Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


PHẠM THỊ QUỲNH NGA

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Quản lý Môi trƣờng

NGƢỜI HƢỚNG DẪN :

TS. Trịnh Thành

NGHỆ AN - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Đề tài “Khảo sát, đánh
giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản ký
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu
trung thực.
Nghệ An, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Học viên

PHẠM THỊ QUỲNH NGA



i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trịnh Thành,
người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn, người luôn quan tâm, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho
tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực cũng như sự nhiệt tình, ân cần dạy bảo trong
những năm vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi có được những thông tin, tài liệu quý báu phục vụ cho
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và làm Luận văn.
Nghệ An, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Quỳnh Nga

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii

MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................1
3. Nội dung chính của đề tài .................................................................................1
4. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN .................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải rắn ........................................................4
1.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn..........................5
1.2. Ảnh hƣởng của CTR đến môi trƣờng và con ngƣời ...................................6
1.2.1. Môi trường nước ........................................................................................6
1.2.2. Môi trường không khí ................................................................................7
1.2.3. Môi trường đất ...........................................................................................8
1.2.4. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe con người ...........................................8
1.3. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt ...............................................................9
1.3.1. Thực trạng CTRSH ở Việt Nam .................................................................9
1.3.2. Thực trạng CTRSH trên địa bàn tỉnh Nghệ An .......................................13
1.3.3. Những vấn đề chính trong xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay ..................18
Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC ........................ 21
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về huyện Nghi Lộc.........................................................21
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................21
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................22
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................23
iii



2.1.4. Đánh giá chung các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến
hoạt động bảo vệ môi trường .............................................................................29
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Nghi Lộc ..............30
2.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt...........................................30
2.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ........................33
2.2.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt..................................................50
2.2.4. Hiện trạng quy hoạch bãi tập kết rác thải ...............................................54
2.2.5. Công tác quản lý nhà nước ......................................................................56
2.3. Dự báo chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020 ..........................58
2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Nghi Lộc.............................................................................................61
2.4.1. Ưu điểm....................................................................................................61
2.4.2. Tồn tại, hạn chế .......................................................................................62
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RÁC
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC ........................ 66
3.1. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ ................................................................66
3.1.1. Phân loại rác thải tại nguồn ....................................................................66
3.1.2. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt..........................................70
3.1.3. Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ...................................................72
3.2. Các giải pháp về quản lý ..............................................................................79
3.2.1. Các giải pháp xã hội hóa, tham gia của cộng đồng ................................79
3.2.2. Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước .........81
3.2.3. Giải pháp quản lý nhà nước, tăng cường bộ máy quản lý ......................82
3.3. Giải pháp chính sách, kinh tế tài chính ......................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 95
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 98

iv



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

EM

Chế phẩm vi sinh vật

MTĐT

Môi trường đô thị

KTXH

Kinh tế xã hội


HĐND

Hội đồng nhân dân

QHSD

Quy hoạch sử dụng

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

1TV

Một thành viên

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007 ............. 11
Bảng 1.2. Thực trạng các bãi chôn lấp rác trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......................... 20
Bảng 2.1. Phân bố dân cư của huyện Nghi Lộc năm 2013 ............................................ 23
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 – 2014 ........................................................... 25
Bảng 2.3. Khối lượng CTRSH phát sinh bình quân/người/ngày ................................... 31
Bảng 2.4. Thành phần CTR sinh hoạt huyện Nghi Lộc ................................................. 32
Bảng 2.5. Lượng CTRSH được thu gom trên địa bàn huyện năm 2014 ....................... 34
Bảng 2.6. Hiện trạng thu gom rác thải tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc .... 42
Bảng 2.7. Các hình thức xử lý CTR sinh hoạt tại các xã, thị trấn .................................. 53
Bảng 2.8. Quy hoạch sử dụng đất bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2020 của các xã,
thị trấn ............................................................................................................................. 55
Bảng 2.9: Tỷ suất tăng dân số bình quân năm địa bàn huyện Nghi Lộc ....................... 59
Bảng 2.10: Dự báo dân số huyện Nghi Lộc, 2014 - 2020 .............................................. 59
Bảng 2.11. Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt huyện Nghi Lộc đến năm 2020 ........... 60
Bảng 3.1. Dự báo CTR sinh hoạt của nhóm 9 xã đến năm 2020 ................................... 77
Bảng 3.2. Phí vệ sinh áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An được áp dụng tại huyện
Nghi Lộc .......................................................................................................................... 87
Bảng 3.3: Mức phí và lộ trình tăng phí vệ sinh môi trường ........................................... 91

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại phương pháp xử lý rác thải .................................................... 5
Hình 1.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các loại đô thị Việt Nam .......................... 10
Hình 1.3. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn Việt Nam ................ 12
Hình 1.4. Chân Cầu iát thành lãnh địa riêng của rác thải ............................................ 15

Hình 1.5. Rác tràn xuống sông ........................................................................................ 16
Hình 1.6. Rác có khắp nơi, ngay sát quốc lộ 48B.......................................................... 16
Hình 1.7. Rác tràn ra lòng đường .................................................................................... 17
Hình 1.8. Sơ đồ quản lý thu gom rác thải sinh hoạt ....................................................... 18
Hình 2.1. Quy trình thu gom RTRSH tại khu vực thị trấn ............................................. 37
Hình 2.2. Quy trình thu gom, xử lý CTRSH tại các xã .................................................. 38
Hình 2.3. Các hình thức xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện ................................. 50
Hình 2.4: Quy trình xử lý CTRSH tại nhà máy chế biến rác Nghi Yên ........................ 52
Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Nghi Lộc........................ 56
Hình 3.1. Cách phân loại chất thải tại nguồn .................................................................. 68

vii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn hiện đang là một trong những
nguồn lớn gây ra ô nhiễm môi trường. Hơn 70% dân số đất nước là nông dân vì
vậy mà lượng rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt cũng như lao động sản xuất
ở nông thôn là tương đối lớn. Quản lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn đang trở thành
vấn đề nan giải cần được nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm.
Rác thải trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã được bước đầu đã được thu gom và
xử lý, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém nên dẫn đến tình trạng chất thải rắn
sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý triệt để, vẫn còn tình trạng rác thải đổ bừa bãi ra
môi trường, gây nên nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng
và mỹ quan đô thị. Trong khi, sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân
Nghi Lộc ngày càng được cải thiện, mức sống của người dân được nâng cao nên
nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia
tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Chính vì vậy, công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Nghi Lộc đang trở nên cấp thiết, cần có chủ trương, giải

pháp để chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên cho thấy Đề tài “Khảo sát, đánh giá
hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” có ý nghĩa sâu sắc, góp
phần nâng cao công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt cho huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá toàn diện hiện trạng thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn, làm nổi
bật những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động thu gom và xử lý rác.
Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý CTRSH trên địa bàn
huyện Nghi Lộc.
3. Nội dung chính của đề tài
- Đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
1


bàn huyện Nghi Lộc.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý, thu gom,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nghi Lộc .
- Đề xuất giải pháp thích hợp, khắc phục hạn chế còn tồn tại của công tác quản
lý, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nghi Lộc.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Việc đưa ra các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt đối với huyện Nghi
Lộc có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và xã hội, góp phần đảm bảo sự phát triển bền
vững của huyện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+

iảm đáng kể chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giải

quyết triệt để vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đưa ra bức tranh toàn diện các vấn đề về công tác quản lý, thu gom, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nghi Lộc, từ đó đề xuất một số hướng xử
lý, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Áp dụng các giải pháp quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn huyện Nghi Lộc cho các huyện khác có quy mô tương tự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là quá trình đi quan sát thực tế địa bàn
huyện Nghi Lộc để đánh giá tình hình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt.
* Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu: Kế thừa các kết quả khảo sát,
nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Các
thông tin liên quan đến lượng chất thải phát sinh, lượng chất thải thực tế được thu
gom, xử lý và các thông tin về công tác quản lý hiện nay.
* Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích các số liệu thu được; phân tích
công tác quản lý và tình hình thực tiễn ở huyện Nghi Lộc để đánh giá các ưu,
khuyết điểm, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp.
* Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: Các số liệu liên quan được thống
2


kê, tổng hợp và sắp xếp thành báo cáo hoàn chỉnh.
* Phương pháp dự báo: Dự báo nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Nghi Lộc tính đến năm 2020 thông qua số liệu dự báo sự phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt theo sự gia tăng dân số;

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải rắn
1.1.1.1 Khái niệm
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất
thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn sinh hoạt là CTR phát sinh trong sinh hoạt cá nhân của các hộ
gia đình, khu nhà ở (khu chung cư), khu thương mại, dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu
thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn,…), các khu cơ quan (trường học, bệnh viện,
trung tâm nghiên cứu, văn phòng, công ty,…), từ các hoạt động dịch vụ công cộng
(quét dọn, vệ sinh đường phố, khu giải trí, công viên, hoạt động cắt tỉa cây xanh),
hay từ sinh hoạt của các cán bộ, công nhân viên trong một số các cơ sở công nghiệp
(khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ) và từ công tác nạo vét cống
rãnh thoát nước.
1.1.1.2. Phân loại chất thải rắn
Chất thải rắn có thể được phân loại theo tính chất hoặc nguồn phát sinh. Theo
tính chất có thể chia thành chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại; theo
nguồn phát sinh được phân loại thành chất thải rắn sinh hoạt (phát thải trong sinh
hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng) và chất thải rắn công nghiệp (phát sinh từ
hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác).
Tùy theo loại chất thải rắn mà có những phương pháp xử lý khác nhau, có thể
tái chế, thiêu đốt, hoặc chôn lấp … được mô tả cụ thể trong hình 1.1.

4


Chất thải
rắn

iấy vụn, kim loại,

nhựa dẻo, ....

Tái chế

Vải vụn, cao su,
thuộc, .... da

Thiêu đốt

Xà bần, sành sứ,
chất trơ, ....

Chôn lấp

Chất hữu cơ dễ
phân huỷ, ....

Chôn, đốt hoặc
chế biến phân

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại phƣơng pháp xử lý rác thải [9]
1.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn
Sự phát triển kinh tế và nếp sống: sự phát sinh chất thải có mối liên hệ trực
tiếp với sự phát triển kinh tế của cộng đồng. Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi
nhận là có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế. Phần trăm vật liệu đóng gói (đặc
biệt là túi nilon) của chất thải cũng giảm đi.
Mật độ dân số: các nghiên cứu xác minh khi mật độ dân số tăng lên, sẽ phát
sinh nhiều rác thải hơn.
Sự thay đổi theo mùa: sự thay đổi về lượng rác thải phát sinh có sự khác biệt
trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụ đỉnh điểm) và cuối năm tài

chính (tiêu thụ thấp).
Ngoài ra, dư luận và ý thức cộng đồng cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng
đến tốc độ phát sinh chất thải rắn.
Theo Dự án Việt Nam Canada Environment Project thì tốc độ phát sinh rác
thải đô thị ở Việt Nam được ước lượng như sau:
- Rác thải khu dân cư: 0,3 – 0,6 kg/người/ngày
- Rác thải thương mại: 0,1 – 0,2 kg/người/ngày

5


- Rác thải quét đường: 0,05 – 0,23 kg/người/ngày.
- Rác thải công sở: 0,05 – 0,2 kg/người/ngày.
Tính trung bình, lượng rác thải rắn phát sinh ở Việt Nam: 0,5–0,6
kg/người/ngày;

so

với

Singapore:

0,78kg/người/ngày;

HongKong:

0,85

kg/người/ngày; Karachi, Pakistan: 0,50 kg/người/ngày [1]. Qua đó có thể thấy các
tác động từ sự phát triển kinh tế, nếp sống, mật độ dân số, sự thay đổi theo mùa và

cả sự nhận thức của cộng đồng dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm thiểu hay
phát sinh CTRSH.
1.2. Ảnh hƣởng của CTR đến môi trƣờng và con ngƣời
Khối lượng chất thải rắn trong các đô thị ngày càng tăng do tác động của sự
gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu
dùng trong đô thị. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng
loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống.
1.2.1. Môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy
nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặn, hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ
di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như
trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá
trình phân hủy sinh học, hóa học... Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất
cao (COD từ 3.000 – 60.000 mg/l; N-NH3 từ 10–800 mg/l; BOD5 từ 2.000 – 20.000
mg/l; TOC (Cacbon hữu cơ tổng cộng): 1.500 – 20.000 mg/l; Phosphorus tổng cộng:
5–100 mg/l;... và một lượng lớn các vi sinh vật) [1].
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: chất hữu cơ
bị halogen hóa, các hydrocacbon đa vòng thơm..., chúng có thể gây đột biến gen,
gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm
nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe của con
người ở thời điểm hiện tại và cả thế hệ mai sau.
6


Thông thường các BCL chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh
rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi
trường. Tuy nhiên, phần lớn các BCL hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ
thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực

tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Vì vậy, rác thải nếu không thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây
cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các con sông, rạch và hệ thống
thoát nước đô thị.
1.2.2. Môi trường không khí
Các loại rác dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng…) trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350c và độ ẩm là 70-80%) sẽ được
các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong chất thải
để tạo thành các chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan vaø axit
amino butyric.
CH3SCH2 CH(NH2)COOH  H3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH.
Methionine

Methyl mercaptan

Aminobutyric acid

Methyl mercaptan có thể phân hủy tạo ra methyl alcohol và H2S. Quá trình
phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên men thối
rửa, mốc xanh, mốc vàng…có mùi ôi thiu.
Đối với các acid amin: tùy theo môi truờng mà chất thải có chứa các acid amin
sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí.
Trong điều kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân
giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 (gây mùi hôi).
R – CH(COOH) – NH2  R – CH2 –COOH + NH3
Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các dạng amin và CO2.
R – CH(COOH) – NH2  R – CH2 - NH2 + CO2
Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và
động vật, trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí.

7


Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc hại và cả vi khuẩn, nấm mốc
phát tán vào không khí.
1.2.3. Môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi truờng đất trong
hai điều kiện hiếu khí và kị khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản
phẩm trung gian, cuối cùng là hình thành các chất khoáng đơn giản như nước,
CO2, CH4….
Với một lựơng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi
trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.
Nhưng với lượng rác quá lớn thì vượt qua khả năng làm sạch của đất thì môi trường đất
sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất
độc hại và các sinh vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Hơn nữa, với
các loại rác không phân hủy như nhựa, cao su.. nếu không có giải pháp xử lý thích hợp
thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất.
1.2.4. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe con người
Rác thải phát sinh từ các khu đô thị nếu không đuợc thu gom và xử lý đúng
cách thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư
và làm giảm mĩ quan đô thị.
Thành phần chất thải rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người
hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác chết xúc vật… tạo điều kiện cho ruồi, muỗi,
chuột…sinh sản và lây lan mầm bệnh cho con người, nhiều lúc trở thành bệnh dịch.
Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh
cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy,
lao, giun sán…Việc quản lý và xử lý CTRSH không hợp lý không những gây ô
nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, đặc biệt đối
với người dân sống gần khu vực BCL.
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm

trọng cho cộng đồng dân cư trong khu vực gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước,
ô nhiễm môi trường đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh
8


nguy hiểm. Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh về
da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.
1.3. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt
1.3.1. Thực trạng CTRSH ở Việt Nam
1.3.1.1. CTR sinh hoạt đô thị
Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ. Nhưng tính đến tháng T
12/2013, cả nước có 770 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh), 14 đô thị loại I (thành phố), 10 đô thị loại II (thành phố), 52 đô thị loại III
(thành phố), 63 đô thị loại IV (thị xã) và còn lại là các đô thị loại V (thị trấn và thị
tứ) [5]. Đô thị phát triển bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đã tạo ra sức ép
về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền
vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng
nhiều với thành phần phức tạp.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế
phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng 10 ÷16 %. Tỷ lệ tăng cao
tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn
dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ
Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch iá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị
khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ
lệ tăng ít hơn (5,0%) [5].
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên
đến 6,5 triệu tấn/năm. Theo số liệu của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, tổng
lượng CTRSH phát sinh từ các đô thị năm 2015 sẽ vượt mức 37.000 tấn/ ngày. Dự
báo khối lượng CTRSH này sẽ cao gấp 2 - 3 lần hiện nay, ước tính khoảng 59 nghìn


tấn/ngày vào năm 2020 [1].
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát
sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tổng
lượng phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng
9


CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (hình 1.2).
3,54%
21,14%
45,24%

Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại I
Đô thị loại II

19,42%

Đô thị loại III

10,66%

Một số đô thị loại IV

Hình 1.2. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các loại đô thị Việt Nam [3]
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng
Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm
37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp
đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là

1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có
lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp
đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô
thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) [1].
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt
và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có
tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên
một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày [5].

10


Bảng 1.1. Lƣợng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007 [5]

STT

Đơn vị hành chính

Lƣợng CTRSH bình Lƣợng CTRSH đô thị
phát sinh
quân trên đầu ngƣời
(kg/ngƣời/ngày)

Tấn/ngày

Tấn/năm

1

Đồng bằng sông Hồng


0,81

4,444

1.622.060

2

Đông Bắc

0,76

1,164

424.860

3

Tây Bắc

0,75

190

69.350

4

Bắc Trung Bộ


0,66

755

275.575

5

Duyên hải Nam Trung Bộ

0,85

1.640

598.600

6

Tây Nguyên

0,59

1650

237.250

7

Đông Nam Bộ


0,79

6.713

2.450.245

8

ĐB sông Cửu Long

0,61

2.136

779.640

Tổng cộng

0.73

17.692

6.457.580

Nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và
kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế.
Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy
chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với
CTRSH đô thị.

1.3.1.2. CTR sinh hoạt nông thôn
Với dân số 60.703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010), lượng
phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3kg/người/ngày,
ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18.219 tấn/ngày, tương
đương với 6,65 triệu tấn/năm [5].

11


15%

22%

23%

9%

25%

6%

Trung du và miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Tây Nguyên
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ

Hình 1.3. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn Việt Nam [1]
Khoảng trên 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ

bao bì thuốc BVTV chưa được thu gom để xử lý hợp vệ sinh và xả trực tiếp vào
môi trường [27].
Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn phát sinh chủ yếu từ các hộ gia
đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính, từ hoạt động chăn
nuôi, làng nghề…Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt là chất hữu cơ dễ phân hủy (có tỷ
lệ chiếm tới 65% chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn), còn lại là các loại chất
thải khó phân hủy như túi nilon, thủy tinh....
Đặc biệt, chất thải rắn của các làng nghề chiếm một phần đáng kể trong nguồn
phát sinh chất thải rắn nông thôn. Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại
khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh, ngày càng gia tăng về số lượng, đa
dạng và phức tạp về thành phần như phế liệu từ chế biến lương thực, thực phẩm
(nước thải, bã ngô, đậu, sắn), túi ni lông, chai lọ thủy tinh, nhựa, bao bì đựng
nguyên vật liệu, cao su, gốm sứ, gỗ, kim loại.
Các chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại tại nguồn, bị vứt bừa bãi ra
môi trường. Một số nơi không quy định bãi tập trung rác, không có nhân viên thu
gom rác. Lượng rác tồn đọng tại các kênh, mương rất lớn và phổ biến, dẫn đến ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu
vực nông thôn vào khoảng 40-55%. Mới chỉ có trên 60% số thôn, xã tổ chức thu
gom rác định kỳ. Công tác thu gom, lưu giữ và xử lý các loại vỏ bao bì, hoá chất

12


bảo vệ thực vật cũng được nhiều tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện như Nghệ An,
Tuyên Quang, Vĩnh Long. Song các biện pháp này được áp dụng với quy mô nhỏ,
chủ yếu dùng các thùng phuy chứa, không có các bể chứa cố định đúng quy chuẩn.
Việc quản lý chất thải rắn nông thôn chưa hiệu quả, xử lý chất thải rắn không hợp
vệ sinh gây ra ô nhiễm môi trường từ các bãi chôn lấp rác thải, làm ảnh huởng sức
khoẻ của cộng đồng dân cư, gia tăng gánh nặng bệnh tật, gây ra các xung đột môi
trường tại một số địa phương.

1.3.2. Thực trạng CTRSH trên địa bàn tỉnh Nghệ An
1.3.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ tiếp giáp với tỉnh Thanh
Hóa, tỉnh Hà Tĩnh, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với 419 km đường biên
giới; phía Đông giáp biển, với 82 km đường bờ biển.
Hệ thống mạng lưới giao thông gồm giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ, đường không: Quốc lộ 1A, a Vinh, Sân bay Vinh, Tuyến Quốc lộ 7 nối liền từ
Đông sang Tây thông thương sang nước CHDCND Lào. Có Cụm cảng biển Cửa Lò,
Bến Thuỷ, Xuân Hải (tỉnh Hà Tĩnh) mà trọng tâm là cảng Cửa Lò với công suất bốc
dỡ hàng lên khoảng 2 triệu tấn/năm. Với vị trí địa lý như vậy, tỉnh Nghệ An đóng vài
trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với
cả nước và các nước khác trong khu vực nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung
Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội [23].
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì lượng chất thải rắn phát sinh ngày
càng lớn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Theo Công ty TNHH 1TV môi trường
đô thị Nghệ An, khối lượng rác được thu gom tại thành phố Vinh từ năm 2004 đến
cuối 2008 không có sự biến động lớn, trung bình mỗi ngày có khoảng 148 tấn rác
thải sinh họat. Từ đầu năm 2009, do có một vài xã được sát nhập vào thành phố
vinh nên lượng rác thải có tăng lên, trung bình mỗi ngày thu gom 157 tấn [13].
Nhưng đến năm 2011 lượng rác thu gom là 65.000 tấn/năm (trung bình 165 - 180
tấn/ngày, tỷ lệ thu gom ước đạt 85%), sang năm 2012 số lượng rác thu gom tăng lên
đến 71.540 tấn/năm với bình quân 190 - 220 tấn/ngày [2].
13


Lượng rác thải sinh hoạt lớn thường tập trung tại khu vực thành phố Vinh, các
Thị xã có tiềm lực kinh tế lớn, có hoạt động dịch vụ du lịch hay các huyện bám
đường QL1A như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. Theo ước tính thì mỗi ngày
trên địa bàn toàn huyện Quỳnh Lưu thải ra khoảng 80 - 100 tấn trong khi hoạt động
thu gom chỉ thực hiện được khoảng 30 - 40 tấn rác thải; hay rác thải toàn huyện

Diễn Châu từ 100 - 125 tấn/ngày [14, 20].
Theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, dự báo tổng lượng CTR
sinh hoạt toàn tỉnh ước tính đến năm 2020 là: tổng lượng CTR sinh hoạt: 1.083.320
tấn/năm, trong đó CTR không nguy hại: 1.076.820 tấn, CTR nguy hại: 6.500 tấn
Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn, sau
đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom trung bình tăng từ 70% (2004)
đến 75% (2008). Tại các khu công nghiệp và khu vực thành thị chất thải nguy hại
không được phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt [20].
Hầu hết các vùng nông thôn thì mạng lưới thu gom chưa phủ kín và ý thức của
người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị còn chưa cao trong khi đó chưa
quy hoạch được điểm tập kết rác cũng như chưa xây dựng được khu xử lý rác đạt
tiêu chuẩn nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn đang còn phổ biến, người dân vẫn còn
có thói quen tiện đầu bỏ đó. Rác thải sinh hoạt đổ xuống mương rãnh hở gây ô
nhiễm nguồn nước và úng ngập khi mưa. Đi dọc các xã ven biển của huyện Diễn
Châu như Diễn Hùng, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Bích, Diễn Thành, Diễn Thịnh…
rác thải tràn ngập khắp nơi, tại huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai, dọc sông
Mai iang, lạch Quèn, bờ biển, bãi ngang.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An mới chỉ có Công ty TNHH 1TV Môi trường Đô thị
Nghệ An và Công ty TNHH MTĐT - DVDL Cửa Lò đảm nhiệm thu gom, vận chuyển,
xử lý rác thải tại TP Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện lân cận thành phố. Tỷ lệ thu
gom, xử lý rác chỉ đạt 85% ở thành phố Vinh, 75% ở thị xã Cửa Lò, lượng rác còn lại
vẫn bị vứt bừa bãi, tuỳ tiện gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường sống [21].
Theo thống kê, hiện nay trên toàn tỉnh có 16 dự án bãi chôn lấp CTR, trong
đó chỉ có 04 bãi chôn lấp đang vận hành, tuy nhiên chí có 01 bãi rác được xây dựng
14


theo đúng quy chuẩn, hợp vệ sinh. Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ
là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, không xử lý, mùi nặng nề và
nước rác là nguồn gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Việc lựa chọn điểm chôn

lấp hoặc khu xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn do không được sự ủng hộ của
người dân địa phương (ví dụ: như huyện Yên Thành). Công nghệ xử lý CTR chưa
được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện.
Việc xử lý rác thải bằng biện pháp tái sử dụng và tái chế chỉ giảm được 10 12% khối lượng rác thải, được tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng các nhà máy
chế biến rác thành phân hữu cơ. Do chưa có những khảo sát chi tiết về khả năng
chấp thuận của cộng đồng đối với sản phẩm phân vi sinh, đồng thời do kỹ năng
phân loại trong quá trình sản xuất của các nhà máy này còn thấp nên hiệu quả chưa
cao: nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh – Nghệ An) sử dụng công nghệ
seraphin công suất từ 80 – 100 tấn/ngày, nhà máy xử lý rác thải Ecovi với công suất
300 tấn/ngày, nhưng hiện tại chỉ mới hoạt động với hiệu suất 10% công suất.
Một số hình ảnh rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh:

Hình 1.4. Chân Cầu Giát thành l nh địa riêng của rác thải

15


Hình 1.5. Rác tràn xu ng sông

Hình 1.6. Rác c khắp nơi, ngay sát qu c lộ 48B

16


Hình 1.7. Rác tràn ra l ng đƣờng
1.3.2.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn tỉnh Nghệ An
Mô hình do Nhà nước quản lý: việc thu gom CTRSH tại Thành phố Vinh,
Hưng Nguyên, Nam Đàn do Công ty TNHH 1TV Môi trường đô thị Nghệ An trực
thuộc thành phố Vinh thực hiện. Các Công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới
hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiền lương cho cán bộ nhân viên chức, các

loại phương tiện, trang thiết bị ban đầu do nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân
sách, nguồn thu từ hoạt động thu gom, xử lý rác thải theo định mức áp dụng theo
tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh
Nghệ An ban hành theo thời điểm. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự
nghiệp có thu.
Đối với các huyện, thị xã không có Công ty MTĐT thu gom thì UBND
huyện trực tiếp chỉ đạo UBND xã, thị trấn trực tiếp thu gom, vận chuyển đi đổ
thải tập trung hoặc tự xử lý.
Mô hình do các Công ty tư nhân, các doanh nghiệp: đây là các tổ chức cá nhân
được giao chức năng thực hiện hợp đồng thu gom CTRSH trên địa bàn một số
huyện, thị xã như: Công ty TNHH MTV môi trường đô thị, dịch vụ Cửa Lò thu gom
trên địa bàn thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, hợp tác xã môi trường đô thị (thị trấn
Quán Hành) - huyện Nghi Lộc, Công ty TNHH Hải Đăng thu gom rác thải tại Nghi
Lộc, Diễn Châu …

17


×