Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Hiệu ứng nhà kính nguyên nhân, tác động đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 26 trang )

Bễ GIAO DUC VA AO TAO
TRNG TRUNG HC PH THễNG CHUYấN TRN PH
LP 10 HểA


Giáo viên hớng dẫn : Cô Trần Thị Thu Hằng
Học sinh thực hiện : Đỗ Ngọc Quang
Vũ Phơng Anh
Vũ Phơng Trang
Đỗ Thị Nam Phơng
Phạm Thế Anh
Nguyễn Hoài Nam
Ngô Minh Thái
Hi Phũng, ngy 20 thỏng 2 nm 2017

LI NểI U


Đầu tiên, thay mặt cho nhóm III, em – Vũ Phương Anh - xin chân thành gửi lời
cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Thu
Hằng đã trao tặng cho nhóm III một cơ hội quý báu để nghiên cứu, phát triển kiến
thức về vấn đề mang tính thời sự trong xã hội ngày nay. Với niềm tự hào là học
sinh trường cấp III Chuyên Trần Phú,chúng em vinh dự được kế thừa truyền thống
học tập, tìm tòi, say mê sáng tạo của các thầy cô và các anh chị khóa trên. Vận
dụng những kiến thức đã học và tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau, nhóm III
xin đưa ra đề tài nghiên cứu: Hiệu ứng nhà kính và tác động của nó đối với đời
sống con người và Trái đất.
Do kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề này còn hạn chế nên trong đề tài còn
những thiếu sót không thế tránh, mong các thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến
để đề án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hải Phòng, ngày 20 tháng 2 năm 2017

MỤC LỤC
2


Trang
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Ý nghĩa của đề tài

4
4

B – TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
I/ Tổng quan về hiệu ứng nhà kính
1. Giới thiệu
2.Định nghĩa hiệu ứng nhà kính
3.Nguyên lí của hiệu ứng nhà kính
3.1. Bức xạ mặt trời
3.2. Khí nhà kính
4.Ảnh hưởng của bề mặt tới hiệu ứng nhà kính
II/Tác động của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất
III/ Thực trạng về Trái Đất: Sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính tác động đến
sự biến đổi khí hậu- nóng lên toàn cầu
1.Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính
2. Nguyên nhân gây nên sự gia tăng hiệu ứng nhà kính
12
2.1. Hoạt động công nghiệp

2.2. Giao thông vận tải
2.3. Khai thác rừng
2.4. Hoạt động nông nghiệp
2.5. Các hoạt động khác
2.6. Chu trình cacbon
3. Thực trạng của Trái Đất
17
4. Tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính
18
4.1. Đối với thế giới
4.2. Đối với Việt Nam
C. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ CÁC KHÍ NHÀ KÍNH:

4
4

8
8

22

3


ĐẶT VẤN ĐỀ

A-

1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khí hậu Trái Đất thay đổi một cách rõ rệt. Mỗi năm, nhiệt độ Trái Đất tăng

lên 2OC, băng ở 2 cực là cực Nam với cực Bắc tan ra, đặc biệt, mực nước biển dâng cao còn làm
biến mất một số thành phố lớn trong tương lai không xa như New York (Mĩ), Amsterdam( Hà
Lan)…Những hậu quả này con người phải gánh chịu mà nguyên nhân không đâu khác chính là
sự nóng lên toàn cầu hay gọi một cách khác là hiệu ứng nhà kính. Vì thế, hơn ai hết, những học
sinh – chủ nhân tương lai của đất nước - cũng cần hiểu về khái niệm này.

2.Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu về Hiệu ứng nhà kính giúp chúng ta nhận thức rõ sự ảnh hưởng của vấn đề
đối với đời sống của con người nói riêng và toàn thể Trái đất nói chung, nắm bắt được tình hình
cấp thiết chúng ta đang đương đầu, qua đó tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng này.

3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài cho thấy mức độ nhận thức về thực tế khí hậu của Trái Đất và sự nóng lên toàn
cầu . Nó còn tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội trao đổi, đề đạt những ý kiến,quan điểm của
mình về vấn đề trên và những ảnh hưởng của vấn đề đối với đời sống con người trên Trái Đất
hiện nay. Việc nghiên cứu đề tài khoa học sẽ giúp cho học sinh có được những kỹ năng và kinh
nghiệm làm nền tảng cơ bản phục vụ cho công việc nghiên cứu những đề tài quan trọng hơn
trong tương lai.

B-

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

I/ Tổng quan về hiệu ứng nhà kính
1.

Giới thiệu

Goldilocks từng phát biểu : "Sao Kim quá nóng, sao Hỏa quá lạnh còn Trái Đất thì vừa
phải để sống". Và quả thật vậy, chúng ta đang may mắn được sống trong một không gian mà

nhiệt độ nằm ở giữa điểm đóng băng và sôi của nước, cũng là nhiệt độ phù hợp với sự sống của
các sinh vật.
Lý do không đơn thuần chỉ bởi khoảng cách giữa Trái Đất và mặt trời là lý tưởng để hấp
thụ một lượng nhiệt vừa đủ. Sự tuyệt vời của tạo hóa còn nằm ở bầu khí quyển xung quanh Trái
Đất - thứ đóng vai trò chính tạo nên một nhiệt độ hoàn hảo cho sự sống. Với cái nóng khủng
khiếp 462°C ở Sao Kim, mọi sự vật đều bị thiêu rụi, còn cái lạnh -63 °C ở sao Hỏa sẽ làm đóng
băng tất cả thìmột vài thành phần của bầu khí quyển Trái Đất đã đóng vai trò như tấm chăn cách
ly với độ dày thích hợp, chỉ giữ lại một nhiệt lượng vừa đủ từ Mặt Trời, phù hợp cho sự sống. Nó
hoạt động dựa theo một nguyên lí với tên gọi :Hiệu ứng nhà kính.

4


2.

Định nghĩa

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ cụm từ effet de serre trong tiếng Pháp, do nhà toán học
người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ
mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy
được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được
thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896.
Thoạt đầu, cụm từ này chỉ được dùng để mô tả hoạt động tự nhiên của hiệu ứng nhà kính
và hoàn toàn không mang ý nghĩa tiêu cực.Tuy nhiên, tới thập niên 50 của thế kỉ XIX, thuật ngữ
trên được gắn liền với những ý kiến về biến đổi khí hậu. Và trong vài thập kỉ gần đây, chúng ta
hay nghe về hiệu ứng nhà kính như một vấn đề mang đậm tính tiêu cực bởi những ảnh hưởng
xấu của nó cho môi trường Trái đất. Nhưng cũng thật thú vị khi biết rằng, nếu không có Hiệu
ứng nhà kính, sự sống trên Trái đất sẽ không tồn tại.
Vậy, hiệu ứng nhà kính thực sự là gì ?
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lưu) tồn tại một lớp khí

chỉ cho bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua và giữ lại bức xạ nhiệt của mặt đất dưới
dạng sóng dài, nhờ đó bề mặt Trái đất luôn có nhiệt độ thích hợp đảm bảo duy trì sự sống.
Một cách dễ hiểu hơn, ta sẽ quy một vật thể vĩ mô là Trái Đất về một vật thể vi mô là một
căn nhà kính. Trước hết, nhà kính là ngôi nhà có kính bao quanh và thường được trồng cây ở bên
trong. Mặt Trời chiếu sáng và làm nóng không khí ở bên trong nhưng nhiệt bị chặn lại bởi kính
và không thể thoát ra ngoài. Vì vậy mà ban ngày thì nhiệt độ trong nhà kính sẽ ấm hơn môi
trường bên ngoài và nó vẫn giữ được nhiệt độ cần thiết khi về đêm. Trái Đất của chúng ta chính
là một ngôi nhà kính bởi một số khí trong khí quyển đóng vai trò như những bức tường kính.
3.

Nguyên lý của hiệu ứng nhà kính

Nguyên lý của hiệu ứng nhà kính dựa trên hoạt động của bức xạ mặt trời và cấu trúc của
các khí nhà kính

Bức xạ mặt trời :

5


Hầu hết năng lượng của mặt trời được tạo ra bởi những tia bức xạ. Dải ảnh sáng có bước
sóngtừ 400 đến 700 nm đóng góp 43% tổng năng lượng phát ra. Những tia bức xạ có bước sóng
ngắn hơn vùng nhìn thấy tuy số lượng ít nhưng đóng góp từ 7-8% tổng năng lượng vì E photoncủa
chúng rất lớn (E = h × c/λ) . Trong khi đó 49-50% còn lại của năng lượng sẽ được phát ra bởi
bước sóng dài hơn so với ánh sáng nhìn thấy được. Chúng nằm gần vùng hồng ngoại với bước
sóng từ 700-1000nm. Ánh sáng đi vào không gian Trái Đất và được hấp thu bởi bề mặt. Ánh
sáng tiếp tục được chuyển thành nhiệt và toả ra dưới dạng tia hồng ngoại. Nếu câu chuyện chỉ có
vậy thì ban ngày sẽ ấm áp còn ban đêm, mọi năng lượng tích luỹ được sẽ toả ra vũ trụ toàn bộ,
và nhiệt độ Trái đất sẽ chuyển xuống dưới-10oC rất nhanh bởi các phân tử thu nhiệt và toả nhiệt
về mọi hướng.

Thật may mắn là điều đó đã không xảy ra, nhờ vào những khí mang tên : Khí nhà kính với
vai trò giữ nhiệt bên trong như những bức tường của một ngôi nhà kính. Những nguyên tử khí
tưởng chừng như nhỏ bé ấy lại đóng vai trò quan trọng nhất cho việc giữ nhiệt độ trái đất phù
hợp cho sự sống của con người.


Khí nhà kính

Thành phần hoá học của khí quyển gồm 78% là khí Nitrogen (N 2), 21% là Oxygen (O2),
1% còn lại là các khí khác mà chủ yếu là các khí nhà kính như hơi nước, Carbon dioxide (CO 2),
Nitrious Oxide (N2O), Methane (CH4), Ozone (O3) và một lượng rất nhỏ khí SF6.Trong khí
quyển, tồn tại 1 cân bằng:
H2O(k) ⇌ H2O(l)
k=
Tùy thuộc vào độ cao và yếu tố địa hình mà phần trăm của nước trong khí quyển của mỗi vùng
là khác nhau.Vì vậy mà lượng hơi nước trong khí quyển có thể thay đổi, không thể xác định
chính xác nên ta sẽ bỏ qua nó trong thành phần khí nhà kính.
Hằng số cân bằng k của phản ứng trên phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi đạt đến một giá trị T nào đó,
k = const. Khi đó, ta có thể tính được một giá trịPH2O(k).
H2O(k) ⇌ H2O(l)
k=
Tùy thuộc vào độ cao và yếu tố địa hình mà phần trăm của nước trong khí quyển của mỗi vùng
là khác nhau.Vì vậy mà lượng hơi nước trong khí quyển có thể thay đổi, không thể xác định
chính xác nên ta sẽ bỏ qua nó trong thành phần khí nhà kính.
Khí nhà kính không kể đến hơi nước có thành phần như sau:

Những loại khí này xuất hiện một cách tự nhiên trong môi trường và từ các hoạt động phát
thải của con người.

6



Điển hình là CO2 với 2 nguyên tử O liên kết với 1 nguyên tử C, đây là khí chủ yếu gây
hiệu ứng nhà kính. Phân tử CO2 có thể hấp thụ nhiệt và rung lên. Sau đó, các phân tử rung lên ấy
sẽ tỏa nhiệt và được hấp thụ ngay lập tức bởi một phân tử khí nhà kính khác.Chu kì “hấp thụ tỏa nhiệt – hấp thụ’’ này sẽ giữ cho nhiệt luôn ở trên bề mặt, cách ly Trái đất với cái lạnh của vũ
trụ.
N2O, CH4 và hơi nước cũng có trên 2 nguyên tử được liên kết đủ chặt để rung lên khi thu
nhiệt. Các thành phần chính của khí quyển (N 2 và O2) lại là 2 khí có liên kết vô cùng bền vững
nên sẽ không thể hấp thụ nhiệt, qua đó góp phần vào xây dựng Hiệu ứng nhà kính.

4.

Ảnh hưởng của bề mặt tới Hiệu ứng nhà kính

Quá trình thu và tỏa nhiệt của Hiệu ứng nhà kính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Và
trong số đó, loại bề mặt mà ánh sáng tiếp xúc là nguyên nhân quan trọng nhất.
Rừng, đồng cỏ, mặt biển, sa mạc và thành phố đều hấp thụ, tỏa và phát tán những bức xạ
nhiệt khác nhau. Khi ánh sáng tiếp xúc với sông băng, nhiệt sẽ bị phản chiếu lại vào vũ trụ gần
như hoàn toàn, giữ cho nhiệt độ luôn ở mức rất thấp. Trong khi đó, ánh sáng tiếp xúc với sa mạc
giữ lại hầu hết nhiệt lượng, khiến cho không khí ở sa mạc luôn nóng nực, khó chịu.
Một đám mây che phủ cũng gây ảnh hưởng đến Hiệu ứng nhà kính. Tùy thuộc vào độ cao
và tính chất quang học của mình mà mây có thể vừa làm mát, vừa làm ấm trái đất. Những đám
mây lớn, ở độ cao tương đối thấp giúp phản chiếu bức xạ mặt trời, và do đó, làm giảm sự nóng
lên của bề mặt. Ở độ cao khác, những đám mây mỏng, nhỏ hơn, chẳng hạn như những đám mây
li ti lại hấp thụ bức xạ sóng dài phản xạ từ bề mặt trái đất, gây tăng độ phản xạ, khiến bề mặt
nóng lên.
Biểncũng đem lại ảnh hưởngtới Hiệu ứng nhà kính.Bởi sắc xanh của nước, biển hấp thụ
một lượng nhiệt đáng kể bằng nhiều cách thức khác nhau: hấp thụ năng lượng qua dòng nước,
hơi nước hay cho các tia năng lượng đi qua bề mặt và hòa vào nước ở dưới sâu. Hơn thế nữa,
biển còn chứa một lượng khí CO 2 rất lớn và khả năng hấp thụ nhiệt tốt của loại khí này có mối

liên hệ vô cùng chặt chẽ tới nhiệt độ của nước. Với kích thước vô cùng rộng lớn, chiếm tới ¾
diện tích bề mặt Trái đất và độ sâu lên đến hàng nghìn mét của mình, biển còn chứa rất nhiều bí
ẩn và là một yếu tố góp phần tiên đoán về khí hậu và sự thay đổi nhiệt độ thế giới trong tương
lai.
Cũng như biển, mối quan hệ giữa rừng và ánh sáng cũng hết sức phức tạp. Khả năng hấp
thụ nhiệt năng của thực vật trong rừng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : màu sắc, loại thực vật,
thời điểm trong năm hay phức tạp hơn là liệu thực vật ấy có khỏe mạnh và được chăm sóc tốt
hay không. Cây cối luôn tạo nên bóng râm mát cho con người, vì thế, nhiều người nghĩ rằng nó
sẽ hấp thụ vô cùng nhiều nhiệt. Trên thực tế, một lượng nhiệt lớn được giữ lại trên cây cối dưới
tác dụng là ‘’thức ăn’’ cho sự quang hợp sau đó nó sẽ lại bay đi khi nước bốc hơi từ lá thực vật.
Phần nhiệt còn lại mới được hấp thụ và phân tán dưới tán lá của cây trong rừng. Sự ảnh hưởng
của rừng quả thực không lớn như ta vẫn nghĩ, tuy nhiên, nó vẫn đóng một vai trò vô cùng quan
trọng tới Hiệu ứng nhà kính nói riêng và nhiệt độ thế giới nói chung vì tính "xanh" nó mang lại.
Như vậy, đặc điểm của mỗi bề mặt trên Trái đất đều khác biệt.Tuy nhiên, tất cả chúng đều
giống nhau ở điểm có mối liên hệ mật thiết tới Hiệu ứng nhà kính, và còn là nguồn tư liệu quý
giá để các nhà khoa học khám phá và tìm hiểu về nhiệt độ Trái đất cũng như dự đoán trước tương
lai cho toàn nhân loại chúng ta. Bằng cách sử dụng các phương pháp để xác định tỷ lệ phần trăm
của năng lượng mặt trời phản chiếu trở lại bởi một bề mặt, ta hiểu được tác dụng phản xạ này tại

7


địa phương, khu vực và toàn cầu. Đó chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa về nhiệt độ Trái đất,
từ đó dự đoán và đối phó với những biến hóa của biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Tác động của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất

II.

Năng lượng Mặt trời có thể thay đổi, tuy rất ít, nhưng cũng có khả năng ảnh hưởng đến

khí hậu trên trái đất.Nhờ có tầng khí quyển chứa sẵn những khí gây hiệu ứng nhà kính bẫy một
phần năng lượng mặt trời, mà nhiệt độ trên trái đất vừa phải để sinh vật sinh sôi nảy nở và phát
triển.Trái Đất hiện nay có nhiệt độ trung bình vào khoảng 16 oC, nếu không có hiệu ứng nhà kính
thì nhiệt độ giảm xuống còn khoảng -18 oC. Hiệu ứng nhà kính hạn chế sự thay đổi nhiệt độ bề
mặt giữa ban ngày và ban đêm, giữa các mùa trong năm, giữa các vùng khí hậu khác nhau trên
Trái Đất. Những tác động đó đã làm cho môi trường bề mặt Trái Đất là nơi lý tưởng cho sự tồn
tại và phát triển của sinh vật và con người trong hàng triệu năm qua.

Thực trạng về Trái Đất: Sự gia tăng Hiệu ứng nhà kính
tác động đến sự biến đổi khí hậu- nóng lên toàn cầu:

III.

1.

Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính
Các phân tích mới nhất từ kết quả quan trắc trong Chương trình theo dõi nồng độ khí nhà
kính của tổ chức khí tượng toàn cầu WMO - GAW(Global Atmosphere Watch) cho thấy nồng độ
trung bình của khí carbon dioxide (CO 2), methane (CH4) và nitrous oxide (N 2O) trên toàn cầu
đều đạt ngưỡng mới trong năm 2015 với CO 2 ở mức 400,0±0.1 ppm, CH4 ở mức 1845±2 ppb và
N2O ở mức 328,0±0.1 ppb.
Các giá trị này chiếm tương ứng 144%, 256% và 121% so với mức độ tiền công nghiệp
(trước năm 1750). Người ta dự đoán rằng năm 2016 sẽ là năm đầu tiên trong đó CO 2 tại Đài quan
sát Mauna Loa vẫn còn trên 400 ppm cả năm, và điều nàysẽ còn tiếp diễn trong nhiều thế hệ. Sự
gia tăng CO2 trong giai đoạn 2014-2015 lớn hơn so với mức tăng từ năm 2013 đến năm 2014 và
mức tăng trung bình trong 10 năm qua. Sự kiện El Nino vào năm 2015 góp phần tăng tốc độ tăng
trưởng thông qua các tương tác phức tạp hai chiều giữa biến đổi khí hậu và chu kỳ cácbon. Sự
tăng CH4 từ năm 2014 đến năm 2015 lớn hơn so với thời gian được quan sát từ năm 2013 đến
2014 và trung bình trong thập kỷ qua. Sự gia tăng N2O từ năm 2014 đến năm 2015 cũng tương tự
như mức tăng từ năm 2013 đến 2014 và cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong 10 năm qua.

Bảng dưới đây cho thấy nồng độ trung bình toàn cầu của ba loại khí nhà kính chủ yếu
trong năm 2015 và sự thay đổi nồng độ từ năm 1750 và 2015. Những kết quả trên thu được từ
việc phân tích toàn cầu các bộ dữ liệu (WMO, 2015) theo dõi bởi Chuẩn quy chiếu thế giới của
WMO (WMO World Reference Standards 2). Ba loại khí nhà kính được thể hiện ở bảng trên có
sự liên kết chặt chẽ với các hoạt động của con người, và tương tác mạnh mẽ với sinh quyển cũng
như các đại dương. Việc dự đoán sự thay đổi đổi hàm lượng của các khí nhà kính trong không
khí đòi hỏi sự am hiểu về nguồn gốc, các bể chứa địa chất tự nhiên cũng như những biến đổi hóa
học trong bầu khí quyển của chúng. Chỉ số khí nhà kính thường niên NOAA trong năm 2015 là
1.37, biểu thị sự gia tăng trong tổng bức xạ do tất cả các khí nhà kính là 37% từ năm 1990 và
3,78%trong giai đoạn 2013 - 2015 gây ra. Tổng bức xạ do tất cả các khí này tạo thành trong năm
2015 tương ứng với nồng độ mol CO2 đương lượng là 475 ppm.

8


Hình 1: Biểu đồ thể hiện mức bức xạ của những khí nhà kính tồn tại lâu dài theo bản cập
nhật năm 2015 của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA
+ Cacbon dioxit
Chu trình Cacbon:
Cacbon là nguyên tố không thể thiếu trên Trái Đất. Trong cơ thể ta chứa lượng cacbon rất
lớn, chúng ta ăn đồ ăn có thành phần cacbon, các công trình kiến trúc, các ngôi nhà, các phương
tiện giao thông- tất cả đều chứa thành phần cacbon. Chu trình mà cacbon chuyển hóa thành
nhiều dạng khác nhau được gọi là chu trình cacbon. Tất cả các tác động ngoài đến chu trình này
đều khiến cacbon chuyển từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác. Những tác động mà khiến
tạo ra nhiều CO2 sẽ làm cho nhiệt độ của Trái Đất nóng lên.

Hình 5: Biểu đồ thể hiện chu trình cacbon, chữ số màu vàng là do vận động tự nhiên, chữ số màu đỏ là do các tác động
của con người, chữ số trắng là lượng cacbon được lưu trữ. (Đơn vị: tấn)
(Nguồn: Nasa Earth Observatory)


Chu kỳ cacbon dường như duy trì sự cân bằng để ngăn chặn tất cả lượng cacbon của trái
đất tồn tại ở bầu khí quyển (như trường hợp trên sao Kim) hoặc không bị lưu giữ hoàn toàn trong
đá. Sự cân bằng này giúp giữ cho nhiệt độ của Trái đất tương đối ổn định, nó đóng vai trò như
một bộ điều nhiệt.
Bộ điều chỉnh nhiệt này đã hoạt động hơn vài trăm nghìn năm, như một phần của chu kỳ
carbon chậm. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian ngắn hơn - hàng chục đến một trăm
nghìn năm - nhiệt độ Trái Đất có thể thay đổi.Và, trên thực tế, sự dao động của nhiệt độ Trái Đất
trong thời kì Kỉ Băng Hà và các thời kì dài khác đã xảy ra. Các thành phần của chu trình cacbon
thậm chí dã khuếch đại những thay đổi nhiệt độ trong thời gian này.
Trên các khoảng thời gian rất dài (hàng triệu đến hàng chục triệu năm), sự dịch chuyển của
các lớp kiến tạo và sự thay đổi tỉ lệ cacbon khi mà carbon tràn ra từ bên trong lòng trái đất có thể
thay đổi nhiệt độ trên bộ điều nhiệt. Trái đất đã trải qua sự thay đổi như vậy trong 50 triệu năm
qua, từ khí hậu cực kỳ ấm áp của kỷ Cretaceous (khoảng 145 đến 65 triệu năm trước) tới khí hậu
băng giá của kỷ Pleistocene (khoảng 1,8 đến 11,500 năm trước).
Thông qua một loạt các phản ứng hóa học và hoạt động kiến tạo, carbon mất từ 100-200 triệu
năm để di chuyển giữa các tảng đá, đất, đại dương, và khí quyển trong chu trình carbon chậm.
Trung bình 1013 -1014 gam (10-100 triệu tấn) carbon di chuyển qua chu kỳ cacbon chậm mỗi
năm. Chúng ta sẽ làm 1 phép so sánh ở đây, phát thải carbon của con người vào khí quyển là 10 15
gam, trong khi chu trình cacbon nhanh cũng chỉ chuyển 1016 đến 1017 gam cacbon mỗi năm.
Sự chuyển động của cacbon từ khí quyển tới thạch quyển (đá) bắt đầu với mưa.Carbon khí
quyển kết hợp với nước tạo thành axit H 2CO3 yếu - rơi xuống bề mặt trong mưa.Axit sẽ làm mòn

9


đá - một quá trình gọi là chemical weathering - và giải phóng ion canxi, magie, kali hoặc
natri.Sông cuốn các ion đó vào đại dương.
Các phương trình phản ứng đã xảy ra:
Hòa tan:
CO2(khí quyển) ⇌ CO2(hòa tan)

Chuyển hóa thành axít cacbonic:
CO2(hòa tan) + H2O⇌ H2CO3
Ion hóa bậc nhất:
H2CO3⇌ H+ + HCO3- (ion bicacbonat)
Ion hóa bậc hai:
HCO3-⇌ H+ + CO3- (ion cacbonat)
Ở đại dương, các ion canxi kết hợp với các ion HCO 3- để tạo thành canxi cacbonat.Trong đại
dương hiện đại, phần lớn canxi cacbonat được tạo ra bởi các sinh vật tạo vỏ (vôi hóa) (như san
hô) và sinh vật phù du (như sao biển).Sau khi các sinh vật chết, chúng chìm xuống đáy biển.
Theo thời gian, các lớp vỏ và trầm tích được chuyển dần sang đá, lưu trữ cacbon trong đá vôi và
các dẫn xuất của nó.
Chỉ có 80% đá có chứa carbon hiện đang được thực hiện theo cách này. 20% còn lại chứa
carbon từ các sinh vật (cacbon hữu cơ) đã được nhúng trong các lớp bùn. Nhiệt và áp suất nén
bùn và cacbon trong hàng triệu năm, tạo thành đá trầm tích như đá phiến.Trong những trường
hợp đặc biệt, khi vật chất của cây chết sẽ chuyển hóa nhanh hơn, các lớp cacbon hữu cơ sẽ trở
thành dầu, than hoặc khí tự nhiên thay vì đá trầm tích như đá phiến.
Chu kỳ chậm trả lại carbon vào bầu khí quyển thông qua các ngọn núi lửa.Mặt đất và bề
mặt đại dương của Trái đất nằm trên một số tấm vỏ trái đất di chuyển. Khi các tấm cọ xát, chúng
sẽ trượt lên nhau, và đá mang theo những dòng cacbon nóng chảy lên bề mặt. Đá nóng chảy kết
hợp lại thành khoáng chất silicat, giải phóng carbon dioxide.
Khi núi lửa phun trào, chúng thải khí vào bầu khí quyển khí CO 2.Hiện nay, núi lửa phun ra từ
130 đến 380 triệu tấn CO2 mỗi năm. Trong khi đó, con người phát ra khoảng 30 tỷ tấn CO 2 mỗi
năm- gấp 100-300 lần so với núi lửa - bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch.
Khi núi lửa phun trào, chúng thải khí vào bầu khí quyển khí CO 2. Hiện nay, núi lửa phun ra từ
130 đến 380 triệu tấn CO2 mỗi năm. Các vụ phun trào núi lửa và biến chất giải phóng các khí
vào khí quyển. Các khí núi lửa chủ yếu là hơi nước, điôxít cacbon và điôxít lưu huỳnh. Lượng
điôxít cacbon giải phóng theo cách này về cơ bản là xấp xỉ bằng lượng hấp thụ trong quá trình
phong hóa silicat (CO2 + H2O + MSiO3 → H2SiO3 + M2CO3) ; vì thế hai quá trình, về mặt hóa
học là ngược lại nhau, có tổng xấp xỉ bằng không, và vì vậy gần như không ảnh hưởng tới nồng
độ điôxít cacbon trong khí quyển, khi tính theo thang thời gian không ngắn hơn khoảng 100.000

năm.
Các quá trình hóa học quy định nhịp điệu giữa đại dương, đất đai, và khí quyển. Nếu lượng khí
carbon dioxide tăng lên trong khí quyển vì sự gia tăng hoạt động của núi lửa, nhiệt độ tăng lên,
dẫn đến mưa nhiều hơn, làm tan nhiều đá hơn, tạo ra nhiều ion hơn và cuối cùng sẽ tích tụ nhiều
carbon hơn trên đáy đại dương. Phải mất vài trăm nghìn năm để cân bằng lại chu trình cacbon
chậm thông qua quá trình phong hóa hóa học
Tuy nhiên, chu trình cacbon chậm bao gồm 1 chu trình xảy ra rất nhanh ở đại dương. Ở bề mặt,
khi không khí gặp nước, khí carbon dioxide được trao đổi liên tục giữa đại dương với khí
quyển.Khi ở trong nước biển, khí carbon dioxide phản ứng với các phân tử nước để giải phóng
ion H+, làm cho biển có tính axit hơn.H+ phản ứng với ion cacbonat từ đá để tạo ra ion HCO3-.
Trước thời đại công nghiệp, đại dương phóng khí carbon dioxide vào khí quyển cân bằng với
carbon mà đại dương nhận được trong từ đá. Tuy nhiên, do nồng độ cacbon trong bầu khí quyển
tăng lên nên đại dương bây giờ lấy nhiều carbon từ khí quyển hơn là nó giải phóng. Trong hàng
thiên niên kỷ, đại dương sẽ hấp thụ tới 85 phần trăm lượng cacbon mà người ta đưa vào bầu khí
quyển bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch, nhưng quá trình này chậm vì nó gắn liền với sự
chuyển động của nước từ bề mặt đại dương đến độ sâu của nó.

10


Khoảng 44% sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển từ năm 2005 đến năm 2014 là
do

hoạt
Hình 3: Nồng độ CO2 trung bình trên toàn cầu (a) và tốc độ tăng trưởng hàng năm từ năm 1985 đến
năm 2015 (b)
Carbon
dioxidevàlà56%
khí còn
chủ lại

yếu
hiệu
nhàvà
kính
khítrên
quyển,
đóng CO
góp khoảng
động của
con người
là gây
do các
đạiứng
dương
sinhtrong
quyển
cạn. Phần
2
65%
ra bởi
cácliệu
khí hoá
nhà thạch
kính. Nó
trách nhiệm
cho ~thay
81%đổi
sự liên
gia tăng
phátlượng

ra từbức
sự xạ
đốtgây
cháy
nhiên
tồn chịu
tại trong
khí quyển
tục bức xạ
trong
thậpCO
kỷ vừa
qua và ~ 82% sự gia tăng bức xạ trong những năm vừa qua.Nồng độ CO 2 thời kì
.Lượng
2 trung bình trên toàn cầu vào năm 2015 là 400.0 ± 0.1 ppm (Hình 3). Sự gia
tiền
công
278
ppm
đạilàdiện
cho sựlớn
cânhơn
bằng
của tốc
cácđộ
luồng
giữa2 bầu khí
tăng
củanghiệp
CO2 từ khoảng

năm 2014
đến
2015
2.3 ppm,
so với
tăngkhông
trưởngkhí
trong
quyển,
đại
dương

sinh
quyển
trên
đất
liền.
Lượng
khí
CO
2 trong khí quyểnvào năm 2015 đạt
năm 2013-2014 và tốc độ trung bình trong thập kỷ vừa qua (~ 2.08 ppm/năm).
144% so với giai đoạn tiền công nghiệp, chủ yếu là do phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và
sản xuất xi măng,
phá rừng và các loại đất.
+Metan

Hình 4: Nồng độ CH4 trung bình trên toàn cầu (a) và tốc độ tăng trưởng hàng năm từ năm
1985 đến năm 2015 (b)
Metan đóng góp khoảng 17% lượng bức xạ gây nên bởi các khí nhà kính. Khoảng 40%

lượng khí mêtan được thải vào khí quyển bằng các nguồn tự nhiên (ví dụ: các vùng đất ngập
nước và mối), và khoảng 60% là do các nguồn con người (như động vật nhai lại, canh tác lúa,
khai thác nhiên liệu hóa thạch, đất và đốt sinh khối).Vào năm 2015, Nồng độ CH 4 trong khí

11


quyển đạt tới 256% so với mức tiền công nghiệp (~ 722 ppb),đã đạt đến mức cao mới là 1845
± 2 ppb, tăng 11 ppb so với năm trước- 2014 (Hình 4). Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm của CH4 giảm từ ~ 13 ppb/ năm trong những năm đầu của thập niên 80 xuống gần bằng
không trong giai đoạn 1999-2006. Từ năm 2007, nồng độ CH 4 trong khí quyển đã tăng trở lại.
Các nghiên cứu sử dụng các phép đo GAW cho thấy nguyên nhân gây tăng phát thải CH 4 bắt
nguồn từ các vùng đất ngập nước ở vùng nhiệt đới và từ các hoạt động của con người ở các vĩ
độ của bán cầu bắc.
+Dinito oxit

Hình 5: Nồng độ N2O trung bình trên toàn cầu (a) và tốc độ tăng trưởng hàng năm từ năm
1985 đến năm 2015 (b)
Dinito oxit đóng góp gần 6% lượng bức xạ do các khí nhà kính gây ra. Đây là loại khí quan
trọng thứ ba trong tổng số này. N 2O được phát thải ra không khí từ cả nguồn tự nhiên (gần
60%) lẫn nguồn con người (xấp xỉ 40%), bao gồm các đại dương, đất, đốt sinh khối, sử dụng
phân bón và nhiều quá trình công nghiệp khác nhau. Nồng độ mol N 2O trong không khí trung
bình toàn cầu năm 2015 chạm đến con số 328.0±0.1 ppb, cao hơn năm trước 1.0 ppb và bằng
121% so với mức độ thời kỳ tiền công nghiệp (270 ppb). Mức tăng hằng năm từ 2014 đến
2015 lớn hơn nhiều so với tỉ lệ gia tăng trung bình trong hơn 10 năm qua (0.89 ppm).
+Những loại khí nhà kính khác

12



Hình 6: Nồng độ khí SF6 và các halocacbon theo từ năm 1975 đến năm 2015
Sulphur hexaf luoride (SF6) là một loại khí nhà kính khá mạnh. Nó được sản xuất bởi các
ngành công nghiệp hóa chất, chủ yếu là như một chất cách điện trong các thiết bị phân phối điện.
Nồng độ mol hiện tại của nó là khoảng 2 lần mức quan trắc được giữa những năm 1990 .
Chất làm suy giảm tầng ozone, chlorofluorocarbons (CFCs) cùng với các dẫn xuất
halogen hóa dưới dạng khí chiếm khoảng 12% bức xạ gây ra bởi các khí nhà kính.Trong khi
CFCs và hầu hết các khí halogen đang giảm, hydrochlorofluorocarbons (HCFCs) và
hydrofluorocarbons (HFCs), những loại khí nhà kính mạnh dù vẫn ở mức khá thấp nhưng đang
gia tăng với tỉ lệ nhanh chóng.Thông cáo này hầu hết chỉ ra các loại khí nhà kính tồn tại lâu
dài.Một cách tương đối, ozone ở tầng đối lưu tồn tại ngắn hạn có bức xạ có thể so sánh với bức
xạ của halogenuacacbon. Những chất ô nhiễm khác, chẳng hạn như carbon monoxide, nitrous
oxide và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, mặc dù không được gọi là khí gây hiệu ứng nhà kính,
vẫn có các tác động nhỏ trực tiếp hoặc gián tiếp đến bức xạ. Aerosol (các hạt vật chất lơ lửng), là
vật chất tồn tại ngắn hạn, cũng làm thay đổi khối bức xạ.

+Hơi nước :
Hơi nước chiếm thành phần chủ yếu và rất quan trọng trong việc gây ra Hiệu ứng nhà kính.
Ở một hàm lượng thích hợp, tức là khi mà hàm lượng các khí nhà kính cân bằng với tự
nhiên, hơi nước sẽ góp phần cân bằng nhiệt độ cho Trái Đất bằng việc phản xạ ánh mặt trời (một
ảnh hưởng có lợi), và việc bắt giữ tia cực tím (ảnh hưởng nhiệt). Khi lượng khí nhà kính trong
khí quyển tăng, nhiệt độ tăng, các yếu tố khí hậu sẽ thay đổi theo, bao gồm cả lượng hơi nước
trong khí quyển. Trong khi đó, hoạt động của con người lại không thêm trực tiếp một lượng hơi
nước đáng kể vào khí quyển. Lúc mà hơi nước tự do là một khí nhà kính, sự nóng lên toàn cầu sẽ
tăng lên khi hơi nước tăng.
+Khí O3 (ozon)
Là chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm chung
Nó được tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện (trong các tia chớp), tia cực tím

2.


Nguyên nhân gây gia tăng hiệu ứng nhà kính

13


2.1. Hoạt động công nghiệp:
Trong số các hoạt động của con người thì hoạt động công nghiệp là tác nhân quan trọng
gây ra sự thải các khí nhà kính. Các ngành công nghiệp là nơi sử dụng một lượng lớn nhiên liệu
hóa thạch (than, dầu, khí đốt). Ngoài CO 2, các ngành công nghiệp cũng tạo ra các loại khí nhà
kính khác như trong quá trình sản xuất phân bón, hóa chất, khai thác khoáng sản, hoạt động của
nhà máy nhiệt điện,... Tất cả chúng thải vào không khí một lượng khổng lồ khí CO2, NxOy, CH4.
Vào năm 2005, số lượng kênh thải ra khí gas gây hiệu ứng nhà kính tại các nước công
nghiệp phát triển đã tăng quá cao, gần “đánh đổ” kỷ lụccủa năm 1990 mặc dù trên phạm vi toàn
thế giới, cuộc đấu tranh chống lại sự nóng lên của khí hậu toàn cầu đã bắt đầu có những bước
chuyển biến tốt đẹp. Văn phòng phụ trách về sự thay đổi khí hậu toàn cầu thuộc Liên hợp quốc
cho biết vào năm 2005, các kênh phát tán khí gas ô nhiễm của 40 quốc gia công nghiệp phát triển
nhất đã lên tới con số 18,2 tỷ tấn, cao hơn so với 18,1 tỷ tấn vào năm trước đó. Cũng theo cơ
quan này, mức độ khí ô nhiễm thải ra lên đến mức đỉnh điểm là vào năm 1990 với 18,7 tỷ tấn khí
gasgây hiệu ứng nhà kính thải ra bầu khí quyển.Sự gia tăng lượng khí thải vào năm 2005 khẳng
định xu hướng biến động tăng lên của các kênh phát tán khí gas gây hiệu ứng nhà kính trên thế
giới,mặc dù hầu hết các quốc gia đều nỗ lực hành động để cố gắng giảm các kênh này. Phần lớn
trong số họ đều nhận thức rõ ràng rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên của khí
hậu toàn cầu – một hiện tượng thiên nhiên không hề được trông đợi.Theo những số liệu Liên hợp
quốc thu thập được trong thời gian qua, “kể từ năm 2000, các kênh thải ra khí gas gây hiệu ứng
nhà kính đã tăng thêm 2,6%”. Chỉ trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2005, riêng số kênh thải
ra khí gas gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ đã vượt qua 7,19 tỷ tấn lên 7,24 tỷ tấn.
Mặt khác, cũng theo những điều tra, nghiên cứu của Cơ quan phụ trách vấn đề thay đổi khí
hậu thuộc Liên hợp quốc, trong giai đoạn này, sự gia tăng số lượng các kênh thải ra loại khí độc
hại này trên phạm vi toàn cầu một phần lớn bắt nguồn từ sự phục hồi kinh tế của các nước thuộc
hệ thống Liên bang Xô Viết.Các kênh thải khí gas ô nhiễm của Nga đã vượt qua 2,09 tỷ tấn vào

năm 2004lên 2,13 tỷ tấn vào năm 2005. Tuy vậy, các kênh phát tán khí độc hại của Ngavẫn còn ở

14


mức độ rất xa so với “kỷ kục” của nước này vào năm 1990 với 3 tỷ tấn khí thải, chính xác là
trước khi Nga ra lệnh đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư.Hiện tại, đất nước ta có khoảng gần 500 khu công nghiệp và vấn đề môi trường xung
quanh những khu công nghiệp này đang ở mức báo động.Tại địa bàn nơi có 2 khu công nghiệp ở
thành phố Hải Phòng , chỉ số các khí bụi lơ lửng cao bất thường, gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn
của Bộ tài nguyên và môi trường cũng như là tiêu chuẩn thế giới. Và không riêng gì Việt Nam, ô
nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp luôn là một bài toán khó, nhất là ở các quốc gia đang
phát triển.

2.2 Giao thông vận tải:
Sự phát triển nhanh các phương tiện giao thông vận tải của thế giới là nguyên nhân tiềm
tàng gây tăng hiệu ứng nhà kính.Trong quá trình hoạt động các phương tiện giao thông phát thải
vào khôngkhí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO 2, hydrocacbon,NO2, SO2,
khói đen, chì và các dạng hạt khác. Tùy theo loại động cơ và loạinhiên liệu mà khối lượng các
chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả. Trong những năm gần đây người ta chú ý
nhiều đến giao thông vận tảivì nó góp phần thải ra CO 2 – khí nhà kính quan trọng nhất. Trên toàn
thế giới, khỏang 15% CO2 trong không khí là do các phương tiện giao thông vận tải thải ra.Khi
dòng xe lưu thông trên đường, đặc biệt là khi hãm phanh, các lốp xe sẽ ma sát mạnh với mặt
đường làm mòn đường, mòn các lốp xe và tạo ra bụi đá,bụi cao su và bụi sợi. Các bộ phận ma
sátcủa phanh bị mòn cũng thải ra bụi kẽm, đồng, niken, crom, sắt và cadmi. Ngoài ra quá trình
cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon. Bên cạnh các nguồn bụi sinh ra từ xe, còn có
bụi đất đá, cát tồn đọng trên đường do chất lượng đường kém, do đường bẩn và do chuyên chở
các vật liệu xây dựng, chuyên chở rác.


15


Tại thủ đô Hà Nội, theo phân tích của Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam được
công bố vào đầu năm 2017, lượng bụi trung bình tại Hà Nội là 50.5 µg/cm 3 trong năm 2016, gấp
2 lần so với chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới WHO.
Trong những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 4/2016, lượng bụi tại Hà Nội còn ở ngưỡng từ
80µg/m3 đến 100 µg/cm3, thậm chí ngày 29/2 lượng khí bụi có đường kính 10µm còn lên đến
140 µg/cm3. Trong năm 2016,Hà Nội có đến 282 ngày không khí không đạt chất lượng tốt.
2.3 Khai thác rừng
Việc gia tăng khai thác gỗ và ô nhiễm môi trường không khí ở các nước đangphát triển là
cho diện tích rừng suy giảm nhanh chóng. Tính trung bình, tốc độmất rừng hàng năm của thế
giới vào khoảng 20 triệu ha.Bên cạnh suy giảm vềdiện tích, chất lượng rừng cũng bị suy
giảm.Những nguyên nhân trên đang làmgiảm khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng thế giới theo
thời gian.Sự mất rừngchủ yếu là do chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, vẫn ởmột tốc độ
nhanh: khỏang 13 triệu ha mỗi năm.
Trong giai đoạn 2000-2005 thì tỉ lệ mất rừng toàn cầu giảm còn 7,3 triệu hamỗi năm (so
sánh với tỉ lệ mất 8,9 triệu ha mỗi năm trong giai đoạn 1990 -2000).Khai thác gỗ là nguyên nhân
chính gây mất rừng.
2.4 Hoạt động nông nghiệp
Dân số ngày càng tăng làm cho nhu cầu về lương thực thực phẩm của conngười tăng lên.
Con người phải đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất, tăng cườngquay vòng sản xuất, sử dụng một
khối lượng lớn các phân bón hoá học và cácthuốc bảo vệ thực vật. Điều này đã làm cho đất bị
giảm độ phì nhiêu, ô nhiễmnặng nề do dư lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật. Ngày
12/1, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) dẫn báo cáo của Tổ chứcLương thực và Nông nghiệp
Liên hợp quốc (FAO), cho biết chăn nuôi gia súc là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu
ứng nhà kính.
Theo báo cáo trên, phân gia súc không chỉ làm ô nhiễm môi trường, màcòn phát tán khí
CO2 cũng như nhiều chất hóa học khác có tác động mạnh tới sựấm lên của Trái Đất. Đặc biệt

trong số đó có chất N2O, chiếm 65% lượng khí và chất hóahọc phát tán. Chất khí này có khả
năng làm Trái Đất ấm lên gấp 296 lần so vớikhí CO2 và CH4, loại khí độc hại hơn CO2 tới 23 lần.
2.5 Các hoạt động khác

16


Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên còn có các hoạt động sinh hoạt củacon người v.v…
tạo ra một lượng khoảng 2% khí nhà kính.Sự hoạt động của các loài vi khuẩn sống trong
khôngkhí cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

3. Thực trạng của Trái Đất :
Các nhà khoa học dự đoán rằng: nếu cứ để nồng độ carbon dioxit cứ tiếp tục tăng lên thì
sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn, rất có thể hiệu ứng nhà kính có mức độ giống
như thời kỳ kỷ Jura sẽ tái xuất hiện. Lúc đó, băng ở hai cực của trái đất sẽ tan ra, đất liền sẽ bị
thu hẹp, nhiệt độ tăng cao và một lượng lớn sinh vật sẽ bị huỷ diệt. Theo các phân tích mới đây:



Trong 200 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5 oC. Ước tính đến giữa thế
kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5oC, trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên
càng nhiều.Vùng Bắc cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu.



Diện tích của Biển Bắc cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang thu nhỏ lại.
Tính từ năm 1980, vùng Bắc Âu đã mất khoảng 20-30% lượng băng trên biển.Trong vòng 100
năm qua, mực nước biển trên phạm vi toàn cầu đã tăng từ 1-2mm mỗi năm. Kể từ năm 1992, tỷ
lệ này khoảng 3mm/năm. Có thể đưa ra một dẫn liệu ở Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50
cm vào năm 2100 và như vậy có thể làm biến mất 5.000 dặm vuông đất cao ráo và 4.000 dặm

vuông đất ướt.



Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lên mức kỷ lục. Tổ chức khí tượng thế giới (WMO)
cho biết:Kể từ sau năm 1750 , hàm lượng khí CO2 đã tăng 44%, chủ yếu là do việc đốt cháy các
nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng và những thay đổi về việc sử dụng đất đai.Nồng độ khí CO2
trong không khí hiện nay là 400ppm, trong khi đó mức chuẩn là 350ppm. Các phương tiện giao
thông ngày càng nhiều, dẫn đến lượng khí NO, NO2 ngày càng gia tăng. Về khí metan, loại khí
gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai, hàm lượng khí này trong bầu khí quyển cũng đã tăng 158%,
chủ yếu do các hoạt động của con người như khai thác các nhiên liệu hóa thạch và đổ các chất
thải
Trước những thực trạng như hiện nay, chúng ta chính là những người phải chịu tác
động trực tiếp từ hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

4. Tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính
Hầu hết giới khoa học đều công nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ các khí nhà kính tăng
lên trong khí quyển ở mức độ cao. Bản thân nó đã làm cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái
Đất nóng lên. Nhiệt độ nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay:



Đối với thế giới:

17




Các nguồn nước: Lượng nước sạch cung cấp cho ta hàng năm bị giảm rõ rệt. Hạn hán kéo

dài kèm theo mưa lũ triềnmiên. Thiếu nước cung cấp cho việc tưới tiêu, cho các nhà máy phát
điện. Chất lượng nước giảm làm cho các loài thủy sản không thể chống chọi được.



Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh tràn lan,
sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong
những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền
nhiễm.
Chứng "hắt hơi" tăng: Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, số người mắc các bệnh dị ứng
theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên trong những thập kỷ qua. Ngoài những thay đổi trong
lối sống và tình trạng ô nhiễm môi trường - là những điều kiện khiến con người dễ tổn thương
hơn trước những tác nhân gây dị ứng, lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là
nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong
những tác nhân gây dị ứng hàng đầu...



Sinh vật: Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật
trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi
đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.



Các tài nguyên bờ biển: Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này
cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và
bến cảng.




Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm
nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có
thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông. Xa hơn nữa, nêu nhiệt độ
của trái đất đủ cao thì có thể làm tan băng tuyết ở Bắc Cực. Và Nam Cực và do đó mực nước
biển sẽ tăng quá cao, gây ra nạn hồng thủy.
Tháng 3/2002, khối băng 500 tỉ tấn Larsen B ở châu Nam Cực từ rã rời thành hàng nghìn
mảnh nhỏ ngay trước mắt các nhà khoa học. Hè 2002, một khối băng 3 triệu tấn tách ra từ núi
băng Maili trên dãy núi vùng Capado thuộc Nga đã lao xuống, chôn vùi làng Karmadon dưới
150 mét băng vụn. Đầu 2004, nhà băng tuyết học Konrad Steffen, ĐH Colorado, Mĩ, cùng đồng
sự đã phát hiện băng trôi ra biển từ sông băng Petermann ở Greenland mỏng hơn 45m so với
2003. Nghiên cứu ở ĐH bang Montana cho thấy hơn 110 sông băng và những cánh đồng băng
tuyết vĩnh cửu đã biến mất khỏi Khu sông băng quốc gia ( Glacier National Park ) ở bang này
trong vòng 100 năm qua, 40 cái còn lại đang co hẹp dần. Cũng giống như một số sông băng tại
Alaska, hiện các núi băng ở dãy Alps, nóc nhà của châu Âu, có thể dịch chuyển 50m/ ngày, đe
dọa vô số làng mạc và các ống dẫn dầu.
Trước thảm hỏa băng tan đang ngày một rõ rệt, các chuyên gia đang tìm cách tìm hiểu tác
động qua lại giữa sông băng và khí hậu, và trong chừng mực có thể, đưa được ra dự báo tốc độ
tan chảy của các sông băng. Mối quan tâm của họ hiện nay là liệu khí hậu nóng lên ảnh hưởng
đến lớp vỏ băng địa cầu thế nào; và nỗi lo lớn nhất nằm ở Nam Cực bởi nơi đây chứa tới 90%
lượng nước ngọt của Trái Đất. Sông băng càng tan chảy thì càng đổ thêm nước ngọt ra biển, và
những dòng nước lạnh giá đầy băng càng tăng tốc hòa vào đại dương.
Nhà băng tuyết học Richard Alley, ĐH Pennsylvania nói : “Dòng băng chảy nhanh
hơn tức là mực nước biển tăng”. Băng tan làm ngập những vùng bờ biển thấp, băng tan sẽ điều
hòa khí hậu thay cho những dòng hải lưu của Đại Tây Dương hiện thời,vì lượng nước ngọt đổ
vào đại dương nhiều hay ít sẽ quyết định bao nhiêu ánh sáng mặt trời được hắt trở lại làm nóng
bầu khí quyển. Ông Alley thêm: “Nếu tất cả băng trên Trái Đất tan thì nước biển sẽ dâng lên 60m
nữa so với hiện nay”.

18





Sự biến mất của các hồ: Trái đất nóng lên khiến nhiều hồ biến mất. Hiệu ứng nhà
kính tác động đến hai địa cực một cách mạnh mẽ: 125 hồ ở Bắc Cực đã biến mất trong vài
thập kỷ qua. Lý do: Tảng băng vĩnh cửu ở dưới đáy hồ, vốn đã tồn tại từ hàng triệu năm, đã tan
chảy, khiến nước thấm qua đất và hồ cạn đi. Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào
chúng cũng biến mất theo.



Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn: Hiệu ứng nhà kính khiến tuyết tan sớm, tình trạng
khô hanh ở các khu rừng trầm trọng hơn, hỏa hoạn dễ phát sinh và lây lan. Trên thực tế, số vụ
cháy rừng tăng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của
nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra
các khu rừng. Mùa xuân đến sớm khiến tuyết tan sớm, làm cho tình trạng khô hanh ở các khu
rừng ngày càng trầm trọng, khiến chúng dễ bắt lửa hơn.



Nguồn nước nhiều, mưa tăng, gây lụt lội thường xuyên: Lụt lội diễn ra thường xuyên do
lượng mưa lớn. Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho
các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản c thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự
thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Khí bốc hơi, gây ra hiện tượng mưa
nhiều và lượng mưa lớn quanh năm, như vậy, gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có
thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.



Đất đai thu hẹp do mực nước biển dâng cao khi trái đất nóng lên, khiến khí hậu trái đất

thay đổi, tác động làm mực nước biển dâng cao. Mực nước biển dâng cao 30m trên phạm vi rộng
lớn có thể gây ngập lụt 3.7 triệu dặm vuông đất đai trên thế giới, còn với mực nước biển dâng
cao 5m đột ngột thì cuộc sống của 669 triệu người và 2 triệu dặm vuông đất đai sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.



Phát hiện 'hiệu ứng nhà kính ngược'
Với hiệu ứng nhà kính, CO 2 biến hành tinh chúng ta thành một cái bẫy nhiệt khổng lồ,
khiến cho nó nóng lên. Tuy nhiên, một phân tích mới đây của nhà khoa học Pháp về băng Nam
cực cổ đại đã phát hiện thấy chính CO2 cũng là sản phẩm của quá trình tích nhiệt của trái đất.
“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy hiện tượng ấm lên xuất hiện trước, rồi sau đó hàm lượng
CO2 trong bầu khí quyển mới tăng theo", Jean Jouzel của Viện Pierre-Simon Laplace ở Gif-surYvette, Pháp, nhận định.
Cho tới nay, các nhà khoa học đều nhất trí rằng ngoài hơi nước, thì CO 2 là tác nhân chính
gây nên hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, thật khó có thể phân định được yếu tố nào xuất hiện
trước: việc tăng hàm lượng carbon, hay hiện tượng ấm lên. Vì rằng chỉ cần nhiệt độ tăng lên chút
xíu cũng đủ để kích thích các cánh rừng và đại dương nhả nhiều CO 2 hơn, và đến lượt nó, CO2
lại tích lũy nhiệt cho khí quyển.
Đi tiên phong trong một công nghệ mới, nhóm của Jouzel đã thăm dò các bóng khí bị nhốt
trong một khối băng 240.000 năm tuổi (đây là thời kỳ trái đất ấm lên sau một kỷ băng hà). Họ
xác định hàm lượng CO2 và so sánh tỷ lệ của hai dạng nguyên tố khí argon trong các bóng khí đó
(tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiệt độ không khí tại thời điểm mà nó bị kẹt vào băng).
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một đợt tăng nhiệt độ xảy ra trước khi CO 2 tích lũy nhiều
trong bầu khí quyển. Phát hiện này trùng hợp với những bằng chứng tìm thấy trên băng hà xung
quanh và các hồ sơ khí hậu khác.Jouzel và cộng sự kết luận rằng, một yếu tố khác có thể là từ
ngoài trái đất (chứ không phải CO2), đã dẫn tới hiện tượng ấm lên đầu tiên này.

19



Tuy nhiên, "phát hiện mới cũng sẽ không làm thay đổi quan điểm (sự cảnh giác) của chúng
ta về hiện tượng ấm lên toàn cầu ngày nay", Martin Siegert, Đại học Bristol, Anh, cho biết.Theo
ông, nồng độ CO2 thực tế đang tăng lên, và vì vậy, cái gì kích hoạt nó đầu tiên đôi khi không
quan trọng lắm.Vấn đề là giờ đây, CO2 sẽ khuếch đại hiệu ứng ấm lên đó.
Và điều này cũng sẽ quan trọng trong tương lai, cho việc xây dựng các mô hình khí hậu
chuẩn xác hơn.



Hiệu ứng nhà kính làm ngày dài ra:
Khí thải gây hiệu ứng nhà kính (nhất là CO 2) không những làm nhiệt độ toàn cầu nóng lên,
mà nó còn kéo dài ngày, dù chỉ vài phần giây. Nguyên nhân là CO 2 làm tăng khối lượng của
nước và đất liền, khiến trái đất quay chậm hơn.Hiệu ứng nhà kính làm áp suất không khí tác
dụng lên lục địa và biển giảm đi, dẫn tới sự biến thiên của các luồng gió, làm thay đổi các dòng
hải lưu. Nhiệt độ tăng, băng tan làm hải lưu thay đổi mạnh hơn, và điều này gây ảnh hưởng tới
chuyển động quay quanh trục của trái đất.
Nhóm khoa học của Olivier de Viron, thuộc Hội Thiên văn Hoàng gia Bỉ, đã lập ra một mô
hình tính ảnh hưởng của khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO 2, N2O, SF6, CF4...) tới chuyển động
của trái đất. Theo đó, vào cuối thế kỷ 21 này, trung bình một ngày sẽ dài hơn một ngày hiện nay
khoảng 1,1 giây.



Động vật di cư lên đồi núi
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật đã di chuyển lên những vị trí cao
hơn để sinh sống, có lẽ là do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Tiêu biểu cho sự thay đổi vị
trí sống là chuột, sóc chuột và sóc.
Những biến động khí hậu cũng đang là mối hiểm họa đối với những động vật ở vùng cực,
chẳng hạn như chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, trong bối cảnh băng đang tan dần đi.




Nhịp sinh học của động vật thay đổi
Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà
bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ
không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp
sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền
thông tin di truyền cho thế hệ sau.



Thực vật bùng nổ ở Bắc Cực
Tình trạng tan chảy băng ở Bắc Cực có thể gây ra vô số vấn đề với động vật và thực vật ở
vĩ độ thấp; nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật sống ở vĩ độ cao, ngay cả tại vùng
cực. Cây cối ở Bắc Cực thường bị vùi dưới băng trong phần lớn thời gian của năm. Ngày nay,
băng tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của
chúng.Một số nghiên cứu gần đây phát hiện, nồng độ của sắc tố chlorophyl - được tạo ra trong
quá trình quang hợp của thực vật - ở Bắc Cực ngày nay cao hơn nhiều so với trước kia. Điều này
cho thấy số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên.



Nhiều công trình biến dạng
Hiệu ứng nhà kính không chỉ làm tan chảy băng ở địa cực, mà dường như còn làm biến
mất lớp băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt Trái Đất. Tình trạng này khiến cho hiện tượng co rút của

20


mặt đất xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở

hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp
băng vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi.


Vệ tinh quay nhanh hơn
Những tác động của khí carbon dioxide - nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính - đã
bắt đầu vươn tới không gian bên ngoài Trái Đất. Không khí ở tầng ngoài cùng hành tinh xanh rất
mỏng, nhưng những phân tử khí vẫn tạo ra lực cản khiến cho các vệ tinh nhân tạo giảm tốc độ.
Tình trạng đó khiến các kỹ sư phải thường xuyên tác động để đưa chúng về đúng quỹ đạo ban
đầu.Nhưng lượng carbon dioxide ở tầng ngoài cùng của khí quyển đang tăng lên từng ngày,
khiến cho không khí trở nên lạnh hơn và ổn định hơn. Khi khí quyển ổn định hơn thì lực cản mà
chúng tạo ra sẽ giảm đi, khiến cho các vệ tinh quay nhanh hơn.



Chiều cao của các dãy núi tăng lên
Những người leo núi có thể không để ý, nhưng dãy Alps và nhiều dãy núi khác đã cao dần
lên trong suốt một thập kỷ qua nhờ sự tan chảy của những lớp băng trên đỉnh của chúng. Trong
suốt 4.000 năm qua, sức nặng của những lớp băng này tác động xuống bề mặt Trái Đất, khiến
các dãy núi lún xuống. Khi chúng tan chảy, sức nặng đó được dỡ bỏ, và vùng đất bên dưới đã
nhô lên. Sự ấm lên của khí hậu làm tăng tốc độ tan chảy của những lớp băng trên đỉnh, nên các
dãy núi cũng đang vươn lên với tốc độ nhanh hơn.



Các kỳ quan đứng trước nguy cơ bị hủy diệt:
Trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ - từ trước tới nay luôn
được coi là biểu tượng của sự trường tồn - đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian.
Nhưng những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh
khủng khiếp.Sự dâng cao của mực nước biển và sự khắc nghiệt của thời tiết có thể gây thiệt hại

nghiêm trọng đối với những địa điểm được cho là không thể thay thế. Những trận lũ đã phá hỏng
Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan.



Đối với Việt Nam:



Theo kết quả nghiên cứu của thế giới, Việt Nam là một trong năm quốc gia và vùng lãnh
thổ chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trước tình hình thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Việt Nam
là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởngcủa nhiều thiên tai do thời tiết
như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt.
Mùa mưa từ tháng 4 lạnh và khô.Mùa mưa bão từ tháng sáu đến tháng 11.Hạn hán xảy ra
từ tháng 5 đến tháng 10 nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 trong các tháng khác nhau ở các vùng
khác nhau: Miền Bắc, cao nguyên Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung
Bộ, và Trung Bộ từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung bộ từ tháng 3 đến tháng 8.



Trung bình mỗi năm Việt Nam chịu khoảng 15-20 trận bão. Theo dự đoán năm 2017, mưa
bão lũ đến sớm và kéo dài, lũ ở khu vực Bắc Bộ sẽ nhiều hơn so với năm 2016. Tình hình thời
tiết, thuỷ văn sẽ tiếp tục có diễn biến phức tạp.Nhiệt độ sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Tây Bắc,
Đông Bắc, và cao nguyên Trung Bộ. Nhiệt độ sẽ tăng từ 1-2 độ C vào năm 2020 từ 1,5-2,5 độ C
vào năm 2070, . Trong mùa mưa, lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Bắc Trung Bộ và
Nam Trung Bộ. Vào nửa sau thế kỷ 21, đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và
khốc liệt do nước biển dâng. Hay, vấn đề triều cường, bão lũ của miền Trung còn nan giải hơn
nhiều khi tính đến yếu tố liên quan của hiện tượng biến đổi khí hậu.

21










Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau:
Giảm mưa dông
Mùa lạnh thu hẹp
Giảm sương mù
Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ
Bão tăng về tần suất, nhất là vào cuối năm và ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Trung Bộ

C-

BIỆN PHÁP HẠN CHẾ CÁC KHÍ NHÀ KÍNH



Ta thấy rằng vấn đề biến đổi khí hậu do sự nóng lên của Trái Đất, là một vấn đề mang tính
toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến sự sống của toàn thể các sinh vật trên Trái Đất và trong đó có
nhân loại chúng ta. Để sự sống không đứng trước nguy cơ bị hủy diệt, thì cần có những biện
pháp bảo vệ môi trường sống, và một trong nhưng biện pháp đó là cắt giảm lượng khí thải gây
nên hiệu ứng nhà kính.




Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ
nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách kí kết một hiệp ước có tên là Nghị
định thư Kyoto. Nội dung của hiệp ước này là việc cắt giảm khí nhà kính. Tuy nhiên, hiệp ước
này không được một số nước công nhận, trong đó quan trọng nhất là Mỹ với lí do là hiệp định
này có khả năng gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ.Tiến sĩ Roderic Jones thuộc
Trung tâm Khoa học Khí quyển, phân khoa hóa của Đại học Cambridge đã phát biểu: Tôi không
muốn làm mọi người lo sợ nhưng cùng lúc tôi nghĩ rằng thật là quan trọng nếu họ hiểu được
tình hình và, một cách tối yếu, sự cần thiết phải làm gì đó cho nó. Nghị định thư Kyoto rất quan
trọng, mặc dù vậy, theo (nội dung) đề cập, nó không đủ để cân bằng hóa CO2.



Tuy nhiên, về phía nội bộ nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí
độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ. Nhiều
nước đã có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.Trong ngành điện lạnh, không sử dụng CFC làm chất
sinh hàn Con người cần phải sử dụng năng lượng một cách hợp lý, để nhằm giảm lượng khí CO 2
sinh ra. Chúng ta cũng có thể giảm thiểu sự nóng lên của trái đất, bằng biện pháp tái sử dụng lại,
những gì còn có thể sử dụng được Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều
CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO 2 trong bầu khí quyển, từ đó làm
giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển. Ngoài việc đốc thúc các quốc gia, tổ chức quốc tế áp dụng
các biện pháp thiết thực làm giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học
đang tìm mọi cách để cứu trái đất. Cho dù rất khó khả thi nhưng ít nhiều cũng mở ra được một
cách nhìn mới đó là:

Các nhà khoa học Anh, sử dụng kĩ thuật “chôn CO 2 dưới đáy biển” hóa lỏng CO 2 rồi thông
qua đường dẫn dầu (không còn sử dụng) bơm CO 2 về mỏ dầu, ước tính thời gian lưu trữ có thể
lên đến 1 vạn năm.

Các nhà khoa học đưa ra ý tưởng sử dụng “màng che bầu trời”- một màng chắn nhằm

ngăn chặn triệt để bức xạ ánh sáng mặt trời, làm giảm nhiệt độ cho trái đất. Song kế hoạch này

22




vẫn nằm trong giai đoạn giả tưởng, vì chi phí quá cao và với điều kiện kỹ thuật hiện nay thì trong
tương lai gần khó có thể thực hiện được....
Vào ngày 12/12/2015, hội nghị thượng đỉnh COP 21 đã được thông qua với sự đồng ý của
196 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, từ nay đến năm 2020, các nước phát triển cam kết sẽ chi
100 tỷ USD mỗi năm nhằm giúp các nước đang phát triển trong việc đối phó với biến đổi khí
hậu. Thêm vào đó, nhóm 28 tỉ phú thế giới cũng đã cam kết tài trợ 20 tỷ USD nhằm sản xuất
năng lượng sạch giúp Trái Đất bớt nóng hơn.

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều hậu quả cho cả nhân loại trên toàn thế giới
này, mà Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đứng trước thực trạng hiện
nay, chúng ta cần hành động ngay lập tức.

Những chính sách của đất nước là yếu tố tiên quyết để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Hiểu
được điều đó, chính phủ nước ta đã sớm phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến
đổi khí hậu để cùng cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó.
Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách để ứng phó với Biến đổi khí hậu như:
Chương trình mục tiêu quốc gia về Biến đổi khí hậu
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Đề án quản lý phát thải khí nhà kính
Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cácbon...
Bảo vệ những cánh rừng nhiệt đới, siết chặt công tác quản lý rừng, đầu tư trồng rừng cũng
như các dự án trồng cây xanh trên lãnh thổ của mình


Các biện pháp quản lý hệ thống thuỷ lợi và thoát lũ, thiết lập hệ thống cảnh báo thiên tai
sớm và bảo vệ các vùng ven biển.

Những chính sách chỉ là một phần, còn ý thức, trách nhiệm của người dân mới thực sự góp
phần ngăn chặn biến đổi khí hậu. Hơn ai hết, chính chúng ta phải hành động để ngăn chặn Hiệu
ứng nhà kính và những tác hại tiêu cực của nó tới môi trường sống của con người.










Bạn cần nhớ rằng, bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví
dụ như: Tiêu thụ năng lượng, thói quen mua sắm, sử dụng phương tiện giao thông… Bởi vậy,
chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm soát lượng khí thải của mình.
Chỉ cần thực hiện các hành động nhỏ, bạn sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Ví dụ:
Trong gia đình và nơi làm việc:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. Sử
dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn
thắp sáng thông thường.
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng.
+ Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ, hãy để ở mức 25-26oC.
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy thay bằng các giải pháp sinh học hoặc các
chất có nguồn gốc từ thực vật.
+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà
kính từ chăn nuôi gia súc.

+ Giảm lượng rác thải nhà bếp: Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10
lần trọng lượng cơ thể. 1 kg rác đem chôn lấp sẽ sản sinh khoảng 2 kg khí mêtan.Tái chế giấy,
thủy tinh,nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm
năng lượng.
+ Giảm lượng giấy sử dụng: Sử dụng cả hai mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5 kg
khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
Khi mua sắm:
+ Hạn chế sử dụng túi nilon.

23


+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn nên biết, sử dụng tủ lạnh
tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần một nửa tấn CO 2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh
thông thường.
+ Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu
tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính.


Tại cộng đồng:
+ Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bởi cây xanh hấp thụ khí CO 2 rất tốt, và đại
dương cũng chính là một bể chứa CO2 khổng lồ.
+ Xanh hóa nghề nghiệp: Áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay trong ngành
học hoặc trong môi trường làm việc. Ví dụ: Xây dựng một trường học không rác thải, một môi
trường làm việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từnhững vật dụng tái chế, thiết kế các tòa
nhà tiết kiệm năng lượng, tận dụng các vật liệu địa phươnghoặc các vật liệu an toàn trước bão
lũ…
+ Tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của
cáccá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
Với sức mạnh của tập thể, một mầm xanh cũng có thể trở thành một rừng cây tươi tốt,

nhưng cũng chính sức mạnh ấy cũng có thể khiến cho mọi sự sống trở về con số 0. Hậu quả của
ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu là không thể lường trước.

Vì thế, hãy hành động, hãy làm tất cả để bảo vệ hành tinh xanh này – để
bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại. Hãy nhớ rằng, tương lai Trái đất
phụ thuộc vào chính bạn !

24


HẾT

__________________________
CHÚ THÍCH
Trong tài liệu có sử dụng một số từ viết tắt tên tổ chức, đơn vị đo như sau:



WMO ( World Meteorogical Organization)



NOAA





GAW (Global Atmosphere Watch
Programme)

WTO (World Trade Organization)
WHO (World Health Organization)



FAO (Food and Agriculture Organization)












PgC (petagram cacbon)
Ppm
Ppb
Ppt
PM-10
PM-2.5
TSP
AQI (Air Quality Index)
QCVN
TCMT

: Tổ chức khí tượng thế giới

: Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia
Mỹ
:Chương theo dõi khí quyển toàn cầu
: Tổ chức thương mại thế giới
: Tổ chức y tế thế giới
: Tổ chức lương thực thế giới
: 1015g cacbon
: 10-6M
: 10-9M
: 10-12M
: Nồng độ khí bụi có đường kính 10 µm
: Nồng độ khí bụi có đường kính 2.5µm
: Nồng đồ không khí bụi lơ lửng
: Chỉ số chất lượng không khí
: Quy chuẩn Việt Nam
: Tổ chức môi trường

25


×