Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu đề xuất chương trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho ngành dệt may của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành luận văn này, tôi đă nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Trường ĐH Bách Khoa, các
anh chị tại công ty dệt may. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày
tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
GS.TS Đặng Kim Chi là người thầy đã tạo nền móng và chỉ bảo tôi rất
nhiều để có thể hoàn thành luận này.
TS. Lý Bích Thủy là người đã hướng dẫn tôi để hoàn thành được bài luận
văn của mình.
Tổng công ty may 10, Công ty may Đức Giang, Công ty coats Phong Phú
là những nơi đã tạo điều kiện để tôi học hỏi được những kinh nghiệm về thực tế sản
xuất, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu có giá trị về Hệ thống quản lý môi trường ISO
14001 .
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin cam đoan Bài luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, do
chính bản thân tham khảo tài liệu kết hợp với thực tế sản xuất thu được. Đề tài của
tôi chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

3


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 3
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 ........................................ 13
1.1.
Giới thiệu Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO ......................................... 13


1.2.
Lịch sử phát triển, quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn ISO
14000 .......................................................................................................................... 14
1.3.
Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ................................................................ 21
1.4.
Mục đích, ý nghĩa và nội dung yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001 .......................................................................................................................... 22
1.5.
Tình hình áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 .................. 27
1.5.
Tình hình áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 .................. 28
1.5.1 Tình hình áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên Thế giới
................................................................................................................................... 28
1.5.2 Tình hình xây dựng và áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
ở Việt Nam ................................................................................................................ 30
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY DỆT MAY THUỘC VINATEX VÀ CÁC
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ............................................................................... 33
2.1.
Giới thiệu chung về Ngành dệt may ở Việt nam .......................................... 33
2.2 Những khía cạnh có liên quan đến môi trường của các CTDM ở Việt Nam ... 35
2.3 Công tác xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của các
CTDM Việt Nam:........................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ CTDM THEO CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO
14001 ................................................................................................................................ 39
3.1.
Giới thiệu sơ bộ về 3 CTDM tác giả luận văn đã lựa chọn .......................... 40
3.2 Phân tích, đánh giá hiện trạng công tác QLMT theo các yêu cầu của HTQLMT
ISO 14001 ..................................................................................................................... 41

3.2.1 Đánh giá hiện trạng chính sách môi trường ............................................... 41
3.2.1.1 Cam kết của lãnh đạo: ............................................................................ 41
3.2.1.2 Phân công bộ phận chuyên trách về ISO 14001: .................................. 42
3.2.1.3 Chính sách môi trường: .......................................................................... 43
3.2.2 Lập kế hoạch ............................................................................................... 44
3.2.2.1 Khía cạnh và tác động môi trường ...................................................... 45
3.2.2.2 Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác .......................................... 50
3.2.2.3 Mục tiêu và chỉ tiêu ................................................................................ 52
3.2.2.4 Chương trình quản lý môi trường ......................................................... 54
3.2.3 Đánh giá hiện trạng thực hiện và điều hành HTQLMT ............................... 57
3.2.3.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn .................................... 57
3.2.3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức ........................................................... 59
3.2.3.3 Trao đổi thông tin .................................................................................. 61
3.2.3.4 Tài liệu ..................................................................................................... 63
3.2.3.5 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp ............... 65
3.2.4 Đánh giá hiện trạng, kiểm tra và hành động khắc phục .......................... 67
3.2.4.1 Giám sát (monitoring) và đo: .................................................................. 67

4


3.2.4.2 Đánh giá sự tuân thủ .............................................................................. 70
3.2.4.3 Hành động khắc phục và phòng ngừa:................................................ 70
3.2.4.4 Quản lý hồ sơ và thông tin của HTQLMT .............................................. 71
3.2.4.5 Đánh giá nội bộ ...................................................................................... 73
3.2.5 Xem xét lại của ban lãnh đạo và cải tiến ..................................................... 74
3.2.5.1 Xem xét lại của lãnh đạo: ....................................................................... 75
3.2.5.2 Cải tiến liên tục HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: .......................... 76
3.3 Những thuận lợi và khó khăn các CTDM gặp phải khi xây dựng và áp dụng
HTQLMT theo ISO 14001 ............................................................................................. 76

3.3.1 Thuận lợi .......................................................................................................... 76
3.3.2 Khó khăn.......................................................................................................... 77
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG HTQLMT.................................. 78
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 CHO CÁC CTDM THUỘC VINATEX ........................... 78
4.1 Mục đích chung ................................................................................................... 78
4.2. Nội dung cơ bản của chương trình .................................................................. 78
4.2.1 Nhu cầu của tổ chức: ..................................................................................... 80
4.2.2 Tìm hiểu các yêu cầu của ISO 14001: ........................................................... 81
4.2.3 Thu thập tất cả các tài liệu liên quan: ........................................................... 81
4.2.4 Lập đề cương chi tiết cho các bước xây dựng và áp dụng HTQLMT ....... 81
4.2.5 Tiến hành đánh giá khía cạnh môi trường của CTDM: ............................... 82
4.2.6 Xây dựng chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu của CTDM: .......... 85
4.2.7 Đào tạo các vấn đề liên quan đến HTQLMT: ................................................ 87
4.2.8 Xây dựng chương trình quản lý môi trường: .............................................. 88
4.2.9 Xác định cơ cấu trách nhiệm: ....................................................................... 90
4.2.10 Đánh giá nội bộ ............................................................................................ 94
4.2.11 Hành động khắc phục ................................................................................ 96
4.2.12 Xem xét của lãnh đạo: ................................................................................ 97
4.3.
Đăng ký chứng nhận HTQLMT phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 14001 ......... 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 102
Phụ lục 1 ........................................................................................................................ 103
Danh mục các tổ chức có liên quan............................................................................ 103
Phụ lục 2 ........................................................................................................................ 105
Danh mục các công ty dệt may đã được cấp chứng chỉ ISO 14001 ........................ 105

5



CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

VINATEX

Tập đoàn dệt may Việt Nam

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

CTDM

Công ty dệt may

DN

Doanh nghiệp

TCMT

Tiêu chuẩn môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng


HTQL

Hệ thống quản lý

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

HTTL

Hệ thống tài liệu

COD

Nhu cầu oxy hoá học

BOD5

Nhu cầu oxy sinh học (5 ngày)

DO

Độ oxy hòa tan

TS


Tổng chất rắn

SS

Chất rắn lơ lửng

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

ATLĐ

An toàn lao động

VSLĐ

Vệ sinh lao động

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1

Tỷ lệ gia tăng hằng năm của các các khu vực trên Thế giới nhận

chứng chỉ ISO 14001 (tính theo %)

Bảng 2

10 nước đứng đầu thế giới về cấp chứng chỉ ISO 14001 năm
2010

Bảng 3

Kim ngạch xuất khẩu phân theo thị trường của ngành Dệt May
năm 2011

Bảng 4

Một số đặc điểm của 3 CTDM

Bảng 5

Các khía cạnh và tác động môi trường của CTDM A

Bảng 6

Các khía cạnh và tác động môi trường của CTDM B

Bảng 7

Các khía cạnh và tác động môi trường của CTDM C

Bảng 8


Chương trình môi trường của CTDM A

Bảng 9

Chương trình môi trường của CTDM B

Bảng 10

Tài liệu nội bộ về môi trường của các công ty dệt may

Bảng 11

Tài liệu bên ngoài về môi trường của các công ty dệt may

Bảng 12

So sánh các loại tài liệu của 3 CTDM: May 10, May Đức Giang,
Coats Phong Phú

Bảng 13

Quy trình chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
của 3 CTDM: May 10, May Đức Giang, CTDM C

Bảng 14

Kết quả đo đạc về môi trường và VSLĐ ở CTDM năm 2011

Bảng 15


Kết quả đo đạc về môi trường và VSLĐ ở CTDM C (năm 2011)

Bảng 16

Các hành động khắc phục điều không phù hợp ở 3 CTDM:
May 10, May Đức Giang, CTDM C

7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1

Sơ đồ cấu trúc của TC 207

Hình 2

Mô hình hệ thống QLMT theo ISO 14001

Hình 3

Kết quả nghiên cứu về áp dụng HTQLMT trên thế giới

Hình 4

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may 2011

Hình 5


Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may năm 2011

Hình 6

Sơ đồ sản xuất của CTDM A

Hình 7

Sơ đồ sản xuất của CTDM C

Hình 8

Các bước thực hiện chương trình xây dựng và áp dụng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001

Hình 10

Quá trình đánh giá HTQLMT của các CTDM thuộc VINATEX

8


PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối đầu với tình trạng ô
nhiễm môi trường do sự phát triển của các ngành kinh tế và công nghiệp. Nếu con
người không thay đổi phương thức khai thác tài nguyên và sản xuất hàng hoá cùng
những tập quán sinh hoạt, thì môi trường Trái đất sẽ bị tổn thương và cuộc sống của
chúng ta sẽ bị huỷ hoại.

Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và nhận thức về quản lý
môi trường ngày càng có ý nghĩa lớn và là động lực thúc đẩy việc áp dụng
HTQLMT trong các ngành công nghiệp. Các HTQLMT được áp dụng một cách tự
giác và có hiệu quả trong phạm vi doanh nghiệp vì QLMT tạo ra các phương thức
tiếp cận hệ thống nhằm giải quyết các khía cạnh có liên quan tới môi trường trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh của một ngành công nghiệp. Mọi ngành công
nghiệp có thể vừa có chiến lược phát triển nhưng vẫn duy trì được khả năng kiểm
soát môi trường của mình. Để chứng minh khả năng đáp ứng các điều kiện môi
trường thì cách tốt nhất đối với các ngành công nghiệp truyền thống là xây dựng,
triển khai và duy trì một HTQLMT, mà một trong các tiêu chuẩn qui định cho
HTQLMT mang tính toàn cầu hiện nay chính là tiêu chuẩn ISO 14001 "Hệ thống
quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng". Đối với các ngành công
nghiệp ở Việt Nam, một trong các giải pháp giảm ô nhiễm có hiệu quả chính là việc
xây dựng và áp dụng HTQLMT theo ISO 14001. Việc đưa ra một giải pháp chung
cho các ngành công nghiệp nhằm giúp đỡ các ngành có phương hướng, cách thức
xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở Việt Nam là vấn đề
cấp thiết hiện nay trong việc bảo vệ môi trường và hoà nhập kinh tế Thế giới.
Cơ sở khoa học và Thực tiễn của đề tài

9


• Cơ sở khoa học: Xác lập cơ sở khoa học của quá trình xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng HTQLMT cho
các CTDM thuộc VINATEX.


Cơ sở thực tiễn: Hiện nay, trong quá trình dệt, nhuộm các CTDM đã thải ra
nhiều chất thải độc hại có trong nước thải như thuốc nhuộm, hóa chất v.v…,
ngoài ra trong quá trình vận hành các máy móc như nồi hơi, máy phát điện

cũng thải ra nhiều chất gây ra ô nhiễm không khí như SO2, bụi v.v... có hại
cho môi trường và sức khỏe người lao động. Các cơ sở dệt may của nước ta
được xây dựng từ lâu, phần lớn theo công nghệ cũ, lạc hậu và chưa quan tâm
thích đáng đến bảo vệ môi trường nên trong quá trình vận hành đã ít nhiều
ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn
ISO 14001 sẽ là một giải pháp hiệu quả góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Mục đích của đề tài
Hoàn thiện việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho các

CTDM nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho Tập đoàn dệt may Việt
Nam, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước.
Nội dung của đề tài
• Giới thiệu tổng quan về bộ tiêu tiêu chuẩn ISO 14000
• Phân tích nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 để áp dụng vào việc
xây dựng, áp dụng, cải tiến HTQLMT cho các CTDM thuộc VINATEX.
• Đánh giá, phân tích hiện trạng của 3 CTDM thuộc VINATEX so với các yêu
cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 để xác lập các mặt thuận lợi và khó khăn trong
việc xây dựng và áp dụng HTQLMT, xin chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO
14001.
• Từ hiện trạng của 3 CTDM, đề xuất chương trình và các biện pháp hỗ trợ
hữu hiệu để xây dựng, áp dụng và cải tiến HTQLMT phù hợp theo tiêu
chuẩn ISO 14001 cho các CTDM thuộc VINATEX.
Phương pháp và nguồn tư liệu thực hiện đề tài

10


Phương pháp thực hiện
Nghiên cứu xây dựng và áp dụng HTQLMT cho các CTDM thuộc VINATEX
theo tiêu chuẩn ISO 14001 là hướng nghiên cứu còn mới so với tình hình quản lý

môi trường ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện đề tài này cần sử dụng một số
phương pháp sau:
-

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kinh nghiệm xây dựng HTQLMT từ các tài
liệu, chuyên gia có liên quan.

-

Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin thông qua điều tra, khảo sát
một số cơ sở đã thực hiện ISO 14001 trong VINATEX.

-

Phương pháp phân tích hệ thống: phân tích hiện trạng của các CTDM đã chọn
để thấy được những điều kiện gì mà những CTDM này thoả mãn được yêu cầu
của ISO 14001 và những việc cần làm để cải tiến theo yêu cầu của ISO 14001.
Hỗ trợ các CTDM đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xây dựng HTQLMT và qua
quá trình áp dụng để thấy được tính tối ưu của HTQLMT.

-

Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, gặp gỡ và xin ý kiến đóng góp từ một số
chuyên gia quản lý về ISO 14001 và chuyên gia quản lý hoạt động sản xuất
trong VINATEX.

-

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, đánh giá kết quả để đề xuất một chương
trình hỗ trợ cụ thể cho các CTDM thuộc VINATEX về quá trình xây dựng, áp

dụng, cải tiến HTQLMT theo ISO 14001 cũng như giải quyết những khó khăn
liên quan đến kinh tế, pháp lý, kỹ thuật.
Nguồn tư liệu để thực hiện đề tài :

-

Các tài liệu liên quan đến Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đặc biệt là ISO 14001. Tình
hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001ở Việt Nam và trên thế giới qua các nguồn:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu trong nước, nước ngoài
và từ các hội nghị liên quan.

11


-

Tài liệu từ các CTDM, VINATEX, Hiệp hội dệt may Việt Nam về qui trình sản
xuất, sản lượng, các vấn đề về môi trường. Nhu cầu về xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001.

-

Các CTDM đã được tư vấn xây dựng và đăng ký cấp chứng nhận ISO 14001.
Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 là một vấn đề tương đối mới

ở Việt Nam, luận văn này chỉ đề cập cho một ngành công nghiệp cụ thể là ngành dệt
may. Hy vọng rằng một số kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có thể hỗ trợ ít nhiều
cho việc phát triển công tác QLMT cho ngành công nghiệp dệt may đang phát triển
ở nước ta. Kết quả của đề tài cũng có thể góp một phần nhỏ cho chương trình đã đặt
ra của Tập đoàn dệt may Việt Nam là: các CTDM thuộc VINATEX sẽ đạt được

chứng chỉ ISO 14001.

12


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
1.1. Giới thiệu Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - ISO
ISO (International Organization for standardiration) được thành lập dựa trên
sự kết hợp của hai tổ chức: ISA (International Federation of the National
Standardizing Associations) được thành lập tại New York năm 1926, và UNSCC
(United Nations Standards Coordinating Committee) được thành lập năm 1944. [12]
Vào tháng 10 năm 1946, các đại biểu đại diện cho 25 nước nhóm họp tại Viện
các công trình dân dụng (Institute of Civil Engineers) ở London và thống nhất thành
lập ra một tổ chức mới là ISO. ISO chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 23 tháng
2 năm 1947. [12]
Đến nay, ISO đã thiết lập được một mạng lưới các Viện tiêu chuẩn đại diện
cho 162 nước. Văn phòng trung tâm điều phối các hoạt động của ISO tại Geneva,
Thuỵ Sỹ. Việt Nam hiện tham gia vào các hoạt động của ISO với tư cách là một
thành viên đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng là cơ quan đại diện
cho Việt Nam tham gia vào tổ chức này.
Mục đích của ISO là xây dựng các tiêu chuẩn có liên quan tới việc trao đổi
hàng hoá và dịch vụ quốc tế, hợp tác các hoạt động về trí tuệ, khoa học, công nghệ,
thông tin, kinh tế và các tiêu chuẩn cho các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, dệt, ngân
hàng, đóng tàu, hệ thống chất lượng v.v.... Các tiêu chuẩn mà ISO công bố đều là
tiêu chuẩn mang tính tự nguyện áp dụng, nhưng phần lớn các tiêu chuẩn của ISO
được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và bắt buộc áp dụng.
ISO đã đạt được nhiều thành tựu lớn như đã xây dựng nhiều tiêu chuẩn mà
hiện nay được áp dụng thống nhất trên toàn thế giới, như: Tiêu chuẩn về tốc độ của
phim, card điện thoại và ngân hàng, hệ đơn vị đo lường quốc tế SI, cỡ giấy, Tiêu
chuẩn về hệ thống quản lý ISO 9001 và ISO 14001, v.v…

Cơ cấu tổ chức của ISO gồm có các Ban kỹ thuật (TC- technical committee),
tiểu ban kỹ thuật (SC - subcommittee) và các nhóm công tác (WG – working group)
với nhiệm vụ xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn. ISO công bố các tiêu chuẩn cho các

13


ngành, ngoại trừ ngành công nghiệp chế tạo điện và điện tử do Ủy ban Kỹ thuật
Điện Quốc tế (IEC) ban hành. Các nước thành viên ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ
thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các TC. Nhóm công tác và các tiểu ban kỹ
thuật được thành lập để xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn trong một số lĩnh vực đặc
thù. Nhóm công tác và tiểu ban kỹ thuật sẽ tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ của
mình. Tiêu chuẩn sau khi được đa số các thành viên có liên quan nhất trí sẽ được
công bố chính thức là tiêu chuẩn Quốc tế. Các nước thành viên thường chấp nhận
tiêu chuẩn của ISO thành tiêu chuẩn quốc gia của mình.
1.2.

Lịch sử phát triển, quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn ISO

14000
Vào cuối những năm của thập niên 80 của thế kỷ này đã có nhiều tranh luận
trong ISO về qui định xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế cho những vấn đề
đang gây tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn công cộng mà một trong những vấn đề
nóng bỏng nhất chính là vấn đề môi trường. Các vấn đề về môi trường đã được
đăng tải trên trang đầu của báo chí trên toàn thế giới và được xem như là vấn đề
mang tính toàn cầu.
Quá trình tham gia trực tiếp của ISO vào việc quản lý môi trường được bắt
đầu tiến hành trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm tư vấn chiến lược về môi
trường (SAGE). Nhóm này được hình thành vào năm 1991, gồm 20 quốc gia, 11 tổ
chức quốc tế và trên 100 chuyên gia môi trường tham gia, có nhiệm vụ xác định

những yêu cầu cơ bản cho các tiêu chuẩn liên quan tới khía cạnh môi trường. Công
việc đầu tiên này đã được củng cố bởi cam kết của ISO ủng hộ mục tiêu "phát triển
bền vững" của Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển tổ chức tại
Rio de Janeiro - Brazil năm 1992. Nhận thức được nhu cầu nâng cao các hoạt động
môi trường tại các cộng đồng thương mại, SAGE cũng nhận ra rằng các tiêu chuẩn
về môi trường của khu vực và của các quốc gia ngày càng đa dạng, có thể gây ra
những rào cản kỹ thuật không mong muốn trong xu thế thương mại toàn cầu. Điều
đó đã thúc đẩy việc cần phải có các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện về hệ thống và các
công cụ cho việc QLMT. Năm 1993 ISO quyết định thành lập một Ban kỹ thuật

14


mới ISO/TC 207. Nhiệm vụ chính của Ban kỹ thuật mới là "Tiêu chuẩn hoá lĩnh
vực công cụ và HTQLMT". Tiêu chuẩn đầu tiên được TC 207 ban hành vào năm
1996. Hiện nay, tham gia vào TC 207 là các chuyên gia đại diện của 76 quốc gia với
tư cách là thành viên chính thức và 33 quốc gia với tư cách là quan sát viên. TC 207
có trách nhiệm xây dựng, duy trì và phát triển các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn
ISO 14000. TC 207 được chia thành 6 tiểu ban và 7 Nhóm công tác, với Canada là
ủy viên thư ký của Ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban.
(hình 1) [12]

15


ISO/TC 207
Quản lý môi trường

SC1
Hệ

thống
QLMT
(EMS)

SC2
Đánh giá
môi
trường

SC3
Cấp
nhãn
môi
trường

Uỷ viên thư ký:
Canada

SC4
Đánh giá
hoạt
động
môi
trường

SC5
Đánh giá
vòng đời
sản phẩm


WG4
Thông
tin định
lượng
môi
trường

Đánh giá
hiệu quả
sinh thái
học

WG5
Các yêu
cầu
kèm
theo
hướng
dẫn sử
dụng

WG7

WG8
Dấu vết
nước

SC7
Quản lý
khí nhà

kính và
các hoạt
động liên
quan
WG1
Yêu cầu
đối với tài
liệu kiểm
định và
thẩm định
khí nhà
kính
WG2
Quản lý
khí nhà
kính về
giá trị và
chỗi cung
cấp

WG3
Dấu vết
cácbon của
các tổ chức

Hình 1: Sơ đồ cấu trúc của TC 207
Kết quả hoạt động của các tiểu ban (SC), tính đến cuối năm 2011 là: [12]


SC1: Hệ thống QLMT

- SC 1 hiện có 1 nhóm làm việc và:

+ 62 nước tham gia với tư cách là thành viên chính thức (thành viên P)

16

Các tổ
chức có
liên quan


+ 17 nước tham gia với tư cách là quan sát viên (thành viên O)
- Số lượng tiêu chuẩn đã công bố: 5 tiêu chuẩn, cụ thể
ISO 14001:2004, Environmental management systems -- Requirements with
guidance for use (TCVN ISO 14001:2010, Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu
cầu và hướng dẫn sử dụng)
ISO 14004:2004, Environmental management systems -- General guidelines on
principles, systems and support techniques (TCVN ISO 14004:2005, Hệ thống quản
lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ)
ISO 14005:2010, Environmental management systems -- Guidelines for the phased
implementation of an environmental management system, including the use of
environmental performance evaluation (Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn
thực hiện theo giai đoạn của hệ thống quản lý môi trường, bao gồm việc sử dụng kết
quả đánh giá hoạt động về môi trường)
ISO 14006:2011, Environmental management systems -- Guidelines for
incorporating ecodesign (Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn về việc tích
hợp trong thiết kế sinh thái)


SC2: Đánh giá môi trường

SC 2 hiện có:

+ 59 nước tham gia với tư cách là thành viên chính thức
+ 13 nước tham gia với tư cách là quan sát viên
- Số lượng tiêu chuẩn đã công bố: 1 tiêu chuẩn, cụ thể
ISO 14015:2001, Environmental management -- Environmental assessment of sites
and organizations (EASO) (Hệ thống quản lý môi trường – Đánh giá môi trường
cho các địa điểm và các tổ chức)


SC3: Cấp nhãn môi trường
- SC 3 hiện có:

+ 57 nước tham gia với tư cách là thành viên chính thức
+ 16 nước tham gia với tư cách là quan sát viên
- Số lượng tiêu chuẩn đã công bố: 4 tiêu chuẩn, cụ thể

17


ISO 14020:2000, Environmental labels and declarations -- General principles
(TCVN ISO 14020:2000, Nhãn môi trường và công bố môi trường – Nguyên tắc
chung)
ISO 14021:1999, Environmental labels and declarations -- Self-declared
environmental claims (Type II environmental labelling) [TCVN ISO 14021:2003,
Nhãn môi trường và công bố môi trường – Tự công bố về môi trường (ghi nhãn môi
trường kiểu II)]
ISO 14024:1999, Environmental labels and declarations -- Type I environmental
labelling -- Principles and procedures (TCVN ISO 14024:2005, Nhãn môi trường và
công bố môi trường – Ghi nhãn môi trường kiểu 1 – Nguyên tắc và thủ tục)

ISO 14025:2006, Environmental labels and declarations -- Type III environmental
declarations -- Principles and procedures (TCVN ISO 14025:2009, Nhãn môi
trường và công bố môi trường – Công bố môi trường kiểu III – Nguyên lý và thủ
tục)


SC4: Đánh giá hoạt động môi trường

- SC 4 hiện có 1 nhóm làm việc và:
+ 49 nước tham gia với tư cách là thành viên chính thức
+ 15 nước tham gia với tư cách là quan sát viên
- Số lượng tiêu chuẩn đang xây dựng và đã công bố: 2 tiêu chuẩn, cụ thể
ISO 14031:1999, Environmental management -- Environmental performance
evaluation -- Guidelines (TCVN ISO 14031:2010, Quản lý môi trường – Đánh giá
kết quả thực hiện về môi trường – Hướng dẫn)
ISO/PRF TS 14033, Environmental management -- Quantitative environmental
information -- Guidelines and examples (Quản lý môi trường – Thông tin định
lượng môi trường – Hướng dẫn và ví dụ)


SC5: Đánh giá vòng đời sản phẩm

- SC 5 hiện có 2 nhóm làm việc và:
+ 51 nước tham gia với tư cách là thành viên chính thức
+ 16 nước tham gia với tư cách là quan sát viên

18


- Số lượng tiêu chuẩn đang xây dựng và đã công bố: 5 tiêu chuẩn, cụ thể

ISO 14040:2006, Environmental management -- Life cycle assessment -- Principles
and framework Nguyên tắc và khuôn khổ)
ISO 14044:2006, Environmental management -- Life cycle assessment -Requirements and guidelines (Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản
phẩm – Yêu cầu và hướng dẫn)
ISO/FDIS 14045, Environmental management -- Eco-efficiency assessment of
product systems -- Principles, requirements and guidelines (Quản lý môi trường –
Đánh giá hiệu quả sinh thái của hệ thống sản phẩm – Nguyên tắc, yêu cầu và hướng
dẫn)
ISO/WD 14046, Life cycle assessment -- Water footprint -- Requirements and
guidelines (Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Dấu vết nước – Yêu cầu và hướng
dẫn)
ISO/TR 14047:2003, Environmental management -- Life cycle impact assessment -Examples of application of ISO 14042 (Quản lý môi trường – Đánh giá tác động
vòng đời của sản phẩm – Ví dụ về áp dụng ISO 14042)
ISO/TS 14048:2002, Environmental management -- Life cycle assessment -- Data
documentation format (Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm –
Biểu mẫu tài liệu dữ liệu)
ISO/TR 14049:2000, Environmental management -- Life cycle assessment -Examples of application of ISO 14041 to goal and scope definition and inventory
analysis (Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Ví dụ về áp dụng
ISO 14041 để xác định mục tiêu, phạm vi áp dụng và phân tích kiểm kê)


SC7: Quản lý khí nhà kính và các hoạt động liên quan
- SC 7 hiện có 3 nhóm làm việc và:

+ 53 nước tham gia với tư cách là thành viên chính thức
+ 14 nước tham gia với tư cách là quan sát viên
- Số lượng tiêu chuẩn đang xây dựng và đã công bố: 5 tiêu chuẩn, cụ thể

19



ISO 14064-1:2006, Greenhouse gases -- Part 1: Specification with guidance at the
organization level for quantification and reporting of greenhouse gas emissions and
removals (TCVN ISO 14064-1, Khí nhà kính – Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng
dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức)
ISO 14064-2:2006, Greenhouse gases -- Part 2: Specification with guidance at the
project level for quantification, monitoring and reporting of greenhouse gas
emission reductions or removal enhancements (TCVN ISO 14064-2, Khí nhà kính –
Phần 2: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng, quan trắc và báo cáo về sự
giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ dự án)
ISO 14064-3:2006, Greenhouse gases -- Part 3: Specification with guidance for the
validation and verification of greenhouse gas assertions (TCVN ISO 14064-3, Khí
nhà kính – Phần 3: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn đối với thẩm định và kiểm định
của các xác nhận khí nhà kính)
ISO 14065:2007, Greenhouse gases -- Requirements for greenhouse gas validation
and verification bodies for use in accreditation or other forms of recognition (TCVN
ISO 14065, Khí nhà kính – Các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và kiểm định
khí nhà kính sử dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác)
ISO 14066:2011, Greenhouse gases -- Competence requirements for greenhouse gas
validation teams and verification teams (TCVN ISO 14066, Khí nhà kính – Yêu cầu
năng lực đối với đoàn thẩm định và đoàn kiểm định khí nhà kính)
ISO/CD 14067, Carbon footprint of products -- Requirements and guidelines for
quantification and communication (Dấu vết cacbon của sản phẩm – Yêu cầu và
hướng dẫn đối với định lượng và thông tin liên lạc)
ISO/WD TR 14069, GHG -- Quantification and reporting of GHG emissions for
organizations (Carbonfootprint of organization) -- Guidance for the application of
ISO 14064-1 [Khí nhà kính, định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính đối với
các tổ chức (dấu vết cacbon của tổ chức) – Hướng dẫn áp dụng ISO 14064-1]

20





Các tổ chức có liên quan
Để xây dựng các tiêu chuẩn về HTQLMT được chấp nhận và áp dụng rộng rãi tại
rất nhiều quốc gia trên thế giới, thì không thể không đề cập đến sự tham gia của các

tổ chức có liên quan (xem Phụ lục 1 kèm theo)
Chú thích:

PRF: Proof of a new International Standard (bản dự thảo đầu tiên của
tiêu chuẩn quốc tế)
TS: Technical Specification (yêu cầu kỹ thuật)
CD: Committee draft (dự thảo của ban kỹ thuật)
WD: Working document (tài liệu làm việc)
FDIS: Final Draft International Standard (Dự thảo Tiêu chuẩn quốc tế
để lấy ý kiến lần cuối)
TR: Technical Report (Báo cáo kỹ thuật).

1.3. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn trong các lĩnh vực sau:
-

Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

-

Đánh giá môi trường (EA)


-

Cấp nhãn môi trường (Eco-labelling)

-

Đánh giá hoạt động môi trường (EPE)

-

Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)

-

Quản lý khí nhà kính và các hoạt động liên quan (GHG)

Bộ tiêu chuẩn này được ban hành để áp dụng cho các nhà sản xuất, dịch vụ,
các tổ chức cơ sở lớn và nhỏ trên phạm vi toàn cầu có xem xét đến các yếu tố về
khu vực phát triển và đang phát triển của thế giới một cách thích hợp và chấp nhận
được đối với bất kỳ tổ chức, cơ sở nào, không phân biệt loại, hình thức hoạt động
hoặc vị trí. Bộ tiêu chuẩn này cũng xem xét đến các điều kiện địa phương và phát
triển kinh tế trong toàn bộ quá trình phát triển.
Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là:
-

Phải đạt được kết quả quản lý môi trường tốt hơn

-

Phải áp dụng được ở tất cả các quốc gia


21


-

Nên khuyến khích lợi ích rộng lớn tới công chúng và những người sử
dụng tiêu chuẩn

-

Nên có hiệu quả kinh tế, không ra lệnh, linh hoạt và đáp ứng được các
nhu cầu khác nhau của tổ chức

1.4.

-

Nên dựa trên nền tảng khoa học

-

Phải thực tế, có ích và có giá trị

Mục đích, ý nghĩa và nội dung yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn

ISO 14001
1.4.1. Mục đích
ISO 14001 là tiêu chuẩn được ISO ban hành vào tháng 9 năm 1996 qui định
các yêu cầu đối với HTQLMT và đã trở thành một tiêu chuẩn về HTQLMT được

nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng. ISO 14001 có thể áp dụng cho tất cả các loại
hình, qui mô tổ chức thích hợp với các điều kiện xã hội, văn hoá, địa lý khác nhau.
Thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết từ tất cả các cấp và bộ phận
chức năng, đặc biệt là cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Hệ thống loại này giúp
cho tổ chức thiết lập và tiếp cận với các thủ tục có hiệu quả để đề ra chính sách và
mục tiêu môi trường, đạt được các kết quả hoạt động phù hợp với các mục tiêu và
chính sách này và các yêu cầu khác. Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này
là trợ giúp cho việc bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm trên cơ sở cân đối
với các nhu cầu kinh tế xã hội.
Các nguyên tắc then chốt cho các nhà quản lý thực hiện hay tăng cường một
HTQLMT, bao gồm (nhưng không hạn chế) ở các điểm sau:
- Công nhận việc QLMT là một trong số các ưu tiên phối hợp cao nhất;
- Thiết lập và duy trì các môi quan hệ với các bộ phận có liên quan bên trong
và bên ngoài tổ chức;
- Xác định các yêu cầu về pháp luật và các khía cạnh về môi trường có liên
quan tới các hoạt động sản phẩm và dịch vụ của tổ chức;
- Xây dựng sự cam kết của lãnh đạo và nhân viên đối với việc bảo vệ môi
trường, với sự phân công rõ ràng về trách nhiệm và phận sự;

22


- Khuyến khích việc lập kế hoạch môi trường cho suốt chu trình sống của sản
phẩm hoặc quá trình;
- Thiết lập một quá trình để đạt được mức kết quả hoạt động đã đề ra;
- Cung cấp các nguồn lực thích hợp và đầy đủ, bao gồm cả đào tạo, để liên tục
đạt được các mức kết quả hoạt động đã đề ra;
- Đánh giá kết quả hoạt động về môi trường theo các chính sách, mục tiêu và
chỉ tiêu của tổ chức và tìm kiếm sự cải tiến khi cần thiết;
- Thiết lập một quá trình quản lý để xem xét và đánh giá HTQLMT và nhằm

xác định các cơ hội cải tiến hệ thống và kết quả hoạt động về môi trường
đạt được;
- Khuyến khích các nhà thầu và nhà cung cấp thiết lập một HTQLMT.
1.4.2. Ý nghĩa
Lợi ích của việc xây dựng và áp dụng HTQLMT:
- Tạo lòng tin với các bên hữu quan vì:



có cam kết của lãnh đạo về chính sách, mục đích và mục tiêu;
có chứng cứ về sự quan tâm và phù hợp với các qui định;


có xu hướng cải tiến liên tục.

- Lợi ích về kinh tế vì có thể cạnh tranh, chứng minh cho các bên hữu quan về
việc có thể giảm chi phí, nguồn lực
- Ngoài ra HTQLMT còn có những lợi ích tiềm tàng có hiệu quả như:






duy trì tốt được những quan hệ quần chúng/cộng đồng;


thoả mãn chuẩn cứ của người đầu tư và cải tiến sự tiếp cận với vốn;
có được hợp đồng bảo hiểm với chi phí hợp lý;




nâng cao uy tín và thị phần;


đáp ứng được chuẩn cứ chứng nhận của người cung cấp;





đảm bảo cho khách hàng những cam kết về QLMT;

cải tiến việc kiểm soát chi phí;
hạn chế được các rắc rối về pháp lý;
chứng tỏ được sự quan tâm hợp lý;

23




tạo thuận lợi cho việc xin giấy phép và uỷ quyền;



tăng cường sự phát triển và chia sẻ các giải pháp về môi trường;


cải thiện các mối quan hệ giữa công nghiệp - chính phủ.




Giảm thiểu các rủi ro hay trách nhiệm về môi trường;



Sử dụng có hiệu quả tối đa các tài nguyên;


Giảm các chất thải;



Tạo ra hình ảnh hợp tác tốt;



Xây dựng các mối quan tâm về môi trường cho nhân viên;
Hiểu rõ các tác động môi trường của hoạt động kinh doanh.

1.4.3. Nội dung các yêu cầu
Tiêu chuẩn ISO 14001 gồm 6 yêu cầu chính:
 Yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục
HTQLMT phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và xác định cách thức để đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu đó.
 Chính sách môi trường
Lãnh đạo phải xác định chính sách môi trường của tổ chức và đảm bảo trong phạm
vi đã xác định của HTQLMT của mình chính sách đó:

-

phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động,
sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó,

-

có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm,

-

có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và với các yêu cầu khác mà
tổ chức phải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh môi trường của mình,

-

đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu
môi trường,

-

được lập thành văn bản, được áp dụng và được duy trì,

-

được thông báo cho tất cả nhân viên đang làm việc cho tổ chức hoặc trên
danh nghĩa của tổ chức, và

-


có sẵn cho cộng đồng.

24


 Lập kế hoạch
Tổ chức đăng ký ISO 14001 phải xây dựng các kế hoạch để thực hiện các
chính sách và thoả mãn các yêu cầu của ISO 14001. Kế hoạch cần bao gồm:
-

Khía cạnh môi trường

-

Yêu cầu về luật pháp và yêu cầu khác

-

Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình

 Thực hiện và điều hành
Tổ chức đăng ký ISO 14001 thực hiện các công việc theo kế hoạch đã đề ra
nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu môi trường, đạt được những cam kết chỉ ra bởi
chính sách môi trường bằng cách đảm bảo cung cấp các nguồn và các hành động hỗ
trợ cần thiết bao gồm:
-

Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

-


Năng lực, đào tạo và nhận thức

-

Trao đổi thông tin

-

Tài liệu

-

Kiểm soát tài liệu

-

Kiểm soát điều hành

-

Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp

 Kiểm tra
Tổ chức đăng ký ISO 14001 tiến hành kiểm tra, theo dõi và đánh giá kết quả
đã đạt được và hiệu quả của HTQLMT thông qua:
-

Giám sát và đo lường


-

Đánh giá sự tuân thủ

-

Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

-

Kiểm soát hồ sơ

-

Đánh giá nội bộ

 Xem xét của lãnh đạo

25


Lãnh đạo của Tổ chức đăng ký ISO 14001 xem xét để đảm bảo HTQLMT của
tổ chức mình đang hoạt động một cách có hiệu quả. Từ đó đề ra biện pháp để cải
tiến liên tục nhằm nâng cao và cải thiện hiệu quả hoạt động về môi trường.
Các yếu tố này được tập hợp lại với nhau tạo thành chu trình xoắn ốc nhằm
mục đích cải tiến liên tục, vốn là nền tảng của tiêu chuẩn. Những yếu tố này kết hợp
lại tạo nên mô hình của ISO 14001. Mô hình minh họa tiêu chuẩn được trình bày
trong hình 2.

26



Cải tiến liên tục

Chính sách môi
trường
Xem xét
của lãnh đạo
Lập kế hoạch

Thực hiện và điều
hành

Kiểm tra

Hình 2:

Mô hình hệ thống QLMT theo ISO 14001 [1]

27


×