Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

tich hop dia li 8 viet nam dat nuoc con nguoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 72 trang )

Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS PHÚ LƯƠNG
--------

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 8
TIẾT 25- BÀI 22:

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
( CÁC MÔN TÍCH HỢP: ĐỊA LÍ LỚP 8; NGỮ VĂN LỚP 7-8;
LỊCH SỬ LỚP 9; GDCD LỚP 9; MĨ THUẬT LỚP 6; LỚP9;
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG, TÍCH HỢP DẠY HỌC
QUA DI SẢN)

Họ và tên giáo viên: Trần Thị Xuân Lý
Trường PTDT Nội trú THCS Phú Lương
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015

Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

1



Dạy học theo chủ đề tích hợp

Mơn Địa Lí Lớp 8

PHỤ LỤC II

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Ngun
- Trường PTDT Nội trú THCS Phú Lương
- Đòa chỉ: Tiểu khu Lê Hồng Phong - Thị trấn Đu - Huyện Phú Lương
- Tỉnh Thái Ngun
- Điện thoại:02803874101
- Email:
- Họ và tên giáo viên: Trần Thị Xn Lý- Sinh ngày
1/5/1983
- Điện thoại: 0946352285.
- Email:

Giáo viên: Trần Thị Xn Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

2


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

PHỤ LỤC 3


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1.TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
DỰ ÁN: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8
CHỦ ĐỀ: Dạy học tích hợp các môn học: Địa lí; Lịch sử; Ngữ văn; GDCD; Mĩ
thật; tích hợp giáo dục kĩ năng sống và giáo dục học tập qua di sản.

Tiết 25- Bài 22 :

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là:
Môn Địa lí; Lịch sử; Ngữ văn; Âm nhạc; Giáo dục công dân; Mĩ thuật; kiến thức
về các di sản văn hóa Việt Nam…
- Kĩ năng: Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn:
Lịch sử; Ngữ văn; Âm nhạc; Giáo dục công dân; Mĩ thuật; Kĩ năng sử dụng, đánh
giá vai trò của các di sản văn hóa và di sản tự nhiên của Việt Nam…

1. Kiến thức bài học:
Học sinh nhận biết Vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Vai trò vị
thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Hiểu một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế chính trị của nước ta hiện nay,
những thay đổi to lớn về kinh tế xã hội và môi trường...
Nhớ được nội dung liên quan của một số bài thuộc lĩnh vực môn: Giáo dục
công dân, lịch sử, ngữ văn, Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc
Hiểu được giá trị của một số di sản tiêu biểu đối với đời sống tinh thần và vai
trò của nó đối với phát triển ngành dịch vụ du lich....
2. kĩ năng bài học :
Sau bài học người học có khả năng xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế

giới. Đọc, nhận xét bảng số liệu, Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình
huống có vấn đề trong bài học.
Hình thành và phát triển một số kĩ năng sống trong quá trình dạy học tích
hợp giáo dục về di sản văn hóa Việt Nam như: Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

3


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng đảm nhận
trách nhiệm, kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin.
3. Thái độ:
Sau bài học người học ý thức hơn vai trò trách nhiệm của mình đối với quê
hương đất nước. Yêu mến hơn đất nước và con người Việt Nam, hứng thú với môn
địa lí đặc biệt là địa lí Việt Nam. Tiếp thu tích cực các kiến thức liên môn đã sử
dụng để giải quyết các vấn đề trong nội dung bài học
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực
giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực
sử dụng công nghệ truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử
dụng bản đồ, lược đồ, năng lự sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, video clip.

* TÍCH HỢP LIÊN MÔN

- Địa lí lớp 8
Tiết 23- Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về Hiệp hội các nước Đông Nam
Á ASEAN
+Quá trình thành lập
+ Các nước thành viên
+ Mục tiêu hoạt động
+ Việt Nam trong ASEAN
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Phân tích đánh giá vai trò của tổ chức chính trị xã hội.
3. Thái độ:
- Trân trọng những thành tựu đã đạt được trong quá trình tham gia tổ chức
ASEan của Việt Nam.
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

4


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

- Có ý thức học tập , lao động, rèn luyện tham gia đóng góp vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Lịch sử lớp 9:
Tiết 50- Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội

( 1986- 2000)
1. Kiến thức:
- Biết được hoàn cảnh thế giới và trong nước đòi hỏi ta phải tiến hành công
cuộc đổi mới.
- Trình bày được nội dung đường lối đổi mới của Đảng.
- Trình bày được những thành tựu và hạn chế trong 15 năm thực hiện đường
lối đổi mới.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng xử lí số liệu để thấy được tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt
Nam.
- Kĩ năng nhận xét đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của đường lối đổi
mới.
3. Thái độ:
- Trân trọng những thành tựu đã đạt được trong quá trình đổi mới nền kinh tế
đất nước.
- Có ý thức học tập , lao động, rèn luyện tham gia đóng góp vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Ngữ văn lớp 8: Tiết 98: Nước Đại Việt ta
1. Kiến thức:
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài cáo: Bình Ngô Đại Cáo
- Niềm tự hào về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giứu nước vẻ
vang của dân tộc.
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận trung đại ở thể loại Cáo.
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

5



Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

3. Thái độ:
-Giáo dục ý thức độc lập tự cường, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
- Ngữ văn lớp 7:
Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người
1. Kiến thức:
Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài
ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc
trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
3. Thái độ:
-Yêu thiên nhiên và con người Việt Nam, thích sưu tầm và đọc thuộc các câu
ca dao, dân ca có nội dung về vê tình yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục công dân lớp9:
Tiết 7-8- Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
1.Kiến thức:
-Học sinh hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộcvà vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Xác định được những thái độ hành vi cần thiết để kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày những suy nghĩ của bản thân về các truyền thống tốt

đẹp của dân tộc.
- Xác định được giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát
triển dất nước.
3. Thái độ:
- Tôn trọng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

6


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

- Mĩ Thuật lớp 6:
Tiết 33-34: Kiểm tra học kì II: Vẽ tranh đề tài Quê hương em
1. Kiến thức:
- Học sinh vẽ được bức tranh đề tài quê hương.
2. Kĩ năng:
- Biết lựa chọn hình ảnh phù hợp ý tưởng, chủ đề bài vẽ.
- Dùng màu sắc hài hòa, làm nổi bật chủ đề.
3. Thái độ:
- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua bài vẽ.
- Mĩ Thuật lớp 9:
Tiết 5-6 : Vẽ tranh đề tài Phong cảnh quê hương
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm phương pháp cách thức vẽ tranh đề tài
phong cảnh quê hương.

2. Kĩ năng:
- Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn cảnh và xắp xếp hình tượng hợp
lí, nổi bật trọng tâm. Sử dụng màu sắ hài hòa có tình cảm.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học, yêu mến thiên nhiên quê hương mình phát huy
khả năng quan sát và tư duy sáng tạo thấy được vẻ đẹp của quê hương qua tranh
- Tích hợp Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng hợp
tác, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tìm kiếm và sử lí
thông tin.
- Tích hợp giáo dục học tập qua di sản:
- Bằng việc chuẩn bị bài học trước khi tiến hành nghiên cứu chủ đề bài tích
hợp, học sinh có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu về giá trị vai trò của các di sản ở Việt
Nam từ đó hình thành thái độ ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tinh thần trong di sản đó.
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

7


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
+ Số lượng: 32 em.
+ Số lớp thực hiện: 1lớp

+ Khối lớp: 8. ( 8B)
- Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
+ Dự án mà tôi thực hiện là tiết học đầu tiên của chương trình địa lí Việt
Nam, phần II trong chương trình Địa lí 8, Đối tượng các em học sinh khối 8 đã trải
qua hai năm học tập tìm hểu môn địa lí, nên việc tiếp cận với kiến thức địa lí không
còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh
giá mà các thầy cô giáo sẽ áp dụng trong quá trình giảng dạy.

4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời
sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn, yêu quê hương đất nước và
con người Việt Nam, thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc học tập cống hiến
xây dựng đất nước trong thời kì mới.
- Giúp học sinh buổi đầu tìm hiểu về địa lí Việt Nam, nắm vững kiến thức địa
lí Việt Nam về Vị trí địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, con người Việt Nam. Hiểu
đúng các thông tin mà giáo viên truyền tải. Sẽ là một điều thật thú vị khi học sinh
đuợc trực tiếp thực hành sưu tầm, khám phá, trình bày những hiểu biết của bản
thân về quê hương Việt Nam thông qua yêu cầu thực hành thảo luận trước khi tiến
hành nghiên cứu dự án kế hoạch bài dạy.
- Đối với giáo viên để dạy được một bài tích hợp kiến thức liên môn trong
bài đầu tiên về địa lí Việt Nam đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực phấn đấu và quan
tâm nhiều hơn đến các kiến thức môn học khác từ đó dần hoàn thiện bản thân, tạo
niềm tin cho người học, góp phần vào thành công cho sự nghiệp giáo dục.
- Giáo viên có cơ hội rèn luyện trau dồi kiến thức hiểu biết cá nhân trong khả
năng vận dụng các kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thuộc nội dung bài học
làm cho bài học phong phú và hấp dẫn.
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương


8


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

- Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên
môn vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc nội
dung chương trình môn mình dạy mà còn phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi
kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình
huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Học sinh được sử dụng kiến thức các môn học liên quan, tình yêu quê
hương đất nước, niềm đam mê mĩ thuật, âm nhạc để giải quyết các tình huống có
vấn đề trong bài học. Tự tin truyền đạt các nội dung kiến thức khoa học xã hội
trước tập thể từ đó phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho các em.
- Hồ sơ bài học đóng vai trò quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh. Giúp người giáo viên
kiểm tra đánh giá được năng lực học tập của học sinh, thái độ học tập của học sinh
để từ đó thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, tự học của học sinh.

5. THIẾT BỊ BÀI HỌC, HỌC LIỆU:
- Thiết bị: Máy chiếu, loa, laptop, tài liệu liên quan đến bài dạy (Sách giáo
khoa, sách giáo viên các môn: Lịch sử 9: Ngữ văn Lớp7 và lớp 8; GDCD lớp 7 và
lớp 8, Mĩ thuật lớp 6 và lớp 9…
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Video các đoạn phim liên quan bài học,
Phim tư liệu, bản ghi âm, phần mềm cắt chỉnh sửa phim ảnh studio pro, phần mềm
đổi đuôi total video conveter.
- Dạy học tích hợp – Giáo sư Tiến sĩ Trần Bá Hoành.

- Huớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí THCS – Bộ giáo
dục và đào tạo.
- Bài giảng thư viện điện tử violet; bài giảng của giáo viên các đồng nghiệp.
- Tư liệu trên mạng Internet...
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

9


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Mô tả cụ thể qua giáo án( phần sau) và bài giảng Powerpoint
- Do thời gian hạn chế sau đây tôi chỉ giới thiệu sản phẩm đã thiết kế đó là mô
tả hoạt động dạy và học qua bài giảng: Địa lí 8- Tiết 25- bài 22: Việt Nam đất nước
con người.
- Ðể dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học, đối với chủ đề Địa lí cụ thể
là đối với môn Địa lí 8 - Tiết 25- Bài 22: Việt Nam đât nước con người. Tôi cần
thêm một số nội dung của một số bài trong các môn: Lịch sử 9; Mĩ Thuật lớp 6 và
lớp 9 Ngữ văn lớp 8 và lớp7; GDCD lớp7 và lớp9;, Nội môn địa lí, Các kiến thức
về giáo dục môi trường, Giáo dục kĩ năng sống;Giáo dục qua di sản....
- Ðể nắm được nội dung bài học theo yêu cầu đó học sinh cần nắm được các
kiến thức liên môn đã nói trong phần tích hợp liên môn ở trên.

7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
A. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HƯỚNG TỚI

* Nội dung:
1.Về kiến thức:
Ðánh giá ở 3 cấp độ :
- Nhận biết: Sau bài học, học sinh biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế
giới. Các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam .
- Thông hiểu: Vai trò vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Hiểu
một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế chính trị của nước ta hiện nay. Thành tựu đã
đạt được trong phát triển kinh tế.
- Vận dụng: (Cấp độ thấp, cấp độ cao) Nhớ được nội dung của một số bài
liên quan thuộc lĩnh vực môn lịch sử, ngữ văn, Địa lí, Toán học, Mĩ thuật, Âm
nhạc…
2. Về kĩ năng:
Ðánh giá:
- Kĩ năng sử dụng bản đồ: Xác định vị trí nước ta trên bản đồ thế giới. Đọc,
nhận xét bảng số liệu.
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

10


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống có vấn đề
trong bài học. Phân tích, đánh giá các đối tượng địa lí, kĩ năng tổng hợp kiến thức,
phân tích thực hành.
3. Về thái độ:

Ðánh giá thái độ học sinh :
- Ý thức, tinh thần tham gia học tập.
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
- Có ý thức hơn về vai trò trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.
Yêu mến hơn đất nước và con người Việt Nam, hứng thú với môn địa lí đặc biệt là
địa lí Việt Nam. Tiếp thu tích cực các kiến thức liên môn đã sử dụng để giải quyết
các vấn đề trong bài học.
* Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. ( Phần sản phẩm của học sinh
trước khi tiến hành dự án).
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh. ( Đánh giá nội dung, hình
thức sản phẩm; ý thức tham gia của các thành viên trong quá trình nghiên cứu,
chuẩn bị cho dự án)
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau( các nhóm, tổ).
- Phiếu nhận xét và đánh giá kết quả, sản phẩm của HS.

B. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC
* KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH.
Ngoài việc kiểm tra đánh giá sản phẩm, quá trình tham gia chuẩn bị cho dự
án của học sinh trước khi tiến hành nghiên cứu dự án trên lớp giáo viên cần xác
định rõ các năng lực cần phát triển cho học sinh để nghiên cứu, tìm nguồn tài liệu
tham khảo , biên soạn hệ thống câu hỏi phù hợp khi xây dựng kế hoạch bài giảng
để phát triển năng lực cho học sinh, phát huy tính tự giác, hăng hái tham gia vào
hoạt động dạy và học, phát huy vốn kiến thức liên môn của học sinh trong việc giải
quyết một số tình huống thực tế.
Bởi vậy ngoài các câu hỏi hướng tới hình thành các năng lực chung như:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương


11


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự học.... thì giáo viên cần chú ý đến hệ thống các
câu hỏi hình thành các năng lực chuyên biệt của môn địa lí cho học sinh như: Năng
lực sử dụng bản đồ, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng hình
ảnh, hình vẽ, video clip, mô hình.... (Dưới đây là một số ví dụ câu hỏi cụ thể.)
Câu 1: Quan sát: Bản đồ các nước và vùng lãnh thổ trên

- Câu hỏi phát triển

thế giới.

năng lực sử dụng bản
đồ.
Học trên bản đồ và khai
thác kiến thức trên bản
đồ là cách học đặc trưng
của bộ môn địa lí. Bản đồ
và Át lát địa lí là cuốn
sách giáo khoa thứ hai
của môn học này vì vậy
giáo viên cần hình thành
năng lực sử dụng bản đồ
cho học sinh một cách

thường xuyên và trở

Cho biết: Việt Nam nằm ở lục địa nào?
Tiếp giáp với biển và đại dương nào?
Câu 2: Quan sát lược đồ các nước trong khu vực Đông
Nam Á

thành kĩ năng sử dụng
bản đồ cho các em.

Cho biết: Việt Nam có biên giới trên đất liền và biên
giới trên biển chung với những quốc gia nào?
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

12


Dạy học theo chủ đề tích hợp

- Câu hỏi phát triển

Môn Địa Lí Lớp 8

Câu 1: Quan sát lược đồ kết hợp kiến thức hiểu biết cá
nhân

năng lực tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ.

Những câu hỏi kích thích
tư duy nhưng rất gần gũi
có thể xảy ra trong đời
sống nhằm khơi gợi sự liên
tưởng cũng như liên kết
vận dụng kiến thức đã học
để giải quyết.
Hãy chứng minh "Việt Nam là một trong những quốc
gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch
sử khu vực ĐNA."

Câu hỏi phát triển

Câu 1: Quan sát một số hình ảnh hoạt động của Việt Nam

năng lực sử dụng

khi tham gia các tổ chức quốc tế.

hình ảnh, hình vẽ,
video clip , mô hình.
Hệ thống hình ảnh
hình vẽ, video clip
phong phú đa dạng,
vừa đủ luôn là phương
tiện hữu hiệu lôi cuốn,

Hội nghị Bộ Trưởng các nước ASEAN

thu hút học sinh vào

bài học, tạo hứng thú
giúp học sinh có cái
nhìn trực quan từ đó
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

13


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

tiếp thu, rút ra được
kiến thức bài học một
cách tích cực và chủ
động.

Hội nghị Các nhà Lãnh đạo APEC tổ chức tại
Hà Nội tháng 11-2006
? Việt Nam đã tham gia các tổ chức quốc tế nào mà em
biết? Ý nghĩa của việc tham gia các tổ chức quốc tế đó
đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Câu 2: Qua trích đoạn video " Bác Hồ đọc tuyên ngôn
độc lập" đã khẳng định điều gì về Việt Nam trên trường
quốc tế?
Là một học sinh em cần làm những gì mỗi khi nhớ đến
Bác?
Ngoài hệ thống câu hỏi phát triển năng lực trên, khi triền khai bài học giáo

viên đưa ra nhiều dạng câu hỏi và học sinh vận dụng kiến thức môn địa lí và các
môn học khác trả lời.

- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Ví dụ: Trong câu hỏi điền

Trong quá trình kiểm tra đánh giá, giáo

khuyết: Việt Nam là một nước nằm

viên phải kết hợp rất nhiều hình thức

trên khối lục địa Á- Âu, thuộc khu vực

như: Vấn đáp; Trắc nghiệm khách

Đông Nam Á. Là một đất nước độc

quan,...trong đó kiến thức liên môn được

lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh

áp dụng ở mức độ nhất định để học sinh

thổ.

vận dụng trả lời.

Học sinh thực hành trình bày kết Ví dụ: Đại diện các nhóm lên giới

quả hoạt động nhóm giới thiệu về thiệu về Việt Nam theo kết quả đã tìm
Đất nước con người Việt Nam.
hiểu nghiên cứu trước khi tiến hành
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

14


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

Đây là hình thức kiểm tra đánh giá
tương đối toàn diện góp phần giáo
dục các kĩ sống cho học sinh như kĩ
năng nói, đóng kịch, giao tiếp. Có
vai trò thúc đẩy quá trình học tập
trong giai đoạn chuẩn bị chủ đề và
thực hành dự án... Mặt khác học
sinh được tự trình bày kiến thức theo
ý hiểu và phong cách riêng của
mình.

nghiên cứu bài học trên lớp:
- Nhóm 1: Em hãy tìm hiểu và giới
thiệu về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
- Nhóm 2: Việt Nam trên con đường
phát triển và hội nhập trong các tổ

chức Quốc tế.
- Nhóm 3: Việt Nam - đất nước của các
di sản tự nhiên, văn hóa lịch sử.
- Nhóm 4: Việt Nam trong thơ ca và
trong trái tim em.
Dù là những biểu hiện nhỏ trong

- Giáo viên động viên tinh thần
việc vận dụng kiến thức liên môn để
học sinh trong giờ học
giải quyết vấn đề bài học cũng rất cần

sự động viên khích lệ của giáo viên, vì
vậy giáo viên cần có những ngôn ngữ,
cử chỉ khích lệ phù hợp để phát huy
vai trò của học sinh trong giờ học.

8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:
Hiểu được mục tiêu: Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ nhiều môn học, nắm
rõ về đất nước, con người Việt Nam trên các lĩnh vực: Vị trí địa lí, chủ quyền dân
tộc, quá trình phát triển và hội nhập quốc tế...Phát triển trí tuệ, hình thành tình yêu
quê hương đất nước, ý thức trách nhệm trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước, lòng
tự hào dân tộc, phát huy tính tự giác sáng tạo của người học nên các sản phẩm của
học sinh được hoàn thành đều dựa trên tinh thần trách nhiệm tự giác, tìm tòi khám
phá, vận dụng tối đa kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề, yêu cầu định
hướng hoạt động của giáo viên
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương


15


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

A. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN NHÓM CỦA HỌC SINH
CHUẨN BỊ CHO DỰ ÁN.

Phiếu học tập số 1: * NHÓM I: (nhóm Đồng Bằng)
Yêu cầu: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam, từ thủa khai sơn lập địa đã được khẳng định là một đất nước có
chủ quyền và giàu lòng tự tôn dân tộc. Một đất nước được hợp thành bởi phần đất
liền, vùng biển và vùng trời. Trong lời Đức Long Quân đã nói với Âu Cơ có viết:
"... Nay ta đem 50 con xuống biển, nàng đem 50 con lên non, chia nhau cai
quản các phương..." Trích: " Con rồng cháu tiên- Sách Ngữ Văn 6 tập I"
Trong câu nói ấy ta thấy: Vùng biển và vùng trời là hai bộ phận không thể
tách rời của lãnh thổ Việt Nam, mà từ xa xưa cha ông ta đã khẳng định chủ quyền
cai quản.

Kể từ đó nhân dân ta dù ở miền xuôi hay miền ngược đều chăm chỉ làm ăn,
giúp đỡ nhau khi khó khăn, nguy biến. Cùng nhau gây dựng và bảo vệ đất nước.

Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

16



Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

Vì chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, mà hàng ngàn năn nay các thế hệ con
cháu đất Việt luôn cố gắng gìn giữ từng tấc đất của cha ông để lại với tinh thần: "
Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ."
Thật vậy, trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, từ thời Bà
Trưng, Bà Triệu đến nay nhân dân ta đã kinh qua gian khổ, trải qua hàng trăm cuộc
đấu tranh để giữ gìn chủ quyền tổ quốc, để cho con cháu đời sau được hưởng tự do
và hòa bình.
Các bạn hãy cùng tôi nhìn lại những chặng đường đấu tranh giành độc lập,
chủ quyền của dân tộc để tự hào và tiếp thêm sức mạnh cống hiến và xây dựng đất
nước, phát huy vai trò là chủ nhân đất nước trong tương lai.
Bảng thống kê các cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập của dân tộc ta từ
nguồn gốc đến giữa thế kỷ XVIII
Tên cuộc đấu
tranh
Kháng
chiến
chống xâm lược
Tần (cuối thế kỷ
III TCN)

Vương triều

Lãnh đạo
Thục


Kết quả
Sáu năm sau giết
được Hiệu úy Đồ
Thư , nhà Tần bãi
binh

Năm

207

TCN

Triệu

Đà

đem

Thục An
Vương

quân xâm lược Âu

DươngQuân dân Âu Lạc vớiNăm 179 TCN sau
vũ khí tốt, tinh thầnkhi chia rẽ nội bộ
chiến đấu dũng cảm,Triệu Đà dùng mưu
thành Cổ Loa kiên cố,

tấn công và chiếm
có quân đội mạnh, có

được Âu Lạc. Âu Lạc
tướng giỏi, đánh bại
được quân Triệu Đà,rơi vào ách đô hộ của

Lạc

giữ vững được độc lập. nhà Triệu.
Cuộc kháng chiến

Trưng Vương

chống quân xâm
lược Hán (42 – 43)
Cuộc kháng chiến Lý Nam Đế
chống quân Lương
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Hai Bà Trưng

3/43 (6/2 Âm lịch),
Hai Bà Trưng hi sinh

ở Cấm Khê.
Lý Bí, nghiã quânNăm 544, Lý Bí lên
chiếm được thành Longngối hòang đế. Đặt
Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

17



Dạy học theo chủ đề tích hợp

xâm lược 545-550
Dương Đình Nghệ Dương Đình Nghệ
chống quân xâm
lược Hán ( 930931)
Chiến thắng Bạch
Đằng năm 938.
Cuộc kháng chiến
chống Tống thời Tiền Lê
tiền Lê (981)
Kháng
chiến
chống Tống thời Thời Lý

Kháng
chiến
chống Mông Thời Trần
Nguyên (Thế kỷ
XIII)
Chống quân xâm
Thời Hồ
lược Minh
Phong trào đấu
tranh chống quân
xâm lược Minh và
khởi nghĩa Lam
Sơn 1407 - 1427
Kháng
chiến

chống quân Xiêm Thời Tây Sơn
1785
Kháng
chiến
chống quân Thanh Thời Tây Sơn
1789

Môn Địa Lí Lớp 8

Biên.
tên nước là Vạn Xuân.
Quân Nam Hán bị đánhQuân Nam Hán bị
tan, Dương Đình Nghệđánh tan.
xưng Tiết độ sứ, tiếp
tục xây dựng nền tự
chủ.
Ngô Quyền cho đóngTrận Bạch Đằng kết
cọc sắt xuống
thúc hòan tòan thắng
lòng sông Bạch Đằng lợi.
Lê Hoàn

Thắng
chóng

lợi

nhanh

Lý Thường Kiệt


Năm 1077 kết thúc
thắng lợi

Vua Trần (lần I)
Cả 3 lần kháng chiến
-Trần Quốc Tuấn (Lần
đều giành thắng lợi.
II - Lần III)
Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly bị quân
Minh bắt vào cuối
tháng 6-1907 ở Hà
Tĩnh.

Khởi nghĩa Lam Sơn
Lật đổ ách thống trị
chống ách đô hộ của
của nhà Minh giành
nhà Minh do Lê Lợi lại độc lập
Nguyễn Trãi lãnh đạo
Nguyễn Huệ
Vua Quang
(Nguyễn Huệ)

Đánh tan 5 vạn quân
Xiêm
TrungĐánh tan 29 vạn quân
Thanh


Trong suốt chiều dài lịch sử từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ thứ XVIII đất nước
ta nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm phong kiến Trung
Quốc giữ vừng nền độc lập. Hai áng thiên cổ hùng văn được coi như hai bản truyên
ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta đã được công bố trong giai đoạn này.
Năm 1076 trước thế giặc mạnh xâm chiếm bờ cõi, Lí Thường Kiệt đã cho
người đọc vang bài thơ: " Nam quốc sơn hà" Trong đền Trương Hống, Trương Hát
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

18


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

để nâng cao tinh thần tướng sĩ, tạo đà cho đại thắng trên sông Như Nguyệt, giữ yên
đất nước:

Mùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi viết " Bình
Ngô Đại Cáo" để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành lại
độc lập cho Đại Việt ta.

... Xã tắc từ đây vững bền.
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại
minh

Lịch sử đấu tranh giành độc lập, chủ quyền của dân tộc ta càng thêm vẻ vang khi
nền độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững trước sự xâm lược của
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

19


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

Thực dân Đế quốc: Pháp- Mĩ và Phát xít nhật. Vượt qua bao khó khăn mất mát và
đau thương, nhân dân ta đã giành được độc lập hoàn toàn.

Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đầy khó khăn gian khổ
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Trên quảng trưởng Ba Đình Bác Hồ đã đọc bản

"Tuyên Ngôn Độc Lập" chính thức khai sinh ra nước Việt Nam. Khẳng định với
toàn thế giới : Việt Nam là một đất nước có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ.

Việt Nam được ghi tên trên bản đồ thế giới là một quốc gia nằm trên khối lục địa
Á- Âu, thuộc khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ bao gồm phần đất liền, vùng biển và
vùng trời. Là một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương


20


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

- Phần đất liền nước ta có diện tích: 331. 212 km2.
+ Bắc giáp Trung Quốc
+ Tây giáp Lào và Cam Phu Chia
+ Phía Đông; Đông Nam và Tây Nam giáp biển.
- Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông có diện tích hơn 1 triệu
km2 . Trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo
trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường sa có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ an
ninh quốc phòng trên biển. Vùng biển Việt Nam giáp gianh với vùng biển của 6
quốc gia: Trung quốc, Philippin, Brunây, Malayxia, Thái lan, Campuchia.
Vùng biển, chia thành 4 khu vực: Vùng Nội Thủy, Vùng Lãnh Hải, Vùng tiếp
giáp Lãnh Hải và Vùng đặc quyền kinh tế.

Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

21


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8


Nhìn lại quá trình lịch sử đấu tranh giành độc lập bắt đầu từ thời Âu Lạc đến
nay, Việt Nam có khoảng hơn 2273 năm lịc sử, trong đó có tới 1474 năm đất nước
bị chia cắt bởi chiến tranh loạn lạc.( 1096 năm Bắc Thuộc; 261 năm nội chiến LêMạc và Trịnh- Nguyễn; 117 năm bị xâm lược bởi Thực dân, Đế Quốc pháp, Mĩ,
Nhật.) Chỉ có gần 800 năm hòa bình độc lập. Chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết,
trân quý của nền độc lập, chủ quyền dân tộc. Vì thế, mỗi công dân Việt Nam hãy
luôn nêu cao tinh thần cống hiến và xây dựng đất nước, Thực hiện theo lời Bác Hồ
đã căn dặn:
"Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước."

Nhóm học sinh thực hiện:
1.

5.

2.

6.

3.

7.

4.

8.

Phiếu học tập số 2: NHÓM II: ( Nhóm Miền Núi)

Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý


Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

22


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

Yêu cầu: Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập trong các tổ chức Quốc
tế.
Việt Nam, một đất nước yêu chuộng hòa bình và luôn cố gắng vì một cộng
đồng thế giới ổn định và phát triển. Từ khi giành được độc lập dân tộc, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng
đồng quốc tế và khu vực.
Đảng và nhà nước ta xác định rõ: Một đất nước không thể tồn tại và phát
triển nếu không tham gia vào phân công lao động và trao đổi hàng hóa với quốc tế.
Vì vậy trong Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã tiến hành công cuộc
đổi mới đất nước đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng
hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển toàn diện".

Đại hội Đảng toàn quốc lần hứ VI năm 1986
Hiên nay,Việt Nam đã và đang là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng khu vực và quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác phát triển
nền kinh tế thế giới.

Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý


Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

23


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

- Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá
tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ ký kết trên 90 Hiệp định
thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54
Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song
phương với các nước và các tổ chức quốc tế.
- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực
với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ
thế giới, Ngân hàng thế giới...Hơn nữa vị thế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên
một tầm cao mới bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế
giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương.

Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ
1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương


24


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Địa Lí Lớp 8

Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu
(ASEM)

Hội nghị cấp cao Á- Âu tổ chức tại Việt Nam tháng 10 năm 2004
Năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Và trở thành một thành viên tích cực của diễn đàn này.

Hội nghị Các nhà Lãnh đạo APEC tổ chức tại Hà Nội tháng 11-2006

Giáo viên: Trần Thị Xuân Lý

Trường: PT DT Nội trú THCS Phú Lương

25


×