Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Áp dụng mô hình lý thuyết trò chơi trong chiến lược chào giá của đơn vị phát điện trong thị trường điện cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Hoàng Văn Kỳ

ÁP DỤNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CHIẾN
LƯỢC CHÀO GIÁ CỦA ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN TRONG THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện- Hệ thống điện

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN - HỆ THỐNG ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH. TRẦN ĐÌNH LONG

Hà Nội - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu do tôi tôi thực hiện. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí, bài báo và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn.

Tác giả

Hoàng Văn Kỳ


II


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp...
Trước tiên, tác giả vô cùng biết ơn và kính trọng tới thầy giáo hướng dẫn GS.TSKH. Trần
Đình Long đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn trong quá trình làm luận văn. Tác giả cũng xin chân
thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Hệ Thống Điện Trường ĐHBK Hà Nội đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức suốt thời gian học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đõ và đóng góp ý kiến chuyên môn của
các đồng nghiệp ở Công ty Điện lực NghệAn.
Cuối cùng tác giả vô cùng biết ơn sự quan tâm, động viên của gia đình và bạn bè trong
thời gian qua. Nhờ đó, tác giả có thêm nhiều thời gian và nghị lực để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

III


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. II
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. III
MỤC LỤC....................................................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................... VII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ........................................................................ VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................... IX
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2
4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ............................................................ 2
6.Nội dung chính của luận văn ............................................................................ 2
CHƯƠNG I ....................................................................................................................... 3
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI ............................... 3
1.1. Tổng quan về phát triển thị trường điện trên thế giới .......................................... 3
1.1.1. Mô hình ngành điện truyền thống .......................................................... 3
1.1.2. Các yếu tố thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điện ...................................... 4
1.1.3. Những ý kiến trái chiều ....................................................................... 6
1.2. Quá trình hình thành và phát triển thị trường điện của một số nước tiêu biểu .......... 6
1.2.1. Các nước công nghiệp phát triển ........................................................... 6
1.2.2. Các nước Đông Âu ........................................................................... 10
1.2.3. Các nước đang phát triển khác ............................................................ 11

IV


1.2.4. Các nước khu vực Châu Á ................................................................. 13
1.3. Một số mô hình thị trường điện cạnh tranh điển hình ....................................... 14
1.3.1. Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba (TPA - Third Party Access) ........... 15
1.3.2. Mô hình một người mua .................................................................... 17
1.3.4. Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ............................................. 21
1.4. Đánh giá về phát triển thị trường điện tại các nước và các vấn đề cần lưu ý khi áp dụng vào điều
kiện Việt Nam. ............................................................................................... 23
CHƯƠNG II.................................................................................................................... 25
LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM 25
2.1. Quan điểm xây dựng và phát triển thị trường điện tại Việt Nam ......................... 25
2.2. Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam ................................................. 29
2.2.1. Giai đoạn thị trường nội bộ EVN ......................................................... 29

2.2.2. Giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh .............................. 38
2.3. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam .......................................... 46
2.3.1. Giai đoạn thử nghiệm ........................................................................ 46
2.3.2. Giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh ........................ 51
2.4. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam .............................................. 54
2.4.1. Giai đoạn thử nghiệm ........................................................................ 54
2.4.2. Giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh ............................ 56
CHƯƠNG III .................................................................................................................. 59
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TIẾN HÓA ÁP DỤNG CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỆN............... 59
3.1. Lý thuyết trò chơi ..................................................................................... 59
3.1.1. Giới thiệu lý thuyết trò chơi............................................................... 59
3.1.2. Các yếu tố của trò chơi ..................................................................... 60
3.1.3. Các loại trò chơi............................................................................... 61
3.1.4. Các vấn đề được nghiên cứu trong lý thuyết trò chơi ............................... 64
3.2. Cân bằng Nash (NE- Nash Equilibria).......................................................... 64
3.2.1. Các ví dụ về cân bằng Nash- NE ......................................................... 65

V


3.2.2. Tính ổn định ................................................................................... 68
3.2.3. Cân bằng Nash (NE) xảy ra ................................................................ 68
3.2.4. Tính toán cân bằng Nash ................................................................... 70
3.3. Lý thuyết trò chơi tiến hóa ......................................................................... 71
3.3.1. Giới thiệu lý thuyết trò chơi tiến hóa ................................................... 71
3.3.2. Sự thích ứng trò chơi tiến hóa và lý thuyết trò chơi (Adapting Game Theory to
Evolutionary Games) ................................................................................. 72
3.3.3. Cân bằng Nash (NE) và chiến lược tiến hóa ổn định (ESS-Evolutionarily Stable Strategy)

................................................................................................................. 73

3.3.4. Ví dụ về sự khác nhau giữa NE và ESS................................................ 74
3.4. Lý thuyết trò chơi với thị trường điện cạnh tranh ............................................ 76
3.5. Trò chơi tiến hóa trong chiến lược chào giá của các công ty phát điện ................ 77
3.5.1. Lý thuyết trò chơi tiến hóa cho chiến lược chào giá của các công ty phát điện .............78
3.5.2. Phân tích sự ổn định trong chiến lược chào giá các công ty phát điện dùng lý thuyết trò
chơi tiến hóa.............................................................................................................79
3.6. Kết luận .................................................................................................. 80
CHƯƠNG IV .................................................................................................................. 81
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ CHO CÁC NHÀ MÁY BẰNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
TIẾN HÓA ...................................................................................................................... 81
4.1. Khái niệm chào giá ................................................................................... 81
4.1.1. Sự cần thiết xây dựng một chiến lược chào giá ...................................... 81
4.1.2. Các hình thức chào giá ..................................................................... 82
4.1.3. Quy định bản chào giá theo thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm ......... 84
4.2. Kỳ vọng của các thành phần tham gia thị trường ............................................. 85
4.2.1. Kỳ vọng của nhà sản xuất .................................................................. 85
4.2.2. Kỳ vọng của người tiêu thụ ................................................................ 86
4.3. Chi phí phát điện ...................................................................................... 88
4.3.1. Hàm chi phí phát điện ....................................................................... 88

VI


4.3.2. Chi phí biên phát điện ....................................................................... 88
4.3.3. Tính toán giá trị nước cho hồ thủy điện. ............................................... 89
4.3.3.2 Quy định giá trị nước của Cục Điều tiết điện lực ................................... 90
4.4. Chào giá theo chi phí trong thị trường điện tập trung ....................................... 90
Bài toán chào giá trong thị trường điện tập trung............................................. 91
4.5. Phân tích chiến lược chào giá của các công ty phát điện ................................... 94
4.5.1. Chiến lược chào giá .......................................................................... 94

4.5.2. Nghiên cứu chiến lược chào giá cho các doanh nghiệp phát điện .............. 94
4.5.3. Ứng dụng thực tế ............................................................................. 96
4.6. Kết luận .................................................................................................. 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 101

VII


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Năm bắt đầu cải cách ngành điện của một số nước trên thế giới ......................... 3
Hình 1.2. Mô hình truyền thống ngành điện ....................................................................... 4
Hình 1.3. Mô hình tham gia của bên thứ ba (TPA) ........................................................... 16
Hình 1.4. Mô hình thị trường một người mua................................................................... 18
Hình 1.5. Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh ................................................... 20
Hình 1.6. Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh ................................................................ 22
Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển thị trường điện ở Việt Nam ......................................... 28
Hình 2.2. Cấu trúc thị trường một người mua nội bộ EVN ............................................... 29
Hình 2.3. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh một đơn vị mua hoàn chỉnh................ 39
Hình 3.4. Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh ................................................... 52
Hình 3.5. Cấu trúc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ........................................................ 57
Hình 4.1: Phân loại các hình thức chào giá ...................................................................... 82
Hình 4.2: Đồ thị đường chi phí các tổ máy. ...................................................................... 88
Hình 4.3: Đồ thị đường chi phí biên ................................................................................. 89
Hình 4.7: Đồ thị chào mua và bán. ................................................................................... 92

VIII


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Giá trị thưởng phạt trò chơi búa, dao, kéo. ....................................................... 62
Bảng 3-2: Chiến lược 1 của người chơi C ........................................................................ 63
Bảng 3-3: Chiến lược 2 của người chơi C ........................................................................ 63
Bảng 3-4: Chiến lược 3 của người chơi C ........................................................................ 63
Bảng 3.5: Trò chơi chỉ có một trạng thái cân bằng Nash .................................................. 66
Bảng 3.6: Trò chơi có hai trạng thái cân bằng Nash. ........................................................ 66
Bảng 3.7: Lợi nhuận của G1/G2 ($)................................................................................... 67
Bảng 3.8: Trò chơi đồng xu. ............................................................................................ 70
Bảng 3.9: Trò chơi người tù (Prisoners games) ................................................................ 74
Bảng 3.11: Ví dụ 3 .......................................................................................................... 75
Bảng 3.12: Ma trận thanh toán 2x2 của trò chơi không cân xứng. .................................... 78
Bảng 4.1: Bản chào mua và chào bán ............................................................................... 91
Bảng 4.2: Chi phí và doanh thu của mỗi công ty. ............................................................. 92
Bảng 4.4: Bảng chào của nhà máy thứ nhất ...................................................................... 96
Bảng 4.5: Bảng chào của nhà máy thứ hai........................................................................ 97
Bảng 4.6: Kết quả ma trận thanh toán từ kế hoạch chào giá trên....................................... 97

IX


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
-

Theo quy định của Luật Điện lực: Giá phát điện là một trong bốn thành phần


cơ bản của giá điện ( phát điện, truyền tải, phân phối và dịch vụ phụ trợ) trong đó
giá phát điện chiếm tỷ lệ lớn nhất.
-

Giá điện nói chung và giá phát điện nói riêng có tác động lớn đến phát triển

kinh tế - xã hội của quốc gia và tùy từng đối tượng trong chiến lược chào giá có
những tiêu chí và những ảnh hưởng khác nhau:
-

Đối với xã hội: chiến lược chào giá nhằm mục tiêu tổng chi phí phải trả cho

việc cung cấp điện là thấp nhất.
-

Đối với những người kinh doanh điện: giá chào phải mang lại lợi nhuận cao

cho những nhà cung cấp diện.
-

Đối với những người mua điện: giá chào phải thấp nhất mà thị trường chấp

nhận cung cấp.
-

Giữa các nhà cung cấp điện: cạnh tranh trong một trò chơi chung đảm bảo

cân bằng và bình đẳng.
-


Giá phát điện chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bất định như: giá

nhiên liệu, điều kiện thời tiết, biến động tài chính, chiến lược cạnh tranh của các đối
thủ...
-

Trong điều kiện có nhiều yếu tố bất định như vậy, việc áp dụng các mô hình

trò chơi trong lựa chọn quyết định chào giá có thể mang lại hiệu quả thiết thực.
Xuất pháp từ thực tế trên tác giả đề xuất hướng nghiên cứu cho luận văn với
tên đề tài
“Áp dụng mô hình lý thuyết trò chơi trong chiến lực chào giá của đơn vị phát
điện trong thị trường điện cạnh tranh”
2. Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu quá trình phát triển của thị trường điện cạnh tranh.

-

Nghiên cứu sự hoạt động của các mô hình thị trường phát điện cạnh tranh.

-

Tìm hiểu các dạng thị trường điên, phân tích các phương pháp chào giá của

các nhà máy điện thuộc ngành điện Việt Nam..
-

Nghiên cứu chiến lược chào giá trên thị trường điện Việt Nam bằng lý thuyết


1


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

trò chơi tiến hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng mô hình lý thuyết trò chơi trong chiến lực

chào giá của đơn vị phát điện trong thị trường điện cạnh tranh.
-

Phạm vi nghiên cứu: Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
-

Xác định giá thị trường cho các bên tham gia thị trường.

-

Tính toán trạng thái ổn định cho chiến lược chào giá bằng lý thuyết trò chơi

tiến hóa để đưa ra giá bán điện hợp lý.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

-

Đưa ra phương thức vận hành nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận cho

các nhà máy.
-

Phù hợp với quá trình cải cách ngành điện Việt Nam và chuẩn bị cho các

bước phát triển thị trường điện Việt Nam.
6. Nội dung chính của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về thị trường điện cạnh tranh.
Chương 2: Lý thuyết trò chơi tiến hóa.
Chương 3:Áp dụng lý thuyết trò chơi tiến hóa cho thị trường điện.
Chương 4: Phân tích chiến lực chào giá của đơn vị phát điện trong thị trường điện
cạnh tranh bằng lý thuyết trò chơi tiến hóa.

2


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
CHƯƠNG I

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI
Ngành công nghiệp điện của các nước trên thế giới trước những năm 80 của
thế kỷ 20 về cơ bản đều có chung một cấu trúc là tất cả các khâu trong dây chuyền
sản xuất, truyền tải và phân phối điện đều thuộc sở hữu của một công ty. Xu thế

cạnh tranh đã tạo nên những thay đổi đáng kể về nhận thức và hệ thống quản lý sản
xuất kinh doanh đối với ngành điện.
Từ năm 1980 trở lại đây, quá trình cải tổ ngành điện với những mức độ tự do
hoá và thị trường hoá khác nhau đã được tiến hành ở nhiều nước thuộc nhiều khu
vực khác nhau trên thế giới (Hình 1.1).
1.1. Tổng quan về phát triển thị trường điện trên thế giới
1.1.1. Mô hình ngành điện truyền thống
Tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp điện lực bao gồm 3
khâu chính: phát điện, truyền tải điện và phân phối điện đến người tiêu dùng. Cấu
trúc truyền thống của ngành điện là cả 3 chức năng nêu trên được tập trung trong một
công ty điện lực quản lý trên một vùng lãnh thổ nhất định gọi là công ty liên kết dọc. Tại
một vùng lãnh thổ, công ty điện lực liên kết dọc sẽ sở hữu và vận hành tất cả các nhà
máy điện, lưới truyền tải và lưới phân phối. Việc tập trung các chức năng trong một công
ty như vậy xuất phát từ quan điểm cho rằng nếu như một công ty sở hữu và vận hành
toàn bộ quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện thì việc phối hợp hoạt động một
cách đồng bộ để đem lại hiệu quả là tốt nhất. Với mô hình này các công ty điện lực sẽ
độc quyền trong việc sản xuất và cung cấp điện cho người tiêu dùng. Các công ty điện
lực liên kết dọc này chủ yếu là thuộc sở hữu nhà nước với quan niệm cho rằng điện là
một dạng hàng hoá đặc biệt, hệ thống điện thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mục tiêu lợi
nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của hoạt động kinh doanh của các công ty điện.

3


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1980 82 1990 1991 1992 1993 1995


Chile

Norway

UK
(England
Wales,
Scotland)

USA
(Califor
nia)

orthern
Ireland
Argentina

1996

1997

Sweden
NSW
(Australia)
New
Zealand

Finland
Portugal
Australia

(Victoria,
Queensland)
Japan
Brazil
Columbia
India
(Orrisa)

1998

1999

Spain
Singapore
China

Tasmania
(Australia)
EU

2000

Denmark
Ireland
France
Ontario
(Canada)

Austria
Belgium

Italia
NetherLand
S.Korea

Hình 1.1. Năm bắt đầu cải cách ngành điện của một số nước trên thế giới

3


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Phát điện

Truyền tải điện

Phân phối điện

Khách hàng

Hình 1.2. Mô hình truyền thống ngành điện
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong mô hình độc quyền liên kết dọc sẽ không
có yếu tố cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh điện. Tất cả các đơn vị thuộc
công ty điện lực đều thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do công ty đề ra.
Về phía khách hàng mua điện cũng không có sự lựa chọn người bán. Một lý do mà
trước đây coi khâu phát điện cũng là độc quyền tự nhiên vì phạm vi độ lớn của nhà
máy điện so với tiêu thụ là rất lớn. Trong giai đoạn đầu những năm 80 của thế kỷ
20, quan niệm về điện đã có chiều hướng thay đổi khi người ta coi điện cũng là một
loại hàng hóa đặc biệt không lưu trữ được. Khâu phát điện và bán lẻ điện được coi

là có tiềm năng cạnh tranh còn khâu truyền tải và phân phối là mang tính độc quyền
tự nhiên. Do vậy việc đưa cạnh tranh vào khâu phát điện và phân phối bán lẻ điện
đã được nhiều nước nghiên cứu và phát triển.
1.1.2. Các yếu tố thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điện
Từ thực tế phát triển thị trường điện các nước, có thể xác định những yếu tố
cơ bản thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điện, bao gồm:
- Các yếu tố đặc thù của từng quốc gia: Đối với Mỹ thì mức chênh lệch về
giá điện thực tế so với chi phí biên dài hạn và mức chênh lệch về giá giữa các bang
là yếu tố thúc đẩy cạnh tranh. Trong khi tại Cộng đồng Châu Âu thì nhân tố chính

4


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

trị muốn có một thị trường điện chung Châu Âu là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Ở
Nhật Bản, giá điện cao và sự tận dụng công suất phát do đồ thị phụ tải không đồng
đều là nguyên nhân thúc đẩy cạnh tranh.
- Nhu cầu huy động vốn đầu tư: Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt
là các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu vốn để xây dựng mới, đại
tu cải tạo các công trình điện là rất lớn. Vốn ngân sách của Chính phủ thường không
đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư các công trình nguồn điện. Theo dự báo của Uỷ ban
Năng lượng Thế giới, trong giai đoạn 1990-2020, các nước trong khu vực cần đầu
tư khoảng 143 tỷ USD/năm, trong đó nguồn đầu tư nước ngoài ước tính cần khoảng
48 tỷ USD/năm. Như vậy việc cải tổ ngành điện, phát triển thị trường điện cạnh
tranh là giải pháp tích cực để thu hút được đầu tư tư nhân vào ngành điện.
- Thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật: Quy mô của các nhà máy điện đã
được thay đổi nhờ có nguồn nhiên liệu khí rẻ tiền và các tổ máy tua bin khí có hiệu

quả cao, công suất nhỏ phù hợp với cạnh tranh trong phát điện. Ứng dụng công
nghệ tin học cũng góp phần làm thay đổi quan điểm trước đây về kinh doanh của
ngành điện. Công nghệ tin học cũng hỗ trợ cho các công ty trong việc quản lý kỹ
thuật, kinh doanh giao dịch khách hàng.
- Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa: Trong một nền kinh tế khép kín,
tính không hiệu quả của nền kinh tế dẫn đến chi phí cao đều chuyển cho khách hàng
phải chịu. Trong một nền kinh tế mở, hầu hết các ngành kinh tế đều có thể phát triển
trong môi trường cạnh tranh, các nhà đầu tư thường lựa chọn những nơi có điều
kiện đầu tư hấp dẫn nhất. Như vậy, vấn đề toàn cầu hóa tạo ra áp lực tăng hiệu quả
kinh doanh của ngành điện. Nền kinh tế toàn cầu hỗ trợ việc cải tổ ngành điện bằng
việc thúc đẩy sự xuất hiện của các công ty điện quốc tế những công ty có đủ nguồn
lực để tham gia cạnh tranh trong các thị trường điện.
- Ảnh hưởng của việc xây dựng thị trường điện ở các nước:. Một thực tế
cho thấy rằng việc xây dựng thành công thị trường điện ở một số nước cũng có tác
động tới các nước khác. Các nước đi sau có thể rút ra các bài học về kinh nghiệm
thành công cũng như thất bại trong quy trình xây dựng thị trường điện của các nước

5


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

đi trước. Tác động tích cực của quá trình đưa cạnh tranh vào ngành điện đối với nền
kinh tế một số nước như nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty điện lực,
giảm gánh nặng ngân sách đầu tư vào ngành điện, giảm giá bán điện v.v . động lực
mạnh mẽ thúc đẩy các nước đi sau đặc biệt là các nước đang phát triển đẩy nhanh
quá trình xây dựng thị trường điện.
1.1.3. Những ý kiến trái chiều

- Một số nước không đạt được kỳ vọng.
- Phân tán nguồn lực, khả năng đầu tư, vay vốn suy giảm, giảm khả năng đầu
tư ra nước ngoài.
- Giá điện có xu hướng tăng.
- Khó điều hành, rủi ro do thiếu kinh nghiệm.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển thị trường điện của một số nước
tiêu biểu
1.2.1. Các nước công nghiệp phát triển
Phần lớn các nước công nghiệp phát triển đã thực hiện cải tổ ngành điện và phát
triển thị trường điện lực ở các mức độ khác nhau và nhiều nước đã đạt được những
thành công nhất định, ảnh hưởng của phát triển thị trường điện cạnh tranh chỉ thể hiện
rõ trong giai đoạn dài hạn do kết quả tốt hơn của các quyết định đầu tư. Trong giai
đoạn ngắn hạn, mở ra thị trường cạnh tranh đã tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh được
ghi nhận ở nhiều nước công nghiệp phát triển trên cơ sở tư nhân hóa, công ty hóa. Giá
điện cho khách hàng được giảm đáng kể ở một số nước và giữ ổn định ở một số nước
khác. Giá bán buôn được giữ ở mức thấp so với chi phí xây dựng nguồn mới.
Trong các nước phát triển, United Kingdom, Australia, Norway, New Zealand
và Sweden là những nước đã thực hiện cải tổ ngành điện, phát triển thị trường điện
sớm nhất và đã đạt được nhiều lợi ích đáng kể. Việc cải tổ ngành điện tại các nước này
đều bắt đầu từ việc chia tách hoạt động truyền tải ra khỏi phát điện và phân phối điện.
Đồng thời việc chia tách ngang và thiết lập một số lượng nhất định các công ty phát

6


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


hoặc phân phối cũng được thực hiện để hạn chế lũng đoạn thị trường. Việc giám sát
quá trình cải tổ và hoạt động của thị trường được thực hiện bởi cơ quan điều tiết. Cơ
quan này là một cơ quan độc lập, một số nước có thể trực thuộc Bộ. Mô hình ban đầu
của thị trường các nước này thường là mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Các nước công nghiệp phát triển khác trong khối OECD (Organisation for
Economic Co-operation and Development) đều đã hoặc đang thực hiện phát triển
thị trường điện bao gồm toàn bộ các nước trong Cộng đồng Châu Âu, Canada,
Japan và các bang của Mỹ. Ủy ban Châu Âu đã thông qua một định hướng phát
triển thị trường điện Châu Âu (EC 96/92) vào ngày 19/12/1996. Theo đó các nước
trong Cộng đồng Châu Âu sẽ đưa định hướng này vào Luật Điện của từng quốc gia
và thực hiện phát triển thị trường theo một định hướng chung. Theo đó thời hạn và
mức độ phát triển thị trường được xác định chung cho các nước thành viên. Nhiều
nước đã thực hiện phát triển thị trường sớm hơn dự kiến. Đến năm 1999, thị trường
cạnh tranh bán lẻ đã phát triển tại Finland, Sweden, UK và Germany. Tại Denmark
vào năm 2000, tại Spain và Netherland vào năm 2007.
Vai trò vận hành lưới truyền tải trong giai đoạn đầu hình thành thị trường
chủ yếu dưới mô hình có sự tham gia của bên thứ ba có điều tiết hoặc theo thoả
thuận. Phần lớn các nước áp dụng hình thức có điều tiết. Một số ít nước sử dụng mô
hình một người mua. Sau đây sẽ mô tả tóm tắt quá trình phát triển thị trường điện,
những thành công và tồn tại của thị trường điện tại một số nước điển hình.
1. Tại Liên hiệp Anh
Quá trình cải tổ và mức độ phát triển thi trường
- Năm 1983, thông qua Luật Điện, khuyến khích xây dựng các IPP bán điện
cho Công ty Điện lực Trung ương (CEGB - Central Electricity Generating Board).
- Năm 1989, ra đời Luật Điện mới tạo cơ sở cho cải cách CEGB được tách
thành 2 công ty phát điện (National Power chiếm 46% và PowerGen chiếm 28%
tổng công suất đặt của hệ thống điện England và Wales), 1 công ty truyền tải quốc
gia (NGC - National Grid Company) có cổ đông là 12 công ty điện lực vùng được

7



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

hình thành. Thị trường điện hình thành tại Anh và sứ Wales theo mô hình cạnh
tranh bán buôn. Các giao dịch là bắt buộc thông qua thị trường. Tuy nhiên vẫn có
một số lượng nhỏ giao dịch theo hình thức hợp đồng song phương. Các khách hàng
công nghiệp lớn và các công ty phân phối được quyền lựa chọn nhà cung cấp. Tham
gia lưới điện theo hình thức có điều tiết. NGC đóng vai trò điều độ hệ thống và vận
hành thị trường. Cơ quan Điều tiết Điện lực (OFFER - Office of Electricity
Regulatory) giữ vai trò điều tiết.
- Từ năm 1998, các khách hàng mua điện, kể các hộ gia đình đều có quyền
lựa chọn người bán điện, như vậy thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã phát triển
hoàn toàn.
- Năm 1999, Cơ quan Điều tiết Điện lực và Cơ quan Điều tiết Khí được sáp
nhập thành Cơ quan Điều tiết Điện - Khí (OFGEM - Offce of Gas and Electricity
Regulatory)
- Năm 2002, tại Liên hiệp Anh bắt đầu tiến hành cải cách tổ chức của thị
trường điện, chuyển từ hình thức bắt buộc sang tự nguyện, hạn chế các rủi ro đối
với người mua điện trên thị trường.
Các thành công và vấn đề tồn tại
Khối Liên hiệp Anh là một ví dụ điển hình về quá trình tái cơ cấu và phát
triển thị trường điện cạnh tranh, tư nhân hoá và cải cách thể chế trong công nghiệp
điện. Nhìn chung, việc cải cách ngành điện ở Liên hiệp Anh được đánh giá là thành
công. Các kinh nghiệm của phát triển TTĐ tại Liên hiệp Anh đã trở thành khuôn
mẫu về chính sách cải tổ và phát triển thị trường điện cạnh tranh trong ngành điện
cho một số quốc gia khác. Theo tài liệu của Uỷ ban Năng lượng Thế giới, từ năm
1990, năng suất lao động của ngành công nghiệp điện tăng đáng kể (tăng 8% từ

1988 đến 1995). Giá bán điện cho người tiêu dùng giảm đáng kể (7,5% từ 1990 đến
1995). Các công ty phát điện kinh doanh có lãi với tỷ lệ thu hồi vốn 25% đối với hai
công ty lớn nhất trong giai đoạn 1993 đến 1999. Việc giảm giá điện đối với người
sử dụng tại UK được đánh giá là do cơ chế điều tiết và áp lực cạnh tranh.

8


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Tại Australia
Quá trình cải tổ và phát triển thị trường. Việc cải tố và tư nhân hóa tại
Australia được tiến hành cả ở cấp Bang và Liên Bang.
- Năm 1994, công ty điện lực bang Victoria được chia thành 5 công ty phát điện,
29 công ty phân phối cũ được sáp nhập lại thành 5 công ty phân phối. Lưới điện truyền
tải được chia ra làm 2 vùng do 2 công ty quản lý, Cơ quan Vận hành thị trường bang
(Victorian Power Exchange) được thành lập để vận hành thị trường bán buôn điện và
công ty lưới điện Victoria (PowerNet Victoria) quản lý lưới truyền tải điện. Mô hình ban
đầu là cạnh tranh bán buôn. Năm 1996, bắt đầu hình thành thị trường cạnh tranh bán lẻ ở
bang Victoria, các khách hàng lớn được quyền lựa chọn mua điện từ 5 công ty phân
phối. Đến năm 2000, tất cả các khách hàng đều được tự do lựa chọn nhà cung cấp.
- Năm 1994 bắt đầu tái cơ cấu ngành điện bang New South Wales. Phần
truyền tải của Pacific Power (TCTY Điện lực bang NSW) được tách ra và hình
thành lên một doanh nghiệp riêng thuộc sở hữu Nhà nước là Trans Grid. 25 công ty
phân phối được sáp nhập và tập đoàn hóa thành 6 công ty phân phối vào năm 1996.
Năm 1996 , thị trường bán buôn New South Wales bắt đầu đi vào hoạt động.
- Thị trường điện quốc gia của Australia National Electricity Market-NEM)
được thành lập theo từng giai đoạn trên cơ sở thị trường điện các bang . Giai đoạn 1

của thị trường (NEM 1) hoạt động vào năm 1997 với sự liên kết của các bang
Victoria, NSW và khu hành chính Thủ đô. Đến cuối năm 1998 NEM bắt đầu đi vào
hoạt động chính thức với sự tham gia thêm của 2 bang là South Australia,
Queensland. Tasmania dự kiến sẽ tham gia thị trường vào năm 2005. Giai đoạn đầu
thực hiện mô hình cạnh tranh bán buôn. Từ năm 2002 bắt đầu thực hiện mô hình thị
trường bán lẻ điện toàn phần, các hộ gia đình cũng có quyền lựa chọn nhà cung cấp.
Công ty quản lý thị trường điện quốc gia (National Electricity Market Management
Company- NEMCO) chịu trách nhiệm điều độ hệ thống và vận hành thị trường.
NEM là thị trường bắt buộc, các nguồn phát từ 30MW trở lên đều phải bán điện lên
thị trường. Các hợp đồng song phương là các hợp đồng tài chính nhằm hạn chế các
rủi ro do biến động về giá cả trên thị trường.

9


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Năm 1995 Cơ quan Điều tiết Điện lực quốc gia độc lập (Aụstralian
Competition and Consumer Commission - ACCC) được thành lập. Từng bang lại có
các cơ quan điều tiết riêng cho điều tiết thị trường điện từng bang. Từ đầu năm 2005
các cơ quan điều tiết liên bang và tiểu bang được thống nhất lại thành 1 cơ quan
điều tiết duy nhất.
Các thành công và vấn đề tồn tại
Việc mở ra thị trường cạnh tranh tại Australia được đánh giá là thành công.
Giá điện giảm đáng kể. Đặc biệt là ở giá bán buôn. Trong 2 năm từ 1995 đến 1997
giá bán buôn trên thị trường Victoria giảm hơn một nửa từ 28,1 A$ xuống còn 12,5
A$/1 MWh. Các khách hàng được tự do lựa chọn nhà cung cấp điện. Mức độ sẵn
sàng của nguồn điện tăng lên, từ 84% năm 1992 tăng đến 93% năm 1999.

Một số vấn đề tồn tại cần xem xét nghiên cứu như sau:
- Tiến trình tái tổ chức lại ngành điện ở các bang là khác nhau và ảnh hưởng
nhiều bởi các yếu tố chính trị. Điều này ảnh hưởng đến việc buôn bán giữa các bang
trong thị trường điện quốc gia.
- Nguyên tắc xác định giá khác nhau giữa các bang sẽ ảnh hưởng đến sự
không công bằng về cơ hội.
- Cơ quan điều tiết ở cấp liên bang và tiểu bang cùng tồn tại nên có nhiều
trùng lặp về chức năng và đã phải tiến hành hợp nhất thành một cơ quan duy nhất.
1.2.2. Các nước Đông Âu
Trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của các nước xã hội chủ
nghĩa thuộc Đông Âu, các công ty điện lực quốc gia ở các nước này đều theo mô
hình liên kết ngành dọc. Hệ thống điện các nước này khi đó nối với hệ thống điện
của Liên Xô cũ và đã thực hiện mua bán điện liên quốc gia trong khuôn khổ khối
Hội đồng Tương trợ kinh tế. Sau khi khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ tại Đông Âu, rất
nhiều nước trong số này (Hungary, Poland, Cộng hoà Séc, v.v...) đã theo đuổi các
chương trinh tư nhân hoá sâu rộng, kể cả ngành điện. Tuy nhiên, quá trình hình

10


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

thành thị trường tại các nước này cũng chỉ mới bắt đầu. Đây cũng là xu thế chung
của Châu Âu.
Mô hình chủ yếu tại các nước này là mô hình một người mua duy nhất.
1.2.3. Các nước đang phát triển khác
Xu thế phát triển thị trường điện tại các nước đang phát triển chậm hơn so
với các nước công nghiệp phát triển. Thị trường điện đã được mở ra ở một số nước

khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Chile là nước đầu tiên trên thế giới
thực hiện cải tổ ngành điện. Trong các nước đang phát triển Argentina và Chile
được coi là có những thành công nhất định. Thị trường điện tức thời của Argentina
tương tự như thị trường điện quốc gia Australia. Dưới đây là tóm tắt quá trình phát
triển thị trường của một số nước đang phát triển điển hình.
1. Tại Chile
Quá trình cải tổ và mức độ phát triển thị trường
Năm 1982 Luật Điện lực ra đời. Ý tưởng đầu tiên được đưa ra để thực hiện
xây dựng thị trường là chia tách các công ty nguồn và phân phối ra khỏi truyền tải.
Sau khi đã chia tách các công ty điện liên kết dọc, một loạt các thị trường điện khu
vực đã được thành lập hoạt động theo điều khiển của các cơ quan vận hành hệ thống
độc lập (ISO). Tiếp theo là thành lập cơ quan điều tiết và tiến hành cải cách cơ bản
về giá. Song song với việc cải tổ, quá trình tư nhân hóa cũng được tiến hành. Đến
cuối những năm 90, phần lớn các công ty điện của Chile đã được sở hữu bởi các
công ty tư nhân. Mô hình thị trường của Chile hiện nay là mô hình bán lẻ với các
khách hàng lớn được quyền lựa chọn nhà cung cấp.
Các thành công và vấn đề tồn tại
Chile là một trong những nước đang phát triển thực hiện thành công thị trường
điện. Việc mở rộng các nguồn điện chủ yếu được đóng góp bởi các nhà đầu tư nước
ngoài trong khi vẫn giữ được giá cung cấp điện thấp. Giá điện ở Chile thấp so với tiêu
chuẩn Quốc tế. Giá điện sinh hoạt trung bình năm Uscents/kWh 2002 là 8.25 và giá

11


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

điện công nghiệp là 5,51 US cent/kWh. Trong giai đoạn 1992 đến 2002, giá điện trung

bình đã giảm được 30%.
2. Tại Argentina
Quá trình cải tổ và mức độ phát triển thị trường
- Trước khi bắt đầu tư nhân hóa vào năm 1991, ngành diện lực Argentina bao
gồm 4 công ty liên bang, 2 công ty liên doanh quản lý hai nhà máy thủy điện liên
doanh giữa Argentina - Paraguay, Argentina - Uruguay, 19 công ty điện lực khu
vực.
- Cơ sở pháp lý cho tư nhân hóa là việc thông qua hai bộ luật (Luật Tình
trạng khẩn cấp và Luật về Cải cách) vào năm 1989 . Đến năm 1992, Luật Điện ra
đời là cơ sở pháp lý cho quá trình cải cách lại ngành điện lực. Cũng giống như
Chile, quá trình cải cách bắt đầu với việc tách sản xuất khỏi truyền tải, bán bớt một
số nhà máy và một số công ty phân phối. Từng bước thực hiện tư nhân hóa.
- Thị trường điện bán buôn tại Argentina được thành lập năm 1992. Thị
trường điện bán buôn được điều hành bởi một cơ quan vận hành độc lập phi lợi
nhuận, gọi là Cammesa. Cơ quan này là một liên doanh của Chính phủ và các công
ty phát điện. Giữ vai trò điều tiết là ENRE. ENRE chịu trách nhiệm đảm bảo quyền
sử dụng lưới truyền tải bình đẳng cho các đối tượng tham gia thị trường, giám sát
toàn bộ hoạt động của ngành điện. Hiện nay thị trường Argentina đang ở mô hình
cạnh tranh bán lẻ.
Các thành công và vấn đề tồn tại
Từ khi cải cách, đã có nhiều sự cải thiện đáng kể trong sản xuất và kinh
doanh điện. Giá điện giảm, độ tin cây cung cấp điện tăng, thất nghiệp giảm, năng
suất lao động cao hơn, đầu tư nước ngoài tăng lên, giảm được gánh nặng về nợ
nước ngoài của Chính phủ. Giá điện giảm, năm 1997 đã giảm được 60% so với năm
1992. Độ tin cậy cung cấp điện ở mức 22 giờ mất điện năm 1992 xuống chỉ còn 6
giờ năm 1995.

12



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.2.4. Các nước khu vực Châu Á
Quá trình cải tổ cơ cấu và thiết lập thị trường điện cũng bắt đầu diễn ra ở một số
tỉnh của Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Singapore Thái Lan,
Philippines, v.v... với những bước đi và thành tựu khác nhau. Tuy nhiên, chính thức
mới chỉ có Singapore và tỉnh Triết Giang (Trung Quốc) là đã thiết lập được thị trường
điện cạnh tranh. Triết Giang thực hiện mô hình cạnh tranh phát điện một người mua.
Singapore mới bắt đầu thực hiện mô hình cạnh tranh: bán buôn, các khách hàng lớn
được lựa chọn nhà cung cấp. Tóm tắt một số nét về cải tổ và phát triển thị trường một
số nước trong khu vực như sau:
1. Tại Trung Quốc
Quá trình cải tổ và mức độ phát triển thị trường
- Năm 1996, Luật Điện ra đời là cơ sở khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng
các nhà máy điện độc lập IPP. Tính đến năm l999, khoảng hơn 50% sản lượng điện
của Trung Quốc là do các IPP sản xuất.
- Năm 1998, Trung Quốc bắt đầu tập trung nghiên cứu phát triển thị trường
điện xây.dựng thị trường điện thí điểm tại một số tỉnh Sơn Đông, Thượng Hải, Triết
Giang, Lianing, Jilin và Hắc Long Giang.
- Hiện tại tỉnh Triết Giang và một số tỉnh đã đưa thị trường điện vào hoạt động
như Henan, Jiángu, Tứ Xuyên, Hunan. Thị trường điện thí điểm của Trung Quốc được
xây dựng theo mô hình thị trường điện một người mua. Trong đó, công ty điện lực tỉnh
đóng vai trò người mua duy nhất trên thị trường.
- Đồng thời với việc xây dựng thị trường điện, Trung Quốc đã thành lập Cơ
quan Điều tiết Điện lực Quốc gia (SERC) làm nhiệm vụ quản lý,
2. Tại Singapore
Quá trình cải tổ và mức độ phát triển thị trường
- Năm 1995, ngành điện lực Singapore tiến hành cải tổ cơ cấu tổ chức phân

tách Cục Điện lực trước đây thành các doanh nghiệp hoạt động trong từng khâu của
dây chuyền kinh doanh điện. Hai công ty Power Senoko và Power Seraya chịu trách

13


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

nhiệm quản lý các nhà máy điện cũ, công ty Tuas Power là công ty con của công ty
Temasek Holding Pte.Ld thuộc sở hữu nhà nước. Trong khâu truyền tải, công ty
PowerGrid được giao trách nhiệm quản lý lưới điện phân phối và truyền tải đồng
thời đảm nhận nhiệm vụ quản lý thị trường điện. Trong khâu phân phổi Công ty
Power Supply là công ty chịu trách nhiệm trong khâu phân phối và bán lẻ.
- Thị trường điện Singapore bắt đầu hoạt động từ tháng 8/1998 do công ty
Power Grid điều hành và quản lý. Thị trường điện Singapore được tổ chức theo hình
thức thị trường bắt buộc, tất cả điện năng giao dịch mua bán đều phải tham gia thị
trường. Tham gia thị trường điện ngoài 3 công ty phát điện nêu trên, còn có sự tham
gia của công ty phát điện trực thuộc Bộ Môi trường, một số IPP trong nước, nước
ngoài và các công ty bán buôn điện. Hiện tại thị trường điện tại Singapore là mô hình
bán buôn điện cạnh tranh.
Các thành công và vấn đề tồn tại
Singapore là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực cải cách ngành điện trong khu
vực Đông Nam Á. Singapore có nhiều thuận lợi để triển khai vì hệ thống điện tương
đối gọn, với nhiều hộ tiêu thụ điện công nghiệp lớn. Bài học rút ra là sự kết hợp
đồng bộ giữa cải tổ mô hình tổ chức ngành điện như phân tách công ty, công ty hóa,
tư nhân hóa... với xây dựng thị trường điện.

1.3. Một số mô hình thị trường điện cạnh tranh điển hình

Thực tế cho thấy rằng, trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của ngành
điện, khâu truyền tải và phân phối luôn mang tính chất độc quyền tự nhiên và sẽ
tiếp tục giữ vai trò độc quyền trong tương lai. Lý do chính là vì chi phí đầu tư xây
dựng hệ thống lưới điện rất lớn nên việc cung cấp dịch vụ truyền tải và phân phối sẽ
rẻ hơn và hiệu quả hơn rất nhiều khi một công ty cung cấp dịch vụ này trên một
phạm vi địa lý nhất định thay vì nhiều công ty khác nhau cùng xây dựng nhiều hệ
thống hạ tầng kỹ thuật trên cùng một địa bàn để cung cấp cho một khu vực hoặc
một khách hàng. Thời gian gần đây, nhiều mô hình cạnh tranh trong các hoạt động
điện lực đã được nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Để việc cạnh

14


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

tranh có hiệu quả, cần phải đảm bảo quyền được đấu nối vào lưới công bằng, không
phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường. Thực tế quá trình phát triển
thị trường cạnh tranh trên thế giới cho thấy có hai hình thức cơ bản của cạnh tranh
trong ngành điện là mô hình có sự tham gia của bên thứ ba (Third Party Access TPA) và các mô hình thị trường cạnh tranh. Hình thức thứ hai thể hiện dưới 3 dạng
mô hình cơ bản là : thị trường một người mua, thị trường cạnh tranh bán buôn, thị
trường cạnh tranh bán lẻ. Ngoài ra còn có một số biến thể của các mô hình này tùy
theo đặc thù phát triển thị trường điện của các nước.
1.3.1. Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba (TPA - Third Party Access)
Mô hình này thực chất là hình thức "bán dịch vụ truyền tải" trong đó khách
hàng và nhà sản xuất ký với nhau hợp đồng song phương, công ty sở hữu lưới
truyền tải chịu trách nhiệm điều hành lưới truyền tải để chuyên tải điện năng từ nhà
sản xuất đến khách hàng mua điện cuối cùng và được hưởng một khoản phí dịch vụ
cho công việc này. Có hai loại tổ chức mô hình có sự tham gia của bên thư ba, gồm:

Mô hình có điều tiết (Regulated TPA) và mô hình thỏa thuận (Negotiated TPA)..
Trong mô hình TPA có điều tiết, các công ty muốn nối lưới ký kết hợp đồng dựa
trên các qui định đấu nối, mức cước phí do cơ quan điều tiết qui định trên cơ sở
đảm bảo quyền lợi của các bên. Đối với mô hình TPA thỏa thuận, các công ty tự
thoả thuận về mức cước phí và các điều kiện để nối lưới. Trong hai cách nêu trên,
cách thứ nhất có nhiều điểm ưu điểm hơn vì nó sẽ hạn chế được hiện tượng phân
biệt đối xử của công ty quản lý lưới điện với các công ty sử dụng lưới điện và tiết
kiệm đáng kể chi phí giao dịch. Mô hình TPA được mô tả ở Hình 1.3.
Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba được thực hiện cá ở lưới điện truyền tải và
lưới điện phân phối. Mô hình này tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát điện và phân phối
điện. Việc thực hiện mô hình này sẽ hạn chế sự lạm dụng vị thế độc quyền của các công
ty điện lực liên kết dọc trong kinh doanh bán điện cho các khách hàng, khuyến khích các
công ty mới tham gia vào kinh doanh điện. Mô hình tham gia của bên thứ ba được lựa
chọn trong giai đoạn đầu của công cuộc cải cách thị trường hoá ngành điện ở các nước

15


×