Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân loại khu vực ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật dựa trên đánh giá rủi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Phân loại khu vực ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật dựa trên
Đánh giá rủi ro - Áp dụng cho Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh” là một phần
nội dung của Dự án: “Điều tra, đánh giá sơ bộ cho 100 - 150 điểm tồn lƣu mới và
đánh giá chi tiết cho 15 - 20 điểm tồn lƣu có rủi ro cao nhất phục vụ cho cơ sở dữ
liệu và tăng cƣờng năng lực” do ThS Đỗ Thanh Bái, giám đốc Trung tâm An toàn
Hóa chất bảo vệ môi trƣờng làm chủ nhiệm đề tài. Tôi là một thành viên tham gia
thực hiện dự án và tôi đƣợc phép sử dụng kết quả đó.
Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ tài liệu, tạp chí cũng nhƣ tại các Hội nghị, Hội thảo nào. Các số liệu,
kết quả trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Nhà trƣờng và Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trƣờng về luận văn của tôi.
Ngƣời cam đoan

Đặng Thị Huyền Nhi

1


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh
Tuyết và GS.TS. Lê Quốc Hùng, ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình, chu đáo và định
hƣớng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cũng nhƣ sự động viên, khích
lệ để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đƣợc trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trƣờng đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, những
kinh nghiệm học tập và nghiên cứu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ trong Liên danh
Trung tâm An toàn Hóa chất Bảo vệ Môi trƣờng (CECS) và Trung tâm phân tích và
chuyển giao công nghệ môi trƣờng (CEAT), Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều


kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra, khảo sát, thu thập số liệu để xây dựng
luận văn và hỗ trợ tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều
kiện và động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2015
Học viên thực hiện

Đặng Thị Huyền Nhi

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................8
1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh ....................................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ........................................................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm khí hậu, địa chất, thuỷ văn ............................................................... 8
1.2. Phƣơng pháp phân loại khu vực ô nhiễm dựa trên đánh giá rủi ro ......................9
1.2.1. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp phân loại vùng ô nhiễm dựa trên đánh giá
rủi ro ........................................................................................................................... 9
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của phƣơng pháp phân loại vùng ô nhiễm dựa trên ĐGRR . 12
1.3.Tình hình ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật .......................................................15
1.3.1. Tình hình ô nhiễm hóa chất BVTV ở Việt Nam ............................................ 15
1.3.2. Tình hình ô nhiễm hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ...................... 18
1.4. Giới thiệu về các khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV nghiên cứu .......................20
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................23
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................23

2.2.1. ĐGRR sơ bộ khu vực ô nhiễm ....................................................................... 24
2.2.2. Đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm ................................................................. 34
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................41
3.1. ĐGRR sơ bộ KVÔN do tồn lƣu hóa chất BVTV..............................................41
3.1.1. ĐGRR sơ bộ KVÔN số 1 ............................................................................... 41
3.1.2. ĐGRR sơ bộ KVÔN số 2 .............................................................................. 47
3.1.3. ĐGRR sơ bộ KVÔN số 3 ............................................................................... 53
3.1.4. ĐGRR sơ bộ KVÔN số 4 ............................................................................... 59
3.1.5. Kết luận và kiến nghị - ĐGRR sơ bộ ............................................................. 65
3.2. ĐGRR tiết KVÔN do tồn lƣu hóa chất BVTV ..................................................67
3.2.1. ĐGRR chi tiết KVÔN số 2............................................................................. 68
3.2.2. ĐGRR chi tiết KVÔN số 4............................................................................ 75
3.2.3. Kết luận và kiến nghị - Đánh giá chi tiết ....................................................... 82
KẾT LUẬN ...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................84

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CLMT

Chất lƣợng môi trƣờng

CÔN


Chất ô nhiễm

CSM

Mô hình giả thiết

ĐGRR

Đánh giá rủi ro

HST

Hệ sinh thái

KVÔN

Khu vực ô nhiễm

POP

Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

UBND

Ủy ban Nhân dân

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ví dụ về một số rủi ro ............................................................................... 29
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá rủi ro ............................................................................. 32
Bảng 2.3. Ví dụ bảng ĐGRR chi tiết ........................................................................ 39
Bảng 3.1. Danh mục các điểm tồn lƣu hoá chất BVTV đƣợc khảo sát và đánh giá sơ
bộ ............................................................................................................................... 21
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................................... 21
Bảng 3.2. Những rủi ro đã xác định của điểm tồn lƣu hoá chất BVTV số 1 ............ 45
Bảng 3.3. Kết quả ĐGRR sơ bộ khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 1 ............................. 46
Bảng 3.4. Những rủi ro đã xác định của điểm tồn lƣu hoá chất BVTV số 2 ............ 51
Bảng 3.5. Kết quả ĐGRR sơ bộ khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 2 ............................. 52
Bảng 3.6. Những rủi ro đã xác định của điểm tồn lƣu hoá chất BVTV số 3 ............ 58
Bảng 3.7. Kết quả ĐGRR sơ bộ khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 3 ............................. 58
Bảng 3.8. Những rủi ro đã xác định của điểm tồn lƣu hoá chất BVTV số 4 ............ 63
Bảng 3.9. Kết quả ĐGRR sơ bộ khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 4 ............................. 64
Bảng 3.10. Mô tả các công việc đã thực hiện tại hiện trƣờng ................................... 67
Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu đất tại KVÔN số 2 với QCVN .......................... 68
Bảng 3.12. So sánh kết quả phân tích mẫu đất tại KVÔN số 2 với QCVN .............. 69
Bảng 3.13. Phân tích nhận định rủi ro chi tiết đối với các vùng Đất tại KVÔN số 269

Bảng 3.14. Đánh giá rủi ro chi tiết điểm tồn lƣu hoá chất BVTV số 2 .................... 73
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá rủi ro chi tiết khu vực ô nhiễm số 2 ........................... 74
Bảng 3.16. Kết quả phân tích mẫu đất, trầm tích tại KVÔN số 4 với QCVN .......... 75
Bảng 3.17. So sánh kết quả phân tích mẫu đất, trầm tích tại KVÔN số 4 với QCVN75
Bảng 3.18. Phân tích nhận định rủi ro đối với các vùng đất và trầm tích KVÔN số 476
Bảng 3.19. Đánh giá rủi ro chi tiết điểm tồn lƣu hoá chất BVTV số 4 .................... 80
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá rủi ro chi tiết khu vực ô nhiễm số 4 ............................ 81

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Minh họa một số nghi vấn cần giải đáp ngay từ giai đoạn điều tra, đánh giá sơ
bộ bằng bƣớc lấy mẫu thăm dò ........................................................................................ 26
Hình 2.2. Rủi ro trực tiếp ................................................................................................. 30
Hình 2.3. Rủi ro tiềm năng ............................................................................................... 30
Hình 2.4. Rủi ro tiềm ẩn ................................................................................................... 31
Hình 2.5. Các bƣớc thực hiện và những kết quả chính cần đạt đƣợc của giai đoạn 1 ..... 33
Hình 2.6. Lƣu đồ quy trình thực hiện giai đoạn 1 – Đánh giá sơ bộ KVÔN ................... 34
Hình 3.1. Mô hình giả thiết ban đầu của khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 1 ....................... 43
Hình 3.2. Lát cắt địa hình khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 1 theo chiều Đông Tây ........... 44
Hình 3.3. Kết quả ĐGRR sơ bộ KVÔN số 1 .................................................................. 46
Hình 3.4. Mô hình giả thiết ban đầu của khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 2 ....................... 50
Hình 3.5. Lát cắt địa hình khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 2 theo chiều Đông Tây ........... 51
Hình 3.6. Kết quả ĐGRR sơ bộ KVÔN số 2 .................................................................. 53
Hình 3.7.a. Mô hình giả thiết ban đầu của khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 3 .................... 55
Hình 3.7.b. Mô hình giả thiết ban đầu của khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 3 .................... 56
Hình 3.8.a. Lát cắt địa hình khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 3 theo chiều Đông Tây ........ 57
Hình 3.8.b. Lát cắt địa hình khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 3 theo chiều Đông Tây ........ 57
Hình 3.9. Kết quả ĐGRR sơ bộ KVÔN số 3 .................................................................. 59

Hình 3.10. Mô hình giả thiết ban đầu của khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 4 ..................... 62
Hình 3.11. Lát cắt địa hình khu vực nghi ngờ ô nhiễm số 4 theo chiều Đông Tây ......... 63
Hình 3.12. Kết quả ĐGRR sơ bộ KVÔN số 4 ................................................................ 65
Hình 3.13. Mô hình giả thiết khu vực ô nhiễm số 2 – Cập nhật ...................................... 71
Hình 3.14. Lát cắt mô hình giả thiết khu vực ô nhiễm số 2 – Cập nhật........................... 72
Hình 3.15. Kết quả đánh giá rủi ro chi tiết khu vực ô nhiễm số 2 ................................... 74
Hình 3.16. Mô hình giả thiết khu vực ô nhiễm số 4 – Cập nhật ...................................... 78
Hình 3.17. Lát cắt mô hình giả thiết khu vực ô nhiễm số 4 – Cập nhật........................... 79
Hình 3.18. Kết quả đánh giá rủi ro chi tiết khu vực ô nhiễm số 4 ................................... 81

6


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia nhập khẩu và sử dụng nhiều hóa chất
bảo vệ thực vật (BVTV) để phục vụ phát triển nông nghiệp. Việc sử dụng hóa chất
BVTV đã đem lại những thành công nhất định trong việc diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ
mùa màng và phát triển nông nghiệp. Nhƣng hệ quả của việc sử dụng quá nhiều hóa
chất BVTV cũng đã gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe con ngƣời và
suy thoái môi trƣờng, đặc biệt là các hóa chất BVTV dạng POP (Persistent Ogarnic
Poluttants, POPs) tồn lƣu từ thời kỳ trƣớc đây. Hóa chất BVTV là POP tồn lƣu ở
Việt Nam chủ yếu là DDT. Đây là loại hóa chất tồn lƣu tại các kho từ trƣớc năm
1990. Về phân bố, lƣợng hóa chất BVTV là POP còn nhiều nhất ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ (84%), và tiếp đến là Tây Nguyên (14%). Tỉnh hiện nay còn tồn lƣu hóa
chất BVTV là POP nhiều nhất là Hà Tĩnh: 4000kg DDT, Nghệ An 3400kg DDT,
…[2]. Ở Việt Nam, hiện đã có các hệ thống khá hoàn chỉnh trong phân loại chất
lƣợng môi trƣờng đối với môi trƣờng nƣớc (mặt) và không khí. Tuy nhiên, mặc dù
đã có nhiều tiêu chuẩn chất lƣợng liên quan đến đất, nhƣng hiện nay vẫn chƣa có
một phƣơng pháp phân loại chất lƣợng đất hay phân loại ô nhiễm môi trƣờng đất
đƣợc chính thức công nhận [1]. Do đó đề tài: “Phân loại khu vực ô nhiễm hoá

chất bảo vệ thực vật dựa trên đánh giá rủi ro - Áp dụng cho Huyện Cẩm Xuyên,
Tỉnh Hà Tĩnh” đƣợc lựa chọn.
Mục đích nghiên cứu: (1) Phân loại khu vực ô nhiễm (KVÔN) hóa chất
BVTV tồn lƣu cho một địa phƣơng (xã/huyện); (2) Kiểm chứng việc áp dụng
phƣơng pháp luận đánh giá rủi ro (ĐGRR) của Hà Lan để phân loại ô nhiễm cho
một địa phƣơng có các điểm ô nhiễm tồn lƣu hóa chất BVTV.
Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh và 01 điểm ô nhiễm ở Huyện
Hƣơng Khê.
- Thời gian: từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2015
Bố cục luận văn có các nội dung chính sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu;
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận

7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Tĩnh
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- Vị trí địa lý: Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp
nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông là biển Đông [12].
- Đặc điểm địa hình: Nằm ở phía Đông dãy Trƣờng Sơn, Hà Tĩnh có địa hình
hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Địa hình bị
chia cắt bởi nhiều sông suối đã tạo nên 137 km bờ biển, có nhiều sông, cửa lạch và
các bãi biển đẹp. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, dãy núi phía Tây
có độ cao trung bình 1.500 m, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành

các vùng sinh thái khác nhau. Do địa hình dốc nên đất đai phần lớn bị xói mòn, bạc
màu [12].
1.1.2. Đặc điểm khí hậu, địa chất, thuỷ văn
Đặc điểm khí hậu: Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,
mƣa nhiều. Ngoài ra, tỉnh còn chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền
Bắc và miền Nam. Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa
này nóng, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió Tây nam (gió Lào) khô nóng,
nhiệt độ có thể lên tới 40°C, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thƣờng có nhiều đợt
bão kèm theo mƣa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lƣợng mƣa lớn nhất 500 mm/ngày
đêm; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa
Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mƣa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7°C [12].
Địa chất: Theo phân loại đơn vị cấu trúc của bản đồ Địa chất Việt Nam, Hà
Tĩnh nằm trong miền uốn nếp Varixit Đông Dƣơng thuộc hệ uốn nếp Trƣờng Sơn,
ổn định hóa vào đầu Paleozoi. Các loại đá chính và mẫu chất tạo thành đất ở Hà
Tĩnh gồm: Phiến thạch sét; Macma axit; Đá cát; Mẫu chất phù sa cổ; Trầm tích bở
rời bao gồm phù sa sông và biển [12].
Thủy văn: Do đặc điểm địa hình ở Hà Tĩnh có dãy Trƣờng Sơn chạy theo
hƣớng Tây – Bắc – Đông Nam vào đèo Ngang lấn ra biển, cùng với dãy Trà Sơn,

8


Hồng Lĩnh và một số ngọn núi khác chia cắt địa hình một cách mạnh mẽ tạo thành
vách núi chắn gió dài hàng chục km, làm cho sông suối ở Hà Tĩnh có độ uốn khúc
lớn. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Hà Tĩnh theo mùa rõ rệt. Hệ
thống hồ đập ở Hà Tĩnh khá phong phú, ngoài các hồ tự nhiên còn có các hồ nhân
tạo lớn nhƣ: Kẻ Gỗ, Sông Rác, Bộc Nguyên, Thƣợng Tuy cung cấp nƣớc tƣới và
sinh hoạt cho nhân dân trong vùng [12].
1.2. Phƣơng pháp phân loại khu vực ô nhiễm dựa trên đánh giá rủi ro
Khái niệm về phân vùng ô nhiễm môi trƣờng dựa trên ĐGRR còn tƣơng đối

mới, đã và đang bắt đầu nghiên cứu và áp dụng ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ
Canada, Mỹ, Đài Loan. Bản chất của phân vùng môi trƣờng dựa trên tiếp cận rủi ro
là phân loại môi trƣờng dựa trên các thông tin cơ bản trong các nhóm: đặc trƣng
chất gây ô nhiễm/nguy hiểm; khả năng dịch chuyển/lan truyền của chất gây ô nhiễm
và đặc trƣng tiếp xúc [1].
1.2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp phân loại vùng ô nhiễm dựa trên
đánh giá rủi ro
1.2.1.1. Đánh giá rủi ro là gì?
ĐGRR về bản chất là xác định các nguy cơ xảy ra sự cố dựa trên 2 khía cạnh
cơ bản là xác suất (hay khả năng) xảy ra sự cố và hậu quả nếu nhƣ sự cố xảy ra [1].
Để ĐGRR cần phải có phƣơng pháp và cơ sở khoa học để:
- Nhận diện đƣợc các nguy hiểm hay là các nguy cơ có thể gây ra rủi ro, thí
dụ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn do thiên tai, các
nguồn gây ô nhiễm (hoặc có khu vực chứa hóa chất nguy hại) có thể gây ra các tác
động xấu đến sức khỏe con ngƣời và suy giảm chất lƣợng môi trƣờng, dịch bệnh từ
các ổ dịch hay nguồn gốc gây bệnh… [1].
- Xác định đƣợc (định tính, định lƣợng hay bán định lƣợng) khả năng (hay
là xác suất, tần suất xảy ra) mà mối nguy cơ ấy có thể biến thành một sự cố hay sự
cố liên hoàn [1];
- Xác định đƣợc hậu quả nếu nhƣ một sự cố xẩy ra hoặc sự cố liên hoàn xảy
ra. Mức độ tùy thuộc vào đối tƣợng đang xem xét (là tính mạng con ngƣời, sức

9


khỏe con ngƣời, tài sản, thành phần môi trƣờng – hệ sinh thái) có tiếp xúc trực tiếp
(phơi nhiễm) với các tác động gây ra từ sự cố hay không. Nếu mức „tiếp xúc/phơi
nhiễm” từ các tác động của sự cố là lớn, thì hậu quả là lớn, và khi đó rủi ro là lớn và
ngƣợc lại [1].
Trƣớc khi sử dụng các phƣơng pháp khoa học để đánh giá (tính xác suất và

hậu quả), cần có đủ thông tin để nhận diện các mối nguy cơ hay nguy hiểm trên một
khu vực ô nhiễm nhất định. Từ các thông tin đó xây dựng đƣợc các kịch bản sự cố,
việc đòi hỏi tri thức khoa học và kinh nghiệm chuyên gia [1].
1.2.1.2. Đánh giá rủi ro đối với vùng ô nhiễm là gì?
Vùng ô nhiễm là vùng chứa các thông số môi trƣờng cao hơn mức giới hạn
tối đa cho phép, có thể gây “rủi ro” hay mất an toàn cho sức khỏe con ngƣời và cho
môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc, khí. Khi chứa yếu tố nguy hiểm, rủi ro từ
vùng ô nhiễm sẽ có thể có 2 khả năng: Gây nguy hiểm trực tiếp (RR trực tiếp) và có
tiềm năng gây nguy hiểm (RR tiềm năng) [1].
Theo cách hiểu truyền thống thì chỉ cần định lƣợng các thông số môi trƣờng
có khả gây nguy hiểm trực tiếp và dựa trên hàm lƣợng này so với mức giới hạn tối
đa cho phép, ngƣời ta có thể phân loại KVÔN theo mức độ vƣợt tiêu chuẩn cho
phép của thông số đó. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên, vùng ô nhiễm là vùng
chứa các hợp chất/chất vƣợt quá mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định, nhƣng
mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe con ngƣời và các thành phần môi trƣờng xung
quanh sẽ phụ thuộc vào khả năng bị tiếp xúc và mức độ tiếp xúc của con ngƣời và
các hệ sinh thái xung quanh KVÔN. Mức độ tiếp xúc này, ngoài tính nguy hiểm của
chất ô nhiễm (CÔN) có trong khu vực (bản chất và nồng độ), còn phụ thuộc vào đặc
điểm thổ nhƣỡng, địa hình, địa mạo, độ che phủ bề mặt của KVÔN… Đồng thời đối
với các khu vực lân cận KVÔN đang xem xét sẽ tồn tại các mối nguy hiểm do sự
dịch chuyển CÔN từ KVÔN sang các khu vực lân cận [1].
Để ĐGRR một khu vực hay một vùng ô nhiễm đặc biệt là đối với một điểm
đƣợc gọi là “ô nhiễm tồn lƣu” (là ô nhiễm chƣa rõ nguồn gốc hay là chủ thải, đã xảy
ra trong quá khứ), cần thiết phải có một tập hợp các thông tin liên quan đến: Loại

10


hình ô nhiễm; Đặc điểm tự nhiên KVÔN và các khu vực lân cận; Loại hình sử dụng
đất KVÔN; Đặc điểm các đối tƣợng nhạy cảm tại KVÔN tồn lƣu và khu vực lân

cận (dân cƣ, hệ sinh thái).
Việc ĐGRR đối với một KVÔN cần những hoạt động sau đây: Nhận điện
các nguồn gây ô nhiễm; Nhận diện đƣợc các đối tƣợng nhạy cảm đối với KVÔN;
Xây dựng đƣợc các kịch bản ô nhiễm đặc trƣng cho từng vùng ô nhiễm dựa trên các
thông tin có sẵn ban đầu của KVÔN; Điều tra khảo sát, việc điều tra khảo sát này có
thể tiến hành ít nhất 2 giai đoạn: Khảo sát sơ bộ (ĐGRR sơ bộ) và Khảo sát chi tiết
(ĐGRR chi tiết); Tiến hành ĐGRR (định tính hay định lƣợng hay bán định lƣợng)
để xác định đƣợc mức rủi ro của từng điểm ô nhiễm; Triển khai việc “quản lý rủi
ro” điểm ô nhiễm; Xây dựng kế hoạch cụ thể để quản lý các điểm ô nhiễm dựa trên
đánh giá rủi ro.
1.2.1.3. Phân loại vùng ô nhiễm dựa trên đánh giá rủi ro là gì?
Phân vùng ô nhiễm là phân loại các KVÔN dựa trên các tiêu chí đã đƣợc
thống nhất từ trƣớc. Tiêu chí phân loại KVÔN theo phƣơng pháp truyền thống là
chỉ dựa vào quy chuẩn đã đƣợc công nhận. Tuy nhiên, sự xuất hiện một thông số ô
nhiễm trong một thành phần môi trƣờng có thể không chỉ tác động trực tiếp tới đối
tƣợng tiếp xúc trực tiếp với thành phần môi trƣờng đó mà nguy cơ có thể xảy ra khi
thông số ô nhiễm lan truyền sang các thành phần môi trƣờng còn lại, đồng thời phụ
thuộc vào đối tƣợng chịu tác động. Bên cạnh đó, trên thực tế tại một KVÔN, có thể
xuất hiện ba thành phần môi trƣờng (đất, nƣớc và không khí) thì mức độ tác động
đến sức khỏe và môi trƣờng ở cùng một số lần vƣợt tiêu chuẩn đối với từng thành
phần môi trƣờng là khác nhau. Ví dụ mức độ vƣợt tiêu chuẩn đối với môi trƣờng đất
sẽ ít nguy hiểm hơn nếu so sánh với cùng 1 mức vƣợt tiêu chuẩn đối với môi trƣờng
nƣớc và càng ít nguy hiểm hơn khi là ô nhiễm không khí. Điều này là vì đặc trƣng
rủi ro của tác động: nếu là ô nhiễm nƣớc, số đối tƣợng bị tác động sẽ cao hơn so với
mức ô nhiễm đất, nhƣng lại thấp hơn so với ô nhiễm không khí. Nhƣ vậy gốc của
vấn đề này là ở chỗ “rủi ro” do ô nhiễm gây nên. Đây là một lý do khoa học để thay
đổi cách phân loại theo phƣơng pháp truyền thống dựa trên tiêu chuẩn. Mục tiêu

11



không chỉ dừng lại ở việc phân loại ô nhiễm. Mục tiêu phân loại là phục vụ cho các
hoạt động quản lý rủi ro, với mục tiêu để đảm bảo an toàn cho con ngƣời và môi
trƣờng [1].
Xét về mặt khoa học, việc phân vùng ô nhiễm nếu dựa trên các nguyên tắc
của “đánh giá rủi ro”, ngoài căn cứ là “quy chuẩn chất lƣợng môi trƣờng” (đất,
nƣớc, không khí….) còn cần phải xây dựng căn cứ hƣớng theo rủi ro của KVÔN ,
tức là xem xét các yếu tố khác ngoài yếu tố nồng độ CÔN tại khu vực, cần phải tính
đến các yếu tố có thể làm thay đổi mức rủi ro do ô nhiễm gây nên. Các yếu tố, ngoài
nồng độ CÔN, dẫn đến thay đổi mức rủi ro có thể bao gồm: (i) Bản chất nguy hại
của CÔN. (ii) Tổng lƣợng CÔN đi vào môi trƣờng (đất, nƣớc, hay không khí). (iii)
Bản chất môi trƣờng bị ô nhiễm. (iv) Phƣơng thức và Khả năng lan truyền CÔN. (v)
Bản chất các đối tƣợng nhạy cảm tại khu vực [1].
Xét về khía cạnh quản lý nhà nƣớc, phân loại KVÔN có ý nghĩa hết sức quan
trọng, giúp công tác quản lý đƣợc nhìn nhận trên diện rộng và tổng hợp, nhằm xếp
hạng, đánh giá mức ƣu tiên đầu tƣ và giải quyết theo thứ tự phân cấp quản lý rủi ro
[1].
Nhƣ vậy, căn cứ khoa học của việc “phân loại ô nhiễm phi truyền thống” đối
với các KVÔN chính là “Đánh giá rủi ro”. Với cách tiếp cận phân loại KVÔN này,
có thể mở rộng các đối tƣợng ô nhiễm (đất, nƣớc, không khí), bên cạnh yếu tố vƣợt
giá trị tiêu chuẩn, có thể xem xét thêm nhiều yếu tố liên quan đến rủi ro đối với con
ngƣời và môi trƣờng khác, để kết quả phân loại KVÔN có ý nghĩa thực tế hơn trong
việc ra các quyết định quản lý KVÔN, nhất là các điểm ô nhiễm tồn lƣu [1].
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của phương pháp phân loại vùng ô nhiễm dựa trên
ĐGRR
* Phân loại vùng ô nhiễm ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, hiện đã có các hệ thống khá hoàn chỉnh trong phân loại chất
lƣợng môi trƣờng đối với môi trƣờng nƣớc (mặt) và không khí. Tuy nhiên, mặc dù
hiện đã có nhiều tiêu chuẩn chất lƣợng liên quan đến đất, nhƣng hiện vẫn chƣa có


12


một phƣơng pháp phân loại chất lƣợng đất hay phân loại ô nhiễm môi trƣờng đất
đƣợc chính thức công nhận [1].
Về tiêu chuẩn hiện hành (có hiệu lực) đối với môi trƣờng đất, hiện đang có 2
loại quy chuẩn quốc gia liên quan [1]:
- Quy chuẩn về chất lƣợng đất, bao gồm quy chuẩn về hóa chất hữu cơ nguy
hiểm và quy chuẩn về kim loại nặng [6].
- Quy chuẩn về “Ngƣỡng xử lý hóa chất BVTV dƣới dạng POP” trong đất
đối với các loại hình sử dụng đất khác nhau [2].
Có thể nói rằng loại quy chuẩn thứ nhất (quy định hàm lƣợng chất hữu cơ và
kim loại nặng trong đất) đã đƣợc xây dựng dựa trên các tham khảo tƣ liệu quốc tế
và đƣợc lựa chọn phù hợp cho điều kiện Việt Nam. Quy chuẩn còn lại đã đƣợc xây
dựng dựa trên các phƣơng pháp đánh giá rủi ro đối với từng loại hóa chất để xác
định hàm lƣợng tƣơng ứng với mức hàm lƣợng trong đất “đƣợc cho là giới hạn rủi
ro chấp nhận đƣợc” tƣơng ứng với các mục đích sử dụng đất khác nhau (mức rủi ro
khác nhau) [1].
Bộ TNMT đã có hai dự án quan trọng liên quan đến quản lý khu vực ô nhiễm
do 2 quốc gia hỗ trợ [1]: Dự án của Canada liên quan đến quản lý khu vực ô nhiễm
tồn lƣu; và dự án của UNDP liên quan đến “Xây dựng Hƣớng dẫn kỹ thuật quản lý
các điểm ô nhiễm hóa chất BVTV dạng POP” theo hƣớng dẫn của Hà Lan.
Cả 2 dự án này đều có các căn cứ dựa trên đánh giá rủi ro. “Risk based”
trong các phƣơng pháp này về cơ bản giống nhau ở chỗ, một điểm ô nhiễm đƣợc
bao gồm từ 3 thành tố [1]: Nguồn rủi ro (nguồn gây ra ô nhiễm); Đƣờng lan truyền
rủi ro (đất, nƣớc ngầm, nƣớc mặt, trầm tích, không khí); Đối tƣợng tiếp nhận rủi ro
(sức khỏe con ngƣời, hệ sinh thái lân cận).
Để định lƣợng hóa đƣợc mức rủi ro của từng điểm ô nhiễm, cả 2 phƣơng
pháp từ 2 dự án đều sử dụng việc xác định trọng số đối với từng “yếu tố” liên quan
đến rủi ro. Khác biệt chỉ là ở chỗ lựa chọn yếu tố nào trong từng mục trong 3 thành

tố nói trên, gán trọng số đó với mức nhƣ thế nào và lắp ghép các trọng số đó với
nhau nhƣ thế nào. Tuy nhiên, mặc dù kết quả cuối cùng của các giá trị mức rủi ro ở

13


2 phƣơng pháp là khác nhau, các phƣơng thức này không làm ảnh hƣởng đến các
kết quả cuối cùng là có thể so sánh để phân loại các điểm ô nhiễm với nhau. Hay
nói cách khác là phƣơng pháp dựa trên rủi ro có thể sử dụng hiệu quả để phân loại
các điểm ô nhiễm trong điều kiện của Việt Nam hiện nay [1].
* Phân loại vùng ô nhiễm dựa trên ĐGRR Canada:
Ý tƣởng cơ bản của Phƣơng pháp này là “Đánh giá nguy hại” hay chính xác
hơn là tiềm năng nguy hại của 1 điểm bằng cách cho điểm các đặc trƣng của điểm
theo 3 nhóm đặc trƣng sau [1,17,18]:
Đặc trưng CÔN: liên quan đến mức nguy hại của CÔN có mặt tại điểm ô
nhiễm, môi trƣờng mà CÔN tồn tại, độc tính, mức độ vƣợt quá tiêu chuẩn, lƣợng
CÔN.
Nguy cơ “di chuyển” hay “lan truyền”: định lƣợng đƣợc khả năng CÔN di
chuyển từ môi trƣờng đang bị ô nhiễm bởi nó sang một môi trƣờng khác, khu vực
khác.
Tiếp xúc: phƣơng thức tiếp xúc và đối tƣợng tiếp xúc.
Các yếu tố hay thông số có thể sử dụng cho việc tính điểm tƣơng ứng của
từng nhóm là: Đặc trƣng về CÔN; Đặc trƣng về tiềm năng di chuyển (lan truyền);
Đặc trƣng về tiếp xúc.
Cần lƣu ý khi xác định tác động của các yếu tố ô nhiễm sẽ có thể ở 2 dạng:
tác động đã biết và tác động có thể có. Khi cho điểm cần chú ý đến trạng thái và sự
di chuyển của CÔN, nhất là đối với môi trƣờng nƣớc ngầm.
Để phân loại vùng ô nhiễm, cần phải có đầy đủ các thông tin. Tuy nhiên, trên
thực tế, có thể có nhiều yếu tố dùng để đánh giá và phân loại mà những thông tin
cần thiết vẫn không hay chƣa có đủ. Trong trƣờng hợp này nên sử dụng phƣơng án

“không biết” với mức điểm đƣợc gán cho là bằng một nửa của số điểm tối đa, và số
điểm này sẽ đƣợc bổ sung vào mức điểm của cột “Có thể”.
Tỷ số giữa số yếu tố “đã biết” và “có thể” phản ánh mức độ chắc chắn tƣơng
đối hay nói cách khác là mức độ tin cậy của các điểm số đã đƣợc gán khi phân loại
cũng nhƣ kết quả phân loại. Tỷ số này càng cao thì sự phân loại càng tin cậy, và

14


ngƣợc lại nếu tỷ số này thấp thì việc phân hạng cần đƣợc sử dụng một cách thận
trọng hơn (tức là phân loại KVÔN dựa trên các tác động có thể có nhiều hơn là các
tác động thực tế. Theo khuyến nghị của tài liệu Canada, tỷ lệ các yếu tố “Đã biết”
không nên dƣới 70%).
Phƣơng pháp tính điểm ô nhiễm của từng KVÔN sẽ là tổng số học của 3 đặc
trƣng theo công thức tổng quát sau đây: Điểm “ô nhiễm” = Điểm “đặc trƣng nguy
hiểm” + Điểm “đặc trƣng lan truyền” + Điểm “đặc trƣng phơi nhiễm”.
Phân loại KVÔN hóa chất BVTV tồn lưu dựa trên ĐGRR Hà Lan:
Nhằm thực hiện một kế hoạch quản lý môi trƣờng hiệu quả đối với các điểm
ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lƣu, phƣơng pháp phân loại KVÔN hóa chất BVTV
tồn lƣu dựa trên ĐGRR Hà Lan đã đƣa ra một quy trình một cách trình tự và thống
nhất các bƣớc để quản lý hiệu quả các KVÔN hóa chất BVTV tồn lƣu và qua đó có
thể:
- Dễ dàng kiểm tra các thông tin về điểm ô nhiễm;
- Dễ dàng giám sát và theo dõi quá trình quản lý môi trƣờng điểm ô nhiễm;
- Tiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình triển khai;
- Thúc đẩy chuyển giao kinh nghiệm và tăng cƣờng năng lực.
Phƣơng pháp này cũng đƣa ra mẫu báo cáo tổng hợp và phân tích thong tin
thu thập đƣợc theo từng giai đoạn của quy trình quản lý môi trƣờng KVÔN (5 báo
cáo ứng với 5 giai đoạn). Các dữ liệu, báo cáo từng giai đoạn sau khi đã hoàn thành
sẽ đƣợc lƣu trữ cập nhật trong hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý ô nhiễm tồn lƣu.

1.3.Tình hình ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
1.3.1. Tình hình ô nhiễm hóa chất BVTV ở Việt Nam
1.3.1.1. Thực trạng sử dụng hóa chất BVTV
Tại Việt Nam hóa chất BVTV đƣợc bắt đầu sử dụng từ những năm 1940 cho
phòng trừ sâu bệnh. Trƣớc 1985, Việt Nam sử dụng hóa chất BVTV nhập khẩu từ
các nƣớc thuộc Liên Xô cũ và một số nƣớc khác với lƣợng khoảng 6.500 và 9.000
tấn/năm. Phần lớn các loại hóa chất BVTV này là các loại có độc tính cao, và tồn tại

15


bền vững trong môi trƣờng nhƣ DDT, HCB, metyl parathion, polyclocamphen, ...
và một số thuốc trừ sâu vô cơ chứa thủy ngân, asen [2].
Năm 1992, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ
NN&PTNT) đã ban hành Quy định đăng ký hóa chất BVTV đầu tiên ở Việt Nam,
và Danh mục hóa chất BVTV hạn chế sử dụng và cấm sử dụng cho nông nghiệp
trong đó có 22 loại hoạt chất hóa chất BVTV đã bị cấm. Năm 1998, Bộ NN&PTNT
ban hành Danh mục mới, cấm 26 loại hóa chất BVTV, trong đó có Aldrin, Dieldrin,
Endrin, DDT, Clordane, Toxaphene, Mirex và Heptachlor [2].
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng các loại hóa chất BVTV đựợc
nhập phong phú hơn cả về số lƣợng và chủng loại. Đã xuất hiện nhiều hóa chất
BVTV mới, có hiệu lực phòng trừ mạnh hơn, nhƣng ít độc hơn. Theo số liệu thống
kê, lƣợng hóa chất BVTV sử dụng ở Việt Nam lên đến 20,000 tấn/năm, trong đó
thuốc trừ sâu gần 65%, thuốc trừ bệnh hại 26%, và thuốc diệt cỏ là 9%. Về chủng
loại, thuốc trừ sâu có khoảng khoảng 1.117 tên thƣơng mại, thuốc trừ bệnh khoảng
60, thuốc kích thích tăng trƣởng cây trồng khoảng 25, thuốc diệt cỏ khoảng 26,
v.v..., tuy nhiên, các loại hóa chất BVTV là POP do đã bị cấm sử dụng nên giảm
đáng kể [2].
Các loại hóa chất BVTV có trong “Danh mục hóa chất BVTV cấm sử dụng ở
Việt Nam” không đƣợc phép nhập khẩu vào Việt Nam dƣới bất kỳ hình thức nào.

Đây thực sự là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu và loại bỏ POP ở Việt Nam.
Các hóa chất BVTV thuộc “Danh mục hóa chất BVTV hạn chế sử dụng ở Việt
Nam” tuy đƣợc nhập khẩu nhƣng có giới hạn và chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ
NN&PTNT. Hàng năm Hội đồng tƣ vấn quốc gia về hóa chất BVTV xem xét và đề
nghị Bộ NN&PTNT loại trừ những hoạt chất hóa chất BVTV có độc tính cao, khó
phân huỷ, tồn lƣu lâu trong môi trƣờng. Đây là một cơ chế thích hợp để quản lý
POP mà Công ƣớc Stockholm có thể bổ sung vào danh sách các chất cần quản lý
trong tƣơng lai [2].

16


1.3.1.2. Thống kê và đánh giá về hóa chất BVTV là POP tại Việt Nam
Hoạt động điều tra, thống kê hóa chất BVTV là POP tại Việt Nam đƣợc thực
hiện theo các phƣơng thức sau:
(i) Thu thập, thống kê qua các hồ sơ, đề tài, dự án nghiên cứu đã thực hiện từ
trƣớc tới nay về hóa chất BVTV là POP nói riêng và hóa chất BVTV nói chung từ
các Bộ, ngành và các sở, ban ngành liên quan của các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc,
đặc biệt là các thông tin số liệu cập nhật từ Cục Bảo vệ môi trƣờng (Bộ TNMT),
Cục BVTV, Viện BVTV (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các Sở TNMT,
các Chi cục BVTV, các Trung tâm y tế dự phòng, các Công ty vật tƣ BVTV, các Cơ
sở sản xuất gia công, sang chai, đóng gói hóa chất BVTV ở Việt Nam [2];
(ii) Tổ chức điều tra thực tế tại các cơ sở, các nhà sản xuất hóa chất BVTV,
các Chi cục BVTV ở các tỉnh, thành phố, các kho lƣu chứa hóa chất BVTV, các địa
điểm ô nhiễm hóa chất BVTV là POP [2].
Hóa chất BVTV là POP hiện còn tồn đọng ở Việt Nam chủ yếu là DDT (lẫn
với Lindan), từ trƣớc năm 1990. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện còn tồn đọng 2 loại hóa
chất BVTV là 2,4D và Thiodan nằm ngoài danh mục hóa chất BVTV là POP trong
Công ƣớcStockholm, nhƣng lại thuộc nhóm hóa chất BVTV hữu cơ khó phân huỷ,
lƣợng tồn đọng khoảng 400 kg dạng bột và 5,8 lít dạng lỏng. Về phân bố, lƣợng hóa

chất BVTV là POP còn nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung bộ (84%), tiếp đến là Tây
Nguyên (14%). Tỉnh hiện nay còn tồn đọng hóa chất BVTV là POP nhiều nhất là
Hà Tĩnh: 4.000 kg DDT; Nghệ An: 3.400 kg DDT; Gia Lai: 1.800 kg DDT và 40 lít
Lindan và Tuyên Quang (chƣa xác định chính xác khối lƣợng) [2].
Dựa vào cơ sở dữ liệu về các điểm ô nhiễm Cục Quản lý chất thải và Cải
thiện Môi trƣờng – Tổng Cục Môi trƣờng – Bộ TNMT đã gửi công văn đi các tỉnh
nhằm tham vấn ý kiến của địa phƣơng về các điểm sẽ đƣa vào đánh giá rủi ro nhằm
có thông tin cập nhật phù hợp sát với tình hình thực tế. Tính đến ngày 10/12/2014,
dựa trên số công văn của các tỉnh gửi trả lời: 16 tỉnh có số điểm trùng với Tổng
Cục Môi Trƣờng và bổ sung thêm các điểm cần đánh giá, tất cả là 139 điểm ô
nhiễm hóa chất BVTV tồn lƣu [10].

17


1.3.2. Tình hình ô nhiễm hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
1.3.2.1. Hiện trạng điều tra, thống kê hóa chất BVTV dạng POP
Trong và sau chiến tranh hóa chất BVTV đƣợc sử dụng rộng rãi để bảo vệ
mùa màng, diệt muỗi, diệt chuột, diệt chấy rận... trong một số ngành, lĩnh vực nhƣ:
Y tế, Nông nghiệp đã để lại một khối lƣợng tồn lƣu khá lớn hóa chất BVTV trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh. Các loại hóa chất BVTV tồn lƣu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bao
gồm rất nhiều chủng loại và và ở nhiều dạng tồn tại khác nhau, trong đó chủ yếu là
các loại hóa chất thuộc nhóm POPs nhƣ: DDT, Lindan, Aldrin [12].
Năm 1999 - 2000, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã thống kê sơ bộ
đƣợc 31 điểm tồn lƣu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh, trong đó, hầu hết các điểm
là kho hóa chất BVTV có từ trƣớc những năm 1990. Trong số các điểm đã đƣợc
điều tra, đánh giá sơ bộ có 02 khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng là khu vực
xung quanh kho hóa chất BVTV tại thôn Bảo Lộc, xã Thạch Lƣu, huyện Thạch Hà
và thôn Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc. Tại 02 điểm này hiện đã áp
dụng phƣơng pháp thu gom cố định trong hầm bê tông xi măng để hạn chế sự phát

tán của hóa chất ra môi trƣờng [12].
Năm 2010, Sở TNMT Hà Tĩnh đã tiến hành điều tra, rà soát lại 31 điểm ô
nhiễm và lấy mẫu phân tích một số chỉ tiêu về POPs tại một số điểm ô nhiễm.
Trong 31 điểm tồn lƣu này có 3 hầm chôn lấp thuốc và đất đá nhiễm bẩn với khối
lƣợng khoảng 175 m3 (thôn Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh, thôn Báo Lộc, xã Thạch Lƣu, huyện Thạch Hà); có 11 nhà kho (4 kho đang sử
dụng và 7 kho xuống cấp để hoang) với một ít hóa chất còn sót lại; còn lại là các
khu đất ô nhiễm (các điểm chôn lấp không có bể bê tông và các nền kho cũ) [12].
Trong 31 điểm tồn lƣu hóa chất BVTV trên địa bàn Hà Tĩnh có 11 điểm đã
đƣợc đƣa vào danh mục các điểm tồn lƣu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21
tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ [12].
Năm 2012, thực hiện Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành Danh mục các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn

18


2012 - 2015 và Quyết định 1946/2010/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ ban hành Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng do hóa chất
BVTV tồn lƣu trên phạm vi cả nƣớc, Sở TNMT đã yêu cầu các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh rà soát, bổ sung các điểm ô nhiễm môi trƣờng do hóa chất BVTV tồn
lƣu tại địa phƣơng. Kết quả rà soát tính đến tháng 9/2013, theo báo cáo của các địa
phƣơng trong tỉnh hiện có 162 điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lƣu (bao gồm
31 điểm đã đƣợc thống kê trƣớc đây) [12].
Để đánh giá quy mô, mức độ ô nhiễm và lập kế hoạch xử lý các điểm hóa
chất BVTV tồn lƣu còn lại trên địa bàn toàn tỉnh, Sở TNMT chủ trì phối hợp với
các Sở ngành và các địa phƣơng lập dự án điều tra bổ sung các điểm tồn lƣu hóa
chất BVTV trên địa bàn toàn tỉnh, hiện nay dự án đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 3856/QĐ-UBND ngày 03/12/2013. Kết quả điều tra, rà soát trên địa

bàn toàn tỉnh cho thấy: trong 162 điểm điều tra có 144 điểm là điểm tồn lƣu hóa
chất BVTV. Trong 144 điểm tồn lƣu có: 4 nhà kho đang đƣợc sử dụng để làm kho
chứa vật tƣ nông nghiệp của các hợp tác xã; 7 nhà kho đã xuống cấp, để hoang; 10
hố chôn lấp không bể; 122 khu đất ô nhiễm và 1 khu vực tập kết thuốc [12].
Theo kết quả điều tra cho thấy đến tháng 4/2015, trên địa bàn tỉnh hiện còn
tồn lƣu khoảng 2000 kg bao gồm hóa chất BVTV không rõ chủng loại và bao bì
nhiễm bẩn (thƣờng đƣợc cô lập trong các chum sành trong các nhà kho bỏ hoang,
và một phần chôn lấp trong các hố chôn lấp không an toàn), tổng diện tích các điểm
tồn lƣu khoảng 9.000m2, với khối lƣợng đất đá nhiễm bẩn ƣớc tính khoảng
20.000m3[12].
Phần lớn các điểm tồn lƣu có nguồn gốc là kho chứa hóa chất BVTV của các
HTX nông nghiệp; một số có nguồn gốc là các kho chứa thuốc diệt muỗi của các
bệnh viện và của quân đội [12].
Trong 144 điểm tồn lƣu đã đƣợc điều tra, hiện có 55 điểm đã đƣợc lấy mẫu
phân tích để đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật; 89 điểm còn lại
đang đƣợc tiến hành lấy mẫu để phân tích [12].

19


1.3.2.2. Hiện trạng xử lý các điểm tồn lưu hóa chất BVTV
Thực hiện Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và
cải thiện môi trƣờng giai đoạn 2012 - 2015 và Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày
21/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, Sở TNMT đã tham mƣu UBND tỉnh đã ban
hành quyết định 1034/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 về việc ban hành kế hoạch hành
động thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trƣờng trên địa bàn tỉnh [12].
Đến nay, trong 11 điểm đã đƣợc đƣa vào danh mục các điểm tồn lƣu hóa
chất BVTV gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo

Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ, tỉnh đã hoàn thành 03 dự án xử lý tại trƣờng tiểu học Khánh Lộc, huyện Can
Lộc; tại Tiểu Khu 4 và Tiểu khu 6, thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh. Hiện đang thực
hiện giai đoạn 2 - xử lý hiếu khí dự án tại xóm 8, xã Cẩm Thăng huyện Cẩm Xuyên.
Ngoài ra tỉnh còn phối hợp với Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trƣờng khảo
sát, triển khai Dự án xử lý hóa chất BVTV tồn lƣu tại thôn Bảo Lộc, xã Thạch Lƣu,
huyện Thạch Hà, tại thôn Chiến Thắng, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc [12].
Trong năm 2014 - 2015, với sự hỗ trợ của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện
môi trƣờng thông qua dự án "Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV tồn
lƣu tại Việt Nam", phần lớn hóa chất BVTV tồn dƣ trong các kho chứa trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh đã đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý. Tuy nhiên, nhìn chung số điểm ô
nhiễm đƣợc xử lý còn quá nhỏ so với số lƣợng các điểm nóng ô nhiễm do tồn dƣ
hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh [12].
1.4. Giới thiệu về các khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV nghiên cứu
Theo Công văn số: 3378/TNMT-CCMT của Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh gửi
Tổng cục Môi trƣờng, tỉnh Hà Tĩnh bao gồm 09 Huyện với 15 điểm tồn lƣu. Tuy
nhiên, đến tháng 3 năm 2015, khi tiến hành điều tra, khảo sát sơ bộ các KVÔN do
hóa chất BVTV tồn lƣu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh: Huyện Vũ Quang có 01 điểm ở
Xóm 4, Xã Sơn Thọ đã bốc vào Thạch Lƣu để xử lý và Huyện Đức Thọ có điểm ở

20


Tân Hƣơng nay đã xây nhà. Sau khi thảo luận và thống nhất giữa các bên, đã lựa
chọn 08 Huyện/Tp bao gồm: Thành phố Hà Tĩnh, Huyện Cẩm Xuyên, Huyện Thạch
Hà, Huyện Can Lộc, Thị Xã Hồng Lĩnh, Huyện Đức Thọ, Huyện Hƣơng Sơn,
Huyện Hƣơng Khê là những Huyện/TP với 14 điểm tồn lƣu hóa chất BVTV trong
danh mục để tiến hành khảo sát sơ bộ (Sở đề xuất thêm điểm HTX Thƣợng Long,
Xã Đức Long, Huyện Đức Thọ), khảo sát chi tiết và lập phƣơng án xử lý, phục hồi
và quản lý môi trƣờng cho một nhóm điểm ô nhiễm chất thải POP trong khuôn khổ

dự án.
Bảng 3.1. Danh mục các điểm tồn lƣu hoá chất BVTV đƣợc điều tra, khảo sát và đánh
giá sơ bộ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

STT
1

ĐIỂM
Chi

HTX

Tĩnh
Phú Hà

Cƣờng
3

Tỉnh Huyện/Tp Xã/Phƣờng

cục Hà

BVTV
2

ĐỊA CHỈ

TÊN

Tĩnh


Thôn Đồng Hà
Bàu

Tĩnh

TP

Hà Phƣờng

Tĩnh
TP

Thôn/xóm/làng
Đƣờng Trần Phú, Số 136

Trần Phú
Hà Phƣờng Hà Đƣờng Nguyễn Xí, KP5

Tĩnh

Huy Tập

Huyện



Cẩm

Thành


Cẩm Thôn Đồng Bàu

Xuyên
4

Cẩm Thôn Tân Vĩnh Cần

Thôn Tân Hà

Huyện



Vĩnh Cần

Cẩm

Thành

Tĩnh

Xuyên
5

Thôn Yên Hà
Quý

Tĩnh


Huyện



Cẩm

Yên

Cẩm Thôn Yên Quý

Xuyên
6

Thôn



Huyện



Việt Thôn Trung Trinh

Trung

Tĩnh

Thạch Hà

Xuyên


Huyện



Trinh
7

Thôn Thái Hà

21

Khánh Thôn Thái Kiều, Xóm Kiều


8

Kiều

Tĩnh

Can Lộc

Phƣờng



Thị

Đậu Liêu


Tĩnh

Hồng

Ấp

Lộc

Xã Phƣờng

Tổ dân phố số 4

Đậu Liêu

Lĩnh
9

Kho



Huyện



VTNN

Tĩnh


Đức Thọ

Lễ

Kho trong Hà

Huyện



vƣờn

Đức Thọ

Long

Trung Thôn Trung Nam, Xóm 8

Huyện
Đức Thọ
10

ông Tĩnh

Đức Xóm Long Sơn

Nguyễn
Văn
Đƣờng
11


HTX



Huyện



Đức

Thƣợng

Tĩnh

Đức Thọ

Long

Huyện



Đức Thọ

Lạng

Huyện

TT


Hƣơng

Phố Châu

Long
12

HTX Minh Hà
Tiến

13

HTX
Huyện

Tĩnh
NN Hà
Tĩnh

Hƣơng

Đức Thôn Tiến Lạng

Khối 6

Sơn

Sơn
14


Vƣờn ông Hà

Huyện

Xã Hƣơng Xóm 4

Trần Đình Tĩnh

Hƣơng

Long

Truyện

Khê

Trong 14 điểm nói trên, tác giả đã lựa chọn 03 điểm ở Huyện Cẩm Xuyên và
01 điểm ở Huyện Hƣơng Khê để nghiên cứu.

22


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm phân loại KVÔN hóa chất BVTV tồn lƣu cho một địa phƣơng. Kiểm
chứng việc áp dụng phƣơng pháp luận ĐGRR của Hà Lan để phân loại ô nhiễm cho
một địa phƣơng có các điểm ô nhiễm tồn lƣu hóa chất BVTV. Tác giả đã áp dụng
phƣơng pháp luận ĐGRR của Hà Lan để phân loại KVÔN hóa chất BVTV tồn lƣu
cho các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lƣu trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và
01 điểm ô nhiễm ở huyện lân cận.

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, các KVÔN do hóa chất BVTV tồn lƣu trên địa bàn
huyện Cẩm Xuyên (có 03 KVÔN). Tuy nhiên, để có tính đại diện cho các mức độ ô
nhiễm khác nhau và tổng quát đƣợc phƣơng pháp phân loại KVÔN dựa trên ĐGRR,
tác giả luận văn đã đề xuất đƣa thêm một khu vực ở huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà
Tĩnh vào luận văn để đánh giá nhằm phân loại đƣợc các điểm ô nhiễm rõ ràng hơn ở
những cấp độ khác nhau:
- Khu vực nghi ngờ ô nhiễm tại Thôn Đồng Bàu, Xã Cẩm Thành, Huyện
Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh;
- Khu vực nghi ngờ ô nhiễm tại Thôn Tân Vĩnh Cần, Xã Cẩm Thành, Huyện
Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh;
- Khu vực nghi ngờ ô nhiễm tại Thôn Yên Quý, Xã Cẩm Yên, Huyện Cẩm
Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh;
- Khu vực nghi ngờ ô nhiễm tại Vƣờn Ông Trần Đình Truyện, Xóm 4, Xã
Hƣơng Long, Huyện Hƣơng Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu về phƣơng pháp luận phân vùng ô nhiễm dựa trên ĐGRR
của Canada và Hà Lan, tác giả nhận thấy cả 2 phƣơng pháp về cơ bản đều giống
nhau là đối với từng điểm ô nhiễm đều đánh giá dựa trên ba thành tố: Nguồn rủi ro;
Đƣờng lan truyền rủi ro và Đối tƣợng tiếp nhận rủi ro. Kết quả cuối cùng của 2
phƣơng pháp là có thể so sánh để phân loại các điểm ô nhiễm với nhau. Tuy nhiên,
phƣơng pháp luận phân loại ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lƣu dựa trên ĐGRR

23


của Hà Lan có nhiều ƣu điểm hơn, nên tác giả đã lựa chọn phƣơng pháp phân loại
KVÔN dựa trên ĐGRR Hà Lan để nghiên cứu và áp dụng.
ĐGRR sơ bộ và ĐGRR chi tiết là 2 giai đoạn đầu tiên trong 5 giai đoạn của
một quy trình quản lý đối với một điểm (khu vực) ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn

lƣu [10, 20]:
-

Giai đoạn 1: Điều tra, đánh giá sơ bộ;

-

Giai đoạn 2: Điều tra, đánh giá chi tiết.

-

Giai đoạn 3: Đánh giá phƣơng án và lập kế hoạch xử lý, cải tạo và phục
hồi môi trƣờng.

-

Giai đoạn 4: Xử lý khu vực ô nhiễm.

-

Giai đoạn 5: Quan trắc và chăm sóc sau xử lý.

2.2.1. ĐGRR sơ bộ khu vực ô nhiễm
-

Mục đích ĐGRR sơ bộ: Xác định tất cả các rủi ro môi trƣờng hiện hữu tại

khu vực; Đánh giá định tính các rủi ro đã xác định; Sắp xếp thứ tự ƣu tiên, phân loại
và xác định cấp độ các rủi ro.
-


Các đặc trưng của ĐGRR sơ bộ: Hiệu quả và không tốn nhiều chi phí;

Đã đƣợc chuẩn hóa; Thông tin đƣợc lƣu trữ và ghi chép đầy đủ.
 Đối với việc xử lý nhiều khu vực ô nhiễm: (i) Giúp đánh giá sơ bộ
nhiều khu vực; (ii) Cho phép so sánh giữa các khu vực với nhau để lựa chọn các
khu vực ƣu tiên dựa vào rủi ro.
 Đối với việc xử lý một khu vực ô nhiễm: (i) Giúp đánh giá sơ bộ khu
vực đang xét một cách toàn diện; (ii) Giúp so sánh các đối tƣợng ô nhiễm của khu
vực với nhau để lựa chọn các ƣu tiên dựa vào mức độ rủi ro.
-

Các bước thực hiện: Tất cả những thông tin thu thập đƣợc thông qua

đánh giá sơ bộ là căn cứ để thực hiện giai đoạn tiếp theo của quy trình quản lý bền
vững môi trƣờng khu vực ô nhiễm. Các bƣớc tiến hành đánh giá sơ bộ khu vực bao
gồm (06 bƣớc):

24


Bƣớc 1. Rà soát tài liệu liên quan
Việc thu thập và rà soát các thông tin là nội dung chính của bƣớc 1 – rà soát
tài liệu liên quan. Trong khuôn khổ bƣớc 1, những thông tin cần đƣợc thu thập bao
gồm những thông tin nền nhƣ thông tin về điều kiện tự nhiên khí tƣợng thủy văn,
các thông tin về lịch sử, hiện trạng và quy hoạch sử dụng khu vực trong tƣơng lai.
Rà soát tài liệu liên quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng và là nền tảng để có
thể thực hiện các bƣớc tiếp theo của quy trình đánh giá sơ bộ. Rà soát tài liệu một
cách đầy đủ sẽ giúp xác định hết mức có thể những thông tin quan trọng về khu vực
ô nhiễm, và là cơ sở để thực hiện khảo sát một cách có hiệu quả nhất [10, 20].

Bƣớc 2. Khảo sát sơ bộ khu vực
Sau khi đã thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp từ bƣớc 1, bƣớc tiếp theo của
đánh giá sơ bộ khu vực là tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực. Đây là bƣớc quan trọng
nhất giúp thu thập những thông tin cần thiết còn lại. Bƣớc khảo sát sơ bộ bao gồm
bốn nhiệm vụ chính sau: Phỏng vấn những ngƣời liên quan tại khu vực; Khảo sát
nhanh điểm ô nhiễm; Phác thảo sơ đồ khu vực; Lập báo cáo hình ảnh về khu vực .
Cố gắng lập kế hoạch và thực hiện khảo sát trong ngày vào những lúc khô
ráo, tốt nhất là khi trời có nắng. Không nên tiến hành khảo sát khi có mƣa lớn. Cần
tiến hành khảo sát một cách kỹ càng, đặc biệt là đối với những điểm ô nhiễm có
diện tích rộng có khả năng tiềm ẩn nhiều nguồn ô nhiễm nƣớc ngầm và ô nhiễm đất.
Thời gian khảo sát trong nhiều trƣờng hợp có thể lên đến vài giờ đồng hồ [10, 20].
Tr0ớc khi tiến hành khảo sát sơ bộ, cần tiến hành các bƣớc chuẩn bị sau: Li
khiệ trkớc với chủ sở hữu/ngƣời chịu trách nhiệm quản lý và/hoặc chính quyền địa
phƣơng về mục đích của đợt khảo sát; Kiểm tra khả năng tiếp cận khu vực và các
yêu cầu liên quan đến bảo đảm an toàn và sức khỏe cá nhân; Chuẩn bị sẵn bản đồ/sơ
đồ/ảnh vệ tinh về khu vực và các khu vực lân cận [10, 20].
Bƣớc 3. Lấy mẫu thăm dò
Hoạt động lấy mẫu thăm dò tại hiện trƣờng để nhằm tìm câu trả lời cho
những nghi vấn quan trọng có ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá rủi ro của khu vực
ngay từ giai đoạn 1 của quy trình quản lý bền vững các KVÔN [10, 20].

25


×