Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN CHÀO CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 62 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC ẢNH
CHƯƠNG I:THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM VÀ
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN CHÀO CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT
NAM
1.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI
Bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ 20, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và các
thuyết kinh tế mới đã ứng dụng trong ngành công nghiệp điện. Về mặt kỹ thuật, nhiều tổ
máy phát điện công suất lớn, hiệu suất sử dụng cao cùng với hệ thống lưới truyền tải và
phân phối đã được sản xuất và đưa vào vận hành rộng rãi. Về tổ chức ngành này được
thừa nhân rộng rãi là mang tính độc quyền tự nhiên. Đa số các nước đã xây dựng các
công ty điện lực độc quyền thuộc sở hữu nhà nước, được giao toàn bộ quyền sở hữu,
quản lý,vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ các nhà máy điện, lưới điện truyền tải và
phân phối trên phạm vi phân phối trên phạm vi quốc gia và từng vùng lãnh thổ nhất định.
Nghành điện cùng lúc phải đảm nhận hai nhiệm vụ song song,vừa chụi trách nhiệm cung
cấp điện cho khách hàng mua điện, vừa đóng vai trị là cơ quan đưa ra chính sách và điều
tiết các hoạt động điện lực

Phát điện
Bán buôn / Truyền tải


Cơng ty phân phối
Khách hàng
Hình 1.1:Mơ hình thị trường điện độc quyền liên kết dọc
Mơ hình độc quyền liên kết dọc được hình thành xuất phát từ quan niệm cho rằng nếu
như một công ty sở hữu và điều khiển tồn bộ q trình từ khâu sản xuất tới tiêu thụ cuối


cùng thì chi phí trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng sẽ phấp hơn là nếu ta
cho phép hai, ba nhiều công ty cùng tham gia hoạt động. Các cơng ty điện lực có nghĩa
vụ cung cấp điện cho tất cả khách hàng trên địa bàn được giao quản lý kể cả họ phụ tải
độc lập, ở xa trung tâm hay các vùng nông thôn. Các khách hàng khơng có sự lựa chọn
người bán mà buộc phải mua điện từ các công ty điện lực độc quyền
Để điều tiết các hoạt động điện lực, chính phủ các nước thường quản lý chặt chẽ giá bán
điện theo nguyên tắc đảm bảo cho các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thu
có lãi ở mỗi mức độ vừa phải
Mơ hình quản lý liên kết dọc độc quyền hình thành và phát triển dựa trên những đặc
trưng riêng của điện năng và lý thuyết về chi phí giao dịch áp dụng tron ngành điện. Đặc
thù của doanh nghiệp là quá trình sản suất, truyền tải và phân phối và tiêu thụ địi hỏi có
sự phối hợp đồng thời, chặt chẽ giữa toàn bộ các khâu. Các khâu sản xuất, truyền tải,
phân phối điều có tính chất độc quyền tự nhiên. Vì vậy, mơ hình liên kết dọc là phù hợp
nhất. Nó tạo cơ sở cho việc sử dụng các công ty điện lực quy mô lớn, tận dụng lợi thế về
quy mô lớn và lý thuyết chi phí doanh nghiệp. Giảm thiểu các chi phí cố định và chi phí
giao dịch thuận lợi cho việc quản lý kỹ thuật theo liên kết dọc. Phối hợp một các tốt nhất
giữa các hoạt động về vận hành và đầu tư, giảm được chi phí đầu tư phát triển cho tồn
nghành. Riêng với các nước phát triển, mơ hình liên kết dọc độc quyền tạo ra khả năng
cho công ty điện lực dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn vay từ tổ chức tài chính trên
thế giới với lãi xuất thấp và thời gian dài,… dành cho việc đầu tư xây dựng các cơng
trình điện.
Mơ hình truyền thống cho phép thực hiện việc bù giá, giá chéo giữa các loại khách hàng
mua điện. Các công ty điện lực cũng được giao nhiệm vụ đầu tư các cơng trình lưới điện
để cung cấp cho các hộ tiêu thụ ở vùng xa xôi hẻo lánh hoặc các vùng dân cư có thu nhập
thấp. Sau khi cải thiện cơ cấu ngành điện và mở cửa cho cạnh tranh thị trường nhiên liệu


đầu vào , nhiều nhà máy điện cùng than trước đây đã được chuyển sang tubin khí hỗn
hợp. Các nhà sản xuất điện tiết kiệm được đáng kể từ chi phí mua nhiên liệu, đồng thời
được hưởng lợi do áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới.

Mơ hình độc quyền liên kết dọc khơng khuyến khích các cơng ty điện lực chú trọng vào
việc nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động các khâu trong dây truyền sản suất kinh
doanh điện. Nhiều cơng trình điện trong khâu phát, truyền tải và phân phối vẫn hành vượt
quá tuổi thọ kinh tế, tiêu hao nhiên liệu hoặc tổn thất vượt quá định hoạt động và phát
triển. Đây là một gánh nặng cho ngân sách đặc biệt của các nước đang phát triển. Mơ
hình độc quyền nhà nước đang phát triển của các công ty điện lực
 Như vậy xu hướng tái thiết nghành điện theo cơ chế mở là xu hướng toàn cầu. Xu thế này
tạo được bước tiếm rất rõ rệt trong nghành điện. Sự hình thánh thị trường điện cạnh tranh
mang mục đích gia tăng hiệu quả phục vụ của ngành và giảm giá thành điện năng ( có thể
thấy qua các kinh nghiệm của các nghành có tính đặc đặc thù tương tự như nghành bưu
chính viễn thơng, giao thơng vận tải, phát thanh truyền hình ….). Điện năng là một hàng
hóa, nhưng là một dạng đặc biệt, điện khó có thể tích trữ, việc sản xuất và truyền tải điện
rõ ràng buộc bởi nhiều đặc tính kỹ thuật. Việc đòi hỏi sự cung cấp điện liên tục với độ ổn
định là nguyên nhân kiến giá điện gia tăng đối với khách hàng. Do đó tính phân nhóm và
cạnh tranh trong ngành điện tạo ra những lợi thế rõ ràng: tạo những mức giá minh bạch
minh bạc như thế giảm thiểu sự bù lỗ cũng như các trợ cấp khơng mang lợi ích kinh tế,
hướng tới một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư bằng quy tắc thưởng phạt thường
cho những bộ phận hoạt động tốt và phạt những tổ chức hoạt động kém hiệu quả, tạo
nhiều cơ hội cho những sáng kiến mới, nhiều sự thuận lợi cho khách hàng

1.2 MƠ HÌNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
1.2.1 Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh một người mua
Là mơ hình chỉ có một người mua duy nhất và nhiều nhà máy phát điện. toàn bộ điện
năng sản xuất ra phải bán cho đại lý mua buôn duy nhất và đại lý này thực hiện chức


năng phân phối độc quyền cho khách hàng tiêu thụ

Hình 1.2:Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh một người mua
Khi chuyển sang tiếp mơ hình ngành điện điện truyền thống sang các cấp độ thị

trường có tính cạnh tranh thì:

− Khơng địi hỏi phải thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức và đầu tư cơ sở hạ tầng.
− Tạo điều kiện cho ngành điện tập trung vào việc mở rộng phát triển nguồn điện
− Tăng mức độ cạnh tranh trong phát điện, khuyến khích các nhà máy điện giảm chi
phí và làm quen với hoạt động trong mơi trường cạnh tranh.
Tuy nhiên:





Mức độ cạnh tranh chưa cao, chỉ giới hạn cạnh tranh khâu phát điện.
Đơn vị mua buôn duy nhất phải có năng lực tài chính đủ mạnh.
Các đơn vị phân phối chưa được lựa chọn nhà cung cấp điện.

1.2.2 Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh bán bn
Mơ hình này cho phép cạnh tranh trong khâu phát và khâu phát và bán buôn điện, các
công ty kinh doanh phân phối bán lẻ ( công ty phân phối) được quyền lựa chọn mua. Nhà
phân phối vẫn độc quyền bán điện cho cacs khách hàng theo địa bàn quản lý như trước
đây.


Trong mơ hình thị trường cạnh tranh bán bn, các công ty hoạt động kinh doanh
trong khâu phát điện sẽ tự do cạnh tranh và chịu các rủi ro kinh doanh . Khác với mơ hình
độc quyền hay một người mua trước đây, các công ty phát điện là người quyết định lựa
chọn công nghệ, thiết bị công nghệ đầu tư để đáp ứng nhu cầu của người mua hạn chế sự
can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hình 1.3:Mơ hình thị trường cạnh tranh bán bn

Cơ sở để thực hiện mơ hình thị trường cạnh tranh bán buôn là phải cho phép tất cả các
công ty phát điện đều được quyền đấu nối với lưới điện truyền tải quốc gia, bình đẳng về
điều kiện kết nối với chi phí sử dụng lưới truyền tải để kinh doanh bán điện cho các công
ty phân phối. ở một số nước,các công ty phát điện phải đàm phán và ký hợp đồng về các
điều kiện, cước phí sử dụng lưới truyền tải. Tuy nhiên ở đa số các nước, các điều kiện,
các cước phí sử dụng lưới truyền tải co một cơ quan điều tiết điện lực độc lập quy định
nhằm đảm bảo sự công bằng, chống phân phân biệt đối xử hoặc trao quyền ưu tiên cho
bất cứ công ty phát điện nào. Ưu điểm phương pháp sau là rút ngắn thời gian, chi phí
giao dịch cho việc đàm phán hợp đồng của các công ty phát điện với các công ty truyền
tải, đảm bảo công bằng cho tất cả các công ty khi tham gia đấu nối lưới điện quốc gia.
Để điều hành thị trường điện người ta lập ra các cơ quan độc lập điều hành các hoạt
động của thị trường điện ( cơ quan điều hành thị trường). giá điện thị trường bán buôn do
cơ quan điều hành này quyết định bằng hình thức chào giá cạnh tranh giữa các cơng ty
phát điện, chức năng cơ quan điều hành thị trường là theo dõi giám sát các đơn vị tuân
thủ theo các qui định thị trường điện, giải quyết các tranh chấp có liên quan đến thanh
tốn. Nhiệm vụ hàng ngày của ủy ban điều hành thị trường :




Tiếp nhận bản chảo thầu bán điện của công ty phát điện và bản đăng ký công suất tiêu
thụ của các công ty mua điện.



Căn cứ đăng ký công suất tiêu thụ của các đợn vị mua điện, khả năng truyền tải của các
đường dây để tính tốn phương thức huy động các tổ máy của tất cả các nhà máy điện
theo nguyên tắc các tổ máy điện theo nguyên tắc các tổ máy có giá điện rẻ sẽ được huy
động trước và tổng nguồn huy động sẽ được huy động trước và tổng nguồn huy động sẽ
được giới hạn ở mức sao cho tổng công suất các tổ máy được huy động đủ để thoản mãn

như cầu dự báo.



Quyết định giá mua điện trên thị trường cho từng khoảng thời gian( thường là 30 phút
hoặc 60 phút) cho ngày hơm sau.

− Thực hiện giao dịch về tài chính .
− Xử lý các tranh chấp giữa các thành viên tham gia thị trường điện.
− Điều động các tổ máy phát điện theo phương thức đề ra. Hiệu chỉnh phương thức theo
như cầu thực tế để đảm bảo độ an toàn và ổn định ngắn hạn cho hệ thống điện.
Các giao dịch mua bán phát điện năng lực hệ thống qua thị trường có thể ở dạng tự
nguyện hoặc bắt buộc.Trong thị trường bắt buộc, tất cả điện năng bán buôn tại lưới
truyền tải điều bắt buộc phải thực điện thông qua thị trường. Mục đích việc tổ chức thị
trường bắt buộc là nhằm đảm bảo các giao dịch mua bán điện hiệu quả và rõ ràng, ngăn
ngừa sự cấu kết giữa công ty phát điện và công ty độc quyền phân phối điện. Để hạn chế
rủi ro cho các bên tham gia gia dịch mua bán trên thị trường điện di sự lớn lên xuống của
giá điện trên thị trường, người ta cho phép được ký hợp đồng bảo đảm. Theo đó, bên mua
và bên bán thỏa thuận khối lượng điện năng bán, thời gian và nguyên tắc chi trả. Khi giá
điện trên thị trường lên cao quá giá do hai bên thỏa thuận, công ty phát điện sẽ trả cho
công ty mua bán điện một số tiền bằng giá thị trường trừ đi giá thỏa thuận ứng với khối
lượng điện năng đã thỏa thuận. Ngược lại khi giá điện xuống thấp hơn giá thỏa
thuận,công ty phải trả cho công ty phát điện.
Ưu điểm của mơ hình điện bán bn là nó cho phép sự cạnh tranh giữa các cơng ty
phát điện. đây là động lực để các công ty phải nâng cao hiệu quả sản suấy kinh doanh.
Các rủi ro trong đầu tư kinh doanh các nhà máy điện được chuyển từ Chính phủ sang
phía các nhà đầu tư.
Mơ hình thị trường bán bn hạn chế sự quản lý, điều tiết chặt ché của Chính phủ đối
với ngành điện. Doanh nghiệp được quyền tự chủ lựa chọn công nghệ, thiết bị, nhiên liệu
nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu bên mua điện. nhà nước không quản lý, điều tiết

“cứng” giá điện theo mơ hình liên kết dọc độc quyền hoặc mơ hình một người mua như


giá trước vì giá điện trên thị trường bán bn được hình thành thơng gia chào giá cạnh
tranh trên thị trường..
Mơ hình thị trường điện bán bn tuy nhiên vậy chưa cho phép các khách hàng mua
điện cuối cùng được quyền lựa chọn người bán, chưa đạt được hết hiệu quả kinh tế do tự
do cạnh tranh mang lại. Việc hình thành thị trường điện bán bn cũng làm phát sinh “
chi phí ngầm” do việc đầu tư các cơng trình điện trước đây.

1.2.3 Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh bán lẻ
Mơ hình thị trường điện cạnh tranh bán lẻ: là mơ hình thị trường phát điện nhất mà ở
đó tất cả các khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện chứ không băt buộc phải
mua qua các nhà phân phối độc quyền. Giá cả ở đây hồn tồn được xác định dựa trên độ
tin cậy.
Mơ hình này cho phép cạnh tranh trong tất cả các khâu phát, bán buôn và bán lẻ điện.
Quyền tự do kết nối lưới điện được mở rộng từ lưới điện truyền tải quốc gia đến lưới điện
phân phối. Tất cả các khách hàng mua điện đều được quyền lựa chọn người bán là các
công ty phân phối bán lẻ, các công ty bán lẻ lại được quyền lựa chọn mua điện từ các nhà
máy điện trong hệ thống điện thông qua thị trường bán buôn điện. Để thực hiện mô hình
cạnh tranh bán lẻ có hiệu quả, các cơng ty thực hiện chức năng quản lý đơn vị truyền tải
và phân phối cần được tách độc lập với các công ty phát và phân phối

Hình 1.4: Mơ hình thị trường cạnh tranh bán lẻ

Mơ hình cạnh tranh bán lẻ cho phép tất cả các doanh nghiệp tụ do tham gia kinh
doanh, cạnh trang trrong các khâu phát và phân phối và điều này được thể chế hóa bằng
các văn bản pháp lý. Ví dụ ở New Zealand, Chính phủ ban hành đạo về quản lý các
nguồn tài nguyên, theo đó các nhà thầu đầu tư được quyền xây dựng các nhà máy điện để
đáp ứng các yêu cầu về môi trường quy định trong đạo luật này. Ưu điểm của mơ hình



cạnh tranh bán lẻ là cho phép tự kinh doanh và cạnh tranh trong kih doanh, đầu tư vào
các khâu phát và phân phối điện. Thông qua cạnh tranh, các cơng ty kinh doanh điện
buộc phải tìm cách nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Kinh doanh của một số nước đã thực hiện mơ hình cạnh tranh bán lẻ cho thấy hiệu
quả kinh tế khi cho phép tự do hóa và cạnh tranh kinh doanh điện. Giá điện có xu hướng
giảm mạnh ở khâu bán bn và bán lẻ mang lại lợi ích thiết thực cho các khách hàng mua
điện. Với sự tham gia kinh doanh điện của các doanh nghiệp cả tư nhân và nhà nước, các
công ty kinh doanh điện đặc biệt là các công ty phân phối đã kết hợp nhiều dịch vụ gia
tăng, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Các tổ máy phát điện trước đây của
hoạt động với hiệu suất thấp, đều được đại tu, nâng cấ nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh. Kể hoạch đầu tư của các công ty kinh doanh cũng được lập sát với yêu cầu của phụ
tải điện trên từng khu vực địa bàn. Tuy có một số luận điểm cho rằng việc áp dựng mơ
hình cạnh tranh bán lẻ có thể dẫn đến làm tăng chi phí giao dịch. Tuy nhiên, thực tế áp
dụng tài nhiều nước cho thấy, với việc áp dụng tin học vào quản lý, kinh doanh thì những
lợi ích do mơ hình cạnh trnah bán lẻ mang lại lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra.
Tuy nhiên, mơ hình cạnh tranh bán lẻ cũng có một số mặt hạn chế. Trước tiên các
doanh nghiệp do tập trung vào kinh doanh thu lợi có thể sẽ khơng thực hiện các công việc
thuộc về trách nhiệm đối với xã hội ví dụ như cung cấp điện đến các hộ tiêu thụ điện đối
với các hộ nghèo hoặc ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải
giải quyết khi thức hiện cải cách cơ cấu của nghành điện.

1.3 THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
1.3.1 Xu hướng xây dựng thị trường điện cạnh tranh Việt Nam
Mơ hình thị trường điện trước đây ở nước ta là mơ hình thị trường điện độc quyền
nhưng mơ hình này lại tồn tại nhiều nhược điểm và hạn chế:

− Các nhà máy điện chưa được khuyến khích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
phát huy cao tính tự chủ trong sản xuất


− Tính liên kết của lưới điện chưa cao, khi một phần tử bị sự cố sẽ ảnh hưởng chung tới
toàn bộ hệ thống. Mơ hình tổ chức này của EVN, với 4 công ty truyền tải cho 4 vùng địa
lý tạo ra tình trạng thiếu phối hợp đồng bộ giữa các cơng ty quản lý vận hành và đầu tư
lưới điện, làm phân tấn nguồn lực và làm tăng chi phí quản lý, khơng phát hết hiệu quả
các cơng trình được đầu tư. Vật tư dự phòng cũng phải dàn đều giữa các cơng ty điện.



Điện lực các tỉnh, thành phố có quy mô lớn so với các doanh nghiệp địa phương, nhưng
lại là cấp hạch tốn phụ thuộc, khơng có tư cách pháp nhân đầy đủ, do vậy gặp nhiều khó
khăn trong giao dịch, quan hệ kinh tế, khơng có quyền quyết định các vấn đề cấp bách,
phù hợp với năng lực quản lý. Trên thực tế, có nhiều trường hợp muốn khẩn trương để


phục vụ kịp thời việc cung ứng điện tại địa phương nhưng phải chờ báo cáo cấp trên, làm
chậm trễ, thậm chí mất cơ hội kinh doanh, gây thiệt hại kinh tế.

− Tỉ suất lợi nhuận là thước đo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp, nhưng
hiện nay chưa thể dùng để đánh giá hoạt động của các cơng ty điện lực. Lý do là chưa có
cơ chế hạch tốn phần hoạt động cơng ích (những đối tượng được hưởng giá bán điện
thấp hơn giá thành)và phần kinh doanh điện năng ( có giá bán cao hơn giá thành ). Cơ
chế “bù chéo trong giá điện nội bộ của EVN cho các công ty điện lực như hiện nay đã
ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối đơn vị
này.

− Việc giao và điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm chưa khuyến khích được các
cơng ty điện lực chủ động tìm nguốn đầu tư kịp thời mở rộng khả năng cung ứng điện.
Hầu như mọi như cầu về đầu tư vốn đều trông chờ vào các nguồn cấp của EVN. Biên chế
lao động cồng kềnh, năng suất lao động thấp, giá bán điện bình quân thấp. Chưa chọn

được mơ hình quản lý điện nơng thơn phù hợp cho từng vùng, khu vực. Chưa khuyến
khích được các thành phần kinh tế khác ngoài EVN tham gia đầu tư, quản lý trong phân
phối bán lẻ điện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo.

− Các cơng ty cơ khí hạch tốn độc lập nhưng không chủ động lập các phương án huy động
vốn, sức cạnh tranh sản phẩm không cao, sản lượng rất nhỏ so với nhu cầu của ngành.
Để khắc phục các hạn chế trên, cần thiết xây dựng mơ hình tổ chức mới cho phép thực
hiện đa dạng hóa sở hữu trong EVN, tạo tiền đề thành nhiều loại hình sở hữu của các
đơn vị thành viên như công ty 100% vốn EVN, công ty 2 thành viên trở lên 100% vốn
nhà nước, công ty cổ phần. Dựa trên quan hệ tài chính, việc huy động vốn các thành phần
kinh tế được mở rộng, q trình tích tụ và tập trung trên được đẩy mạnh.
Ngày 26/01/2006 thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 26/2006/ QĐ-TTg phê
duyệt lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam. Hình thành và
phát triển của thị trường điện tạo mơi trường điện lực cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ bao
cấp trong nghành Điện, đồng thời tăng quyền lựa chọn các nhà cung cấp cho khách hàng
sử dụng điện. Thị trường điện tạo điều kiện thu hút mọi thành phân kinh tế trong và ngoài
nước tham gia hoạt động điện lực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, đồng thời đảm bảo cho nghành Điện phát triển bền vững.
Thị trường điện lực được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ ( mỗi cấp độ gồm một
bước thí điểm và một bước hồn chỉnh).


Hình 1.5: Lộ trình hình thành và xây dựng thị trường điện cạnh tranh ở Việt
Nam
 Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh một người mua (2005-2014)
− Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (2005 -2014)
Từ năm 2005 đến năm 2011, đây là giải đoạn cạnh tranh giữa các nhà máy điện thuộc
tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) để thí điểm cạnh tranh trong khâu phát điện theo
mơ hình một đơn vị mua duy nhất do EVN quản lý. Các nhà máy điện, các công ty truyền
tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng cơng ty

hạch tốn độc lập. Các cơng ty phát điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN sẽ
tiếp tục bán điện cho EVN theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã được ký
kết. Kết thúc bước thí điểm, các nhà máy lớn có vai trị quan trọng trong hệ thống điện
thuộc EVN phải được chuyển đổi thành các đoen vị phát điện độc lập IPP đưới dạng
công ty nhà nước độc lập. Các nhà máy điện cịn lại sẽ chuyển đổi thành các cơng ty cổ
phần để chuẩn bị cho thị trường phát điện độc lập tới dạng các công ty cổ phần để chuẩn
bị phát điện cạnh tranh hồn tồn chỉnh. Bộ Cơng nghiệp ban hành các quy định điều tiết
các hoạt động kinh doanh của thị trường hướng dẫn thực hiện. Thế nhưng giai đoạn này
chưa được thực hiện hiện một cách đầy đủ mà thị trường cạnh tranh mới thật sự đi vào
hoạt động từ tháng 7/2011


Hình 1.6: Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ
− Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (2011-2014)
Từ năm 7/1011 đến năm 2014 sẽ thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh hoàn
chỉnh, cho phép các IPP không thuộc sở hữu của EVN tham gia chào giá để bắt đầu thị
trường phát điện cạnh tranh khơng hồn chỉnh ( theo mơ hình một người mua duy nhất);
các đơn vị phát điện sẽ bán điện thông qua các hợp đồng mua PPA và chào gía cạnh tranh
trên thị trường giao ngay với tỉ lệ điện năng mua bán , theo hai hình thức của từng đơn vị
do Cục Điều Tiết điện lực quy định. Về cơ cấu tổ chức, các nhà máy điện thuộc EVN
được tách thành các đơn vị phát điện độc lập ( không có chung lợi ích kinhh tế với đơn vị
mua duy nhất, đơn vị truyền tải và đơn vị điều hành giao trên thị trường điện ) dưới dạng
các công ty nhà nước độc lập, hoặc các công ty cổ phần. Tổng công suất đặt của một đơn
vị phát điện không vượt q 25% cơng suất của tồn bộ hệ thống.


Hình 1.7:Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh hồn chỉnh
 Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2022)
− Bước 1: thị trường bán buôn cạnh tranh thí điểm (2015-2016)
Sẽ thực hiện thị trường bán bn cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện đã được đáp

ứng. Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị
trường thị trường bán bn điện cạnh tranh thí điểm; hình thành một số đơn vị bán buôn
mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán buôn điện. Các công ty truyền tải điện
hiện tại được sáp nhập thành một công ty truyền tải quốc gia duy nhất trực thuộcEVN;
các đơn vị phân phối, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị điều hành giao dịch thị trường
điện do EVN tiếp tục quản lý


Hình 1.8:Mơ hình thị trường bán bn điện cạnh tranh thử nghiệm.
− Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hồn chỉnh ( 2017-2022)
Thực hiện thị trường bán bn cạnh tranh hồn chỉnh, cho phép các cơng ty phân phối
điện thuộc EVN được chuyển đổi thành các công ty độc lập ( công ty nhà nước hoặc cổ
phần), để mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện và ngược lại, các đơn vị phát điện
cũng cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị này. Đơn vị mua buôn ( duy nhất) của EVN
tiếp tực mua điện từ các đơn vị phát điện bán cho các công ty phân phối khơng được lựa
chon thí điểm. Các đơn vị bán buôn cũng tham gia cạnh tranh để được bán điện cho các
đơn vị phân phối và các khách hàn lớn. Từ giai đoạn này, EVN chỉ tuần túy quản lý các
hoạt động truyền tải và giữ vai trò vần hành thị trường và vận hành hệ thống


Hình 1.9:Mơ hình thị trường bán bn điện cạnh tranh hoàn chỉnh
 Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm ( từ sau 2022 )
− Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (2022-2024)
Sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm các điều kiều đã được đáp ứng.
Trong đó, cho phép lựa chon một số khu vực lưới phân phối có quy mơ thích hợp để triển
khai thí điểm . Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết quy định, các khách được
chọn nhà cung cấp điện cho mình ( đơn vị bán lẻ điện). Chức năng kinh doanh bán lẻ
điện của các công ty phân phối được lựa chọn thì điểm sẽ được tách khỏi chức năng quản
lý và vận hành lưới phân phối ; các đơn vị bán lẻ điện sẽ cạnh tranh để bán điện tới từng
khách hàng sủa dụng điện cạnh tranh để mua điện từ các đơn vị bán buôn điện



Hình 1.10:Mơ hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thử nghiệm
− Bước 2: Thị trường điện bán lẻ hoàn chình ( từ sau năm 2024 )
Căn cứ mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định , các khách hàng sử
dụng điện trên toàn quốc được lựa chọn nhà cung cấp điện quy định cho mình ( đơn vị sử
dụng điện bán lẻ điện), hoặc trực tiếp mua điện từ thị trường. Các tổ chức, cá nhân đáp
ứng các yêu cầu về hoạt động điện lực được phép thành lập mới các đơn vị bán lẻ điện để
cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Các đơn vị này được quyền mua điện từ các đơn vị phát
điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện… Được biết, thực hiện
Quyết định củaThủ tướng Chình phủ, Bộ Cơng nghiệp đã và đang xây dựng hoàn chỉnh
Đề án Tái cơ cấu nghành Điện, phù hợp với lộ trình phát triển các cấp độ của thị trường
điện được phê duyệt; chỉ đạo thực hiện xây dựng và phát triển thị trường điện lực tại Việt
Nam theo lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt; phê duyệt Đề án Thiết
kế thị trường điện các từng cấp độ và đề án tổ chức lại các công ty điện,các đơn vị truyền
tải,các đơn vị phân phối phù hợp với từng cấp độ thị trường và tổ chức thực hiện; ban
hành các quy định cho vận hành thị trường điện và hoạt động điều tiết tại các cấp độ phát
triển thị trường điện; tiếp nhận hỗ trợ của các tổ chức tài trợ quốc tế cho các dự án phục
vụ tiến trình xây dựng và phát triển cấp độ thị trường điện. Bên cạnh đó, Tập đoàn Điện
lực Việt Nam cũng đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu xây dựng các phương án cho


hoạt động của thị trường phát điện cạnh tran nội bộ; soạn thảo đề án thành lập, điều lệ
hoạt động của cơng ty mua bán điện… để trình Bộ Cơng nghiệp và Chính phủ xem xét
phê duyệt vào cuối năm 2006.
Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực là cơ sở vững chắc đề Cục Điều
tiết điện lực-Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng điều tiết hoạt động điện lực và thị
trường điện lực và thị trường điện lực, góp phần cung cấp điện an tồn, ổn định, chất
lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả cà đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch, đúng
quy định của phát luật


Hình 1.11:Mơ hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh
1.3.2 Vận hành thị trường điện cạnh tranh Việt Nam
1.3.2.1Các thành viên thanh gia thị trường
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các bên trong sự phát triển của thị
trường, thị trường điện tập trung VGCM đưa ra các mối quan hệ thành viên của thị
trường cũng như việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào mua bán điện thông qua thị
trường cũng như các tổ chức cá nhân khác quan tâm đến truy cập những thông tin nhất
định của VGCM mà khơng có sẵn thơng tin trong các cơng bố chung. VGCCM có ba
nhóm thành viên:
 Đơn vị phát điện: Các đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện có tổng công suất lắp
đặt trên 30MW đầu nối với hệ thống điện quốc gia đều tham gia vào thị trường







trừ các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, các nhà máy điện cung cấp
dịch vụ phụ trợ kỹ thuật, các nhà máy điện độc lập được đầu tư theo hình thức Xây
dựng- Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) và các nhà máy điện sử dụng năng lượng
mới tái tạo ( gió, địa nhiệt, thủy triều và sinh khối);
Đơn vị mua buôn duy nhất (SB): Công ty mua bán điện.
Đơn vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO): Trung Điều hành hệ
thống điện Quốc gia.
Các đơn vị cing cấp dịch vụ:
Đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện (MDMSP):
Trung tâm CNTT- Công ty Viễn thông điện lực.
Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải (TNO) : Tổng CT truyền tải Quốc gia



1.3.2.2 Nguyên tắc hoạt động của thị trường

Hình 1.12:Sơ đồ vận hành thị trường điện cạnh tranh Việt Nam
Sơ đồ vận hành tổng quát của thị trường phát điện cạn tranh Việt Nam thể hiện qua
mối quan hệ giữa các thành viên thị trường.
Các đơn vị tham gia vận hành thị trường điện:


1.
2.
3.
4.
5.

Đơn vị mua buôn duy nhất.
Các đơn vị phát điện.
Đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện.
Đơn vị truyền tải điện
Đơn vị quản lý số liệu đo đếm điện năng
Trong đó:

− Tồn bộ lượng điện năng phát của các đơn vị phát điện được bán cho đơn vị mua
buôn duy nhất (SB).
− Lich huy động các tổ máy được lập căn cứ trên bản chào giá theo chi phí biến đổi.
− Điện năng mua bán được thanh tốn theo giá hợp đồng và giá thị trường giao ngay
của từng chu kỳ giao dịch thông qua hợp đồng sai khác.
− Đảm bảo tỷ lệ giữa sản lượng điện thanh toán theo giá hợp đồng/giá thị trường
(90-95% => giảm dần, nhưng >60%)


1.3.2.3 Thanh toán cho nhà máy điện trong thị trường
− Đơn vị phát điện được thanh toán theo hợp đồng và thanh tốn theo giá thị trường









điện
Đơn vị phát điện được thanh toán theo các loại hợp đồng sau:
Hợp đồng mua bán điện dạng sai khác đối với đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch;
Hợp đồng mua bán điện đối với nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu;
Hợp đồng dịch vụ phụ trợ đối với các đơn vị phát điện cung cấp dịch vụ phụ trợ
Khoản thanh toán theo giá thị trường chỉ áp dụng cho Đơn vị phát điện trực tiếp
giao dịch và được thanh toán căn cứ các yếu tố sau:
Giá điện năng thị trường;
Giá công suất thị trường;
Sản lượng điện năng và công suất được huy động.
Thanh tốn điện năng: SMP × sản lượng đo đếm
Thanh tốn cơng st: CAN × lượng cơng suất thanh toán


Hình 1.13:Ngun tắc thanh tốn giá điện năng thị trường
 Giá điện năng thị trường
Giá điện năng thị trường là giá chung cho toàn bộ hệ thống, được dùng để tính tốn
khoản thanh tốn điện năng trên thị trường điện cho mỗi chu kỳ giao dịch.

Cơng tác dự đốn giá điện năng thị trường rất quan trọng, từ đó có mức giá chào hợp
lý để:
+ Đảm bảo có lãi khi phát điện.
+ Đảm bảo mức giá đủ để cạnh tranh để được phát điện.
Xác định giá điện năng thị trường (SMP)
Sau ngày giao dịch, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm
lập lịch tính giá điện năng thị trường cho từng chu kỳ giao dịch theo trình tự sau:

− Tính tốn phụ tải hệ thống trong chu kỳ;
− Sắp xếp các dải công suất trong bản chào giá lập lịch của các đơn vị phát điện theo
phương pháp lập lịch không ràng buộc cho đến khi tổng công suất được sắp xếp
đạt mức phụ tải hệ thống.
− Giá điện năng thị trường bằng giá chào của dài cơng suất cuối cùng trong lịch tính
giá điện năng thị trường.( Trong trường hợp giá chào của dài cơng suất cuối cùng
trong lịch tính giá điện năng thị trường cao hơn giá trần thị trường, giá điện năng
thị trường được tính bằng giá trần thị trường).
 Giá công suất thị trường


Giá công suất thị trường làm mức giá cho một đơn vị công suất tác dụng xác định cho
mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính tốn khoản thanh tốn cơng suất cho các đơn vị
phát điện trong thị trường.
 Nguyên tác xác định giá công suất thị trường
− Đảm bảo cho Nhà máy điện mới tốt nhất thu hồi đủ chi phí phát điện khi tham
gia thị trường điện.
− Không áp dụng giá công suất thị trường cho các giờ thấp điểm đêm ( giờ thấp
điểm đêm được tính từ 0h đến 4h và từ 22h đến 24h)
− Giá công suất thị trường tỷ lệ với phụ tải hệ thống dự báo cho chu kỳ giao dịch.
 Xác định giá cơng suất thị trường
Tính tốn giá phụ tải hiệu chỉnh trong chu kỳ giao dịch bằng phụ tải hệ thống cộng

thêm các thành phần sau:
− Công suất dự phịng quay cho chu kỳ giao dịch;
− Cơng suất điều tần cho chu kỳ giao dịch;
− Thành phần công suất khuyến khích ( được tính bằng 3% phụ tải hệ thống của kỳ
giao dịch).
Sắp xếp các dải công suất trong bản chào giá lập lịch của các đơn vị phát điện theo
phương pháp lập lịch không ràng buộc cho đến khi tổng công suất được sắp xếp đạt mức
phụ tải hiệu chỉnh. Lượng cơng suất thanh tốn của tổ máy trong chu kỳ giao dịch tính
bằng lượng cơng suất của tổ máy đó được xếp lịch cơng suất
 Thanh tốn theo hợp đồng
Tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng trong năm bắt đầu vận hành
thị trường điện không cao hơn 95% và giảm dần trong các năm tiếp theo nhưng không
thấp hơn 60%
Xác định sản lượng hợp đồng năm
Sản lượng hợp đồng năm của nhà máy điện được xác định trong quá trinh lập kế hoạch
vận hành năm tới, bao gồm các bước sau:

− Sử dụng mơ hình mơ phỏng thị trường để xác định sản lượng dự kieenss của nhà máy
điện theo phương pháp lập lịch có ràng buộc.
− Tính tốn sản lượng kế hhoachj năm của nhà máy điện theo công thức sau:
AGO = EGO nếu a × GO ≤ EGO ≤ b × GO
AGO = a × GO nếu EGO ≤ a × GO
AGO = b× GO nếu EGO ≥ b × GO
a, b: hệ số hiệu chỉnh sản lượng năm, trong đó a = 0,9; b = 1,1
AGO: sản lượng kế hoạch năm N của nhà máy điện (kWh)
EGO:sản lượng dự kiến của năm N của nhà máy điện xác định từ mơ hình thị trường
theo phương pháp lập lịch có ràng buộc quy đổi về vị trí đo đếm (kWh)


GO : sản lượng điện năng năm N có nhà máy điện thỏa thuận để tính giá hợp đồng

mua bán điện (kWh);
Tính tốn sản lượng hợp đồng năm của nhà máy điện theo cơng thức sau:
Qc = α × AGO
Qc: sản lượng hợp đồng năm N (kWh)
AQO: sản lượng kế hoạch năm N của nhà máy điện (kWh)
Α: tỷ lệ sản lượng thanh toán theo giá hợp đồng áp dụng cho năm N (%)
Sản lượng hợp đồng tháng của nhà máy điện được xác định trong quá trình lập kế
hoạch vận hành năm tới, phân bố sản lượng năm cho các tháng dựa trên mơ phỏng thị
trường
 Thanh tốn theo hợp đồng
Các giao dịch song phương thông qua hợp đồng đồng sai khác giúp cho các bên tham
gia tránh được những rủi ro gây ra bởi giao động giá cả trong thị trường thời gian thực
với hai điều kiện:
- Các bên tham gia giao dịch sản xuất và tiêu dùng một lượng điện năng đúng bằng
lượng điện năng ghi trong hợp đồng
- Gía thị trường là như nhau ở địa điểm nguồn phát và địa điểm tiêu thụ
Việc sử dụng các hợp đồng sai khác này không làm ảnh hưởng tới tối đa hóa lợi nhuận
của các bên tham gia trong thị trường thời gian thực. Do vậy bất kỳ một sai lệch nào so
với hợp đồng sai khác đã ký kết cũng đều có lợi cho các bên tham gia.
Căn cứ vào giá điện năng thị trường và giá công suất thị trường do đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện công bố, đơn vị phát điện có trách nhiệm tính tốn khoản
thanh tốn theo hợp đồng mua bán điện dạng sai khác trong chu kỳ giao dịch theo công
thức sau:
= ( Pc – SMP – CAN)*Qc
Trong đó:
: Khoản thanh tốn sai khác trong chu kỳ giao dịch (đồng).
Pc: Giá hợp đồng mua bán điện dạng sai khác (đồng/kwh).
Qc: Sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng trong chu kỳ giao dịch

2 Các thông tư và quy định trong thị trường điện

2.1 Các thông tư quy định của thị trường điện Việt Nam về công tác chào giá
của nhà máy Nhiệt điện
Căn cứ Luật Điện Lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 quy định về công tác chào giá của
nhà máy được thực hiện trong các thơng tư sau:

• Thơng tư : 03/2013/TT-BCT: Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và trách
nhiệm của các đơn vị tham gia thị trường điện.


• Thông tư: 41/2010/TT-BCT: Quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự, thủ
tục xây dựng ban hành khung giá phát điện, và phê duyệt hợp đồng mua bán điện.

2.2 Quy định về bản chào giá
Bản chào giá là bản chào bán điện năng lên thị trường điện của mỗi tổ máy, được đơn
vị chào giá nộp cho đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo mẫu bản chào
đã được quy định chuẩn với các nguyên tắc được quy định theo của thông tư 03/2013/TTBCT. ( trình bầy chi tiết ở phụ lục 2)
Nguyên tắc lập bản chào theo điều 41 thơng tư 03/2013/TT-BCT:
Có tối đa 5 cặp giá chào (đ/kwh) và công suất(MW) cho từng tổ máy cho từng chu kỳ
giao dịch của ngày.
Công suất trong bản chào giá là công suất tại đầu cực máy phát điện.
Công suất dải chào sau không được thấp hơn công suất dải chào liền trước, bước chào
tối thiểu là 3MW.
Bản chào cần có các thơng tin về thông số kỹ thuật của tổ máy bao gồm :
- Công suất công bố của tổ máy cho ngày D.
- Công suất phát ổn định thấp nhất của tổ máy.
- Tốc độ tăng giảm công suất tối đa của tổ máy.
- Ràng buộc kỹ thuật khi vận hành các tổ máy.
Trong điều kiện bình thường dải cơng suất chào đầu tiên trong bản chào giá của tổ
máy nhiệt điện phải bằng công suất phát ổn định thấp nhất của tổ máy, dải công suất chào
cuối cùng phải bằng công suất công bố, đối với nhà máy nhiệt điện trong quá trình khởi

động và dừng máy được phép cập nhật bản chào với công suất thấp hơn công suất phát
ổn định thấp nhất.
Đơn vị của giá chào là đ/kwh với số thập phân nhỏ nhất là 0.1.
Giá chào trong khoảng từ giá sàn đến giá trần của tổ máy và không giảm theo chiều
tăng công suất chào.
Quy định về nộp bản chào giá được quy định theo điều 41 thông tư 03/2013/TTBCT:
Trước 11h30 ngày D-1, đơn vị chào giá có trách nhiệm nộp bản chào giá ngày D.
Đơn vị chào giá nộp bản chào giá qua hệ thống thông tin thị trường. Trong trường hợp
sự cố không thể sử dụng hệ thống thông tin thị trường đơn vị chào giá có trách nhiệm
thống nhất với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện về phương thức khác
của việc nộp bản chào giá.
Kiểm tra tính hợp lệ của bản chào được quy đinh tại điều 44 thông tư
03/2013/TT-BCT:


Khi nhận được thông báo bản chào giá không hợp lệ từ đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện đơn vị chào giá có trách nhiệm sửa đổi và gửi lại bản chào lần cuối
trước thời điểm chấm dứt chào giá.
Sửa đổi bản chào giá được quy định tại điều 51 thông tư 03/2013/TT-BCT:
Đơn vị chào giá được phép sửa đổi và nộp lại bản chào giá ngày tới hoặc cho các chu
kỳ giao dịch còn lại trong ngày cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện ít
nhất 60 phút trước giờ vận hành có thay đổi bản chào giá.
Bản chào giá sửa đổi không được giảm công suất chào giá và thay đổi giá chào so với
bản chào ngày tới của đơn vị chào giá.

2.3 Phương pháp phân loại tổ máy theo kế hoạch năm tháng
Theo quyết định 82/QĐ-ĐTĐL của Cục điều tiết điện lực về phân loại tổ máy nhà máy
nhiệt điện:
Phân loại tổ máy chạy nền, chạy lưng, chạy đỉnh năm tới:
Nhóm tổ máy chạy nền: Bao gồm các tổ máy có hệ số tải trung bình năm lớn hơn hoặc

bằng 60% lượng điện năng định mức.
Nhóm tổ máy chạy lưng: Bao gồm các tổ máy phát điện có hệ số tải trung bình năm
lớn hơn 25% và nhỏ hơn 60% lượng điện năng định mức.
Nhóm tổ máy chạy đỉnh: Bao gồm các tổ máy có hệ số tải trung bình năm nhỏ hơn
hoặc bằng 25% lượng điện năng định mức.
Phân loại tổ máy chạy nền, chạy lưng, chạy đỉnh tháng tới:
Nhóm tổ máy chạy nền: Bao gồm các tổ máy có hệ số tải trung bình tháng lớn hơn
hoặc bằng 70% lượng điện năng định mức.
Nhóm tổ máy chạy lưng: Bao gồm các tổ máy phát điện có hệ số tải trung bình tháng
lớn hơn 25% và nhỏ hơn 70% lượng điện năng định mức.
Nhóm tổ máy chạy đỉnh: Bao gồm các tổ máy có hệ số tải trung bình tháng nhỏ hơn
hoặc bằng 25% lượng điện năng định mức.
Cơng thức xác định hệ số tải trung bình năm và trung bình tháng của nhà máy
Nhiệt điện.
Hệ số tải trung bình năm của mỗi tổ máy được xác định như sau:
i
K tbN
=

-

Trong đó:
: Hệ số tải trung bình năm của tổ máy i (%).

ANi
⋅ 100%
Pi ⋅ TN


-


ANi : Tổng sản lượng điện năng phát dự kiến trong năm tới của tổ máy i, xác định từ kết
quả tính tốn mơ phỏng thị trường điện theo quy trình lập kế hoạch vận hành thị trường
điện (MWh).

- Pi : Công suất đặt của tổ máy i (MW);
- : Tổng số giờ tính tốn hệ số tải năm (giờ).
Hệ số tải trung bình tháng của mỗi tổ máy được xác định như sau:
i
K tbN
=

ANi
⋅ 100%
Pi ⋅ TN

Trong đó:
- : Hệ số tải trung bình tháng của tổ máy i (%).
i
- AN : Tổng sản lượng điện năng phát dự kiến trong tháng tới của tổ máy i, xác định
từ kết quả tính tốn mơ phỏng thị trường điện theo quy trình lập kế hoạch vận hành thị
trường điện (MWh).
- Pi: Công suất đặt của tổ máy i (MW).
- : Tổng số giờ tính tốn hệ số tải năm (giờ).

2.4 Kết cấu giá thành điện năng.
Giá phát điện bằng với giá thành sản xuất ra một kwh điện tại đầu ra của trạm biến áp
nhà máy điện.
Chi phí sản xuất điện bao gồm các khoản mục chính như sau:
- Nhiên liệu: Than, dầu (FO/DO).

- Vật liệu phụ: Dầu tuabin, dầu máy biến thế, dầu mỡ bơi trơn, hóa chất trong sản xuất,
nước Công nghiệp, bi nghiền...
- Lương và bảo hiểm xã hội: Lương CNV, BHYT, BHXH.
- Khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí sửa chữa tài sản cố định: Sửa chữa lớn như đại tu và trung tu...
Chi phí khác như: Thuế tài nguyên, thuế đất, chi phí dự phịng, chi phí khởi động đen
trong nhà máy...

KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Để phù hợp với tình hình phát triển của nghành điện đảng nhà nước và lãnh đạo Tập
Đoàn Điện Lực cùng các Bộ ngành liên quan đã có những bước tái cơ cấu nghành điện,
định hướng phát triển xây dựng thị trường điện Việt Nam ngày càng minh bạch, tiến tới
dần xóa bỏ cơ chế độc quyền. Với chủ trương trên thị trường trên thì tỷ trọng sở hữu của
Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam đang giảm dần, các nhà máy phát điện sau khi cổ phần hóa
sẽ phải tự chủ lỗ lãi của mình khơng cịn được bảo trợ như trước,và cơ chế giá thị trường


minh bạch hơn sẽ hấp dẫn đầu tư ngoài nghành thu hút được vốn cho việc xây dựng thêm
nhà máy mới, đáp ứng như cầu điện cho sự phát triển kinh tế của xã hội.

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN
QUẢNG NINH
1 Tổng quan về nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh
1.1: Sơ lược về Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh:
Tên Cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH
Tên nước ngoài: Quang Ninh Thermal Power joint Stock Company
Tên viết tắt của công ty: EVN PTC QUANG NINH
Địa chỉ: tổ 33, phường Hà Khánh, thành phố Hạ long, Quảng Ninh
Mã số thuế: 5700434869
Số điện thoại: 033-3657539

Số fax: 033-3657540
Website:
Vốn điều lệ: 4.500.000.000.000 (bốn nghìn năm trăm tỉ đồng)
Giấy chứng nhân đăng kí kinh doanh số 5700434869 do sở đầu tư tỉnh Quảng Ninh
cấp lần đầu ngày 16/12/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 24/07/2012
Q trình hình thành và phát triển
Ngày 04/02/2002, Cơng ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh được chính phủ cho phéo
thành lập theo thơng báo số 20/VPCP-TB theo hình thức Công ty Cổ phần gồm Tổng
Công ty Điện Lực Việt Nam, Tổng Công ty Than Việt Nam, Tổng công ty Lắp đặt Việt
Nam và các doanh nghiệp khác có năng lực về vốn tham gia dự án.
Ngày 16/12/2002 Công ty được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép
chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu với 5 cổ đơng sáng lập Tập Đồn Điện Lực Việt
Nam, Cơng ty Than- Khống sản Việt Nam, Tổng Cơng ty Cơ khí xây dựng, Tổng Cơng


×