Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng môi trường nước thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 74 trang )

BÙI TRỌNG TẤN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Bùi Trọng Tấn
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC THUỘC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NHẰM PHỤC VỤ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHO LƯU VỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật Môi trường
KHÓA 2013B
Hà Nội - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Bùi Trọng Tấn

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC THUỘC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NHẰM PHỤC VỤ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHO LƯU VỰC


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật Môi trường

Hà Nội - Năm 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .....................................................................8
CHƢƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ...........................................................11
1.1. Đặc trƣng một số KLN và ảnh hƣởng của KLN tới môi trƣờng sinh thái .....11
1.1. 1.Khái niệm chung về KLN .........................................................................11
1.1.2. Tính chất của các KLN ............................................................................11
1.1. 3. Đặc tính của một số KLN nghiên cứu và ảnh hưởng tới sinh vật...........11
1.1.4. Nguồn gây ô nhiễm KLN..........................................................................14
1.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố lý - hóa đến nồng độ KLN trong nƣớc................15
1.3. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế xã hội của LVS Nhuệ - Đáy .............................16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................16
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình NTTS .............................................20
1.3.3. Hiện trạng ô nhiễm KLN..........................................................................21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................24
2.2.2. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu nước ................................................31
2.2.2. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu nước ................................................31
2.2.3. Phương pháp phân tích............................................................................31
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................33
2.2.5. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường .......................................34

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................35
3.1. Đặc điểm thủy lý, thủy hóa của môi trƣờng nƣớc LVS Nhuệ - Đáy .............35
3.1.1. Đặc điểm độ pH và thế oxi hóa - khử Eh .................................................35
3.1.2. Đặc điểm nhiệt độ và DO ........................................................................36
3.1.3. Đặc điểm nồng độ sắt và cacbon hữu cơ tổng số (TOC).........................37
3.2. Đánh giá ô nhiễm KLN trong nƣớc LVS Nhuệ - Đáy ...................................39
3.2.1. Ô nhiễm trên sông ....................................................................................39

3


3.2.2. Ô nhiễm trong các ao NTTS ....................................................................44
3.3. Mối liên hệ giữa các yếu tố lý - hóa với hàm lƣợng KLN trong nƣớc ..........51
3.3.1. Tương quan giữa các yếu tố lý hóa với nồng độ Cu................................51
3.3.2. Tương quan giữa các yếu tố lý hóa với nồng độ Zn ................................53
3.3.3. Tương quan giữa các yếu tố lý hóa với nồng độ Cd................................54
3.3.4. Tương quan giữa các yếu tố lý hóa với nồng độ Pb ................................55
3.4. Thảo luận về một số nguyên nhân gây ô nhiễm ............................................57
3.5. Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trƣờng phục vụ cho NTTS trong LVS
này .........................................................................................................................59
3.5.1. Giải pháp về quản lý, pháp chế ...............................................................61
3.5.2. Giải pháp vận động, giáo dục cộng đồng. ...............................................61
3.5.3. Giải pháp công nghệ, xử lý chất thải .......................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65
PHỤC LỤC ...............................................................................................................69

4



Trƣớc và trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã tham gia cùng Viện
Khoa học Địa chất và Khoáng sản thực hiện Đề tài “Nghiên cứu và đánh giá sự tích
tụ sinh học của kim loại nặng trên một số loài cá kinh tế trong lưu vực sông Nhuệ sông Đáy và sự ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng thuỷ sản trong lưu vực sông”, mã
số 106.13-2011.04, do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
(NAFOSTED) tài trợ. Vai trò của tác giả trong đề tài: làm công tác chuẩn bị hồ sơ,
giấy tờ; tham gia toàn bộ các đợt thu mẫu tại thực địa; đo đạc các chỉ tiêu và gia
công mẫu tại phòng thí nghiệm; tham gia viết báo cáo kết quả.
Tôi đã đƣợc chủ nhiệm Đề tài là TS. Ngô Thị Thúy Hƣờng đồng ý cho sử
dụng kết quả của Đề tài phục vụ Luận văn thạc sĩ này.

Bùi Trọng Tấn

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LVS

Lƣu vực sông

KLN

Kim loại nặng

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

KHKT


Khoa học kỹ thuật

NXB

Nhà xuất bản

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng (oC) qua các năm của Hà Nội (trạm Láng) .....19
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng (mm) qua các năm của Hà Nội (trạm Láng)
...................................................................................................................................19
Bảng 1.3. Độ ẩm trung bình tháng (%) qua các năm của Hà Nội (trạm Láng) ........20
Bảng 2.1. Danh sách lấy mẫu ao đợt 1 (mùa Thu) ....................................................25
Bảng 2.2. Danh sách lấy mẫu ao đợt 2 (mùa Đông) .................................................25
Bảng 2.3. Danh sách lấy mẫu ao đợt 3 (mùa Xuân) .................................................26
Bảng 2.4. Danh sách lấy mẫu ao đợt 4 (mùa Hạ) .....................................................26
Bảng 2.5. Danh sách lấy mẫu sông đợt 1 (mùa Thu) ................................................27
Bảng 2.6. Danh sách lấy mẫu sông đợt 2 (mùa Đông) .............................................28
Bảng 2.7. Danh sách lấy mẫu sông đợt 3 (mùa Xuân) ..............................................29

Bảng 2.8. Danh sách lấy mẫu sông đợt 4 (mùa Hạ) ..................................................30
Bảng 3.1. Giá trị trung bình của pH và Eh tại các khu vực trong các mùa ...............35
Bảng 3.2. Giá trị trung bình của nhiệt độ và DO tại các khu vực trong các mùa .....36
Bảng 3.3. Giá trị trung bình của nồng độ Fe và cacbon hữu cơ tổng số tại các khu
vực trong các mùa .....................................................................................................37
Bảng 3.4. Tƣơng quan bội giữa các yếu tố lý - hóa và nồng độ Cu trong nƣớc .......52
Bảng 3.5. Tƣơng quan bội giữa các yếu tố lý – hóa và nồng độ Zn .........................53
Bảng 3.6. Tƣơng quan bội giữa các yếu tố lý – hóa và nồng độ Cd .........................54
Bảng 3.7. Tƣơng quan bội giữa các yếu tố lý – hóa và nồng độ Pb .........................55
Bảng 3.8. Hệ số tƣơng quan giữa các yếu tố lý – hóa và nồng độ các KLN ............56

7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ lƣu vực hệ thống sông Nhuệ - Đáy ...............................................17
Hình 2.1. Vùng nghiên cứu và điểm thu mẫu thuộc LVS Nhuệ - Đáy .....................23
Hình 3.1. Biến động của nồng độ Cu trong nƣớc sông (mg/l) tại các khu vực qua các
mùa trong năm...........................................................................................................39
Hình 3.2. Biến động của nồng độ Zn trong nƣớc sông (mg/l) tại các khu vực qua các
mùa trong năm...........................................................................................................40
Hình 3.3. Biến động của nồng độ Cd trong nƣớc sông (mg/l) tại các khu vực qua các
mùa trong năm...........................................................................................................41
Hình 3.4. Biến động của nồng độ Pb trong nƣớc sông (mg/l) tại các khu vực qua các
mùa trong năm...........................................................................................................42
Hình 3.5. Biến động trung bình năm của nồng độ các KLN trong nƣớc sông (mg/l)
theo khu vực. .............................................................................................................43
Hình 3.6. Biến động của nồng độ Cu trong nƣớc ao (mg/l) tại các khu vực qua các
mùa trong năm...........................................................................................................44
Hình 3.7. Biến động của nồng độ Zn trong nƣớc ao (mg/l) tại các khu vực qua các

mùa trong năm...........................................................................................................45
Hình 3.8. Biến động của nồng độ Cd trong nƣớc ao (mg/l) tại các khu vực qua các
mùa trong năm...........................................................................................................46
Hình 3.9. Biến động của nồng độ Pb trong nƣớc ao (mg/l) tại các khu vực qua các
mùa trong năm...........................................................................................................48
Hình 3.10. Biến động trung bình năm của nồng độ các KLN trong nƣớc ao (mg/l)
theo khu vực. .............................................................................................................49

8


MỞ ĐẦU
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là hàng loạt các vấn
đề về môi trƣờng và sức khỏe của con ngƣời. Sự phát triển của các ngành công
nghiệp là một trong những vấn đề lớn nhất gây ra ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi
khí hậu. Đó cũng là nguyên nhân trực tiếp của sự ô nhiễm kim loại nặng (KLN)
trong nƣớc ở các lƣu vực sông (LVS). Khi nguồn nƣớc sông hoặc ao nuôi bị ô
nhiễm KLN thì chúng sẽ tích tụ lại trong vật nuôi và đi vào cơ thể ngƣời theo chuỗi
thức ăn gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe con ngƣời.
Trƣớc mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của LVS, nhiều cơ quan, đơn
vị đã nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trƣờng nói chung và môi trƣờng nƣớc
nói riêng trên hệ thống sông Nhuệ - Đáy. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ đi sâu
đánh giá mức độ ô nhiễm từ nƣớc thải các nhà máy, làng nghề, nƣớc thải sinh hoạt
chứ hầu nhƣ chƣa đánh giá đƣợc mức độ nhiễm bẩn của các ao nuôi Thủy sản trong
LVS có lấy nƣớc từ sông và chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp cải thiện nhằm phục vụ
nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong lƣu vực. Vì thế, việc “Điều tra, đánh giá mức độ
ô nhiễm kim loại nặng môi trường nước thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và
đề xuất giải pháp cải thiện nhằm phục vụ nuôi trồng thủy sản cho lưu vực” là
việc làm cần thiết phục vụ cho công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và cho việc
phát triển ngành NTTS bền vững ở LVS nói riêng, qua đó cung cấp nguồn thủy sản

sạch, hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe ngƣời tiêu thụ.
Theo báo cáo về môi trƣờng Quốc gia năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi
trƣờng, LVS của 3 hệ thống sông chính gồm: LVS Cầu, LVS Sài Gòn - Đồng Nai
và LVS Nhuệ - Đáy đều có mức độ ô nhiễm đáng báo động, đặc biệt là LVS Nhuệ Đáy. Đến năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực hiện nhiều đợt khảo sát,
quan trắc nhằm đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại các vùng kinh tế trọng điểm: phía
Bắc, miền Trung và phía Nam. Kết quả là hầu hết các LVS đƣợc khảo sát và quan
trắc đều có chất lƣợng nƣớc mặt bị suy giảm nghiêm trọng, các chỉ tiêu điều tra nhƣ
pH, DO, BOD5, COD, NO2, NO3, NH4, H2S và một số KLN đều không đạt quy
chuẩn đối với nƣớc mặt theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT - Quy

9


chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt. Đối với sông Tô Lịch và sông
Nhuệ, hàm lƣợng KLN trong nƣớc mặt nói chung thấp hơn tiêu chuẩn nƣớc mặt của
Việt Nam nhƣng lại cao hơn giá trị trung bình của nƣớc ngọt thế giới: sông Nhuệ
cao hơn từ 0,42 – 43 lần và sông Tô Lịch cao hơn 0,13 – 0,32 lần [21].
Với sự cấp thiết nói trên, đề tài đƣợc nghiên cứu nhằm đánh giá đƣợc mức độ
ô nhiễm KLN trong môi trƣờng nƣớc sông Nhuệ - Đáy và các ao nuôi thủy sản lấy
nƣớc từ các sông này, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện phục vụ cho NTTS bền
vững trong LVS. Tác giả tập trung nghiên cứu 4 KLN bao gồm: Cd, Pb, Cu, Zn,
trong đó Cd và Pb là những KLN rất độc với sinh vật, còn Cu và Zn là các kim loại
thiết yếu nhƣng cũng có thể gây độc đối với cơ thể khi nồng độ vƣợt ngƣỡng cho
phép. Đây cũng là các KLN đƣợc con ngƣời thải vào môi trƣờng với khối lƣợng
lớn. Các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
1. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN trong nƣớc ở LVS Nhuệ - Đáy.
2. Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố lý hóa của nƣớc với hàm lƣợng các
KLN trong nƣớc.
3. Đề xuất đƣợc các biện pháp cải thiện môi trƣờng phục vụ cho NTTS ở LVS.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hàm lƣợng KLN trong môi trƣờng nƣớc

thuộc phạm vi LVS Nhuệ - Đáy trên địa bàn các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hà
Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình.
Trong luận văn có chỉ ra mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của KLN trong LVS
và những điểm ô nhiễm bất thƣờng đồng thời lý giải các nguyên nhân của sự ô
nhiễm đó. Thông qua các kết quả thu thập và phân tích để đƣa ra biện pháp xử lý,
giảm thiểu đồng thời có các biện pháp ứng phó để phục vụ cho công tác NTTS bền
vững trong LVS.
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân
tích là phƣơng pháp khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS, Inductively Coupled
Plasma Mass Spectrometry) [31].

10


CHƢƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Đặc trƣng một số KLN và ảnh hƣởng của KLN tới môi trƣờng sinh thái
1.1. 1.Khái niệm chung về KLN
KLN là những kim loại có khối lƣợng riêng lớn hơn 5g/cm3. Một số KLN có
thể cần thiết cho vi sinh vật, chúng đƣợc xem là nguyên tố vi lƣợng. Nhiều KLN
gây độc hại với môi trƣờng và cơ thể sinh vật khi hàm lƣợng của chúng vƣợt quá
tiêu chuẩn cho phép (TCCP) [39].
Thông thƣờng KLN để chỉ những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô
nhiễm và độc hại. Tuy nhiên, một số trong chúng cũng bao gồm những nguyên tố
kim loại cần thiết cho sinh vật ở nồng độ thấp [20]. KLN có thể đƣợc chia làm 3
loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, Co, Sn,…), những kim loại quý
(Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…) [8].
1.1.2. Tính chất của các KLN
Các KLN và muối của chúng là những chất độc hại và là chất khá bền vững,
khó phân hủy sinh học. Những kim loại này có mặt trong hầu hết các loại nƣớc thải
công nghiệp, đặc biệt là các ngành liên quan tới kim loại nhƣ: công nghiệp mạ,

luyện kim, hóa chất, sản xuất pin, cơ khí… [23].
KLN thƣờng không bị phân hủy sinh học mà tích tụ lại trong sinh vật, tham
gia chuyển hóa sinh học tạo thành các hợp chất độc hại hoặc ít độc hơn. Đôi khi
chúng tích tụ trong hệ thống phi sinh học nhƣ đất, nƣớc, không khí, trầm tích và
đƣợc chuyển hóa nhờ sự thay đổi của các yếu tố lý hóa: nhiệt độ, pH, áp suất... [12].
1.1. 3. Đặc tính của một số KLN nghiên cứu và ảnh hưởng tới sinh vật
1.1.3.1. Cađimi (Cd)
Cd có mặt ở mọi nơi trong lớp vỏ Trái đất, hàm lƣợng trung bình vào khoảng
0,1 mg/kg. Hàm lƣợng Cd trong các trầm tích sông hồ lên tới 5 mg/kg và trong các
trầm tích biển từ 0,03 đến 1 mg/kg [36].

11


Cd có thể xâm nhập vào nguồn nƣớc từ các quá trình khai khoáng, từ dầu
máy, hoặc các ngành công nghiệp hóa chất. Cd tồn tại trong nƣớc chủ yếu ở dạng
Cd2+ và rất dễ bị thủy phân trong môi trƣờng kiềm. Không chỉ tồn tại ở dạng hợp
chất vô cơ, nó còn liên kết với các chất hữu cơ, đặc biệt là axit humic tạo phức có
khả năng hấp thụ tốt bởi các hạt sa lắng [32].
Về mặt hóa học, Cd và Zn có cấu trúc điện tử khá giống nhau, nên Cd can
thiệp vào phản ứng của các enzym chứa Zn, đặc biệt là enzyme carbonic anhydrase,
gây rối loạn trao đổi chất. Cd cũng gây ảnh hƣởng tới các quá trình sinh học mà Ca
và Mg tham gia [27].
Cd và các hợp chất đều rất độc ngay ở nồng độ rất thấp, chúng có thể tích lũy
sinh học trong các sinh vật thủy sinh và hệ sinh thái. Cd hấp thụ vào các cơ quan
nhƣ vỏ, gan, tụy... của tôm và nhuyễn thể. Với các động vật thủy sinh, Cd chủ yếu
tích tụ trong thận và có thời gian bán hủy sinh học kéo dài từ 10 - 35 năm [17, 27].
Với cơ thể ngƣời, khi Cd đạt tới lƣợng nhất định sẽ ảnh hƣởng tới xƣơng và
thận. Tại Thụy Điển, một nghiên cứu trên 1021 ngƣời đàn ông và phụ nữ bị nhiễm
độc Cd cho kết quả là nhiễm độc kim loại này liên quan đến sự gia tăng nguy cơ

gãy xƣơng ở tuổi trên 50 [36]. Bệnh itai-itai ở ngƣời là do bị ngộ độc Cd ở mức cao.
Ngƣời bệnh bị tổn hại thận, xƣơng bị nhức, giòn và dễ bị gãy [28].
1.1.3.2. Chì (Pb)
Trong thạch quyển, hàm lƣợng Pb trung bình vào khoảng 1,6x10-3 % trọng
lƣợng [26]. Nồng độ Pb trong khí quyển nói chung cao hơn các kim loại khác, phát
sinh từ việc đốt xăng pha chì, từ bụi công nghiệp, v.v. Trong môi trƣờng nƣớc, Pb
tồn tại ở dạng Pb+2, chủ yếu phát sinh từ đƣờng ống và các thiết bị chứa nƣớc [32].
Với sinh vật thủy sinh, sự nhiễm độc mãn tính Pb gây ra stress và đen vây ở
cá. Nhiễm độc Pb cấp tính cũng cản trở hô hấp ở tôm. Ảnh hƣởng của Pb trong
nƣớc còn phụ thuộc vào độ cứng của nƣớc. Đối với cá, khi độ cứng nhỏ hơn 50 mg
CaCO3/l thì hàm lƣợng Pb phải nhỏ hơn 4 mg/L. Trong nƣớc lợ và nƣớc mặn thì độ
độc của Pb lên sinh vật sẽ giảm so với trong nƣớc ngọt [18].

12


Ở ngƣời, Pb gây tổn thƣơng vĩnh viễn hệ thần kinh trung ƣơng, can thiệp vào
quá trình tổng hợp heme (thành phần chính của huyết sắc tố để cấu tạo nên hồng
cầu), gây thiếu máu, là tác nhân gây ung thƣ. Ở dạng vô cơ, Pb ức chế tổng hợp
hemoglobin dẫn đến bệnh thiếu máu. Do cấu trúc tƣơng tự Ca nên Pb đƣợc đƣa vào
các tế bào thần kinh và ty thể. Pb làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sự dẫn truyền xung
thần kinh qua các xynap của nơ ron thần kinh [16].
Pb còn tác động lên hệ enzym, nhất là enzym có nhóm -SH, gây rối loạn một
số chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tủy. Có nhiều con đƣờng để
Pb xâm nhập vào cơ thể con ngƣời nhƣ qua thức ăn, nƣớc uống nhiễm chì và qua hô
hấp. Sau khi vào cơ thể, Pb khó bị đào thải, chủ yếu qua nƣớc tiểu, còn lại nó tích
lũy trong cơ thể đặc biệt trong xƣơng và răng, chiếm đến 95% tổng lƣợng chì có
trong cơ thể. Pb cản trở quá trình chuyển hóa Vitamin D, qua đó kìm hãm quá trình
chuyển hóa canxi [32]. Các hợp chất hữu cơ của Pb rất bền và độc hại đối với cơ thể
ngƣời, có thể dẫn đến chết ngƣời [22].

Pb có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính. Ngƣời bị ngộ độc Pb cấp tính có
những triệu chứng về thần kinh nhƣ nhức đầu, cáu gắt, dễ bị kích động. Đối với
ngƣời nhiễm độc Pb lâu dài có trí nhớ giảm sút, có thể dẫn đến đần độn [22]. Sự
nhiễm độc Pb còn gây ung thƣ phổi, ung thƣ dạ dày và u thần kinh đệm [35]. Ngoài
ra, Pb ảnh hƣởng tới khả năng sinh sản, gây sẩy thai, suy thoái nòi giống [13].
1.1.3.3. Đồng (Cu)
Trong tự nhiên, Cu tồn tại đa phần ở dạng phức chất hữu cơ. Hàng năm
lƣợng bụi Cu đƣợc khuếch tán bởi gió vào khoảng 0,9-15 × 103 tấn, từ cháy rừng
0,1-7,5 × 103 tấn và hoạt động núi lửa 0,9-18 × 103 tấn [42].
Cu là nguyên tố vi lƣợng quan trọng cho sự sống của con ngƣời và vật nuôi.
Nó tham gia tạo hồng cầu, bạch cầu và các enzyme quan trọng. Cu tham gia vào quá
trình sản xuất năng lƣợng, tạo sắc tố đen (melanin) và sắc tố máu của các loài giáp
xác và nhuyễn thể. Tuy vậy, sự tích tụ Cu tới hàm lƣợng nhất định có thể gây độc
cho cơ thể sinh vật. Sự hiện diện của Fe, acid citric, EDTA, axit humic và các

13


peptid làm giảm độ độc của Cu. CaO cũng làm giảm độ độc của Cu2+ do sự cạnh
tranh giữa Ca2+ và Cu2+ trên bề mặt của các tế bào mang cá [18].
Cu đi vào cơ thể con ngƣời chủ yếu theo 3 con đƣờng: tiêu hóa (thức ăn,
nƣớc uống), hít thở và qua da. Cu gây ra bệnh Wilson ở ngƣời và những ngƣời mắc
bệnh này có chứa hàm lƣợng Cu rất cao trong gan và não [42]. Ngƣợc lại, nếu nồng
độ Cu quá thấp, cơ thể sẽ phát triển không bình thƣờng, nhất là đối với trẻ em [34].
1.1.3.4. Kẽm (Zn)
Các chất thải từ động vật, nông nghiệp, bùn thải cống rãnh, bụi than, nông
dƣợc ... thải ra một lƣợng đáng kể Zn đi vào môi trƣờng đất, khoảng 640–1914×103
tấn mỗi năm từ những chất thải có chứa Zn [43]. Ngoài ra, Zn còn đƣợc giải phóng
vào không khí từ các đám cháy rừng, có khoảng 7600 tấn Zn trên toàn cầu đƣợc
phóng thích vào không khí mỗi năm [26]. Zn cũng đi vào môi trƣờng từ quá trình

phong hóa địa chất. Trong nông nghiệp, việc bón phân hóa học cho đất cũng là một
trong những nguyên nhân làm gia tăng hàm lƣợng Zn trong môi trƣờng, ƣớc tính
khoảng 260–1100 tấn [15].
Zn là nguyên tố cần thiết đối với cơ thể sinh vật nhƣng sự dƣ thừa Zn sẽ gây
ra những tác động không tốt đối với sinh vật. Trong cơ thể động vật, gan là cơ quan
tích tụ chủ yếu của các nguyên tố vi lƣợng trong đó có Zn. Lƣợng kẽm trong thức
ăn đi vào cơ thể Zn > 100 mg/ngày gây giảm sự hấp thụ Cu, từ 200-500 mg/ngày
gây xáo trộn dạ dày, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, khi hàm lƣợng Zn > 1000 mg
gây nôn, sốt, tổn hại thận và lách [19].
1.1.4. Nguồn gây ô nhiễm KLN
Trong tự nhiên, các KLN có sẵn trong đất và nƣớc, tuy nhiên hàm lƣợng của
chúng tăng cao và gây ô nhiễm đất, nƣớc là do tác động của con ngƣời. Việc đốt
cháy các nhiên liệu hóa thạch giải phóng khoảng 20 kim loại độc hại vào môi
trƣờng nhƣ Pb, Cd, Zn, Ni... [14]. Nhiều hoạt động công nghiệp cũng sử dụng và
phát thải các KLN. Cd đƣợc dùng trong mạ thép, hợp kim, hàn, bột màu, chất bán
dẫn, v.v... Pb là kim loại khá phổ biến, dùng làm phụ gia của xăng, trong sản xuất

14


pin, ắcquy, hợp kim hàn, đạn súng hơi, dùng để pha vào sơn, trong sản xuất dƣợc
phẩm, gốm sứ, v.v. Hg đƣợc dùng trong công nghiệp giấy, sản xuất pin, bóng đèn
huỳnh quang, sơn và dƣợc phẩm [24].
Các loại phân hóa học đƣợc sản xuất từ nguồn nguyên liệu chứa nhiều KLN
nên việc sử dụng cũng gây ra ô nhiễm KLN cho môi trƣờng đất và nƣớc. Tùy thuộc
nguồn gốc của đá Phosphate để sản xuất phân lân mà hàm lƣợng Cd trong phân lân
biến động khác nhau [9].
Bên cạnh các nguồn chất thải nêu trên, KLN còn tồn tại trong nƣớc máy,
trong thực phẩm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm, kem đánh răng... Chúng
có thể đi vào cơ thể qua thức ăn, hô hấp và tích lũy tăng dần trong cơ thể.

1.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố lý - hóa đến nồng độ KLN trong nƣớc
Độ pH: Ảnh hƣởng trực tiếp tới độ hoà tan của KLN trong nƣớc. Khi pH
giảm, độ tan của các kim loại tăng, do đó khả năng hoạt động sinh học của chúng
cũng tăng. Cụ thể: ở pH < 4,5, độ tan của nhôm (Al) tăng mạnh dẫn đến làm chết cá
ở những hồ bị axit hóa [41]. Những vùng nƣớc bị nhiễm phèn, hàm lƣợng Al và Fe
vƣợt quá ngƣỡng chịu đựng của cá, làm cho mang cá bị đóng cứng bởi các hợp chất
của Al và Fe dẫn đến cá chết.
Thế ô xi hóa - khử (Eh): Là một chỉ tiêu hoá - lý giản đơn nhất dùng để đánh
giá mức độ ô xi hoá - khử của môi trƣờng nƣớc. Eh liên quan trực tiếp tới oxi hòa
tan và pH của nƣớc cũng nhƣ các chất dạng ô xi hoá và chất dạng khử. Trong điều
kiện thoáng khí và có chứa nhiều chất dạng ô xi hóa thì Eh cao và ngƣợc lại. Thế ô
xi hóa khử ảnh hƣởng trực tiếp đến dạng tồn tại của các KLN trong nƣớc.
Nhiệt độ: nhiệt độ của môi trƣờng ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi chất ở
động vật thông qua việc ảnh hƣởng tới nồng độ hòa tan của ô xi trong nƣớc và các
KLN khác. Ở nhiệt độ cao, nồng độ bão hòa của ô xi hòa tan trong nƣớc giảm và
ngƣợc lại. Khi nhiệt độ tăng sẽ làm tăng độ hòa tan cũng nhƣ tính độc của các kim
loại hòa tan trong nƣớc [17]. Đối với động vật không xƣơng sống ở nƣớc mặn, phần
lớn độ độc của các kim loại đều tăng theo nhiệt độ của môi trƣờng [25].

15


DO: Là tổng ô xi hòa tan trong nƣớc. Hàm lƣợng ô xi hòa tan trong nƣớc
thƣờng nhỏ hơn 10 mg/l. Hàm lƣợng DO trong nƣớc thay đổi theo ngày đêm và
theo mùa bắt nguồn từ sự thay đổi của nhiệt độ, sự quang hợp của thực vật thủy sinh
và lƣợng các chất thải hữu cơ trong nƣớc. DO rất quan trong cho quá trình trao đổi
chất của thủy sinh vật và các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong nƣớc. Do
vậy, DO cũng gián tiếp ảnh hƣởng tới tính độc của KLN trong thủy vực [17].
TOC: Là tổng số các bon hữu cơ hòa tan trong nƣớc và trong các vật chất lơ
lửng. Nhìn chung, các bon hữu cơ rất khó bị phân hủy bởi vi sinh vật và hàm lƣợng

trong nƣớc của chúng nằm trong khoảng 1-30 mg/l. Hàm lƣợng TOC trong nƣớc
cao, đồng nghĩa với hàm lƣợng ô xi hòa tan trong nƣớc thấp [17].
1.3. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế xã hội của LVS Nhuệ - Đáy
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên của LVS Nhuệ - Đáy
LVS Nhuệ - Đáy trải dài từ 200 đến 21020’ vĩ độ Bắc và từ 1050 đến 106030’
kinh độ Đông. Khu vực có diện tích tự nhiên gần 8.000 km2 thuộc 5 tỉnh, thành phố
gồm: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định.
Sông Đáy là dòng sông chính của lƣu vực, bắt nguồn từ sông Hồng tại hệ
thống phân chứa lũ Vân Cốc (huyện Phúc Thọ) chảy qua các tỉnh thành gồm Hà
Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định trƣớc khi đổ ra biển Đông tại cửa Đáy của
Nam Định. Sông Đáy có chiều dài khoảng 247 km từ cửa Hát Môn đến cửa Đáy với
diện tích lƣu vực khoảng 6.595 km2 [22, 24].
Sông Nhuệ là phụ lƣu lớn của sông Đáy, bắt nguồn từ sông Hồng tại cống
Liên Mạc (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chảy qua các các quận: Cầu Giấy, Hà
Đông, Từ Liêm, huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Thƣờng Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên
rồi chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý với chiều dài 74 km.
Ngoài ra, LVS còn bao gồm những phụ lƣu của sông Đáy hoặc sông Nhuệ,
nhƣ: Sông Châu (Hà Nam); sông Hoàng Long (Ninh Bình); sông Đào (Nam Định)...

16


Hình 1.1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông Nhuệ - Đáy
(Nguồn ảnh: Cục bảo vệ môi trƣờng - Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng)

17


Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu trong LVS nhƣ sau:

a) Hà Nội:
+ Xã Liên Châu, Thanh Oai: tổng diện tích là 618,43 ha (trong đó, diện tích
đất dành cho NTTS là 109,66 ha, chiếm 17,7 %, và hiện xã đang đề xuất mở rộng
diện tích này lên 200 ha [2].
+ Xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì: tổng diện tích tự nhiên là 811,68 ha (trong đó,
đất NTTS là 132 ha, chiếm 16,3 %) [5].
b) Hà Nam:
+ Xã Kiện Khê, Thanh Liêm: tổng diện tích là 759,70 ha (trong đó, đất NTTS
là 28,3 ha, chiếm 3,7 %) [1].
+ Xã Tiên Tân, Duy Tiên: tổng diện tích là 748,11 ha. Trong đó, diện tích đất
nông nghiệp chiếm 443,73 ha (diện tích NTTS là 52,78 ha, chiếm 7,0 %) [6].
c) Ninh Bình:
Xã Ninh Giang, Hoa Lƣ, Ninh Bình: tổng diện tích là 647,35 ha (trong đó, đất
NTTS là 10 ha, chiếm 1,5%) [4].
d) Nam Định:
Xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Hƣng, Nam Định: tổng diện tích là 1122,81 ha (trong đó,
đất NTTS là 99,85 ha, chiếm 8,9%) [3].
1.3.1.2. Điều kiện khí hậu
Khu vực LVS nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hƣởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều.
* Nắng
Tổng số giờ năm trung bình năm 2012 là: 1.450 giờ. Tháng 6 có số giờ nắng
trung bình cao nhất: 189 giờ. Tháng 3 số giờ nắng trung bình thấp nhất: 45 giờ.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí ảnh hƣởng trực tiếp đến nhiệt độ của nƣớc tại LVS, khi
nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm
trong môi trƣờng càng lớn.

18



Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng (oC) qua các năm của Hà Nội (trạm Láng)
Năm
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
TB năm

2005

2008

2010

2011

2012

16,2
17,8

19,2
24,3
29,2
30,3
29,7
28,8
28,7
26,3
22,7
17,4
24,2

15,2
13,8
21,4
24,7
27,5
28,6
29,4
29,0
28,3
26,5
21,4
18,4
23,7

18,1
20,9
21,9
23,5

28,7
30,9
30,7
28,6
28,7
25,7
22,1
19,4
24,9

12,8
17,7
17,1
23,8
27,2
29,5
29,9
28,9
27,6
24,5
23,8
17,4
23,4

14,6
16,2
20,2
26,2
28,9
30,3

29,6
29,3
28,0
26,8
23,4
18,7
24,4

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2012
* Lượng mưa
Mƣa có tác dụng pha loãng nhƣng cũng gây xáo trộn dòng nƣớc.
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng (mm) qua các năm của Hà Nội (trạm Láng)
Năm
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tổng

2005


2008

2010

2011

2012

11,4
35,6
27,4
32,9
221,4
278,0
277,9
377,2
366,0
17,8
91,9
26,8
1764,3

26,6
13,9
20,5
121,6
184
234,3
423,5
304,5

199,4
469,0
258,7
11,4
2267,1

80,9
8,1
5,8
55,6
149,7
175,4
280,4
274,4
171,8
24,9
0,6
11,6
1239,2

9,3
17,5
105,9
42,0
149,0
388,3
255,3
313,2
247,3
177,6

31,8
51,5
1788,7

20,3
16,5
16,9
31,8
386,7
268,9
388,3
487,8
54,7
77,5
34,8
25,7
1809,9

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2012
Lƣợng mƣa lớn thƣờng tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm. Lƣợng
mƣa trung bình năm từ 2005 đến 2012 dao động từ 1.239 mm đến 2.267 mm.

19


* Độ ẩm không khí
Bảng 1.3. Độ ẩm trung bình tháng (%) qua các năm của Hà Nội (trạm Láng)
Năm
Tháng
Tháng 1

Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tổng

2005

2008

79
85
83
83
78
77
79
83
78
76
79
69
79


80
72
82
84
79
81
79
83
80
80
76
75
79

2010
81
80
78
85
81
74
74
82
79
70
71
77
78


2011

2012

71
83
81
80
76
80
78
81
81
79
77
68
78

83
83
83
80
79
75
79
79
77
76
79
79

79

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2012
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình NTTS
Dân số trên LVS Nhuệ - Đáy ƣớc tính đến nay khoảng hơn 10 triệu ngƣời,
thuộc 6 tỉnh, Thành phố bao gồm: Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hà Nam, Nam Định, Ninh
Bình, Hòa Bình. Trong đó, Hà Nội là thủ đô, thành phố Nam Định là đô thị loại 2,
và nhiều thị xã, khu công nghiệp [10].
Do đó hoạt động kinh tế xã hội gắn với LVS là rất lớn và nhu cầu về nuôi
trồng đánh bắt thuỷ sản ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại Hà Nội, diện tích NTTS
chiếm tới 16-17% tổng diện tích đất tự nhiên. Với mật độ dân số trung bình tại lƣu
vực đạt 1405 ngƣời/km2, LVS đang tiếp nhận lƣợng lớn các KLN từ sự rửa trôi
trong nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, làng nghề và các khu công nghiệp.
Xét các tỉnh thành trên LVS thì Hà Nội (bao gồm cả Hà Tây) có đóng góp
đáng kể tới ô nhiễm nguồn nƣớc. Cụ thể, Hà Nội với số dân đông (47% toàn lƣu
vực), mật độ cao, có lƣợng nƣớc thải sinh hoạt chiếm 71%, nƣớc thải y tế tính theo
giƣờng bệnh chiếm 63%, nƣớc thải công nghiệp chiếm trên 55%, nƣớc thải làng
nghề chiếm 58% [10].

20


Hà Nội mỗi ngày có khoảng 320.000m3 nƣớc thải xả ra sông Nhuệ chảy qua
vùng trũng huyện Thanh Trì sau khi đƣợc xử lý trong những hệ thống nông nghiệp
kết hợp thủy sản. Các hồ: Hồ Tây, Trúc Bạch, Bảy mẫu… trƣớc đây thƣờng chứa
nƣớc thải sinh hoạt và đƣợc sử dụng cho NTTS. Những ao, hồ thƣờng thả cá giống
nhƣ: Mè trắng, Trắm cỏ, Chép Ấn Độ (Rohu, Mrigalla), Rô phi và Chép [33].
1.3.3. Hiện trạng ô nhiễm KLN
Trên thế giới, sự ô nhiễm nƣớc và các LVS đƣợc đề cập đến trong nhiều tài
liệu khác nhau. Tại Ấn Độ, sông Cauvery River bị ô nhiễm bởi các KLN (Cr, Pb,

Zn) do chất thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của ngƣời dân 2 bên bờ
sông [7]. Hồ Lake Manzala và sông Rosetta Branch ở Ai Cập cũng đƣợc đánh giá
là nhiễm KLN [40]. Hàng năm ở Trung Quốc có tới 62,6 tỷ tấn nƣớc thải đổ vào các
sông: sông Dƣơng Tử (hay Trƣờng Giang): 22 tỷ tấn, sông Hoàng hà: 3,9 tỷ tấn,
trong đó có 62% nƣớc thải công nghiệp, 36% hầu nhƣ không đƣợc xử lý [11].
Đập Thanh Liệt là nơi tiếp nhận thêm một khối lƣợng nƣớc thải sinh hoạt và
công nghiệp của phần lớn nội thành Hà Nội từ sông Tô Lịch và Kim Ngƣu vào
thƣợng lƣu của sông Nhuệ. Mức độ ô nhiễm hiện nay khá nghiêm trọng: hàm lƣợng
KLN vƣợt quá mức TCCP và không phù hợp cho NTTS trực tiếp trên sông [33].
Gần đây, nƣớc thải từ Hà Nội đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy trên địa bàn tỉnh
Hà Nam đã gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Theo báo cáo của trung tâm
quan trắc Phân tích tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Hà Nam tháng 1/2014, nƣớc sông
tại cống Nhật Tựu có màu đen xám, bốc mùi hôi. Kết quả phân tích cho thấy nồng
độ chất ô nhiễm vƣợt nhiều lần TCCP. Nƣớc sông đã bị ô nhiễm trên cấp báo động
3 theo quy định bảo vệ môi trƣờng của tỉnh [38].
Nhƣ vậy chất lƣợng nƣớc của sông Nhuệ, sông Đáy đã bị ô nhiễm do chảy qua
các các khu công nghiệp, khu dân cƣ và làng nghề. Ở LVS Nhuệ - Đáy, nƣớc sông
bị ô nhiễm chủ yếu bởi các hợp chất hữu cơ, dinh dƣỡng, lơ lửng, KLN, mùi hôi, độ
màu và vi khuẩn [10]. Tuy nhiên, ô nhiễm KLN là một trong những vấn đề đang
đƣợc quan tâm trên toàn bộ LVS bởi những độc tính nguy hiểm của KLN cũng nhƣ
khả năng tích tụ và chuyển hóa của chúng qua chuỗi thực phẩm vào cơ thể ngƣời.

21


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là đánh giá về hiện trạng ô nhiễm KLN
(Cd, Pb, Cu, Zn) trong nƣớc thuộc LVS Nhuệ - Đáy. Khu vực nghiên cứu trải dài
qua 4 tỉnh thuộc LVS, bao gồm: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Những

điểm nghiên cứu lấy mẫu và khảo sát đƣợc thực hiện tập trung tại 5 khu vực nhƣ
trong hình 2.1.
-

Khu vực 1: Thƣợng lƣu sông Nhuệ, nơi ít bị ảnh hƣởng của nƣớc thải thành
phố Hà Nội.

-

Khu vực 2: Trên sông Nhuệ khu vực đập Thanh Liệt (Hà Nội), nơi sông Tô
Lịch đổ vào sông Nhuệ.

-

Khu vực 3: Phủ Lý, nơi hợp lƣu của sông Nhuệ, sông Đáy và sông Châu
Giang, khu vực chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi nguồn nƣớc ô nhiễm từ sông
Nhuệ.

-

Khu vực 4: Tại Ninh Bình, trên sông Đáy, sau vị trí hợp lƣu của sông Hoàng
Long với sông Đáy.

-

Khu vực 5: Trên sông Đáy phía dƣới hợp lƣu với sông Đào tại Nghĩa Lạc,
Nghĩa Hƣng, Nam Định. Khu vực bị chi phối rất lớn bởi nguồn nƣớc từ sông
Đào.
Thời gian thực hiện: Các đợt thu mẫu đã đƣợc tiến hành theo 4 đợt tƣơng


ứng với 4 mùa trong năm để thấy đƣợc sự biến động chất lƣợng nƣớc do ảnh hƣởng
của cả lƣợng mƣa và nhiệt độ:
-

Đợt 1: Tiến hành lấy mẫu tháng 10/2012 (mùa thu)

-

Đợt 2: Tiến hành lấy mẫu tháng 12/2012 (mùa đông)

-

Đợt 3: Tiến hành lấy mẫu tháng 3/2013 (mùa xuân)

-

Đợt 4: Tiến hành lấy mẫu tháng 7/2013 (mùa hạ)

22


Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3
Khu vực 4

Khu
vực 5


Hình 2.1. Vùng nghiên cứu và điểm thu mẫu thuộc LVS Nhuệ - Đáy

23


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Các vị trí khảo sát và lấy mẫu ngoài thực địa đƣợc thực hiện theo 5 khu vực
(xem hình 2.1) với tổng số 39 điểm thu mẫu đơn (21 điểm thu mẫu trên sông và 18
điểm thu tại ao nuôi thủy sản). Các điểm thu mẫu đƣợc lựa chọn dựa trên đặc điểm
địa hình và sự phân bố của nguồn thải cũng nhƣ căn cứ vào các nghiên cứu và khảo
sát tiền trạm, các mẫu đƣợc thu tại 5 khu vực đƣợc lựa chọn nhƣ sau:
- Khu vực 1: Thu 3 điểm trên sông Hồng (mẫu đối chứng).
- Khu vực 2: Thu 3 mẫu trên sông Nhuệ, trƣớc vị trí hợp lƣu với sông Tô
Lịch (cầu Đen – Hà Đông), 3 mẫu sau khi hợp lƣu với sông Tô Lịch (cầu Chiếc,
Thƣờng Tín, Hà Nội) 3 mẫu thu ở ao NTTS sử dụng nguồn nƣớc từ sông Nhuệ (Tả
Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội) và 3 mẫu ao NTTS (Liên Châu, Thanh Oai, Hà
Nội).
- Khu vực 3: Thu 3 mẫu trên sông Đáy (Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam), 3
mẫu sông Nhuệ (Tiên Tân, Duy Tiên, Hà Nam), 3 mẫu trong ao NTTS sử dụng
nguồn nƣớc sông Nhuệ (Duy Tiên) và 3 mẫu ao NTTS sử dụng nguồn nƣớc sông
Đáy (Thanh Liêm, Hà Nam).
- Khu vực 4: Thu 3 mẫu trên sông Đáy sau hợp lƣu với sông Hoàng Long và
3 mẫu ao NTTS tại Ninh Giang, Hoa Lƣ, Ninh Bình.
- Khu vực 5: Thu 3 mẫu trên sông Đáy sau hợp lƣu với sông Đào và 3 mẫu
trong ao NTTS lấy nƣớc từ sông Đáy tại Nghĩa Lạc, Nghĩa Hƣng, Nam Định.
Các thông tin cụ thể về các ao và các sông thuộc từng khu vực thu mẫu đƣợc
thể hiện trong các bảng dƣới đây.


24


Bảng 2.1. Danh sách lấy mẫu ao đợt 1 (mùa Thu)
Ao Khu vực
A1
5
A2
A3
A4
4
A5
A6
A7
A8
A9
3
A10
A11
A12
A13
A14
A15
2
A16
A17
A18

Địa danh


Ngày lấy mẫu

Nghĩa Hƣng Nam Định

02/10/2012

Hoa Lƣ Ninh Bình

03/10/2012

Thanh Liêm Hà Nam
04/10/2015
Duy Tiên Hà Nam
Thanh Oai Hà Nội
05/10/2015
Thanh Trì Hà Nội

Thời tiết
Nắng nóng, lặng
gió lặng
Nắng nóng,
gió lặng
Nắng nóng,
Nắng nóng,
gió gió nhẹ
Nắng nóng, gió nhẹ
Nắng nóng, gió nhẹ
Trời nắng, gió nhẹ
Trời nắng, gió nhẹ
Trời nắng, gió nhẹ

Trời nắng, gió nhẹ
Trời nắng, gió nhẹ
Trời nắng, gió nhẹ
Nắng nhẹ, lặng gió
Nắng nhẹ, lặng gió
Nắng nhẹ, lặng gió
Nắng nhẹ, lặng gió
Nắng nhẹ, lặng gió
Nắng nhẹ, lặng gió

Nhiệt độ
28,1
27,8
28,2
28,6
30,3
29,3
28,1
28,8
29,1
30,8
30,8
30,8
28,5
29,2
29,5
29,0
28,7
27,6


Bảng 2.2. Danh sách lấy mẫu ao đợt 2 (mùa Đông)
Ao Khu vực
A1
5
A2
A3
A4
4
A5
A6
A7
A8
A9
3
A10
A11
A12
A13
A14
A15
2
A16
A17
A18

Địa danh

Ngày lấy mẫu

Nghĩa Hƣng Nam Định


17/12/2012

Hoa Lƣ Ninh Bình

18/12/2012

Thanh Liêm Hà Nam
19/12/2012
Duy Tiên Hà Nam
Thanh Oai Hà Nội
20/12/2012
Thanh Trì Hà Nội

25

Thời tiết
Nắng, gió nhẹ
Nắng, gió nhẹ
Nắng, gió nhẹ
Nắng, gió nhẹ
Nắng, gió nhẹ
Nắng, gió nhẹ
Mƣa, gió to, lạnh
Mƣa, gió to, lạnh
Mƣa, gió to, lạnh
Nhiều mây, gió to
Nhiều mây, gió to
Nhiều mây, gió to
Trời mát, gió nhẹ

Trời mát, gió nhẹ
Trời mát, gió nhẹ
Trời mát, gió nhẹ
Trời mát, gió nhẹ
Trời mát, gió nhẹ

Nhiệt độ
26
27,4
26,9
27,8
34,6
28,1
24,7
25,3
23,9
23,5
22,9
23,1
22,3
22,9
22,6
22,8
22,2
22,2


×