Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ứng dụng các loài thực vật thủy sinh ở tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 85 trang )

vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ khoa học “Nghiên cứu ứng dụng
các loài thực vật thủy sinh ở tỉnh Vĩnh Phúc trong xử lý nước thải” là do tôi thực
hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương. Đây không phải là bản
sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các số liệu, kết quả trong luận văn
đều do tôi làm thực nghiệm, xác định và đánh giá.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày
trong Luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên

Đỗ Thị Lƣơng

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

i


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Viện Khoa
học và Công nghệ môi trường – Trường Đại học Bách Hà Nội đã truyền dạy cho tôi
những kiến thức thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập để tôi
hoàn thành khóa học.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương
người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh
Vĩnh Phúc – Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi về
thời gian và chế độ làm việc giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn tới các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập tài liệu, tham quan thực tế phục vụ đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan đã giúp đỡ,
động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa
học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên

Đỗ Thị Lƣơng

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

ii


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu ôxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

CHC

: Chất hữu cơ

COD

: Nhu cầu ôxy hóa học

GTTB

: Giá trị trung bình

KCN

: Khu công nghiệp

KLN

: Kim loại nặng


KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NTSH

: Nước thải sinh hoạt

QCVN

: Quy chuẩn Kỹ thuật Việt Nam

SMEWW

: Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

TP

: Thành phố

TSS

: Chất rắn lơ lửng

TVTS


: Thực vật thủy sinh

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSV

: Vi sinh vật

XLNT

: Xử lý nước thải

XLNTSH

: Xử lý nước thải sinh hoạt

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

iii


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................................I
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.....................................................................................IV
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT ......................................................... 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ NTSH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC............................. 5
1.2.1. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị .......................................... 5
1.2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn .................. 8
1.3. HIỆN TRẠNG NƢỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC .................... 10
1.3.1. Hiện trạng nước mặt khu đô thị ............................................................................................ 10
1.3.2. Hiện trạng nước mặt khu vực nông thôn, làng nghề ....................................................... 15
1.4. ỨNG DỤNG CỦA THỰC VẬT THỦY SINH TRONG XLNTSH ........................ 18
1.4.1. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm của TVTS.............................................................................. 18
1.4.2. Phạm vi ứng dụng của thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải ................................ 22
1.4.3. Ưu, nhược điểm của công nghệ sử dụng TVTS trong XLNT ...................................... 34
1.4.4. Ứng dụng công nghệ XLNTSH bằng TVTS ở Việt Nam ............................................. 35
1.4.5. Đặc điểm của các loài TVTS tuyển chọ
CHƢƠNG II.

................... 37

............................. 41

2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 41
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 41
2.2.1. Đối tượng thực vật .................................................................................................................... 41
2.2.2. Đối tượng nước thải ................................................................................................................. 41

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY


i


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 41
2.3.1. Phương pháp phân tích ............................................................................................................ 41
2.3.2. Mô hình thí nghiệm .................................................................................................................. 42
2.4. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ..................................................................................... 44
2.4.1. Nghiên cứu sơ bộ lựa chọn thực vật .................................................................................... 44
2.4.2. Nghiên cứu XLNTSH ở khu vực thôn Cổ Tích, xã Đồng Cương .............................. 44
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................................................. 46
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NTSH KHU VỰC LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU ..... 46
3.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ĐỂ LỰA CHỌN THỰC VẬT XỬ LÝ .............................. 47
3.3. NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI THÔN CỔ TÍCH-XÃ ĐỒNG CƢƠNG ... 52
3.3.1. Vị trí và thời gian lấy mẫu nước thải thôn Cổ Tích ........................................................ 52
3.3.2. Kết quả nghiên cứu xử lý nước thải thôn Cổ Tích bằng TVTS ................................... 55
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XLNTSH QUY MÔ CỤM DÂN CƢ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC .................................................................................................. 60
4.1. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XLNTSH KHU VỰC NÔNG THÔN ............................. 60
4.2. TÍNH TOÁN THÍ ĐIỂM QUY TRÌNH XLNT QUY MÔ THÔN ......................... 62
4.2.1. Số liệu tính toán ......................................................................................................................... 62
4.2.2. Tính toán các thông số bể Bastaf.......................................................................................... 63
4.2.3. Tính toán các thông số bãi lọc ngầm ................................................................................... 68
4.2.4. Tính toán chi phí hệ thống XLNT ........................................................................................ 70

4.3. PHƢƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG XLNTSH ..................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 74
1. Kết luận ........................................................................................................................... 74
2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 76

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

ii


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Định mức tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ................................. 5
Bảng 1. 2. Các thông số ô nhiễm của hệ thống xử lý NTSH TP.Vĩnh Yên ........................... 7
Bảng 1.3. Hiện trạng nước mặt trên địa bàn thị xã Phúc Yên qua 2 giai đoạn .................... 12
Bảng 1.4. Hiện trạng nước mặt huyện Bình Xuyên, Tam Đảo qua 2 giai đoạn .................. 13
Bảng 1.5. Hiện trạng nước mặt các vùng nông thôn, làng nghề 2 giai đoạn ....................... 16
Bảng 2.1. Các phương pháp phân tích được áp dụng .......................................................... 42
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng NTSH thôn Cổ Tích ............................................. 46
Bảng 3.

............................................................... 47

Bảng 3


............................................................... 47
............................................................... 48

Bảng 3.5. Thông số nước thải trong 3 đợt nghiên cứu ........................................................ 52
Bảng 3.6. Nồng độ các chất ô nhiễm thay đổi theo thời gian trong 3 đợt nghiên cứu......... 54
Bảng 4.1. Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống ........................................... 63
Bảng 4.2. Thời gian lưu nước thải tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại ....................... 66
Bảng 4.3. Thời gian cần thiết để phân huỷ cặn theo nhiệt độ .............................................. 67
Bảng 4. 4. Đặc điểm các thông số cho lớp dưới bề mặt ...................................................... 69
Bảng 4.5. Tổng hợp công việc và chi phí xây dựng bể Bastaf ............................................ 71
Bảng 4.6. Tổng hợp công việc và chi phí xây dựng bãi lọc ngầm ....................................... 71

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

iii


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Thành phần nước thải sinh hoạt ............................................................................. 4
Hình 1.2. Hệ thống xử lý NTSH tập trung của thành phố Vĩnh Yên..................................... 8
Hình 1.3. Diễn biến nồng độ BOD5, COD tại Đầm Vạc - Vĩnh Yên .................................. 10
Hình 1.4. Diễn biến nồng độ NH4+, PO43- tại Đầm Vạc - Vĩnh Yên .................................... 11
Hình 1. 5. Sơ đồ cánh đồng tưới .......................................................................................... 24

Hình 1.6. Mô hình CW ........................................................................................................ 27
Hình 1.7. Một số loài thực vật nổi trên mặt nước ................................................................ 31
Hình 1.8. Thực vật ngập nước ............................................................................................. 32
Hình 1.9. Các TVTS có thân nhô khỏi mặt nước sử dụng phổ biến trong bãi lọc............... 33
Hình 2. 1. Hình ảnh về thiết bị thí nghiệm .......................................................................... 43
Hình 2. 2. Hình ảnh nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................... 45
Hình 3.1. Khả năng xử lý BOD5 của 7 loài thực vật theo thời gian ..................................... 48
Hình 3.2. Khả năng xử lý COD của 7 loài thực vật theo thời gian ...................................... 49
Hình 3.3. Khả năng xử lý tổng P của 7 loài thực vật theo thời gian .................................... 49
Hình 3.4. Khả năng xử lý tổng N của 7 loài thực vật theo thời gian ................................... 50
Hình 3.5. Ứng dụng của cây Phát Lộc ................................................................................. 51
Hình 3.6. Hiệu suất xử lý BOD5 .......................................................................................... 55
Hình 3.7. Hiệu suất xử lý COD ........................................................................................... 55
Hình 3.8. Hiệu suất xử lý NH4+ của 3 TVTS ....................................................................... 56
Hình 3.9. Hiệu suất xử lý PO43- của 3 TVTS ....................................................................... 57
Hình 4.1. Quy trình xử lý nước thải của tuyến cụm dân cư ................................................. 61
Hình 4.2. Cấu tạo bể Bastaf ................................................................................................. 64
Hình 4.3. Nguyên tắc hoạt động của bãi lọc dòng chảy ngang ............................................ 64
Hình 4.4. Cấu trúc bãi lọc dòng chảy ngang điển hình ........................................................ 68

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

iv


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, hầu hết các đô thị và địa phương tại tỉnh Vĩnh Phúc chưa có hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, các khu du
lịch, dịch vụ thương mại và nước thải của các khu tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử
lý là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Trong khi đó, các phương pháp xử lý nước thải hiện nay cũng rất đa dạng
như: Phương pháp cơ học, phương pháp vật lý, phương pháp sinh học,… Mỗi
phương pháp có ưu điểm riêng, tuy nhiên các phương pháp cơ, lý, hóa có nhược
điểm là giá thành cao, vận hành cần có cán bộ có trình độ khoa học, khó chuyển
giao rộng rãi [2]…Vì vậy, việc nghiên cứu một phương pháp xử lý nước thải phù
hợp với điều kiện tại tỉnh Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết.
Xử lý nước thải bằng công nghệ sử dụng thực vật thủy sinh đã và đang
được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành đồng
thời mức độ xử lý ô nhiễm cao. Đây là giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong
điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí
thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi
trường, hệ sinh thái của địa phương. Sinh khối thực vật, bùn phân hủy, nước thải
sau xử lý còn có giá trị kinh tế [3].
Mặt khác, Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích hợp cho
sự phát triển của các loại thực vật thủy sinh. Trong khi đó, ứng dụng các cây thực
vật thủy sinh bản địa ở Vĩnh Phúc trong việc xử lý nước thải sinh hoạt chưa được
nghiên cứu. Do vậy tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các loài thực vật thủy
sinh ở tỉnh Vĩnh Phúc trong xử lý nước thải” làm nội dung của luận văn tốt nghiệp
cao học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường với mong muốn tìm hiểu giải
pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện địa phương.

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY


1


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu ứng dụng các loài thực vật thủy sinh ở tỉnh Vĩnh Phúc trong xử
lý nước thải sinh hoạt và đề xuất mô hình xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn có
hiệu quả cho địa phương.
Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng nước thải của tuyến cụm dân cư
thôn Cổ Tích, xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu tuyển chọn các thực vật thủy sinh có khả năng xử lý nước thải
sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Lựa chọn các loại thực vật thủy sinh phù hợp
xử lý nước thải sinh hoạt. Đã đề xuất quy trình xử lý quy mô thôn Cổ Tích, xã Đồng
Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm; Thu thập thông tin; Tham
khảo ý kiến các chuyên gia; Phân tích, nhận xét, đánh giá thông tin; Xử lý số liệu.

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

2



vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT
giũ, tẩy

, vệ sinh cá nhân… C

Trong nước thải sinh hoạt, các chất hữu cơ chiếm khoảng 50-60% tổng các
chất. Các chất hữu cơ này bao gồm chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa
quả, giấy và các chất hữu cơ động vật: chất thải bài tiết của người. Các chất hữu cơ
trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm chủ yếu là protein (chiếm khoảng 4060%), hydratcacbon (25-50%), các chất béo, dầu mỡ (10%) [33]. Urê cũng là chất
hữu cơ quan trọng trong nước thải sinh hoạt. Nồng độ các chất hữu cơ thường được
xác định thông qua chỉ tiêu BOD, COD dao động trong khoảng 150-450mg/l theo
trọng lượng khô, trong đó có khoảng 20% CHC khó bị phân hủy sinh học. Bên cạnh
các chất trên nước thải còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp: chất tẩy rửa tổng hợp
mà điển hình là các chất hoạt động bề mặt (Alkyl Benzen Sunfonat - ABS) rất khó
xử lý bằng phương pháp sinh học và gây nên hiện tượng sủi bọt trong các trạm xử
lý nước thải và trên mặt nước nguồn – nơi tiếp nhận nước thải [33].
Các chất vơ cơ trong nước thải chiếm 40-42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các
axit, bazơ vô cơ,... Nước thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ như sắt, magie,
caxi, silic, nhiều chất hữu cơ sinh hoạt như phân, nước tiểu và các chất thải khác
như: cát, sắt, dầu mỡ. Nước thải vừa xả ra thường có tính kiềm, nhưng dần dần trở
nên có tính axít vì thối rữa.
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có mặt nhiều dạng vi sinh vật: vi

khuẩn, vi rút, nấm, rong tảo, trứng giun sán... Trong số các dạng vi sinh vật đó, có
thể có cả các vi trùng gây bệnh, dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn...
có trong nước
thải.
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

3


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Hình 1.1. Thành phần nƣớc thải sinh hoạt [29]
Dựa vào nguồn gốc hình thành và để tiện cho việc lựa chọn phương pháp,
thiết kế các công trình xử lý, nước thải sinh hoạt được phân loại như sau:
- Nước xám: Nước thải không chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ
các thiết bị vệ sinh như bồn tắm, chậu giặt, chậu rửa mặt. Loại nước thải này chủ
yếu chứa chất lơ lửng, các chất tẩy rửa. Nồng độ các chất hữu cơ trong loại nước
thải này thấp và thường khó phân huỷ sinh học....
- Nước đen: Nước thải chứa phân, nước tiểu từ các khu vệ sinh. Trong nước
thải tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh và dễ gây mùi hôi thối. Hàm lượng các chất
hữu cơ (BOD) và các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho cao. Các loại nước thải
này thường gây nguy hại đến sức khoẻ và dễ làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt.
Nước thải nhà bếp chứa dầu mỡ và phế thải thực phẩm từ nhà bếp, khu rửa
bát. Nước thải loại này có hàm lượng lớn các chất hữu cơ (BOD, COD) và các
nguyên tố dinh dưỡng khác (nitơ và photpho). Nước thải có chứa dầu mỡ thường
gây mùi và ngăn cản sự khuếch tán oxy trên bề mặt. Định mức tải lượng các chất ô

nhiễm trong nước thải sinh hoạt của một người trong một ngày được thể hiện trên
bảng 1.1.

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

4


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Bảng 1.1. Định mức tải lƣợng chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt [30]
(Định mức cho 1 người/ngày.đêm)

TT

Chất ô nhiễm

Tải lƣợng
(gam/ngƣời/ngày)
45-54

Trung bình
(gam/ngƣời/ngày)
50

1


BOD5

2

TSS

70-145

107,5

3

Dầu mỡ

10-30

20

4

Amoni

2,4-4,8

3,6

5

Tổng Phốt pho


0,8-4

2,4

6

Tổng Coliform

(106 - 109) MPN/100ml

5,005.108

Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh dao động trong phạm vi rất lớn, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện từng khu vực, quy mô khu dân cư, tiêu chuẩn cấp nước,
mức sinh hoạt và các thói quen của người dân. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho
một khu dân cư khoảng 80-100 lít/người.ng.đ, phụ thuộc vào khả năng cung cấp
nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị
thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn,
do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa
vùng thành thị và nông thôn. Ước tính lượng nước thải chiếm khoảng 80% lượng
nước cấp. Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống
thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do chưa có
hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ
hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.
1.2. TỔNG QUAN VỀ NTSH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
1.2.1. Hiện trạng thu gom và xử lý nƣớc thải sinh hoạt khu đô thị [19]
Trong những năm qua, thành phố Vĩnh Yên và một số thị xã, thị trấn trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang dành sự ưu tiên cho hệ thống cấp nước phục vụ nhu
cầu thiết yếu về sinh hoạt của người dân. Hệ thống thoát nước mới chỉ được đầu tư

cục bộ theo dự án và theo công trình. Đặc biệt về mặt xử lý nước thải, chỉ mới có
các bể tự hoại là công trình duy nhất XLNTSH của các hộ gia đình và công trình
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

5


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

công cộng dịch vụ mà hoàn toàn chưa có công trình xử lý nước thải tập trung đảm
bảo yêu cầu về môi trường. Hơn nữa, các bể tự hoại cũng được xây dựng không
theo tiêu chuẩn và không có cơ quan nào quản lý nên chất lượng nước thải ra môi
trường không kiểm soát được. Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải mặc
dù có được quan tâm nhưng vẫn còn lạc hậu, xây dựng chắp vá không đồng bộ,
chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của thành phố. Sự lạc hậu về hệ thống
thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đang tạo ra những rủi ro lớn về sức khỏe của
người dân, đến môi trường đô thị, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Nhìn chung, hệ thống thoát nước thải ở thành phố Vĩnh Yên và các đô thị
khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là hệ thống cống chung thoát nước mưa và thoát
nước thải, tập trung chủ yếu tại trung tâm thành phố cũ và đưa đến các điểm xả. Các
hộ gia đình đấu nối nước thải trực tiếp tới hệ thống thoát nước hoặc đấu nối vào các
mương thoát nước phía sau nhà. Các hộ gia đình gần các ao, hồ, đầm xả trực tiếp
vào nguồn tiếp nhận.
Đối với hệ thống thu gom nước thải tại địa bàn thành phố có 84,1% chiều
dài cống bê tông để nước thải chảy vào nhưng không có nắp đậy vì vậy đã gây mùi
khó chịu cho người dân. Có 2,5% số hộ gia đình cho thoát nuớc ra rãnh đất và 5,5%

là cho ra mương hở, và 4% số hộ cho nước thải của gia đình tự chảy ra ngoài đường
để đất tự thẩm thấu.
Các khu đô thị mới phần nào đã được lắp đặt hệ thống cống chung, đặc biệt
là những khu vực cơ quan hành chính cấp tỉnh. Hệ thống thoát nước thải hộ gia đình
được xây kiên cố chiếm 69,3%. Nước thải hộ gia đình dẫn vào rãnh/mương có xây
tấm đan chiếm 20,3%, tự thấm/chảy tràn và hình thức khác là 10,3%. Đây chính là
một trong những nguy cơ khá lớn trong việc lây lan mầm bệnh ra môi trường xung
quanh.
Với tình trạng xả thải bừa bãi đã tác động xấu đến môi trường sinh thái của
thành phố Vĩnh Yên, nguồn nước dưới đất và khí hậu ngày càng bị ô nhiễm nặng
nề. Bên cạnh đó, dân số của thành phố liên tục tăng nhanh, nguồn nước thải xả ra
ngày càng nhiều, người dân sẽ dễ phát sinh các loại bệnh về hô hấp, tiêu hoá... úng
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

6


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

ngập cũng sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của dân cư, giao thông ùn tắc,
hàng năm ngân sách và người dân phải trả phí để giải quyết hậu quả của việc ngập
úng gây lên sự tốn kém. Để khắc phục tình trạng trên, dự án thoát nước và xử lý
nước thải thành phố Vĩnh Yên do UBND tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư, được triển
khai bằng nguồn vốn ODA-JIBC Nhật Bản. Dự án được xây dựng trên diện tích hơn
4,4 ha, bao gồm các hạng mục: Xây dựng mới hệ thống thoát nước chung bê tông
cốt thép dài 8,6 km, cống thoát nước thải sinh hoạt dài 25,4 km; xây dựng trạm xử

lý nước thải công suất 5.000m3/ngđ, áp dụng công nghệ bùn hoạt tính truyền thống
(bể Aeroten) trên diện tích 250 m2. Bùn hoạt tính tập hợp các loại vi sinh vật
XLNT. Các loại vi khuẩn hiếu khí tích tụ trong các bông bùn (sinh trưởng lơ lửng)
sẽ hấp thụ và sử dụng oxy được bão hòa trong nước để oxy hóa chất hữu cơ. Bùn
hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được hồi lưu thường xuyên về bể Aeroten. Nước thải từ
bể lắng thứ cấp qua bể khử trùng, thải vào hồ điều hòa trước khi thải ra ngoài môi
trường (điểm tiếp nhận nước thải cuối cùng là sông Phan). Dự án được khởi công từ
tháng 12/2011, đã hoàn thành và đưa vào vận hành từ tháng 10/2014. Hiệu quả xử
lý của hệ thống được tóm tắt trên bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các thông số ô nhiễm của hệ thống xử lý NTSH TP.Vĩnh Yên [20]
(ngày lấy mẫu 27/3/2015)
TT

Mẫu

1
2

pH

DO

Đầu vào
Đầu ra

7,4
7,2

4,2
7,7


1
2

Đầu vào
Đầu ra

7,7
7,6

7,3
4,2

1
2

Đầu vào
Đầu ra

7,4
7,3

3,2
3,6

Chỉ tiêu ô nhiễm
Độ dẫn điện TSS
∑N
Tại bể Aeroten
529

127
42,6
497
103
38,3
Tại bể lắng
514
86
31,5
516
50
26,7
Hồ điều hòa
504
42
16,2
362
38
18,3

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

∑P

COD BOD

11,4
8,3

102

83

63
-

7,6
4,5

32
28

8
-

3,1
2,8

20
-

3
-

7


vB

Trường ĐHBK Hà Nội


Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Hình 1.2. Hệ thống xử lý NTSH tập trung của thành phố Vĩnh Yên
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom và xử lý nước thải của thành phố Vĩnh
Yên hoàn thiện và đi vào vận hành, góp phần triệt để xử lý nguồn nước thải sinh
hoạt khu vực phía Đông thành phố. Đã giảm áp lực ô nhiễm môi trường nước khu
vực nội thị thành phố đối với hệ thống hồ, đầm trên địa bàn nhất là hồ Đầm Vạc.
1.2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nƣớc thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn
Tại Vĩnh Phúc ở hầu hết các khu dân cư thuộc vùng nông thôn cho đến nay
vẫn chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung. Nước thải sinh hoạt mới
chỉ được xử lý cục bộ bằng hệ thống bể tự hoại của các hộ gia đình và thải trực tiếp
ra hệ thống thoát nước mưa và nước thải khu vực, sau đó thải ra các ao, hồ, đầm.
Trong khi đó đa số các bể tự hoại của các hộ gia đình không đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật nên việc xử lý chất thải không đảm bảo vệ sinh môi trường [17].
Ngoài ra, Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Đại Lải, Tam
Đảo, Tây Thiên,... nên hoạt động du lịch của tỉnh tương đối phát triển. Vì vậy, tại
các khu du lịch ngoài nước thải từ người dân, còn một lượng thải lớn từ các hoạt
động dịch vụ đi kèm. Rác thải xả bừa bãi, nước thải đổ trực tiếp ra sông, suối làm ô
nhiễm nặng nguồn nước mặt, gây mất mỹ quan khu vực. Trong khi đó, hầu hết Ban
quản lý khu du lịch, khu danh thắng vẫn chưa quan tâm đến công tác bảo vệ, giữ gìn
vệ sinh môi trường. Do đó tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực này đang
rất được quan tâm [17].
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

8


vB

Trường ĐHBK Hà Nội


Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Mặt khác, trên địa bàn tỉnh hiện có 03 bệnh viện tuyến trung ương, 05 bệnh
viện tuyến tỉnh, 06 bệnh viện tuyến huyện và 03 trung tâm y tế trực thuộc 09 huyện
thị, thành phố; 137 trạm y tế xã, phường, thị trấn và 230 cơ sở khám chữa bệnh tư
nhân. Thực tế cho thấy, dù một số bệnh viện tuyến huyện đã được trang bị hệ thống
xử lý nước thải y tế nhưng hệ thống xử lý không được vận hành đúng quy định;
nhiều bệnh viện cả tháng mới vận hành hệ thống một lần (Bệnh viện Đa khoa
huyệnTam Dương, Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Lô). Một số bệnh viện khác
đang trong thời gian nâng cấp và cải tạo nên hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện.
Các cơ sở y tế tuyến xã, phường, thị trấn, các cơ sở tư nhân tuy lưu lượng nước thải
y tế không nhiều, nhưng hầu hết không xây dựng hệ thống xử lý y tế riêng. Toàn bộ
nước thải y tế và nước thải sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở được xử lý sơ bộ bằng
hệ thống bể tự hoại ngầm, sau đó được thải ra môi trường xung quanh; tuy vậy
nhiều cơ sở còn xả thải trực tiếp nước thải y tế ra môi trường. Nguồn nước thải này
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên và sức khoẻ con người, đặc biệt
khi có dịch bệnh [15].
Nhìn chung, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư thuộc vùng nông thôn,
khu du lịch, dịch vụ; nước thải y tế và một số nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn cho phép vẫn đổ thải ra
môi trường, làm suy thoái môi trường nước mặt, có nhiều nơi đã bị ô nhiễm ở mức
độ nghiêm trọng.
Việc đưa ra giải pháp thu gom nước thải về một trạm xử lý tập trung là rất
khó khăn, bởi kinh phí đầu tư cho xây dựng rất lớn, hơn nữa vận hành các hệ thống
này khá phức tạp và tốn kém. Giải pháp xử lý nước thải phân tán cho từng cụm gây
ô nhiễm với các công nghệ có chi phí đầu tư thấp, vận hành đơn giản và thân thiện
với môi trường là một giải pháp thích hợp, khả thi và cần thiết đối với điều kiện
kinh tế tại các vùng nông thôn nước ta nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.


Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

9


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

1.3. HIỆN TRẠNG NƢỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
1.3.1. Hiện trạng nƣớc mặt khu đô thị
a. Thành phố Vĩnh Yên
Hàm lượng chất ô nhiễm COD và BOD5 trong nước mặt thuộc Đầm Vạc
thay đổi đáng kể trong thời gian vừa qua:
Từ năm 2002-2007, COD và BOD5 có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh
trong khoảng thời gian từ năm 2006-2007, vượt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 từ
1,6-5,2 lần. Từ năm 2007 đến nay các chỉ số ô nhiễm nước Đầm Vạc có xu hướng
giảm rõ rệt, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2012 (hình 1.3).

Hình 1.3. Diễn biến nồng độ BOD5, COD tại Đầm Vạc - Vĩnh Yên [16, 17, 18]
Tại tất cả các thời điểm quan trắc chỉ tiêu PO43- đều nằm trong giới hạn cho
phép của Quy chuẩn, NH4+ tăng mạnh vào năm 2007 (1,411mg/l) và sau đó giảm
dần, giảm xuống thấp nhất vào năm 2011 (0,228mg/l) (hình 1.4).

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

10



vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Hình 1.4. Diễn biến nồng độ NH4+, PO43- tại Đầm Vạc - Vĩnh Yên [16, 17, 18]
Nguyên nhân, do Đầm Vạc là nơi tiếp nhận nước thải của thành phố và các
vùng phụ cận.
Mặt khác, giai đoạn từ 2002-2007 thành phố Vĩnh Yên có tốc độ đô thị hóa
diễn ra mạnh mẽ, dân cư tập trung đông đúc, hoạt động phát triển kinh tế được chú
trọng, vấn đề môi trường vẫn thả lỏng. Ngoài ra, nhiều phần diện tích nước mặt
xung quanh Đầm Vạc bị chiếm dụng khiến nhiều cửa xả lưu thông nước của Đầm bị
lấp kín. Đây chính là nguyên nhân khiến nước mặt Đầm Vạc bị ô nhiễm nhanh và
trầm trọng trong giai đoạn này.
Từ năm 2007 trở lại đây do nhận thức được mức nghiêm trọng của vấn đề ô
nhiễm môi trường đã bùng nổ trong những năm trước, vấn đề quản lý môi trường
ngày càng được các cấp quản lý thắt chặt. Toàn bộ nước thải của các nhà máy thuộc
KCN Khai Quang sau xử lý sơ bộ được đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi
chảy vào Đầm Vạc.
Bên cạnh đó người dân sống xung quanh Đầm Vạc ngày càng có ý thức bảo
vệ môi trường, không đổ rác bừa bãi xuống Đầm. Năm 2014 dự án cải tạo môi
trường nước và bảo vệ cảnh quan sinh thái hồ chứa nước Đầm Vạc đã bắt đầu được
tiến hành. Ngoài ra, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom và xử lý nước thải Vĩnh Yên
hoàn thiện và đi vào vận hành (tháng 10/2014). Vì vậy, chất lượng nước mặt của
Đầm Vạc ngày càng được cải thiện.
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

11



vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

b. Thị xã Phúc Yên
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt từ năm 2009-2014 (quan
trắc 04 đợt/năm) tại địa bàn thị xã Phúc Yên được tổng hợp tại bảng 1.3:
Bảng 1.3. Hiện trạng nƣớc mặt trên địa bàn thị xã Phúc Yên qua 2 giai đoạn
[16, 17, 18]
Vị trí
quan
trắc

Giá trị TB
2009-2011
(n=12)

Giá trị TB
2012-2014
(n=12)

12

9

18

10
0,016
0,870

16
60
0,014
0,226

∑dầu mỡ

0,157

0,125

BOD5
COD
TSS
PO43NH4+

38
57
54,34
0,168
0,68

13
26
66,75
0,175

0,31

∑dầu mỡ

0,195

0,220

BOD5
COD
TSS
PO43NH4+

35
54
64
0,089
0,244

11
19
70,5
0,065
0,575

∑dầu mỡ

0,083

0,15


BOD5
COD
TSS
PO43NH4+

33
47
65,5
0,0195
0,319

18
37
81,25
0,021
0,53

∑dầu mỡ

0,080

0,125

Chỉ tiêu
(mg/l)
BOD5

COD
TSS

D1 - Hồ PO 34
Đại Lải NH +
4

D2 Đầm
Diệu

D3 Xuân
Phương

D4 Khả Do

QCVN
Tiếp nhận nƣớc
08:2008/BTNMT,
thải
B1
- NTSH từ khu
15
dân cư và từ
30
hoạt động dịch
50
vụ du lịch
0,3
- Nước thải từ
0,5
các hoạt động
chăn nuôi của
0,1

khu dân cư gần
hồ
15
- NTSH khu đô
thị Đầm Diệu,
30
dân cư xã Tiền
50
Châu
0,3
- Nước thải từ
0,5
hoạt động sản
xuất
nông
0,1
nghiệp
15
- Nước thải khu
dân cư Phúc
30
Thắng,
Hùng
50
Vương
0,3
- Nước thải từ
0,5
các nhà máy, xí
nghiệp

Bệnh
0,1
viện Đa khoa
phúc Yên
15
- NTSH, chăn
nuôi từ khu dân
30
cư xã Nam Viêm
50
- Nước thải từ
0,3
hoạt động sản
0,5
xuất
nông
0,1
nghiệp

Ghi chú: Vị trí quan trắc D3, D4 thuộc sông Cà Lồ.
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

12


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT


Qua kết quả phân tích hiện trạng nước mặt trên địa bàn thị xã Phúc Yên tại 4
điểm: Hồ Đại Lải, Đầm Diệu, Xuân Phương, Khả Do cho thấy, giai đoạn 2009-2011
hàm lượng BOD5, COD ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2014 hàm
lượng BOD5, COD giảm thiểu đáng kể, còn TSS có phần gia tăng.
Nguyên nhân chủ yếu do trên địa bàn thị xã tập trung lượng dân cư đông
đúc, các cơ sở công nghiệp lớn như Công ty Honda, Công ty Toyota, Công ty Cổ
phần gạch men Viglacera Thăng Long, Nhà máy bia Winger và rất nhiều các cơ sở
kinh doanh dịch vụ khác… Trong khi đó, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư chỉ
được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ tập trung
phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây dưới sự quản lý chặt chẽ của các cơ
quan chức năng về môi trường, đồng thời chủ đầu tư các nhà máy, xí ngiệp đã ý
thức hơn trong công tác BVMT nên chất lượng nước mặt trên địa bàn được cải thiện
đáng kể.
c. Huyện Bình Xuyên và huyện Tam Đảo
Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt từ năm 2009-2014 (04
đợt/năm) tại địa bàn huyện Bình Xuyên và huyện Tam Đảo được tổng hợp tại bảng
1.4:
Bảng 1.4. Hiện trạng nƣớc mặt huyện Bình Xuyên, Tam Đảo qua 2 giai đoạn
[16, 17, 18]
Vị trí
quan
trắc
I

Chỉ tiêu
(mg/l)

BOD5

COD
D1 - Hồ TSS3PO4
Xạ
+
Hương NH4
∑dầu mỡ
D2 –

BOD5

Giá trị TB
2009-2011
(n=12)
7
11
5
0,002
0,105

Giá trị TB
QCVN
2012-2014 08:2008/BTNMT,
(n=12)
B1
Huyện Tam Đảo
11
15
20
30
54

50
0,008
0,3
0,457
0,5

0,16

0,08

0,1

6

10

15

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

Tiếp nhận nƣớc
thải
- NTSH từ khu
dân cư và từ
hoạt động nông
nghiệp
- Nước thải hoạt
động chăn nuôi
của các hộ dân
gần đạp tràn

- NTSH, chăn

13


vB

Trường ĐHBK Hà Nội
Vị trí
quan
trắc
Hồ
Làng


D3 –
Suối
Thõng

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Giá trị TB
2009-2011
(n=12)
10
7
0,005
0,12

Giá trị TB

2012-2014
(n=12)
18
52
0,007
0,513

QCVN
08:2008/BTNMT,
B1
30
50
0,3
0,5

∑dầu mỡ

0,145

0,08

0,1

BOD5
COD
TSS
PO43NH4+
∑dầu mỡ

10

16
7,5
0,06
0,007
0,2

BOD5
COD
TSS
PO43NH4+

5
9
45
0,058
0,07

12
15
23
30
37
50
0,08
0,3
0,015
0,5
0,08
0,1
Huyện Bình Xuyên

19
15
33
30
103
50
0,04
0,3
0,449
0,5

∑dầu mỡ

0,17

0,135

0,1

BOD5
COD
TSS
PO43NH4+

11
26
64
0,01
0,026


19
32
89
0,017
0,528

15
30
50
0,3
0,5

∑dầu mỡ

0,11

0,13

0,1

Chỉ tiêu
(mg/l)
COD
TSS
PO43NH4+

II
D4 Cầu Lò
Cang,
TT

Hương
Canh
D5 –
Đồng
Sậu,
Hương
Canh

Tiếp nhận nƣớc
thải
nuôi của các hộ
dân cư gần hồ;
- Nước chảy tràn
từ hoạt động sản
xuất
nông
nghiệp
- Nước thải từ
các hộ dân gần
suối
- Nước thải từ
hoạt động dịch
vụ du lịch
- Nước thải từ
khu dân cư
thuộc thị trấn
Hương Canh
- Từ hoạt động
Chợ trung tâm
thương

mại
huyện
- Nước chảy tràn
từ hoạt động
nông nghệp
- Nước thải từ
Công ty gạch
Prime
Vĩnh
Phúc

Ghi chú: Vị trí quan trắc D4, D5 thuộc sông Cà Lồ
Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt tại hồ Xạ Hương, hồ Làng
Hà và suối Thõng cho thấy nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Tam Đảo những
năm gần đây đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, tuy nhiên mức độ không đáng kể. Giai đoạn
2012-2014 hàm lượng ô nhiễm gia tăng, chủ yếu do hoạt động dịch vụ du lịch ngày
càng phát triển. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường chưa được chính quyền địa phương
cũng như Ban quản lý các khu du lịch chú trọng.
Kết quả quan trắc nước mặt sông Cà Lồ tại cầu Hương Canh và Đồng Sậu,
Hương Canh, Bình Xuyên giai đoạn năm 2012-2014 so sánh với các năm trước
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

14


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT


nồng độ ô nhiễm gia tăng đáng kể và đều đã bị ô nhiễm hữu cơ, TSS và dầu mỡ
khoáng. Nguyên nhân, do ven quanh sông ngày càng có nhiều hộ dân sinh sống và
các dịch vụ thương mại như nhà hàng, bể bơi, chợ được đầu tư. Đồng thời các hồ
sinh thái chứa nước thải (để tái sử dụng) của các nhà máy gạch thuộc tập đoàn
Prime Vĩnh Phúc lâu ngày không được nạo vét nên xảy ra tình trạng chảy tràn nước
thải ra cánh đồng (chảy ra sông) khi trời mưa.
1.3.2. Hiện trạng nƣớc mặt khu vực nông thôn, làng nghề
Vĩnh Phúc có mạng lưới sông suối, ao, hồ, đầm khá đa dạng và phong phú,
trữ lượng khá dồi dào. Các thủy vực có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước
cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng là nguồn tiếp nhận
nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bản
tỉnh.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua diện tích
sông, ao, hồ, đầm bị thu hẹp tương đối nhiều do nhu cầu phát triển đô thị, công
nghiệp nên chất lượng nước mặt đã và đang có chiều hướng suy giảm.
Hiện nay tại tỉnh Vĩnh Phúc, hầu hết nước thải sinh hoạt và nước thải sản
xuất của các hộ dân, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các làng nghề nằm xen kẽ trong khu
dân cư đều xả thải trực tiếp vào môi trường, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô
nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất,... trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó sông Phan và sông Cà Lồ là 2 con sông nội tỉnh đi qua nhiều
địa phương là vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả quan trắc hiện trạng
môi trường tỉnh hàng năm cho thấy chất lượng nước của 2 con sông đã bị ô nhiễm
bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, photphat, tổng dầu mỡ, tổng Colifrom,…
Nhìn chung tất cả các vị trí quan trắc đều có dấu hiệu ô nhiễm, có những vị trí quan
trắc có mức độ ô nhiễm cao như:

Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

15



vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Bảng 1.5. Hiện trạng nƣớc mặt các vùng nông thôn, làng nghề 2 giai đoạn
[16, 17, 18]
Vị trí quan
trắc

Chỉ tiêu
(mg/l)

BOD5
COD
TSS
Bội, Thiện
NH4+
Kế, Bình
PO43Xuyên
∑dầu mỡ
BOD5
D2 - Lũng COD
TSS
Ngoài,
Lũng Hòa, NH4+
Vĩnh Tường PO43∑Coliform

BOD5
COD
D3 - Phủ
TSS
Yên, Yên
Lập, Vĩnh NH4+
Tường
PO43∑Coliform
BOD5
COD
D4 - Xóm
TSS
Vàng,
NH4+
Hoàng Đan,
PO43Tam Dương
∑dầu mỡ
∑Coliform
BOD5
D5 - Cầu
COD
Giã Bàng,
TSS
Tề Lỗ,
NH4+
huyện Yên
PO43Lạc
∑dầu mỡ
BOD5
D6 - Cầu

COD
Vũ Di, Vũ TSS
Di, Vĩnh
NH4+
Tường
PO43D1–Rừng

GTTB
GTTB
QCVN
Tiếp nhận
2009-2011 2012-2014 08:2008/BTNMT
nƣớc thải
(n=12)
(n=12)
(B1)
31
28
15
62
35
30
Nước thải từ
108
83
50
KCN Bình
1,147
1,053
0,5

Xuyên
0,026
0,456
0,3
0,18
0,13
0,1
25
16
15
45
29
30
Nước
thải
82
92
50
sản xuất bún
1,482
0,512
0,5
bánh
0,063
0,061
0,3
9.375
7.875
7500
35

15
15
NTSH và từ
61
27
30
bãi rác tự
69
56
50
phát ở chân
0,932
0,427
0,5
cầu Thượng
0,058
0,051
0,3
Lạp
11.025
17.250
7.500
36
17
15
57
29
30
NTSH
từ

78
75
50
khu dân cư
0,997
0,428
0,5
và hoạt động
của
chợ
0,085
0,060
0,3
Vàng
0,17
0,186
0,1
4.400
9.725
7.500
37
14
15
- NTSH từ
63
22
30
khu dân cư
99
87

50
- Làng nghề
0,924
0,532
0,5
tái chế sắt
0,054
0,048
0,3
thép
0,73
0,15
0,1
38
11
15
-NTSH,
chăn
nuôi
57
20
30
của các hộ
94
88
50
gần sông
0,863
0,530
0,5

- Hoạt động
0,085
0,060
0,3
nông nghiệp

Ghi chú: Vị trí quan trắc D1 thuộc sông Cà Lồ, D2-6 thuộc sông Phan
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

16


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Trong những năm gần đây công tác quản lý, xử lý ô nhiễm trên địa bàn tỉnh
được tăng cường, hầu hết các nguồn thải gây ô nhiễm được kiểm soát và phát hiện
xử lý kịp thời, nhờ đó chất lượng môi trường nước mặt tại hầu hết các thủy vực
được quan trắc trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu được cải thiện. Các chỉ tiêu ô
nhiễm đặc trưng như BOD5, COD, TSS, NH4+ đo được tại đa số các điểm quan trắc
đều đạt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1.
Nhìn chung, hiện trạng nước mặt tại các vùng đô thị, nông thôn và tại các
làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đều có biểu hiện ô
nhiễm. Nguyên nhân gây ô nhiễm hầu hết tại các vị trí đều do sự góp mặt của
NTSH từ các khu dân cư. Vì vậy, để cải thiện và nâng cao chất lượng nước mặt,
NTSH cần được xử lý đảm bảo đạt giới hạn cho phép trước khi thải ra ngoài sông,
ao, hồ, đầm.

Trong khi đó, các giải pháp xử lý nước thải thông thường bao gồm các công
trình được xử lý bằng các phương pháp cơ, lý, hóa, sinh học để loại bỏ các chất ô
nhiễm dạng rắn, các chất hữu cơ, vô cơ và cả các chất ô nhiễm dinh dưỡng. Tuy
nhiên, đối với đặc thù về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và hệ thống quản lý, ý
thức bảo vệ môi trường tại các vùng nông thôn Việt Nam còn nhiều hạn chế thì yêu
cầu đối với các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện các vùng nông
thôn: Cấu tạo đơn giản, chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng thấp; Yêu cầu quản
lý và vận hành đơn giản, dễ thực hiện. Ngoài ra, các công nghệ cần đảm bảo khả
năng xử lý đa dạng đáp ứng các đặc trưng nước thải khác nhau về lưu lượng và
thành phần.
Một số mô hình xử lý nước thải tại các vùng nông thôn Việt Nam đã được áp
dụng và cho hiệu quả xử lý cao, phù hợp với điều kiện địa phương như: Công nghệ
bãi lọc trồng cây kết hợp hồ sinh học – XLNTSH khu ven đô tại Thị trấn Lim - Tiên
Du - Bắc Ninh; Công nghệ DEWATS kết hợp hồ sinh học - XLNT tại làng nghề
chế biến bún Khắc Niệm - Bắc Ninh; Công nghệ bãi lọc trồng cây kết hợp hồ sinh
học – XLNT tại làng nghề Phong Khê - Yên Phong - Bắc Ninh; Bệnh viện Đa khoa
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - XLNTSH; Khu dân cư xóm Cầu 1, xã Kiêu Kị, huyện
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

17


vB

Trường ĐHBK Hà Nội

Luận văn Thạc sỹ KT ngành Quản lý TN & MT

Gia Lâm, thành phố Hà Nội - XLNTSH; Lò mổ Hà Phong, TP Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh – Nước thải chế biến; Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

– Nước thải chăn nuôi. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tại các mô
hình trên cho thấy: Hiệu quả xử lý COD khi qua bể lắng tuần hoàn và ra khỏi bãi
lọc đạt từ 66-77%; BOD5 sau khi qua hệ thống xử lý đạt từ 55-73%; TSS đạt từ 7792%, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước dùng cho nông nghiệp.
Từ những kết quả đạt được như đã nêu trên của những công nghệ sử dụng
bãi lọc trồng cây cho thấy, việc sử dụng TVTS trong các mô hình XLNTSH tại các
vùng nông thôn đã và đang mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là giải pháp công nghệ
xử lý phù hợp và thiết thực nhất với hiện trạng thoát nước và XLNTSH tại các vùng
nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như hiện nay.
1.4. ỨNG DỤNG CỦA THỰC VẬT THỦY SINH TRONG XLNTSH
1.4.1. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm của TVTS
a. Quan hệ sống của giới thủy sinh và quá trình tự làm sạch của nước
Giới thủy sinh có trong nước là vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn, nguyên sinh
động vật, các động, thực vật phù du, tiêu biểu là tảo, các động thực vật bậc cao như
tôm, cá,… Tùy nồng độ các chất hữu cơ dinh dưỡng trong nước, mức oxi hòa tan,
nồng độ các chất có độc tính,… sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật thủy sinh. Nếu
nồng độ chất hữu cơ, COD quá cao, nồng độ oxi hòa tan giảm đến mức tới hạn làm
ảnh hưởng tới hệ sinh thái nước và đời sống của giới thủy sinh, dần theo thời gian
nước sẽ tự làm sạch, hệ sinh thái nước sẽ được cân bằng trở lại. Đó là quá trình tự
làm sạch của nước. Trong môi trường nước luôn có quá trình tự làm sạch, bao gồm
các quá trình [5, 8]:
- Quá trình vật lý: Lắng đọng, pha loãng, hỗn hợp, thấm hút ngưng đọng…
- Quá trình sinh hóa (khoáng hóa các CHC nhiễm bẩn).
- Quá trình hóa học: Ôxy hóa hoàn nguyên, hóa hợp phân giải…
Các quá trình trên xảy ra đồng thời, đan xen nhau và có tác động qua lại,
đồng thời tiến hành quá trình trộn lẫn tương hợp. Tuy nhiên, khả năng tự làm sạch
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY

18



×