Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá hiệu quả của nhà máy thuỷ điện nhỏ có xét đến yếu tố môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------ĐỖ MINH TRÍ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ
CÓ XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS Nguyễn Lân Tráng

Hà Nội - 2014


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN THUỶ ĐIỆN ..................................... 5
1.1 Tổng quan về nhà máy thuỷ điện ............................................................................. 5
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 5
1.1.2 Phân loại ........................................................................................................... 6
1.1.3 Chức năng của nhà máy thuỷ điện ................................................................... 12
1.1.4 Đặc điểm của nhà máy thuỷ điện ..................................................................... 13
1.1.5 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của nhà máy thuỷ điện ................................. 13
1.2 Tiềm năng, lợi ích và vai trò của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam ................................... 16


1.2.1 Khái quát chung .............................................................................................. 16
1.2.2 Đặc điểm cơ bản của các nhà máy thuỷ điện nhỏ ............................................ 17
1.2.3 Tiềm năng thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam .............................................................. 18
1.2.4 Lợi ích của thuỷ điện ...................................................................................... 19
1.2.5 Vai trò thuỷ điện nhỏ trong hệ thống điện Việt Nam ....................................... 22
1.3 Kết luận ................................................................................................................. 29
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN THUỶ ĐIỆN NHỎ Ở VIỆT NAM ... 30
2.1 Tình hình quản lý và khai thác thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam ...................................... 30
2.1.1 Đầu tư và sở hữu ............................................................................................ 30
2.1.2 Hiện trạng các công trình thuỷ điện nhỏ ......................................................... 31
2.1.3 Tình trạng làm việc hiện tại của các trạm thuỷ điện nhỏ .................................. 32
2.2 Kết luận ................................................................................................................. 33
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA THUỶ ĐIỆN NHỎ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ........ 34
3.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 34
3.1.1 Ảnh hưởng của thuỷ điện đến hệ sinh thái ....................................................... 34
3.1.2 Những tác động đến xã hội và con người......................................................... 43
3.1.3 Một khía cạnh khác ......................................................................................... 45
3.2 Các biện pháp ngăn ngừa tác hại của thuỷ điện nhỏ đến môi trường ....................... 45
3.3 Kết luận ................................................................................................................. 48


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƯƠNG IV : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN
NHỎ BẰNG PHẦN MỀM RETScreen KHI CÓ XÉT ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ............................................................................................. 50
4.1 Giới thiệu tổng quan về RETScreen ....................................................................... 50
4.1.1 Nhà phát triển phần mềm và các cộng sự ......................................................... 51
4.1.2 Phần mềm và dữ liệu ....................................................................................... 52

4.1.3 Công dụng và các tính năng cơ bản ................................................................. 56
4.1.4 Kết luận .......................................................................................................... 58
4.2 Đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà máy thuỷ điện Nậm Phàng ................................ 59
4.2.1 Tổng quan về nhà máy thuỷ điện Nậm Phàng .................................................. 59
4.2.2 Đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà máy thuỷ điện Nậm Phàng bằng phần mềm
RETScreen .............................................................................................................. 65
Kết luận chung ................................................................................................................ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 88
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ 90
PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 91
Phụ lục 1 : Tổng hợp một số dự án thuỷ điện nhỏ gần đây ............................................... 91
Phụ lục 2: Tổng dự toán dự án thuỷ điện Nậm Phàng....................................................... 94
Phụ lục 3: Tổng hợp chi phí xây dựng ............................................................................. 95
Phụ lục 4: Tổng hợp chi phí thiết bị ................................................................................. 96
Phụ lục 6: Tổng hợp chi phí quản lý dự án, tư vấn xây dựng, chi phí khác ....................... 98
Phụ lục 7: B¶ng ph©n phèi vèn đÇu t- cho n¨m x©y dùng ............................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 101

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

B-C

Tỷ lệ vốn-lãi


BĐKH

Biến đổi khí hậu

CDM

Cơ chế phát triển sạch (CDM -Clean Development Mechanism)

NMTĐ

Nhà máy thuỷ điện

HTĐ

Hệ thống điện

IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

MNC

Mức nước chết

MNDBT

Mức nước dâng bình thường

MNDCB


Mức nước dâng cưỡng bức

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPV

Giá trị hiện tại thuần

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


4
TRNG I HC BCH KHOA H NI

DANH MC CC BNG

Bng 1.1 Cụng sut mt s nh mỏy thu in ln .......................................................... 5
Bng 1.2 Cỏc h thng sụng chớnh Vit Nam ............................................................. 17
Bng 4.1 - Đặc tr-ng l-u vực sông Nậm Phàng tính đến các tuyến công trình................... 60
Bảng 4.2- Đặc tr-ng nhiệt độ không khí trong năm trạm Bắc Hà ( oC ) ............................. 61
Bảng 4.3 - Độ ẩm t-ơng đối không khí trung bình tháng tại Bắc Hà (%) .......................... 62
Bảng 4.4 - L-ợng m-a trung bình tháng trong năm tại các trạm đại biểu (mm)................. 62
Bảng 4.5 - Số ngày có m-a trung bình từng tháng trạm Bắc Hà (ngày) ............................. 63
Bảng 4.6 - L-ợng m-a ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế trạm Bắc Hà...................... 63
Bảng 4.7 - Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lo Cai năm 2009................................................ 64

Lun vn thc s: NH GI HIU QU CA NH MY THU IN NH Cể
XẫT N YU T MễI TRNG



5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 – Sơ đồ NMTĐ kiểu đập .............................................................................................. 6
Hình 1.2 – Sơ đồ NMTĐ kiểu kênh dẫn ...................................................................................... 8
Hình 1.3 – Sơ đồ NMTĐ kiểu kênh dẫn (có hầm chứa nước)..................................................... 9
Hình 1.4 – Sơ đồ NMTĐ kiểu hỗn hợp ..................................................................................... 10
Hình 1.5 – Nhà máy thuỷ điện thuỷ triều .................................................................................. 11
Hình 1.6 – Nhà máy thuỷ điện tích năng ................................................................................... 12
Hình 1.7 – Sơ đồ khối chức năng sản xuất điện ở nhà máy thuỷ điện…………………………12
Hình 1.8 – Cấu tạo một nhà máy thuỷ điện ............................................................................... 15
Hình 3.1 – Các mức nước và đặc tính thể tích hồ ..................................................................... 40
Hình 4.1 –Thông tin ban đầu ..................................................................................................... 65
Hình 4.2 –Dữ liệu khí hậu tại Lào Cai ...................................................................................... 66
Hình 4.3 – Thông tin về hệ thống điện trường hợp 1 ................................................................ 67
Hình 4.4 – Chi phí đầu tư cho dự án ......................................................................................... 68
Hình 4.5 – Chi phí hàng năm và định kỳ cho dự án .................................................................. 69
Hình 4.6 – Các tham số tài chính .............................................................................................. 70
Hình 4.7 – Thu nhập của dự án ................................................................................................. 70
Hình 4.8 – Tóm tắt chi phí của dự án ........................................................................................ 71
Hình 4.9 – Khả năng tài chính của dự án .................................................................................. 71
Hình 4.10 – Dòng tiền hàng năm của dự án .............................................................................. 72
Hình 4.11 – Biểu đồ dòng tiền tích luỹ ..................................................................................... 73
Hình 4.12 – Thông tin về hệ thống điện trường hợp 2 .............................................................. 74
Hình 4.13 – Phân tích phát thải của dự án ................................................................................. 75
Hình 4.14 – Các tham số tài chính ............................................................................................ 76
Hình 4.15 – Thu nhập của dự án ............................................................................................... 76
Hình 4.16 – Tóm tắt chi phí của dự án ...................................................................................... 77

Hình 4.17 – Khả năng tài chính của dự án ................................................................................ 78
Hình 4.18 – Dòng tiền hàng năm của dự án .............................................................................. 79
Hình 4.19 – Biểu đồ dòng tiền tích luỹ ..................................................................................... 79
Hình 4.20 – Phân tích độ nhạy NPV của dự án ......................................................................... 81
Hình 4.21 – Phân tích độ nhạy IRR của dự án .......................................................................... 82
Hình 4.22 – Phân tích rủi ro NPV của dự án ............................................................................. 84
Hình 4.23 – Phân tích rủi ro vốn cổ đông - IRR của dự án ................................................... 85

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

MỞ ĐẦU

Việc phát triển khai thác các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế các nguồn
năng lượng sử dụng nhiên liệu hoá thạch là một xu hướng chung đang diễn ra trên
thế giới. Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng nước, năng lượng thuỷ triều… đang được nghiên cứu và áp dụng ở
nhiều quốc gia. Nó đảm bảo một sự phát triển bền vững và giúp giảm thiểu tác động
đến môi trường.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Năng lượng (Bộ Khoa học và Công
nghệ), Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng và trong tương
lai không xa sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng.
Theo các nhà khoa học, thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất
điện Việt Nam và đóng vai trò quan trọng cho an ninh năng lượng quốc gia. Với
hơn 2300 dòng sông là điều kiện để nước ta phát triển thủy điện. Hiện nay, trên địa
bàn cả nước có khoảng 1.114 công trình và dự án thủy điện với tổng công suất lắp

máy khoảng 25.346,4 MW.
Thuỷ điện, đặc biệt là thuỷ điện nhỏ do đó sẽ góp phần giúp cân bằng năng
lượng và giảm phần nào áp lực về vốn đầu tư đối với Tổng công ty Điện lực Việt
Nam. Do đó nhiều nhà máy thuỷ điện đã ra đời không chỉ cung cấp nguồn năng
lượng không gây ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc dầu
mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế quốc dân như: Chống lũ cho hạ
du; cấp nước tưới vào mùa khô; tạo đường giao thông thuận lợi; phát triển nuôi
trồng thuỷ sản; phát triển du lịch và làm thay đổi điều kiện khí hậu theo chiều
hướng tốt hơn…
Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện tràn lan thời gian qua đã bộc lộ những
bất ổn, hậu quả xấu. Theo các chuyên gia, những bất cập đang dần lộ rõ trong công
tác quản lý xây dựng và vận hành các công trình thủy điện. Chính vì vậy, mục tiêu
đặt ra ban đầu của việc xây dựng thủy điện đã có sự thay đổi, thậm chí đang gây ra
nhiều hệ lụy chưa lường trước được.


2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Những lợi ích mà thủy điện đem lại trong phát triển năng lượng quốc gia là
không thể phủ nhận. Lợi ích của thuỷ điện quá rõ ràng, hết sức to lớn đã làm cho
người ta quên mất mặt trái của nó, hoặc xem nhẹ hoặc chưa hiểu đầy đủ về những
hậu quả của việc phát triển thuỷ điện.
Với ý nghĩa thực tế đó, đề tài “ Đánh giá hiệu quả của nhà máy thuỷ điện nhỏ
có xét đến yếu tố môi trường” mong muốn đưa ra một bức tranh tổng thể về vai trò,
tiềm năng của thuỷ điện nhỏ cũng như những ảnh hưởng và tác động của thuỷ điện
nhỏ đến môi trường.
Mục đích luận văn: Nêu lên được vai trò, tiềm năng và ảnh hưởng của thuỷ điện
nhỏ. Đánh giá hiệu quả kinh tế của thuỷ điện nhỏ. Đưa ra các kết luận về việc khai
thác và đầu tư thuỷ điện nhỏ.

Phạm vi luận văn: Do khuôn khổ của đề tài, luận văn sẽ đưa ra các nghiên cứu
tổng quát về vai trò, tiềm năng, ảnh hưởng của thuỷ điện nhỏ đến môi trường.
Đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà máy thuỷ điện nhỏ có xét đến yếu tố môi
trường.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Việc phát triển và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế các
nguồn năng lượng sử dụng nhiên liệu hoá thạch là một xu hướng chung trên thế
giới. Nó đảm bảo một sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động đến môi
trường.
Thuỷ năng là một nguồn năng lượng tái tạo mà thiên nhiên ban tặng cho
con người. Bằng việc xây dựng các đập ngăn nước, nhiều nhà máy thuỷ điện đã ra
đời không chỉ cung cấp nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường như
nhà máy nhiệt điện dùng than hoặc dầu mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nền
kinh tế quốc dân như: Chống lũ cho hạ du; cấp nước tưới vào mùa khô; tạo đường
giao thông thuận lợi; phát triển nuôi trồng thuỷ sản; phát triển du lịch và làm thay
đổi khí hậu theo chiều hướng tốt hơn… Khi sử dụng tiềm năng của các dòng sông,
con người không dừng lại ở mục tiêu phát triển nguồn năng lượng mà còn biến nó
thành động lực to lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Vì lợi ích của thuỷ điện quá rõ ràng, hết sức to lớn đã làm cho người ta
quên mất mặt trái của nó, hoặc xem nhẹ hoặc chưa hiểu đầy đủ về những hậu quả
của việc phát triển thuỷ điện.
Trong phạm vi luận văn này, tổng quan về các nguồn thuỷ điện sẽ được nói

đến ở Chương I. Trong Chương I này chúng ta sẽ nắm được khái quát chung về nhà
máy thuỷ điện. Sau đó sẽ phân tích về vị trí, vai trò, tiềm năng của nhà máy thuỷ
điện nhỏ ở Việt Nam.
Trong chương II, thực trạng các nguồn thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam sẽ được
đề cập. Tình hình quản lý, khai thác – đầu tư, sở hữu và hiện trạng các công trình
thuỷ điện sẽ được phân tích.
Ảnh hưởng của thuỷ điện nhỏ đến môi trường, đến hệ sinh thái, đến con
người sẽ được phân tích trong Chương III. Từ đó nêu lên các biện pháp khắc phục,
ngăn ngừa tác hại của thuỷ điện nhỏ đến môi trường.
Ở chương IV của luận văn sẽ phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà
máy thuỷ điện nhỏ (có xét đến yếu tố môi trường) bằng phần mềm RETscreen.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cho nghiên cứu của mình
đưa ra trong luận văn. Qua đó, đúc rút kinh nghiệm để áp dụng trong công tác
nghiên cứu, quản lý trên thực tế, phát huy khả năng phục vụ nền kinh tế của ngành
điện, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Trường ĐHBK – Hà Nội, đặc
biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn Hệ thống điện đã giúp đỡ rất nhiều trong quá
trình học tập và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS – TS Nguyễn Lân Tráng đã
giúp đỡ trong việc làm luận án này.

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu có

nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn
được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công
bố trước đây.
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Đỗ Minh Trí

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN THUỶ ĐIỆN
1.1 Tổng quan về nhà máy thuỷ điện
1.1.1 Khái niệm
Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện năng.
Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống
dẫn, năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tuabin nước, tuabin nước được
nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện. Gần 18%
năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện.
Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng. Ví dụ như:
Nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình… là nguồn cung cấp điện chính cho đường
dây điện cao thế 500 kV Bắc-Nam.
Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh, năng
lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường như các nhà máy điện khác.
Công suất hoạt động


Tên nhà máy
Nhà máy Thuỷ điện Sơn La

2400 MW

Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình

1920 MW

Nhà máy Thuỷ điện Yali

720 MW

Nhà máy Thuỷ điện Trị An

400 MW

Nhà máy Thuỷ điện Đại Ninh

300 MW

Nhà máy thủy điện Đa Nhim

160 MW

Nhà máy Thuỷ điện Thác Mơ

150 MW

Bảng 1.1 – Công suất một số nhà máy thuỷ điện lớn


Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

1.1.2 Phân loại [1]
1.1.2.1 Nhà máy thuỷ điện kiểu đập
Đây là dạng đập thủy điện phổ biến nhất trong các mô hình thủy điện lớn
(công suất ≥30MW). Nước sông được dự trữ trong bể chứa lớn. Khi nước được tháo
qua đập, dòng chảy sẽ làm quay tuabin, kích hoạt máy phát điện và sản xuất điện
năng.
Bằng cách xây dựng các đập chắn ngang sông (có thể làm cho mức nước ở
trước đập dâng cao tạo ra cột nước có chiều cao khoảng 30 – 45m cho tới 250–
300m) để xây dựng nhà máy thuỷ điện (NMTĐ). Nhà máy được bố trí ngay sau
đập. Đập càng cao thì công suất của NMTĐ có thể nhận được càng lớn.

Hình 1.1 – Sơ đồ NMTĐ kiểu đập

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Nhà máy thuỷ điện kiểu đập có các ưu điểm sau:
- Có thể tạo ra những NMTĐ có công suất lớn, có khả năng tận dụng toàn

bộ lưu lượng của dòng sông.
- Có hồ chứa nước, mà hồ chứa nước là một công cụ hết sức hiệu quả để
điều tiết nước và vận hành tối ưu NMTĐ, điều tiết lũ, phục vụ tưới tiêu và nhiều lợi
ích khác.
Các nhược điểm chính của nhà máy thuỷ điện kiểu đập:
- Vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu .
- Vùng ngập nước có thể ảnh hưởng đến sinh thái môi trường (di dân,
thay đổi khí hậu).
1.1.2.2 Nhà máy thuỷ điện kiểu kênh dẫn
Cột nước của NMTĐ còn có thể tạo ra được bằng việc sử dụng các kênh
dẫn. Trường hợp chung nhất kênh bao gồm 2 phần: phần đầu được xây dựng dưới
dạng các kênh dẫn hở (còn gọi là kênh dẫn không áp). Phần này có nhiệm vụ dẫn
nước từ nơi mà dòng chày có mức nước cao đến nơi mà dòng chảy có mức nước
thấp (vị trí xây dựng NMTĐ) nhưng giữ nguyên mức nước (kênh có độ dốc rất
nhỏ). Phần cuối là các ống dẫn kín (còn được gọi là kênh dẫn có áp). Phần này có
nhiệm vụ đưa nước từ trên cao xuống thấp để chạy tuabin.
Do dòng chảy trong ống kín bảo toàn được cột áp thủy tĩnh nên cột nước
của NMTĐ có thể được tính như từ mức nước cuối kênh dẫn hở (phía trên ống dẫn
kín) đến mức nước phía sau NMTĐ. Dễ thấy, cột nước của NMTĐ kiểu kênh dẫn
có thể rất lớn nếu nguồn nước lấy được xuất phát từ vị trí cao. Cũng cần nói thêm
là sơ đồ cấu trúc của NMTĐ kiểu kênh dẫn nêu trên nhằm minh họa nguyên lý
chung (trong đó kênh gồm 2 phần). Thực tế không nhất thiết phải có phần kênh dẫn
hở. Phần này chỉ được tạo ra khi có thể (với địa hình cho phép) và đem lại hiệu quả
kinh tế (có vốn đầu tư nhỏ hơn ống dẫn kín). Có trường hợp phần kênh dẫn hở được
thay thế bằng hầm dẫn nước (hình 1.3). áp lực nước trong hầm có thể lớn hơn áp
suất khí quyển (do có độ dốc), nhưng thường không lớn.

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”



8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Hình 1.2 – Sơ đồ NMTĐ kiểu kênh dẫn
Dễ thấy, ưu điểm nổi bật của NMTĐ kênh dẫn là vốn đầu tư nhỏ, công suất
ổn định (ít phụ thuộc vào mức nước). Địa hình thích hợp cho NMTĐ kênh dẫn là
vùng núi đồi, nơi có các dòng sông (suối) dốc chảy từ trên cao xuống. Cũng có khi
là nơi có 2 con sông chảy cạnh nhau với mức nước chênh lệch lớn. Trong trường
hợp này kênh được xây dựng dẫn nước từ dòng sông có mức nước cao sang dòng
sông có mức nước thấp. Nhà máy được xây dựng gần bờ sông có mức nước thấp và
xả nước vào dòng sông này.

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Hình 1.3 – Sơ đồ NMTĐ kiểu kênh dẫn (có hầm chứa nước)
Nhược điểm chính của NMTĐ kiểu kênh dẫn là không có hồ chứa nước, do
đó không có khả năng điều tiết nước và điều chỉnh công suất. Khắc phục nhược
điểm này trong nhiều trường hợp, với địa hình cho phép, người ta xây dựng các hồ
nhân tạo ở các vị trí cao (cuối của các kênh dẫn hở). Tuy nhiên khi đó vốn đầu tư
tổng cộng của công trình lại tăng lên.
1.1.2.3 Nhà máy thuỷ điện kiểu hỗn hợp
Với những địa hình thích hợp, bằng việc kết hợp xây dựng đập với kênh
dẫn có thể tạo ra NMTĐ kiểu hỗn hợp có công suất lớn mà kinh phí nhỏ. Năng
lượng nước được tạo nên nhờ cả đập và kênh dẫn. Tận dụng chênh lệch độ cao


Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

phía dưới đập có thể nâng công suất lên đáng kể trong khi chỉ cần đầu tư thêm dàn
ống dẫn nước từ trên cao xuống thấp.

Hình 1.4 – Sơ đồ NMTĐ kiểu hỗn hợp
Ống dẫn kín bảo toàn cột áp nên cột nước vẫn được tính từ mặt thoáng của
hồ (trên cao) đến mức nước hạ lưu phía sau nhà máy. Ngoài ưu điểm về kinh tế, nhà
máy còn tổ hợp được các ưu điểm của NMTĐ kiểu đập và kiểu kênh dẫn như: có
cột nước cao, công suất ổn định, có khả năng điều tiết nhờ hồ chứa.
Nhà máy kiểu này được dùng cho các đoạn sông mà ở trên sông có độ dốc
nhỏ thì xây đập ngăn nước và hồ chứa, còn ở dưới có độ dốc lớn thì xây dựng
đường dẫn.
1.1.2.4 Một vài nhà máy thuỷ điện dạng khác
a. Nhà máy thủy điện thủy triều
Tại những vùng bờ biển có mức nước thủy triều lên xuống chênh lệch lớn
( >7m ), lợi dụng dòng nước chảy vào và chảy ra ở các cửa vịnh (tự nhiên hoặc
nhân tạo), người ta xây dựng các nhà máy thủy điện. Về bản chất, thủy triều là hiện
tượng nước biển dâng lên hạ xuống theo lực hấp dẫn của mặt trăng. Theo chu kỳ
tháng (âm lịch), tại những khu vực mặt trăng đi ngang qua mức nước biển ở đó

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”



11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

dâng lên, hạ xuống một lần. Ở Việt Nam thủy triều 6-8m xuất hiện ở các khu vực
biển Móng Cái, Hà Tiên. Tiềm năng lý thuyết của năng lượng thủy triều trên trái đất
rất lớn (2,5 lần tiềm năng của tổng các dòng sông). Vì thế nhà máy điện thủy triều là
đối tượng nghiên cứu và xây dựng ở rất nhiều nơi.

Hình 1.5 – Nhà máy thuỷ điện thuỷ triều
b. Nhà máy thủy điện tích năng
Đây là kiểu NMTĐ không sử dụng năng lượng của dòng sông mà nhiệm vụ
của nó chỉ là biến đổi 2 chiều: điện năng của HTĐ thành cơ năng của nước và
ngược lại. Vì không sử dụng năng lượng của dòng sông nên vị trí xây dựng NMTĐ
tích năng thường được chọn ở những nơi có vị trí cao thuận lợi xây dựng được hồ,
bên cạnh khu vực thấp luôn có nước (dòng sông, đầm nước hoặc bờ biển) để có thể
bơm nước lên hồ và thoát nước cho nhà máy. Ưu tiên các vị trí gần các trung tâm
phụ tải để giảm tổn thất cho lưới. Đôi khi có thể kết hợp xây dựng với NMTĐ
Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

thường (kiểu hỗn hợp) ở những dòng sông nhỏ nhưng lại có hồ cao, dung tích rất
lớn để phát triển thêm các tổ máy làm việc theo kiểu tích năng.

Hình 1.6 – Nhà máy thuỷ điện tích năng
1.1.3 Chức năng của nhà máy thuỷ điện

NMTĐ có chức năng chính là biến đổi thủy năng thành điện năng. Bên cạnh
chức năng chính, NMTĐ còn có chức năng tổng hợp lợi ích của nguồn nước. Đó là:
phục vụ tưới tiêu, chống lũ lụt, cung cấp nước ngọt, phát triển thủy sản, du lịch ...
Năng
lượng
nước

Tua bin

Máy

nước

phát

Truyền
tải điện

Tiêu

năng

thụ

Kích
từ

Hình 1.7 – Sơ đồ khối chức năng sản xuất điện ở nhà máy thuỷ điện

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ

XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

1.1.4 Đặc điểm của nhà máy thuỷ điện
Ưu điểm:
- So với các nguồn năng lượng khác như nhiệt điện, điện hạt nhân ... thì
thủy điện là nguồn năng lượng tái sinh, sử dụng nguồn năng lượng vô tận của
thiên nhiên, không phải chịu cảnh biến động giá nhiên liệu và là nguồn năng lượng
sạch, không phát thải các chất độc hại ra môi trường, đồng thời góp phần tích cực
vào việc cung cấp điện năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
- Chi phí vận hành thấp, vận hành đơn giản.
- Tuổi thọ cao
- Kết hợp được lợi ích phát điện với các lợi ích khác.
Nhược điểm:
- Thời gian xây dựng lâu, vốn đầu tư ban đầu lớn.
- Thường ở xa hộ tiêu thụ nên phải xây dựng hệ thống truyền tải tốn kém.
- Nguồn nước cung cấp cho NMTĐ từ các dòng chảy tự nhiên thay đổi
theo thời gian, phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết.
- Khó khăn trong việc tái định cư dân cư trong vùng hồ chứa. Gây ảnh
hưởng đến vấn đề lịch sử, văn hóa của bộ phận dân cư này.
1.1.5 Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của nhà máy thuỷ điện
Nhà máy thủy điện bao gồm 3 hạng mục công trình lớn sau:
- Các công trình dâng nước và tháo nước: đập dâng, đập tràn,
giếng tháo lũ...Nhằm tạo cột nước phát điện,phân phối lại
lượng nước theo yêu cầu và đảm bảo tháo lượng nước thừa
về hạ lưu khi lũ về…

Công trình chính

- Công trình năng lượng: công trình nhận nước, dẫn nước
vào tuabin, tháo nước về hạ lưu, nhà máy thủy điện (chứa
tuabin, máy phát điện, máy biến áp, trang thiết bị điều khiển,
phân phối ...), nhằm sản xuất phân phối điện.

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

- Công trình vận chuyển tàu thuyền: âu thuyền, thiết bị nâng
tàu thuyền ... Nhằm thông thương tàu thuyền giữa thượng và
hạ lưu đập.
- Công trình nuôi trồng thủy sản.
- Công trình tưới tiêu: lấy nước, bể lắng cát, trạm bơm ...
Nhằm đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết.
- Công trình giao thông vận tải: cầu, đường bộ, đường sắt,
đường cáp ...
Nhà ở, nhà văn hóa, nhà hành chính, đường xá, công trình
Công trình phục vụ cấp nước...Nhằm đảm bảo vận hành bình thường công trình
và đảm bảo nhu cầu cuộc sống của công nhân viên.
- Công trình dẫn dòng: đê, kênh ...
Công trình tạm thời

- Các phân xưởng sản xuất
Tất cả là các công trình phục vụ giai đoạn thi công, sau khi thi

công được tận dụng để đảm bảo lợi ích kinh tế.

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Đập

Hồ
chứa

Nhà máy điện

Đường dây điện

Máy phát điện

Tuabin
Ống dẫn nước

Cống xả

Hình 1.8 – Cấu tạo một nhà máy thuỷ điện
1. Đập: Hầu hết các nhà máy thủy điện dựa vào một con đập chứa nước lại, tạo ra
một hồ chứa lớn.
2. Ống dẫn nước: Cửa trên đập mở và lực hấp dẫn đẩy nước chảy qua các đường
ống chịu áp. Đường ống dẫn nước đến tuabin. Nước làm tăng dần áp lực khi nó

chảy qua đường ống này.
3. Tua bin: Nước hướng về và làm quay các cánh lớn của tuabin, tuabin này gắn
liền với máy phát điện ở phía trên nó nhờ một trục. Loại phổ biến nhất của tuabin
dùng cho nhà máy thủy điện là tuabin Francis, trông nó giống như một đĩa lớn có
những cánh cong. Một tuabin có thể cân nặng khoảng 172 tấn và quay với tốc độ 90
vòng mỗi phút .
4. Máy phát điện: Khi các cánh tuabin quay, một loạt các nam châm trong các máy
phát điện cũng quay theo. Những nam châm khổng lồ này quay quanh cuộn dây
đồng, sản sinh ra dòng điện xoay chiều (AC).
5. Đường dây điện: Trong mỗi nhà máy điện có đến bốn dây : ba dây pha của năng
lượng điện được sản xuất đồng thời với một dây trung tính.

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

6. Cống xả: Đưa nước chảy qua các đường ống – gọi là kênh , và chảy vào hạ lưu
sông .
Nguyên lý hoạt động:
Nhà máy thuỷ điện phát điện bằng cách sử dụng năng lượng nước. Dòng
nước chảy từ trên cao xuống nơi thấp hơn sẽ làm quay tuabin nước, các tuabin này
được nối trực tiếp với máy phát điện để tạo ra dòng điện.
Số vòng quay của máy phát điện khác nhau theo chủng loại, dao động từ
100 vòng/phút tới 1200 vòng/phút. Điện áp phát ra vào khoảng từ 400 ~ 4000 Vôn.
Dòng điện này có thể được tăng thành dòng cao áp (6000 ~ 500 000 Vôn) nhờ các
thiết bị tăng áp tại nhà máy phát điện trước khi được chuyển tới nơi tiêu thụ.
1.2 Tiềm năng, lợi ích và vai trò của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam

1.2.1 Khái quát chung
Việt Nam có diện tích 330.991 km2, trong đó đồi núi và cao nguyên chiếm
4/5 diện tích. Nước Việt Nam hình chữ S chạy dài 1630 km từ cực bắc đến cực
nam, chiều rộng lớn nhất ở miền Bắc là 600 km, ở miền Nam là 370 km, chỗ hẹp
nhất ở miền Trung tại tỉnh Quảng Bình (thị xã Đồng Hới) là 50 km.
Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nóng và ẩm. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 mm. Lượng mưa rơi nhiều nhất đạt tới 4000
- 5000 mm, nơi mưa thấp nhất cũng đạt trên 1000 mm.
Hệ thống sông ngòi Việt Nam có mật độ cao. Tổng số các con sông có chiều
dài lớn hơn 10 km là 2400. Hầu hết sông ngòi Việt Nam đều đổ ra biển Đông. Hàng
năm, mạng lưới sông suối Việt Nam vận chuyển ra biển lượng nước 870 km3/năm,
tương ứng với lưu lượng bình quân khoảng 37.500 m3/s.
Mật độ sông, kênh trung bình trong cả nước đạt 0,60 km/km2. Nơi có mật độ
sông thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ. Khu vực đồng bằng sông Hồng có mật độ
0,45 km/km2. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2.
Sông suối phát triển và phân bố tương đối đều khắp trên lãnh thổ là điều kiện
thuận lợi về kinh tế, giao thông, sinh hoạt và cũng là một nguồn điện quan trọng.

Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Bảng 1.2 – Các hệ thống sông chính ở Việt Nam
Diện tích
TT

Hệ thống sông


lưu vực

Thuộc tỉnh

(km2)
1

Sông Kỳ Cùng – Bằng Giang

11.200 Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh

2

Sông Thái Bình

15.800 Hải Dương, Hưng Yên

3

Sông Hồng

72.700 Sơn La, Lai Châu, Lào Cai

4

Sông Mã

17.600 Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn La


5

Sông Cả

17.730 Nghệ An, Hà Tĩnh

6

Sông Thu Bồn

10.350 Quảng Nam, Đà Nẵng

7

Sông Ba

13.900 Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên

8

Sông Đồng Nai

39.400 Lâm Đồng, Bình Phước

9

Sông Mê Kông

71.000 Gia Lai , Đắc Lắc


10 Sông Duyên Hải

64.700 Bình Thuận, Ninh Thuận

1.2.2 Đặc điểm cơ bản của các nhà máy thuỷ điện nhỏ
Về vị trí địa lý
Hầu hết các nhà máy thuỷ điện nhỏ đều nằm ở các khu vực vùng sâu, vùng
xa để tận dụng khai thác tiềm năng thuỷ điện của hệ thống sông suối nhỏ ở Việt
Nam. Với vị trí địa lý như vậy làm cho các nhà máy thuỷ điện khó có khả năng cấp
điện trực tiếp cho các phụ tải tập trung, các phụ tải công nghiệp (các phụ tải này
thường có giá bán điện cao, sản lượng lớn ổn định và công suất chênh lệch giảm
Pmin ( thấp điểm) và Pmax (cao điểm). Đây là một khó khăn lớn cho việc bán điện của
các nhà máy thuỷ điện nhỏ.
Mặt khác do vị trí xây dựng nhà máy cách xa trung tâm công nghiệp dẫn đến
việc làm tăng chi phí, kéo dài thời gian thực hiện cho việc sửa chữa, thay thế, đại tu
thiết bị. Đặc biệt là công tác sử lý sự cố, tăng chi phí quản lý vận hành.
Tuy nhiên các nhà máy thuỷ điện nhỏ cũng có ưu điểm do vị trí địa lý của
mình đó là: Hầu hết các tỉnh có nhà máy thuỷ điện nhỏ đều được cấp điện từ lưới
truyền tải Quốc gia, nhiều tỉnh chỉ được cấp điện từ một nguồn 110kV duy nhất.
Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Đường dây truyền tải dài dẫn đến tổn thất điện năng lớn, cấp điện không ổn định. Vì
vậy khi các nhà máy thuỷ điện nhỏ đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện cho các điện
lực Miền núi được cấp điện từ hai nguồn đảm bảo tính ổn định liên tục trong cấp
điện, giảm được tổn thất công suất truyền tải từ hệ thống điện Quốc gia. Đồng thời

đối với toàn ngành Điện nói chung có thể giảm được chi phí đầu tư hai nguồn
110kV hoặc 220kV.
Về quy mô – công suất: Các nhà máy thuỷ điện nhỏ thường có công suất từ
5-50MW với mục tiêu khai thác tối ưu các tiềm năng thuỷ điện và để giảm tối đa
chi phí đầu tư ban đầu dẫn đến việc các nhà máy thường phân tán, không tập trung.
Về vốn đầu tư
Vốn đầu tư cho một nhà máy thuỷ điện nhỏ dao động từ 100 tỷ đến 1000 tỷ
VNĐ, đây là một lượng vốn đầu tư rất lớn đối với một doanh nghiệp.
1.2.3 Tiềm năng thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam
Lợi thế của Việt Nam trong việc phát triển thuỷ điện, thuỷ điện nhỏ đến từ hệ
thống sông ngòi dày đặc. Với hơn 2.200 con sông suối với quy mô khác nhau và
chiều dài trên 10km, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về thuỷ điện: tiềm năng lý
thuyết khoảng 300 tỷ kWh và tiềm năng kỹ thuật vào khoảng 123 tỷ kWh.
Tổng tiềm năng kỹ thuật của thuỷ điện nhỏ tại Việt Nam nằm trong khoảng
từ 1.600 MW – 2.000MW.
Tính đến nay trên địa bàn cả nước còn lại tổng số khoảng 1.114 công trình và
dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy khoảng 25.346,4 MW (bao gồm cả các
công trình đã được đầu tư xây dựng và vận hành trước khi lập quy hoạch chung).
Trong đó, có 110 dự án thủy điện quy mô vừa và lớn (17.860.1 MW) thuộc “Quy
hoạch bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông lớn” được Thủ tướng Chính
phủ hoặc Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch và 1.004 dự án thủy điện vừa và
nhỏ (7.486,3 MW) được các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hoặc cho phép
đầu tư xây dựng. Đến nay, đã hoàn thành xây dựng và vận hành phát điện 239 công
trình với tổng công suất lắp máy: Pđặt = 13.066,4 MW; đang thi công xây dựng 217
dự án với tổng công suất Pđặt = 6.953,6 MW, dự kiến vận hành từ nay đến năm
2017; đang nghiên cứu đầu tư (lập dự án đầu tư hoặc thiết kế kỹ thuật) 309 dự án
Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”



19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

với tổng Pđặt = 3.998,3 MW, dự kiến đầu tư xây dựng từ nay đến năm 2020. Còn lại
349 dự án chưa có chủ trương đầu tư hoặc chưa có nhà đầu tư quan tâm với tổng
Pđặt = 1.328,2 MW.
1.2.4 Lợi ích của thuỷ điện
a. Lợi ích môi trường của thủy điện
Mặc dù đã có nhiều tranh luận, nhưng ngày nay người ta đã nhận thức được rằng
“Lợi ích môi trường hữu ích của thủy điện cao hơn nhiều so với nguồn phát
điện hóa thạch”.
- Phát điện ở các nhà máy điện đốt than sẽ thải ra khí sulfur đioxit gấp 100 lần
so với thủy điện. Đánh giá về ảnh hưởng của chất thải từ nhiên liệu hóa thạch liên
quan đến sức khỏe con người như liên quan đến bệnh hô hấp và dự tính chi phí môi
trường cho dạng ô nhiễm này là khoảng từ 100 đến 500 USD/tấn/năm. Với dự tính
ấy, thì sự tiết kiệm từ 10 đến 20 triệu tấn than hàng năm ở thủy điện sẽ lên tới hàng
tỷ USD.
- Theo nghiên cứu thì các dự án thủy điện sẽ tiết kiệm được chi phí môi trường
rất lớn so với nhiệt điện than, dầu và khí. (Chi phí môi trường ở các NMTĐ được
tính đến là tái định cư, các biện pháp bảo vệ môi trường, các ảnh hưởng tiêu cực
như bồi lắng thượng hạ lưu, xử lý chất lượng nước, giảm thủy sản, …)
Thuỷ điện góp phần bảo tồn các hệ sinh thái:
Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm
cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của
nước sau khi chảy qua tuabin.
Giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính
Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt
là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm
axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính
so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của

trái đất.
Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy
tuabin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than.
Luận văn thạc sỹ: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NHỎ CÓ
XÉT ĐẾN YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG”


×