Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 69 trang )

Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn chuyên ngành Quản lý môi trƣờng, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tác giả đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, tập thể trong
và ngoài trƣờng.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Quảng – Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Bách khoa Hà nội đã tận tình
hƣớng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình làm luận văn này;
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy - Cô giáo giảng viên trong
Viện khoa học và Công nghệ Môi trƣờng đã chỉ dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tác
giả trong quá trình học tập;
Xin cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ của Viện đào tạo sau đại học –
Trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình hƣớng dẫn tác giả trong quá trình
học tập và hoàn thành các thủ tục trong quá trình bảo vệ luận văn;
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Vân Côn, tập thể hội phụ nữ các thôn
trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ, cho tác giả điều tra, khảo sát, cung cấp các tài liệu
để có dữ liệu hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng hoàn thành bản luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình. Tuy nhiên, thời gian và năng lực có hạn nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy Cô và các bạn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè,
những ngƣời đã khích lệ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn!

i



Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các
dữ liệu trong luận văn là trung thực, các tài liệu trích dẫn trong luân văn có nguồn gốc rõ
ràng, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố.

Tác giả

Đỗ Đăng Long

ii


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCL
BVMT
BVTV
MN
CSYT
CTR
CTRSH
CTNH

HTX
MTĐT
TN-MT
UBND
VSMT
XLCT

: Bãi chôn lấp
: Bảo vệ môi trƣờng
: Bảo vệ thực vật
: Mầm non
: Cơ sở y tế
: Chất thải rắn
: Chất thải rắn sinh hoạt
: Chất thải nguy hại
: Hợp tác xã
: Môi trƣờng đô thị
: Tài nguyên - Môi trƣờng
: Ủy ban nhân dân
: Vệ sinh môi trƣờng
: Xử lý chất thải

iii


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng:1.1. Thành phần CTRSH tại đầu vào các BCL ở một số địa phƣơng ..............9
Bảng 1. 2. Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Vân Côn năm 2013 .............19
Bảng 1.3: Hiện trạng sử dụng các loại đất xã Vân Côn 2013 ...................................20
Bảng 3.1. Bảng số liệu điều tra CTRSH của một số dân ..........................................30
Bảng 3.2. Bảng số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra CTRSH của một số dân.............31
Bảng 3.3. Bảng số liệu điều tra lƣợng chất thải phát sinh từ các chợ .......................32
Bảng 3.4. Bảng số liệu điều tra từ các cơ quan, trƣờng học .....................................33
Bảng 3.5. Thành phần CTRSH của các nhóm hộ trên địa bàn xã Vân Côn .............34
Bảng 3.6. Phân bố dân cƣ và lƣợng CTRSH trung bình của xã Vân Côn ................36
Bảng 3.7. Lƣợng phát sinh chất thải của các khu chợ trên địa bàn xã Vân Côn ......38
Bảng 3.8. Lƣợng CTRSH phát sinh tại UBND, trƣờng học, CSYT, khu chợ ..........39
Bảng 3.9. Thiết bị và phƣơng tiện thu gom ..............................................................40
Bảng 3.10. Mức thu phí vệ sinh môi trƣờng của xã ..................................................43
Bảng 3.11. Ƣớc tính tỷ lệ các hình thức xử lý CTRSH của ngƣời dân trong xã ......44
Bảng 3.12. Tổng lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn xã .......................................44
Bảng: 3.13. Dự báo khối lƣợng CTRSH của địa phƣơng trong 5 năm tới ...............46
Bảng: 4.1 Số lƣợng xe gom rác cụ thể cho từng thôn ...............................................49
Bảng: 4.2 Số lƣợng thùng chứa chất thải ơ các điểm công cộng ..............................50

iv


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. 1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt................................................7
Hình 3.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt tại xã Vân Côn .................................35

Hình 3.2. Thành phần chất thải tại chợ ....................................................................38
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn thôn Phƣơng
Quan, Quyết Tiến xã Vân Côn ..................................................................................41
Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn thôn các thôn
trong xã Vân Côn ......................................................................................................42
Hình: 4.1. Sơ đồ làm phân bón sinh học ...................................................................52

v


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 2
3. Mục đích của đề tài. .......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................. 3
Chƣơng 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về quản lý chất thải rắn ............................................................. 4
1.1.2. Khái niệm về chất thải rắn. ......................................................................... 4

1.1.2. Phân loại chất thải rắn. ................................................................................ 4
1.1.3. Thành phần chất thải ................................................................................... 6
1.2. Hiện trạng phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam .................. 7
1.2.1. Sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở một số đô thị, vùng của Việt Nam .. 7
1.2.2. Sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở một số vùng nông thôn Việt Nam .. 8
1.2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ............................................................. 9
1.2.4. Quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt ở Việt Nam ......................................... 10
1.3. Tác động của chất thải tới môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. .................. 15
1.3.1. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc .............................................................. 15
1.3.2. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí...................................................... 16
1.3.3. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất ................................................................. 16
1.3.4. Ảnh hƣởng đến cảnh quan và sức khỏe con ngƣời ................................... 16
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 17
1.4.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................................. 17
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu .................................................................... 18

vi


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

1.4.1.3. Đặc điểm thủy văn ................................................................................. 18
1.4.1.4. Hệ thống giao thông ............................................................................... 19
1.4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. .......................................................................... 19
1.4.2.1. Dân số và diện tích. ................................................................................ 19
1.4.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế của địa phƣơng ......................................... 20
1.4.2.3.Giáo dục - Y tế -Văn hóa ........................................................................ 22
1.4.2.4. Công trình tôn giáo tín ngƣỡng .............................................................. 23

Chƣơng 2 - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 25
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 25
2.1.1. Ƣu và nhƣợc điểm một số phƣơng pháp xử lý rác.................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 26
2.3.1. phƣơng pháp luận ...................................................................................... 26
Chƣơng 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 30
3.1. Số liệu điều tra ............................................................................................. 30
3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt............................................................................... 30
3.1.1.1. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình. ......................... 30
3.1.1.2. Lƣợng chất thải phát sinh từ các khu chợ (chợ phiên, chợ cóc) ............ 32
3.1.1.3. Lƣợng chất thải phát sinh từ các cơ quan, trƣờng học ........................... 33
3.1.1.4. Thành phần chất thải sinh hoạt .............................................................. 33
3.2. Thực trạng chất thải rắn trên địa bàn xã....................................................... 35
3.2.2. Lƣợng chất thải phát sinh từ các khu dịch vụ (chợ) ................................. 37
3.2.3. Lƣợng chất thải phát sinh từ các cơ quan, trƣờng học .............................. 39
3.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã.................. 39
3.3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Vân Côn ...................... 39
3.3.1.2Thu gom, vận chuyển và phân loại chất thải sinh hoạt ............................ 40
a.Thu gom: .......................................................................................................... 40
b. Vận chuyển ...................................................................................................... 42
c. Tình hình thu phí vệ sinh môi trƣờng.............................................................. 42
3.3.2. Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã.......................................... 43

vii


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A


3.3.2.1. Cách xử lý chất thải của ngƣời dân và tỷ lệ thu gom............................. 43
3.4. Tổng khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt hàng năm trên địa bàn xã ............. 44
3.4.1. Thực trạng khối lƣợng chất thải sinh hoạt ............................................... 44
3.4.2. Dự báo tổng khối lƣợng CTR phát sinh trên địa bàn. ............................... 45
Chƣơng 4- ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
CỦA ĐỊA PHƢƠNG .......................................................................................... 47
4.1. Đề xuất các biện pháp quản lý. .................................................................... 47
4.1.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................................. 47
4.1.2. Phƣơng pháp truyền thông, giáo dục. ....................................................... 50
4.2. Phƣơng pháp làm phân compost .................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 57

viii


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Vân Côn là một xã thuần nông ngoại thành Hà Nội, có diện tích tự nhiên là
619.4 ha với 13 ngàn dân, nằm cách trung tâm Hà Nội 17 km về phía Đông Bắc.
Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đang
có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, đời sống nhân dân đang từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Song mức sống của ngƣời dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội
càng lớn, cùng với sự gia tăng dân số cũng nhƣ thiếu các chính sách về quản lý chất
thải và sự hiểu biết của ngƣời dân về BVMT còn thấp đã và đang làm cho môi

trƣờng nơi đây ngày một ô nhiễm hơn.
Với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, và
tiến tới xây dựng nông thôn mới theo nghị quyết số 26 NQ/TW. Trong đó, BVMT
là một trong các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý chất thải rắn (CTR) nói chung, chất thải
rắn sinh hoạt (CTRSH) nói riêng của địa phƣơng vẫn chƣa tìm đƣợc hƣớng giải
quyết, chƣa xây dựng đƣợc các biện pháp quản lý, thu gom và vận chuyển loại cũng
nhƣ cách xử lý các loại chất thải này. Chất thải ở đây đƣợc ngƣời dân tự tổ chức thu
gom và vận chuyển tới những chỗ trũng của địa phƣơng đổ lộ thiên không tiến hành
bất kỳ một biện pháp xử lý nào, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi
trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. Nghiêm trọng hơn những bãi
chất thải tự phát nay còn nằm ở những nơi gần nguồn nƣớc nhƣ gần sông, ao hồ, nơi
ngƣời dân chăn nuôi. Đặc biệt, những bãi chất thải này còn là nguy cơ gây ra các
dịch bệnh ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe của ngƣời dân.
Công tác tuyên truyền cho ngƣời dân hiểu biết về môi trƣờng, lợi ích của
việc BVMT đối với sức khỏe, với đời sống của ngƣời dân còn nhiều hạn chế. Công
tác quy hoạch mạng lƣới thu gom, tập kết, trung chuyển và xử lý CTRSH vẫn chƣa
đƣợc quan tâm, phƣơng tiện, thiết bị thu gom vận chuyển chƣa phù hợp nên đã gây

1


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

ra tình trạng mất vệ sinh môi trƣờng cục bộ tại một số nơi, ảnh hƣởng trực tiếp đến
sức khỏe mọi ngƣời và mục tiêu phát triển bền vững của địa phƣơng.
Từ những thực tế trên, Luận văn đƣợc thực hiện nhằm “Điều tra, đánh giá
hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải sinh hoạt của một thuần

nông ngoại thành Hà Nội (xã Vân Côn - Hoài Đức - Hà Nội)” để từng bƣớc đánh
giá đƣợc thực trạng phát thải chất thải của địa phƣơng và đề xuất đƣợc một số các
biện pháp quản lý nhằm giải quyết những vấn đề bất cập trong công tác quản lý môi
trƣờng trên địa bàn hiện tại và những năm tới. Trong đó, nghiên cứu hiện trạng
CTRSH, các biện pháp quản lý có hiệu quả CTRSH và công tác tuyên truyền cho
cộng đồng hiểu biết về môi trƣờng, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng là
mục tiêu chính của đề tài.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu: Do điều kiện thực tế tại địa phƣơng, điều kiện về thời
gian tác giả tập trung nghiên cứu về CTRSH, hiện trạng phát sinh CTRSH, từ các
hộ gia đình, cơ quan, trƣờng học, các khu chợ và hiện trạng CTRSH tại địa phƣơng
và công tác quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu: trên quy mô toàn xã.
3. Mục đích của đề tài.
Đánh giá đƣợc thực trạng phát thải, công tác quản lý, thu gom vận chuyển
CTRSH trên địa bàn.
Đánh giá những bất cập, thiếu hụt về chính sách, pháp luật trong hoạt động
quản lý CTRSH (thu gom, vận chuyển, lƣu giữ và xử lý).
Vai trò của các cấp chính quyền trong việc quản lý CTRSH
Đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm quản lý chặt chẽ có hiệu quả hoạt động
quản lý CTRSH tại xã.

2


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

4. Ý nghĩa của đề tài.

- Về Khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để kiến nghị giải pháp
quản lý, cơ chế chính sách hỗ trợ công tác quản lý CTRSH cho các xã.
- Về thực tiễn:
+ Góp phần cải thiện môi trƣờng trên địa bàn xã Vân Côn;
+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng và vai trò của cấp quản lý tại địa phƣơng.

3


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

Chƣơng 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về quản lý chất thải rắn
Quản lý CTR là hoạt động phân loại, thu gom vận chuyển, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải [1].
Hoạt động quản lý CTR thực hiện tối ƣu hoá 6 yếu tố bao gồm: Quản lý CTR
tại nguồn phát sinh, quản lý việc lƣu giữ CTR tại chỗ (lƣu chứa tạm thời), quản lý
sự thu gom và chuyển dọn CTR, Quản lý sự trung chuyển, vận chuyển CTR, Quản
lý hoạt động tái sinh CTR, Quản lý sự tiêu huỷ CTR. Ngoài ra trong hoạt động quản
lý CTR cần chú trọng quy hoạch quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý CTR.
1.1.2. Khái niệm về chất thải rắn.
CTR đƣợc hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt động của con ngƣời
và động vật tồn tại ở rạng rắn, đƣợc thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không
muốn dùng nữa[8].
“CTRSH là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con ngƣời,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các trung tâm
dịch vụ, thƣơng mại. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,

gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng,
xƣơng động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả
vv…”
1.1.2. Phân loại chất thải rắn.
Việc phân loại CTR là một công việc khá phức tạp bởi sự đa rạng về chủng
loại, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhƣng
đều chung mục đích là để có biện pháp quản lý và xử lý chúng sao cho hiệu quả
nhất, nhằm gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, BVMT.
CTR đa rạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau nhƣ :

4


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

a. Phân loại theo nguồn thải
- CTRSH: Là chất thải phát sinh trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, nơi
công cộng đƣợc gọi chung là CTRSH.
- Chất thải công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác đƣợc gọi
chung là chất thải công nghiệp.
- Chất thải nông nghiệp: Là lƣợng chất thải phát sinh từ các hoạt động nhƣ:
trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế biến
gia súc, gia cầm,… đƣợc gọi chung là chất thải nông nghiệp.
- Chất thải xây dựng: Là các phế thải nhƣ: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình…. Đƣợc gọi chung là chất thải xây
dựng.

- Chất thải y tế: Chất thải phát sinh từ các hoạt động y tế nhƣ: khám bệnh,
bào chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y, …Sinh ra từ các bệnh viện, các trung
tâm điều dƣỡng, cơ sở y tế dự phòng. Bao gồm:
- Chất thải y tế thông thƣờng (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói,
khăn giấy lau tay,….
Chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm nhƣ: bông, băng thấm dịch hoặc máu,
các hộp thuốc quá hạn, kim tiêm…
- Chất thải từ các nguồn khác nhƣ: thƣơng mại, dịch vụ…
b. Phân loại theo thành phần hữu cơ và vô cơ
Chất thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn
gốc từ động vật hoặc thực vật, thƣờng là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm chất thải,
xƣơng, ruột gà…
Chất thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất nhƣ kim loại, đá, sành sứ, đất, thủy
tinh,… đƣợc thải ra trong sinh hoạt hàng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế
đƣợc và tái sử dụng đƣợc.

5


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

c. Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR có các loại nhƣ sau:
- Chất thải thực phẩm: là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nông phẩm
hoa quả trong qúa trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hƣ hại thải loại
ra. Tính chất đặc trƣng của chất thải thực phẩm là quá trình lên men cao, nhất là
trong điều kiện độ ẩm không khí 85% - 90%, nhiệt độ 30 - 350C, quá trình này gây
mùi thối nồng nặc và phát tán vào không khí nhiều bào tử nấm bệnh.

- Chất thải tạp: bao gồm các chất cháy đƣợc và không cháy đƣợc sinh ra từ
các hộ gia đình , công sở, hoạt động thƣơng mại,…, chất thải tạp có loại phân giải
nhanh, có loại phân giải chậm hoặc khó phân giải (bao nylon); có loại cháy đƣợc, có
loại không cháy.
- Loại chất thải đốt đƣợc bao gồm các chất giấy, bìa, plastic, vải, cao su, da,
gỗ, lá cây; loại không cháy gồm thủy tinh, đồ nhôm, kim loại.
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá… ở các hộ
gia đình, công sở, nhà hàng, xí nghiệp…
- Chất thải xây dựng: đây là CTR từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa,
đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông…
d. Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy,dễ nổ,dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc các đặc tính nguy hại khác.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không có chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
1.1.3. Thành phần chất thải

- Thành phần của CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần
riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thƣờng đƣợc tính bằng phần trăm
theo khối lƣợng.

6


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá

và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để xử lý, các quá trình xử lý cũng nhƣ
việc hoạch định các hệ thống, chƣơng trình và kế hoạch quản lý CTR.
1.2. Hiện trạng phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
1.2.1. Sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở một số đô thị, vùng của Việt Nam
Bất kỳ một hoạt động nào của con ngƣời đều có thể sinh ra chất thải và theo
GS.TS Trần hiếu Nhuệ thì CTRSH đƣợc hình thành từ các quá trình chủ yếu sau:
Các hoạt động KT-XH của con ngƣời

Các quá
trình phi
sản xuất

Hoạt động
sống và tái
sinh của
con ngƣời

Các hoạt
động quản


Các hoạt
động giao
thông, giao
tiếp và đối
ngoại

CHẤT THẢI SINH HOẠT
Hình 1. 1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn:GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, 2001[6])

Lƣợng CTRSH tại các đô thị ở nƣớc ta phát sinh ngày càng tăng, tính trung
bình mỗi năm tăng khoảng 10 -16% . tại hầu hết các đô thị, khối lƣợng CTRSH
chiếm khoảng 60 – 70% tổng lƣợng CTR đô thị [8].
Theo thống kê của TCMT tổng hợp 2011, lƣợng CTR đô thị phát sinh năm
2007 là khoảng 0,75 kg/ngƣời/ngày và tới năm 2010 là 1 kg/ngƣời/ngày. Kết quả
điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, đô thị có lƣợng CTRSH phát sinh lớn
nhất là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, chiếm tới 45,24% tổng lƣợng CTRSH của tất
cả các đô thị tƣơng ứng khoảng 8000 tấn/ngày, Hà Nội 2600 tấn/ngày, Tp Hồ Chí
Minh là khoảng 5400 tấn/ngày. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại tổng lƣợng và

7


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

chỉ số phát sinh CTR đô thị của đô thị đặc biệt nhƣ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh là
6.500 tấn/ngày và 7.081 tấn/ngày [8].
Chỉ số phát sinh CTRSH bình quân đầu ngƣời lớn nhất xảy ra ở các đô thị
phát triển du lịch nhƣ các thành phố: Hạ Long, Hội An, Ninh Bình,...Các đô thị có
chỉ số phát sinh CTRSH thấp nhất là Tp. Đồng Hới, Thị xã Kon Tum, Tp. Cao
Bằng.
1.2.2. Sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở một số vùng nông thôn Việt Nam
Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng Việt Nam năm 2011 của TCMT, chất
thải nông thôn ƣớc tính 0,3 kg/ngƣời/ngày và có xu hƣớng tăng đều theo từng năm.
CTRSH khu vực nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ cao, chủ yếu là từ thực phẩm, chất
thải vƣờn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân
hủy chiếm tới 65% trong CTRSH gia đình ở nông thôn) [8].
Với dân số 60,703 triệu ngƣời sống ở khu vực nông thôn (năm 2010), lƣợng

phát sinh CTRSH của ngƣời dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3 kg/ngƣời/ngày,
ta có thể ƣớc tính lƣợng CTRSH phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày, tƣơng đƣơng với
6,6 triệu tấn/năm[8].
Theo số liệu thống kê của TCMT, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan
năm 2008 đã thải ra môi trƣờng 11.000 tấn bao bì hóa chất BVTVcác loại [8].
Tuy nhiên, việc thu gom CTR tại nông thôn chƣa đƣợc coi trọng, nhiều thôn,
xã, chƣa có các đơn vị thu gom, vận chuyển CTR nông thôn. Một số địa phƣơng đã
áp dụng các biện pháp thu gom CTRSH nhƣng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác
xã tự tổ chức thu gom, phƣơng tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến
chuyên chở về nơi tập trung chất thải. Mặt khác, hoạt động thu gom này không đƣợc
diễn ra thƣờng xuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét kênh mƣơng do xã phát động.
Theo thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ, trên 40%
thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom chất thải tự quản. Tỷ lệ thu gom CTRSH tại
khu vực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55%[8]. Do tỷ lệ thu gom chƣa đáp ứng nhu
cầu, nên chất thải vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ...

8


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

1.2.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống, thói quen và ý thức của ngƣời
dân. Mức sống, thu nhập khác nhau giữa các vùng, các đô thị đóng vai trò quyết
định khối lƣợng, thành phần trong CTRSH
Trong thành phần chất thải đƣa đến các bãi chôn lấp, thành phần chất thải có
thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%, tiếp theo
là thành phần nhựa 8 - 16%, thành phần kim loại đến 2%, CTNH bị thải lẫn vào

CTRSH nhỏ hơn 1%.[8]

Bảng:1.1. Thành phần CTRSH tại đầu vào các BCL ở một số địa phƣơng
TT

Loại chất
thải

Hà Nội
(xuân
Sơn)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Rác hữu cơ
Giấy
Vải

Gỗ
Nhựa
Da, Cao su
Kim loại
Thủy tinh
Xỉ than
Sành xứ
Đát và cát
Nguy hại
Bùn
Loại khác

60,79
5,38
1,76
6,63
8,35
0,22
0,25
5,07
2,34
1,26
5,44
0,82
1,63
0,05

Hải
Phòng
(Đình

Vũ)
57,56
5,42
5,12
3,70
11,28
1,90
0,25
1,35
6,06
0,44
2,96
0,05
2,75
1,14

Huế
(Thủy
phƣơng)
77,1
1,92
2,89
0,59
12,47
0,28
0,40
0,39
0,79
1,70
1,46

-

Đà
Nẵng
(Hòa
Khánh)
68,47
5,07
1,55
2,79
11,36
0,23
1,45
0,14
0,79
6,75
0,02
1,35
0,03

HCM
(Đa
Phƣớc)
64,50
8,17
3,88
4,59
12,42
0,44
0,36

2,4
0,44
0,24
1,39
0,12
2,92
0,14

Bắc
Ninh
(Thị trấn
Hồ)
56,90
3,73
1,07
9,65
0,20
0,58
27,85
0,07
-

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trƣờng Việt Nam năm 2011, [8]
Do đặc điểm khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc mƣa nhiều,
độ ẩm cao, kết hợp với thói quen không phân loại chất thải của ngƣời dân. Điều này
gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng nhƣ xử lý CTR tại Việt Nam.

9



Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

1.2.4. Quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt ở Việt Nam
a. Quản lý chất thải sinh hoạt tại Việt Nam
Quản lý CTRSH tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố nhƣ Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…. đang là thách thức lớn đối với các nhà
quản lý. Tốc độ gia tăng chất thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản suất, dịch vụ
tăng, mức sống của ngƣời dân đang ngày một tăng lên mà còn cả ý thức của ngƣời
dân về BVMT chƣa cao.
Trong nhiều năm qua, công tác quản lý CTR đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan
tâm của Đảng và nhà nƣớc, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật quản lý CTR đã
đƣợc quy định trong Luật BVMT số 55/2014/QH13, trong chiến lƣợc quốc gia về
quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050. Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý CTR, Danh mục chi tiết
các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong
lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao. Nghị định số
04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt
động BVMT. Tuy nhiên kết quả đạt đƣợc trên thực tế vẫn còn rất hạn chế.
Theo nguồn trích dẫn từ báo cáo hiện trạng môi trƣờng năm 2011 thì tỷ lệ thu
gom CTRSH trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 83-85% cho
năm 2010, còn ở các khu vực nông thôn thì tỷ lệ thu gom dao động từ 40 - 55%[8].
Hiện nay cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom chất thải vẫn
dựa vào kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, mặc dù đã huy động đƣợc các thành phần
kinh tế tham gia song tính chất xã hội hoá trong hoạt động thu gom còn thấp, ngƣời
dân chƣa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng nhƣ chƣa thấy rõ
đƣợc nghĩa vụ phải đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom chất thải.
Hiện tại, trên địa bàn của các vùng nông thôn vẫn chƣa có hệ thống thu gom,
vận chuyển CTR một cách có hệ thống, xuyên suốt. Mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc

của ngƣời dân mà mỗi địa phƣơng hình thành một tổ chức công cộng hoặc đội

10


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

VSMT để tiến hành thu gom CTRSH nhằm giải quyết yêu cầu thu gom chất thải
hàng ngày.
Tuy nhiên, việc thu gom CTR tại nông thôn chƣa đƣợc coi trọng, nhiều thôn,
xã, chƣa có các đơn vị thu gom, vận chuyển CTR. Một số địa phƣơng đã áp dụng
các biện pháp thu gom CTRSH nhƣng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ
chức thu gom, phƣơng tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về
nơi tập trung chất thải. Mặt khác, hoạt động thu gom này không đƣợc diễn ra
thƣờng xuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét kênh mƣơng do xã phát động. Theo
thống kê có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã
đã hình thành các tổ thu gom chất thải tự quản. Tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực
nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55% [8]. Do tỷ lệ thu gom chƣa đáp ứng nhu cầu,
nên chất thải vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ...
Đối với CTR từ các hoạt động làng nghề, mặc dù, công tác thu gom vận
chuyển ngày càng đƣợc chính quyền các địa phƣơng quan tâm nhƣng dƣờng nhƣ
vẫn không thể đáp ứng đƣợc với yêu cầu và nếu có thu gom thì chƣa triệt để. Vẫn
còn rất nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trƣờng gây ô nhiễm không khí, đất,
nƣớc, tác động xấu đến cảnh quan.
Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phƣơng đang trong
tình trạng nơi do Sở TN&MT quản lý, nơi lại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN& PTNT) đảm nhiệm, đối với CTRSH ở vùng nông thôn và CTR làng
nghề vẫn chƣa xác định thuộc quyền quản lý của Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT hay

Bộ Công Thƣơng. Hiện tƣợng chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan có chất
thải khiến công tác này bị bỏ ngỏ.
Chính vì, sự phân công, phân nhiệm của các Bộ/ngành trong quản lý CTR
nông thôn còn chƣa đƣợc rõ ràng nên chƣa thấy đƣợc vai trò của các cấp trong hệ
thống quản lý và chồng chéo khi triển khai thực hiện.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nƣớc, kinh tế nông
thôn cũng đang trong giai đoạn chuyển mình để phát triển. Sự phát triển đó đã tạo

11


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

sức ép không nhỏ đối với môi trƣờng. Do vậy, vấn đề CTR nông thôn đang rất cần
đến sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý trong việc chỉ đạo thu gom, quy
hoạch các trạm trung chuyển CTR của từng địa phƣơng. Bên cạnh đó, cũng rất cần
đầu tƣ kinh phí cho công nghệ xử lý CTR nông thôn đảm bảo vệ sinh an toàn cho
môi trƣờng và con ngƣời.
Bộ máy quản lý môi trƣờng vùng nông thôn từ cấp tỉnh xuống cấp xã: Phòng
quản lý môi trƣờng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng ở tỉnh, Phòng Tài nguyên
và Môi trƣờng ở huyện, Cán bộ quản lý môi trƣờng ở xã.
Tuy nhiên, năng lực quản lý Nhà nƣớc ở lĩnh vực môi trƣờng ở các cấp đều
thiếu về số lƣợng, yếu kém về chuyên môn, đặc biệt càng xuống cấp dƣới, huyện,
xã các yếu kém nêu trên càng bộc lộ, chƣa thực hiện đƣợc chức năng quản lý môi
trƣờng trong nhiệm vụ đƣợc giao.
Chƣa có sự quan tâm thỏa đáng của các địa phƣơng nhƣ: chƣa giành ngân
sách cho thu gom, xử lý chất thải. Chƣa thực hiện phân công quản lý chất thải giữa
các cấp trong quản lý môi trƣờng và thu gom chất thải.

Tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý chất thải ở cấp xã, thị trấn hình thành tự phát,
không có quy hoạch, không có nguồn vốn đầu tƣ, không có định hƣớng trong triển
khai thực hiện, dẫn đến hiệu quả thực hiện thấp và thiếu bền vững.
b. Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị và chất thải sinh hoạt tại Việt
Nam
Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng Việt Nam của TCMT năm 2011 thì tỷ lệ
CTR đô thị đƣợc chôn lấp hiện chiểm khoảng 76 - 82% lƣợng chất thải thu gom
đƣợc (trong đó, khoảng 50% đƣợc chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp
vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 BCL chất thải tập trung ở các thành phố lớn
đang vận hành nhƣng chỉ có 16 bãi đƣợc coi là hợp vệ sinh. ở phần lớn các bãi chôn
lấp, việc chôn lấp chất thải đƣợc thực hiện hết sức sơ sài.[8]
CTRSH ở nông thôn cũng chủ yếu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp.
Tuy nhiên, toàn quốc chỉ có 12 trên tổng số 63 tỉnh thành phố có BCL hợp vệ sinh

12


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn và phần lớn đƣợc xây dựng trong vòng 10 năm qua.
Hầu hết các BCL chất thải nông thôn đều không hợp vệ sinh, chủ yếu các bãi chất
thải hở và để phân hủy tự nhiên. Ngoài ra, còn có các biện pháp khác nhƣ phƣơng
pháp ủ phân compost, đốt chất thải thu năng lƣợng. Song, hai phƣơng pháp này
chƣa thể áp dụng rộng rãi tại khu vực nông thôn Việt Nam.[8]
Tại Việt Nam một số đô thị áp dụng công nghệ đốt chất thải nguy hại nhƣ: lò
đốt CEETIIACN 150 tại bãi chất thải Nam Sơn (Hà Nội), công suất 150kg/h, có
buồng đốt đa cấp, tránh dioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa cấp, vận hành tự động
hoặc bán tự động.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bắc Cạn, bênh viện lao, phổi Thái
Nguyên, trung tâm y tế huyện Lƣơng Tài và Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) sử dụng lò đốt
chất thải y tế hiệu suất cao VHI-18B là loại hình tiết kiệm nhiên liệu, với nguyên lý
đốt đa vùng, hiệu suất đốt cháy cao, có khả năng loại trừ triệt để bụi, kim loại nặng
và các khí độc hại nhƣ: NOx, SOx, HCl, HF, các sản phẩm cháy chứa Dioxin và
Furan.
Hiện tại công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đang đƣợc các địa
phƣơng áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nhƣ.
Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức phổ biến ở các
vùng nông thông, do ngƣời dân tự thỏa thuận và cử ngƣời thu gom cho 1 xóm hoặc
1 cụm dân cƣ. Chất thải sau khi thu gom thƣờng là đổ lộ thiên ven đƣờng làng, bờ
mƣơng, chƣa đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp địa phƣơng cả về tài chính và
chính sách, ngƣời thu gom chất thải tự trang bị phƣơng tiện thu gom. Hoạt động
không chuyên nghiệp, số lần thu gom trung bình 1 lần/tuần, có nơi 2 tuần/1 lần chủ
yếu thu gom chất thải cho khu vực ven đƣờng chính và khu tập trung dân cƣ.
Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức: Đã có sự quan tâm của chính quyền
địa phƣơng nhƣ hỗ trợ về phƣơng tiện thu gom, nhiều địa phƣơng đã quy hoạch
đƣợc điểm tập kết, BCL chất thải. Tuy nhiên, các mô hình này cũng chỉ dừng lại ở
nhiệm vụ thu gom chất thải từ khu dân cƣ đến các điểm tập kết, chƣa có các biện

13


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

pháp kỹ thuật trong phân loại, XLCT. Chƣa xây dựng đƣợc cơ chế và nguồn tài
chính để duy trì công tác thu gom, XLCT. Số lần thu gom chất thải 2-3 lần/tuần.
ngƣời thu gom chƣa đƣợc hƣởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội. Hoạt động thiếu

chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả thấp. Chất thải của các cấp địa phƣơng chủ yếu là
hỗ trợ (nên có đến đâu hỗ trợ đến đấy) mà chƣa xây dựng đƣợc quy trình thu gom,
XLCT đảm bảo các yêu cầu VSMT.
Các mô hình hợp tác xã (HTX) dịch vụ VSMT. Là mô hình đƣợc coi là mô
hình hoạt động hiệu quả nhất ở nông thôn. Hoạt động theo luật HTX, có điều lệ hoạt
động, phƣơng án sản xuất dịch vụ, kết hợp nhiều loại dịch vụ môi trƣờng nhƣ thu
gom chất thải, thoát nƣớc, cây xanh, quản lý nghĩa trang… Hình thức này chủ yếu ở
các thị trấn, thị tứ, rất ít các xã có hình thức dịch vụ này. Hầu hết các HTX dịch vụ
môi trƣờng đã đƣợc đầu tƣ xe thu gom chất thải, một số nơi đã đƣợc đầu tƣ xe vận
chuyển chất thải. Ngƣời lao động đƣợc trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế và
bảo hiểm xã hội. Số lần thu gom/tuần 3-7 lần/tuần.
Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty cổ phần: Rất ít
có ở các vùng nông thôn do các dịch vụ về môi trƣờng không mang lại lợi nhuận về
kinh tế
Mô hình Công ty Môi trƣờng đô thị (MTĐT): Một số vùng ven đô, các công
ty Môi trƣờng đô thị đã mở rộng dịch vụ thu gom chất thải cho các xã lân cận. Công
ty có thể làm dịch vụ trọn gói từ thu gom, vận chuyển và XLCT hoặc chỉ vận
chuyển và xử lý. Kinh phí hoạt động của công ty từ nguồn thu phí của dân và ngân
sách của thành phố, đƣợc hƣởng đầy đủ các chế độ của lao động nặng và độc hại.
Hiện chỉ có một số rất ít các xã ven các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh
đƣợc hƣởng các dịch vụ này.
Các hoạt động thu gom CTRSH trên địa bàn nông thôn những năm gần đây
cũng đƣợc nhiều địa phƣơng quan tâm. Đến năm 2011, cả nƣớc có 3.996 xã có tổ
chức (hoặc thuê) thu gom chất thải, chiếm tỷ lệ 44% (năm 2006 có 28,4%) và
25,8% số thôn có tổ chức (hoặc thuê) thu gom chất thải. Tuy kết quả đạt đƣợc còn

14


Luận văn thạc sỹ


Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

thấp và chƣa đều giữa các vùng, các địa phƣơng nhƣng xu hƣớng chung là tăng dần
so với các năm trƣớc. Đạt cao nhất về 2 chỉ tiêu trên là vùng ĐBSH (81,6% và
66,2%), thấp nhất là trung du miền núi phía Bắc(chỉ 12,7% và 4,4%), (kết quả Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, Tổng cục thống Kê)[4].
 Về hoạt động tái chế
Việc ứng dụng các công nghệ tái chế chất thải để tái sử dụng còn rất hạn chế,
chƣa đƣợc tổ chức, quy hoạch và phát triển. Chỉ có một phần nhỏ chất thải đƣợc chế
biến thành phân bón vi sinh vật và chất mùn hợp vệ sinh, tuy nhiên, sản phẩm của
các đơn vị này lại không đƣợc ngƣời dân hƣởng ứng, tiêu thụ, một phần là do chất
lƣợng một phần là do hiểu biết của ngƣời tiêu dùng. Các cơ sở tái chế chất thải có
quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu do các lao động nghèo làm nghề thu
mua phế liệu, và một số ngƣời đi thu nhặt chất thải tự do bán cho các cơ sở tái chế
nhỏ, và một số làng nghề đúc, tái chế nhựa… Mặc dù vậy, một số làng nghề tái chế
hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trƣờng bức xúc nhƣ: Chỉ Đạo (Hƣng Yên),
Minh Khai (Hƣng Yên), làng nghề sản xuất giấy Dƣơng Ổ (Bắc Ninh)… Ở Hà Nội
đã thu hồi tái chế và sử dụng đƣợc hơn 15% lƣợng chất thải phát sinh. Tuy nhiên,
việc tiếp xúc trực tiếp với chất thải tại các BCL gây nguy hiểm tới sức khỏe con
ngƣời, dễ mắc một số bệnh nhƣ; uốn ván, nhiễm trùng và các loại dịch bênh.
1.3. Tác động của chất thải tới môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.
1.3.1. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc
Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi
trƣờng nƣớc. Phần nổi lên mặt nƣớc sẽ có quá trình khoáng hóa hữu cơ để tạo ra các
sản phẩm trung gian sau đó những sản phẩm cuối cùng là khoáng chất và nƣớc.
Phần chìm trong nƣớc sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung
gian và sau đó là sản phẩm cuối cùng CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung
gian đều gây mùi hôi thối và là chất gây ức chế các quá trình sinh trƣởng và phát
triển của các động thực vật thủy sinh. Bên cạnh đó, còn mang rất nhiều vi trùng vi


15


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

khuẩn và siêu vi trùng gây bệnh, làm ô nhiễm nguồn nƣớc cũng nhƣ nguồn nƣớc
ngầm.
1.3.2. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí
Các CTR thƣờng có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm
không khí. Có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trong không khí gây
ô nhiễm trực tiếp, có những loại chất thải dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây bị hôi
thối) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ
ẩm là 70-80%) sẽ đƣợc các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi, các chất khí ô nhiễm
có tác động xấu đến môi trƣờng, sức khỏe và khả năng hoạt động của con ngƣời.
1.3.3. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất
Các chất thải hữu cơ sẽ đƣợc vi sinh vật phân hủy trong môi trƣờng đất. Khi
chất thải đi vào môi trƣờng đất sẽ xảy ra quá trình phân giải yếm khí và hiếu khí, sẽ
tạo ra các sản phẩm trung gian và cuối cùng nếu là hiếu khí thì hình thành nên các
khoáng chất đơn giản, H2O, CO2, yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4,
H2O, CO2, sự tạo thành khí CH4 trong điều kiện yếm khí làm xuất hiện thêm chất
độc trong môi trƣờng đất, khí thoát ra sẽ bốc lên và góp phần làm gia tăng hiệu ứng
nhà kính. Ở các BCL, sự phân giải các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khiến cho
không khí trong đất bị ô nhiễm ảnh hƣởng đến vi sinh vật sống môi trƣờng đất. Các
chất độc sinh ra trong quá trình lên men khuếch tán và thấm vào đất nằm lại ở trong
đó, nhất là H2S.
1.3.4. Ảnh hƣởng đến cảnh quan và sức khỏe con ngƣời
CTR phát sinh từ khu dân cƣ nếu không đƣợc thu gom và xử lý đúng cách sẽ

gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ và làm mất
vẻ mỹ quan của làng quê.
Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ ngƣời và
gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … Tạo điều kiện cho muỗi, chuột,
ruồi …sinh sản và lây lan mầm bệnh cho ngƣời, nếu nặng trở thành dịch bệnh cho
ngƣời và vật nuôi.

16


Luận văn thạc sỹ

Quản lý Tài nguyên và Môi trường 2013A

Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong chất thải có thể
gây bệnh cho ngƣời nhƣ: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thƣơng hàn, phó thƣơng
hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
- Phân loại, thu gom và xử lý chất thải không đúng quy định là nguy cơ gây
bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, ngƣời bới chất thải, nhất là khi gặp phải các
CTR nguy hại từ y tế, công nghiệp nhƣ: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, vật liệu
sắc, nhọn….
Tại các bãi đổ lộ thiên, nếu không đƣợc quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng cho bãi chất thải và cho cộng đồng dân cƣ trong khu vực, gây ô nhiễm
không khí, nguồn nƣớc, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dƣỡng các vật chủ trung gian
truyền bệnh cho ngƣời và vật nuôi. Chất thải nếu không thu gom tốt cũng là một
trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nứớc của các
sông rạch và hệ thống thoát nƣớc trên địa bàn.
1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vân Côn
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1.Vị trí địa lý

Vân Côn là một xã nằm ở phía Nam của huyện Hoài Đức và cách trung tâm
thành phố Hà Nội khoảng 17 km về phía Đông Bắc,. xã có vị trí địa lý nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp với xã Song Phƣơng – huyện Hoài Đức
- Phía Nam giáp với xã Cộng Hòa – huyện Quốc Oai
- Phĩa Đông giáp xã An Thƣợng – huyện Hoài Đức
-Phía Tây giáp xã Yên Sơn – huyện Quốc oai

17


×