lý môi trƣờng Khu công
nghiệp ............................................................................................... 17
1.2. Thực tiễn và kinh nghiệm rút ra trong quản lý môi trƣờng Khu công
nghiệp tại Việt Nam ...................................................................................... 18
1.2.1. Thực tiễn về quản lý môi trƣờng khu công nghiệp ở Việt Nam
.......................................................................................................... 18
1.2.2. Kinh nghiệm rút ra về quản lý môi trƣờng Khu công nghiệp
.......................................................................................................... 23

4


1.3. Hiêṇ tra ̣ng quản lý môi trƣờng Khu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
.
......................................................................................................................... 27
CHƢƠNG II ................................................................................................... 29
ĐIA
̣ ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 29
2.1. Giới thiêụ về Khu công nghiêp̣ Tho ̣ Quang ........................................ 29

2.1.1. Điạ điể m , vị trí ........................................................................ 29
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................. 30
2.1.3. Đặc điểm sản xuất các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp
Dịch vụ thủy sản Thọ Quang ........................................................... 31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u....................................................................... 32
CHƢƠNG III .................................................................................................. 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 34
3.1. Hiêṇ tra ̣ng về môi trƣờng tại khu công nghiệp Thọ Quang............... 34
3.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm chính của Khu công nghiệp Tho ̣
Quang ............................................................................................... 34
3.1.2. Thƣ̣c tra ̣ng chấ t lƣơ ̣ng môi trƣờng

Khu công nghiệp Thọ

Quang ............................................................................................... 40
3.2. Thực tra ̣ng quản lý môi trƣờng ta ̣i KCN Tho ̣ Quang........................ 43
3.2.1. Thực trạng quản lý môi trƣờng đối với nƣớc thải ................. 43
3.2.2. Thực trạng quản lý môi trƣờng đối với chất thải rắn ........... 49
3.2.3. Thực trạng quản lý môi trƣờng đối với khí thải ................... 52
3.3. Đánh giá hiêụ quả quản lý môi trƣờng tại Khu công nghiệp Tho ̣
Quang ............................................................................................................. 54
3.3.1. Mô ̣t số kế t quả đã làm đƣơ ̣c ................................................... 54

5


3.3.2. Mô ̣t số tồ n ta ̣i trong công tác quản lý môi trƣờng ta ̣i Khu
công nghiệp Tho ̣ Quang ................................................................... 54
3.4. Đề xuất các phƣơng án, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
môi trƣờng của tại Khu công nghiệp Thọ Quang. ..................................... 56

3.4.1. Đề xuất các phƣơng án, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trƣờng đối với các loại chất thải phát sinh. ................ 56
3.4.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng
.......................................................................................................... 60
3.4.3. Đề xuất tăng cƣờng giáo dục, truyền thông môi trƣờng ....... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 64
1. Kết luận ..................................................................................................... 64
2. Kiến nghị ................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 66

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu ô xy sinh học

CBTA

Chế biến thức ăn

CBTP

Chế biến thực phẩm

CBTS

Chế biến thủy sản


COD

Nhu cầu ô xy hóa học

CP

Cổ phần

DVTS

Dịch vụ thủy sản

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

Khu công nghiệp

MTV

Một thành viên

KKT

Khu kinh tế

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

SX BC & TA

Sản xuất bột cá và thức ăn

TCQĐ

Tiêu chuẩn quy định

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM

Thương mại

TM & DV

Thương mại và dịch vụ

TS

Thủy sản

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng


TXLNTTT

Trạm xử lý nước thải tập trung

XLNT

Xử lý nước thải

XNK

Xuất nhập khẩu

BVMT

Bảo vệ môi trường

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

QCVN


Quy chuẩn kỹ thuật

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, tốc độ Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đang diễn ra mạnh mẽ
góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của nhân loại. Hàng loạt các khu công
nghiệp (KCN) quy mô và hiện đại mọc lên nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có
289 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao trong đó 184 KCN
đã đi vào hoa ̣t đô ̣ng (chiế m 63,67%). Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa làm cho
chất lượng sống của con người được nâng cao hơn. Song, nó cũng gây ra những hậu
quả tiêu cực cho môi trường tự nhiên như: gây mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh
học, ô nhiễm môi trường (ÔNMT)… Trong khi công tác quản lý môi trường
(QLMT) của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế như: hệ thống văn bản pháp lý
về bảo vệ môi trường (BVMT) còn chưa chặt chẽ, cụ thể và thiếu đồng bộ; các cấp
chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT; công tác thẩm định
và đánh giá tác động môi trường chưa được coi trọng [1].
Cho nên, việc tìm ra phương hướng phát triển, quản lý môi trường hiệu quả
tại các KCN nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững ít gây
tác động đến môi trường tự nhiên… đang là vấn đề quan tâm của xã hội nói chung
và của các cơ quan quản lý nhà nước nói riêng.
Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang (Sau đây viết tắt là KCN Thọ
Quang) tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng do Công ty Phát
triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Theo chủ
trương của thành phố Đà Nẵng, tất cả các nhà máy chế biến thủy hải sản đều được
quy hoạch về Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Hiện tại, trong Khu
công nghiệp đang có 17 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy

hải sản, các sản phẩm chính của KCN chế biến thủy sản là cá phi lê, tôm đông lạnh,
cá đông lạnh, mực, cá nục, cá ngừ, hải sản đóng hộp…chủ yếu được xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản và Châu Âu. Theo đó, yêu cầu các nhà máy phải xử lý nước
thải sơ bộ trước khi xả vào trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp và

8


không nhà máy nào được phép xả ra ngoài môi trường. Trạm xử lý nước thải tập
trung của khu công nghiệp Thọ Quang được thiết kế với công suất 2000
m3/ngày.đêm; tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây trạm xử lý nước thải tập trung
thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt là vào mùa cao điểm của đánh bắt
thủy hải sản khi các nhà máy đều nâng công suất, nước thải chưa được xử lý triệt để
trước khi xả ra môi trường, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, góp phần không
nhỏ vào tình trạng ô nhiễm chung của khu vực âu thuyền Thọ Quang. Bên cạnh đó,
công tác quản lý và xử lý chất thải rắn và khí thải vẫn còn nhiều bất cập như: chưa
có kho lưu chứa, quy trình xử lý sơ bộ và vận chuyển chất thải rắn chưa phù hợp.
Tính đến thời điểm này vẫn chưa có những giải pháp phù hợp nhằm định hướng
KCN Thọ Quang phát triển theo hướng bền vững.
Trước thực trạng đó, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: "Đánh giá hiện trạng
môi trường Khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp”, nhằm khảo sát
đánh giá tổng thể các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và xử lý môi trường tại
Khu công nghiệp Thọ Quang , từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý môi trường.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng môi trường và quản lý môi trường của Khu công
nghiệp Thọ Quang nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi
trường tại khu công nghiệp.

Nhiê ̣m vụ nghiên cứu:
- Làm rõ sơ sở lý luâ ̣n về quản lý môi trường khu công nghiệp.
- Thu thập các dữ liệu và khảo sát hiện trạng môi trường tại KCN Tho ̣
Quang, Thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Tho ̣ Quang.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT tại KCN Tho ̣ Quang
Thành phố Đà Nẵng.

9

,


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tâ ̣p trung vào các vấ n đề môi trường như nước thải , khí thải, chấ t
thải rắn và vấn đề quản lý môi trường tại KCN Thọ Quang.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đươ ̣c nghiên cứu tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang
nằm tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Đánh giá hiê ̣n tra ̣ng môi trường và quản lý môi trường tại KCN Thọ Quang,
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích hệ thống:
Đánh giá, phân tích các thông tin thu thập được từ quá trình khảo sát theo hệ
thống các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp
trong KCN Thọ Quang.
Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê:
Tổng hợp những số liệu thực tế thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát
phục vụ cho việc thống kê những kết quả thu được tại những doanh nghiệp được

khảo sát.
Phương pháp điề u tra khảo sát:
Việc thực hiện thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua quá trình
điều tra phỏng vấn, khảo sát đánh giá ngoài hiện trường, cụ thể: Khảo sát thực trạng
công tác bảo vệ môi trường tại các các doanh nghiệp, đồng thời tiến hành phỏng vấn
cán bộ môi trường về thông tin có liên quán đến công tác bảo vệ môi trường tại 17
cở sở hoạt động trong KCN Thọ Quang.
- Thu thập tài liệu liên quan:
+ Số liệu điều tra khảo sát (thông qua các phiếu điều tra) tại KCN Tho ̣
Quang, Thành phố Đà Nẵng ; các thông tin khảo sát thực tế tại KCN Tho ̣ Quang về
tình hình phát thải tại các cơ sở hoạt động trong KCN Thọ Quang.

10


+ Tài liệu thứ cấp: Tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa
học; các báo cáo thu thập số liệu tại KCN Thọ Quang; các Kết luận thanh tra, kiểm
tra công tác bảo vệ môi trường tại KCN Thọ Quang.
- Phân tích tổng hợp: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan sát,
điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù
hợp với mục tiêu và nội dung đề ra.
Phương pháp xử lý số liệu:
Toàn bộ số liệu thu thập và phân tích trong quá trình khảo sát để đánh giá
được xử lý trên phần mềm Excel của Mircosoft Office.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Vấn đề ô nhiễm và giải quyết ô nhiễm môi trường tại các KCN là một vấn đề
cấp bách và cần thiết, nhằm bảo vệ sự trong lành của môi trường, bảo vệ sức khỏe
của người lao động bên trong KCN và người dân bên ngoài KCN. Do đó, việc đánh
giá hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp từ đó tìm ra phương pháp tối
ưu trong công tác quản lý môi trường để hạn chế các tác động có hại đến môi

trường cũng như sức khỏe của người lao động trong KCN và người dân xung quanh
KCN là một vấn đề hết sức cần thiết cho Thành phố Đã Nẵng nói chung và KCN
Thọ Quang nói riêng. Đề tài cũng cung cấp hiện trạng công tác bảo vệ môi trường
tại Khu công nghiệp Thọ Quang và các số liệu phân tích về các thành phần môi
trường làm cơ sở cho việc đưa gia các phương án, giải pháp về quản lý môi trường
phù hợp với Khu công nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành các phần và các chương như sau:
Chương I. Cơ sở khoa ho ̣c về quản lý môi trường Khu công nghiệp;
Chương II. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu;
Chương III. Kết quả nghiên cứu;
Kết luận và kiến nghị;
Tài liệu tham khảo;
Phần các phụ lục.

11


CHƢƠNG I:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan về quản lý môi trƣờng khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp và quản lý môi trường khu công
nghiệp.
- Khái niệm về Khu công nghiệp: Ngày 14 tháng 3 năm 2008 Chính phủ đã
ban hành nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất
và khu kinh tế, trong đó tại Điều 2 của Nghị định có quy định “Khu công nghiệp là
khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ
tục quy định”.
- Quản lý môi trường khu công nghiệp: Quản lý môi trường khu công nghiệp

là việc tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích
hợp nhằm giữ cho môi trường bên trong và xung quanh khu công nghiệp được trong
sạch, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do các hoạt động
của khu công nghiệp gây ra cho môi trường.
- Các đặc điểm của Khu công nghiệp: Các đặc điểm của khu công nghiệp
gồm: Có diện tích từ 40 ha trở lên; có quy hoạch chi tiết phân khu cụm công nghiệp;
có hệ thống cấp điện, nước đảm bảo cho nhu cầu sử dụng theo từng giai đoạn phát
triển; được xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng
biệt; Có trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn xử lý xả thải vào
nguồn tiếp nhận tương ứng; Có địa điểm và phương tiện cần thiết sẵn sàng cho việc
trung chuyển và/hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại
với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường...
1.1.2. Các công cụ quản lý môi trường Khu công nghiệp
1.1.2.1. Công cụ pháp lý:
Trong thời gian qua, Chính phủ các cơ quan quản lý Nhà nước trong với lĩnh
vực môi trường KCN đã nỗ lực xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách về bảo vệ

12


môi trường và triển khai thường xuyên nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn
doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Một số công việc cụ thể đã
triển khai là:
+ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy
định về KCN, KCX và KKT, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Ban
quản lý KCN, KKT trong công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường phân
cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ
môi trường KCN, KKT. Việc tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý
KCN, KKT đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ban quản lý KCN, KKT-cơ quan

quản lý Nhà nước trực tiếp các KCN, KKT thực hiện sát sao hơn nhiệm vụ quản lý,
kiểm tra, giám sát môi trường KCN, KKT.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 35/2015/TTBTNMT, ngày 30 tháng 6 năm 2015 về về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm
trong hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi
trường các cấp; Ban Quản lý khu kinh tế, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban
Quản lý khu công nghiệp và Cơ quan quản lý cụm công nghiệp; chủ đầu tư xây
dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu
công nghiệp và cụm công nghiệp và tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có liên
quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Quy định việc quản lý thống
nhất về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao
nhằm bảo vệ môi trường bên trong và xung quanh khu công nghiệp.
Bên cạnh đó Công tác bảo vệ môi trường đối với KCN, CCN thời gian qua
được lồng ghép ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường nay là Nghị
định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015; Thông tư 31/2009/TTLT-BCTBTNMT ngày 04/11/2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường

13


hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công Thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực
hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của
Chính phủ; Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trườngvề việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TTBTNMT; Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực
hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn

giản; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại...; và gần đây Quốc hội đã ban hành Luật
Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, trong đó có quy
định riêng nội dung quản lý và bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp (Điều 67).
Bên cạnh đó ngày 18 tháng 11 năm 2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
155/2016/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
Nghị định này có tính răn đe cao và tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo
vệ môi trường đối với các cá nhân và các cơ sở hoạt động kinh doanh.
1.1.2.3. Công cụ kinh tế:
Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong
hoạt động của các khu công nghiệp để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của
nhà sản xuất có lợi cho môi trường (Thuế và phí môi trường, giấy phép chất thải có
thể mua bán được hay "cota ô nhiễm", ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường, nhãn
sinh thái.). Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác
động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác,
các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến
khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường,
gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách
nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.
- Ngày 19 tháng 3 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 43/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng cơ

14


sở hạ tầng KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thay thế
Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004). Theo đó, các KCN ở địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho
xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung cho KCN. Việc triển khai Quyết định
số 183/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg đã góp phần tích cực

trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung ở các địa
phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó các loại hình dự án mà quỹ cho vay tập
trung vào các lĩnh vực như: xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp,
xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp, xử lý ô nhiễm làng nghề, xử lý khói bụi ximăng và các loại bụi khác, triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường và tiết
kiệm năng lượng...
- Phí môi trường: Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định thu phí
với nước thải công nghiệp nay được thay thế bởi Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày
29 tháng 3 năm 2013. Theo nghị định 25/2013/NĐ-CP mức thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp của Việt Nam được tính theo từng chất gây ô
nhiễm có trong nước thải, theo từng môi trường tiếp nhận. Thu phí nước thải chỉ là
một trong số nhiều công cụ kinh tế quản lý môi trường đã, đang và sẽ được đẩy
mạnh áp dụng trong hời gian tới. Giải pháp ưu tiên này đã được ghi rõ trong chiến
lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã
được chính phủ phê duyệt.
- Nhãn sinh thái, doanh nghiệp xanh, sản xuất sạch hơn: Theo Mạng lưới
nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt
về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng
loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm. Nhãn sinh thái là một danh hiệu của
nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó".
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tạo tính răn
đe và nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các cá nhân tổ chức hoạt

15


động kinh doanh sản xuất, tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, một hành vi vi phạm có thể

bị xử phạt tối đa là 2.000.000.000 (hai tỷ đồng), Nghị định này đã có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 2 năm 2016.
1.1.2.3. Tuyên truyền giáo dục
- Việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đóng vai
trong hết sức quan trọng trong công tác quản lý môi trường. Trong thời gian vừa
qua, nhà nước đã thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề về bảo vệ môi
trường KCN, KCX, KKT, qua đó thu thập thông tin, ý kiến của các cơ quan Nhà
nước Trung ương, địa phương và doanh nghiệp để nắm bắt tình hình thực tế, nghiên
cứu điều chỉnh các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi
trường KCN, KCX, KKT. Có các chương trình phổ biến và hướng dẫn cho các
Doanh nghiệp hiểu rõ những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, các
mức xử phạt vi phạm hành chính đối với từng trường hợp cụ thể, giúp Doanh
nghiệp hạn chế tối đa các thiếu sót và những sai phạm không đáng có, đồng thời
góp phần chung vào công cuộc Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững. Chính
sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án xanh, sạch hơn. Đi đôi
với việc xử phạm vi phạm cần có cơ chế, chính sách khen thưởng các cá nhân,
doanh nghiệp có thành tích tốt trong việc bảo vệ môi trường, có như vậy, môi
trường KCN mới được đảm bảo và phát triển bền vững.
1.1.2.4. Công cụ thông tin truyền thông
Ngày nay công cụ thông tin và truyền thông cũng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong công tác bảo vệ môi trường, các vụ việc vi phạm nghiêm trọng về bảo
vệ môi trường, các thông tin gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất hàng
ngày được công khai và thông báo rộng dãi trên các phương tiện thông tin và đại
chúng như vụ việc xả nước thải không qua xử lý của Công ty TNHH Vedan; Công
ty TNHH gang thép Hung nghiệp Formosa Hà Tĩnh… Viêc công khai thông tin về
tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của đã
được Chính phủ quy định tại điều số 57 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18

16



tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
1.1.3. Vai trò của các bên trong quản lý môi trường Khu công nghiệp
1.1.3.1. Vai trò của cơ quan quản lý môi trường
Các cơ quan quản lý môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc
quản lý môi trường khu công nghiệp, hiện nay các cơ quan được giao chức năng
thanh tra môi trường chuyên ngành chỉ gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh
thành phố (Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường), Bộ Tài nguyên Môi trường
(Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường), chưa có quy định
giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho Ban quản lý các Khu công nghiệp và
các Công ty hạ tầng do vậy lực lượng quản lý môi trường chuyên ngành còn hết sức
mỏng. Ngoài tra, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công
an (C49) và Công an địa phương (Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi
trường - PC49) cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác phòng
chống và xử lý các đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Việc thành lập các đội thanh
tra, kiểm tra Liên ngành và triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý
xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở cố tình vi phạm hoặc có vi
phạm nghiêm trọng đã mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường.
1.1.3.2. Vai trò của Cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường
Hiện nay, trong các mô hình quản lý môi trường được áp dụng rộng rãi tại
các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển trên thế giới đều coi trọng vị trí
của “Cộng đồng”, các mô hình quản lý dùng khái niệm “cộng đồng” như Quản lý
trên cơ sở cộng đồng, Sự tham gia của cộng đồng, Phát triển cộng đồng. Luật Bảo
vệ môi trường năm 2015 và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm
2015 của Chính phủ đã yêu cầu Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi
trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và
cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý
kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để


17


hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh
học và sức khỏe cộng đồng (quy định tại Khoản 4, Điều 12 của Nghị định
18/2015/NĐ-CP); Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự
án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những
người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã
triệu tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ,
trung thực trong biên bản họp cộng đồng (quy định tại Khoản 4, Điều 12 của Nghị
định số 18/2015/NĐ-CP).
1.1.3.3. Vai trò của Doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường
Vai trò của Doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và
bảo vệ môi trường khu công nghiệp nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng và
tiên quyết. Chỉ có chủ đầu tư quyết định được việc cấp kinh phí thực hiện các nội
dung đã cam kết trong các Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo
vệ môi trường hay Đề án bảo vệ môi trường… đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn
cho các cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi
trường. Để có được môi trường Khu công nghiệp trong sạch các cơ quan quản lý
nhà nước cần có các chính sách phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp
và khuyến khích các cơ sở bên trong khu công nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường.
1.2. Thực tiễn và kinh nghiệm rút ra trong quản lý môi trường Khu công
nghiệp tại Việt Nam
1.2.1. Thực tiễn về quản lý môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam
Tính đến tháng 10 năm 2009, cả nước đã có 223 KCN được thành lập theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã có 171 KCN đi vào hoạt động

với tổng diện tích đất là 57.624 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46% [1], quá
trình phát triển nhanh của các khu đô thị và KCN đã gây những xáo trộn về mặt xã
hội, làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, thời gian gần

18


đây, tình trạng ÔNMT đã và đang trở thành vấn đề nóng hổi, khi các vụ vi phạm về
môi trường rất nghiêm trọng của các nhà máy trong các KCN lần lượt bị phát giác ở
nhiều địa phương. Đây là một thực trạng đáng báo động và đặt ra nhiều vấn đề cần
giải quyết, trong khi công tác quản lý môi trường tại các cấp chính quyền còn nhiều
hạn chế [2].
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật về BVMT còn chưa chặt chẽ, cụ thể và
thiếu đồng bộ
Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
BVMT ở nước ta đã được quan tâm (khoảng 300 văn bản). Việc ban hành Luật
BVMT năm 2014 (sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005) và các văn bản dưới
luật để cụ thể Luật này đã góp phần tạo nên môi trường pháp lý điều chỉnh các hoạt
động kinh tế - xã hội nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Tuy vậy, hệ thống văn
bản pháp luật về BVMT hiện nay còn chưa đầy đủ, hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ:
thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện BVMT thiếu chính sách cụ
thể khuyến khích ngành công nghiệp môi trường, xã hội hoá công tác BVMT… Rất
nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, nhưng nội dung từng lĩnh vực vẫn chưa
được tập hợp một cách có hệ thống [15].
Một vấn đề khác là tính ổn định của văn bản pháp luật về BVMT không cao.
Có những văn bản mới ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung, như Nghị định
số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật BVMT, đến ngày 28/2/2008 đã phải sửa đổi, bổ sung
bằng Nghị định số 21/2008/NĐ-CP… hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2015 đã có
hiệu lực nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa ban hành kịp thời các Nghị

định và Thông tư hướng đẫn. Ngoài ra, các điều kiện đảm bảo công tác BVMT, bổ
sung nguồn nhân lực và các trang thiết bị cần thiết, nhất là cho các tổ chức cấp cơ
sở, nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ quản lý cũng không có trong quy
định. Bên cạnh đó, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính được ban hành ngày 2/4/2008 tuy có bổ sung thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính, nhưng vẫn chưa bổ sung thẩm quyền áp dụng các biện pháp
ngăn chặn (tạm giữ người, tang vật, phương tiện hay khám xét,…), Luật xử lý vi

19


phạm hành chính 2010 ban hành chưa được Chính phủ hướng dẫn cụ thể công tác
xử lý, cưỡng chế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [15].
Thứ hai, các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với việc kiểm tra,
đánh giá công tác BVMT tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Ô nhiễm môi trường hiện là vấn đề “nóng” trên phạm vi cả nước, không phải
là vấn đề riêng của địa phương nào. Tuy nhiên, sự phối hợp mang tính liên tỉnh, liên
vùng nhằm đối phó với tình trạng này vẫn còn nhiều bất cập.
Việc đề ra những yêu cầu về môi trường theo một “chuẩn” chung là rất khó,
do đó vẫn còn nhiều địa phương đưa ra những tiêu chuẩn thấp về môi trường (một
phần còn do tình trạng cạnh tranh thu hút đầu tư). Như vậy, nếu dự án gây ô nhiễm
bị từ chối cấp phép ở tỉnh này nhưng lại được cấp phép ở một tỉnh khác thì tình hình
ô nhiễm sẽ rất khó giải quyết. Đây có thể là kết quả của việc thiếu một quy chế rõ
ràng và nhất quán về việc hạn chế gây ô nhiễm, trong đó phải có sự phối hợp của
các địa phương.
Việc xác định rõ cơ chế phối hợp giữa lực lượng cảnh sát môi trường và
thanh tra tài nguyên - môi trường cũng đang là vấn đề đặt ra. Lực lượng cảnh sát
môi trường được thành lập và hoạt động từ tháng 11/2006, tuy nhiên hiện nay việc
xử lý vi phạm vẫn chỉ đang dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính, và sử dụng
các biện pháp đình chỉ khắc phục vi phạm, các chế tài xử lý hình sự các vụ việc liên

quan đến bảo vệ môi trường vẫn chưa được Chính phủ thông qua. Ngoài ra, mối
liên hệ giữa lực lượng chuyên trách về quản lý môi trường và các thành phần có
chức năng giám sát môi trường khác còn chưa chặt chẽ. Việc thiếu những hoạt động
phối hợp cụ thể như tuyên truyền, đào tạo, giáo dục về môi trường cũng khiến cho ý
thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc tự giác tham gia
BVMT chưa cao [15].
Tình trạng bị động và đùn đẩy trách nhiệm cũng là một thực tế khó có thể
chấp nhận. Việc tố giác, khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường của người dân
địa phương tại một số nơi không được coi trọng. Các cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương, cấp cơ sở như công an, ban môi trường, trật tự đô thị xã (phường, thị trấn)
có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, làm ngơ trước những thiệt hại về sức khoẻ, về

20


tài sản của người dân đang phải sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Việc phải qua
rất nhiều tầng, nấc hành chính trước khi vấn đề về môi trường được nhận thức và
giải quyết đang gây ra nhiều thiệt hại không đáng có, làm mất lòng tin của người
dân, tạo ra ý thức coi thường pháp luật của các chủ cơ sở sản xuất (CSSX).
Trong thời gian qua, những vụ án về môi trường vẫn đang là vấn đề nổi cộm
và thu hút sự chú ý của nhân dân. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
và xử lý vi phạm về BVMT của các cấp chính quyền địa phương cũng bộc lộ không
ít yếu kém. Việc thanh tra, kiểm tra tại nhiều cơ sở sản xuất nhiều năm trước vẫn
chỉ là những hoạt động chiếu lệ, khi mà các doanh nghiệp gây ô nhiễm sử dụng
những công nghệ lạc hậu và thiếu các thiết bị xử lý ÔNMT vẫn tiếp tục hoạt động
cho đến thời gian gần đây mới bị phát giác. Các hành vi vi phạm BVMT thường
được xử lý bằng xử phạt hành chính và mức xử phạt hiện nay chưa đủ độ răn đe cần
thiết, do đó, các doanh nghiệp chưa thực sự ý thức được những hậu quả của hành vi
do họ gây ra, và việc tái vi phạm, thậm chí với mức độ trầm trọng hơn vẫn thường
xuyên diễn ra.

Thứ ba, công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa
được coi trọng.
Một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường tại nước
ta bắt nguồn từ những yếu kém của khâu đầu tiên trong quá trình phê duyệt và cấp
phép dự án đầu tư, trong đó, hoạt động đánh giá và thẩm định và báo cáo ĐTM còn
nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng của báo cáo ĐTM còn thấp, chất lượng thẩm định
của hội đồng thẩm định dự án chưa cao.
Theo Luật BVMT và các văn bản pháp luật có liên quan, các chủ đầu tư phải
có Báo cáo ĐTM. Đây là công cụ QLMT được áp dụng cho từng dự án cụ thể nhằm
đánh giá mức độ và phạm vi tác động môi trường của dự án, đồng thời đưa ra các
giải pháp để giảm thiểu, hạn chế tác động tiêu cực vào môi trường. Báo cáo ĐTM
được lập và thẩm định trước để đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của dự án
với mục đích tham mưu cho cấp lãnh đạo đồng ý cho triển khai đầu tư dự án hay
không. Song, thực tế cho thấy các báo cáo ĐTM vẫn còn được lập một cách máy
móc, rập khuôn, không thể hiện hết các tác động, đặc biệt là các tác động tiềm tàng

21


của dự án, gây khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian cho công tác thẩm định. Hoạt
động thẩm định và ĐTM đang gặp phải nhiều vướng mắc, chất lượng thẩm định và
phê duyệt chưa cao. Điều này bắt nguồn từ cảc nguyên nhân chủ quan và khách
quan như:
- Do các dự án thuộc nhiều loại hình khác nhau, từ công nghiệp nặng đến các
ngành công nghiệp nhẹ, trong khi các Sở Tài nguyên và Môi trường chưa có nhiều
kinh nghiệm trong việc ĐTM của các dự án này.
- Việc thiếu chuyên gia am hiểu từng lĩnh vực tham gia vào hội đồng thẩm
định để phản biện những vấn đề liên qua đến môi trường của từng hoạt động riêng
biệt cũng là một nhân tố khiến cho kết quả và chất lượng thẩm định, ĐTM không cao.
- Trình độ của đội ngũ chuyên gia tham gia vào hội đồng thẩm định có vai

trò quyết định đối với chất lượng của khâu thẩm định và đánh giá, do các chuyên
gia có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động của mình và am hiểu về lĩnh vực
môi trường. Tuy nhiên, thành phần của hội đồng thẩm định được quy định như hiện
nay chưa đảm bảo tính khách quan, trung thực trong đánh giá. Luật đã quy định,
50% số thành viên của hội đồng thẩm định là các nhà môi trường, nhưng chưa nêu
rõ các yêu cầu về trình độ, bằng cấp. Cũng do quy định chưa rõ ràng nên đã xảy ra
trường hợp thành viên tham gia hội đồng thẩm định có kiến thức về ĐTM nhưng
không hiểu biết nhiều về tính chất dự án cần thẩm định, hoặc am hiểu về dự án
nhưng lại không có kiến thức về ĐTM, hoặc cả hai. Việc thiếu đại diện của chính
những người dân sinh sống xung quanh khu vực dự án được thực hiện cũng khiến
cho việc đánh giá thiếu khách quan, trong khi họ chính là đối tượng chịu tác động
mạnh nhất khi dự án đi vào thực hiện và có vấn đề về môi trường [15].
Thứ tư, việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại các KCN hiện
đang được các tổ chức doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện việc thu phí nhiều địa phương,
doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và bản thân nhà quản lý cũng gặp không ít khó
khăn trong việc xác định khối lượng chất thải. Hiện nay, một số địa phương tự đi
đo, có nơi thì lấy số liệu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, nơi thì lấy kết
quả của thanh tra, quan trắc định kỳ. Nhưng số liệu giữa các đơn vị rất khác nhau,

22


thời gian đầu các địa phương còn lúng túng trong việc thu phí nên đã tạm dừng việc
lấy mẫu phân tích mà giao cho các doanh nghiệp tự kê khai sau đó gửi tờ khai đến
Sở TN&MT thẩm định.
1.2.2. Kinh nghiệm rút ra về quản lý môi trường Khu công nghiệp
Tại Việt Nam đã có rất nhiều mô hình quản lý môi trường Khu công nghiệp
điểm hình như: Khu công nghiệp VSHIP (tại Bình Dương); Khu công nghiệp
Nomura (tại Hải Phòng); Khu công nghiệp Long Hậu Hòa Bình (tại Long An)… Để

việc quản lý môi trường tại KCN theo bài bản đòi hỏi đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường được triển
khai bài bản ngay từ khi triển khai xây dựng dự án, một số kinh nghiệm về quản lý
môi trường tại các Khu công nghiệp, cụ thể:
1.2.2.1. Về xây dựng và quy hoạch Khu công nghiệp
a) Việc quy hoạch các khu chức năng trong khu công nghiệp phải bảo đảm
giảm thiểu ảnh hưởng của các loại hình sản xuất gây ô nhiễm với các loại hình sản
xuất khác; thuận lợi cho công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. Các dự án
trong khu công nghiệp có khoảng cách an toàn môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến
các cơ sở khác trong khu công nghiệp và các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh
khu công nghiệp.
b) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp gồm: Hệ thống
thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải),
khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các
công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác…phải được thiết kế đồng bộ và
tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường có liên quan.
c) Riêng về hệ thống thoát nước phải được tách riêng hệ thống thu gom,
thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa; đồng thời hệ thống thu gom, thoát
nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các
cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của khu công nghiệp; vị trí đấu nối nước

23


×