Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý môi trường một số làng nghề trên địa bàn tỉnh hưng yên xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 95 trang )

Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn tài liệu
trích dẫn.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lƣơng Thị Thanh Hƣơng


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

LỜI CẢM ƠN

Trước hết Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của GS.TS Đặng Kim Chi, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài
này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, Tôi đã nhận được rất nhiều sự đóng góp
ý kiến quý báu của các bạn đồng nghiệp, các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân. Tôi


xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô giáo Viện Khoa học và
Công nghệ môi trường, Viện đào tạo sau đại học, trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội.
Tôi xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng nghiệp
tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Văn Lâm, UBND xã Đình Dù, UBND xã Tân Quang, trưởng
thôn Xuân Lôi, trưởng thôn Bình Lương đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực
tế tại làng nghề, thu thập thông tin nghiên cứu luận văn./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lƣơng Thị Thanh Hƣơng


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU. ................................................................................................................... 1

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1. Làng nghề Việt Nam và các đặc trưng của làng nghề ....................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm về làng nghề ................................................................... 3
1.1.2. Phân loại nghề và làng nghề ...................................................................... 3
1.1.3. Tổng quan làng nghề Việt Nam .................................................................. 4
1.2. Vấn đề quản lý môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam ................................ 6
1.2.1. Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của làng nghề ............................ 6
1.2.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề .................................................................. 8
1.2.3. Hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề Việt Nam ................. 10
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và làng nghề tỉnh Hưng Yên .. 12
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 12
1.3.2. Phát triển kinh tế - xã hội ........................................................................ 13
1.3.3. Khái quát về làng nghề tỉnh Hưng Yên .................................................... 16
CHƢƠNG II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 22
2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật sẽ áp dụng ............................................. 23
2.4.1. Phương pháp thu thập và phân t ch tài liệu th c p................................ 23
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát tại hiện trường ....................................... 23
2.4.3. Phương pháp chuyên gia.......................................................................... 24
2.4.4. Phương pháp phân t ch so sánh ............................................................... 24
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25
3.1. Hiện trạng sản xuất của các làng nghề nghiên cứu ......................................... 25
3.1.1. Hiện trạng sản xu t của làng nghề bóng bì Bình Lương ......................... 26
3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 26
3.1.1.2. Tình hình sản xuất của làng nghề bóng bì Bình Lương ..................... 26



Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

3.1.2. Hiện trạng sản xu t của làng nghề sản xu t đậu phụ thôn Xuân Lôi, xã
Đình Dù .............................................................................................................. 34
3.1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 34
3.1.2.2. Tình hình sản xuất của làng nghề Xuân Lôi ...................................... 34
3.2. Hiện trạng quản lý môi trường của các làng nghề nghiên cứu ........................ 37
3.2.1. Tổ ch c bộ máy quản lý môi trường làng nghề ....................................... 37
3.2.2. Các hoạt động quản lý môi trường tại làng nghề .................................... 38
3.2.3. Nhận th c của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường và người dân về bảo
vệ môi trường, vệ sinh môi trường ..................................................................... 39
3.2.4. Hiện trạng đầu tư các công trình xử lý nước thải, kh thải, ch t thải rắn
làng nghề ............................................................................................................ 41
3.2.5. Tình hình y tế và chăm sóc s c khỏe tại làng nghề.................................. 51
3.3. Những tồn tại cần giải quyết tại hai làng nghề ................................................ 53
3.3.1. Trong hoạt động sản xu t của làng nghề ................................................ 53
3.3.2. Trong công tác quản lý môi trường ......................................................... 53
3.3.3. Trong xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề ............................................. 54
3.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề ............. 55
3.4.1. Làng nghề sản xu t bóng bì Bình Lương ................................................. 55
3.4.2. Làng nghề sản xu t đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi ................ 68
3.5. Kế hoạch quản lý môi trường cụ thể cho hai làng nghề nghiên cứu ............... 77
3.5.1. Thành lập Ban chỉ đạo về bảo vệ môi trường làng nghề ......................... 77
3.5.2. Tổ ch c đóng góp kinh ph xây dựng, vận hành công trình xử lý nước thải
tập trung và thu gom, vận chuyển ch t thải rắn làng nghề ............................... 79
3.5.2.1. Xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung .................................. 79

3.5.2.2. Duy trì vận hành công trình xử lý nước thải tập trung ...................... 80
3.5.3. Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào hương ước của làng nghề .. 80
3.5.4. Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi
trường ................................................................................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87
PHỤ LỤC




Luận văn Tốt nghiệp

Lương Thị Thanh Hương

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

LTTP

: Lương thực thực phẩm

TCCP


: Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

SX

: Sản xuất

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân


Luận văn Tốt nghiệp




Lương Thị Thanh Hương

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 .........6
Bảng 1.2. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề .................9
Bảng 1.3. Số lượng làng nghề tỉnh Hưng Yên phân theo huyện ..............................16
Bảng 3.1. Số hộ dân tham gia lĩnh vực sản xuất tại làng nghề Bình Lương .............26
Bảng 3.2. Lượng nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất bóng bì
thực phẩm của một số hộ sản xuất điển hình trong làng nghề Bình Lương .............33
Bảng 3.3. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất của làng
nghề Bình Lương theo mùa vụ ..................................................................................33
Bảng 3.4. Đặc điểm phát sinh nước thải làng nghề Bình Lương ..............................41
Bảng 3.5. Kết quả phân tích môi trường nước thải của làng nghề bóng bì Bình
Lương ........................................................................................................................43
Bảng 3.6. Phương án xử lý chất thải rắn làng nghề Bình Lương ..............................45
Bảng 3.7. Đặc điểm phát sinh nước thải làng nghề Xuân Lôi ..................................47
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc môi trường nước thải tại làng nghề sản xuất đậu phụ
kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi ................................................................................48
Bảng 3.9. Tình hình sức khỏe của người dân thôn Bình Lương ...............................52
Bảng 3.10. Tình hình sức khỏe của người dân thôn Xuân Lôi .................................52
Bảng 3.11. Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải tập trung ...........63
Bảng 3.12. Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải ....64
Bảng 3.13. Tổng hợp khái toán kinh phí xây lắp hệ thống xử lý nước thải ..............65
Bảng 3.14. Chi phí vận hành .....................................................................................66
Bảng 3.15. Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi của hệ thống
bãi lọc trồng cây ........................................................................................................70
Bảng 3.16. Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải tập trung ...........71
Bảng 3.17. Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải ....72
Bảng 3.18. Tổng hợp khái toán kinh phí xây lắp hệ thống XLNT ...........................74

Bảng 3.19. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung .............................75


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Loại hình sản xuất của các làng nghề .........................................................5
Hình 1.2. Biểu đồ loại hình sản xuất làng nghề tỉnh Hưng Yên ...............................17
Hình 3.1. Vị trí làng nghề bóng bì Bình Lương và làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân
Lôi .............................................................................................................................25
Hình 3.2. Hiện trạng sản xuất làng nghề bóng bì Bình Lương .................................27
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất bóng bì dùng làm keo (kèm dòng thải) ...........28
Hình 3.4. Hình ảnh phơi bóng bì ở làng nghề Bình Lương ......................................29
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất bóng bì thực phẩm (kèm dòng thải). ...............30
Hình 3.6. Hiện trạng thoát nước và nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề Bình
Lương ........................................................................................................................31
Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ làm đậu phụ kèm dòng thải ...........................................35
Hình 3.8. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi ..........................36
Hình 3.9. Điểm tập kết rác thải của thôn Bình Lương ..............................................46
Hình 3.10. Hiện trạng thoát nước, nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề Xuân Lôi ....
...................................................................................................................................48
Hình 3.11. Điểm tập kết rác thải của thôn Xuân Lôi ................................................51
Hình 3.12. Sơ đồ mô hình xử lý nước thải cho làng nghề Bình Lương ....................56
Hình 3.13. Hình Minh họa bể BASTAF cải tiến ......................................................59
Hình 3.14. Sơ đồ đất ngập nuớc kiến tạo chảy ngầm theo chiều ngang (vẽ lại theo

Vymazal, 1997) .........................................................................................................62
Hình 3.15. Một số loại bếp sử dụng nhiên liệu là trấu ..............................................67
Hình 3.16. Sơ đồ mô hình xử lý nước thải cho làng nghề Xuân Lôi ........................68
Hình 3.17. Mô hình sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn .........................76


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai
trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong xu thế hội nhập và
phát triển của nền kinh tế thị trường, các làng nghề ngày càng được mở rộng, phát
triển cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề một cách
tự phát như hiện nay đã dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, trong đó ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất, chế biến tại các làng nghề thực
sự đã đến mức báo động, nó đã và đang đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ của người dân
trong khu vực. Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008, ô nhiễm môi trường
không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các
nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất; ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt
nghiêm trọng do khối lượng nước thải của các làng nghề là rất lớn, hầu hết lại chưa
qua xử lý mà được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch; chất thải rắn ở hầu
hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để gây tác động xấu tới cảnh
quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.
Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho

người dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại
các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào
một số bệnh, như: các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, các
bệnh về mắt,… Đặc biệt, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao ở một số làng
nghề [1].
Hưng Yên là một tỉnh có số lượng làng nghề lớn, gồm 66 làng nghề, trong
đó có 32 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề [6]. Các
ngành nghề sản xuất tập trung theo các nhóm như sau: sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ mây tre đan, gốm sứ; Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Dệt, may; Nội
thất gỗ; sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng; Tái chế các chất thải và các loại hình

1


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

sản xuất khác. Sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống ở nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lượng lớn lao động
nhàn rỗi ở nông thôn, nhất là trong tình hình hiện nay, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp đang ngày càng hạn hẹp do chính sách thu hút các dự án đầu tư sản xuất
công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển của các làng nghề trên
địa bàn tỉnh thì tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nghề đáng báo
động, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân. Theo kết quả điều tra của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây cho các
mẫu nước mặt ở các làng nghề đã có dấu hiệu ô nhiễm ở các mức độ khác nhau,
môi trường không khí bị ô nhiễm cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất.

Vấn đề ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã và đang là
vấn đề bức xúc cần được quan tâm và giải quyết. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý môi trường một số làng
nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng
nghề phù hợp với điều kiện địa phương”.
2. Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng quản lý môi trường và xây dựng kế hoạch quản lý môi
trường phù hợp cho làng nghề sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và làng nghề sản xuất bóng bì Bình Lương, xã Tân
Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
3. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp, nội dung nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị

2


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Làng nghề Việt Nam và các đặc trƣng của làng nghề
1.1.1. Một số khái niệm về làng nghề [9]
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,

phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt
động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề
chiếm ưu thế tuyệt đối
Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số nghề tiểu
thủ công nghiệp khác cùng tồn tại.
Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời.
Làng nghề mới là làng nghề được hình thành cùng sự phát triển của nền kinh
tế, chủ yếu do sự lan tỏa của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định
để hình thành và phát triển.
* Tiêu ch công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận;
c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.1.2. Phân loại nghề và làng nghề
* Phân loại nghề
- Theo tính chất kinh tế: Dựa vào giá trị sử dụng các sản phẩm có thể phân
loại nghề theo nhóm như:
+ Nghề thủ công mỹ nghệ
+ Nghề chế biến

3


Luận văn Tốt nghiệp


-



Lương Thị Thanh Hương

Theo tính chất kỹ thuật:

+ Nghề kỹ thuật đơn giản (đan, lát, chế biến LTTP…).
+ Nghề kỹ thuật phức tạp (kim hoàn, gốm sứ, đúc đồng, chạm khảm…)
* Phân loại làng nghề.
Có nhiều cách phân loại làng nghề như:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển các nghề: làng nghề truyền thống,
làng nghề mới…
- Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: làng nghề TTCN, làng nghề cơ khí
chế tác, làng nghề dịch vụ…
- Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ…
- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề truyền thống chuyên
doanh, làng nghề kinh doanh tổng hợp, làng nghề chuyên doanh sản phẩm truyền
thống vừa phát triển ngành nghề mới…
- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghề vừa
sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp;
các làng nghề thủ công chuyên nghiệ; các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
1.1.3. Tổng quan làng nghề Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, tính đến tháng 7 năm 2011
thì tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có
1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận.
Các làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước. Tính
chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau. Làng nghề tập trung
nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm

khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam
Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng
Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%, tập trung chủ yếu tại các
tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ….
Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành
nghề theo Hình 1.1:

4




Luận văn Tốt nghiệp

Lương Thị Thanh Hương

Loại hình chế biến
lương thực, thực
phẩm
24%

Loại hình khác
25%

Loại hình dệt,
nhuộm, thuộc da
5%

Loại hình tái chế
chất thải

1%

Loại hình sản xuất
vật liệu xây dựng
3%
Loại hình gia công
cơ kim khí
4%
Loại hình chăn nuôi,
giết mổ gia súc
1%

Loại hình thủ công,
mỹ nghệ
37%

Hình 1.1. Loại hình sản xuất của các làng nghề [1]
 Xu thế phát triển
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có
ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà
nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và quan
trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất công
nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề
lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu
vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề
Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều
hướng giảm dần trong những năm gần đây [1].
Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo được thể
hiện trong Bảng 1.1:


5




Luận văn Tốt nghiệp

Lương Thị Thanh Hương

Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
Dệt

Chế biến lƣơng

nhuộm,

thực, thực

Tái chế Thủ công

liệu xây

ƣơm tơ,

phẩm, chăn

phế liệu mỹ nghệ

dựng, khai


thuộc da

nuôi, giết mổ

2

1

2

2

-1

Đông Bắc

1

1

0

1

0

Tây Bắc

1


1

0

1

0

Bắc Trung Bộ

1

2

1

2

1

Nam Trung Bộ

2

2

1

2


1

Tây Nguyên

1

0

0

2

1

Đông Nam Bộ

1

1

1

2

-1

1

1


1

2

-1

Vùng kinh tế

Đồng bằng sông
Hồng

Đồng bằng sông
Cửu Long

Sản xuất vật

thác đá

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam)
Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển;
1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh
1.2. Vấn đề quản lý môi trƣờng tại các làng nghề ở Việt Nam
1.2.1. Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của làng nghề [1]
Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng
với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở
hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng,
hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi
trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông
Hồng, quan trọng phải kể đến như sau:
- Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát

nước, xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng

6


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

được nhu cầu của phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn
đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ;
- Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản
xuất chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng
để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trường sống,
ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân;
- Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã,
đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia
đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và
nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường;
- Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời
gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt,...;
- Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như
không có. Ngay cả trong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo
hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ, nhưng
vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT;
- Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm đến sản

xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm
BVMT rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không
phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Ngay
bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà
nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm
phải khắc phục, xử lý ô nhiễm”. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô
nhiễm môi trường mà sản xuất nghề gây ra;
- Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước
mắt, nên các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ,
lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp, nhân công rẻ. Hơn nữa, để hạ giá

7


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu
rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác
động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao
động.
1.2.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở
trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi trường làng nghề Việt
Nam”, hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ
các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liệu không gây ô nhiễm như

thêu, may...). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu
chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe,
trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất [1].
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xẩy ra ở mấy loại phổ biến
sau đây:
- Ô nhiễm nước: ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải
công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý công nghiệp như: chế
biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy giấy và
nhuộm… Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu
đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữa là sự vượt quá
TCCP đối với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các kim loại nặng… ở
cả nước mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh
nguy hại cho con người.
- Ô nhiễm không khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu
trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ.
- Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc
do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường: nhựa,
túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất

8




Luận văn Tốt nghiệp

Lương Thị Thanh Hương

k dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các

chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm:
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi
một khu vực (thôn, làng, xã,…).
Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại
hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm (bảng 1.2) và tác động trực tiếp tới môi
trường nước, khí, đất trong khu vực.
Bảng 1.2. Đặc trƣng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình

Các dạng chất thải

sản xuất

Khí thải

Nƣớc thải

Chất thải rắn

Các
dạng ô
nhiễm
khác

1. Chế biến

Bụi, CO, SO2,


BOD5, COD,

Xỉ than, chất

Ô

lương thực,

NOx, CH4

TSS, Tổng N,

thải rắn từ

nhiễm

thực phẩm,

Tổng P,

nguyên liệu

nhiệt

chăn nuôi,

Coliform

giết mổ

2. Dệt

Bụi,CO, SO2,

BOD5, COD, độ

Xỉ than, tơ sợi,

Ô

nhuộm, ươm

NOx, hơi axit,

màu, Tổng N,

vải vụn, cặn và

nhiễm

tơ, thuộc da

hơi kiềm, dung

hóa chất, thuốc

bao bì hóa chất

nhiệt,


môi

tẩy, Cr6+ (thuộc

tiếng

da)

ồn

3. Thủ công

Bụi, SiO2, CO,

BOD5, COD,

Xỉ than (gốm

Ô

mỹ nghệ:

SO2, NOx, HF

TSS, độ màu,

sứ), phế phẩm,

nhiễm


Gốm sứ, sơn

Bụi, hơi xăng,

dầu mỡ công

cặn hóa chất

nhiệt

9


Luận văn Tốt nghiệp

mài, gỗ mỹ

dung môi, oxit

nghệ, chế tác

Fe, Zn, Cr, Pb



Lương Thị Thanh Hương

nghiệp

(gốm

sứ)

đá
4. Tái chế:

- Bụi, SO2, H2S,

- pH, BOD5,

giấy, kim

hơi kiềm

COD, TSS, Tổng chất từ giấy phế

nhiễm

loại, nhựa

- Bụi, hơi kim

N, Tổng P, độ

nhiệt

loại, hơi axit, Pb, màu
Zn, HF, HCl

- Bụi giấy, tạp
liệu, bao bì hóa


Ô

chất

- Dầu mỡ, CN-,

- Xỉ than, rỉ sắt,

kim loại

vụn kim loại
nặng

5. Vật liệu

Bụi, CO, SO2,

xây dựng và

NOx, HF

TSS, Si, Cr

Xỉ than, xỉ đá,

Ô

đá vụn


nhiễm

khai thác đá

nhiệt,
tiếng
ồn, độ
rung
(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2008)

* Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại các khu vực sản
xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất làng nghề
thường không được kiểm soát, không áp dụng các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô
nhiễm. Người lao động làm việc phải trực tiếp tiếp xúc với các chất ô nhiễm, nhất là
bụi, nhiệt, hóa chất nên bị ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Các kết quả quan trắc
trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà
còn có xu hướng gia tăng [1].
1.2.3. Hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề Việt Nam
Hiện nay, vấn đề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam đang được quan
tâm chú ý rất nhiều do tình trạng ô nhiễm môi trường và những hệ lụy do ô nhiễm
môi trường làng nghề gây ra. Chính phủ và các Bộ, ngành và tại một số địa phương

10


Luận văn Tốt nghiệp




Lương Thị Thanh Hương

đã ban hành được các văn bản về bảo vệ môi trường làng nghề, quy định trách
nhiệm trong BVMT làng nghề, ngoài các ngành trực tiếp quản lý làng nghề là Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Công an,
còn có một số ngành có liên quan khác như Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Thông tin và Truyền thông cũng đang tham gia vào công tác quản lý các làng
nghề nói chung và môi trường làng nghề nói riêng; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
và Hội Nông dân Việt Nam là hai tổ chức có liên quan trực tiếp và có các hoạt động
tham gia vào công tác BVMT làng nghề như tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xây
dựng mô hình xử lý chất thải…[1]. Tuy nhiên, cũng do có rất nhiều ngành cùng
quản lý làng nghề, nhưng lại chưa có quy định về việc giao cho cơ quan đầu mối
chịu trách nhiệm trực tiếp đến công tác bảo vệ môi trường làng nghề cho nên vấn đề
quản lý môi trường làng nghề trong những năm qua vẫn chưa thực sự có những giải
pháp hữu hiệu.
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường hiện nay trên cả nước còn
quá mỏng về số lượng và hạn chế về trình độ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ
của Tổng cục Môi trường tiến hành năm 2010, số lượng cán bộ tham gia vào công
tác quản lý môi trường trên phạm vi toàn quốc ở địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) là
2.601 cán bộ. Hơn nữa, các cán bộ này phải triển khai rất nhiều nhiệm vụ, công việc
như: thanh tra, kiểm tra; thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; kiểm soát ô nhiễm và quản lý
chất thải; thẩm định phí bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường và xây dựng báo
cáo hiện trạng,…Có thể nói số lượng cán bộ tham gia và thời gian đầu tư trực tiếp
cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề còn rất hạn chế. Tại địa phương, nhất là
cấp huyện, xã, rất ít cán bộ quản lý môi trường có chuyên môn trực tiếp về môi
trường. Chưa kể hầu hết cán bộ mới được phân công, tuyển dụng, điều chuyển thực
hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong một vài năm gần đây, nên trình độ năng lực
và kinh nghiệm quản lý còn rất hạn chế. Đối với cấp xã, phường và thị trấn (là cấp
liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ môi trường làng nghề), cán bộ môi trường

thường là cán bộ địa chính kiêm nhiệm, do đó trình độ chuyên môn về môi trường

11


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

rất hạn chế; công việc chính là quản lý đất đai, việc thực hiện trách nhiệm về bảo vệ
môi trường chưa được chú trọng. Tại cấp thôn, mọi trách nhiệm trong đó có trách
nhiệm về môi trường đều được giao cho trưởng thôn, với trình độ hạn chế, với quan
hệ dòng tộc, làng xã ở địa phương thì hiệu quả thực thi các hoạt động bảo vệ môi
trường còn rất thấp.
Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản để quản lý môi trường
làng nghề, đưa công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề vào Chương trình mục
tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; phê duyệt Đề án tổng
thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư về bảo vệ môi trường làng nghề…
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và làng nghề tỉnh Hƣng Yên
1.3.1. Điều kiện tự nhiên [12]
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, không có biển, không có rừng, tiếp giáp với 6 tỉnh là: Hà Nội,
Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình. Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính
gồm Thành phố Hưng Yên và 09 huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang,
Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ và Tiên Lữ, với tổng diện tích tự nhiên
923,09 km2. Trên địa bàn Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng
gồm: Quốc lộ 5A, đường 39A, đường 38 và đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, nối

Hưng Yên với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và
Quảng Ninh. Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông
thủy khá thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và đi lại.
Hưng Yên nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình tương đối
đơn điệu. Nhìn chung địa hình của tỉnh nghiêng chênh chếch từ tây bắc xuống đông
nam và không thật bằng phẳng. Độ dốc trung bình là 8cm/1km. Địa hình Hưng Yên
ảnh hưởng rõ rệt đến việc canh tác. Trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán và úng
ngập. Vùng cao không giữ được nước, trong khi đó vùng thấp lại tiêu nước không
kịp trong mùa mưa. Với từng vùng cũng có sự phân hoá ít nhiều về địa hình. Vùng
cao lại có chỗ trũng như ở Đại Hưng (Khoái Châu) và vùng thấp cũng có chỗ cao

12


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

như ở Nhật Quang (Phù Cừ). Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng một mạng lưới
thuỷ lợi dày đặc để kịp thời giải quyết những khó khăn do địa hình gây ra, bảo đảm
cho việc sản xuất quanh năm, hạn chế mức thiệt hại do hạn hán và úng lụt.
Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng,
được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dài 150m – 160m.
Hưng Yên có 3 mặt được bao bọc bởi sông, gồm sông Hồng, sông Luộc và
sông Kẻ Sặt, trong đó sông Hồng là con sông lớn nhất miền bắc, chảy qua Hưng
Yên theo hướng tây bắc – nam đông nam với chiều dài 67 km, có chứa lượng phù sa
khá lớn. Ngoài sông tự nhiên, Hưng Yên còn có nhiều sông đào nhằm phục vụ yêu
cầu của sản xuất nông nghiệp. Những con sông này thuộc hệ thống đại thuỷ nông

Bắc Hưng Hải.
Ngoài nguồn nước mặt dồi dào, Hưng Yên còn có nguồn nước ngầm phong
phú, nhất là khu vực quốc lộ 5, từ Như Qu nh đến phố Nối, thuận lợi cho việc phát
triển công nghiệp và đô thị.
Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn mùa
rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, mùa thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt
độ trung bình trong vòng 5 năm qua (2009-2013) dao động từ 22,9 – 24,7oC, độ ẩm
dao động từ 82 – 85%, tổng số giờ nắng từ 973,1 – 1.476,0 giờ, tổng lượng mưa
trung bình năm dao động trong khoảng 1.500mm - 1.700mm [2].
1.3.2. Phát triển kinh tế - xã hội [4]
Nguồn nhân lực
Dân số trung bình năm 2013 của tỉnh Hưng Yên 1.151.640 người, trong đó
dân số thành phố Hưng Yên là 86.443 người, chỉ chiếm 7,5% dân số toàn tỉnh, dân
số ở các huyện là 1.065.197 người, chiếm 92,5%. Lực lượng lao động hiện nay trên
toàn tỉnh có 721.282 lao động, chiếm 62,63% so với dân số [7]. Đây là nguồn nhân
lực dồi dào, tạo điều kiện cho phát triển các ngành nghề, làng nghề.

13


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

Về tăng trưởng kinh tế [4]
Cùng với sự phát triển của cả nước, tỉnh Hưng Yên là một trong số những
tỉnh có kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được tăng cao. Năm 2013, tổng sản

phẩm (GDP theo giá năm 2010) tăng 7,1%; GDP bình quân đầu người 30,5 triệu; cơ
cấu kinh tế nông nghiệp 17,05%- công nghiệp, xây dựng 48,21% - dịch vụ 34,74%.
Với sự phát triển của công nghiệp trong những năm qua đã giúp thay đổi bộ mặt
phát triển kinh tế của tỉnh, đóng góp lớn, quan trọng vào tổng thu ngân sách tỉnh.
Năm 2013, giá trị công nghiệp đạt 69.742 tỷ đồng, chỉ số sản xuất tăng 7,31% so
với năm 2012. Một số sản phẩm tăng khá: công nghiệp sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước 680 tỷ đồng, tăng 20,35%; sản phẩm bằng kim loại
khác tăng 11,1%; dây điện tăng 13,55%.... Tỉnh Hưng Yên với điều kiện thuận lợi
về giao thông, là cửa ngõ giao thương với các thành phố phát triển đã thu hút được
các dự án sản xuất công nghiệp thực hiện đầu tư vào địa bàn, từ đầu năm đến nay đã
cấp phép thêm 84 dự án mới (54 dự án trong nước, 30 dự án nước ngoài) với tổng
số vốn đăng ký 2.980 tỷ đồng và 129 triệu USD; đưa tổng số dự án đầu tư trên địa
bàn tỉnh lên 1.095 dự án (trong đó 836 dự án trong nước, 259 dự án ngoài nước),
với tổng số vốn đăng ký 58,29 nghìn tỷ đồng và 2,314 tỷ USD. Đã có thêm 75 dự án
mới đi vào hoạt động, đưa tổng số dự án đi vào hoạt động lên 675 dự án, tạo việc
làm thường xuyên cho gần 10 vạn lao động, trong đó dự án đầu tư nước ngoài thu
hút khoảng 3,6 vạn lao động trực tiếp.
Sản xuất nông nghiệp được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đầu tư hỗ
trợ. Chăn nuôi, thủy sản phát triển khá ổn định; công tác phòng, chống dịch bệnh
trên đàn gia súc, gia cầm được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, không để xảy ra dịch
bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn. Các làng nghề,
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, góp phần giải quyết được nhiều
việc làm cho lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân. Các cấp, các ngành
trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và được nhân
dân tích cực hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới.

14


Luận văn Tốt nghiệp




Lương Thị Thanh Hương

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch
theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng đô thị và nông thôn. Khu vực nông
thôn đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số
vùng sản xuất sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được
hình thành và phát triển.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến phát
triển ngành nghề, làng nghề:
Thuận lợi
Vị trí của tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận lợi về giao
thông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, phát
triển ngành nghề, làng nghề tỉnh Hưng Yên nói riêng, cụ thể:
- Tận dụng được thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành nghề, làng nghề
như: chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh, đồ gỗ…
- Thuận lợi trong việc tiếp cận được với sự phát triển khoa học công nghệ
trong hoạt động sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất, tập quán sản xuất lạc hậu.
- Đất đai của tỉnh tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng có điều kiện thời
tiết thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng, tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục
vụ cho các ngành nghề, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.
- Lực lượng lao động của tỉnh dồi dào và tập trung chủ yếu ở khu vực nông
thôn.
Khó khăn, thách thức
- Lao động có trình độ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng chưa cao, nhất là lao
động trong lĩnh vực ngành nghề ở khu vực nông thôn, tỷ lệ qua đào tạo còn
thấp…đây là khó khăn không nhỏ đối với việc thúc đẩy phát triển ngành nghề nông

thôn, làng nghề.
- Do vị thế gần thủ đô Hà Nội, nên các sản phẩm ngành nghề, làng nghề tỉnh
Hưng Yên cũng phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của Hà Nội.

15




Luận văn Tốt nghiệp

Lương Thị Thanh Hương

1.3.3. Khái quát về làng nghề tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên hiện nay có 66 làng nghề và làng có nghề, trong đó UBND
tỉnh ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề là 32 (hiện nay có 02 làng
nghề được UBND tỉnh công nhận đã dừng hoạt động). Tất cả các huyện và thành
phố Hưng Yên đều có làng nghề, nhưng sự phân bố các làng nghề trên địa bàn tỉnh
không đồng đều: Tập trung nhiều nhất là ở huyện Tiên Lữ có 17 làng nghề, huyện
Văn Lâm 10 làng nghề, các huyện: Mỹ Hào, Phù Cừ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Kim
Động có từ 05- 07 làng nghề, các huyện: Văn Giang, Ân Thi và thành phố Hưng
Yên có từ 02-03 làng nghề.
Bảng 1.3. Số lƣợng làng nghề tỉnh Hƣng Yên phân theo huyện
Số làng nghề
chƣa đƣợc công
nhận

Số làng nghề đƣợc
UBND tỉnh công
nhận

5
6
5
2
4
3
3
2
1
32

TT

Huyện

Số làng
nghề

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tiên Lữ
Văn Lâm

Mỹ Hào
Phù Cừ
Khoái Châu
Yên Mỹ
Kim Động
Văn Giang
Ân Thi

17
10
7
6
6
5
7
3
3

10

Thành phố Hưng Yên

2

12
4
2
4
2
2

4
1
2
1

Tổng

66

34

1

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 2011)
Về loại hình làng nghề cũng rất đa dạng, các ngành nghề sản xuất chủ yếu là:
nghề mộc và thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng, tái chế
phế liệu, cơ kim khí và các ngành nghề khác.

16




Luận văn Tốt nghiệp

Cơ kim khí
5%

Lương Thị Thanh Hương


Ngành nghề khác
11%

Tái chế phế liệu
5%

Mộc, thủ công mỹ
nghệ
38%

Xây dựng
11%
Chế biến nông sản,
thực phẩm
30%

Hình 1.2. Biểu đồ loại hình sản xuất làng nghề tỉnh Hƣng Yên
Sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tạo công ăn
việc làm cho các lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, tạo giá trị kinh tế, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các ngành nghề TTCN đã thu hút
được lực lượng lao động ngày càng tăng: năm 2005 các cơ sở TTCN đã thu hút
được 39.332 lao động và đến năm 2011 là 76.846 lao động, trong đó có 31.965 lao
động tham gia sản xuất tại các làng nghề, chiếm 41,45%. Năm 2011, giá trị sản xuất
làng nghề đạt 1.184,3 tỷ đồng, chiếm 18,24% giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn.
[8]. Sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh đã góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, năm 2010 cơ cấu kinh tế nông nghiệp 27,0% công nghiệp, xây dựng 42,4% - dịch vụ 30,6% và đến năm 2013 cấu kinh tế nông
nghiệp 17,05% - công nghiệp, xây dựng 48,21% - dịch vụ 34,74%. [4]
Tuy nhiên, sự phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, chủ
yếu quy mô hộ gia đình với trình độ sản xuất lạc hậu, thủ công đã tạo áp lực lớn đến
vấn đề môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên đã

ngày càng trở lên bức xúc và rất khó giải quyết, 04 làng nghề có tên trong danh sách
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg
ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng": Làng nghề thuộc da Liêu Xá,

17


Luận văn Tốt nghiệp



Lương Thị Thanh Hương

huyện Yên Mỹ; làng nghề sản xuất bột dong giềng Tứ Dân, huyện Khoái Châu;
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai và làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo huyện Văn
Lâm, ngoài ra còn tồn tại một số làng nghề đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường
mà phần lớn là các làng nghề chế biến thực phẩm như: Làng nghề miến dong Lại
Trạch, huyện Yên Mỹ; làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi, huyện Văn Lâm; làng
nghề bóng bì Bình Lương, huyện Văn Lâm….
* Công tác quản lý môi trƣờng làng nghề tỉnh Hƣng Yên:
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan đã quan tâm, chú trọng hơn đến công
tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường làng nghề nói riêng. Để giải quyết
vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, tỉnh đã ban hành một số văn bản như: Quyết
định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 14/01/2010 về ban hành Quy định công nhận
nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Quyết định số 248/QĐUBND ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt Đề án Quy hoạch
phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến
năm 2025; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; Kế

hoạch số 19/KH-UBND ngày 01/2/2013 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, xử
lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh và Chương trình hành động số
51/CTr-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 11NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy…..
Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh đã được tăng cường.
Cấp tỉnh có cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh là Sở Tài
nguyên và Môi trường; cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường và cấp xã có
cán bộ địa chính – xây dựng kiêm nhiệm công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề của tỉnh đã có những kết quả
đáng kể. Thời gian qua, tỉnh đã bố trí nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh cho
hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của khu vực nông thôn ở 09 huyện của

18


×