Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TỔNG hợp đề THI môn LUẬT CẠNH TRANH có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.51 KB, 27 trang )

TỔNG HỢP ĐỀ THI MÔN LUẬT CẠNH TRANH
Câu 1: Nhận định đúng sai? Giải thích tại sao?
a/ Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một DN trên thị trường liên
quan là thị phần của DN đó?
=> sai vì cần phải có 2 yếu tố : có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan
và có khả năng gấy hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
b/ Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của DN tổ chức bán hàng đa cấp
trái với quy định của PL về quản lý NN đối với bán hàng đa cấp?
=> đúng, vì căn cứ điều 48 luật cạnh tranh về các hành vi bán hàng đa cấp bất
chính.
c/ Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ
do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh?
=> sai, vì căn cứ điều 74, NĐ 116/2005 Cơ quan quản lý cạnh tranh có nghĩa vụ
chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh.
d/ Hành vi của DN dùng vũ lực để ép buộc KH phải giao dịch với mình là hành vi
ép buộc trong kinh doanh theo Đ.42 LCT năm 2004?
e/ Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đọan trước khi đưa ra hội
đồng cạnh tranh g/q?
=> sai, vì sau khi điều tra sơ bộ, nếu điều tra viên phát hiện ra dấu hiệu vi phạm
quy định của pháp luật canh tranh thì tiến hành điều tra chính thức vụ việc.
Nhận định:
a) Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội đồng
cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh.
=> sai, k1 điều 20 LCT, Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham
gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh
nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.


b) Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở


lên trên thị trường liên quan.
=> Sai , vì cần phải có 2 yếu tố : có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên
quan và có khả năng gấy hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
c) Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng
cạnh tranh tham gia.
=> sai, có ít nhất là 5 thành viên của hội đồng cạnh tranh tham gia.
d) Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi phát
hiện Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng cạnh tranh.
=> sai, xem thêm điều 85 LCT
e) Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh.
=> sai vì, . Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có
quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ công thương.( điều 107 LCT)
Câu 2 (5 đ)
Hãy so sánh địa vị pháp lý của Hội đồng cạnh tranh và Cục quản lý cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh
1. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ công thương.
2. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các
vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của
Luật này.
– Cục quản lý cạnh tranh.
1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản
lý cạnh tranh.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ công
thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và
hành vi cạnh tranh không lành mạnh;


d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hội đồng cạnh tranh có phải là cơ quan hành chính nhà nước không? Tại sao?
Chưa xác định được vì các yếu tố sau:
– Thứ nhất, xét về mặt tổ chức, chúng ta chưa xác định được Hội đồng cạnh tranh
trực thuộc Chính phủ hay Bộ Công thương. Nghị định số 05/2006/NĐ-CP chỉ quy
định Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập mà chưa
khẳng định rõ ràng nó trực thuộc cơ quan nào trong bộ máy hành pháp.
– Thứ hai, các luận thuyết nền tảng của pháp luật cạnh tranh đã khẳng định rằng
tính độc lập và tự quyết tạo nền tảng vững chắc cho các cơ quan quản lý cạnh tranh
hoạt động độc lập và có hiệu quả.
Câu 1 Các hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị xử lý như
thế nào?
Theo quy định tại các Điều từ 10 đến 17, Nghị định 120/2006/NĐ-CP, doanh
nghiệp thực hiện một trong các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ bị
xử lý như sau:
– Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi
vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận.
– Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện
hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận nếu thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
o Hàng hóa, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết
bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn
nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc
sức khỏe;
o Doanh nghiệp giữ vai trò tổ chức, lôi kéo các đối tượng khác tham gia vào thỏa

thuận.
– Ngoài việc bị phạt tiền theo những quy định trên, doanh nghiệp vi phạm còn có
thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục
hậu quả sau đây:


o Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao
gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi
phạm;
o Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao
dịch kinh doanh.
Câu 2 Những thỏa thuận nào được coi là thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho
doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh?
Theo quy định tại Điều 19, Nghị định 116/2006/NĐ-CP, thỏa thuận ngăn cản, kìm
hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
là:
– Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa
thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
o Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hóa, không
sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
o Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan;
– Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh
doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa
thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
o Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với
mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp
này;

o Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
Câu 3 Thị trường liên quan là gì? Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan
trong quá trình xử lý các vụ việc cạnh tranh?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Cạnh tranh, thị trường liên quan bao gồm
thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan:


– Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
– Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng
hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có
sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.
Việc phân chia thị trường liên quan thành thị trường sản phẩm liên quan và thị
trường địa lý liên quan không có nghĩa là có hai thị trường riêng biệt. Ngược lại,
đây là hai khía cạnh của một thị trường liên quan: khía cạnh sản phẩm và khía cạnh
địa lý.
Ví dụ: Thị trường nước giải khát có ga tại Việt Nam – Thị trường của sản phẩm
liên quan là các loại nước giải khát có ga có thể thay thế cho nhau trong một khu
vực địa lý liên quan là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Việc xác định thị trường liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xử
lý vụ việc cạnh tranh.
Thứ nhất, xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần
của từng doanh nghiệp trong vụ việc cạnh tranh.
Theo các quy định tại Khoản 2 Điều 9, Điều 11, Điều 18 và 19 của Luật Cạnh
tranh, thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện thỏa thuận đó hay không; xác định vị trí thống
lĩnh thị trường của doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp; xác định trường hợp tập
trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh tế cần phải
thông báo cho Cục Quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành.

Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trong để xác định hai doanh
nghiệp có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không. Các doanh nghiệp chỉ có
thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động
trên cùng một thị trường liên quan.
Thứ ba, xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế
cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra.
Câu 4 Những lí thuyết kinh tế nào được ứng dụng trong cách xác định thị trường
liên quan theo luât cạnh tranh 2004?
Lý thuyết cung cầu (Khả năng thay thế về cung của hàng hóa, dịch vụ; Khả năng
thay thế về cầu của hàng hóa, dịch vụ…),


– Lý thuyết giá trị (Chất lượng hàng hóa, dịch vụ; đặc tính lý, hóa, kỹ thuật của
hàng hóa; giá trị sử dụng của hàng hóa; giá cả của hàng hóa, dịch vụ…)
Câu 5 So sánh giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh
tranh?
Sự khác biệt giữa hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành
mạnh có thể được nhận biết thông qua xem xét bản chất tác động của các hành vi.
Hành vi hạn chế cạnh tranh có tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung, ảnh
hưởng tới nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở trên cùng thị trường. Ví dụ,
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp A có thể làm ảnh hưởng
tới nhiều doanh nghiệp B, C, D….khác trên thị trường. Ngược lại, hành vi cạnh
tranh không lành mạnh thông thường chỉ liên quan và nhắm cụ thể tới một hoặc
một nhóm doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ: doanh nghiệp A nói xấu doanh nghiệp B,
doanh nghiệp A sử dụng các chỉ dẫn gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp
B…
Câu 6 Trường hợp một cty CP ở Thành phố Hồ Chí Minh có giấy dăng ký bán
hàng đa cấp do Sở Thương mại HCM cấp có chi nhánh ở Đà Nẵng. Chi nhánh Đà
Nẵng lại thông báo bán hàng đa cấp ra một môt tỉnh khác. Xin hỏi chi nhánh đó có
quyền thông báo bán hàng đa cấp ra tỉnh khac không?

Pháp luật không quy định quyền tổ chức BHĐC của chi nhánh công ty. Chủ công
ty phải có nghĩa vụ thông báo hoặc chi nhánh công ty tại Đà Nẵng sẽ thông báo
theo ủy quyền./.
Câu 7 hậu quả kinh tế, xã hội của lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trừơng ?
Theo điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh có nêu hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường gây ra các hậu quả kinh tế, xã hội:
– Phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng: Doanh nghiệp lợi dụng vị trí độc
quyền, vị thế thống lĩnh thị trường áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng như:
i) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán tối
thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; ii) Hạn chế sản xuất , phân phối hàng hóa , dịch
vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho
khách hàng.


– Gây ra tình trang bất bình đẳng trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, gây
thiệt hại cho các doanh nghiệp khác: Lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường áp đặt
điều kiện thương mại khác nhau trong kinh doanh; Áp đặt điều kiện cho các doanh
nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp
khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng; Lợi dụng vị thế độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã
giao kết mà không có lý do chính đáng; Bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh; Ngăn cản việc tham gia thị trường cảu các đối thủ cạnh
tranh mới.
– Gây thiệt hại đối với Nhà nước: không phát triển khao học công nghệ, lãng phí
nguồn lực và giảm các nguồn thu từ thuế.
Giảng viên cho bài tập để làm quen:
Cty Thành công là Cty chuyên KDXK hàng dệt may chiếm 15% thị trg sp may
mặc tại VN.
Cty ký hợp đồng với Cty may Hòa hợp, có thị phần 20% thị trg sp liên quan.
Trong đó thỏa thuận khi 2 cty này có hạn ngạch hàng dệt may thì cty Thành công

sẽ đổi hạn nghạch dệt may vào thị trg Mỹ cho Cty Hòa hợp để lấy hạn ngạch vào
thị trường Châu Âu.
Hỏi:
1. Theo Luật cạnh tranh thỏa thuận trên có vi phạm hay không? giải thích
2. Cty Hòa Hợp sau đó ký 1 hợp đồng với Cty VinaFashion để cty này phân phối
các sp do cty Hòa hợp sản xuất trên thị trường VN. Trong hợp đồng có 1 điều
khoản:
” Cty VinaFashion chỉ được ký hợp đồng cung cấp các sp của Cty Hòa hợp có giá
trị dưới 50 triệu đồng. cho khách hàng. Tất cả hợp đồng có giá trị lớn hơn 50 triệu
phải được thông báo cho Cty Hòa hợp để Cty Hòa hợp trực tiếp ký hợp đồng cung
ứng cho khách hàng”. Hỏi điều khoản trên có vi phạm Luật cạnh tranh không? giải
thích.
Bài làm : do em tự làm, mọi người rãnh thì check lại dùm em nhé..


1. Thoả thuận phân chi thị trường của cty Thành Công và Hoà Hợp là không vi
phạm pháp luật, vì trong các thoả thuận hạn chế cạnh tranh tại điều 8 và 9 LCT
không quy định trường hợp trên.
2. Thoả thuận giữa công ty Hoà hợp và công ty Vinafashion là vi phạm pháp luật
cạnh tranh.
Căn cứ điểm a, khoản 1 điều 30 NĐ 116/2005,
“áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch
vụ là việc đặt điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung cứng dịch vụ khác
không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp
luật về đại lý;”

Đề thi môn
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Câu 1: Nhận định đúng sai? Giải thích tại sao?

a/ Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một DN trên thị trường liên
quan là thị phần của DN đó?
=> sai vì cần phải có 2 yếu tố : có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan
và có khả năng gấy hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
b/ Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của DN tổ chức bán hàng đa cấp
trái với quy định của PL về quản lý NN đối với bán hàng đa cấp?
=> đúng, vì căn cứ điều 48 luật cạnh tranh về các hành vi bán hàng đa cấp bất
chính.
c/ Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ
do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh?
=> sai, vì căn cứ điều 74, NĐ 116/2005 Cơ quan quản lý cạnh tranh có nghĩa vụ
chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh.


d/ Hành vi của DN dùng vũ lực để ép buộc KH phải giao dịch với mình là hành vi
ép buộc trong kinh doanh theo Đ.42 LCT năm 2004?
e/ Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đọan trước khi đưa ra hội
đồng cạnh tranh g/q?
=> sai, vì sau khi điều tra sơ bộ, nếu điều tra viên phát hiện ra dấu hiệu vi phạm
quy định của pháp luật canh tranh thì tiến hành điều tra chính thức vụ việc.
Nhận định:
a) Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội đồng
cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh.
=> sai, k1 điều 20 LCT, Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham
gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh
nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.
b) Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở
lên trên thị trường liên quan.

=> Sai , vì cần phải có 2 yếu tố : có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên
quan và có khả năng gấy hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
c) Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng
cạnh tranh tham gia.
=> sai, có ít nhất là 5 thành viên của hội đồng cạnh tranh tham gia.
d) Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi phát
hiện Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng cạnh tranh.
=> sai, xem thêm điều 85 LCT
e) Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh.
=> sai vì, . Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có
quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ công thương.( điều 107 LCT)
Câu 2 (5 đ)


Hãy so sánh địa vị pháp lý của Hội đồng cạnh tranh và Cục quản lý cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh
1. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ công thương.
2. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các
vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của
Luật này.
– Cục quản lý cạnh tranh.
1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản
lý cạnh tranh.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ công

thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và
hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hội đồng cạnh tranh có phải là cơ quan hành chính nhà nước không? Tại sao?
Chưa xác định được vì các yếu tố sau:
– Thứ nhất, xét về mặt tổ chức, chúng ta chưa xác định được Hội đồng cạnh tranh
trực thuộc Chính phủ hay Bộ Công thương. Nghị định số 05/2006/NĐ-CP chỉ quy
định Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập mà chưa
khẳng định rõ ràng nó trực thuộc cơ quan nào trong bộ máy hành pháp.
– Thứ hai, các luận thuyết nền tảng của pháp luật cạnh tranh đã khẳng định rằng
tính độc lập và tự quyết tạo nền tảng vững chắc cho các cơ quan quản lý cạnh tranh
hoạt động độc lập và có hiệu quả.
Câu 1 Các hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị xử lý như
thế nào?


Theo quy định tại các Điều từ 10 đến 17, Nghị định 120/2006/NĐ-CP, doanh
nghiệp thực hiện một trong các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ bị
xử lý như sau:
– Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi
vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận.
– Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện
hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận nếu thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
o Hàng hóa, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết
bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn
nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc
sức khỏe;

o Doanh nghiệp giữ vai trò tổ chức, lôi kéo các đối tượng khác tham gia vào thỏa
thuận.
– Ngoài việc bị phạt tiền theo những quy định trên, doanh nghiệp vi phạm còn có
thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục
hậu quả sau đây:
o Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao
gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi
phạm;
o Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao
dịch kinh doanh.
Câu 2 Những thỏa thuận nào được coi là thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho
doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh?
Theo quy định tại Điều 19, Nghị định 116/2006/NĐ-CP, thỏa thuận ngăn cản, kìm
hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
là:
– Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa
thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
o Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hóa, không


sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
o Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan;
– Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh
doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa
thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
o Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với
mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp

này;
o Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
Câu 3 Thị trường liên quan là gì? Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan
trong quá trình xử lý các vụ việc cạnh tranh?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Cạnh tranh, thị trường liên quan bao gồm
thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan:
– Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
– Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng
hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có
sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.
Việc phân chia thị trường liên quan thành thị trường sản phẩm liên quan và thị
trường địa lý liên quan không có nghĩa là có hai thị trường riêng biệt. Ngược lại,
đây là hai khía cạnh của một thị trường liên quan: khía cạnh sản phẩm và khía cạnh
địa lý.
Ví dụ: Thị trường nước giải khát có ga tại Việt Nam – Thị trường của sản phẩm
liên quan là các loại nước giải khát có ga có thể thay thế cho nhau trong một khu
vực địa lý liên quan là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Việc xác định thị trường liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xử
lý vụ việc cạnh tranh.
Thứ nhất, xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần
của từng doanh nghiệp trong vụ việc cạnh tranh.


Theo các quy định tại Khoản 2 Điều 9, Điều 11, Điều 18 và 19 của Luật Cạnh
tranh, thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện thỏa thuận đó hay không; xác định vị trí thống
lĩnh thị trường của doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp; xác định trường hợp tập
trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh tế cần phải

thông báo cho Cục Quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành.
Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trong để xác định hai doanh
nghiệp có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không. Các doanh nghiệp chỉ có
thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động
trên cùng một thị trường liên quan.
Thứ ba, xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế
cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra.
Câu 4 Những lí thuyết kinh tế nào được ứng dụng trong cách xác định thị trường
liên quan theo luât cạnh tranh 2004?
Lý thuyết cung cầu (Khả năng thay thế về cung của hàng hóa, dịch vụ; Khả năng
thay thế về cầu của hàng hóa, dịch vụ…),
– Lý thuyết giá trị (Chất lượng hàng hóa, dịch vụ; đặc tính lý, hóa, kỹ thuật của
hàng hóa; giá trị sử dụng của hàng hóa; giá cả của hàng hóa, dịch vụ…)
Câu 5 So sánh giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh
tranh?
Sự khác biệt giữa hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành
mạnh có thể được nhận biết thông qua xem xét bản chất tác động của các hành vi.
Hành vi hạn chế cạnh tranh có tác động tới môi trường cạnh tranh nói chung, ảnh
hưởng tới nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở trên cùng thị trường. Ví dụ,
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp A có thể làm ảnh hưởng
tới nhiều doanh nghiệp B, C, D….khác trên thị trường. Ngược lại, hành vi cạnh
tranh không lành mạnh thông thường chỉ liên quan và nhắm cụ thể tới một hoặc
một nhóm doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ: doanh nghiệp A nói xấu doanh nghiệp B,
doanh nghiệp A sử dụng các chỉ dẫn gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp
B…


Câu 6 Trường hợp một cty CP ở Thành phố Hồ Chí Minh có giấy dăng ký bán
hàng đa cấp do Sở Thương mại HCM cấp có chi nhánh ở Đà Nẵng. Chi nhánh Đà
Nẵng lại thông báo bán hàng đa cấp ra một môt tỉnh khác. Xin hỏi chi nhánh đó có

quyền thông báo bán hàng đa cấp ra tỉnh khac không?
Pháp luật không quy định quyền tổ chức BHĐC của chi nhánh công ty. Chủ công
ty phải có nghĩa vụ thông báo hoặc chi nhánh công ty tại Đà Nẵng sẽ thông báo
theo ủy quyền./.
Câu 7 hậu quả kinh tế, xã hội của lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trừơng ?
Theo điều 13 và Điều 14 Luật Cạnh tranh có nêu hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường gây ra các hậu quả kinh tế, xã hội:
– Phương hại đến lợi ích của người tiêu dùng: Doanh nghiệp lợi dụng vị trí độc
quyền, vị thế thống lĩnh thị trường áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng như:
i) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán tối
thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; ii) Hạn chế sản xuất , phân phối hàng hóa , dịch
vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho
khách hàng.
– Gây ra tình trang bất bình đẳng trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, gây
thiệt hại cho các doanh nghiệp khác: Lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường áp đặt
điều kiện thương mại khác nhau trong kinh doanh; Áp đặt điều kiện cho các doanh
nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp
khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng; Lợi dụng vị thế độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã
giao kết mà không có lý do chính đáng; Bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh; Ngăn cản việc tham gia thị trường cảu các đối thủ cạnh
tranh mới.
– Gây thiệt hại đối với Nhà nước: không phát triển khao học công nghệ, lãng phí
nguồn lực và giảm các nguồn thu từ thuế.
Giảng viên cho bài tập để làm quen:
Cty Thành công là Cty chuyên KDXK hàng dệt may chiếm 15% thị trg sp may
mặc tại VN.


Cty ký hợp đồng với Cty may Hòa hợp, có thị phần 20% thị trg sp liên quan.

Trong đó thỏa thuận khi 2 cty này có hạn ngạch hàng dệt may thì cty Thành công
sẽ đổi hạn nghạch dệt may vào thị trg Mỹ cho Cty Hòa hợp để lấy hạn ngạch vào
thị trường Châu Âu.
Hỏi:
1. Theo Luật cạnh tranh thỏa thuận trên có vi phạm hay không? giải thích
2. Cty Hòa Hợp sau đó ký 1 hợp đồng với Cty VinaFashion để cty này phân phối
các sp do cty Hòa hợp sản xuất trên thị trường VN. Trong hợp đồng có 1 điều
khoản:
” Cty VinaFashion chỉ được ký hợp đồng cung cấp các sp của Cty Hòa hợp có giá
trị dưới 50 triệu đồng. cho khách hàng. Tất cả hợp đồng có giá trị lớn hơn 50 triệu
phải được thông báo cho Cty Hòa hợp để Cty Hòa hợp trực tiếp ký hợp đồng cung
ứng cho khách hàng”. Hỏi điều khoản trên có vi phạm Luật cạnh tranh không? giải
thích.
Bài làm : do em tự làm, mọi người rãnh thì check lại dùm em nhé..
1. Thoả thuận phân chi thị trường của cty Thành Công và Hoà Hợp là không vi
phạm pháp luật, vì trong các thoả thuận hạn chế cạnh tranh tại điều 8 và 9 LCT
không quy định trường hợp trên.
2. Thoả thuận giữa công ty Hoà hợp và công ty Vinafashion là vi phạm pháp luật
cạnh tranh.
Căn cứ điểm a, khoản 1 điều 30 NĐ 116/2005,
“áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch
vụ là việc đặt điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung cứng dịch vụ khác
không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp
luật về đại lý;”


Đề thi môn
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Câu 1: Nhận định đúng sai? Giải thích tại sao?

a/ Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của nột DN trên thị trường liên
quan là thị phần của DN đó?
b/ Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hia2nh vi cảu DN tổ chức bán hàng đa cấp
trái với quy định của PL về quản lý NN đối với bán hàng đa cấp?
c/ Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tarnh chỉ cần sử dụng các chứng cứ
do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh?
d/ Hành vi của DN dùng vũ lực để ép buộc KH phải giao dịch với mình là hành vi
ép buộc trong kinh doanh theo Đ.42 LCT năm 2004?
e/ Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đọan trước khi đưa ra hội
đồng cạnh tranh g/q?
Câu 2: Anh chị hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị
trường gây thiệt hại cho các DN đối thủ để duy trì và cũng cố vị trí của DN thực
hiện hành vi?
Hành vi lạm dụng vị tri thống lĩnh có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ ko? Vì
sao?

Đề thi Luật cạnh tranh Lớp QT 31B
Thời gian 90′
Được sử dụng tài liệu


Câu 1 (4 điểm): Nhận định và giải thích
1. Pháp luật cạnh tranh là loại pháp luật chủ yếu mang tính ngăn cấm, can thiệp.
2. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều nhằm vào đối thủ cạnh tranh của
DN.
3. Tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm soát bởi cơ quan
quản lý cạnh tranh.
4. Hội đồng cạnh tranh quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong xử lý vi
phạm pháp luật cạnh tranh.
Câu 2 (3 điểm)

Hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để ngăn cản
hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh VN.
Câu 3 (3 điểm)
Các hành vi sau có vi phạm pháp luật cạnhtra nh hay không? Tại sao?
1. Công ty A có thị phần 35% trên thị trường liên quan đã đưa ra quyết định về tỷ
lệ giảm giá khác nhau cho các đại lý ở các địa bàn khác nhau.
2. Sáu công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị trường liên
quan đã ký thỏa thuận hợp tác lắp rápmaáy tính giá rẻ với thương hiệu chung và ấn
định giá bán loại máy tính này phải dưới 4 triệu đồng.


Đề thi Luật cạnh tranh lớp HS31A
Thời gian 90 phút
Được sử dụng tài liệu
câu 1 :
những nhận định sau đây đúng hay sai ? giải thích tại sao ?
1. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp .
2. Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp , không
cần xem xét hậu quả , thiệt hại cụ thể .
3. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của
chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan .
4. Bất kì tổ chức , cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh
tranh .
câu 2:
Hãy phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh.
câu 3:
hãy cho biết các hành vi sau có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không . tại sao ?
a. Nhận thấy công ty A sản xuất loại gạch men AKIRA rất nổi tiếng trên thị
trường , một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập đã lấy tên

là TAKIRA Co .Ltd.,
b. Công ty X sản xuất nước giải khát có ga có thị phần 40% trên thị trường liên
quan đã đưa ra chương trình khuyến mại cho các đại lý là mua 2 thùng nước giải
khát có ga sẽ được tặng 1 thùng . Điều tra cho thấy khi thực hiện chương trình
này , giá bán lẻ một chai nước giải khát có ga của công ty X sẽ thấp hơn giá thành
toàn bộ

Đề thi hết môn Luật cạnh tranh
Khoá 31


Khoa Pháp luật Kinh tế
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1: Khẳng định sau đúng hay sai (không phải giải thích vì sao)
a. Luật Cạnh tranh (2004) không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội.
b. Theo Luật Cạnh tranh (2004), các hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được
hưởng miễn trừ.
c. Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định
xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cục quản lý cạnh tranh.
d. Khi một hành vi kinh doanh cùng được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh (2004)
và các Luật khác thì Luật Cạnh tranh sẽ được ưu tiên áp dụng.
đ. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cấm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp
bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh
tranh.
e. Các doanh nghiệp được tự do tập trung kinh tế nếu sau khi thực hiện vẫn thuộc
diện doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
Câu 2: Vận dụng quy định của Luật Cạnh tranh (2004) để cho ý kiến của anh, chị
về các tình huống sau đây. (Giải thích ngắn gọn)
a. Để tham gia đấu thầu cho dự án X (một dự án đã được mời thầu công khai), các

đối thủ cạnh tranh A, B, C đã thông báo cho nhau về giá dự thầu bằng tiền VNĐ
trong các dự án tương tự trước đó.
b. Trong hợp đồng đại lý có điều khoản:
“Bên đại lý không được sản xuất cũng không được bán các sản phẩm cạnh tranh
theo như thoả thuận này và trong vòng 3 năm kể từ ngày thoả thuận này hết hiệu
lực”
c. Công ty A có thị phần là 35% trên thị trường đồ uống có ga loại đóng chai tại
Việt Nam.
Công ty có bản chào giá cho sản phẩm X đối với 2 khách hàng
– Khách hàng A: 20.000 chai – 5.000/chai (giá đặc biệt)
– Khách hàng B: 20.000 chai – 10.000/chai


Câu 3: Bằng quy định của Luật Cạnh tranh (2004), chứng minh Luật cạnh tranh
Việt Nam đã có sự phân biệt rõ trong việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh và
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Đề Thi Pháp luật cạnh tranh
lớp tm, ds 33b
thời gian làm bài 90 phút
sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
câu 1: 5đ
những nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích
1. Hành vi quảng cáo so sánh bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi
thông tin đượcsử dụng để so sánh là không trung thực.
2. khi nhận được kết quả điều tra từ cục quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh
phải tổ chức phiên điều trần để xem xét kết quả điều tra và ra quyết định xử lý vụ
việc
3. Cục quản lý cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn
yêu cầu của ít nhất một doanh nghiệp có liên quan.

4. Hội đồng cạnh tranh chỉ điều tra và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh
5. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được thanm gia vào
các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại điều 8 luật cạnh tranh
câu 2 (5đ)
Do chi phí sản xuất ở VN tăng cao, công ty thép A đã đặt một công ty Trung Quốc
tại tỉnh Quảng Tây gia công sản xuất sắt xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam và dán
nhãn hiệu thép của của công ty A.Nhờ đó công ty thép A bán sắt xâydựng ở VN với
giá thấp hơn thị trường.
Theo gương công ty A, các công ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt Trung
Quốc gia công và cùng với A tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được
lòng khách hàng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường


sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi phạm luật cạnh tranh, mặt
khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn).Theo yêu cầu của
các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép VN cũng làm đơn kiến nghị
chính phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng.
Tổng giám đốc công ty A cảm thấy lo lắng và muốn bạn tư vấn”
1. Công ty A có vị phạm luật cạnh tranh không? giải thích tại sao
2. Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm luật cạnh tranh không? tại sao?
3. Công ty A có phải thực hiện giá sàn không?
ĐỀ THI MÔN PHÁP LỤÂT CẠNH TRANH
thời gian làm bài 90 phút
lớp quốc tế 33b
câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích?
a. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên thị
trường liên quan là thị phần của doanh nghiệp đó.
b. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi bán hàng trái với quy định của
pháp luật điều chỉnh hoạt động này.

c. Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh và xử lý hành vi vi phạm
pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.
Câu 2: Hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường gây
thiệt hại trực tiếp cho các đối thủ cạnh tranh để duy trì và củng cố vị trí của doanh
nghiệp thực hiện hành vi.
câu 3:
Công ty A là công ty duy nhất có quyền cung cấp xăng máy bay trên các sân bay
Vịêt Nam. Do giá xăng dầu quốc tế tăng, công ty A yêu cầu hãng hàng không B
chấp nhận tăng giá bàn so với giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Hãng hàng
không B không đồng ý với lý do công ty A không áp dụng giá đó cho công ty C.
Sau đó công ty A đột ngột ngừng cấp xăng cho hãng hàng không B khiến toàn bộ
các chuyến bay của hãng hàng không B không thực hiện được.
câu hỏi
a. Công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? tại sao?
b. Trong trường hợp hành vi của công ty A gây thiệt hại cho hãng hàng không B thì


hãng hàng không B có quyền yêu cầu cơ quan thực thi luật cạnh tranh giải quyết
yêu cầu bồi thường thiệt hại không? giải thích tại sao?

Đề thi Luật Cạnh Tranh lớp TM31A
Thời gian 75 phút
Được sử dụng tài liệu
câu 1 (3d)
Hãy phân tích dấu hiệu để nhận dạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính và cho biết
tại sao hành vi này bị cấm.
câu 2(3d) : Nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích
d/ Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm.
e/ Việc bên mời thấy tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của 1 bên dự bên dự thầu
cho một bên dự thầu khác để bên này chỉnh sửa hồ sơ dự thầu nhằm mục đích

thắng thầu bị coi là hành vi thông đồng trong đấu thầu quy định tại K8D8 Luật
cạnh tranh.
f/ mọi hành vi sáp nhập doanh nghiệp đều phải tiến hành thủ tục tập trung kinh tế
tại cơ quan quản lý cạnh tranh
Câu 3:
Hãy cho biết có hành vi vi phạm luật Cạnh tranh trong những tình huống sau đây
ko? Nếu có thì hành vi là gì và hãy nêu rõ biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm
đó:
a/ Công ty X là 1 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có thị phần chiếm 27%
trên thị trường liên quan. Cty X kí hợp đồng đại lý với 1 cửa hàng vạt liệu xây


dựng Y theo đó cửa hàng này sẻ làm đại lý tiêu thụ vật liệu xây dựng cho cty X.
Trong hợp đồng có điều khoản ràng buộc cửa hàng Y không được làm đại lý tiêu
thụ vật liệu xây dựng cho các đối thủ cạnh tranh của cty X.
b/ Công ty TNHH A là công ty chuyên sản xuất dầu nhớt thị phần chiếm 38% trên
thị trường dầu nhớt VN. Do giá dầu thô trên thế giới tăng cao, công ty A quyết định
tăng giá các sản phẩm dầu nhớt do mình sản xuất và đồng thời giảm lượng cung
hàng hóa của mình trên thị trường mặc dù nguồn cung cấp nguyên liệu để công ty
A sản xuất dầu nhớ vẫn ổn định. Cùng thời gian đó, một thành viên sáng lập cty A
đã bán hết phần vốn thuộc sở hữu của mình trong cty A (52% vốn điều lệ của cty
A) cho cty Z – một cty sản xuất dầu nhớt ở Đức có thị phần khoảng 40% trên thị
trường dầu nhớt ở Đức.

Ề THI MÔN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Thời gian làm bài: 75 phút.Câu 1( 5 đ)
Những nhận định sau đây đúng hay sai? vì sao?
a. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu về bồi thường thiệt hại không
quá 100 triệu đồng thì Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải
quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

b. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có thể đồng thời là thành viên Hội đồng Cạnh
tranh.
c. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với
mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo luật cạnh tranh 2004.
d. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh 2004 có thể được hưởng miễn trừ theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ công thương.
e. Tất cả các thỏa thuận giữa 03 doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau về gia
bán hàng hóa, dịch vụ đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Câu 2 ( 5 đ)


Hãy phân tích về thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Các hành vi
hạn chế cạnh tranh có thể được hưởng miễn trừ không? Vì sao?

1. Yamaha liên doanh với cờ đỏ/ Sóc Sơn láp ráp xe gắn máy. Trong hợp
đồng liên doanh hai bên thoả thuận, khi liên doanh có nhu cầu vay vốn thì
bên Nhật sẽ lo liệu, khi liên doanh có nhu cầu xuất khẩu xe máy thì bên
Nhật sẽ bao tiêu, khi liên doanh thay đổi công nghệ thì chỉ được mua
công nghệ từ các nguồn do bên Nhật chỉ định, bên Việt Nam không được
liên doanh với các đối thủ cạnh tranh với bên Nhật và với chính liên
doanh. Sau một thời gian Cờ đở muốn liên doanh với Jarling/ Trung Quốc
để láp ráp xe máy Trung Quốc. Hỏi: Cờ Đỏ có vi phạm hợp đồng không?
2. Một doanh nghiệp Thái Lan đăng ký nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc
tại Hoa Kỳ năm 1993. Năm 1993 một công ty Việt Nam có trụ sở tại Phú
Quốc muốn bán nước mắm chính hiệu sang Hoa Kỳ thì vi phạm bản
quyền đã có sẵn. Hỏi: Xử lý tình huống này ra sao ?
3. Phoóc-môn trong bánh phở: đầu năm 2000, người yêu phở Bắc Hà
sửng sốt vì biết mình thường xuyên được ăn phở có pha phoóc- môn; một
hoá chất độc hại cho sức khoẻ thường được dùng để ướp xác chết trong
các nhà xác của bệnh viện. Hỏi: Xử lý tình trạng này ra sao ?

4. Cửa hàng quần áo trên phố Trần Nhân Tông trong cơn khó khăn không
tiêu thụ được hàng hoá, bèn trương biển quảng cáo “Đại hạ giá, giảm
75%” trước cửa hàng liên tục trong nhiều tháng, nhà bên cạnh thấy vậy
liền treo biển “Khai trương – Đại hạ giá” còn to và ấn tượng hơn nhà bên
cạnh. Hỏi: Làm thế nào để xử lý hành vi kể trên
5. Công ty luật Hà Nội liên tục đăng quảng cáo trên báo “Mua và bán” đề


nghị được giúp thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp và thông
báo sẽ hỗ trợ miễn phí một năm cho các doanh nghiệp sau khi được thành
lập. Một số công ty luật khác như Đông Kinh, Đại La, Thăng Long, Hòan
Kiếm…bị mất khách và cho rằng kiểu quảng cáo của công ty luật Hà Nội
là không hợp lý. Hỏi: Nhận định của anh/ chị về hiện tượng này?6. Nước
khoáng Waterman gửi cho tất cả đai lý và khách hàng một bản kết quả
giám định so sánh hàm lượng chất khoáng trong nước khoáng Waterman
và LaVie, theo đó nước khoáng Waterman có ưu điểm hơn hẳn LaVie.
laVie khởi kiện yêu cầu Waterman chấm dứt ngay hành vi cạnh tranh trên,
với lý do không được cạnh tranh so sánh với bản kết quả giám định không
có độ tin cậy. Hỏi: Cơ sở của đơn khởi kiện?
7. Sau một thời gian kinh doanh, quán ốc “Ông già” ở Quảng Bá trở nên
nổi tiếng. Liền sau đó các nhà hàng xóm cũng mở cửa hàng bán ốc với
biển hiệu “Ông già chính hiệu”. Tương tự như vậy không ai còn biết đâu
là phở Thìn chính hiệu, rượu Làng Vân, thịt chó Vân Đình, bánh đậu xanh
Rồng Vàng . Hỏi: Làm thế nào để lập laị trật tự trong lĩnh vực trên ?
8. Cò nhà hàng trước các quán trên phố Tống Duy Tân và các loại cò dịch
vụ khác, ví dụ cò công chứng, cò đổi ngoại tệ. lôi kéo khách hàng như
vậy làm khách hàng không dễ chịu. Hỏi: Pháp luật Việt Nam có quy định
gì về hiện tượng này?

ĐỀ THI MÔN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

LỚP QT32A
THỜI GIAN LÀM BÀI 90PH
SINH VIÊN ĐƯỢC USE TÀI LIỆU


×