Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Điều tra, phân loại và đề xuất biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 104 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................... 5
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. 6
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. 7
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 9
1.
Đặt vấn đề ..................................................................................................... 9
2.

Tính cấp thiết .............................................................................................. 10

3.

Mục tiêu ...................................................................................................... 12

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 12

5.

Nội dung chính ........................................................................................... 12

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG VÀ
CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN .............................................. 13
1.1. Hoạt động chăn nuôi gà giống ở Việt Nam ................................................ 14
1.1.1.

Giống gà nội......................................................................................... 14


1.1.2.

Giống gà nhập nội ................................................................................ 15

1.2.

Hoạt động chăn nuôi gà giống ở Vĩnh Phúc ............................................... 16

1.2.1.

Tình hình, quy mô, phương thức chăn nuôi......................................... 16

1.2.2.

Đánh giá hiện trạng chăn nuôi gia cầm: .............................................. 18

1.3.

Các vấn đề môi trường liên quan đến chăn nuôi gà giống ......................... 20

1.3.1.

Khí thải, mùi từ quá trình chăn nuôi gà giống ..................................... 20

1.3.2.

Nước thải từ quá trình chăn nuôi gà giống .......................................... 23

1.3.3.


Chất thải rắn từ quá trình chăn nuôi gà giống ..................................... 27

CHƢƠNG II. ĐIỀU TRA, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ CÁC
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM
ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC ..................................................................................... 28
2.1. Khảo sát quy trình chăn nuôi tại các trang trại gà giống huyện Tam Đảo. 28
2.1.1.

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý khu vực chăn nuôi gà giống. ............. 29

2.1.2.

Quy cách xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà giống ........................... 34

2.1.3.

Quy trình chăn nuôi gà giống ở các trại gà khảo sát ........................... 36

1


2.2.

Khảo sát vấn đề chất thải phát sinh ............................................................ 44

2.2.1.

Bụi, khí thải.......................................................................................... 44

2.2.2.


Nước thải.............................................................................................. 46

2.2.3.

Chất thải rắn thông thường .................................................................. 52

2.2.4.

Chất thải rắn nguy hại. ......................................................................... 53

2.3.

Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải từ các trang trại gà giống.. 54

2.3.1.

Biện pháp xử lý khí thải ....................................................................... 54

2.3.2.

Biện pháp xử lý nước thải .................................................................... 58

2.3.3.

Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn ............................................ 65

2.4.

Đánh giá tổng hợp các vấn đến liên quan đến quá trình chăn nuôi ............ 69


CHƢƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI PHÁT
SINH TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG ......................................... 76
3.1. Các giải pháp quản lý môi trường cho trại chăn nuôi gà giống ................. 76
3.1.1.

Giải pháp quy hoạch môi trường trong trang trại chăn nuôi gà giống. 76

3.1.2.

Giải pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố ............................................. 77

3.1.3.

Giải pháp quan trắc và giám sát môi trường ........................................ 80

3.1.4.

Giải pháp giáo dục môi trường ............................................................ 83

3.2.

Các giải pháp xử lý môi trường cho trang trại chăn nuôi gà giống ............ 87

3.2.1.

Xử lý nước thải .................................................................................... 87

3.2.2.


Xử lý khí thải ....................................................................................... 91

3.2.3.

Xử lý chất thải rắn ............................................................................... 92

3.3.

Đánh giá chung ........................................................................................... 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 102
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 104

2


LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn này do tôi tự lập nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Đỗ Khắc Uẩn. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được tác giả khác công
bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu và kết quả của luận văn
là hoàn toàn trung thực
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và mọi hình thức
kỷ luật
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015
Tác giả

Nguyễn Tiến Hào

3



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo, các bộ
môn, phòng, khoa của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Viện Đào tạo
Sau đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị những kiến thức thiết
thực và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
học.
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Đỗ Khắc Uẩn người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình làm Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt
Nam và Phòng HCNS của Công ty Japfa đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và
chế độ làm việc giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cản ơn tới tập thể lãnh đạo của các trang trại gà Yên Dương,
Tam Dương, Đạo Trù đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập thông tin,
tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành Luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những học viên cao học khóa 2013A,
Lớp Quản lý tài nguyên và Môi trường Vĩnh Yên đã giúp đỡ động viên và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2015
Tác giả

Nguyễn Tiến Hào

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT


Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BT&NMT

Bộ tài Nguyên và Môi trường

CBNV

Cán bộ nhân viên

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTF

Trại gà Đạo Trù

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDF

Trại gà Tam Dương

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

USDA


Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ

VSV

Vi sinh vật

YDF

Trại gà Yên Dương

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gà qua các thời kỳ .............................. 13
Bảng 1.2. Cơ chế hình thành bụi trong chuồng nuôi gà giống ................................ 23
Bảng 1.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại ........................................... 24
Bảng 2.1. Tổng hợp khối lượng, quy mô các công trình của ................................... 31
Bảng 2.2. Danh sách các hạng mục công trình . ...................................................... 33
Bảng 2.3. Nhiệt độ tiêu chuẩn quây khi quây úm gà . ............................................. 40
Bảng 2.4. Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng chiếu cho gà . .................... 40
Bảng 2.5. Tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi gà . ............... 48
Bảng 2.6. Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ...................................... 52
Bảng 2.7. Tổng hợp khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh sau một đợt
nuôi (65 tuần) ........................................................................................................... 52
Bảng 2.8. Số lượng chất thải nguy hại phát sinh tại trại gà giống khảo sát ............. 53
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường khí thải chăn nuôi tại các trại gà
giống khảo sát .......................................................................................................... 56
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại các trại gà khảo sát 60

Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả phân tích nước thải vệ sinh chuồng trại sau một đợt
nuôi (65 tuần) ........................................................................................................... 63
Bảng 2.12. Tổng hợp số liệu chăn nuôi của trại gà Đạo Trù, Yên Dương, Tam
Dương sau một đợt nuôi (65 tuần) ........................................................................... 67
Bảng 3.1. Giám sát chất lượng môi trường cho trang trại chăn nuôi gà giống ........ 81
Bảng 3.2. Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế và tính khả thi khi triển khai áp dụng các
biện pháp đề xuất. .................................................................................................... 96

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các giống gà khác nhau (Ri vàng óng, Đông Tảo, gà ác) ....................... 15
Hình 1.2. Quy trình chăn nuôi gà giống ở Vĩnh Phúc.............................................. 19

Hình 2.1. Vị trí các trại gà giống khảo sát trên địa bàn huyện Tam Đảo................. 28
Hình 2.2. Hệ thống dàn làm mát đầu chuồng và quạt thông gió phía cuối chuồng . 34
Hình 2.3. Bên trong mô hình chuồng lạnh nuôi trên nền của trại Tam Dương ....... 35
Hình 2.4. Quy trình, kỹ thuật chăn nuôi gà giống ở Vĩnh Phúc .............................. 37
Hình 2.5. Cách nhận biết gà con 1 ngày tuổi no hay đói ......................................... 38
Hình 2.6. Bức tranh phân bố của gà giai đoạn quây úm. ......................................... 39
Hình 2.7. Quy trình đảm bảo an toàn sinh học của người và phương tiện ra vào khu
vực chăn nuôi gà giống ............................................................................................ 49
Hình 2.8. Cổng sát trùng người & phương tiện khi vào khu vực văn phòng trại gà
giống ......................................................................................................................... 50
Hình 2.9. Cổng sát trùng người và phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi gà giống
.................................................................................................................................. 50
Hình 2.10. Khu vực nhà tắm sát trùng, thay quần áo nội trại trước khi vào khu vực
chăn nuôi .................................................................................................................. 51
Hình 2.11. Hố sát trùng chân trước khi vào bên trong nhà gà ................................. 51

Hình 2.12. Hình ảnh gà chết hàng loạt được mổ khám để chuẩn đoán bệnh........... 53
Hình 2.13. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại ......................................................................... 59
Hình 2.14. Môi trường tiếp nhận nước thải của trại gà giống.................................. 62
Hình 2.15. Bóng đèn được tập kết và đốt cùng với rác thải thông thường .............. 68
Hình 2.16. Sơ đồ thu gom, xử lý khí thải và mùi tại các nhà gà .............................. 71
Hình 2.17. Hình ảnh nhà thu khí thải tại trại gà Tân Sơn, xã Văn Luông, huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ..................................................................................................... 72
Hình 2.18. Hệ thống hút khí thải từ nhà thu khí ra tháp xử lý khí thải của trại gà
Tân Sơn, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .......................................... 73
Hình 2.19. Sơ đồ thu gom và xử lý khí thải bằng hệ thống màng than hoạt tính xây
dựng ở cuối nhà gà ................................................................................................... 73
Hình 2.20. Hình ảnh hệ thống màng than hoạt tính xử lý khí thải tại trại gà Tân Sơn,
xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.......................................................... 73
Hình 2.21. Hình ảnh lò thiêu gia cầm tại trại gà Tân Sơn, xã Văn Luông, huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ..................................................................................................... 74

7


Hình 3.1. Mô hình mặt cắt ngang hố chôn ............................................................... 79
Hình 3.2. Sơ đồ nhận biết các dạng chất thải phát sinh từ trang trại gà giống ........ 84
Hình 3.3. Sơ đồ quy định thu gom chất thải phát sinh từ trang trại gà giống .......... 85
Hình 3.4. Sơ đồ yêu cầu về lưu giữ chất thải phát sinh từ trang trại gà giống......... 86
Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước khử trùng
người, phương tiện ra vào trại gà ............................................................................. 88
Hình 3.6. Sơ đồ xử lý nước thải chăn nuôi .............................................................. 89
Hình 3.7. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước vệ sinh chuồng trại ........................ 90
Hình 3.8. Sơ đồ hệ thống khí thải thải bằng chất độn chuồng lên men vi sinh ....... 91
Hình 3.9. Đề xuất quy trình xử lý gà chết hàng ngày tại trại chăn nuôi gà giống ... 94


8


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một trong những đặc thù kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt
Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự phát
triển chăn nuôi đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, tăng thu nhập, nâng
cao chất lượng cuộc sống,…
Chăn nuôi gà là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở nông thôn. Nó
cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt và trứng, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Chăn nuôi
gà là một loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam và ngày càng
phát triển dưới dạng mô hình trang trại, xí nghiệp, doanh nghiệp. Thực tế đã chứng
minh chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ sản xuất thịt và trứng nhanh
hơn nhiều so với nhiều vật nuôi khác. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp và
nó tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó cung cấp phần lớn sản
lượng thịt cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành gia cầm nói riêng. Hơn nữa chu
kỳ sản xuất gà ngắn do đó nó đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong
xã hội cả về số lượng cũng chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi gà phát triển còn
góp phần bổ trợ đáng kể vào việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và
các ngành kinh tế khác, làm tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực
phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế
quốc dân.
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong những
năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng hiện nay, việc nhập khẩu
gà giống gặp nhiều thủ tục khó khăn, giá thành cao, hơn nữa người dân, người chăn
nuôi lo ngại việc mua gà giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng con giống
không đảm bảo. Nhà nước cũng đã chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm

gà giống và nó đã đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu về khối lượng thịt,
trứng của nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng này vẫn còn khiêm tốn so với
9


nhu cầu thực phẩm của nhân dân và nhu cầu làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm bởi lẽ một số xí nghiệp, doanh nghiệp cho ra sản phẩm
giống tốt nhưng quá trình sản xuất và tiêu thụ còn nhiều điều bất cập.
Tỉnh Vĩnh Phúc là vùng đồng bằng có trung du và miền núi, phía Bắc giáp
tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và
phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Vĩnh phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,
vùng Thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên gần 1300 km², dân số trên 1,1 triệu
người; Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm; nhiệt độ
trung bình hàng năm 23,2oC; có đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm năng để
phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển chăn nuôi.
Trong các ngành nghề chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, phổ biến là
ngành nghề chăn nuôi gà tập trung và nhỏ lẻ đang rất phát triển.Tuy nhiên, hiện nay
hình thức chăn nuôi gà phổ biến vẫn theo quy mô hộ gia đình đơn lẻ, tự phát. Việc
chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là trong khu vực gần dân cư
đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, gây ra nguy cơ lây
lan dịch bệnh H5N1 và ảnh hưởng tới sức khoẻ của dân cư sống gần nguồn thải
đang là vấn đề nổi cộm, bức xúc, tranh cãi. Bên cạnh các hộ chăn nuôi gà nhỏ lẻ
trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành các mô hình chăn nuôi gà tập trung, như chăn
nuôi gà đẻ trứng, gà thịt ở Tam Dương, Tam Đảo. Việc hình thành các mô hình
chăn nuôi gà giống tập trung ở Vĩnh Phúc đã tạo ra khối lượng sản phẩm giống đủ
cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh, cho thủ đô Hà Nội và tỉnh bạn lân cận.
2. Tính cấp thiết
Môi trường đang biến đổi hàng ngày theo hoạt động sống của con người, Biến
đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đối với con người từ sự nóng lên của trái
đất khiến băng tan, bão lụt với cấp độ siêu cường, thảm họa về ô nhiễm toàn cầu

gây ra các dịch bệnh mà con người khó chữa trị như ung thư, H5N1, dịch S S,
Ebola…nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu cho con người thì bị ô nhiễm bởi các
hóa chất có độ tàn dư cao, hóa chất bảo quản gây độc cho con người chứa các yếu

10


tố kim loại nặng…Công nghiệp phát triển nhưng cũng đem lại hệ lụy cho môi
trường xã hội như ô nhiễm, bệnh tật, tệ nạn xã hội…
Trên đường hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực, công cuộc công
nghiệp hóa nông nghiệp là một bước không thể thiếu để Việt Nam hoàn thành tiến
trình đã đặt ra. Thực tế Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể trong áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi nông nghiệp kết hợp với việc kêu gọi đầu tư
nước ngoài cả về vỗn lẫn công nghệ và bước đầu cũng đã đạt được những thành
công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, do còn non trẻ trong lĩnh
vực quản lý tài nguyên và môi trường mà việc xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi
trường vẫn còn nhiều bất cập.
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày
càng phát triển với các ngành nghề đa dạng, đặc biệt chú trọng công nghiệp hóa
nông nghiệp. Việc đẩy mạnh các thế mạnh tỉnh nhà, kêu gọi đầu tư từ trong và
ngoài nước đã giúp tỉnh Vĩnh Phúc phát triển vượt bậc. Trong các lĩnh vực đó đáng
kể nhất phải nói đến việc đẩy mạnh công nghiệp hóa chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở
thành một ngành trọng điểm trong xây dựng kinh tế của tỉnh. Góp phần vào công
cuộc ấy phải kể đến đóng góp của các mô hình chăn nuôi tập trung đóng trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc (tập đoàn Japfa, CP Group, Topmill…). Cùng với những bước
đẩy mạnh kinh tế địa phương bằng chăn nuôi gà, Các mô hình chăn nuôi tập trung
cũng đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, cung cấp thực phẩm trong và
ngoài nước, thúc đẩy GDP của tỉnh phát triển. Bên cạnh đó là hệ quả và những bất
cập môi trường mà các mô hình chăn nuôi tập trung đã và đang gây ra. Lượng phát
thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi gà giống tập trung trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc đang là vấn đề cần có sự quan tâm của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của cả
nước nói chung. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn đề tài: “Điều
tra, phân loại và đề xuất biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ các trang trại
chăn nuôi gà giống của huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu sâu hơn
nhằm đóng góp một phần giải pháp cho quản lý tài nguyên môi trường của tỉnh
Vĩnh Phúc nói riêng, tài nguyên và môi trường cả nước nói chung.

11


3.

Mục tiêu
Phân tích, đánh giá quy trình chăn nuôi, xử lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi

gà giống trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó đề xuất và
đưa ra những luận cứ khoa học và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải
tại các cơ sở chăn nuôi gà giống.
Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng xử lý chất thải phát sinh từ các trang
trại chăn nuôi gà giống trên địa bàn huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân tích, đánh giá các số liệu thu thập để đưa ra các giải pháp để nâng cao
hiệu quả công tác xử lý chất thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi gà giống trên
địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trường của nhà
nước nói chung, xử lý chất thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi gà giống trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài
liệu tham khảo cho những người quan tâm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản đó là: Phương pháp
khảo cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá nhanh, điều tra, khảo sát

thực tế, tham vấn ý kiến chuyên gia.
5. Nội dung chính
Cấu trúc luận văn gồm:
Chương 1. Tổng quan về tình hình chăn nuôi gà giống và các vấn đề về môi
trường liên quan.
Chương 2. Điều tra, phân loại chất thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi gà
giống.
Chương 3. Các giải pháp quản lý và xử lý chất thải từ các trang trại chăn nuôi
gà giống
Kết luận và kiến nghị

12


CHƢƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ
VỀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN
Trước năm 1974 nhìn chung ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta phát triển
theo hình thức chăn thả tự nhiên là chủ yếu. Sau năm 1974 được sự giúp đỡ của Cu
Ba, Bungari,... và sự quan tâm của Nhà nước ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và
chăn nuôi gà nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng. Hàng loạt xí nghiệp gà
giống được xây dựng như xí nghiệp gà giống Lương Mỹ, Tam Dương, Phúc Thịnh,
Hà Nội, Nhân Lễ,... và các công ty vốn đầu tư trong và ngoài nước. Các tổ chức đã
không ngừng nghiên cứu thể hiện nhiều công thức lai tạo nhằm tạo ra con lai thích
hợp với hoàn cảnh tự nhiên ở nước ta, phần nào đáp ứng được nhu cầu con giống
cho chăn nuôi trong nước cả về số lượng và chất lượng sản phẩm gà.
Sau hơn hai thập kỷ đổi mới, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây, chăn nuôi gia
cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng có những bước phát triển đáng kể.
Bảng 1.1. Chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gà qua các thời kỳ [1].
Năm


Tổng số gia cầm (nghìn con)

Tổng số gà (nghìn con)

1990

103820

80184

2000

196164

147050

2010

300497

218201

2011

322569

232734

2012


310745

226059

2013

314394

230904

2014 (1/4/2014)

314463

Tốc độ tăng bình quân (%)

6,3%

13

7,2%


Theo số liệu thống kê bảng 1.1, số lượng gia cầm ở nước ta không ngừng tăng
lên qua các năm. Năm 2000 số lượng đàn gia cầm cả nước khoảng 196164 tăng
92344 nghìn con so với năm 1990. Đến năm 2014 (thống kê quý 1) số lượng này là
314463 tăng 69 nghìn con so với năm 2013, tốc độ tăng trung bình qua hơn hai thập
kỷ là 6,3 %.
Cùng với số lượng gia cầm tăng lên thì số lượng gà cũng tăng đáng kể qua các

năm, bình quân là tăng 7,2 % cụ thể năm 2000 số lượng gà là 147050 nghìn con
tăng hơn so với năm 1990 là 66866 nghìn con, và cho đến hết năm 2013 thì con số
này là 150720 nghìn con.
Qua đó có thể thấy tốc độ phát triển chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia
cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí vô cùng quan
trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Theo kết quả điều tra
sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, tổng số gia cầm của cả nước
có khoảng 315 triệu con, tăng 0,7% so cùng kỳ năm 2013. Sản lượng thịt gia cầm
hơi xuất chuồng ước tính bằng 442,8 nghìn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm
trước. Sản lượng trứng gia cầm đạt 4.543 triệu quả, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm
trước. Theo USD , năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam vào khoảng
825 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2013. Sản lượng thịt gà của Việt Nam sẽ vào
khoảng 393 nghìn tấn, do đó để có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nước ta cần phải
nhập khẩu ít nhất 50 nghìn tấn [2]. Theo đó, có thể thấy chăn nuôi gà chiếm vị trí số
một trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam với tỉ trọng 72-73% trong tổng
đàn gia cầm hàng năm [3].
1.1. Hoạt động chăn nuôi gà giống ở Việt Nam
1.1.1. Giống gà nội
Việt Nam có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hoá từ lâu đời như: gà
Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Hơ Mông, gà Tre, gà ác v.v...Một số giống trong đó có chất
lượng thịt trứng thơm ngon như gà Ri, gà Hơ Mông. Tuy nhiên, do không được đầu
tư chọn lọc lai tạo nên năng suất còn rất thấp (khối lượng xuất chuồng chỉ đạt 1,2-

14


1,5 kg/con với thời gian nuôi kéo dài 6-7 tháng, sản lượng trứng chỉ đạt 60-90
quả/mái/năm). Một số giống quý nhưng chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp như gà
Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía [3]. Việc sản xuất và cung cấp con giống diễn ra tại các
hộ gia đình chăn nuôi chủ yếu theo hình thức tự sản, tự tiêu tại địa phương. Hiện

nay, cả nước chỉ có một cơ sở nghiên cứu chọn lọc, cải tạo giống gà Ri nhưng quy
mô quần thể và đầu tư kinh phí còn rất hạn chế, giống được cải tiến chậm, chất
lượng chưa cao, số lượng đưa ra sản xuất chưa nhiều.

Hình 1.1. Các giống gà khác nhau (Ri vàng óng, Đông Tảo, gà ác)
Việc sản xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có chọn
tạo... dẫn đến con giống có thể bị đồng huyết làm giảm năng xuất, hiệu quả chăn
nuôi của các giống nội địa, thậm chí còn nguy cơ triệt tiêu các giống quý hiếm. Các
giống gà nội cần được quan tâm để bảo tồn và phát huy các những tính năng ưu việt
phù hợp với chăn nuôi nông hộ, nhất là tại các vùng nông thôn, trung du, miền núi.
1.1.2. Giống gà nhập nội
Trong những năm qua, nước ta đã nhập 14 giống gà. Các giống nhập khẩu chủ
yếu là bố mẹ và một số ít giống ông bà. Do công nghệ chăn nuôi chưa hòan toàn
đồng bộ nên năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt 85-90% so
với năng suất chuẩn của giống [3].
Các giống nhập khẩu được nuôi tại các cơ sở giống của nhà nước, Công ty
nước ngoài và trong nước như sau:
Các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị nghiên cứu khoa học về chăn nuôi gia
cầm; các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (có 3 công ty lớn là C.P. group,
Japfacomfeed, Topmill); các trang trại gia cầm tư nhân [3].
15


Cả nước hiện có 11 cơ sở giống trực thuộc Trung ương chăn nuôi gà giống
gốc với số lượng giống nuôi giữ gần khoảng 3.000 con gia cầm cụ kỵ và 18.000 gia
cầm giống ông bà. Bên cạnh đó, còn có 106 trại giống thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau (10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài, 20 cơ sở của các doanh
nghiệp địa phương, số còn lại là của trang trại tư nhân) [3].
Do các đơn vị chỉ nhập khẩu giống bố mẹ và số lượng ít giống ông bà, không
giữ được giống lâu dài, nên hàng năm các cơ sở này phải nhập giống mới thay thế.

Như vậy, chăn nuôi gà hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất
cao. Những năm qua, cả nước nhập khẩu khỏang 1 triệu gà bố mẹ và 4.000-5.000 gà
ông bà mỗi năm để sản xuất giống thương phẩm cung cấp cho chăn nuôi gà trong
nước [3]. Đây là tồn tại lớn trong ngành chăn nuôi gà nước ta cần có sự thay đổi,
đầu tư lớn trong chính sách đề xuất để có thể chủ động con giống chất lượng cao
các giống cao sản cung cấp cho sản xuất.
1.2. Hoạt động chăn nuôi gà giống ở Vĩnh Phúc
Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm ngày càng được đầu tư phát triển. Đặc
biệt, những giống gà đẻ có năng suất, chất lượng trứng cao được nghiên cứu đưa
vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Giai đoạn 2006 – 2012 tốc độ tăng trưởng GDP nông, lâm và thủy sản đạt bình quân
5,7 %/năm, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định xã hội, xóa đói, giảm
nghèo. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch mạnh, đúng hướng, tăng tỷ
trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Theo đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2013 – 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy [4] tỉnh đã có
chiến lược phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng
đến vấn đề con giống trong chăn nuôi.
1.2.1. Tình hình, quy mô, phương thức chăn nuôi
Theo ước tính tổng đàn gia cầm của tỉnh 8.566.600 con, trong đó gà:
7.375.800 con chiếm 86,2 % tổng đàn; thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng): 1.190.800 con
chiếm 13,8 % tổng đàn (vịt có 988.900 con). Giai đoạn 2006 – 2010 đàn gia cầm

16


liên tục tăng, bình quân 5,85 %/năm; trong đó đàn gà đẻ tăng mạnh, năm 2010 đạt
1.690.000 con tăng 16,2 % so với năm 2009; đến năm 2012 đàn gà đẻ đạt 2.497.780
con chiếm 33,8 % tổng đàn gà. Sản lượng thịt gia cầm giai đoạn 2006 - 2010 tăng
bình quân 11,5 %/năm, năm 2012 đạt 22.183 tấn tăng so với năm 2011 là 6,5 %
(tăng 1.357 tấn). Sản lượng trứng gia cầm (2006- 2010) tăng bình quân 20,3 %/năm,

năm 2012 đạt 333,7 triệu quả, tăng so với 2011 8,5 % (tăng 26,3 triệu quả) [5].
Cơ cấu giống nuôi trên địa bàn tỉnh với giống hướng thịt gồm Isa, AA, 707,
Cob 500, Ross 308…là những giống được nhập từ các công ty trong nước, công ty
liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Các giống gà công nghiệp hướng trứng
chủ yếu là giống Isa Brow, Ai cập. Bên cạnh đó các hộ chăn nuôi gà thả vườn dùng
chủ yếu các giống lai mẹ Lương Phượng hoặc Tam Hoàng lai với bố Mía.
Theo ước tính toàn tỉnh có 128.509 hộ có chăn nuôi gà, trong đó hộ nuôi 1-19
con chiếm 29,47 %, từ 20-49 con chiếm 40,57 %, từ 50-99 con chiếm 17,26 %, từ
100 - 999 con chiếm 11,42 %, trên 1.000 con chiếm 1,27 % [5]. Trong tổng đàn
chăn nuôi gà của tỉnh thì gà đẻ qui mô từ 1.000 con trở lên có 1.177 hộ, trang trại,
quy mô từ 3.000 con trở lên có 93 trang trại (trong đó có 59 cơ sở nuôi gà sản xuất
con giống). Gà thịt qui mô từ 1.000 - 3.000 con/lứa có 64 hộ, trang trại; qui mô từ
5.000 con/lứa trở lên có 59 trang trại. Chăn nuôi gà thả vườn đã phát triển ở nhiều
hộ tại các xã trung du, miền núi, qui mô từ 500 con/lứa trở lên tuy nhiên chiếm tỷ lệ
khá lớn vẫn là các hộ chăn nuôi với qui mô từ vài chục con đến vài trăm con.
Hiện nay, đã có nhiều trang trại nuôi gà xây dựng chuồng kín có hệ thống làm
mát, điều tiết nhiệt, sử dụng 100 % thức ăn công nghiệp. Chăn nuôi vừa nhốt vừa
kết hợp thả vườn và sử dụng thức ăn công nghiệp có kết hợp với sản phẩm nông
nghiệp (ngô, thóc) theo từng giai đoạn, còn chăn nuôi trong nông hộ, nhỏ lẻ sử
dụng, tận dụng thức ăn là ngô, thóc là chính. Đã hình thành vùng chăn nuôi tập
trung gà đẻ, gà thịt tại huyện Tam Dương, Tam Đảo (số lượng gà ở 2 huyện này
chiếm 50,3% tổng đàn gà của tỉnh). Một số xã chăn nuôi gà trọng điểm như xã Kim
Long (Tam Dương), xã Tam Quan (Tam Đảo) số lượng gà có thời điểm đạt trên 1
triệu con/xã. Theo số liệu khảo sát, thống kê của Sở NN&PTNT tháng 01/2013 cho
17


thấy chăn nuôi gà đẻ qui mô 1.000 con trở lên ở Tam Dương có 661 hộ, trang trại;
Tam Đảo có 132 hộ, trang trại; 2 huyện chiếm 73% tổng số hộ, trang trại nuôi gà đẻ
có qui mô 1.000 con trở lên trong toàn tỉnh [6].

1.2.2. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi gia cầm:
Nhìn chung, tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm cao, liên tục nhiều năm cả về
số lượng con, sản lượng thịt, trứng. Nhiều giống mới cao sản về trứng, thịt được
nhập nội, đưa vào sản xuất. Cơ cấu đàn gia cầm đẻ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong
tổng đàn gia cầm. Trang trại chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh cả nuôi thịt, đẻ
trứng và đã hình thành vùng chăn nuôi gà tập trung với số lượng lớn ở Tam Dương,
Tam Đảo. Chuồng trại, thiết bị hiện đại và nuôi công nghiệp đã được nhiều trang
trại áp dụng; chăn nuôi gà thịt qui mô 1.000 con/hộ trở lên có xu hướng phát triển
mạnh.
Tuy nhiên, Chăn nuôi, sản xuất con giống gia cầm không có hệ thống (toàn
tỉnh có 84 cơ sở chăn nuôi gia cầm bố mẹ, ấp nở (gà: 59 cơ sở, vịt: 25 cơ sở) nhưng
chưa quản lý được chất lượng giống và phát triển tự phát. Phát triển chăn nuôi gia
cầm chưa có qui hoạch, nhiều hộ chăn nuôi chưa đầu tư được chuồng trại, thiết bị
còn chắp vá và tận dụng, Công tác phòng, chống dịch bệnh không chủ động, qui
trình chăn nuôi thiếu an toàn sinh học còn phổ biến. Ô nhiễm môi trường do chăn
nuôi gia cầm ngày càng tăng, chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
Do vậy, bên cạnh việc phòng, chống dịch bệnh, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã chú
trọng đến công tác quản lý nhà nước về con giống, có hướng ưu tiên đầu tư để sản
xuất đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng con giống cho nhu cầu trước mắt
cũng như lâu dài. Các cơ sở chọn, tạo, nhân giống uy tín trên địa bàn tỉnh đã phối
hợp với các địa phương xây dựng mạng lưới sản xuất và cung ứng đủ giống bố mẹ
để sản xuất giống thương phẩm, phục vụ con giống tại chỗ, hạn chế việc mua con
giống không rõ nguồn gốc và tình trạng sử dụng giống thương phẩm làm bố mẹ.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều trang trại chăn nuôi gà giống mọc lên
với quy mô từ nghìn con đến hàng trăm nghìn con và đã tạo ra được số lượng con

18


giống đủ để cung cấp cho địa bàn tỉnh và tỉnh lân cận. Các giống gà được nuôi trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thường là gà siêu trứng, siêu thịt,… Trang trại chăn nuôi gà
giống tập chung từ 20.000 gà giống trở lên đều đã áp dụng quy trình chăn nuôi an
toàn sinh học vào trong chăn nuôi. Quá trình chăn nuôi được thực hiện theo 3 giai
đoạn: nuôi hậu bị, đẻ và ấp trứng ra gà con 1 ngày tuổi.
Quy trình sản xuất: Đàn gà giống bố mẹ gồm 2 dòng (dòng trống và dòng mái
thường là được nhập khẩu). Dòng trống và dòng mái sẽ được nuôi lớn để đẻ trứng,
sau này trứng sẽ được ấp để sản sinh ra gà con một ngày tuổi. Đàn gà sẽ được nuôi
trong 2 giai đoạn: giai đoạn hậu bị và giai đoạn đẻ trứng.
+ Trong giai đoạn hậu bị (1 - 25 tuần) gà được nuôi trong điều kiện chuồng
trại tốt nhất, lượng thức ăn hợp lý nhất và các phương tiện chăm sóc thú y tốt nhất,
chế độ theo dõi cân nặng tỉ mỉ, tiêu chuẩn và dinh dưỡng cân đối kết hợp với cách
đánh giá hợp lý nhằm đạt chỉ tiêu đồng đều trong đàn hoặc trong lứa về cân nặng.
+ Trong giai đoạn đẻ trứng (26 - 65 tuần) trứng được lựa chọn để chuẩn bị cho
quá trình ấp tiếp theo đó. Điều kiện chuồng trại, chăm sóc thú y và chế độ dinh
dưỡng phải được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi về cân nặng và năng suất
trứng để tối đa hóa sản lượng trứng sản xuất được.
Sơ đồ quy trình chăn nuôi gà như sau:
Gà giống bố

Cám, nước uống,
thuốc kháng sinh, vắc
xin phòng bệnh
Giai đoạn đẻ trứng (25 65 tuần tuổi)

Gà giống mẹ

Giai đoạn
hậu bị

Chất thải rắn, nước

thải, ô nhiễm mùi, gà
ốm bệnh chết

Giai đoạn đẻ trứng

Trứng thối, không
đạt yêu cầu

Trứng được chuyển về các nhà
máy Ấp trứng
Hình 1.2. Quy trình chăn nuôi gà giống ở Vĩnh Phúc
19


1.3. Các vấn đề môi trƣờng liên quan đến chăn nuôi gà giống
1.3.1. Khí thải, mùi từ quá trình chăn nuôi gà giống
Ô nhiễm mùi là một vấn đề nhức nhối trong chăn nuôi gia cầm qui mô công
nghiệp. Trong quy trình chăn nuôi khép kín, toàn bộ chất thải của gà được giữ lại ở
lớp trấu hoặc dăm bào trải sàn (chỉ được thu dọn sau một lứa chăn nuôi). Quá trình
phân hủy của phân, nước tiểu và thức ăn rơi vãi đã phát sinh ra chất ô nhiễm mùi
nghiêm trọng, thành phần các chất gây lên mùi là NH3, H2S, Mercaptans, các axit
béo bay hơi, các chất hữu cơ bay hơi và vi sinh vật gây mùi khác. Toàn bộ mùi sinh
ra được đưa thẳng ra môi trường gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt là trong chăn
nuôi gà giống thì một đợt nuôi thường diễn ra dài từ 60 đến 65 tuần nên lượng chất
thải phát sinh sau một đợt nuôi là rất lớn, dẫn đến mùi khí thải phát sinh ra hàng
ngày là tương đối cao, nên cần có biện pháp phù hợp để xử lý mùi phát sinh này.
Các thành phần quan trọng nhất của không khí chuồng nuôi là Nitơ (N2, chiếm
khoảng 79%) và Oxy (O2, chiếm khoảng 20,3%). Ngoài ra còn có một số khí khác
như carbon dioxide (CO2), và độ ẩm (H2O). Khí CO2 được sinh ra trong quá trình
thở và các quá trình phân hủy của vi sinh vật.

Gà công nghiệp được nuôi thâm canh với mật độ cao, gà có tần số hô hấp lớn,
thành phần thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng tốt nên không khí chuồng nuôi có
chứa nhiều hơi nước, nhiệt độ không khí cao [7]. Có hai nguồn nhiệt liên quan đến
sự có mặt của gà đó là nguồn nhiệt từ gà và nguồn nhiệt từ độn lót (16kcal/m2). Khi
chất độn lót sử dụng không đúng quy định, các quá trình lên men và thối rữa xảy ra
mạnh có thể làm tăng lượng nhiệt tích tụ trong chuồng nuôi [8].
Trong chuồng nuôi, lượng CO2 thường tăng gấp 10 lần so với lượng CO2 của
không khí. Đặc biệt trong các chuồng nuôi kém thông thoáng, mật độ cao thì lượng
CO2 càng tăng lên rất nhiều, có thể quá với tiêu chuẩn cho phép. Thể tích lớn nhất
của khí CO2 trong chuồng nuôi chỉ được là 0,25% theo tiêu chuẩn vệ sinh thú y [9].
Việc xác định nồng độ CO2 tuy không có ý nghĩa tuyệt đối nhưng nó rất quan trọng
vì nếu nồng độ CO2 cao chứng tỏ chuồng nuôi không thông thoáng, quản lý không

20


tốt. Ngoài thành phần khí thông thường, trong chuồng nuôi gia cầm còn tồn tại một
số khí độc hại như: H2S, NH3, CH4, bụi và các vi sinh vật trong chuồng nuôi.
1.3.1.1.

Ammonia (NH3)

Khí NH3 là loại khí thải do sự phân giải của phân gia súc, gia cầm trong
chuồng nuôi. Khí NH3 không màu, có mùi hắc và là một trong những khí độc gây ô
nhiễm môi trường chủ yếu trong chăn nuôi gà. Khí NH3 có thể tồn tại trong không
khí trong khoảng 14 đến 36 giờ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và nó có thể bay xa
tới 500 m kể từ nơi chứa phân [10]. Hàm lượng NH3 trong không khí chuồng nuôi
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm lớp độn lót; mức độ vệ sinh chuồng
trại; mật độ nuôi; khẩu phần ăn.
Gia cầm tiếp xúc với khí NH3 ở nồng độ 20 – 25 ppm trong 8 giờ dẫn đến hậu

quả là làm mất lớp lông nhung ở khí quản và làm biến đổi lớp tế bào biểu mô của
đường hô hấp [11]. Nếu gia cầm tiếp xúc trong một thời gian dài thì sẽ làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Vì vậy, nồng độ NH3 trong chuồng nuôi gà không nên vượt quá tiêu chuẩn cho
phép, mức giới hạn cho gia cầm là 10 ppm [12].
1.3.1.2.

Hydrogen sulphide (H2S)

Khí H2S là một khí độc không màu, có mùi trứng thối. Nó được sinh ra do vi
khuẩn yếm khí phân hủy protein và các vật chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh khác.
Các khí thải H2S sinh ra được giữ lại trong chất lỏng của nơi lưu giữ phân. H2S là
một khí độc có mùi rất khó chịu, với nồng độ thấp nó cũng gây độc, ở nồng độ cao
H2S gây viêm phổi cấp tính. Không khí chứa trên 1mg/l H2S sẽ làm cho con vật
chết ở trạng thái độ cấp, liệt trung khu hô hấp và hệ mạch. Tốc độ thải H2S lớn đặc
biệt trong quá trình dọn vệ sinh chuồng trại (thu dọn phân) thì H2S sẽ được thải ra
ngoài không khí nhiều. Điều này giải thích vì sao phải sử dụng quạt thông gió ở
mức độ tối đa khi dọn phân trong chuồng.
Nồng độ H2S cao hay thấp phụ thuộc vào việc quét dọn chuồng trại có sạch sẽ,
thường xuyên hay không, chuồng nuôi có khô ráo, thoáng khí hay không. Chuồng

21


trại càng ẩm ướt thì nồng độ H2S càng tăng. Do vậy, việc tạo ra môi trường đảm
bảo vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi, giảm thiểu khí H2S là một việc làm
rất quan trọng. Chỉ tiêu vệ sinh cho phép về hàm lượng khí H2S trong chuồng nuôi
là 5 ppm [12].
1.3.1.3.


Methane (CH4)

Khí CH4 sinh ra trong chuồng nuôi do quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ
như lipids, carbohydradtes, axit hữu cơ, protein … CH4 là một trong những khí gây
hiệu ứng nhà kính. Safley và Casada (1992) [13] đã báo cáo, lượng khí CH4 thải ra
từ chất thải của gà đẻ nuôi lồng là 0,3kg/con/năm, của gà thịt là 0,09kg/con/năm và
của vịt là 0,16kg/com/năm, thấp hơn rất nhiều so với lợn (20kg/con/năm), bò
(70kg/con/năm). Lượng khí CH4 thải ra phụ thuộc vào phương pháp xử lý phân,
nhiệt độ và khối lượng chất thải rắn bay hơi trong phân.
NH3 và H2S đều dễ hòa tan và dễ hấp thu trên bề mặt ẩm, độ ẩm không khí
càng cao thì NH3 càng dễ đi vào không khí. Khí NH3 và H2S có mối tương quan với
độ ẩm của chuồng nuôi. Do vậy việc tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho gia
súc, gia cầm là một việc làm hết sức quan trọng. Ngoài ra, nồng độ các khí độc
trong chuồng nuôi còn phụ thuộc vào chất lượng vật liệu xây dựng, trang thiết bị, hệ
thống sưởi, hệ thống giàn mát, hệ thống cống rãnh, quá trình sản xuất và kỹ thuật vệ
sinh môi trường. Vì vậy cần có những biện pháp làm giảm nồng độ các khí độc
trong chuồng nuôi như khí CO2, NH3, H2S… là cần thiết và cấp bách trong điều
kiện Việt Nam hiện nay.
1.3.1.4.

Bụi và các vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi

Trong chuồng nuôi ngoài các thành phần khí độc còn có một lượng lớn bụi và
vinh sinh vật. Hệ vi sinh vật có mặt trong không khí chuồng nuôi có nguồn gốc từ
mặt đất, phân khô, chất độn chuồng, từ da và lông vật nuôi… cùng với bụi bay vào
không khí và càng nhiều bụi, không khí càng có nhiều vi sinh vật. Các vi sinh vật
trong không khí chuồng nuôi gồm vi khuẩn, nấm mốc và các độc tố.

22



Sự tạo thành bụi trên lớp độn lót chuồng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm,
nguyên liệu được dùng làm độn lót, thời gian sử dụng lớp độn lót và sự hoạt động
của gà. Cơ chế hình thành bụi có thể được mô tả ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Cơ chế hình thành bụi trong chuồng nuôi gà giống
Cơ chế hình hành bụi

TT

Tên bụi

1

Bụi trấu, dăm bào

2

Bụi thức ăn

Thức ăn rơi vãi, bay lơ lửng tạo

3

Bụi gà

Gà thay lông, các sợi từ lông gà bị rách, đứt bay lơ lửng

4

Bụi phân


Phân gà khô vỡ vụn, bay lơ lửng

5

Bụi hữu cơ

Trấu, dăm bào trải sàn dưới quá trình vận động của gà,
chất độn chuồng bay lơ lửng

Sinh vật, vi sinh vật chết bị phân hủy cùng với không
khí lưu thông trong chuồng nuôi

Sự vận động của bụi trong không khí mang theo các chất ô nhiễm khác như
chất gây mùi, vi khuẩn, endotoxin, vi rút gây hại cho con người, thức ăn vật nuôi và
môi trường của trang trại. Bụi được coi là nguyên nhân gây ra các triệu chứng về
bệnh hô hấp như hen, suyễn, viêm cuống phổi mãn tính… Đặc biệt gây các bệnh
đau mắt, ngứa da cấp tính cho người làm việc trong trang trại cũng như phá hủy tế
bào thực vật của cây cối xung quanh.
Nhìn chung, môi trường không khí là vấn đề bức xúc nhất của trang trại chăn
nuôi gia cầm, nếu không có biện pháp phù hợp để xử lý các khí thải và bụi phát sinh
trong chăn nuôi gà thì nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm
môi trường không khí và gây bức xúc trong cộng đồng dân cư xung quanh khu vực
trang trại.
1.3.2. Nước thải từ quá trình chăn nuôi gà giống
Để đảm bảo tính an toàn sinh học cao thì các trang trại chăn nuôi gà giống đều
nằm trong khu vực đồi núi cách xa khu vực dân cư sinh sống, nhằm tránh lây lan
dịch bệnh giữa gà giống và các vật nuôi khác, nên việc sử dụng nước và xả thải

23



nước mang tính đặc trưng của vùng nông thôn. Nguồn nước cung cấp cho các trang
trại chăn nuôi gà giống thường là giếng khoan, Trong đó nước sử dụng cho chăn
nuôi chủ yếu là cho gà uống, tẩy rửa chuồng trại, phun sát trùng cho người và
phương tiện ra vào trại, ngoài ra nước còn sử dụng để làm mát chuồng trại trong
điều kiện nhiệt độ cao. Vì trang trại gà giống thường nằm trong khu vực đồi núi,
nên việc khoan giếng để sử dụng thường được khoan ở độ sâu 60 đến 80 mét mới
có nước, do đó nước sử dụng nằm trong mạch đá ngầm nên chất lượng nước tương
đối tốt, các trang trại thường sử dụng trực tiếp cho gà uống mà không cần qua xử lý.
Bảng 1.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại
trại gà giống Yên Dương [14]
Giá trị
Phương pháp
TT

Tên chỉ tiêu

Kết quả

QCVN

Đơn vị

09:2008/BTNMT

phân tích

1


pH*
Tổng chất

2

rắn lơ lửng
(TSS)*
Nhu cầu ôxy

3

sinh hóa
(BOD5)*

4

5

TCVN
6492:2011
TCVN
6625:2000

TCVN 60011:2008

Amoni

TCVN

(NH4+)*


5988:1995

Tổng
Phospho (P)*

TCVN
6202:2008

giới hạn theo

Giếng

Giếng

1

2

-

5,90

6,01

5,5-8,5

mg/l

21


22

-

mg/l

2

2

-

mg/l

0,124

0,102

0,1

mg/l

0,007

0,006

-

24



6

Asen (As)*

7

Cadimi (Cd)*

8

Chì (Pb)*

9

Sắt (Fe) *

10

11

12

TCVN
6626:2000
TCVN
6193:1996
TCVN
6193:1996

SMEWW
3111B:2012

Thủy ngân

SMEWW

(Hg)

3112:2012

mg/l

0,001

0,001

0,05

mg/l

<10-3

<10-3

0,005

mg/l

<10-3


<10-3

0,01

mg/l

0,017

0,015

5

mg/l

<10-4

<10-4

0,001

mg/l

<10-3

<10-3

0,05

KPH


KPH

3

Crôm VI

TCVN

6+

(Cr )

4574:1988

Tổng

TCVN

MPN/

6187:1996

100ml

Coliform*

(Ghi chú: Các chỉ tiêu có dấu (*) đã được cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005
mã Vilas 329).
Qua bảng 1.3, ta thấy toàn bộ các chỉ tiêu môi trường nước ngầm được phân

tích tại 2 thời điểm lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm, có thể
sử dụng trực tiếp cho việc chăn nuôi mà không cần xử lý.
Lượng nước sử dụng trong chăn nuôi gà giống: Công nghệ chăn nuôi của các
trang trại chăn nuôi gà giống khá hiện đại, máng ăn được lắp dài cho mỗi dãy ô,
trên mỗi ô có “hạt nước” (van nước) tự động, khi uống gà chỉ việc đưa mỏ vào “rỉa”
“hạt nước”, van tự rỉ nước ra, khi đưa mỏ ra van tự đóng lại. Dưới mỗi van có chén
bằng nhựa hứng nước thừa rớt xuống - nếu có. Như vậy tránh được nước rơi vãi ra
chuồng làm ẩm thấp nhớp nháp mất vệ sinh khu chồng nuôi và đặc biệt là rất tiết
kiệm được nước trong quá trình chăn nuôi. Nước sử dụng cho trang trại gà giống
bao gồm nước dùng cho gà uống, nước làm mát để điều chỉnh nhiệt độ trong nhà gà
25


×