Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Đàm Anh Tuấn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: TS. Võ Thành Vinh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới đánh giá ô nhiễm hóa
chất bảo vệ thực vật tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Xác định một số tính chất và
lượng tồn dư hoá chất (bảo vệ thực vật ) BVTV trong đất, nước liên quan đến sự tồn
tại hoá chất BVTV tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thu thập các dữ liệu số các bản
đồ hợp phần và chỉnh lý làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất
BVTV huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu
ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất và nước tới đời sống cộng đồng.
Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm hóa chất; Hóa chất bảo vệ thực vật; Nghệ
An
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác,
lĩnh vực hoá học và kỹ thuật sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) đã có sự thay đổi
mạnh mẽ. Sự hiểu biết sâu sắc hơn về phương thức tác động đã cho phép phát hiện ra nhiều
hoạt chất mới có phương thức tác động khác trước, có hiệu lực cao với dịch hại, dùng ở liều
lượng thấp nhưng lại an toàn với con người và hệ động thực vật.
Tuy nhiên, do lạm dụng, thiếu kiểm soát và sử dụng sai quy trình nên những mặt tiêu
cực của hoá chất BVTV đã bộc lộ như: gây ô nhiễm nguồn nước, để lại dư lượng trong nông
sản, gây độc cho người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự nhiên, suy giảm đa dạng của
sinh động vật, xuất hiện nhiều loại dịch hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại. Chính vì
vậy mà hóa chất BVTV vẫn phải xếp trong danh mục các loại “chất độc”.
Vào những năm 50, 60, 70 của thế kỷ trước hàng chục nghìn tấn thuốc BVTV (DDT,
666) đã được đưa vào Việt Nam bằng nhiều con đường. Ngoài việc được phân phối về cho
2
nông dân sử dụng vào mục đích phòng trừ sâu bệnh, các hoá chất này còn được dùng để
phòng trừ muỗi hay dùng chống mối mọt, bảo quản vũ khí quân trang ở các đơn vị bộ đội [1].
Ở Việt Nam, các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ những năm 50 - 60 của thế kỷ
trước để phòng trừ các loại dịch bệnh. Từ năm 1957 đến 1980, thuốc BVTV được sử dụng
khoảng 100 tấn/năm đến những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng đáng kể cả về
khối lượng lẫn chủng loại. Vào những năm cuối của thập kỷ 80, số lượng thuốc BVTV sử
dụng là 10.000 tấn/năm, sang những năm của thập kỷ 90, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên
gấp đôi (21.600 tấn/năm vào năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn/năm vào năm
1995). Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng theo thời gian từ 0,48% (năm
1960) lên khoảng 80 - 90% (năm 1997) [3]. Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về các điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lưu gây ra trên phạm vị toàn quốc từ
năm 2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.100 địa điểm bị ô nhiễm hoá chất
BVTV thuộc nhóm POPs, có tới 289 kho chứa nằm rải rác tại 39 tỉnh, thành trong cả nước, tập
trung chủ yếu ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang [1]. Trong số này, có tới 89 điểm đang
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hoá chất. Việc
quản lý và xử lý lượng thuốc này như thế nào đang là thách thức của các nhà chuyên môn và
quản lý.
Ở Nghệ An hiện nay đã thống kê được 913 địa điểm bị ô nhiễm (sơ cấp và thứ cấp)
thuốc BVTV nằm trên 19 huyện, thành, và thị xã, với tổng diện tích đất bị ô nhiễm trên 550
ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp [2]. Lượng thuốc tồn dư này ngày càng gây những
ảnh hưởng xấu tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Huyện
Nghi Lộc được coi là “vùng đặc biệt" ô nhiễm môi trường từ nhiều năm qua có nguyên nhân
từ sự tồn lưu lớn thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng,
huyện Nghi Lộc bị ô nhiễm khá nặng và thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các loại hóa chất:
hexachlorobenzene (HCB), Lindan, Aldrin, DDT, 666. Hiện nay các tồn dư hoá chất BVTV
đang có chiều hướng phát tán ra khu vực xung quanh. Nhưng thực tế chưa có cơ quan chức
năng nào tiến hành đánh giá chiều hướng và tốc độ lan truyền của chúng một cách chi tiết để
đề ra các giải pháp xử lý cho từng khu vực có mức độ ô nhiễm khác nhau. Vì vậy, việc điều
tra, đánh giá, mức độ, phạm vi lan truyền tồn dư thuốc BVTV là rất cần thiết và cấp bách. Để
góp phần vào điều này chúng tôi tiến hành lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá ô nhiễm
hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
a. Mục tiêu
3
Đánh giá mức độ ô nhiễm và xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm hóa chất BVTV
tồn lưu trong đất, nước tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
b. Nhiệm vụ
- Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới khu vực nghiên cứu.
- Xác định một số tính chất và lượng tồn dư hoá chất BVTV trong đất, nước liên quan
đến sự tồn tại hoá chất BVTV vùng nghiên cứu.
- Thu thập các dữ liệu số các bản đồ hợp phần và chỉnh lý làm cơ sở để xây dựng bản
đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất các
giải pháp phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất và nước tới đời
sống cộng đồng.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá mức độ ô
nhiễm hóa chất BVTV khu vực các kho hiện còn tồn lưu hóa chất BVTV tại huyện Nghị Lộc,
tỉnh Nghệ An.
- Giới hạn khoa học: Đề tài mang tính tổng hợp, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều vấn đề
có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ ngành khoa học
môi trường, đề tài chỉ dừng lại ở việc xác định sự tồn lưu hóa chất trong đất, nước ở độ sâu
1m tại các kho chứa hóa chất BVTV ở huyện Nghi Lộc và thành lập bản đồ phân vùng ô
nhiễm, từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV trong đất tại huyện Nghi Lộc. Làm cơ
sở từng bước tiến hành công tác xử lý thuốc BVTV đang còn tồn lưu trong các kho chứa
thuốc trong tương lai.
4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
- Tài liệu về kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu:
+ Niên giám thống kê huyện Nghi Lộc năm 2010.
+ Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2010.
- Các dữ liệu số bản đồ hợp phần:
+ Bản đồ địa hình huyện Nghi Lộc, tỉ lệ 1:100.000.
+ Bản đồ địa chất, địa mạo huyện Nghi Lộc.
- Các tài liệu chuyên ngành môi trường.
4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.1.3. Về điều kiện kinh tế - xã hội
1.2. Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
1.2.1. Sự ô nhiễm hoá chất BVTV sau chiến tranh ở Việt Nam
1.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý hoá chất BVTV ở Việt Nam và Nghệ An
1.2.3. Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật
1.2.4. Sự chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật trong đất
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của thuốc bảo vệ thực vật trong đất
1.2.6. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh vật sống trong đất
5
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cƣ
́
u
Nghiên cứu thuốc BVTV gồm 2 đối tượng là đất và nước tại khu vực có 5 kho thuốc
hiện vẫn còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật thuộc các xã Nghi Trung, Nghi Liên, Nghi
Phương, Nghi Hoa và Nghi Công Bắc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
2.2. Phƣơng pha
́
p nghiên cƣ
́
u
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Nó giúp ta thu thập
được những tài liệu quan trọng từ các đề tài, dự án, bài báo khoa học về điều kiện tự nhiên –
kinh tế xã hội, địa hình địa mạo, địa chất cũng như các tài liệu liên quan đến đề tài.
2.2.2. Phương pháp điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa
2.2.2.1. Phương pháp lấy mẫu
a. Yêu cầu đối với phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu, bảo quản mẫu là một phần quan trọng trong phân tích hóa chất BVTV. Vì
đối tượng mẫu rất đa dạng, bao gồm đất, nước nên ứng với mỗi loại mẫu phải có phương pháp
lấy mẫu và cách bảo quản mẫu phù hợp
b. Dụng cụ, hoá chất dùng trong lấy mẫu
- Khoan tay, xà beng, cuốc, xẻng, khay chứa mẫu, rây cỡ hạt 1mm: bằng Inox.
- Găng tay vải, găng tay cao su, ủng cao su.
- Bình thuỷ tinh màu nâu dung tích 250ml hoặc túi PE có kẹp mép để chứa mẫu.
- Thùng để lưu chứa các mẫu và vận chuyển.
- Nhãn dán để ghi ký hiệu mẫu.
- Nước/chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước sạch để tráng rửa dụng cụ.
- Dung môi (hexan, axeton dùng trong phân tích) để rửa dụng cụ.
- Máy định vị GPS.
- Máy ảnh.
c. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu
Mẫu lấy theo tình hình thực tế khảo sát, khu nào có nguy cơ lớn thì tập trung lấy
nhiều, khu nào đơn điệu thì chỉ lấy mẫu đại diện. Mẫu được lấy trong luận văn bao gồm: mẫu
nước và mẫu đất.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu
6
Phân tích ha
̀
m lượng thuốc BVTV trong các mẫu đất theo các phương pháp phân tích
EPA, phương pháp sắc ký khí GC/ECD tại Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường.
2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và lập bản đồ
- Trong quá trình thực hiện dự án, các nguồn số liệu và tư liệu được tổng hợp và phân
loại theo từng nhóm. Trong quá trình xử lý và phân tích các số liệu thu được, các phương
pháp tin học (Access, Excel ) là thành phần không thể thiếu.
- Bản đồ cơ sở và nền cho các bản đồ đánh giá hiện trạng môi trường tai các kho
thuốc BVTV là bản đồ địa hình tỷ lệ.
- Xử lý, tính toán và xây dựng các bảng dữ liệu tổng hợp: Từ các bảng dữ liệu cơ sở
(số liệu phân tích), dùng phần mềm văn phòng tính toán và xử lý, liên kết để đưa ra các dạng
tổng hợp như bảng kết quả như hàm lượng trung bình, min, max, độ lệch chuẩn,…
- Chuyển các dữ liệu dạng bảng đã nhập sang dạng MapInfo để quản lý bằng GIS (tọa
độ điểm lấy mẫu, các kết quả phân tích mẫu tại địa điểm lấy theo các tầng, vị trí các trạm
khảo sát trên bản đồ).
- Sử dụng các phần mềm vẽ đẳng trị (Surfer, Vertical Map, Discover…) để xây dựng
các bản đồ hiện trạng ô nhiễm và phân vùng ô nhiễm bằng phương pháp nội ngoại suy theo
khoảng cách.
Thành lập hệ thống bản đồ trên cơ theo các tiêu chuẩn môi trường để xác định ô nhiễm
và phân ra vùng nguy cơ ô nhiễm, vùng ô nhiễm nhẹ, ô nhiễm nặng
7
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM HÓA CHẤT BVTV TẠI
HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
Luận văn đi sâu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm của 5 khu vực kho thuốc được coi là
những điểm nóng về ô nhiễm thuốc trừ sâu sau:
3.1. Thực trạng của các kho chứa thuốc BVTV
3.1.1. Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh.
- Thực trạng hiện nay: Nhà xưởng, kho vẫn còn nguyên hiện trạng. Trong kho không
còn có thuốc tồn đọng, nền kho đã được tiến hành lau rửa nhưng vào trong có mùi thuốc
BVTV nồng nặc. Nhà kho nằm ở phía Đông khu vực nhà máy.
Ngoài địa điểm kho đặt trong Nhà máy hoá chất Vinh thì phía bên ngoài tường bao
của nhà máy có 01 địa điểm tồn dư thuốc BVTV nằm gần khu dân cư. Địa điểm là 1 khuôn
viên được xây bao quanh bằng gạch cao khoảng 4m, kích thước 5 x 5m. Bên trong cỏ mọc,
phía dưới có chứa bao bì, đào lớp bao bì có mùi thuốc nồng nặc.
3.1.2. Kho thuốc HTX nông nghiệp Nghi Trung
- Thực trạng hiện nay: Kho còn chum đựng thuốc nước, mùi thuốc luôn bốc lên nồng
nặc. Kho đã được san bằng và đã xây nhà mới gồm nhà tang lễ, nhà điện năng, nhà an ninh
xã. Hiện kho nằm trong Trung tâm Uỷ ban xã.
3.1.3 Kho xóm 8 Nghi Công Bắc
- Thực trạng hiện nay: Kho đã phá bỏ từ lâu. Khu vực kho cũ hiện nay là nơi sản xuất
nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng không có thuốc tồn đọng. Đứng trên khu vực kho có
mùi thuốc BVTV. Hiện kho nằm trong trung tâm của 10 hộ dân cư và 4 hộ lân cận kho. Khi
có mưa, nguồn nước mưa, nước mặt có chảy qua khu vực kho tràn qua hướng Nam bắc. Sức
khoẻ người dân sống xung quanh kho không bình thường, tư tưởng lo lắng.
3.1.4. Kho thuốc xóm 8, xã Nghi Hoa
- Thực trạng hiện nay: Kho thuốc đã được dỡ bỏ, người dân đã làm nhà và trồng cây trên
nền kho. Đứng trên khu vực kho cũ luôn có mùi thuốc BVTV. Hiện kho nằm trong trung tâm của 3
hộ dân cư và 6 hộ lân cận kho. Khi có mưa, nguồn nước mưa, nước mặt có chảy qua khu vực kho
tràn qua hướng đông - Tây. Tình hình dân cư không bình thường: Tư tưởng người dân lo ngại về
nguồn nước bị ô nhiễm.
3.1.5. Kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương
- Thực trạng hiện nay: Kho thuốc đã được dỡ bỏ còn lại bãi đất hoang, cỏ dại. Đứng
trên khu vực kho mùi thuốc BVTV bốc lên nồng nặc. Hiện kho nằm trong trung tâm của 7 hộ
8
dân cư và 3 hộ lân cận kho. Khi có mưa, nguồn nước mưa, nước mặt có chảy qua khu vực kho
tràn qua hướng Tây-Đông qua 10 hộ dân cư. Tình hình dân cư có những biểu hiện không bình
thường: Một số người dân mắc bệnh hiểm nghèo cao hơn nơi khác.
3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng tại 5 kho hoá chất BVTV tại huyện Nghi Lộc
3.2.1. Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh
3.2.1.1. Hiện trạng môi trường nước
Qua điều tra, khảo sát lấy một mẫu nước tại kho chứa bao bì trong khu vực nhà máy
hóa chất Vinh cho kết quả đạt hàm lượng 0.0012ppm.
Theo kết quả phân tích và đối sánh quy chuẩn môi trường nhận thấy tại vị trí lấy mẫu
nước ngầm gần khu vực kho thuốc chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Nước vẫn còn có thể sử dụng
phục vụ sinh hoạt của người dân.
3.2.1.2. Hiện trạng môi trường đất
Qua qua trình điều tra khảo sát lấy mẫu phân tích hai tầng (0-0.5m và 0.5-1m) tại kho
thuốc nhà máy hóa chất Vinh cho quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV ở bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1: Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc BVTV trong đất tại Nhà máy Hóa chất
Vinh
ĐVT:10
-1
ppm
KHM
Tọa độ
Kết quả phân tích mẫu
0-0.5M
0.5-1M
X
Y
DDT
Thuốc
khác
DL-
TBVTV
DDT
Thuốc
khác
DL-
TBVTV
HCV-1
569513,90
2073913,60
3.95
0.0012
3.9512
0.088
0.0006
0.0886
HCV-2
569514,09
2073906,26
0.45
0.0012
0.4512
0.058
0.0005
0.0585
HCV-3
569523,89
2073901,91
0.819
0.0248
0.8438
0.034
0.0048
0.0388
HCV-4
569527,22
2073914,04
9.7
0
9.7
0.048
0
0.048
HCV-5
569520,40
2073922,87
0.15
0.0007
0.1507
0.025
0.0001
0.0251
HCV-6
569511,09
2073898,07
0.097
0.00082
0.09782
0.034
0.00016
0.03416
HCV-7
569510,61
2073922,77
0.085
0.00063
0.08563
0.028
0.0002
0.0282
HCV-8
569531,29
2073921,14
13.5
13.5
0.09
0.09
HCV-9
569534,91
2073928,79
0.15
0.0312
0.1812
0.049
0.0028
0.0518
HCV-10
569543,83
2073924,25
0.075
0.016
0.091
0.0019
0.0006
0.0025
HCV-11
569539,55
2073918,82
0.23
0.0008
0.2308
0.033
0
0.033
HCV-12
569534,23
2073908,49
0.081
0.0093
0.0903
0.0019
0.0006
0.0025
QCVN15: 2008/BTNM
0.1
0.1
Cmax
13.50
0.03
13.53
0.09
0.00
0.09
Cmin
0.081
0.00
0.081
0.00
0.00
0.00
Ctb
2.44
0.01
2.45
0.04
0.00
0.04
Qua bảng 3.1 cho thấy tại tầng 0-0.5m dư lương thuốc BVTV đạt giá trị lớn nhất
13,5ppm, nhỏ nhất là 0,09ppm và đạt giá trị trung bình là 2,44ppm.
9
Với kết quả này thì tại vị trí ô nhiễm nặng nhất dư lượng TBVTV đã vượt tiêu chuẩn
cho phép 135 lần.
Hình 3.7. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc nhà máy hóa chất
Vinh ở độ sâu 0-0,5m
Qua (hình 3.7) cho thấy ở tầng 1 hoá chất tồn dư tập trung ở khu vực kho cũ và khu
vực chôn lấp. Mức độ ô nhiễm được thể bằng các gam màu đỏ tương ứng với mức ô nhiễm
nặng, vàng cam thể hiện ô nhiễm nhẹ- trung bình, vàng là nguy cơ ô nhiễm, xanh nõn chuối
chưa ô nhiễm thể hiện rất rõ qua hình 3.7.
Khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ 5-13,5ppm vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 50 đến 135 lần thể hiện bằng màu đỏ chiếm diện tích 30m
2
Khu vực ô nhiễm trung bình có dư lượng TBVTV từ 2,5-5ppm vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 25 đến 50 lần thể hiện bằng màu đỏ gạch chiếm diện tích 110m
2
Khu vực ô nhiễm nhẹ có dư lượng TBVTV từ 0,1 -2,5ppm vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 1 đến 25 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 225m
2
Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt tiêu chuẩn
cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 231m
2
.
Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn 0,05ppm.
Từ (hình 3.7) cho thấy các hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường trong
khu vực lấy mẫu vượt quá ngưỡng cho phép từ 1lần đến 135 lần.
Qua bảng 3.1 ta thấy dư lượng các hóa chất BVTV tồn lưu ở độ sâu 0.5-1m dao động
trong khoảng 0,0025 đến 0,09 ppm đạt giá trị trung bình là 0,04ppm.
Qua hình 3.8 ta thấy ở độ sâu này không thấy ô nhiễm mà chỉ ở mức nguy cơ ô nhiễm.
10
Hình 3.8. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc nhà máy hóa chất
Vinh ở độ sâu 0,5-1 m
3.2.2. Hiện trạng môi trường tại kho thuốc tại HTX nông nghiệp Nghi Trung
3.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước
Theo kết quả phân tích và đối sánh quy chuẩn môi trường nhận thấy tại vị trí lấy mẫu
nước ngầm gần khu vực kho thuốc nguồn nước ngầm chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Nước vẫn
còn có thể sử dụng phục vụ sinh hoạt của người dân. Nhưng nước ở ao gần kho đã ô nhiễm và
lượng tồn lưu TBVTV ở đây vượt tiêu chuẩn hơn 2 lần (hình 3.9).
3.2.2.2. Hiện trạng môi trường đất
Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV tại HTX nông nghiệp Nghi Trung được
thể hiện trong bảng 3.2 sau đây:
Bảng 3.2. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc BVTV trong đất tại HTX nông nghiệp Nghi
Trung
ĐVT:10
-1
ppm
KHM
Tọa độ
Kết quả phân tích mẫu
0-0.5M
0.5-1M
X
Y
DDT
DDT
NT-1
568821,29
2076332,08
768.166
86.467
NT-2
568815,22
2076351,12
0.16
0.02
NT-3
568798,01
2076346,62
0.086
0.017
NT-4
568796,95
2076304,82
0.072
0.03
NT-5
568821,03
2076318,33
0.11
0.053
NT-6
568839,81
2076318,91
0.47
0.035
11
KHM
Tọa độ
Kết quả phân tích mẫu
0-0.5M
0.5-1M
X
Y
DDT
DDT
NT-7
568841,66
2076304,56
0.097
0.036
NT-8
568835,57
2076347,68
0.078
0.027
NT-9
568822,34
2076304,3
0.067
0.025
NT-10
568803,84
2076318,32
0.097
0.036
QCVN15: 2008/BTNM
0.1
0.1
Cmax
768.17
86.47
Cmin
0.07
0.02
Ctb
76.94
8.67
Kết quả phân tích ở bảng 3.2 cho thấy tại tầng 0-0.5m dư lương thuốc BVTV đạt giá
trị lớn nhất 768,17ppm, nhỏ nhất là 0,07ppm và đạt giá trị trung bình là 76,94 ppm.
Hình 3.10. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Trung ở
độ sâu 0- 0,5m
Qua hình 3.10 ta thấy ở tầng 1 hoá chất tồn dư tập trung ở giữa kho và có xu hướng
lan tỏa về hướng Tây – Bắc và Đông – Bắc. Vùng có hàm lượng cao nhất là ở nền kho vượt
7681 lần tiêu chuẩn cho phép.
Khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ 5-768,16ppm vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 50 đến 7681,6 lần thể hiện bằng màu đỏ chiếm diện tích 76m
2
.
Khu vực ô nhiễm nhẹ có dư lượng TBVTV từ 0,1 -5ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ
1 đến 50 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 247m
2
.
12
Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt tiêu chuẩn
cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 331m
2
.
Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn 0,05ppm.
Như vậy, ở tầng này các hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường trong khu
vực lấy mẫu vượt quá ngưỡng cho phép từ 1 lần đến 7.681 lần. Theo hình 3.11 và 3.12 ta
thấy hướng lan tỏa các chất ô nhiễm chủ yếu phát triển theo hướng Đông và hướng Tây theo
độ dốc của địa hình.
Kết quả phân tích ở tầng 2 (bảng 3.2) cho thấy dư lương thuốc BVTV đạt giá trị lớn
nhất 86,46ppm, nhỏ nhất là 0,17ppm và đạt giá trị trung bình là 8,67 ppm
Ở tầng này mức độ ô nhiễm đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn còn ô nhiễm điều đó thể
hiện rất rõ ở hình 3.11.
Qua hình 3.11 ta thấy khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ 5-86,46ppm
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 50 đến 864,46 lần thể hiện bằng màu đỏ chiếm diện tích 46m
2
.
Khu vực ô nhiễm nhẹ có dư lượng TBVTV từ 0,1 -5ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ
1 đến 50 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 125m
2
.
Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt tiêu chuẩn
cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 531m
2
.
Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn 0,05ppm.
Hình 3.11. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Trung ở độ
sâu 0.5- 1m
3.2.3. Kho thuốc tại xóm 8, Nghi Công Bắc
13
3.2.3.1. Hiện trạng môi trường nước
Qua kết quả phân tích và bản đồ ta thấy môi trường nước trong vùng nghiên cứu
không ô nhiễm mà có dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm.
3.2.3.2. Hiện trạng môi trường đất
Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV tại xóm 8 xã Nghi Công Bắc được thể
hiện trong bảng 3.3 sau đây:
Bảng 3.3. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc BVTV tại xóm 8 Nghi Công Bắc
ĐVT:10
-1
ppm
KHM
Tọa độ
Kết quả phân tích mẫu
0-0.5M
0.5-1M
X
Y
DDT
DDT
NC-1
557834,99
2079284,43
0.464
0.126
NC-2
557836,31
2079296,07
0.57
0.283
NC-3
557852,15
2079280,72
0.102
0.0718
NC-4
557818,3
2079277,02
0.102
0.0718
NC-5
557819,37
2079291,44
0.125
0.0718
NC-6
557813,54
2079302,63
0.0782
0.00618
NC-7
557852,45
2079300,7
0.0812
0.00718
NC-8
557802,96
2079280,72
0.0511
0.00421
NC-9
557865,4
2079286,14
0.0645
0.00308
NC-10
557836,31
2079271,47
0.637
0.179
QCVN15: 2008/BTNM
0.1
0.1
Cmax
0.64
0.28
Cmin
0.05
0.00
Ctb
0.23
0.08
Qua kết quả phân tích cho thấy:
+ Ở tầng 1 hoá chất tồn dư từ 0,05ppm đến 0,64ppm, đạt giá trị trung bình 0,23ppm.
+ Ở tầng 2: Hoá chất tồn dư từ 0.05 ppm đến 0,28ppm, đạt giá trị trung bình 0,08ppm.
Về không gian sự lan truyền của hóa chất BVTV được thể hiện rất rõ qua hình 3.13 và
hình 3.14.
14
Hình 3.13. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Công Bắc ở
độ sâu 0- 0,5m
Qua hình 3.13 ta thấy khu vực ô nhiễm nặng nhất ở khu vực này có dư lượng TBVTV
từ 0,3-0,64ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 6,4 lần thể hiện bằng màu đỏ chiếm diện
tích 86m
2
.
Khu vực ô nhiễm nhẹ tại khu vực nghiên cứu có dư lượng TBVTV từ 0,1 -0,3ppm
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 3 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 251m
2
Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt tiêu chuẩn
cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 58m
2
.
Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn 0,05ppm.
15
Hình 3.14. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Công Bắc ở
độ sâu 0,5- 1m
Như vậy hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường trong khu vực lấy mẫu
vượt quá ngưỡng cho phép từ 1 đến 6,4 lần.
Riêng ở tầng lấy mẫu ở độ sâu 0,5-1m chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng đã
có dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm.
3.2.4. Kho thuốc tại xóm 8, xã Nghi Hoa
3.2.4.1. Hiện trạng môi trường nước
Qua hình 3.15 ta thấy chất lượng nước ngầm trong khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
3.2.4.2. Hiện trạng môi trường đất
Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV tại xóm 8 xã Nghi Hoa được thể hiện
trong bảng 3.4 sau đây:
Bảng 3.4. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc BVTV tại xóm 8 xã Nghi Hoa
ĐVT:10
-1
ppm
KHM
Tọa độ
Kết quả phân tích mẫu
0-0.5M
0.5-1M
X
Y
DDT
DDT
NH-1
565813,96
2079384,45
0.607
0.072
NH-2
565804,69
2079390,8
0.245
0.077
NH-3
565822,16
2079391,33
0.106
0.076
NH-4
565813,96
2079375,2
0.126
0.087
NH-5
565827,18
2079382,34
0.146
0.056
NH-6
565843,58
2079393,98
0.083
0.026
16
KHM
Tọa độ
Kết quả phân tích mẫu
0-0.5M
0.5-1M
X
Y
DDT
DDT
NH-7
565835,65
2079365,14
0.067
0.032
NH-8
565817,92
2079359,59
0.042
0.0094
NH-9
565806,55
2079364,61
0.046
0.015
NH-10
565800,72
2079380,22
0.245
0.077
NH-11
565791,46
2079393,45
0.096
0.031
NH-12
565791,2
2079371,75
0.066
0.0032
NH-13
565812,36
2079396,09
0.058
0.0027
QCVN15: 2008/BTNM
0.1
0.1
Cmax
0.607
0.087
Cmin
0.042
0.0027
Ctb
0.148692308
0.043407692
Hình 3.16. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Hoa ở độ
sâu 0-0,5m
Qua kết quả phân tích cho thấy: hoá chất BVTV tồn dư trong đất ở tầng 1 dao động từ
0,042 đến 0,607ppm, đạt giá trị trung bình 0,15ppm.
Ở tầng hai TBVTV tồn dư trong đất dao động trong khoảng 0,0027 đến 0,087.
17
Qua hình 3.16 cho thấy khu vực ô nhiễm nặng nhất ở khu vực này có dư lượng
TBVTV từ 0,3-0,607ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 6,07 lần thể hiện bằng màu đỏ
chiếm diện tích 63m
2
.
Khu vực ô nhiễm nhẹ tại khu vực nghiên cứu có dư lượng TBVTV từ 0,1 -0,3ppm
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 3 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 286m
2
.
Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt tiêu chuẩn
cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 289m
2
.
Diện tích còn lại cho kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV nhỏ hơn 0,05ppm.
Hình 3.17. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Hoa ở độ
sâu 0,5- 1m
Về mặt không gian thì vùng ô nhiễm nặng chủ yếu tập trung ở trung tâm kho nhưng đã
lan tỏa một phần diện tích nhỏ xung quanh.
Như vậy hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường trong khu vực lấy mẫu
vượt quá ngưỡng cho phép từ 1 đến 6,07 lần.
Riêng ở tầng lấy mẫu ở độ sâu 0,5-1m chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng đã
có dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm.
3.2.5. Kho thuốc tại xóm 3, xã Nghi Phương
3.2.5.1. Hiện trạng môi trường nước
Kết quả điều tra và phân thích cho thấy vùng nghiên cứu chưa ô nhiễm môi trường
nước ngầm nhưng đã có dấu hiệu nguy cơ ô nhiễm ở một số hộ dân gần kho
3.2.5.2. Hiện trạng môi trường đất
18
Kết quả phân tích dư lượng hoá chất BVTV tại xóm 3 xã Nghi Phương được thể hiện
trong bảng 3.5 sau đây:
Bảng 3.5. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc BVTV tại xóm 3 xã Nghi Phƣơng
ĐVT:10
-1
ppm
KHM
Tọa độ
Kết quả phân tích mẫu
0-0.5M
0.5-1M
X
Y
DDT
BHC
Thuốc
khác
DL-
TBVT
V
DDT
BH
C
DL-
TBVT
V
NP-1
559953,78
2082670,6
2
1263.7
0
0.154
1263.85
264.5
0
264.5
NP-2
559969,92
2082679,3
4
1.249
0
0.0253
1.2743
0.462
0
0.462
NP-3
559971,51
2082660,8
2
457.68
15.38
0
473.06
17.9
0.08
9
17.98
9
NP-4
559954,58
2082657,9
1
1158.3
0
0.0326
1158.33
104.8
8
0
104.8
8
NP-5
559937,91
2082663,9
9
122.32
2.5
4
0
124.86
0.9
0.01
9
0.919
NP-6
559937,91
2082679,8
7
25.32
0
0
25.32
0.18
0
0.18
NP-7
559953,79
2082681,7
3
1.011
0
0.0015
1.0125
0.127
0
0.127
NP-8
559951,94
2082696,8
1
1.037
0
0.0087
1.0457
0.216
0
0.216
NP-9
559975,75
2082696,0
0
0.213
0
0
0.213
0.095
0
0.095
NP-10
559987,91
2082669,8
2
0.252
0
0
0.252
0.085
0
0.085
NP-11
559989,50
2082648,6
5
0.152
0
0
0.152
0.063
0
0.063
NP-12
559958,03
2082639,6
6
1.15
0
0
1.15
0.13
0
0.13
NP-13
559928,9
2082646,0
2
0.52
0
0
0.52
0.097
0
0.097
NP-14
559919,39
2082668,5
0
0.098
0
0
0.098
0.006
5
0
0.006
5
NP-15
559927,06
2082689,5
3
0.097
0
0
0.097
0.008
4
0
0.008
4
NP-16
559897,16
2082696,5
3
0.052
0
0
0.052
0.007
5
0
0.007
5
NP-17
559900,60
2082640,7
1
0.061
0
0
0.061
0.006
4
0
0.006
4
19
KHM
Tọa độ
Kết quả phân tích mẫu
0-0.5M
0.5-1M
X
Y
DDT
BHC
Thuốc
khác
DL-
TBVT
V
DDT
BH
C
DL-
TBVT
V
NP-18
559995,58
2082626,1
6
0.095
0
0
0.095
0.007
8
0
0.007
8
NP-19
560015,97
2082715,5
9
0.069
0
0
0.069
0.034
0
0.034
QCVN15: 2008/BTNM
0.1
0.1
Cmax
1263.7
15.38
0.15
1263.85
264.5
0
0.09
264.5
0
Cmin
0.15
0.0
0
0.00
0.15
0.06
0.00
0.06
Ctb
252.70
1.4
9
0.02
254.21
32.46
0.01
32.47
Qua kết quả phân tích cho thấy: Các hoá chất tồn dư trong đất cả 2 tầng ở các vị trí lấy
mẫu:
+ Ở tầng 1: Hoá chất tồn dư từ 0,15ppm đến 1263,7ppm và có xu hướng lan tỏa theo
hướng Nam, hướng của dòng chảy chính vì vậy cần phải có giải pháp xử lý.
Qua hình 3.19 cho thấy khu vực ô nhiễm rất nặng có dư lượng TBVTV từ 50-
1263,85ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 500 đến 12638,5 lần thể hiện bằng màu đỏ chiếm
diện tích 163m
2
.
Khu vực ô nhiễm nặng có dư lượng TBVTV từ 20-50ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ
200 đến 500 lần thể hiện bằng màu đỏ gạch chiếm diện tích 576m
2
.
Khu vực ô nhiễm trung bình có dư lượng TBVTV từ 0,5 -20ppm vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 5 đến 200 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 218m
2
.
20
Hình 3.19. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Phƣơng
ở độ sâu 0-0,5m
Khu vực ô nhiễm nhẹ tại khu vực nghiên cứu có dư lượng TBVTV từ 0,1 -0,5ppm
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 5 lần thể hiện bằng màu vàng nhạt chiếm diện tích 56m
2
.
Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt tiêu chuẩn
cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 247m
2
.
+ Ở tầng 2: Hoá chất tồn dư từ 0,06ppm đến 264,5ppm.
Qua hình 3.20 cho thấy khu vực ô nhiễm khá nặng có dư lượng TBVTV từ 150-
264,5ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1500 đến 2645 lần thể hiện bằng màu đỏ chiếm diện
tích 127m
2
.
Khu vực ô nhiễm nặng có dư lượng TBVTV từ 20-150ppm vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 200 đến 1500 lần thể hiện bằng màu đỏ gạch chiếm diện tích 373m
2
.
Khu vực ô nhiễm trung bình có dư lượng TBVTV từ 0,1 -20ppm vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1 đến 200 lần thể hiện bằng màu vàng cam chiếm diện tích 246m
2
.
Khu vực nguy cơ ô nhiễm có dư lượng TBVTV từ 0,05 -0,1 ppm chưa vượt tiêu chuẩn
cho phép thể hiện bằng màu vàng chiếm diện tích 362m
2
.
Như vậy, hoá chất BVTV đã lan toả gây ô nhiễm môi trường trong khu vực lấy mẫu
vượt quá ngưỡng cho phép từ gần 1 lần đến gần 12.637 lần. Hướng lan tỏa các hóa chất độc
hại phát triển về phía Đông Nam và Tây Nam, là hướng dốc của địa hình.
21
Hình 3.20. Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Phƣơng ở độ sâu
0,5-1m
3.3. Biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm
Nhằm đảm bảo chính sách phát triển kinh tế, xã hội với việc bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng ô nhiễm TBVTV trên địa bàn huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An, chúng tôi đưa ra một số giải pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm thuốc
BVTV và bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường khu vực nghiên cứu như sau:
3.3.1. Giải pháp kỹ thuật
Chúng tôi đưa ra một số giải pháp kỹ thuật được lựa chọn và áp dụng cho việc xử lý
đất ô nhiễm thuốc BVTV sau đây:
1. Phương pháp hấp phụ
Dùng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên như than hoạt tính, Bentonit hoặc các
chất hấp phụ tổng hợp khác để hấp phụ các chất gây ô nhiễm thuốc BVTV. Sau khi các thuốc
BVTV được hấp phụ trên các vật liệu hấp phụ có thể áp dụng các phương pháp khác để tiêu
huỷ tiếp như phương pháp đốt, phương pháp chiết, phương pháp phân huỷ bằng vi sinh vật
2. Phương pháp thủy phân
Có hai loại: thuỷ phân trong môi trường axít và thuỷ phân trong môi trường kiềm.
22
Mục đích của quá trình thuỷ phân là nhằm tạo điều kiện cho sự phá vỡ một số liên kết
nhất định, chuyển hoá chất có độc tính cao thành chất có tính độc tính thấp hơn hoặc không
độc.
3. Biện pháp bao vây, ngăn chặn cách ly
Đây là biện pháp cổ điển nhằm không cho chất ô nhiễm lan toả bằng cách xây tường
chắn và dùng các vật liệu cách ly.
4. Phương pháp phá huỷ bằng Hồ quang Plasma
Phương pháp này được tiến hành trong các thiết bị cấu tạo đặc biệt. Các liên kết hoá học
của chất hữu cơ bị gãy ở nhiệt độ cao tạo nên Plasma khí ion hoá, sau đó dẫn tới sự tạo thành cac
sản phẩm không độc hoặc ít độc hơn như: SO
2
, CO
2
, H
2
O, HPO
3
, Cl
2
và Br
2
5. Phương pháp OZON hoá, UV
Đây là phương pháp kết hợp giữa việc dùng ozon hoá kết hợp với chiếu tia cực tím để
phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Kỹ thuật này được áp dụng để xử lý ô nhiễm thuốc trừ sâu ở
Mỹ.
6. Phương pháp tiêu huỷ bằng tia cực tím
Do tia cực tím có năng lượng lớn, nó có khả năng làm đứt mạch vòng hoặc làm gãy
các mối liên kết giữa Clo và Cacbon hoặc các nguyên tố khác trong cấu trúc phân tử của các
hợp chất hữu cơ với Cacbon và sau đó thay thế nhóm đó bằng nhóm Phenyl hoặc nhóm
Hydroxyl để làm mất hoặc giảm độc tính của hợp chất đó.
7. Phương pháp ôxy hoá nhiệt độ thấp
Các chất ôxy hoá thường dùng là các chất Clo hoá, Ozon, Kalipermanganat
Hydropeoxít, Fe/TALM
8. Phương pháp tiêu huỷ dùng lò đốt
Để ôxy hoá, phá hủy toàn bộ các thành phần của các hoá chất và các chất POP để tạo
ra các sản phẩm không có hại cho môi trường sống.
9. Phương pháp điện hoá
Phương pháp này dựa trên khả năng oxy hoá trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các tác nhân
ôxy hoá mới sinh dưới tác dụng của lò điện để phân huỷ các chất hóa học về dạng không độc
hoặc ít độc hơn.
3.3.2. Giải pháp khoa học và công nghệ
Để kiểm soát diễn biến của sự dịch chuyển các chất ô nhiễm môi trường và đánh giá
mức độ ô nhiễm của các chất BVTV tại các kho chứa thuốc. Chúng ta cần phải tiến hành xây
dựng một mạng lưới cơ sở dữ liệu toàn diện về môi trường và được cập nhật định kỳ, dễ sử
dụng.
23
Áp dụng các công nghệ sạch, ít phế thải, công nghệ xử lý chất thải, công nghệ giảm
thiểu tai biến để xử lý chất ô nhiễm…
3.3.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực
Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, cơ sở sản xuất kinh tế về
kỹ thuật, năng lực quản lý quy trình sản xuất để người dân quanh vùng hiểu và phòng tránh
tối đa những tác động xấu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và hoạt động sản xuất của người
dân.
3.3.4. Giải pháp quản lý
Song song cùng với các giải pháp công nghệ, tuyên truyền giáo dục và kỹ thuật, cần tiến
hành các giải pháp quản lý chất lượng môi trường trong đất và trong nước.
24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết Luận
Đề tài đã đạt được những kết quả chính như sau:
- Đề tài đã cơ bản làm rõ được tình hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV trên địa bản
huyện Nghi Lộc từ trước đến nay. Trong phạm vi của một luận văn không cho phép kinh phí
để điều tra chi tiết và làm rõ hiện trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc BVTV cho
nông nghiệp. Nhưng đề tài cũng đã đưa ra những số liệu và dẫn chứng sinh động và xác thực
nhất về tình hình sử dụng thuốc BVTV trong địa bàn huyện cũng như những bất cập trong
công tác quản lý và sử dụng thuốc trừ sâu thời gian qua.
Qua kết quả phân tích cho thấy tại các vị trí ô nhiễm càng xa kho mức độ tồn lưu các
hóa chất BVTV càng giảm dần và càng xuống sâu dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cũng
giảm dần. Điều đó chứng tỏ việc bố trí thiết kế mạng lưới khảo sát của luận văn rất phù hợp
với điều kiện khu vực nghiên cứu.
Xu hướng lan tỏa các chất ô nhiễm chủ yếu theo độ dốc của địa hình và tập trung chủ
yếu ở các vùng đất trũng và các ao hồ. Từ bản đồ phân vùng ô nhiễm cho thấy phần ô nhiễm
nặng chủ yếu tập trung tại trung tâm kho thuốc và ở tầng đất thứ nhất, phạm vi lan tỏa phụ
thuộc vào nồng độ các hóa chất BVTV và địa hình khu vực kho thuốc.
Luận văn đã đánh giá được sơ bộ mức độ ô nhiễm tại 5 kho thuốc theo cả về chiều sâu
và chiều ngang. Qua đó cho thấy bức tranh hiện trạng ô nhiễm cũng như mức độ lan tỏa của
chúng để có giải pháp xử lý. Trong đó hai kho thuốc của hợp tác xã Nghi Trung và Nghi
Phương có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn cả.
Kết quả phân tích và bản đồ phân vùng ô nhiễm tại khu vực kho thuốc xã Nghi
Phương cho thấy tại đây mức độ ô nhiễm là rất nghiêm trọng:
Tại đây tồn lưu TBVTV đã vượt tiêu chuẩn cho phép tới 12638,5 lần tiêu chuẩn cho
phép và có xu hướng lan tỏa theo hướng Nam, hướng của dòng chảy tràn của nước mưa.
Diện tích khu vực ô nhiễm rất nặng có dư lượng TBVTV từ 50-1263,85ppm vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 500 đến 12638,5 lần chiếm diện tích rộng lên tới 163m
2
. Còn khu vực ô
nhiễm nặng có dư lượng TBVTV từ 20-50ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 200 đến 500 lần
cũng chiếm diện tích rất lớn 576m
2
. Từ những kết quả trên cho thấy khu vực này có mức độ
lan tỏa các chất ô nhiễm rất mạnh cả về nồng độ và phạm vi.
Tại kho thuốc xã Nghi Trung cũng có những kết quả tương tự:
Tại khu vực này hoá chất tồn dư tập trung ở giữa kho và có xu hướng lan tỏa về
hướng Tây – Bắc và Đông – Bắc. Vùng có hàm lượng cao nhất là ở nền kho vượt 7681 lần
25
tiêu chuẩn cho phép. Khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ 5-768,16ppm vượt
tiêu chuẩn cho phép từ 50 đến 7681,6 lần chiếm diện tích 76m
2
.
Tại 3 khu thuốc còn lại cũng bị ô nhiễm nhưng mức độ và phạm vi ô nhiễm nhẹ hơn.
Tuy nhiên những vị trí này lại nằm rất gần khu vực dân cư nên cần phải có giải pháp xử lý
sớm.
2. Kiến Nghị
Như vậy, xung quanh khu vực các kho thuốc BVTV đã có sự lan truyền ô nhiễm nhất
định, đặc biêt là ở kho Nghi Phương và Nghi Trung. Chính vì vậy, nhằm bảo vệ môi trường
và hướng tới phát triển bền vững cần kết hợp các giải pháp với nhau tạo hiệu quả cao nhất để
xử lý lượng tồn lưu hóa chất BVTV tại các kho thuốc. Cần phải kết hợp và tiến hành song
song các giải pháp với nhau đó là:
- Giải pháp công nghệ
- Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực
- Giải pháp quản lý