Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 96 trang )

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu có
nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được
thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố
trước đây.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Ninh Viết Hồng

Ninh Viết Hồng

1

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... 1
MỤC LỤC ................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................... 7


MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ............................................ 11
1.1 Kinh nghiệm các quốc gia về cải cách thị trường điện.................................... 11
1.1.1 Các nước Trung và Nam Mỹ................................................................... 11
1.1.2 Các nước Châu Âu.................................................................................. 16
1.1.3 Các nước thuộc Liên Xô cũ..................................................................... 18
1.1.4 Các nước Bắc Mỹ ................................................................................... 19
1.1.5 Các nước Châu Úc và Châu Á................................................................. 19
1.1.6 Các nước Châu Phi ................................................................................. 22
1.2 Một số mô hình thị trường điện cạnh tranh điển hình ..................................... 23
1.2.1. Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba (TPA- Third Party Access) ....... 23
1.2.2. Mô hình một người mua......................................................................... 25
1.2.3. Mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh ................................................ 25
1.2.4. Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.............................................. 26
1.3 Tổng quan về phát triển thị trường điện ở Việt Nam ...................................... 27
1.3.1 Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam ...................................... 28
1.3.2 Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam ......................................... 29
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH......... 31
2.1. Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của EVN trước đây .................... 31
2.2 Mô hình Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM)........................ 32
2.3 Các thành phần tham gia thị trường điện........................................................ 33
2.3.1 Đơn vị mua buôn duy nhất ...................................................................... 34
2.3.2 Tổng công ty phát điện (Genco) .............................................................. 35
2.3.3 Nhà máy điện BOT ................................................................................. 36
2.3.4 Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (SMHP).......................... 36
2.3.5 Các đơn vị nhập khẩu (NK)..................................................................... 37

Ninh Viết Hồng

2


Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2.3.6 Các đơn vị xuất khẩu (XK) ..................................................................... 37
2.3.7 Các công ty điện lực (PC) ....................................................................... 37
2.3.8 Công ty truyền tải điện............................................................................ 38
2.4 Các cơ quan quản lý vận hành và giám sát thị trường điện. ............................ 38
2.4.1 Cơ quan vận hành hệ thống (SO) và vận hành thị trường (MO)............... 38
2.4.2 Cơ quan điều tiết điện lực ....................................................................... 40
2.5 Vận hành thị trường điện ............................................................................... 43
2.5.1 Cơ chế hợp đồng mua bán điện trong thị trường...................................... 43
2.5.2 Cơ chế vận hành của thị trường điện giao ngay ....................................... 43
2.5.3 Cơ chế giá công suất thị trường............................................................... 44
2.5.4 Cơ chế cung cấp dịch vụ phụ trợ trong thị trường.................................... 44
2.5.5 Cơ chế thanh toán trong thị trường.......................................................... 45
2.5.6 Cơ chế huy động các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu ............. 45
CHƯƠNG 3: CƠ CẤU GIÁ ĐIỆN VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN............. 46
3.1 Hợp đồng mua bán điện trong thị trường........................................................ 46
3.1.1 Mục tiêu của hợp đồng mua bán điện...................................................... 46
3.1.2 Các dạng hợp đồng mua bán điện............................................................ 46
3.1.3 Nguyên tắc áp dụng cơ chế hợp đồng...................................................... 47
3.1.4. Nguyên tắc xác định giá hợp đồng ......................................................... 48
3.1.5 Đặc điểm của hợp đồng mua bán điện..................................................... 48
3.2 Giá hợp đồng mua bán điện (Pc) của nhà máy Nhiệt điện. ............................. 49
3.2.1 Giá cố định ............................................................................................. 49

3.2.2 Giá vận hành và bảo dưỡng cố định ........................................................ 50
3.2.3 Giá biến đổi ............................................................................................ 50
3.2.4 Giá nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện .............................................. 52
3.3 Giá điện trên thanh cái nhà máy nhiệt điện..................................................... 53
3.4 Giá điện năng thị trường (SMP) ..................................................................... 54
3.5 Giá công suất thị trường (CAN) ..................................................................... 55
3.5.1 Chi phí thiếu hụt năm của Nhà máy điện mới tốt nhất ............................. 55
3.5.2 Chi phí thiếu hụt của Nhà máy điện mới tốt nhất theo tháng ................... 56

Ninh Viết Hồng

3

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

3.5.3 Giá công suất thị trường trong từng giờ giao dịch ................................... 57
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ TỔ MÁY NHIỆT ĐIỆN CHẠY
THAN..................................................................................................................... 58
4.1 Thực trạng nguồn nhiệt điện chạy than ở Việt Nam ....................................... 58
4.2 Thị trường điện Việt Nam tính đến cuối năm 2014 ........................................ 59
4.2.1 Cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện ................................................... 60
4.2.2 Cơ cấu nguồn điện trực tiếp tham gia thị trường điện .............................. 61
4.2.3 Giá thị trường điện giao ngay năm 2013, 2014........................................ 64
4.3 Chiến lược chào giá của các nhà máy nhiệt điện tham gia Thị trường điện..... 72
4.3.1.Chi phí sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện ................................. 72

4.3.2 Doanh thu các nhà máy khi tham gia thị trường điện............................... 73
4.3.3 Chiến lược chào giá chung cho các tổ máy nhiệt điện chạy than. ............ 74
4.4 Chiến lược chào giá cho nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng ..................... 76
4.4.1 Tổng quan về Nhà máy ........................................................................... 76
4.4.2 Xây dựng bản chào giá cho tổ máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng ............. 81
4.4.3 Chiến lược chào giá cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng ............... 90
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 95

Ninh Viết Hồng

4

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTĐ: Thị trường điện
CGM (Competitive Generation Market): Thị trường phát điện cạnh tranh.
TPA (Third Party Access): Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba
IPP (Independent Power Producer - IPP): Nhà máy điện độc lập.
SB (Single Buyer): Đơn vị mua buôn duy nhất
EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam.
ERAV (Electricity Regulatory Authority of Vietnam): Cục Điều tiết điện lực
EPTC (Electric Power Trading Company): Công ty Mua bán điện
GDE (General Directorate of Energy): Tổng cục Năng lượng

SO (System Operator): Đơn vị vận hành Hệ thống điện
MO (Market Operator): Đơn vị vận hành Thị trường điện
NPT (National Power Transmission): Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia
GENCO (Power Generation Corporation): Tổng công ty Phát điện.
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
SMP (System Marginal Price): Giá điện năng Thị trường điện
CAN (capacity Add- On): Giá công suất Thị trường điện

Ninh Viết Hồng

5

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Giá thị trường điện bình quân theo giờ của các tháng trong năm 2013
Bảng 4.2 Giá thị trường điện bình quân theo giờ của các ngày trong tuần năm 2013
Bảng 4.3 Giá thị trường điện bình quân theo giờ của các tháng trong năm 2014
Bảng 4.4 Giá thị trường điện bình quân theo giờ của các ngày trong tuần năm 2014
Bảng 4.5 Thông số kỹ thuật của lò hơi
Bảng 4.6 Thông số kỹ thuật của tubin
Bảng 4.7 Các cửa trích hơi và thông số hơi trích
Bản 4.8 Bảng tính suất tiêu hao nhiên liệu của tổ máy
Bảng 4.9 Bảng tính số liệu chi phí theo công suất phát của tổ máy
Bảng 4.10 Bảng tính suất tăng tiêu hao nhiên liệu của tổ máy

Bảng 4.11 Bảng tính block giá có tính tới chi phí không tải
Bảng 4.12 Bảng tính block giá có tính tới tiêu hao tự dùng
Bảng 4.13 Bảng tính chi phí khởi động của tổ máy trong năm
Bảng 4.14 Bảng tính bock giá chào có tính đến chi phí khởi động
Bản 4.15 Bảng tính giá trần của tổ máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng

Ninh Viết Hồng

6

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô hình tham gia của bên thứ ba (TPA)
Hình 1.2 Mô hình thị trường một người mua
Hình 1.3 Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Hình 1.4 Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh
Hình 1.5 Các giai đoạn phát triển thị trường điện ở Việt Nam
Hình 2.1. Cấu trúc tích hợp dọc của ngành điện Việt Nam
Hình 2.2 Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
Hình 3 Nguyên tắc xác định giá biên của hệ thống
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn điện theo loại hình năm 2014
Hình 4.2 Cơ cấu sở hữu nguồn điện năm 2014
Hình 4.3 Số lượng nhà máy và công suất đặt tham gia thị trường điện đến năm 2014
Hình 4.4 Cơ cấu nguồn điện theo công suất đặt tham gia Thị trường điện năm 2014

Hình 4.5 Cơ cấu nguồn điện theo công nghệ tham gia Thị trường điện năm 2014
Hình 4.6 Cơ cấu nguồn điện theo chủ sở hữu tham gia Thị trường điện năm 2014
Hình 4.7 Giá bình quân các tháng trong năm 2013
Hình 4.8 Giá bình quân các giờ trong năm 2013
Hình 4.9 Giá bình quân ngày trong tuần năm 2013
Hình 4.10 Giá bình quân các tháng trong năm 2014
Hình 4.11 Giá bình quân các giờ trong năm 2014
Hình 4.12 Giá bình quân ngày trong tuần năm 2014
Hình 4.13 Sơ đồ nguyên lý công nghệ sản xuất nhiệt điện than
Hình 4.14 Đường cong suất tiêu hao nhiên liệu tổ máy
Hình 4.15 Đường đặc tính chi phí theo công suất phát của tổ máy
Hình 4.16 Đường đặc tính suất tăng tiêu hao nhiên liệu của tổ máy
Hình 4.17 Block giá phụ thuộc vào chi phí biến đổi
Hình 4.18 Block giá tính tới chi phí không tải
Hình 4.19 Block giá có tính tới tiêu hao tự dùng
Hình 4.20 Block giá có tính chi phí không tải và chi phí khởi động
Hình 4.21 Chiến lược chào giá tránh ngừng tổ máy vào giờ thấp điểm

Ninh Viết Hồng

7

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Hình 4.22 Chiến lược chào giá của tổ máy trong giờ cao điểm

Hình 4.23 Chiến lược chào giá của tổ máy xét tới giá biên miền

Ninh Viết Hồng

8

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
MỞ ĐẦU

SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thị trường điện đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, kinh nghiệm vận
hành Thị trường điện của nhiều nước cho thấy đây là một tiến bộ vượt bậc trong lĩnh
vực quản lý năng lượng. Tại Việt Nam, Thị trường điện bắt đầu hình thành và từng
bước phát triển từ khi Luật Điện lực được ban hành năm 2004 và Quyết định
26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình
và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực.
Thị trường Phát điện cạnh tranh là bước đầu tiên trong lộ trình phát triển Thị
trường điện ở Việt Nam, vận hành thử nghiệm từ 1/7/2011 và chính thức từ 1/7/2012.
Theo báo cáo công tác vận hành Trị trường phát điện cạnh tranh của EVN thì: Các
nhà máy thủy điện và nhiệt điện chạy khí có lợi nhuận tăng so với kế hoạch trong khi
các nhà máy nhiệt điện đốt than nhìn chung lại giảm. Lợi nhuận của các nhà máy đốt
than khi tham gia thị trường điện giảm do: chế độ sửa chữa định kỳ không đảm bảo
thời gian và chất lượng dẫn đến sự cố kéo dài, chưa chủ động trong chiến lược sản
xuất kinh doanh và nhất là chưa quan tâm đúng mức tới chiến lược chào giá trên thị
trường điện giao ngay.

Theo Thông tư số 30/2014/TT- BCT của bộ Công Thương, các nhà máy nhiệt
điện có trách nhiệm tham gia thị trường điện chậm nhất là sau 12 tháng kể từ ngày
vận hành thương mại của tổ máy. Đó vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho các nhà
máy mới đi vào vận hành. Trong năm 2015, một số nhà máy nhiệt điện đốt than bắt
đầu tham gia thị trường điện như Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhiệt điện Uông Bí
mở rộng 2, Nhiệt điện Hải Phòng 2, Nhiệt điện Quảng Ninh 2 và trong tương lai
không xa một số nhà máy nhiệt điện đốt than đang chạy thử nghiệm cũng sẽ tham gia
thị trường điện như: Nhiệt điện Duyên Hải, Nhiệt điện Vĩnh Tân...
Với bối cảnh đó và các lý do đã nêu trên, việc “Nghiên cứu chiến lược chào
giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ở
Việt Nam” là yêu cầu cấp thiết, đây sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà máy đang và
sẽ tham gia vào thị trường điện. Các nhà máy có chiến lược chào giá tốt không những

Ninh Viết Hồng

9

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy mình mà còn góp phần
nâng cao hiệu quả vận hành chung của toàn Hệ thống điện.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Xây dựng bản chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia vào thị
trường phát điện cạnh tranh.
- Nghiên cứu chiến lược chào giá cho các nhà máy nhiệt điện chạy than tham

gia vào thị trường phát điện cạnh tranh.
GIỚI HẠN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài xây dựng phương pháp chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than
tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh, trên cơ sở chi phí biến đổi của các nhà
máy theo thiết kế của thị trường phát điện cạnh tranh. Theo dự thảo thiết kế thị
trường bán buôn điện cạnh tranh, trong giai đoạn đầu các nhà máy nhiệt điện vẫn
chào giá theo chi phí biến đổi của tổ máy. Tuy nhiên, thị trường bán buôn điện cạnh
tranh hướng tới sẽ chào giá dựa trên chi phí toàn phần của tổ máy để nâng tính cạnh
tranh trên thị trường điện. Mặc dù vậy, chiến lược chào giá chung của các nhà máy
vẫn không có gì thay đổi khi tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Ninh Viết Hồng

10

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1.1 Kinh nghiệm các quốc gia về cải cách thị trường điện
Ngày nay, ở hầu hết các nước châu Âu, Mỹ, Canada, Australia và một số nước
ở châu Mỹ La Tinh, thị trường điện đã phát triển ở mức cao. Các nước ở châu Phi và
Trung Đông đã chậm trễ trong việc thực hiện cải cách ngành điện. Đông Âu và châu
Á đã bắt đầu phát triển thị trường điện trong khoảng chục năm gần đây.
1.1.1 Các nước Trung và Nam Mỹ

Một số nước ở Mỹ La Tinh đã tiến hành cổ phần hóa và tự do hóa ngành điện,
đỉnh cao là thị trường cạnh tranh đã được thành lập ở các nước như Argentina,
Bolivia, Chile và El Salvador. Cải cách ngành điện ở Chile và Argentina là sâu rộng
nhất. Tại Bolivia, Colombia và Peru, thị trường điện đã được cơ cấu lại và mở rộng
cạnh tranh. Cải cách ngành điện ở Brazil diễn ra chậm và thận trọng hơn các nước
trong khu vực. Hầu hết các nước trong khu vực đã đi theo mô hình của Chile (Peru,
Bolivia và Argentina trong giai đoạn đầu tiên), nhưng Colombia bước đầu đi theo mô
hình của Anh và xứ Wales.
• Chilê
Năm 1974, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu lửa OPEC làm cho giá cả
nhiên liệu ở Chi lê tăng cao, cộng thêm sự quản lý yếu kém của các công ty điện nhà
nước dẫn tới tổn thất lớn. Chính phủ Chi lê muốn cải tổ lại ngành điện để tăng hiệu
quả. Chile là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cải cách trong ngành công nghiệp
năng lượng. Năm 1978, Chilê thành lập Ủy ban Năng lượng Quốc gia CNE (The
National Energy Commission) đóng vai trò điều tiết giá, xây dựng chính sách năng
lượng, dự báo nhu cầu năng lượng, điều phối kế hoạch tăng trưởng, giám sát hoạt
động của hệ thống điện, và thực hiện tính toán chi phí.
Năm 1982 với việc ra đời luật điện lực đã đánh dấu bước tiến quan trọng
trong công cuộc cải cách ngành điện ở Chile. Luật Điện lực năm 1982 vẫn còn được
áp dụng cho đến tận ngày nay. Từ năm 1981, ngành điện ở Chi lê đã bắt đầu được
phân tách theo chiều dọc và chiều ngang. Các doanh nghiệp nhà nước từng bước

Ninh Viết Hồng

11

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

được tư nhân hóa. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Chi lê thực sự
sâu rộng vào năm 1986. Endesa là một công ty thuộc sở hữu nhà nước, công ty này
được thành lập vào năm 1944 hoạt động trong lĩnh vực phát điện, truyền tải điện và
phân phối điện trên khắp đất nước đã được phân tách thành 14 công ty con, bao gồm:
6 công ty phát điện, 6 công ty phân phối và hai công ty nhỏ độc lập ở phía Nam hoạt
động trong lĩnh vực phát điện và phân phối điện. Chilectra là một công ty tư nhân
hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện ở Santiago được chia thành 3 công ty con
gồm: 1 công ty phát điện và 2 công ty phân phối điện. Chilê đã hình thành hai thị
trường điện năng khu vực chính: SIC- bao gồm các khu vực phía Nam và miền Trung
và SING- bao gồm các phần phía Bắc của đất nước.
Khách hàng được chia thành 2 dạng là khách hàng tự do và khách hàng ràng
buộc. Khách hàng tự do là những người có nhu cầu tối đa trên 2 MW. Những khách
hàng này được tự do ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị phát điện. Khách hàng bị
ràng buộc không ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị phát điện mà phải mua điện từ
các công ty phân phối địa phương. Những khách hàng này phải trả phí phân phối
cộng với giá nút.
Ngày nay, ngành điện Chile bao gồm 31 công ty phát điện , 5 đơn vị truyền
tải, và 36 công ty phân phối điện, hầu hết đều thuộc sở hữu tư nhân. Kể từ khi Chile
bỏ quy định hạn chế đối với các công ty vốn nước ngoài tham gia thị trường điện, rất
nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đã gia nhập thị trường điện.
• Argentina.
Argentina cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện
cải cách thị trường điện. Argentina được coi là một trong những nước thành công
nhất trong quá trình cải cách với việc giảm đáng kể tổn thất hệ thống và cải thiện chất
lượng cung cấp điện. Các cải cách ngành điện Argentina đã được thiết kế dựa trên
các bài học kinh nghiệm từ quá trình cổ phần hóa và cải cách ở Chile và Vương quốc
Anh.

Trước năm 1991, ngành điện ở Argentina được tích hợp theo chiều dọc. Khu
vực này đã trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng trong mùa hè

Ninh Viết Hồng

12

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

năm 1988- 1989, chủ yếu là do các nhà máy nhiệt điện trong hệ thống không được
bảo dưỡng định kỳ (50% tổ máy không được bảo dưỡng). Ngay sau cuộc khủng
hoảng, chính phủ Argentina ban hành luật điện lực, trong đó bao gồm các quy định
sau: phân tách ngành điện theo cả chiều dọc và ngang trong các lĩnh vực truyền tải và
phân phối điện; mở cửa tất cả các khâu để cho tư nhân tham gia đầu tư; và tách chức
năng quản lý thành đơn vị làm việc độc lập.
Ngành điện trong Argentina bắt đầu được tái cơ cấu và cổ phần hóa vào năm
1992, đây là nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng đã xảy ra. Trong
quá trình cải cách, hơn 80% khâu phát điện, 60% trong lĩnh vực phân phối đã được
chuyển thành sở hữu tư nhân. Nhà nước chỉ quản lý các nhà máy điện hạt nhân và
các thủy điện đa mục tiêu. Cơ quan điều tiết điện lực (ENRE) được thành lập. Hình
thành thị trường điện bán buôn (MEM) chi phối tới 93% nhu cầu của toàn hệ thống.
Một đơn vị quản lý thị trường điện bán buôn (CAMMESA) được thành lập với sự
tham gia của tất cả các bên liên quan trên thị trường, ngoại trừ các khách hàng và các
nhà máy phát điện nhỏ. CAMMESA được giao trách nhiệm điều phối, thiết lập giá
bán buôn và quản lý các giao dịch mua bán trên thị trường.

Cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô xảy ra năm 2002 ở nước này đã cho thấy
được hiệu quả của quá trình cải cách ngành điện từ những năm 1990 với việc giảm
giá bán điện, tình hình đầu tư được cải thiện trong lĩnh vực phát điện. Tuy nhiên,
trong giai đoạn này chính phủ Argentina đã thực hiện chính sách kiểm soát giá và can
thiệp vào thị trường điện làm cho các đơn vị tham gia thị trường điện không thu hồi
đủ chi phí bỏ ra. Mặc dù sau khủng hoảng những thành tựu của công cuộc cải cách đã
bị hạn chế bởi các chính sách của chính phủ, tuy nhiên cuộc cải cách điện ở
Argentina đã chỉ ra rằng quá trình cải cách toàn diện trong lĩnh vực điện có thể thực
hiện có hiệu quả ở một đất nước đang phát triển.
• Brazil
Trong những năm 1980, Ngành điện ở Brazil do nhà nước giữ độc quyền. Các
công ty nhà nước hoạt động không hiệu quả. Đến năn 1990, ngành điện có dấu hiệu

Ninh Viết Hồng

13

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

khủng hoảng, để ngăn ngừa cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra buộc chính
phủ phải tiến hành cải tổ lại ngành điện.
Năm 1996, dự án tái cơ cấu ngành điện Brazil (RESEB) đánh dấu bước đầu
thực hiện các cải cách ngành điện. Mục tiêu của cải cách là xây dựng một ngành điện
cạnh tranh hơn với việc tạo ra một sân chơi bình đẳng cho phép khối tư nhân tham
gia. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực điện lực cũng

được cổ phần hóa. Tuy khâu truyền tải điện không được cổ phần hóa nhưng hầu hết
các dự án mở rộng lưới truyền tải được thực hiện bằng nguồn vốn tư nhân. Trong
quá trình cải cách chính phủ đã thành lập ra Cục Điều tiết điện lực (ANEEL), đây là
cơ quan quản lý độc lập chịu trách nhiệm giám sát ngành điện. Dấu ấn quan trọng
nhất trong công cuộc cải cách là chính phủ đã ban hành Luật Điện lực năm 1998.
Nhờ đó, Brazil đã thành lập ra một đơn vị độc lập điều hành lưới truyền tải điện quốc
gia (ONS) và một đơn vị điều hành thị trường bán buôn điện (MAE). Các IPP cũng
được thành lập và tham gia vào thị trường điện ở Brazil. Tuy nhiên, do thiếu cơ chế
quản lý, quy hoạch không đồng bộ, đầu tư kém hiệu quả dẫn tới Brazil đã không
ngăn chặn được cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra năm 2001. Chính phủ đã phải
phân phối năng lượng từ tháng 6/2001 đến tháng 2/2002. Cuộc khủng hoảng năng
lượng năm 2001 đã chứng minh rằng thị trường điện ở Brazil khá yếu. Do phụ thuộc
quá nhiều vào nguồn thủy điện, nên khi hạn hán xảy ra lượng điện năng thiếu hụt lớn
trên thị trường đã gây ra khủng hoảng nghiêm trọng. sau năm 2004, Brazil đã thay
đổi chính sách về điện, chú trọng tới sự ổn định trong dài hạn. Chính phủ đã thành
lập một khung pháp lý mới cho ngành điện. Trong luật sửa đổi năm 2004, nổi bật
nhất là xuất hiện hai cơ chế hợp đồng là hợp đồng bắt buộc (ACR) và hợp đồng tự do
(ACL) cho phép các khách hàng lớn được quyền tự do lựa chọn đơn vị cung cấp điện
cho mình.
• Bolivia
Cải cách ngành điện ở Bolivia diễn ra trong bối cảnh nước này đang xảy ra
cuộc khủng hoảng nợ. Cải cách ngành điện là một phần quan trọng của cải cách kinh
tế. Trước năm 1994, ngành điện ở Bolivia là ngành độc quyền nhà nước theo mô hình

Ninh Viết Hồng

14

Cao Học 2013 - 2015



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

dọc dưới sự quản lý của công ty Ende (Empresa Nacional de Electricidad). Năm
1994, Bolivia tiến hành cải cách ngành điện với việc đề xuất cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước lớn. Luật Điện lực năm 1994 quy định rõ việc bắt buộc phải cổ
phần hóa hệ thống điện với việc phá vỡ liên kết theo chiều dọc giữa khâu phát điện,
truyền tải điện, và phân phối điện. Với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả của tất cả
các khâu trong hệ thống điện, thúc đẩy cạnh tranh và khuyến khích đầu tư.
Kết quả của việc cổ phần hóa ngành điện là Bolivia đã thành lập ra được 3
công ty phát điện: Corani, Guaracachi và Valle Hermoso. Các công ty này phân tách
từ công ty Ende. Một công ty tư nhân cũng được thành lập quản lý lưới điện truyền
tải. Quá trình cổ phần hóa ở Bolivia hoàn thành vào năm 1998. Hình thành thị trường
bán buôn với cơ chế thanh toán theo hợp đồng và cơ chế thị trường giao ngay.
• Peru
Peru cũng thực hiện cải cách ngành điện vào những năm đầu thập niên 1990.
Cải cách ngành điện ở Peru là một phần trong công cuộc cải tổ nền kinh tế của nước
này. Năm 1990, Peru đã tiến hành cổ phần hóa một số công ty trong ngành điện
thuộc quyền quản lý của nhà nước. Cuộc cải cách này nhằm thu hút vốn đầu tư để mở
rộng xây dựng các nguồn cấp điện mới.
Công cuộc cải cách ngành điện ở Peru đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Sử dụng điện đã tăng từ 45% năm 1990 lên 88,8% trong tháng 7 năm 2011, trong khi
chất lượng dịch vụ cung cấp điện được cải thiện. Đồng thời giá điện cũng phù hợp
với mức thu nhập trung bình của người dân khu vực châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, một
số thách thức vẫn còn. Đứng đầu trong số đó là mức độ tiếp cận điện của người dân
trong khu vực nông thôn còn thấp. Các tiềm năng về năng lượng chưa được khai
thác, như các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt
trời, do gặp vấn đề về pháp lý.

Công suất phát điện hiện nay được chia đều giữa các nguồn nhiệt và thủy điện.
Một xu hướng mới của ngành điện trong nước được dựa trên sự thay đổi cho các nhà
máy khí đốt tự nhiên, trong đó chủ yếu được cung cấp sản lượng từ mỏ khí Camisea
trong rừng Amazon.

Ninh Viết Hồng

15

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.1.2 Các nước Châu Âu
Theo truyền thống, ngành điện ở Châu Âu cũng được cơ cấu theo ngành dọc.
Trong khâu truyền tải điện không có sự tham gia của bên thứ ba. Đến năm 1996, Ủy
ban Châu Âu đã bắt đầu tự do hóa ngành điện thông qua một định hướng phát triển
thị trường điện Châu Âu (EC 96/92). Theo đó, thời hạn và mức độ phát triển thị
trường được xác định chung cho các nước thành viên. EU đã yêu cầu 15 nước trong
liên minh mở cửa thị trường bán lẻ hoặc ít ra mở cửa một phần vào năm 2000. Kết
quả đến năm 2000, tất cả các nước thành viên EU ngoại trừ Hy Lạp đã mở cửa thị
trường bán lẻ của họ. Ngoài ra, EU cũng đặt ra các mục tiêu khác đó là giảm độc
quyền trong khâu truyền tải, các khách hàng lớn có quyền tự do lựa chọn nhà cung
cấp. Năm 2003, EU tiếp tục yêu cầu tất cả các nước thành viên phải mở cửa toàn bộ
thị trường bán lẻ. Yêu cầu các nước thành lập cơ quan quản lý ngành điện độc lập.
Đến năm 2009, EU tiến hành cải cách lần thứ ba và có hiệu lực vào năm 2011 nhằm
mở rộng hai lần cải cách trước đó. Trong lần cải cách này, người tiêu dùng có nhiều

quyền lựa chọn nhà cung cấp điện, giá cả công bằng hơn, được tiếp cận với nguồn
năng lượng sạch và an toàn.
Nhìn chung, cuộc cải cách nhằm thống nhất thị trường điện chung ở Châu Âu,
tuy nhiên, nhiều nước trong khối liên minh không mấy mặn mà trong việc tham gia
cải cách. Ngày nay, có nhiều mô hình thị trường điện song song tồn tại ở khu vực
Châu Âu, chúng khác nhau về loại hình sở hữu, mức độ mở, thị trường điện tập trung
và mức độ phát triển thị trường theo chiều dọc. Sau đây, là sơ lược quá trình cải cách
thị trường điện một số nước tiêu biểu ở Châu Âu:
• Anh
Ở Anh, Điện lực nhà nước (CEGB) được tái cơ cấu vào năm 1990 với mục
đích tách riêng hệ thống truyền tải điện và thành lập ra 3 công ty phát điện bao gồm
National Power, PowerGen và Nuclear Electric. Tất cả các nguồn trừ nguồn điện hạt
nhân đều được cổ phần hóa. Hệ thống lưới điện phân phối cũng đươc tách riêng
thành 12 tiểu bang. Từ đó dần dần hình thành thị trường mua bán điện tự do ở Anh.
Kể từ năm 1990 cho đến nay, nước Anh đã trải qua nhiều cuộc cải cách trong ngành
điện bao gồm: tái cơ cấu, cổ phần hóa, đổi mới quy định, thiết lập sự cạnh tranh.

Ninh Viết Hồng

16

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Hiện nay, thị trường điện ở Anh đã được tự do hóa toàn bộ. Người tiêu dùng có
quyền tự do lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ. Kể từ khi tiến hành cải cách, giá điện

đã giảm khoảng 25%, độ tin cậy cung cấp điện được duy trì ở mức cao.
Cải cách thị trường điện ở Anh được đánh giá là ví dụ điển hình để các nước
khác học hỏi theo. Tuy nhiên, một số học giả tỏ ra nghi ngờ về kết quả của quá trình
cải cách. Họ lập luận rằng , thị trường bán buôn điện ở Anh bị chi phối bởi các hợp
đồng dài hạn bảo mật. Cạnh tranh bán lẻ đã khiến cho các khách hàng nhỏ bị thiệt
thòi, dẫn tới khó khăn cho việc bảo vệ người tiêu dùng nhỏ lẻ.
• Pháp
Ngược lại với Anh, Pháp là một trong những nước tiến hành cải cách thị
trường điện khá muộn. Ngoài ra, cải cách ở Pháp cũng không tạo ra được sự thay đổi
lớn trong cơ cấu ngành điện. Quá trình cải cách chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2000 khi
Pháp đưa ra một đạo luật thực hiện chỉ thị của EC năm 1996 về cải cách thị trường
điện ở Châu Âu. Việc cải cách bao gồm: xây dựng một cơ quan điều tiết điện lực,
quy định mô hình có sự tham gia của bên thứ ba, thiết lập thị trường điện bán buôn
và thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, Cho đến nay về cơ bản Chính phủ Pháp vẫn duy trì
sự tích hợp theo chiều dọc của ngành điện như truyền thống.
• Các nước Bắc Âu
Na Uy là nước đầu tiên ở Bắc Âu tiến hành tự do hóa ngành điện tương tự như
mô hình thị trường điện ở Anh, chỉ khác là không có cổ phần hóa.
Cải cách ngành điện theo xu hướng tự do hóa tại các nước Bắc Âu phân ra
thành hai cấp. Tại cấp quốc gia, mỗi quốc gia tiến hành quá trình tự do hóa riêng của
mình, với các cách thức khác nhau. Cấp khu vực, quá trình tái lập cơ cấu ngành điện
và tự do hóa tiến hành song song nhằm để thị trường điện Bắc Âu (Nord- Pool) hình
thành và phát triển. Thị trường chung khu vực Bắc Âu thành lập năm 1996 bởi Na
Uy và Thụy Điển. Phần Lan gia nhập Nord- Pool vào năm 1998 và Đan mạch vào
năm 1999. Tuy nhiên, giá điện năng trong khu vực vẫn gia tăng do sự gia tăng các
khoản thuế và sự ra đời của việc phải đăng ký giấy phép phát khí thải.
• Các nước Đông Âu

Ninh Viết Hồng


17

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trước kia, trong nền kinh tế tập trung của các nước xã hội chủ nghĩa thuộc
Đông Âu, các công ty điện lực quốc gia ở các nước này đều theo mô hình liên kết
ngành dọc. Hệ thống điện các nước này khi đó nối với hệ thống điện của Liên Xô cũ
và đã thực hiện mua bán điện liên quốc gia trong khuôn khổ khối Hội đồng Tương
trợ kinh tế. Sau khi khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ tại Đông Âu, rất nhiều nước trong
số này (Hungary, Ba Lan, Cộng hoà Séc, v.v...) đã theo đuổi các chương trinh tư
nhân hoá sâu rộng, kể cả ngành điện, tuy nhiên quá trình hình thành thị trường tại các
nước này cũng chỉ mới bắt đầu. Đây cũng là xu thế chung của Châu Âu. Mô hình chủ
yếu tại các nước này là mô hình một người mua duy nhất.
1.1.3 Các nước thuộc Liên Xô cũ
Ngay sau khi Liên Xô tan rã ngành điện của các quốc gia trong khu vực này
vẫn được tích hợp theo chiều dọc. Sau đó, mỗi quốc gia theo đuổi các chiến lược cải
cách khác nhau bao gồm: việc phá vỡ tích hợp theo chiều dọc, cổ phần hóa và tiến
hành tái cơ cấu.
• Nga
Ở Nga, công cuộc cải cách đặt mục tiêu thay đổi ý thức hệ tư tưởng hơn là do
nhu cầu kinh tế. Cải cách nói chung nhằm giảm bớt quyền lực của Đảng Cộng sản.
Trên thực tế, ngành điện ở Nga đã đạt được nhiều kết quả tốt hơn so với nhiều nước
khác và phát triển tương đương với các nước như Anh, Mỹ. Công cuộc tái cơ cấu
ngành điện ở Nga sẽ được hoàn tất khi công ty độc quyền nhà nước (RAO UES)
hoàn thành quá trình tái cơ cấu. Lưới điện truyền tải quốc gia vẫn dưới sự quản lý của

nhà nước. Kết quả của công cuộc cải cách là đã thành lập ra được 6 công ty bán buôn
điện, tham gia cạnh tranh trong một thị trường bán buôn cạnh tranh mới.
Ngày nay có 7 hệ thống điện khu vực riêng biệt được hình thành ở Nga. Trong
đó, công ty RAO UES với 52% cổ phần thuộc sở hữu Chính phủ, kiểm soát hầu hết
hệ thống truyền tải và phân phối điện ở Nga. Công ty này kiểm soát tới 96% quá
trình truyền tải, phân phối điện và thị trường điện bán buôn (FOREM).
• Ukraine

Ninh Viết Hồng

18

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Cải cách điện ở Ukraine bắt đầu vào năm 1996. Các công ty thuộc sở hữu nhà
nước tích hợp theo chiều dọc bắt đầu được phân tách và tái cơ cấu lại. Thông qua mô
hình thị trường điện tập trung với 1 người mua duy nhất. Quá trình tái cơ cấu lại các
công ty điện thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện bắt đầu từ năm 1997, nhưng bị
ngừng lại vào năm 1999 do vấn đề tham nhũng.
1.1.4 Các nước Bắc Mỹ
Ngành điện ở Mỹ cũng được tích hợp theo chiều dọc. Bắt đầu từ cuối năm
1970, nước Mỹ đã bắt đầu thực hiện một số cải cách nhằm thay đổi cấu trúc truyền
thống của ngành điện. Các cải cách nhằm mang lại sự cạnh tranh trên thị trường bán
buôn. Sự cạnh tranh giữa các nguồn phát điện độc lập để các khách hàng nhỏ và các
nhà phân phối địa phương có thể mua điện được từ các nhà cung cấp khác nhau. Kết

quả là chi phí bán buôn sẽ thấp hơn do đó giá bán lẻ cũng giảm. Đến năm 2000, một
nửa số bang ở Mỹ hoặc là đã thực hiện tái cấu trúc ngành điện ở bang mình hoặc là
đã lên kế hoach thực hiện.
Trong tháng 5 năm 2000, tại California giá điện bán buôn bắt đầu tăng lên
đáng kể, tăng 500% so với năm 1999. Giá bán buôn tăng do: giá khí tự nhiên, nhiên
liệu chính sử dụng để tạo ra điện tại California đã tăng lên mức chưa từng thấy. Nhu
cầu điện tăng vọt vì sự tăng trưởng kinh tế nóng bất thường, trong khi không có
nguồn phát điện mới nào được xây mới để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng. Giá bán
buôn tăng dẫn tới giá bán lẻ cũng tăng cao. Cuối cùng thị trường điện ở California
tuyên bố ngừng giao dịch vào tháng 3 năm 2001. Chính sự sụp đổ của thị trường điện
California đã làm ảnh hưởng tới quá trình tái cơ cấu ngành điện ở Mỹ.
Tại Canada, cải cách ngành điện bắt đầu ở bang Alberta vào năm 1996, cạnh
tranh được đưa vào khâu sản xuất điện, và một thị trường điện bán buôn điện được
tạo ra. Tuy nhiên, các bang khác không mấy mặn mà trong việc cải cách. Nguyên
nhân là do thiếu sự liên kết giữa các nhà lãnh đạo ngành điện ở các bang, trong khi
Chính phủ tôn trọng quyền tự quyết của các bang.
1.1.5 Các nước Châu Úc và Châu Á
• Australia

Ninh Viết Hồng

19

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Năm 1990, Australia đã tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng trong ngành
điện. Từ năm 1991 hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tạo ra sự cạnh
tranh ở khâu phát và bán lẻ điện. Quá trình cải cách khởi đầu diễn ra ở bang Victoria.
Cơ cầu ngành điện ở đây ban đầu được tích hợp theo chiều dọc bao gồm các khâu:
Phát điện, truyền tải điện, phân phối/ bán lẻ điện. Khi tiến hành cải cách, khâu phân
phối/ bán lẻ được chia thành 5 công ty hạch toán độc lập. Khâu phát điện được chia
thành 7 công ty độc lập. Đến năm 1997, toàn bộ các công ty này đều được cổ phần
hóa. Năm 1998, Thị trường bán buôn điện quốc gia được thành lập. Sau khi thị
trường điện bán buôn quốc gia được thành lập, hệ thống truyền tải điện tách ra và
được quản lý, vận hành bởi một công ty cổ phần. Việc đưa cạnh tranh và tu nhân hóa
vào ngành điện đã làm tăng đáng kể hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng hiệu quả sử
dụng vốn, giảm số lượng nhân công. Quá trình cải cách chủ yếu tác động tới các
khách hàng lớn như trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, dịch vụ, trong khi
những hộ gia đình nhỏ, lẻ thì ít chịu ảnh hưởng. Hiện nay, ở một số bang như New
South Wales, Victoria và Queensland đã tự do hóa trong lĩnh vực bán lẻ, trong khi
các bang ở phía tây Australia vẫn duy trì cấu trúc ngành theo chiều dọc truyền thống.
• Ấn Độ
Ấn Độ bắt đầu tiến hành cải cách ngành điện vào năm 1991, khi đất nước này
đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị. Các nhà máy điện
độc lập (Independent Power Producer - IPP) đã được phép tham gia kinh doanh và
được chào bán với giá hấp dẫn. Năm 2003, Ấn Độ đã thành lập thị trường điện với
mô hình một người mua buôn duy nhất (single buyer). Xây dựng một khung pháp lý
cho việc tách độc lập khâu vận hành hệ thống điện và khâu truyền tải điện. Thiết lập
thị trường bán buôn và bán lẻ điện. Mặc dù, có một khuôn khổ pháp lý cho việc quản
lý ngành công nghiệp điện nhưng quá trình tự do hóa và tư nhân hóa không đạt được
như mong đợi. Hiện nay, ngành điện ở Ấn Độ vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém. Tình
trạng thiếu công suất ở giờ cao điểm, thiếu điện vẫn diễn ra khá phổ biến.
• Trung Quốc

Ninh Viết Hồng


20

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trung Quốc có ngành công nghiệp điện lớn thứ hai trên thế giới và đang đóng
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trong hơn 30 năm qua, Trung
Quốc đã trải qua hàng loạt các cải cách liên quan tới ngành điện lực. Với sự phát
triển của ngành kinh tế kể từ năm 1980, nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế,
xã hội tăng lên nhanh chóng, tình trạng thiếu điện ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Để thu hút thêm vốn đầu tư phục vụ phát triển ngành điện và cải thiện tình trạng
thiếu điện trầm trọng, từ năm 1985 Chính phủ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài
cũng như các nhà đầu tư tư nhân trong nước tham gia đầu tư vào ngành điện.
Hiện nay, Ủy ban Kinh tế và Thương mại Quốc gia có nhiệm vụ quản lý
ngành điện lực. Quá trình cải cách ngành điện ở Trung Quốc tiến hành qua 4 giai
đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, từ năm 1997 đến năm 1998: Giải tán Bộ Điện lực, thành
lập Công ty Điện lực quốc gia (SPC), phá bỏ sự độc quyền nhà nước trong ngành
điện. Kết quả là giá điện tại Trung Quốc đã giảm 20%.
Giai đoạn thứ hai, từ 1998 đến 2000: Phát triển thị trường cạnh tranh ở khâu
phát điện, hoàn thiện hệ thống quản lý ngành.
Giai đoạn thứ ba, từ năm 2001 đến năm 2010: Hoàn thiện quá trình phân tách
các khâu: Phát điện, truyền tải điện và phân phối điện.
Giai đoạn thứ tư, từ sau năm 2010: Tiến hành mở cửa toàn bộ thị trường,
chính thức vận hành thị trường điện cạnh tranh và đạt tiêu chuẩn thế giới để kết nối

với các hệ thống điện các quốc gia trong khu vực.
• Hàn Quốc
Hàn Quốc bắt đầu chuyển dịch cơ cấu của ngành điện từ độc quyền sang thị
trường cạnh tranh từ năm 1998. Trước đó, ngành điện lực được điều phối bởi công ty
nhà nước KEPCO theo mô hình độc quyền chiều dọc. Cải cách ngành điện ở Hàn
Quốc nhằm tạo ra thị trường điện cạnh tranh, cho phép tư nhân tham gia đầu tư vào
ngành điện. Tái cơ cấu công ty nhà nước KEPCO là bước đầu tiên của công cuộc cải
cách. Năm 2001, lĩnh vực phát điện của KEPCO đã được chia thành 5 công ty nhiệt
điện và 1 công ty điện hạt nhân. Tuy nhiên, KEPCO vẫn là đơn vị mua điện duy nhất

Ninh Viết Hồng

21

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

từ phía các công ty phát điện. Vì vậy cạnh tranh chỉ diễn ra ở khâu phát điện. Các
đơn vị phát điện sẽ chào giá dựa trên chi phí sản xuất thực tế trên một sàn giao dịch
chung. Giá của các nhà máy được kiểm tra và giám sát bởi Ủy ban Đánh giá chi phí
(GCAC), đảm bảo các nhà máy chào giá đúng với chi phí sản xuất thực tế của mình.
Trên thị trường điện tồn tại 2 loại giá khác nhau là giá biên (SMP) và giá công suất
(CP). Giá công suất CP được trả cho các tổ máy sẵn sàng phát điện trên hệ thống. Giá
SMP được xác định là giá của tổ máy đắt nhất trên hệ thống tại chu kỳ giao dịch thị
trường.
1.1.6 Các nước Châu Phi

Các cuộc cải cách về thị trường điện ở Châu Phi có phạm vi và quy mô hạn
chế. Các cuộc cải cách hầu như nhằm mục đích khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài vào ngành điện. Tại Châu Phi, chỉ có một số ít quốc gia quan tâm tới việc cải
cách ngành điện lực đó là Nam Phi, Ghana, Cameroon và Nigeria.
• Nam Phi
Trước năm 1994, chính sách năng lượng ở Châu Phi chú trọng vào việc đảm
bảo cung cấp đủ điện năng cho các khu mỏ, hóa chất và phục vụ ngành nông nghiệp.
Năm 1995, chính phủ thành lập cơ quan điện lực quốc gia thay thế cho ban kiểm soát
điện lực cũ được thành lập từ năm 1987. Sản xuất điện ở Nam Phi được chi phối bởi
công ty sở hữu nhà nước Eskom. Công ty này quản lý, vận hành lưới điện truyền tải
quốc gia và do đó độc quyền cả khâu phát điện và khâu truyền tải điện. Đến năm
2002, Công ty Eskom được cổ phần hóa. Năm 2006 Luật Điện lực ở Nam Phi được
ban hành, thành lập cơ quan Điều tiết quốc gia (NERSA) và theo đó công ty Eskom
chịu sự chi phối của NERSA. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia thì quá
trình cải cách thị trường điện ở Nam Phi đạt không mấy hiệu quả. Quá trình tư nhân
hóa ở Nam Phi không được xem trọng, giá vẫn được tính theo cách truyền thống và
quan trọng hơn nhu cầu năng lượng vượt xa so với dự báo. Ngày nay Công ty Eskom
vẫn chi phối tới 95% sản lượng điện cung cấp cho Nam Phi.
• Ghana

Ninh Viết Hồng

22

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Trước cải cách, ngành điện ở Ghana hoạt động chủ yếu bởi hai công ty nhà
nước. Một công ty quản lý tất cả các nguồn phát và truyền tải điện (VRA), và công ty
khác quản lý khâu phân phối điện (ECG). Công ty VRA quản lý khá tốt về mặt tài
chính và kỹ thuật trong khi công ty ECG bộc lộ sự yếu kém trong quản lý với chất
lượng phục vụ kém, thất thoát lớn. Năm 1993, xảy ra một cuộc khủng hoảng nguồn
do hạn hán và nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao. Để tiếp cận với nguồn vốn từ
Ngân hàng Thế giới đòi hỏi Chính phủ phải có kế hoạch cải cách toàn diện trong
ngành điện. Một cơ quan điều tiết độc lập được tạo ra. Tuy nhiên, năm 2001 nhà máy
sản xuất nhôm nước ngoài tuyên bố phá sản và rút ra khỏi Ghana, đồng nghĩa với
việc nước này mất đi khách hàng tiêu thụ điện lớn nhất , khi đó nguồn công suất bị
dư thừa và gây ra lãng phí vốn đầu tư các dự án nguồn điện trước đó.
1.2 Một số mô hình thị trường điện cạnh tranh điển hình
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng bao
gồm 3 khâu: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện . Đặc điểm của hệ thống điện là ở
bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và nhu cầu tiêu thụ
điện. Khâu truyền tải và phân phối luôn mang tính chất độc quyền tự nhiên và sẽ tiếp
tục giữ vai trò độc quyền trong tương lai. Bởi vì chi phí đầu tư xây dựng hệ thống
lưới điện rất lớn, việc đầu tư xây dựng và vận hành song song hai hệ thống truyền tải
và phân phối điện là không hiệu quả. Ngày nay, trên thế giới áp dụng nhiều mô hình
thị trường điện khác nhau. Về cơ bản có thể chia thành hai loại mô hình là mô hình
có sự tham gia của bên thứ ba (Third Party Access - TPA) và các mô hình thị trường
cạnh tranh. Các mô hình thị trường cạnh tranh bao gồm: thị trường một người mua,
thị trường bán buôn cạnh tranh, thị trường bán lẻ cạnh tranh.
1.2.1. Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba (TPA- Third Party Access)
Theo mô hình này, Khách hàng tiêu thụ điện sẽ ký hợp đồng mua bán điện
song phương với đơn vị phát điện. Đơn vị truyền tải có trách nghiệm truyền tải điện
năng từ nơi sản xuất tới hộ tiêu thụ cuối cùng và sẽ được hưởng phí truyền tải cho
công việc này. Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba có hai dạng: mô hình có sự
tham gia của bên thứ ba có điều tiết (Regulated TPA) và mô hình có sự tham gia của


Ninh Viết Hồng

23

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

bên thứ ba thỏa thuận (Negotiated TPA). Trong mô hình TPA có điều tiết, cơ quan
điều tiết sẽ đưa ra các quy định về đấu nối, tính toán mức phí truyền tải để đảm bảo
công bằng cho các bên liên quan. Trong mô mình TPA thỏa thuận, các công ty tự
thỏa thuận với nhau về điều kiện đấu nối và phí truyền tải.
IPP

Phát điện

Truyền tải điện

Phân phối điện

Khách hàng lớn

Khách hàng

Hình 1.1. Mô hình tham gia của bên thứ ba (TPA)
Mô hình này đã khắc phục được đặc điểm độc quyền tự nhiên của lưới điện

truyền tải và phân phối. Tạo ra được sự cạnh tranh ở khâu phát điện và khâu phân
phối điện. Khách hàng lớn được lựa chọn nhà cung cấp điện thông qua hợp đồng.

Ninh Viết Hồng

24

Cao Học 2013 - 2015


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1.2.2. Mô hình một người mua

Hình 1.2 Mô hình thị trường một người mua
Trong mô hình này, Khâu phát điện được tách ra thành nhiều công ty phát
điện độc lập. Các công ty phát điện sẽ cạnh tranh với nhau để bán điện cho một Đơn
vị mua buôn duy nhất (Single Buyer - SB). Đơn vị mua buôn duy nhất là đơn vị mua
điện độc quyền từ các công ty phát điện, qua các kênh phân phối/ bán lẻ bán đến
khách hàng tiêu thụ điện.
1.2.3. Mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh

Hình 1.3 Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Ninh Viết Hồng

25


Cao Học 2013 - 2015


×