Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích chi phí và lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 trong một số doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của
Ban giám hiệu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các thầy cô giáo trong viện
Khoa học và Công nghệ Môi Trường, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn
thạc sỹ Kỹ thuật xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó.
Với tình cảm của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thanh
Chi đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các công ty sản xuất thép, sản xuất kính đã cung
cấp nguồn dữ liệu quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng nhận được sự động viên khích
lệ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp
đó.

Yên Bái, ngày

tháng 12 năm 2013

Đặng Hoài Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................... 2
Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................................................ 2
Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................................... 2
Ý nghĩa của luận văn .......................................................................................................................... 2
Cấu trúc của luận văn ......................................................................................................................... 3
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................ 4


I.1. SƠ LƢỢC VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 ............................................................................ 4
I.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .................................................................................... 4
I.1.2. Lợi ích môi trƣờng và kinh tế ........................................................................................... 5
I.1.3. Phạm vi ứng dụng của ISO 14001 .................................................................................... 5
I.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ISO 14001 ................................................................. 6
I.4. MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001................................................. 10
I.4.1. Mục đích ......................................................................................................................... 10
I.4.2. Lợi ích ............................................................................................................................. 10
I.5. ĐỐI TƢỢNG NÀO CẦN ÁP DỤNG ISO 14001 ..................................................................... 12
I.5.1. Đối tƣợng nào cần áp dụng ISO 14001 ........................................................................... 12
I.5.2. Điều kiện tiên quyết khi áp dụng .................................................................................... 12
I.6. THỰC TẾ ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............. 13
I.7. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001 .................................................... 16
CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN............................................................................. 18
II.1. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG ISO 14001 LỰA CHỌN ...................................................................................................... 18
II.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH .......................................................... 18
II.2.1. Các bƣớc thực hiện phân tích chi phí - lợi ích ............................................................... 18
II.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích chi phí - lợi ích trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 20
2.3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................................... 20
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ........................................................................................ 21
III.1. HIỆN TRẠNG DOANH NGHIỆP TRƢỚC KHI ÁP DỤNG ISO 14001 .............................. 21
3.1.1 Doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép ................................................................................ 21
3.1.1.1. Giới thiêu chung về doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép ............................................ 21
3.1.1.2 Hiện trạng quản lý nƣớc thải ....................................................................................... 24


3.1.1.3 Hiện trạng quản lý khí thải .......................................................................................... 28
3.1.1.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn .................................................................................. 29
3.1.1.5 Hiện trạng quản lý sử dụng tài nguyên ....................................................................... 33

3.1.1.6 Hiện trạng quản lý môi trƣờng chung ......................................................................... 34
3.1.2. Doanh nghiệp gia công kính .......................................................................................... 37
3.1.2.1. Giới thiêu chung về doanh nghiệp ............................................................................. 37
3.1.2.2 Hiện trạng quản lý nƣớc thải ....................................................................................... 40
3.1.2.3 Hiện trạng quản lý khí thải .......................................................................................... 43
3.1.2.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn .................................................................................. 43
3.1.2.5 Hiện trạng quản lý sử dụng tài nguyên ....................................................................... 44
3.2 TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 14001 ...................................................................................... 45
3.2.1 Phƣơng pháp luận triển khai áp dụng ISO 14001 .......................................................... 45
3.2.2 Áp dụng ISO 14001 cho doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép ......................................... 46
3.2.2.1 Chính sách môi trƣờng ................................................................................................. 46
3.2.2.2 Cơ cấu tổ chức triển khai ISO 14001 ........................................................................... 48
3.2.2.3 Chƣơng trình hành động liên quan đến nƣớc thải ........................................................ 48
3.2.2.4 Chƣơng trình hành động liên quan đến chất thải rắn ................................................... 51
3.2.2.5. Chƣơng trình hành động liên quan đến PCCC ........................................................... 53
3.2.2.6.Chi phí cho dự án tƣ vấn và đánh giá cấp chứng nhận cho Hệ thống quản lý môi trƣờng
theo TCVN ISO 14001:2010 ................................................................................................... 55
3.2.3 Dự án áp dụng ISO 14001cho doanh nghiệp gia công kính ............................................ 55
3.2.3.1 Chính sách môi trƣờng ................................................................................................. 55
3.2.3.2 Cơ cấu tổ chức liên quan đến hệ thống quản lý môi trƣờng......................................... 57
3.2.3.3 Chƣơng trình hành động liên quan đến nƣớc thải ........................................................ 57
3.2.3.4 Chƣơng trình hành động liên quan đến chất thải rắn ................................................... 58
3.2.3.5 Chi phí cho dự án tƣ vấn và đánh giá cấp chứng nhận cho Hệ thống quản lý môi trƣờng
theo ISO 14001 ........................................................................................................................ 60
3.3. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH SAU KHI ÁP DỤNG ISO 14001TẠI 2 DOANH NGHIỆP KHẢO
SÁT .................................................................................................................................................. 60
3.3.1. Lợi ích từ áp dụng ISO 14001tại Doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép .......................... 60
3.3.2 Lợi ích từ áp dụng ISO 14001tại Doanh nghiệp gia công kính ....................................... 63
3.4. SO SÁNH CHI PHÍ - LỢI ÍCH TỪ VIỆC ÁP DỤNG TCVN ISO 14001:2010 TẠI 2 DOANH
NGHIỆP KHẢO SÁT ...................................................................................................................... 66

3.4.1. So sánh chi phí - lợi ích từ việc áp dụng ISO 14001 tại doanh nghiệp sản xuất kết cấu
thép ........................................................................................................................................... 66


3.4.2 So sánh chi phí lợi ích từ việc áp dụng ISO 4001 tại doanh nghiệp gia công kính ....... 68
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 72


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình P.D.C.A trong xây dựng ISO 14001 ..................................................... 10
Hình 1.2. Số lƣợng chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp trên thế giới qua các giai đoạn ........... 14
Hình 1.3. Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001 ................................................................... 15
Hình 1.4: Số lƣợng chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp ở Việt Nam ........................................ 16
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép ............................................ 22
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức liên quan đến công tác bảo vệ môi trƣờng trƣớc khi xây dựng
ISO 14001 ............................................................................................................................ 23
Hình 3.3. Sơ đồ sản xuất sản phẩm cuả Doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép ..................... 24
Hình 3.4. Sơ đồ quá trình xử lý nƣớc thải làm sạch bề mặt................................................. 25
Hình 3.5. Sơ đồ xử lý nƣớc thải nhà ăn ............................................................................... 26
Hình 3.6. Sơ đồ xử lý nƣớc thải nhà vệ sinh........................................................................ 26
Hình 3.7. Sơ đồ nguồn điểm ô nhiễm cho nƣớc mƣa chảy tràn .......................................... 27
Hình 3.8. Biểu đồ tiêu thụ điện theo tháng cho năm 2010 .................................................. 34
Hình 3.9. Biểu đồ tiêu thụ điện theo tháng cho năm 2011 .................................................. 34
Hình 3.10. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp gia công kính trƣớc khi áp dụng ISO 14001 38
Hình 3.11. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trƣờng doanh nghiệp gia công kính ...................... 39
Hình 3.12. Sơ đồ công nghệ quá trình gia công kính gia cƣờng ......................................... 39
Hình 3.13. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải doanh nghiệp gia công kính .......................... 40
Hình 3.14. Sơ đồ quá trình xử lý nƣớc thải nhà ăn .............................................................. 41
Hình 3.15. Sơ đồ xử lý khí thải công nghiệp ....................................................................... 43

Hình 3.16. Thống kê sử dụng điện theo tháng cho năm 2011 ............................................. 45
Hình 3.17. Sơ đồ cơ cấu chức khi áp dụng ISO 14000........................................................ 48
Hình 3.18. Ban Môi trƣờng của doanh nghiệp gia công kính .............................................. 57
Hình 3.19. Biểu đồ tăng trƣởng lợi ích sau khi áp dụng ISO 14001 ................................... 62
Hình 3.20. Tăng trƣởng sản lƣợng của doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép từ 2005 đến
2011 ..................................................................................................................................... 62
Hình 3.21. Tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép từ 2005 đến
2011 ..................................................................................................................................... 63
Hình 3.22. Biểu đồ so sánh phân tích chi phí và lợi ích áp dụng ISO 14001 ...................... 67
Hình 3.23. Biểu đồ so sánh phân tích chi phí và lợi ích áp dụng ISO 14001 ..................... 69


DANH MỤC BẢNG5
Bảng 2.1. Đặc điểm trong phân tích .................................................................................... 20
Bảng 3.1. Bảng thống kê xử lý chất thải năm 2011 ............................................................ 30
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng nƣớc cấp năm 2012 tại Công ty kết cấu thép ....................... 33
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc nƣớc thải sinh hoạt năm 2011 và 2012 .................................. 35
Bảng 3.4. Kết quả quan trắc môi trƣờng chất lƣợng nƣớc thải ............................................ 42
Bảng 3.5. Chƣơng trình hành động liên quan đến nƣớc thải khi áp dụng ISO 14001 ......... 49
Bảng 3.6. Thống kê chi phí cho chƣơng trình liên quan đến nƣớc thải sản xuất năm 2012 49
Bảng 3.7. Chƣơng trình hành động liên quan đến nƣớc thải nhà ăn khi áp dụng ISO 14001
............................................................................................................................................. 50
Bảng 3.8. Thống kê chi phí cho chƣơng trình liên quan đến nƣớc thải nhà ăn khi áp dụng
ISO 14001 ( năm 2012) ....................................................................................................... 51
Bảng 3.9. Chƣơng trình hành động liên quan đến chất thải rắn khi áp dụng ISO 14001 .... 52
Bảng 3.10. Thống kê chi phí cho chƣơng trình liên quan đến chất thải rắn khi áp dụng ISO
14001 (năm 2012) ............................................................................................................. 52
Bảng 3.11. Thống kê chi phí cho chƣơng trình liên quan đến PCCC năm 2012 ................. 54
Bảng 3.12. Thống kê chi phí tƣ vấn và đánh giá cấp chứng nhận ....................................... 55
Bảng 3.13. Thống kê chi phí cho chƣơng trình hành động liên quan đến nƣớc thải 2012 .. 58

Bảng 3.14. Thống kê chi phí cho chƣơng trình hành động liên quan đến chất thải rắn, an
toàn hóa chất và PCCC năm 2012 ....................................................................................... 59
Bảng 3.15. Thống kê chi phí cho công tác tƣ vấn và đánh giá Hệ thống quản lý môi trƣờng
năm 2012 đến 2014 .............................................................................................................. 60
Bảng 3.16. Thống kê lợi ích thu sau khi áp dụng ISO 4001: cho doanh nghiệp sản xuất kết
cẩu thép ................................................................................................................................ 61
Bảng 3.17. Thống kê lợi ích thu đƣợc từ chất thải 06 tháng cuối năm 2011 ....................... 64
Bảng 3.18. Thống kê doanh thu và sản phẩm từ 2009 đến 2011 ......................................... 64
Bảng 3.19. Thống kê lợi ích thu đƣợc sau khi áp dụng ISO 14001 ..................................... 64
Bảng 3.20. Dự kiến chi phí cho áp dụng ISO 14001 trong 5 năm ....................................... 66
Bảng 3.21. Dự so sánh chi phí lợi ích cho áp dụng ISO 14001 trong 5 năm....................... 67
Bảng 3.22. Dự kiến chi phí cho áp dụng ISO 14001 trong 5 năm ...................................... 68
Bảng 3.23. Phân tích chi phí lợi ích sau khi áp dụng ISO 14001 ....................................... 69


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1. Quá trình gia công của doanh nghiệp gia công kết cấu thép.........................74
Ảnh 2. Quá trình gia công của doanh nghiệp gia công kết cấu thép .........................74
Ảnh 3. Điểm xả nƣớc thải ngầm của Công ty ra hệ thống thoát nƣớc chung của ....75
Khu công nghiệp .......................................................................................................75
Ảnh 4. Khu vực sơ chế của nhà ăn – cống thu gom có khe chắn rác........................75
Ảnh 5. Hệ thống xử lý khí thải buồng sơn ................................................................75
Ảnh 6. Khu chứa giấy thải ........................................................................................76
Ảnh 7. Khu chứa thép phế liệu..................................................................................76
Ảnh 8. Khu chứa hóa chất thải tại Xƣởng sản xuất ..................................................76
Ảnh 9. Cảnh quan trƣớc cổng chính của Doanh nghiệp gia công kính ....................77
Ảnh 10. Bồn chứa HCL – trung hòa nƣớc thải và châm vào bể xử lý sản phẩm .....77
Ảnh 11. Kho chứa vôi bột - sử dụng cho quá trình xử lý nƣớc thải sản xuất ...........78
Ảnh 12. Bể bẫy mỡ 03 ngăn cho xử lý nƣớc thải nhà ăn ..........................................78
Ảnh 13. Hệ thống cống kín thu gom nƣớc mƣa chảy tràn xung quanh doanh nghiệp

...................................................................................................................................78
Ảnh 14. Chất thải nguy hại nhƣ hộp mực in tem nhãn sản phẩm .............................78
Ảnh 15. Bao chƣa bùn thải – từ quá trình xử lý nƣớc thải........................................79
Ảnh 16. Hộ tiêu thụ năng lƣợng trọng điểm - Hệ thống điều hòa công nghiệp cho
toàn bộ Nhà xƣởng của doanh nghiệp .......................................................................79
Ảnh 17. Khu chứa gas tập trung dùng cho nấu ăn ....................................................79
Ảnh 18. Thực hành tốt cho kiểm soát môi trƣờng tại doanh nghiệp sản xuất kết cấu
thép ............................................................................................................................80


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Môi trƣờng ô nhiễm là vấn đề thời sự đang rất đƣợc chú ý trên các phƣơng
tiện thông tin đại chúng khi gần đây chúng ta phát hiện ra hàng loạt vụ gây ô nhiễm
môi trƣờng của một số doanh nghiệp. Ngƣời tiêu dùng ngày nay không chỉ muốn sử
dụng hàng hóa có chất lƣợng tốt mà còn phải thân thiện với môi trƣờng. Do đó,
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể đặt vấn đề môi
trƣờng ra ngoài chiến lƣợc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Việt Nam hiện đã áp dụng nhiều các công cụ pháp luật, kỹ thuật, kinh tế để
các doanh nghiệp thực hiện một cách tự giác, chủ động trong việc bảo vệ môi
trƣờng.Trong số đó, chúng ta cần kể đến ISO 14001-tiêu chuẩn về hệ thống quản lý
môi trƣờng đƣa ra các yêu cầu liên quan về quản lý môi trƣờng mà một tổ chức cần
đáp ứng khi đăng ký đạt chứng nhận. Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn này là hỗ trợ
cho bảo vệ môi trƣờng và ngăn ngừa ô nhiễm cân bằng với các nhu cầu kinh tế - xã
hội.
Có ý kiến cho rằng đầu tƣ cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng là tốn kém, nâng

cao giá thành sản phẩm khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu lựa
chọn đƣợc cách tiếp cận hiệu quả, doanh nghiệp vẫn có thể đáp ứng tốt yêu cầu về
bảo vệ môi trƣờng với một nguồn đầu tƣ kinh phí thích hợp. Hệ thống quản lý môi
trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001 là công cụ giúp doanh nghiệp sử dụng để chủ
động phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng thay vì đối phó thụ động thực hiện các yêu
cầu pháp lý liên quan. Thông qua việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo
tiêu chuẩn ISO 14001, doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị hình ảnh của mình trong
tâm trí ngƣời tiêu dùng và vƣợt qua những rào cản kỹ thuật khi thâm nhập vào thị
trƣờng nƣớc ngoài.
Trƣớc nhu cầu thực tế đó của các doanh nghiệp, học viên đã lựa chọn đề tài
“Phân tích chi phí lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 trong một số doanh nghiệp”
làm luận văn tốt nghiệp cao học.
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các chi phí của doanh nghiệp khi
thực hiện ISO 14001 trong hoạt động sản xuất kinh doanh so sánh với lợi ích thu
đƣợc khi áp dụng ISO 14001.
Viện khoa học và công nghệ môi trường

1


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

Mục tiêu nghiên cứu
Tím hiểu tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại các doanh nghiệp của
Việt Nam.
Phân tích chi phí và lợi ích thực của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại
một số doanh nghiệp với các loại hình sản xuất khác nhau.


Đối tƣợng nghiên cứu
Các doanh nghiệp sản xuất đang áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.
Số liệu đƣợc tổng hợp, phân tích là của 2 doanh nghiệp thuộc 2 loại hình sản
xuất (sản xuất kết cấu thép và sản xuất kính) trong các năm từ 2008 đến 2012.
Đối với Việt Nam thì việc đầu tƣ cho các vấn đề môi trƣờng tại những mốc
ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về môi trƣờng là khác nhau, cụ thể hiện nay có 03
giai đoạn là 1995, 2005 và 2009 đến 2011. Do vậy, tôi lựa chọn nhằm so sánh 02
doanh nghiệp ở 02 giai đoạn trên, cụ thể:
Doanh nghiệp đầu tƣ và duy trì hệ thống môi trƣờng trƣớc 2005: công ty sản
xuất kết cấu thép
Doanh nghiệp đầu tƣ và duy trì hệ thống môi trƣờng sau 2005: công ty sản
xuất kính.

Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Điều tra khảo sát, thu thập thông tin
2. Phƣơng pháp phân tích chi phí và lợi ích
3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Ý nghĩa của luận văn
Việc phân tích chi phí và lợi ích khi áp dụng ISO 14001 cho 02 doanh nghiệp
sẽ cung cấp các bằng chứng xác thực cho lý do tại sao các doanh nghiệp đang triển
khai áp dụng, cũng nhƣ lý do mà tiêu chuẩn ISO 14001 đƣợc phổ cập và triển khai
áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Viện khoa học và công nghệ môi trường

2


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật


Đặng Hoài Nam

Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 Chƣơng (không kể Mở đầu và Kết luận)
Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Phƣơng pháp thực hiện
Chƣơng 3. Kết quả đạt đƣợc.

Viện khoa học và công nghệ môi trường

3


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1. SƠ LƢỢC VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
I.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO không phải là từ viết tắt, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp isos, có
nghĩa là tƣơng đƣơng. Trong tiếng Anh tên gọi của nó là International Organization
for Standardization - ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa,
đƣợc thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/02/1947, nhằm
mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thƣơng mại và thông tin. ISO có trụ
sở ở Geneva (Thụy Sỹ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên
là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của hơn haitrămquốc gia trên thế giới. Mục đích
các tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành là tạo điều kiện cho các
hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên thuận lợi, tiện dụng

hơn và đạt hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế đặt ra
đều có tính tự nguyện.
ISO / TC 207 đƣợc thành lập vào năm 1993, là kết quả của cam kết của ISO
để đáp ứng các thách thức phức tạp của "phát triển bền vững" nói rõ tại Hội nghị
năm 1992 của Liên hợp quốc về Môi trƣờng và Phát triển tại Rio de Janeiro. Ủy ban
kỹ thuật ISO / TC 207, Quản lý môi trƣờng, chịu trách nhiệm phát triển và duy trì
các tiêu chuẩn ISO 14000.
Nó cũng bắt nguồn từ một quá trình tham vấn chuyên sâu, đƣợc thực hiện
trong khuôn khổ của nhóm Tƣ vấn chiến lƣợc ISO về Môi trƣờng (SAGE). SAGE
đƣợc thành lập vào năm 1991 và đã quy tụ đại diện của một loạt các quốc gia và tổ
chức quốc tế - tổng cộng hơn 100 chuyên gia môi trƣờng - ngƣời đã giúp xác định
cách tiêu chuẩn quốc tế có thể hỗ trợ quản lý môi trƣờng tốt hơn.
Kết quả là, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quản lý môi trƣờng đã đƣợc đƣa ra để
cung cấp một bộ công cụ thiết thực để hỗ trợ thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát
triển bền vững.

Viện khoa học và công nghệ môi trường

4


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

I.1.2. Lợi ích môi trƣờng và kinh tế
Mặc dù các tiêu chuẩn ISO 14000 đƣợc thiết kế cho việc hỗ trợ lẫn nhau,
chúng cũng có thể đƣợc sử dụng độc lập với nhau để đạt đƣợc mục tiêu môi trƣờng.
Toàn bộ tiêu các tiêu chuẩn ISO 14000 cung cấp các công cụ quản lý cho các tổ
chức để quản lý các khía cạnh môi trƣờng và đánh giá hiệu suất môi trƣờng của họ.

Cùng với nhau, những công cụ này có thể đem lại lợi ích kinh tế hữu hình quan
trọng, bao gồm:
Giảm sử dụng vật liệu, tài nguyên thô
Giảm tiêu thụ năng lƣợng
Nâng cao hiệu suất quá trình
Giảm phát sinh chất thải và chi phí xử lý chất thải
Sử dụng tài nguyên thu hồi

I.1.3. Phạm vi ứng dụng của ISO 14001
Bộ tiêu chuẩn đƣợc xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế bao gồm các yêu
cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh đƣợcnhằm thiết lập nên hệ thống
quản lý môi trƣờng có khả năng cải thiện liên tục.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đƣa tới cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý
môi trƣờng nhằm thiết lập hệ thống quản lý môi trƣờng và cung cấp các công cụ hỗ
trợ có liên quan nhƣ: Kiểm toán môi trƣờng, nhãn môi trƣờng, phân tích vòng đời
sản phẩm,… cho các doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở khác, để quản lý tác động
của họ với môi trƣờng,nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiện môi trƣờng với
sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các lĩnh vực:
- Hệ thống quản lý môi trƣờng (EMS) từ 14001 đến 14009;
- Môi trƣờng kiểm toán (EA) từ 14010 đến 14019;
- Ghi nhãn môi trƣờng (EL) từ 14020 đến 14029;
- Môi trƣờng đánh giá hành vi (EPE) từ 14030 đến 14039;
- Đánh giá chu trình sống (LCA) từ 14040 đến14049;

Viện khoa học và công nghệ môi trường

5



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

- Điều khoản và định nghĩa (T & D) từ 14050 đến14059;
- Sản phẩm tiêu chuẩn trong các chỉ số môi trƣờng 14060;
- Chế độ chờ 14061-14100.

Các tiêu chuẩn về tổ chức tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý
môi trƣờng của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý
đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trƣờng, vào việc đo đạc các tính
năng môi trƣờng cũng nhƣ tiến hành thanh tra môi trƣờng tại các cơ sở mình.
Các tiêu chuẩn về sản phẩm tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và
cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên
quan đến môi trƣờng. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lƣu ý
đến thuộc tính môi trƣờng của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên liệu vật
liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trƣờng.
Bản chất của ISO 14001 là phƣơng pháp quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn
hệ thống quản lý.
ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, đƣa ra
các yêu cầu thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hƣởng tới môi trƣờng trong quá
trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

I.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ISO 14001
Năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 đƣợc tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO)
soạn thảo và ban hành lần đầu tiên, nó đƣa ra các yêu cầu và hƣớng dẫn sử dụng
cho bất kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý
Viện khoa học và công nghệ môi trường

6



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

môi trƣờng cho đơn vị mình. Ngày 15/11/2004, tiêu chuẩn ISO 14001 đƣợc ban kỹ
thuật ISO/IEC 207 của tổ chức ISO sửa đổi, cập nhật và ban hành phiên bản ISO
14001:2004 thay thế tiêu chuẩn phiên bản năm 1996.
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn đƣợc
biết đến và áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. ISO 14001 đƣa ra một tập hợp
các yêu cầu chung làm khuôn khổ để các tổ chức có thể hình thành nên một hệ
thống quản lý môi trƣờng của riêng mình. Qua đó, nó giúp các tổ chức hƣớng tới
việc xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống các phƣơng pháp quản lý nhằm đạt
đƣợc mục đích cân bằng giữa việc duy trì lợi nhuận và giảm thiểu các tác động tới
môi trƣờng.
Tiêu chuẩn này không đƣa ra một chuẩn mực cụ thể nào về môi trƣờng. Vì
vậy, nó có thể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp dụng,
không phân biệt quy mô tổ chức, cũng nhƣ loại hình sản phẩm, dịch vụ mà họ cung
cấp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem xét tới các yêu cầu
pháp quy về môi trƣờng có liên quan trong quá trình triển khai áp dụng. Do đó, ít
nhất tổ chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý
về môi trƣờng tại nơi tổ chức dự định xây dựng hệ thống quản lý.
Các tổ chức có thể tự xây dựng và công bố phù hợp với tiêu chuẩn ISO14001
hoặc sử dụng nó nhƣ một tiêu chuẩn để đƣợc chứng nhận bởi một tổ chức độc lập.
Hiện nay, TCVN ISO14001:2010 thay thế TCVN ISO 14001:2005, nó hoàn
toàn tƣơng đƣơng với ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
TCVN ISO 14001:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/T207
“Quản lý môi trƣờng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng đề
nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trƣờng,
tạo thuận lợi cho một tổ chức triển khai và áp dụng một chính sách và mục tiêu có
xem xét đến các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra và các
thông tin về khía cạnh môi trƣờng có ý nghĩa. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khía
cạnh môi trƣờng mà tổ chức xác định là có thể kiểm soát và có thể tác động. Tiêu
chuẩn này không nêu lên các chuẩn mực về kết quả hoạt động môi trƣờng cụ thể.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bất cứ tổ chức nào mong muốn để:

Viện khoa học và công nghệ môi trường

7


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

- Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý môi trƣờng;
- Tự đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trƣờng đã công bố;
Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng cách:
- Tự xác định và tự tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này;
- Đƣợc xác nhận sự phù hợp về hệ thống quản lý môi trƣờng của mình bởi
các bên có liên quan với tổ chức, nhƣ khách hang;
- Đƣợc tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố;
- Đƣợc một tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp về hệ thống quản lý môi
trƣờng của mình.
Tất các các yêu cầu trong tiêu chuẩn này là nhằm tích hợp vào bất kỳ hệ
thống quản lý môi trƣờng nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ chính
sách môi trƣờng của tổ chức, bản chất của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của
tổ chức, vị trí và các điều kiện thực hiện chức năng của tổ chức.


Viện khoa học và công nghệ môi trường

8


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

I.3. MÔ HÌNH ISO 14001
Mô hình hệ thống quản lý môi trƣờng theo quan điểm cơ bản của tổ chức,
dựa trên các nguyên tắc:
- Chính sách môi trƣờng: Tổ chức cần phải định ra chính sách môi trƣờng và
tự đảm bảo sự cam kết về Hệ thống quản lý môi trƣờng của mình.
- Lập kế hoạch: Tổ chức phải đề ra kế hoạch để thực hiện chính sách môi
trƣờng của mình.
- Thực hiện và điều hành: Để thực hiện có hiệu quả, tổ chức phải phát triển
khả năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt đƣợc chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môi
trƣờng của mình.
- Kiểm tra và hành động khắc phục: Tổ chức cần phải đo, giám sát và đánh
giá kết quả hoạt động môi trƣờng của mình.
- Xem xét của lãnh đạo: Tổ chức phải xem xét lại và cải tiến liên tục Hệ
thống quản lý môi trƣờng nhằm cải thiện kết quả hoạt động tổng thể về môi trƣờng
của mình.
Mô hình P-D-C-A (Hình 1.1).

Viện khoa học và công nghệ môi trường

9



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

Bắt
đầu

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

Xem xét của Lãnh

Chính sách MT

Lập kế hoạch



Kiểm tra và hành động
khắc phục
 Giám sát và đo
 Đánh giá mức độ tuân thủ
 Sự không phù hợp, hành
động khắc phục, phòng
ngừa
 Hồ sơ
 Đánh giá nội bộ





Các khía cạnh MT
Các yêu cầu pháp lý
và các yêu cầu khác
Mục tiêu và chỉ tiêu
Chƣơng trình quản lý

Thực hiện và điều hành








Cơ cấu và trách nhiệm
Đào tạo nhận thức và năng lực
Thông tin liên lạc
Tài liệu hệ thống QLMT
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình
trạng khẩn cấp

Hình 1.1. Mô hình P.D.C.A trong xây dựng ISO 14001

I.4. MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001
I.4.1. Mục đích

Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001 là giúp các tổ chức sản xuất, dịch vụ bảo
vệ môi trƣờng ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trƣờng
của mình.

I.4.2. Lợi ích
a) Về mặt thị trƣờng:
- Nâng cao uy tín, hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng;

Viện khoa học và công nghệ môi trường

10


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
động môi trƣờng;
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi
trƣờng và cộng đồng xung quanh.
b) Về mặt kinh tế:
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào;
- Giảm thiểu mức năng lƣợng;
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ;
- Giảm thiểu lƣợng rác thải tạo ra và chi phí xử lý;
- Tái sử dụng các nguồn lực/ tài nguyên;
- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trƣờng;
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trƣờng;
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khỏe đƣợc đảm bảo trong môi

trƣờng làm việc an toàn;
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề
nghiệp;
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
c) Về mặt quản lý rủi ro:
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra;
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm;
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thƣờng.
d) Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
- Đƣợc sự đảm bảo của bên thứ ba;
- Vƣợt qua rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại;
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
Hiện các tổ chức, doanh nghiệp trong nƣớc chƣa thật sự quan tâm và nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của hệ tiêu chuẩn quản lý môi trƣờng nên còn bàng quan

Viện khoa học và công nghệ môi trường

11


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

với chứng chỉ ISO 14001 bởi để áp dụng thành công tiêu chuẩn này các doanh
nghiệp cần phải đầu tƣ cả về tiền bạc lẫn thời gian. Thời gian tối thiểu để tiến hành
áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO 14001 là 3 tháng và chi phí để áp dụng
tiêu chuẩn ISO 14001 lên đến hàng trăm triệu đồng, tùy theo quy mô sản xuất, loại
hình sản xuất, số lƣợng công nhân của doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp
Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu tƣ hàng trăm triệu

đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001.
Tuy nhiên trong quá trình hội nhập,việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 là
điều cần thiết.Nó sẽ nhƣ tấm thông hành xanh vào thị trƣờng thế giới. Các doanh
nghiệp nên xác định bỏ ra hàng trăm triệu đồng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 là
kinh phí đầu tƣ lâu dài chứ không phải kinh phí mất đi.

I.5. ĐỐI TƢỢNG NÀO CẦN ÁP DỤNG ISO 14001
I.5.1. Đối tƣợng nào cần áp dụng ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 hƣớng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trƣờng
học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến
hệ thống quản lý môi trƣờng của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng đƣợc tại các
tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng nhƣ phi lợi nhuận.

I.5.2. Điều kiện tiên quyết khi áp dụng
1. Lãnh đạo Công ty đồng tình/cam kết là điều kiện tiên quyết:
- Quan tâm sâu sát và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng ISO
14001;
- Thấu hiểu các yêu cầu nôi dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14001;
- Xây dựng chính sách , đƣa ra mục tiêu , cam kết môi trƣờng cụ thể;
- Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai.
2. Yếu tố quyết định là sự tham gia của mọi thành viên trongDoanh nghiệp:
- Hiểu đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng và mục đích của quản lý môi trƣờng;
- Ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong công việc đƣợc giao;
- Tuân thủ các qui định đối với công việc cụ thể.

Viện khoa học và công nghệ môi trường

12



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

3. Trình độ công nghệ thiết bị:
- Có năng lực kiểm soát, hạn chế các chỉ số tác động đến môi trƣờng;
- Đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành.

I.6. THỰC TẾ ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cả về số lƣợng và qui mô,
đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có những tác
động xấu đến môi trƣờng và có nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Để tăng cƣờng
công tác quản lý môi trƣờng, năm 1993 Nhà nƣớc đã ban hành Luật Bảo vệ môi
trƣờng, sau đó, nhiều văn bản dƣới luật và các hƣớng dẫn về quản lý môi trƣờng đã
đƣợc ban hành. Với mục đích xây dựng và đƣa vào áp dụng một phƣơng pháp tiếp
cận chung về quản lý môi trƣờng, tăng cƣờng khả năng đo lƣờng đƣợc các kết quả
hoạt động bảo vệ môi trƣờng, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lƣợng môi
trƣờng cũng nhƣ nâng cao hình ảnh tổ chức, năm 1993 tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
ISO đã xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 hƣớng đến thống nhất việc quản lý môi
trƣờng trong tổ chức một cách có hệ thống.
Với một số những ƣu điểm vƣợt trội trong công tác giảm thiểu các rủi ro môi
trƣờng thị hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang muốn tiếp cận với ISO 14000.
Thực tế cho thấy để một doanh nghiệp chế xuất xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải
đôi khi tốn hàng trăm triệu đồng có khi đến hàng tỷ đồng. Để làm giảm tác động của
ô nhiễm doanh nghiệp có thể có hai lựa chọn, một là đẩy mạnh công tác xử lý đầu ra
hai là kiểm soát thật tốt khâu đầu vào cũng nhƣ quá trình sản xuất để giảm thiểu tối
đa chất thải. Thông thƣờng hai cách này đƣợc phối kết hợp tuy nhiên do vấn đề môi
trƣờng chƣa đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đúng mức dẫn đến việc kiểm soát ô
nhiễm môi trƣờng trong quá trình sản xuất đang còn rất yếu kém kể cả mặt chuyên

môn lẫn quản lý. Qua thống kê rất nhiều các đơn vị thực hiện hệ thống quản lý môi
trƣờng ISO 14001 thì thấy rằng doanh nghiệp có thể không cần đầu tƣ quá nhiều
vào khâu xử lý mà chuyển trọng tâm sang quản lý thật tốt các quá trình mà có khả
năng rủi ro cao về môi trƣờng cũng nhƣ có nguồn thải cao. Việc quản lý nhƣ thế sẽ
dần đến đƣợc việc phân loại ngay từ đầu nguồn chất thải tạo cơ hội cho việc tái chế
chất thải tạo đồng thời giảm lƣợng chất thải sau sản xuất (rất khó tái chế) tăng giá
trị gia tăng cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng góp
Viện khoa học và công nghệ môi trường

13


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

phần cho doanh nghiệp tiếp cận dần với sản xuất sạch hơn. Với việc xác định các
vấn đề môi trƣờng cần quản lý cũng giúp cho nhà quản lý tập trung nguồn lực để
giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả nhất, giúp cho ngƣời lao động trong tổ chức
hiểu đƣợc các vấn đề môi trƣờng mà họ đang phải đối mặt khi đó họ sẽ có các ứng
xử tốt hơn với môi trƣờng. Nhà quản lý cũng dễ dàng trong việc đặt ra đƣợc các
chính sách, mục tiêu, kế hoạch để đạt đƣợc việc giảm thiểu nguồn chất thải trong
hoạt động của mình.

Hình 1.2. Số lƣợng chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp trên thế giới qua các giai đoạn

Lý do của sự thành công trong việc phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát triển và các
đặc trƣng văn hóa khác nhau chính bởi vì tiêu chuẩn ISO 14001 đã chỉ ra các yêu
cầu trong việc thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trƣờng cho tổ

chức/doanh nghiệp nhƣng không nêu ra cụ thể bằng cách nào để có thể đạt đƣợc
những điều đó. Chính bởi vì sự linh động đó mà các loại hình doanh nghiệp khác
nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia có thể tìm cách
riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi trƣờng cần cải tiến và cách thức để
đạt đƣợc các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trƣờng.

Viện khoa học và công nghệ môi trường

14


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

Hình 1.3. Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001

Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã đƣợc cấp lần đầu tiên vào năm
1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lƣợng
tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Thời
gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nƣớc
ngoài hoặc liên doanh với nƣớc ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này cũng dễ
hiểu vì Nhật Bản luôn là nƣớc đi đầu trong bảo vệ môi trƣờng và áp dụng ISO
14001. Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tƣ vào Việt Nam rất
sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất
nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể
đến một số tập đoàn lớn nhƣ Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết
công ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công
ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các
doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lƣu áp dụng

ISO 14001 tại Việt Nam.

Viện khoa học và công nghệ môi trường

15


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

Hình 1.4: Số lƣợng chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp ở Việt Nam

Cùng với việc gia tăng số lƣợng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nƣớc
ngoài áp dụng ISO 14001, các tổ chức trong nƣớc cũng đã nhận thức đƣợc tầm quan
trọng trong công tác bảo vệ môi trƣờng và họ cũng đã có những chiến lƣợc trong
việc áp dụng ISO 14001. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi
măng nhƣ Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và
trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã
đƣợc chứng nhận ISO 14001.
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã đƣợc cấp cho khá
nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong
đó các ngành nghề nhƣ Chế biến thực phẩm (mía đƣờng, thủy sản, rƣợu bia giải
khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du
lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn.

I.7. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001
a) Thuận lợi:
Sức ép từ các công ty đa quốc gia: hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu

cầu các nhà cung cấp, nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trƣờng trong quá

Viện khoa học và công nghệ môi trường

16


Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

trình hoạt động sản xuất kinh doanh và chứng chỉ ISO 14001 nhƣ sự đảm bảo cho
các yếu tố đó.
Sự quan tâm của nhà nƣớc, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp
dụng ISO 14001 cũng ngày càng tăng.
b) Khó khăn:
Hiện nay mức độ tiếp cận tiêu chuẩn ISO 14001 ở Việt Nam tƣơng đối rộng
rãi, tuy nhiên để tiến hành thực hiện vẫn còn một số bất cập:
Hầu hết các doanh nghiệp tuy ít nhiều quan tâm đến môi trƣờng nhƣng vẫn
chƣa thực hiện quản lý theo hệ thống;
Các cơ sở sản xuất phần lớn còn đang phải đƣơng đầu với những khó khăn
về sản xuất, kinh doanh của cơ sở mình;
Trình độ quản lý, công nghệ chƣa cao;
Kiến thức về quản lý môi trƣờng của doanh nghiệp còn hạn chế;
Kinh phí áp dụng cho việc triển khai áp dụng còn khá cao.

Viện khoa học và công nghệ môi trường

17



Luận văn thạc sỹ kỹ thuật

Đặng Hoài Nam

CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
II.1. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG ISO 14001 LỰA CHỌN
Phƣơng pháp điều tra khảo sát tại Công ty Kết cấu thép và Công ty gia công
kính
- Thiết kế nội dung khảo sát, theo yêu cầu của pháp luật của Việt Nam và
yêu cầu ISO 14001:2004.
- Thiết kế nội dung khảo sát tại các nhà cung cấp về đơn giá các hạng mục
liên quan đến môi trƣờng.
Phƣơng pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn nhanh nhân viên phụ trách môi trƣờng, Trƣởng bộ phận và đại
diện lãnh đạo của Công ty.
- Phỏng vấn nhanh nhà thầu làm việc tại doanh nghiệp nhƣ đơn vị xử lý chất
thải nguy hại, vệ sinh công nghiệp, đơn vị thu gom và xử lý chất thải tái chế,…,..
Phƣơng pháp chụp hình hiện trạng:
- Chụp hình các điểm thực hành tốt và chƣa tốt liên quan đến hệ thống quản
lý môi trƣờng.
- Chụp hình các công trình bảo vệ môi trƣờng.

II.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH
II.2.1. Các bƣớc thực hiện phân tích chi phí - lợi ích
Phân tích chi phí - lợi ích là một công cụ tài chính kế toán quy đổi năng suất
và lợi ích theo đơn vị tiền tệ. Nó cũng đƣợc xem nhƣ phân tích lợi nhuận.
Phân tích chi phí - lợi ích khi áp dụng ISO 14001bao gồm các bƣớc sau:
* Với mục tiêu xác định chi phí và lợi ích khi áp dụng ISO 14001 nên tôi chỉ

chú trọng liệt kê các chi phí phục vụ cho việc quản lý môi trƣờng theo ISO 14001
trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Liệt kê các sản phẩm thu đƣợc
(kể cả các phế thải có tái sử dụng).

Viện khoa học và công nghệ môi trường

18


×