Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giảm thiểu chất thải cho nhà máy xi măng lưu xá thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
CHẤT THẢI CHO NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ
THÁI NGUYÊN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ:

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Nga

HÀ NỘI, 2009


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN.................................................................................. 3
1.1 Tổng quan ngành công nghiệp sản xuất xi măng trên thế giới ............... 3
1.2 Tổng quan ngành công nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam ................ 5
1.3 Phương pháp giảm thiểu chất thải ........................................................... 6


1.3.1 Các cách tiếp cận giảm thiểu chất thải ............................................ 6
1.3.2 Các cách ngăn ngừa ô nhiễm ........................................................... 9
CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG ............................................................................................................ 16
2.1 Công nghệ sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay.................................. 16
2.1.1 Phương pháp và công nghệ sản xuất.............................................. 16
2.1.2 Nguyên nhiên liệu trong sản xuất xi măng ..................................... 17
2.1.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng kèm theo dòng thải ................. 26
2.2 Các vấn đề môi trường .......................................................................... 34
2.2.1 Bụi thải............................................................................................ 35
2.2.2 Khí thải phát sinh từ lò nung clanhke ............................................ 37
2.2.3 Nước thải ........................................................................................ 41
2.2.4 Xỉ than thải ..................................................................................... 42
2.2.5 Tiếng ồn .......................................................................................... 43
2.2.6 Ô nhiễm nhiệt.................................................................................. 43
CHƯƠNG 3 GIẢM THIỂU CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU
XÁ THÁI NGUYÊN........................................................................................... 44
3.1 Khái quát chung về nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên................ 44
3.2 Công nghệ sản xuất xi măng tại nhà máy.............................................. 45
3.2.1 Quy trình công nghệ ....................................................................... 45
3.2.2 Sơ đồ dòng chi tiết .......................................................................... 49
3.3 Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nhà máy xi măng Lưu Xá Thái
Nguyên............................................................................................................. 51
3.3.1 Cân bằng vật chất........................................................................... 51
3.3.2 Tính cân bằng nhiệt cho lò nung clanhke ...................................... 57


3.3.3 Ứng dụng tính toán cân bằng nhiệt lò nung clanhke nhà máy xi
măng Lưu Xá................................................................................................ 63
CHƯƠNG 4 ĐỀ XẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI VÀ

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI
NGUYÊN ............................................................................................................ 67
4.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được áp dụng tại nhà
máy Lưu Xá ..................................................................................................... 67
4.1.1 Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải ................................................ 67
4.1.2 Chất thải rắn .................................................................................. 68
4.1.3 Nước thải ....................................................................................... 69
4.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm sử dụng nguyên liệu hiệu quả............ 69
4.2.1 Giải pháp thay thế nguyên nhiên liệu............................................. 69
4.2.2 Biện pháp quản lý nội vi ................................................................. 70
4.2.3 Các biện pháp cải tiến thay đổi thiết bị.......................................... 74
4.3 Đề xuất biện pháp thay đổi công nghệ sản xuất xi măng...................... 84
4.4 Phân tích lợi ích kinh tế của giải pháp .................................................. 88
4.5 Phân tích lợi ích môi trường của giải pháp ........................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 98
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BVMT: Bảo vệ môi trường
2. CNSXXM: Công nghệ sản xuất xi măng
3. CNSXXMLĐ: Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng
4. CNSXXMLQ: Công nghệ sản xuất xi măng lò quay
5. SXSH: Sản xuất sạch hơn
6. SXXM: Sản xuất xi măng
7. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
8. TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
9. UNDP: Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc
10. UNEP: Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc

11. UNIDO: Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc
12. XM: Xi măng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Năng suất sản xuất xi măng tương ứng với các lò................................ 4
Bảng 2. 1 Chức năng và đặc điểm chính trong sơ đồ công nghệ........................ 17
Bảng 2.2 Trữ lượng đá vôi xi măng ở các vùng.................................................. 18
Bảng 2. 3 Thành phần hóa học của đá vôi .......................................................... 19
Bảng 2. 4 Trữ lượng của các mỏ sét.................................................................... 20
Bảng 2. 5 Thành phần hóa học trung bình của các mỏ sét.................................. 21
Bảng 2. 6 Thành phần hóa học của các nguyên liệu điều chỉnh ......................... 22
Bảng 2. 7 Thành phần hóa học của than dùng trong sản xuất xi măng .............. 23
Bảng 2. 8 Tính chất của than Quảng Ninh.......................................................... 24
Bảng 2. 9 Tính chất của dầu đốt.......................................................................... 25
Bảng 2. 10 Nhu cầu tiêu thụ của một số nhà máy xi măng................................ 26
Bảng 2. 11 Quan hệ công nghệ dòng thải trong sản xuất xi măng ..................... 43
Bảng 3. 1 Thành phần nguyên vật liệu thô dùng trong sản xuất xi măng nhà máy
Lưu Xá ................................................................................................................ 47
Bảng 3. 2 Định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu ................................................ 48
Bảng 3. 3 Cân bằng vật liệu tính cho 1 tấn xi măng ........................................... 52
Bảng 3. 4 Kết quả thẩm định khí thải và bụi tại khu vực nghiền đập đá ............ 53
Bảng 3. 5 Kết quả thẩm định khí thải và bụi tại khu vực nghiền xi măng ......... 54
Bảng 3. 6 Cân bằng nhiệt cho lò nung clanke nhà máy xi măng Lưu Xá .......... 65
Bảng 4.1 Kết quả quan trắc nồng độ bụi tại lò nung và sấy nguyên liệu............ 68
Bảng 4.2 Các biện pháp quản lý nội vi tại nhà máy ........................................... 71
Bảng 4.3 Đề xuất các biện pháp cải tiến thiết bị................................................ 75
Bảng 4.4 Lượng bụi thu hồi được sau khi qua lọc bụi túi tại công đoạn sấy ..... 80
Bảng 4.5 So sánh nguyên, nhiên liệu dùng trong sản xuất xi măng ................... 84
Bảng 4. 6 Dự kiến kinh phí đầu tư thiết bị cho công đoạn sấy ........................... 88

Bảng 4.7 Dự tính định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu sau khi thực hiện SXSH
............................................................................................................................. 95
Bảng 4.8 Dự tính giảm thiểu chất thải sau khi thực hiện SXSH ...........................95


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1 Mô tả trình tự các kỹ thuật sản xuất sạch hơn....................................... 9
Hình 1.2 Chương trình đánh giá giảm thiểu chất thải......................................... 11
Hình 2. 1 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng lò đứng ........................................ 28
Hình 2.2 Quy trình sản xuất xi măng bằng lò quay khô ..................................... 30
Hình 2. 3 Quy trình sản xuất xi măng bằng lò quay ướt..................................... 32
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng tại nhà máy Lưu Xá – Thái Nguyên
............................................................................................................................. 50
Hình 4. 1 Thiết bị lọc túi bụi ............................................................................... 77
Hình 4. 2 Bộ phận rũ bụi ở thiết bị lọc túi .......................................................... 78
Hình 4. 3 Sơ đồ thiết bị lọc túi tại công đoạn sấy tại nhà máy ........................... 79


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

-1-

MỞ ĐẦU
Xi măng là ngành không thể thiếu được trong ngành xây dựng, đó là
loại vật liệu xây dựng cơ bản và thông dụng nhất được sử dụng rộng rãi với
khối lượng lớn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng công nghiệp, dân
dụng và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội khác.
Ở Việt Nam, từ ngày thống nhất đất nước và nhất là từ thời kỳ đổi mới
1986 đến nay sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc
phòng đòi hỏi khối lượng xi măng ngày càng lớn. Tiêu thụ xi măng ở nước ta

ngày càng tăng, năm 2008 cả nước đạt 40 triệu tấn/năm, dự báo kế hoạch năm
2009 sẽ là 50 triệu tấn với 105 dây chuyền sản xuất. Dự báo nhu cầu xi măng
ở nước ta giai đoạn từ 2010 đến 2020 tăng từ 50 triệu tấn lên 70 triệu tấn.
Công nghiệp xi măng có vai trò và vị trí rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Nó là một trong những ngành có tỷ trọng đóng góp cho ngân
sách nhà nước cao nhất (khoảng 4 – 5 triệu USD trên mỗi triệu tấn sản phẩm).
Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành
công nghiệp xi măng chiếm khoảng 10-12% GDP của toàn ngành công
nghiệp [2]. Công nghiệp xi măng phát triển đã thu hút được một lượng lớn lao
động của xã hội. Cho đến nay lao động các loại của ngành công nghiệp xi
măng nước ta khoảng 40 nghìn người và đang tiếp tục được tuyển dụng và
đào tạo để đáp ứng sự phát triển của sản xuất. Phát triển công nghiệp xi măng
đã và đang thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp khác cùng phát triển như: Giao
thông vận tải, năng lượng, cơ khí chế tạo…
Tuy nhiên, ngoài các yếu tố tích cực kể trên công nghiệp xi măng còn
được xem là một trong những nhóm ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi
trường nói chung, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí do bụi, khí độc
hại và tiếng ồn. Trong dây chuyền sản xuất xi măng có nhiều công đoạn mà
tại đó vấn đề môi trường cần phải quan tâm như: Qúa trình gia công cơ học

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

-2-

nguyên vật liệu do đập, nghiền sàng, phát sinh tiếng ồn rất lớn và một lượng

bụi với kich thước rất nhỏ. Qúa trình sấy nguyên liệu đầu vào và nung
clanhke ở nhiệt độ cao với nhiên liệu là than hoặc dầu đã tạo ra một lượng lớn
khói thải, bụi, khí thải độc hại.
Vì vậy, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp xi
măng thì công tác bảo vệ môi trường cũng cần phải quan tâm hơn để đảm bảo
môi trường lao động tốt, nâng cao sức khỏe cho người sản xuất và không gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Việc cải thiện môi trường làm
việc đồng thời áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác nhân gây ô
nhiễm môi trường trong sản xuất xi măng là rất cần thiết. Với đặc thù của hầu
hết các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam là khả năng tài chính eo hẹp, tính
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn kém nên việc đầu tư thay đổi
công nghệ thiết bị hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm ra
môi trường là thực sự khó khăn. Trong khi đó, một hướng tiếp cận được đại
đa số các doanh nghiệp Việt Nam đón nhận là việc áp dụng sản xuất sạch hơn
với mục tiêu là làm tăng khả năng tận dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu,
giảm thiểu chất thải và phát thải. Như vậy, với cách tiếp cận này, doanh
nghiệp cùng một lúc đạt được những thành quả trong việc tiết kiệm nguyên
nhiên vật liệu và năng lượng cũng như giảm thiểu lượng chất thải ra môi
trường.
Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên có công nghệ sản xuất là lò
đứng nên vấn để ô nhiễm môi trường cũng như quá trình sản xuất tiêu tốn
nguyên, nhiên liệu cao hiện đang được quan tâm của các cấp các ngành và Bộ
Xây Dựng.
Chính vì vậy Tôi đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất các biện pháp
giảm thiểu chất thải cho Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên ”

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009



Luận văn Thạc sỹ Khoa học

-3-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan ngành công nghiệp sản xuất xi măng trên thế giới
Trải qua hơn 120 năm hình thành và phát triển, công nghệ xi măng lò
đứng cũng đạt một số những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ cũng như nhu cầu xây dựng của
con người nên lò đứng năng suất thấp đã dần thay thế bằng lò quay có công
suất lớn. Hiện nay, lò đứng chỉ tồn tại ở một số nước ở Châu Á như Trung
Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và một vài nước khác như Myama, Neepan,
Pakistan. Sản lượng xi măng ở một số nước trên thế giới năm 2008 là Trung
Quốc 1.370 triệu tấn/năm; Ấn Độ 160 triệu tấn/năm; Mỹ 113 triệu tấn/năm;
Nhật Bản 68 triệu tấn/năm; Thái Lan 65,7 triệu tấn/năm; Tây Ban Nha 54
triệu tấn/năm; Brasil 52,9 triệu tấn/năm.
Trong đó đáng kể nhất là công nghiệp lò đứng ở Trung Quốc, ngành xi
măng lò đứng Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rất to lớn. Những
năm đầu thế kỷ 21 (2001 - 2005), tại Trung Quốc rộ lên phong trào lưu cải tạo
đồng bộ các dây truyền lò đứng kiểu cũ thành các dây chuyền năng suất cao
với chất lượng clanhke tương đương lò quay, đồng thời giảm tiêu hao năng
lượng và môi trường sạch sẽ hơn. Các dây chuyền sau cải tạo đã phát huy
trình độ sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa cao, tạo ra bước chuyển biến có
tính chất cách mạng của công nghệ xi măng lò đứng Trung Quốc bước vào
thế kỷ 21 [15]. Cụ thể
- Về suất đầu tư: Đầu tư cải tạo mở rộng các hệ lò đứng cơ khí bán tự
động năng suất cao của Trung Quốc những năm 2004 – 2005 chỉ cỡ 8 – 10
USD/tấn XM [15].
- Về năng suất: Để đạt năng suất 30 – 40 tấn clanhke/ giờ theo công nghệ

lò quay ta phải sử dụng kiểu lò SLC hoặc SP với 5 tầng cyclon trao đổi nhiệt
+ canxino, đường kính trong của lò khoảng 3,2 – 3,6m, chiều dài 52 – 60m,

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

-4-

với đầy đủ các thiết bị phụ trợ. Nếu sử dụng các loại lò đứng cải tạo mở rộng
với đường kính từ 3 – 4m như Trung Quốc đang triển khai đã đạt được năng
suất ổn định như sau [15].
Bảng 1. 1 Năng suất sản xuất xi măng tương ứng của các loại lò
Quy cách lò
Năng suất
tấn clanhke/h

3x10m
12,5-13,5

3,2x11m
14-15

3,4x12m
16-17

3,8x12m

22-26

4x12m
32-36

- Về chất lượng clanhke: Bằng các thủ pháp công nghệ tổng hợp từ các
khâu chuẩn bị phối liệu, đồng nhất và vê viên, sử dụng phụ gia khoáng hóa,..
các dây chuyền lò đứng của Trung Quốc cải tạo từ những năm 2001 – 2005
hiện nay đã luôn đạt Rn 28 ngày của clanhke trong khoảng 52 -55 Mpa, một
số nhà máy đạt kết quả bình quân năm 2005 trong khoảng 62- 63Mpa và đưa
tỷ lệ pha phụ gia vào xi măng tới 52%.
- Về môi trường: Trung Quốc đã theo kịp các tiến bộ về giải quyết môi
trường sản xuất cho các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng công suất tương
tự như các dây truyền lò quay phương pháp khô hiện đại, Bằng việc trang bị
đồng bộ trong các khâu sản xuất
Chính hệ thiết bị lọc bụi kiểu túi mới (loại xung và loại túi vải thủy tinh
thổi gió ngược) kết hợp với lọc bụi tĩnh điện hiệu suất cao cho đến nay về cơ
bản đã xóa được mặc cảm của xã hội hiện đại về sự phát thải ô nhiễm bụi,
không khí cũng như nguồn nước của công nghệ xi măng lò đứng. Về mặt này
đã nâng vị thế của lò đứng ngang tầm lò quay hiện đại và được xã hội chấp
nhận sự tồn tại và phát triển như một ngành công nghiệp thân thiện với môi
trường [15].

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học


-5-

1.2. Tổng quan ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
Công nghiệp xi măng Việt Nam đến nay đã hình thành và phát triển trên 100
năm, với mốc dấu của việc xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy xi măng
đầu tiên (theo công nghệ lò đứng) tại Hải Phòng từ năm 1899. Trong vòng 56
năm từ năm 1924 đến năm 1980 đã có 9 lò quay sản xuất theo phương pháp
ướt với thiết bị do các công ty như F. L. Smidth (FLS)…do Đan Mạch và
Rumani cung cấp.
Sau năm 1975, Việt Nam đã quyết định xây dựng thêm các nhà máy xi
măng mới có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu xi măng trong công cuộc xây
dựng đất nước. Đầu tiên là nhà máy xi măng Bỉm Sơn – Thanh Hóa được xây
dựng và vận hành vào năm 1981 với 2 lò quay sản xuất theo phương pháp ướt
có kích thước Φ = 5mx185m do Liên Xô cung cấp có công suất là 2x1750 tấn
clanhke/ ngày tương đương 1,2 triệu tấn xi măng/năm. Năm 1983, nhà máy xi
măng Hoàng Thạch – Hải Hưng được xây dựng và đi vào hoạt động với công
nghệ lò quay sản xuất theo phương pháp khô có lò quay với kích thước
Φ = 5,5mx89m do công ty F.L.Smidth (F.L.S) – Đan Mạch cung cấp. Công suất

của nhà máy là 3100 tần clanhke/ngày tương đương 1,1 triệu tấn xi
măng/năm. Năm 1991 thêm một dây chuyền sản xuất xi măng được xây dựng
tại Hà Tiên với một lò quay sản xuất theo phương pháp khô. Một phần
clanhke của nhà máy này được chuyển đến Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh để
nghiền.
Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, có 15 công ty xi măng lớn sản xuất
theo công nghệ lò quay và khoảng 55 nhà máy xi măng nhỏ là xi măng lò
đứng. Tiêu thụ xi măng ở nước ta ngày càng tăng, năm 2008 cả nước đạt 40
triệu tấn/năm, dự báo kế hoạch năm 2009 sẽ là 50 triệu tấn với 105 dây
chuyền sản xuất. Dự báo nhu cầu xi măng ở nước ta giai đoạn từ 2010 đến


Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

-6-

2020 tăng từ 50 triệu tấn lên 70 triệu tấn. Danh mục và công suất của các nhà
máy được liệt kê ở phần phụ lục.
Trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng từ 2010 đến 2020 là
ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy SXXM bằng
công nghệ lò quay và các trạm nghiền clanhke, cải tạo, chuyền đổi công
nghiệp sản xuất xi măng lò đứng, những nhà máy không chuyển đổi sẽ dừng
sản xuất trước năm 2020 (QĐ số 108/2005/ QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm
2005 của Thủ Tướng chính phủ).
Với lịch sử quá trình hình thành và phát triển trên 100 năm, ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam được đánh dấu bằng những sự đổi mới và phát triển
rất nhanh cả về quy mô đầu tư, phương thức đầu tư, trình độ công nghệ sản
xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu xi măng của xã hội theo từng thời kỳ. Cũng
trong tiến trình phát triển này, việc ứng dụng tiến bộ về công nghệ sản xuất,
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường luôn được chú trọng và trên thực tế
nhiều công trình mới đã được đưa vào vận hành khai thác an toàn hiệu quả
với trình độ công nghệ cao và phát huy hết công suất thiết kế.
1.3.

Phương pháp giảm thiểu chất thải

1.3.1. Các cách tiếp cận giảm thiểu chất thải

Lịch sử đã ghi nhận bước tiến của con người trong những nỗ lực xây
dựng các cách quản lý môi trường bao gồm:
* Bỏ qua: Bỏ qua những năm 1960 con người ko có hành động nào để giải
quyết ô nhiễm, hoàn toàn làm ngơ trước những hậu quả môi trường. Mọi chất
thải đều được thải tự do vào môi trường mà không hề qua xử lý.
* Pha loãng: Trong những năm 1960 – 1970, giải pháp pha loãng được áp
dụng những rõ rằng các vấn đề môi trường được giảm bớt, chất lượng môi
trường không được cải thiện.
Hai cách tiếp cận quản lý môi trường trên xem là các cách quản lý thụ
động

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

-7-

Hậu quả đối với doanh nghiệp khi áp dụng các cách quản lý rất tiêu cực như
hai cách trên đây là:
- Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền
- Doanh nghiệp có thể bị buộc phải di dời đến các địa điểm khác
- Trong trường hợp tình trạng môi trường của doanh nghiệp không thể
chấp nhận được, doanh nghiệp có thể bị đóng cửa.
Ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp đã bị phạt, một số bị buộc phải dời đến
địa điểm khác do không giải quyết được vấn đề đảm bảo tuân thủ BVMT.
* Xử lý cuối đường: Thời kỳ năm 1970 – 1980 và kể cả hiện nay, các giải
pháp xử lý ô nhiễm cuối đường ống được áp dụng rộng rãi đã đem lại nhiều

thành công. Hàng loạt công trình xử lý chất thải được lắp đặt và vận hành đã
giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu được ô nhiễm, tuân thủ được các tiêu
chuẩn ngày càng khắt khe của luật BVMT, cách tiếp cận này xem là tích cực
tuy nhiên nó vẫn mang tính bị động và tốn kém, một số vẫn đề nảy sinh khi
thực hiện xử lý ô nhiễm là:
- Doanh nghiệp phải lắp đặt nhà máy xử lý nước thải
- Doanh nghiệp phải lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải
- Doanh nghiệp phải tốn nhiều tiền cho lắp đặt và vận hành các hệ
thống xử lý chất thải
- Doanh nghiệp không thu được lợi nhuận gì từ xử lý ô nhiễm, ngoài
việc tuân thủ luật.
- Chuyển ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác.
* Sản xuất sạch hơn/ ngăn ngừa - giảm thiểu ô nhiễm
Từ cuối những năm 1980, tiếp cận SXSH ra đời với mục đích chuyển
việc bảo vệ môi trường từ kiểm soát bị động cuối đường ống sang tiếp cận
kiểm soát trước và trong toàn bộ quá trình sản xuất, mang tính phòng ngừa
chủ động. Các thuật ngữ ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải “năng
suất xanh” đều là các tiếp cận tương tự của SXSH.
Các cách tiếp cận về quản lý môi trường mô tả theo các sơ đồ sau:
1. Giải pháp quản lý môi trường: Làm ngơ
Nguyên
liệu

Nguyên liệu

Sản phẩm
Quá trình chế biến

Năng lượng


Nguyễn Thị Phương Dung

Chất thải vào môi trường

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

-8-

2 Giải pháp quản lý môi trường: Xử lý ô nhiễm
Nguyên liệu

Quá trình

Sản phẩm

chế biến
Năng lượng

Chất thải vào môi trường

3 Giải pháp quản lý môi trường: Xử lý ô nhiễm
Nguyên liệu

Sản phẩm

Quá trình
chế biến


Năng lượng

Chất thải

Thu hồi
Sử dụng lại
Tái chế

Xử lý

Chất thải còn lại
vào môi trường

Sản phẩm
phụ

4. Giải pháp quản lý môi trường trong tương lai (mô hình lý tưởng)
Nguyên liệu

Sản phẩm Thu hồi
Sử dụng lại
Tái chế biến

Quá trình
chế biến

Năng lượng

Thu hồi


Thu hồi

Nguyễn Thị Phương Dung

Chế biến
lại

Sản phẩm
phụ
Thu hồi
Sử dụng lại
Tái chế biến

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

-9-

1.3.2. Cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm [10]
Ngăn ngừa ô nhiễm được thực hiện theo trình tự sau:
Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn → thu hồi/ tái sử dụng → Xử lý → thải bỏ
Cho đến thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp chưa có thể đạt đến điểm
“chất thải bằng 0”, nhưng thông qua các giải pháp của SXSH nên lượng chất
thải và tải lượng ô nhiễm được giảm trước khi phải xử lý để thải bỏ ra môi
trường.
Các cách tiếp cận về kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải về
cơ bản cũng tương tự như đối với SXSH. Một loạt các kỹ thuật khác nhau

được tập hợp và liên kết với nhau thành kỹ thuật SXSH và được tóm tắt như
sau:
Kỹ thuật sản xuất sạch
hơn

Giảm chất thải
tại nguồn

Quản lý
nội vi tốt

Thay đổi
nguyên
liệu đầu
vào

Tái sinh chất
thải

Thay đổi
quá trình
sản xuất

Kiểm soát
quá trình
tốt hơn

Tái sử
dụng cho
sản xuất


Cải tiến
thiết bị

Thay đổi sản
phẩm

Tạo sản
phẩm phụ

Thay đổi
công nghệ

Hình 1. 1 Mô tả trình tự các kỹ thuật sản xuất sạch hơn

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

- 10 -

Kể từ khi ý tưởng SXSH ra đời, các phương pháp luận về SXSH dưới các
hình thức khác đã được xây dựng và ban hành, ví dụ:
Hiện nay trên thế giới có bốn phương pháp luận cơ bản
- Phương pháp luận của UNEP/UNIDO
- Phương pháp luận của USEPA (Cục bảo vệ Môi trường của Mỹ)
- Phương pháp luận kiểm toán DESIRE (Ấn Độ)

- Phương pháp luận kiểm toán của WEC
Ngoài ra còn nhiều phương pháp luận khác nhưng nội dung cơ bản là
tương tự và giống 3 phương pháp luận trên.
Phương pháp được lựa chọn để đánh giá SXSH là phương pháp luận
DESIRE, tuy nhiên để hiểu rõ hơn phương pháp của US.EPA và phương pháp
của UNEP/UNIDO cũng được giới thiệu một cách sơ lược.
Phương pháp luận của cục bảo vệ môi trường Mỹ: Là cơ quan bảo vệ môi
trường đầu tiên xây dựng phương pháp luận đánh giá SXSH một cách có hệ
thống – năm 1985 bằng chương trình đánh giá giảm thiểu chất thải các bước
sau:

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

- 11 -

Nhận dạng nhu cầu giảm thiểu chất thải

Lập kế hoạch tổ chức
- Cam kết quản lý
- Đặt mục tiêu cho chương trình
- Tổ chức nhân sự

Lựa chọn mục tiêu
đánh giá mới và
đánh giá lại lựa chọn

trước đó

Báo cáo đánh giá
của các cơ hội đã
Báo cáo cuối
cùng gồm các cơ
hội kiến nghị
Lập lại quy trình

Giai đoạn đánh giá
- Lấy số liệu
- Xác định mục tiêu
- Thành lập nhóm SXSH
- Kiểm tra hiện trạng và số liệu
- Đưa ra các cơ hội

Tổ chức đánh
giá và thực hiện
cam kết

Phân tích khả thi kỹ thuật
- Đánh giá kỹ thuật
- Đánh giá kinh tế
- Chọn lựa các cơ hội thực hiện

Thực hiện
- Hiệu chỉnh dự án và góp vốn
- Lắp đặt thiết bị
- Thực hiện đánh giá


Dự án giảm thiểu thực hiện thành công
Hình 1. 2. Chương trình đánh giá giảm thiểu chất thải

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

- 12 -

Do đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc lựa chọn các phương pháp luận
phù hợp với điều kiện, đặc điểm của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung
và ngành sản xuất xi măng nói riêng. Luận văn này đã kế thừa và tuân thủ
theo. Phương án được lựa chọn là phương pháp luận của DESIRE và bởi các
lý do sau:
* Phương pháp luận của DESIRE do các nhà khoa học ấn độ xây dựng trên
nền tảng phương pháp luận của UNEP. Nền công nghiệp của ấn độ cũng đang
phát triển, dựa trên nền công nghiệp nhỏ có nhiều điểm tương đồng với Việt
Nam.
* Kết quả thành công của đánh giá SXSH theo phương pháp này đã được
thực hiện tại một loạt các nhà máy ở châu á theo chương trình của NIEM. Đặc
biệt thành công trong việc áp dụng tạo các nhà máy giấy ở Trung Quốc và ấn
độ. ở Việt Nam qua kết quả trình diễn SXSH tại một vài cơ sở đã thu được kết
quả rất khả quan.
* Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của Việt Nam
được đánh giá là nhỏ và công nghệ, thiết bị chưa hiện đại, là đối tượng phù
hợp với phương pháp DESIRE.
* Phương pháp DESIRE được xây dựng dễ hiểu, dễ thực hiện, khoa học

với các nhiệm vụ rõ ràng. Đặc biệt dễ dàng với sự trợ giúp của các chuyên gia
tư vấn bên ngoài.
a. Nguồn gốc của phương pháp DESIRE
Phương pháp luận về kiểm toán giảm thiểu chất thải do UNEP đưa ra ở trên là
phương pháp mang tính tổng quát nhưng dễ thực hiện nó trong từng cơ sở hay
ngành sản xuất nào đó thì cần phải thiết kế các chương trình kiểm toán riêng
phù hợp với ngành sản xuất đó thì SXSH mới có kết quả khả quan.
Các nhà nghiên cứu và quản lý môi trường ấn độ đã xây dựng phương pháp
luận có tính hệ thống nhằm đánh giá SXSH. Phương pháp này được xây dựng

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

- 13 -

trên khuôn khổ dự án “DESIRE – Mô hình trình diễn giảm thiểu chất thải
trong các ngành công nghiệp nhỏ”.
Phương pháp luận DESIRE được xây dựng trên nền tảng, kiểu dạng công
nghiệp và nguồn nhân lực kỹ thuật của ấn độ khi các ngành công nghiệp nhỏ
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản lượng công nghiệp.
Việc áp dụng thành công phương pháp luận DESIRE tại ấn độ và các nước
đang phát triển đã chứng tỏ phương pháp luận DESIRE là phù hợp và hiệu
quả.
Trong khuôn khổ dự án triển khai SXSH tại Việt Nam, Trung tâm SXSH
(VNCPC) đã áp dụng phương pháp luận DESIRE trong một loạt các dự án
trình diễn. Kết quả của các dự án đã khẳng định tính phù hợp và hiệu quả của

nó.
b. Nội dung của phương pháp luận DESIRE [10]
Đối với các doanh nghiệp Việt nam thì phương pháp luận kiểm toán
DESIRE thích hợp hơn cả vì khi áp dụng phương pháp này chúng ta có thể trả
lời 3 câu hỏi:
Ở đâu phát sinh chất thải?
Tại sao phát sinh chất thải và lượng phát thải là bao nhiêu?
Làm thế nào để loại bỏ các nguyên nhân phát sinh chất thải?
Trình tự kỹ thuật SXSH:
Phương pháp DESIRE kiểm toán sản xuất sạch hơn chia hoạt động kiểm toán
thành 6 bước với 18 nhiệm vụ tuần tự như sau:
Bước 1: Bắt đầu.
Lập kế hoạch và tổ chức đánh giá sản xuất sạch hơn. Lựa chọn trọng
tâm của kiểm toán giảm thiểu chất thải.
- Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm kiểm toán đánh giá SXSH
- Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nghệ

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

- 14 -

- Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn công nghệ gây lãng phí nhất
Bước 2: Phân tích các bước của công nghệ sản xuất.
Đánh giá các bước công nghệ có liên quan với trọng tâm kiểm toán đã
lựa chọn, tính cân bằng năng lượng và cân bằng vật chất để có thể định lượng

được các phát thải, nguyên nhân phát thải.
- Nhiệm vụ 4: Lập sơ đồ công nghệ chi tiết cho giai đoạn lựa chọn làm
trọng tâm kiểm toán
- Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật liệu và năng lượng
- Nhiệm vụ 6: Tính toán chi phí dòng thải
- Nhiệm vụ 7: Phân tích nguyên nhân sinh ra dòng thải
Bước 3: Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn.
Xây dựng các cơ hội sản xuất sạch hơn và lựa chọn các cơ hội có tính
khả thi nhất.
- Nhiệm vụ 8: Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn
- Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn
Trên cơ sở các giải pháp đã lựa chọn, tiến hành đánh giá tính khả thi về
kỹ thuật, về kinh tế và về môi trường nhằm đưa ra các cơ hội có khả năng
thực thi nhất.
- Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật
- Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế
- Nhiệm vụ 12: Đánh giá các tác động môi trường của giải pháp
- Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện
Bước 5: Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Triển khai thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn có tính khả thi về
kinh tế, kỹ thuật và giám sát các kết quả đạt được.
- Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị để thực hiện

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học


- 15 -

- Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả
Bước 6: Duy trì sản xuất sạch hơn.
Duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn đã được thực hiện và tiếp tục
xác định, lựa chọn các giải pháp chưa được thực hiện để đánh giá. Chu kỳ lại
được lặp lại sau một giai đoạn đánh giá sản xuất sạch hơn.
- Nhiện vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 18: Lựa chọn trọng tâm mới để kiểm toán
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể
quy mô bé hay lớn. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm
lượng tài nguyên tiêu thụ từ 10 -15% mà không cần đầu tư lớn. Thực hiện sản
xuất sạch hơn mang lại những lợi ích thiết thực sau:
+ Nâng cao hiệu suất sản xuất.
+ Sử dụng nước, nguyên liệu và năng lượng có hiệu quả hơn.
+ Tận thu được các sản phẩm phụ có giá trị.
+ Giảm phát thải vào môi trường.
+ Giảm chi phí để thải cũng như sử lý chất thải.
+ Cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp về phát triển kinh tế bền vững.
+ Cải thiện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ công
nhân viên chức trong toàn nhà máy.

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học


- 16 -

CHƯƠNG 2
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG
2.1. Công nghệ sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay
2.1.1. Phương pháp và công nghệ sản xuất
Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại song song cả 3 phương pháp sản xuất xi
măng là: ướt, khô và bán khô [2]
- Phương pháp ướt hiện nay còn đang được sử dụng ở 2 nhà máy là Bỉm Sơn,
Hải Phòng. Công suất thiết kế sản xuất clanhke theo phương pháp này là
1.129 triệu tấn/ năm, chiếm 8.96% (trong đó Bỉm Sơn: 550.000 tấn/năm; Hải
Phòng: 324.000 tấn/năm). Hiện nay các nhà máy này đang chuyển dần sang
dây chuyền khô.
- Phương pháp khô: Tất cả các nhà máy được đầu tư (giai đoạn 3) sau năm
1991 và dây chuyền 1 của nhà máy xi măng Hoàng Thạch (được đầu tư ở giai
đoạn 2) đều sản xuất theo phương pháp khô. Công suất thiết kế clanhke sản
xuất theo phương pháp này là 8.971 triệu tấn/ năm, chiếm 71,2%.
- Phương pháp bán khô: Tất cả các xi măng lò đứng đều sản xuất theo phương
pháp bán khô. Công suất thiết kế theo clanhke là 2.5 triệu tấn, chiếm 19.84%.
Sơ đồ công nghệ giới thiệu quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên, nhiên
liệu qua khâu nạp liệu vào lò nung, nung và nghiền clanhke cho đến khâu
đóng bao sản phẩm. Dây chuyền công nghệ giúp cho việc xem xét đánh giá
quá trình chuẩn bị và sử dụng nguyên nhiên liệu, các nguồn phát sinh chất ô
nhiễm và tính toán tải lượng của các chất này tại từng công đoạn trong dây
chuyền công nghệ sản xuất xi măng chính sau:
+ Công nghệ xi măng lò đứng
+ Công nghệ xi măng lò quay phương pháp khô
+ Công nghệ xi măng lò quay phương pháp ướt

Đặc điểm và chức năng chính trong sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng được
mô tả tóm tắt trong bảng 2.1.

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

- 17 -

Bảng 2. 1. Chức năng và đặc điểm chính trong sơ đồ công nghệ
Quá trình
Gia công
nguyên
nhiên liệu
và phụ gia
Nghiền
phối liệu

Đặc điểm và chức năng
Đá vôi, đất sét, than, các loại phụ gia…được đập, nghiền
cán, sấy đạt tiêu chuẩn, yêu cầu sau đó được vận chuyển vào
kho chứa

- Nguyên liệu được phối liệu theo tỷ lệ và sau đó được đưa
vào máy nghiền đạt độ mịn yêu cầu.
- Riêng công nghệ lò quay phương pháp ướt thì bột liệu
được trộn với nước (tỷ lệ 40%) và được nghiền trong máy

nghiền bi ướt
Nung
- Công nghệ lò quay khô: Phối liệu sau khi nghiền mịn
clanhke
được đi qua hệ thống tháp sấy.
- Công nghệ lò quay ướt: Bột liệu vào lò dạng bùn
- Công nghệ lò đứng: Bột liệu vào lò ở dạng viên tròn. Quá
trình nung phối liệu trong lò dưới tác dụng của nhiệt độ
cao các cấu tử trong phối liệu phản ứng với nhau tạo thành
các khoáng chính có trong thành phần của clanhke đó là:
3CaO.Al2O3 (C3A); 2CaO.SiO2(C2S); 3CaOSiO2(C3S); và
4CaO.Al2O3.Fe2O3(C4AF).
Nghiền xi Clanhke sau khi được làm nguội sẽ trộn lẫn với thạch cao và
măng
các chất phụ gia khác theo tỷ lệ nhất định rồi chuyển vào
máy nghiền. Sau khi nghiền, xi măng được đưa qua thiết bị
phân ly (bột xi măng chưa đạt độ mịn yêu cầu quay trở lại
máy nghiền). Xi măng bột được chuyển tới các silo chứa xi
măng. Trong các silo chứa có hệ thống khí đẩy dưới đáy để
đảo trộn cho đều, tránh vón cục
Đóng bao Xi măng từ các silo chứa được đưa tới máy đóng bao (50kg)
xi măng
hay có thể đưa vào ô tô có sitec dưới dạng xi măng rời
2.1.2. Nguyên nhiên liệu trong sản xuất xi măng
2.1.2.1. Nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất xi măng bao gồm đá vôi, đất sét, các loại
nguyên liệu điều chỉnh và phụ gia khoáng hóa xi măng.
a. Đá vôi

Nguyễn Thị Phương Dung


CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

- 18 -

Đá vôi là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng trong thành phần phối
liệu đá vôi chiếm tỷ trọng khoáng 80%. Đá vôi dùng để sản xuất xi măng phải
đạt yêu cầu về chất lượng Cao >50%; MgO<3%. Đến nay 96 mỏ đá vôi có
chất lượng đạt tiêu chuẩn dùng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng với tổng
trữ lượng khoảng 10.6 tỷ tấn được phân bố ở 8 vùng, chủ yếu tập trung ở phía
Bắc. Hiện nay ở nước ta các chủng loại đá vôi đáp ứng yêu cầu cho việc sản
xuất xi măng bao gồm:
- Đá vôi Dvon Trung D2 có hạt nhỏ, mịn, đồng nhất với thành phần hóa
học: CaO >52; MgO<1%.
- Đá vôi Trung Pecni C2P là loại đá có hạt nhỏ, mịn, màu xanh với thành
phần hóa học: CaO >50%; MgO<1,5%.
- Đá vôi Triat Trung T2 có hạt nhỏ màu đen hay xám sáng, với thành phần
hóa học: CaO > 48,8 – 54%; MgO = 0.4 – 2.83%.
Nguồn đá vôi để sản xuất xi măng ở nước ta phân bố khá rộng trên cả 8
vùng kinh tế, song tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, đồng
bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Bảng 2.2 cho biết trữ lượng dự báo của
các mỏ đá vôi đã được thăm dò khảo sát trên các vùng kinh tế.
Bảng 2. 2 Trữ lượng đá vôi xi măng ở các vùng
ST
T
1


Vùng kinh tế
Đông Bắc

2

Tây Bắc

3

Đồng bằng
sông Hồng
Bắc Trung Bộ

4
5
6
7
8

Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đông bằng
sông Cửu Long

Tỉnh
Sơn La, Lai Châu, Hòa
Bình
Lào Cai, Tuyên Quang, Yên
Bái, Phú Thọ…

Hải Dương, Hải Phòng,
Nam Hà, Ninh Bình…
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Trị…
Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế
Gia Lai, Đắc Lắc
Tà Thiết
Kiên Giang

Nguyễn Thị Phương Dung

Số
mỏ
48

Trữ lượng dự
báo (triệu tấn)
8.692

14

2.686

28

3.112,4

34

6.191,9


13
27
6
17

572,5
79,2
331,9
417,9

CHMT 2007-2009


Luận văn Thạc sỹ Khoa học

- 19 -

Nguồn đá vôi để sản xuất xi măng ở nước ta có chất lượng khá tốt, hầu
hết các mỏ đều đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của nguyên liệu trong sản
xuất như các chỉ tiêu về thành phần hóa, hàm lượng sét, độ cứng. Thành phần
hóa học của đá vôi được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng tại một số
nhà máy được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2. 3 Thành phần hóa học của đá vôi [7]
Nhà máy xi măng

Thành phần hóa học (% theo khối lượng)
CaO

SiO2


Al2O3

Fe2O3

MgO

MKN

Hải Phòng

54,6

0,2

0,1

0,1

0,6

42,4

Bỉm Sơn

54,3

0,2

0,1


0,1

0,6

42,4

Chinfon- Hải Phòng

54,4

0,2

0,09

0,47

0,63

42,53

Hà Tiên

53,2

3,2

0,1

0,1


1,4

42

Sài Sơn

53,07

0,15

0,76

0,16

1,18

42,73

Hoàng Thạch

54,4

0,3

0,2

-

0,6


42.3

b. Đất sét
Ngoài đá vôi, đất sét cũng là nguyên liệu chính trong sản xuất xi măng,
trong thành phần phối liệu, đất sét chiếm tỷ trọng khoảng 20%. Đất sét dùng
để sản xuất xi măng phải có chất lượng SiO2 > 60%; .Al2O3 = 14 – 22%,
MgO<3%; Al2O3 <3%. ở Việt Nam trong những năm qua, 98 mỏ sét sản xuất
xi măng đã được khảo sát thăm dò với tổng trữ lượng dự báo khoảng 2.75 tỷ
tấn. Các mỏ sét xi măng phân bố đều trên cả 8 vùng kinh tế, song cũng như đá
vôi, các mỏ sét xi măng tập trung chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung
Bộ, đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc. Trữ lượng các mỏ được thăm dò khảo
sát trên các vùng được trình bày trong bảng 2.4.

Nguyễn Thị Phương Dung

CHMT 2007-2009


×