Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của môi trường đối với cách điện cuộn dây và các biện pháp nâng cao tuổi thọ máy biến áp lực trong hệ thống điện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 105 trang )

TRẦN QUANG KHÁNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN QUANG KHÁNH

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
CÁCH ĐIỆN CUỘN DÂY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO TUỔI
THỌ MÁY BIẾN ÁP LỰC TRONG HTĐ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

KHÓA: 2012B

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------TRẦN QUANG KHÁNH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁCH
ĐIỆN CUỘN DÂY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO TUỔI THỌ MÁY BIẾN
ÁP LỰC TRONG HTĐ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THẮNG


Hà Nội – 2014.


 

MỤC LỤC
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan ........................................................................................................... 4 
Danh mục các hình vẽ ............................................................................................. 5 
Danh mục các bảng ................................................................................................. 7 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH 
HƯỞNG  CỦA  MÔI  TRƯỜNG  NHIỆT  ĐỚI  ĐẾN  QUÁ  TRÌNH  VẬN  HÀNH 
MÁY BIẾN ÁP LỰC Ở MIỀN BẮC TRONG HTĐ VIỆT NAM .......................... 11 
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 11 
1.2. Tác động trực tiếp của môi trường nhiệt đới ................................................... 13 
1.2.1. Tác động của bức xạ mặt trời ....................................................................... 13 
1.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí ................................................................. 13 
1.2.3. Ảnh hưởng của khí hậu ................................................................................ 13 
1.2.4. Quá trình lão hóa cách điện .......................................................................... 14 
1.3. Các phương thức truyền nhiệt ......................................................................... 16 

1.3.1. Quá trình dẫn nhiệt ...................................................................................... 17 
1.3.2. Quá trình đối lưu .......................................................................................... 20 
1.3.3. Quá trình bức xạ .......................................................................................... 25 
1.4. Quá trình tăng nhiệt trong máy biến áp ........................................................... 28 
1.5. KẾT LUẬN .................................................................................................... 33 
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA 
MÔI  TRƯỜNG  NHIỆT  ĐỚI  LÀM  SUY  GIẢM  CÁCH  ĐIỆN  CUỘN  DÂY 
TRONG  QUÁ  TRÌNH  VẬN  HÀNH  VÀ  KHẢ  NĂNG  MANG  TẢI  CỦA  CÁC 
MÁY BIẾN ÁP LỰC ............................................................................................ 34 
2.1. Quy luật già cỗi cách điện ............................................................................... 34 
2.2. Khả năng mang tải của MBA .......................................................................... 37 
2.3. Khả năng quá tải cho phép của MBA .............................................................. 38 


 


 

2.3.1. Quá tải bình thường ..................................................................................... 39 
2.3.2. Quá tải sự cố ................................................................................................ 45 
2.3.3. Ngắn mạch khi đang mang tải ...................................................................... 45 
2.4. Kết luận .......................................................................................................... 47 
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ NHIỆT MÁY BIẾN ÁP .............................. 48 
3.1. Lý thuyết chung về chế độ nhiệt máy biến áp. ................................................ 48 
3.2. Các đặc trưng nhiệt của máy biến áp. .............................................................. 50 
3.3. Đơn giản hóa các đặc trưng nhiệt trong máy biến áp ....................................... 50 
3.4. Các công thức tính nhiệt độ ổn định ................................................................ 51 
3.4.1. Độ tăng nhiệt độ dầu bề mặt với phụ tải bất kỳ ............................................ 51 
3.4.2. Độ tăng nhiệt độ dầu trung bình ................................................................... 52 

3.4.3. Gradient nhiệt độ cuộn dây .......................................................................... 53 
3.4.4. Hằng số thời gian nhiệt độ của MBA với điều kiện phụ tải không đổi. ......... 54 
3.5. Các công thức tính nhiệt độ tức thời ............................................................... 54 
3.5.1. Hiệu ứng tăng nhiệt độ đơn giản với việc thay đổi phụ tải MBA .................. 54 
3.5.2. Hằng số thời gian nhiệt độ của máy biến áp với các điều kiện phát nóng giữa 
các mức tải khác nhau ........................................................................................... 55 
3.5.3. Độ tăng nhiệt độ dầu bề mặt với các điều kiện phụ tải thay đổi .................... 56 
3.6. Chế độ nhiệt của máy biến áp ......................................................................... 56 
3.7. Độ tăng nhiệt độ của dầu và cuộn dây MBA trong trạng thái xác lập khi phụ tải 
khác định mức ....................................................................................................... 58 
3.8. Độ tăng nhiệt độ của dầu và cuộn dây máy biến áp trong quá trình quá độ...... 60 
3.9. Chế độ nhiệt của MBA khi đồ thị phụ tải hình bậc thang ................................ 62 
3.9.1. Đồ thị phụ tải hai bậc ................................................................................... 62 
3.9.2. Đồ thị phụ tải nhiều bậc ............................................................................... 63 
3.10. Kết luận ........................................................................................................ 64 
CHƯƠNG  4:  MỘT  SỐ  GIẢI  PHÁP  KHẮC  PHỤC  NHỮNG  ẢNH  HƯỞNG  CÓ 
HẠI CỦA MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI VÀ HIỆN TƯỢNG QUÁ NHIỆT TRONG 
MBA NHẰM NÂNG CAO TUỔI THỌ CỦA MBA LỰC .................................... 65 


 


 

4.1. Tổng quan....................................................................................................... 65 
4.2. Những yêu cầu chung để kéo dài thời gian vận hành MBA ............................. 66 
4.2.1. Độ bền điện ................................................................................................. 66 
4.2.2. Độ bền nhiệt ................................................................................................ 66 
4.2.3. Độ bền lực điện động ................................................................................... 67 

4.3. Quá trình xuống cấp của dầu cách điện ........................................................... 68 
4.3.1. Ảnh hưởng của ôxy hóa trong dầu cách điện ................................................ 68 
4.3.2. Hàm lượng ẩm trong dầu cách điện .............................................................. 69 
4.3.3. Phân tích khí nhiên liệu trong dầu cách điện ................................................ 70 
4.4. Giải pháp bảo vệ cách điện, chống lão hóa...................................................... 71 
4.5. Giải pháp bảo dưỡng và kiểm tra thử nghiệm .................................................. 73 
4.5.1. Lợi ích của công việc bảo dưỡng dự phòng và kiểm tra thử nghiệm ............. 75 
4.5.2. Những yếu tố chính trong công tác bảo dưỡng và kiểm tra thử nghiệm ........ 76 
4.5.3.  Phân  tích  sơ  bộ  nguyên  nhân  xuống  cấp  hư  hỏng  thiết  bị  để  tìm  biện  pháp 
khắc phục. ............................................................................................................. 77 
4.5.4. Bảo dưỡng đặt trọng tâm vào nâng cao độ tin cậy của thiết bị ...................... 78 
4.5.5. Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng dự phòng và kiểm tra thử nghiệm ................ 79 
4.5.6. Bảo dưỡng dự phòng và kiểm tra thử nghiệm tổng thể máy biến áp ............. 79 
4.6. Những giải pháp khắc phục khi MBA bị quá nhiệt.......................................... 84 
4.6.1. Khi MBA bị quá nhiệt do quá tải ................................................................. 84 
4.6.2. Khi MBA quá nhiệt do nhiệt độ môi trường quá cao. ................................... 85 
4.6.3. Khi MBA quá nhiệt do mức dầu quá thấp. ................................................... 85 
4.6.4. Khi MBA quá nhiệt do sự đối lưu của dầu kém. ........................................... 86 
4.6.5. Khi trong MBA có các mạch vòng ngắn mạch. ............................................ 86 
4.7. KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 91 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 93 
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 95 
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 101 


 


 


LỜI CAM ĐOAN
 
Tôi xin cam đoan, những vấn đề được trình bày trong luận văn này là nghiên 
cứu của riêng cá nhân tôi, các kết quả tính toán trong luận văn là trung thực và chưa 
được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào. Có tham khảo một số tài liệu và bài báo 
của các tác giả trong và ngoài nước đã được xuất bản. Tôi xin chịu hoàn toàn trách 
nhiệm nếu có sử dụng lại kết quả của người khác. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

  Trần Quang Khánh 

Tác giả 

 
 


 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Truyền nhiệt của vật thể     Hình 1.2: Dẫn nhiệt của vật thể có nhiều lớp 17
Hình 1.3: Dẫn nhiệt ở vật thể một lớp, từ lớp này trích ra 


18

khối lăng trụ như ở hình 1.1 và 1.2 

18

Hình 1.4: Phân bố nhiệt trong vật thể là nguồn nhiệt 

20

Hình 1.5: Phân bố độ chênh nhiệt độ tốc độ hoạt động làm mát gần vật thể 

21

khi có dòng chảy 

21

Hình  1.6:  Quan  hệ  giữa hệ  số  đặc  trưng  cho  truyền  nhiệt    bức xạ  abx  và  độ  chênh 
nhiệt độ trung bình q giữa môi trường và vật gia nhiệt 

27

Hình 1.7: Phân bố nhiệt độ bề mặt dây quấn và dầu so với môi trường dọc chiều cao 
MBA. Đường 1.Tăng nhiệt của dầu; Đường 2.Tăng nhiệt bề mặt dây quấn 

28

Hình 1.8: Tăng nhiệt độ MBA khi làm mát tự nhiên bằng dầu 


29

Hình 1.9: a. Đường phát nóng và đường làm mát 2, T= hằng số; 

32

b. Đường phát nóng 1 khi nhiệt độ ban đầu của vật thể là 1 

32

Hình 2.1: Sự phụ thuộc của tuổi thọ tương đối và sự hao mòn cách điện tương đối 
của MBA vào nhiệt độ cuộn dây 

36

Hình 2.2: Thời gian làm việc ở nhiệt độ điểm nóng ứng với 980C 

40

Hình 2.3: Công suất làm việc liên tục theo nhiệt độ môi trường xung quanh 

41

Hình 2.4: Biểu đồ phụ tải và sự phát nóng của MBA 

41

Hình 2.5: a. Hệ số quá tải K2 của MBA làm mát ONAN, ONAF; 

42


b. Hệ số quá tải K2 của MBA làm mát OFAF, OFWF 

42

Hình 2.6: Đồ thị phụ tải của MBA 

43

Hình 3.1: Biểu đồ nhiệt độ của MBA 

50

Hình 3.2: Biểu đồ tăng nhiệt độ đơn giản 

51

Hình 3.3: Mô tả đơn giản về hiệu ứng nhiệt trong MBA với tải thay đổi 

55

Hình 3.4: Sự phân bố nhiệt độ từ cuộn dây đến không khí của MBA dầu 

56

Hình 3.5: a. Phân bố nhiệt độ theo chiều cao của MBA dầu 

58



 


 

Hình 3.6: Sự phụ thuộc độ tăng nhiệt độ của dầu so với nhiệt độ của môi trường làm 
mát cũng như độ tăng nhiệt độ của cuộn dây so với nhiệt độ của dầu vào phụ tải ở 
chế độ xác lập. 

60

Hình 3.7: Độ tăng nhiệt độ của dầu  và cuộn  dây so với  môi trường làm  mát trong 
quá trình quá độ ứng với đồ thị phụ tải:a. hai bậc; b. nhiều bậc 

63

Hình 4.1: Lượng nước hòa tan cực đại trong dầu theo nhiệt độ 

69

Hình 4.2: Bình dãn dầu 

72

 

 

 



 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Hệ số độ bền cách điện ở từng độ cao khác nhau [3]. 

14

Bảng 1.2: Các cấp cách điện so với nhiệt độ giới hạn 

14

Bảng 1.4: Thông số về nhiệt của vật liệu chế tạo máy biến áp 

18

Bảng 1.5: Thống kê các giá trị qk và αk đối lưu tự nhiên, 

22

Bảng 1.6: Thống kê hệ số bức xạ tương đối v của một số vật liệu 

25

Bảng 1.7: Hệ số đặc trưng truyền nhiệt bức xạ (v = 0,87) 


26

Bảng 2.1: Hằng số thời gian của MBA và nhiệt độ đẳng trị của môi trường làm mát
 

44

Bảng 2.2. Các giá trị cực đại cho phép của nhiệt độ trung bình t1 của cuộn dây sau 
khi ngắn mạch (TCVN 6306-5-1997 và IEC 76-5-1994). 

45

Bảng 2.3. Thời gian kéo dài ngắn mạch cho phép theo tiêu chuẩn Ba Lan, Đức,  46
Liên Xô (cũ) và Việt Nam, tính theo giây. 

46

Bảng 3.1: Độ tăng nhiệt độ cho phép phụ thuộc vào cấp cách điện sử dụng. 

49

Bảng 3.2: Các MBA có hệ thống làm mát đang vận hành ở Việt Nam. 

58

Bảng 3.3: Hằng số  phụ thuộc vào công suất và hệ thống làm mát 

62

Bảng 4.1: Bội số dòng điện ngắn mạch và thời gian ngắn mạch 


67

cho phép của MBA trong un 

67

Bảng 4.2: Các đặc tính của dầu cách điện 

68

Bảng 4.3: Hàm lượng ẩm cực đại cho phép trong dầu 

69

Bảng 4.4: Chương trình kiểm tra tổng thể MBA 

81

 


 


 

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 


Yêu  cầu  cung  cấp  điện  trong  Hệ  thống  điện  Việt  Nam  đòi  hỏi  càng  ngày 

càng cao trong những năm gần đây. Vì thế việc tránh những sự cố vận hành của hệ 
thống điện (HTĐ) trở nên ngày càng quan trọng. Tuy nhiên do chi phí rất cao của 
các thiết bị cao áp, đặc biệt là máy biến áp, việc thay mới để nâng cao độ tin cậy sẽ 
là không kinh tế đối với nhiều thiết bị đã quá thời hạn sử dụng vì trên thực tế nhiều 
thiết bị này vẫn còn tình trạng khá tốt. Việc đánh giá đúng tình trạng của các máy 
biến áp (MBA) vì  vậy là rất cần thiết trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào về việc 
thay thế hay đại tu lại các MBA này. 
 

Sự  xuống  cấp  trong  cách  điện  của  MBA,  mà  phần  lớn  là  giấy  và  dầu,  là 

nguyên  nhân  chính  của  hư  hỏng  MBA.  Tuy  nhiên,  hầu  hết  các  phân  tích  hóa  học 
phải được thực hiện dưới điều  kiện  khắt  khe  như trong phòng thí nghiệm  và thậm 
chí  đối  với  một  vài  phân  tích  hóa  học  còn  đòi  hỏi  phải  lấy  mẫu  giấy  trong  MBA. 
Bên cạnh đó thì các  kiểm tra bằng các phép  đo điện tỏ ra  đơn  giản hơn  và có thể 
được tiến hành tại chỗ, vì lý do này mà các kiểm tra điện thường được dùng nhiều 
hơn các kiểm tra hóa học mặc dù chúng không cung cấp trực tiếp các thông tin về 
các tham số được chỉ ra ở trên. 
 

Việc  xuống  cấp  khả  năng  cách  điện  MBA  chủ  yếu  là  do  dầu  và  giấy  cách 

điện gây ra, đó cũng là nguyên nhân chính gây ra sự cố ở MBA. Những phép phân 
tích hoá học và đo điện được sử dụng để kiểm tra điều kiện cách điện MBA. Trong 
đó,  phép  phân  tích  hoá  học  cung  cấp  trực  tiếp  những  thông  tin  như  thành  phần 
nước,  mức  độ  polimer  hóa  của  giấy,  lượng  cặn  trong  dầu,  độ  axit  trong  dầu  và 
lượng khí tan trong dầu. 

 

Xuất  phát  từ các  vấn  đề  trên,  tác  giả  chọn  đề  tài  “Nghiên  cứu  đánh  giá  tác 

động của môi trường đối với cách điện cuộn dây và các biện pháp nâng cao tuổi thọ 
máy  biến  áp  lực  trong  HTĐ  Việt  Nam”.  Rất  cần  thiết  trong  nghiên  cứu  đánh  giá 
hiệu  quả  của  các  biện  pháp  nâng  cao  tuổi  thọ  của  MBA  trong  lưới  điện.  Bởi  vì, 
MBA lực là thành phần rất quan trọng và không thể thiếu trong HTĐ. 


 


 

2. Mục đích nghiên cứu
 
Nghiên cứu đánh giá tác động của môi trường đối với cách điện cuộn dây và 
các biện pháp nâng cao tuổi thọ MBA điện lực trong HTĐ Việt Nam. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
 

Đối  tượng  nghiên  cứu là  nghiên  cứu  đánh  giá  tác  động  của  môi  trường  đối 

với cách điện cuộn dây của MBA lực. Từ đó, nghiên cứu các  giải pháp biện pháp 
nâng cao tuổi thọ máy biến áp lực trong HTĐ Việt Nam. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Nghiên cứu tác động của môi trường, thời tiết đến cách điện của cuộn 
dây MBA lực.

 Những ảnh hưởng có hại của môi trường nhiệt đới làm suy giảm cách 
điện cuộn dây trong quá trình vận hành và khả năng mang tải của các 
MBA lực. 
 Tính toán chế độ nhiệt cho MBA lực. 
 Một số giải pháp khắc phục những ảnh hưởng có hại của môi trường 
nhiệt đới và hiện tượng quá nhiệt trong MBA nhằm nâng cao tuổi thọ 
của MBA lực. 
4. Phương pháp nghiên cứu
 

Nghiên cứu vật liệu cách điện của MBA trong HTĐ Việt Nam, cần phải khảo 

sát  và  phân  tích  về  những  tác  động  và  ảnh  hưởng  của  môi  trường  nhiệt  đới  với 
những yếu tố khí hậu đặc biệt như độ ẩm và nhiệt độ thay đổi thất thường đến cách 
điện của MBA ở Việt Nam. 
5. Cấu trúc của luận văn
 Chương  1:  Tổng  quan  về  thực  trạng  những  tác  động  và  ảnh  hưởng  của 
môi trường nhiệt đới đến quá trình vận hành MBA lực ở miền Bắc trong 
HTĐ Việt Nam. 
 Chương 2: Khảo sát thực trạng những ảnh hưởng có hại của môi trường 
nhiệt đới làm suy  giảm cách điện  cuộn dây trong quá trình  vận hành  và  
khả năng mang tải của các MBA lực.  


 


 

 Chương 3: Tính toán chế độ nhiệt trong MBA lực. 

 Chương 4: Một số giải pháp khắc phục những ảnh hưởng có hại của môi 
trường nhiệt đới và hiện tượng quá nhiệt trong MBA nhằm nâng cao tuổi 
thọ của MBA lực.
 

Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và 

lòng  biết  ơn  sâu  sắc  tới  thầy  giáo  hướng  dẫn  khoa  học  PGS.TS.  Nguyễn  Đình 
Thắng, người đã luôn chu đáo, tận tình và có những nhận xét góp ý, chỉ đạo kịp thời 
về nội dung và tiến độ của luận văn.  
 

Em xin chân thành cảm ơn những nhận xét góp ý, tạo điều kiện thuận lợi và 

sự giúp đỡ tận tình của Viện sau đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các 
thầy cô giáo của Bộ môn Hệ thống điện - Viện Điện - Trường Đại học Bách Khoa 
Hà Nội và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình làm luận văn.  
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do thời gian và khả năng còn hạn chế, luận 
văn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của quý thầy cô 
giáo và bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện luận văn này. 

10 
 


 

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI ĐẾN QUÁ TRÌNH

VẬN HÀNH MÁY BIẾN ÁP LỰC Ở MIỀN BẮC TRONG HTĐ VIỆT NAM
1.1. Đặt vấn đề
 

Máy  biến  áp  (MBA)  là  một  trong  những  thiết  bị  quan  trọng  của  HTĐ  và 

chúng được lắp đặt trên toàn lãnh thổ, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như thời 
tiết, khí hậu, môi trường và tác động của con người. 
 

Yêu  cầu  làm  việc  tin  cậy,  khả  năng  sẵn  sàng  hoạt  động  cao  là  các  yếu  tố 

quan trọng nhất của MBA trong hệ thống điện. Để đảm bảo các yêu cầu này công 
tác chuẩn đoán, kiểm tra thử nghiệm và bảo dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. 
 

Như  chúng  ta  đã  biết,  ngay  sau  khi  được  lắp  đặt  và  đưa  vào  vận  hành  sử 

dụng MBA đã có nguy cơ bị xuống cấp và hư hỏng. Đây là hiện tượng bình thường 
bởi  vì  MBA  là  tập  hợp  của  nhiều  chi  tiết  điện  từ,  cơ  khí,  thủy  lực,  khí  nén  v.v... 
được  bố  trí  trong  môi  trường  chịu  ảnh  hưởng  của  nhiệt  độ,  độ  ẩm,  mưa  gió,  bão 
v.v...  Mặt khác, trong quá trình vận hành sử dụng luôn có sự thay đổi về phụ tải, có 
sự bố trí lại mạng điện hoặc bổ sung thêm thiết bị mà nhiều khi  không có sự phối 
hợp tổng thể của cơ quan nghiên cứu và thiết kế. Cũng cần phải kể đến sự lựa chọn 
thiết bị không đúng, sự chỉnh định sai các thiết bị đo lường điều  khiển, chỉ thị, sự 
vận  hành  không  đúng  quy  trình  kỹ  thuật.v.v...Tất  cả  các  yếu  tố  kể  trên  gây  ảnh 
hưởng  xấu  đến  sự  làm  việc  bình  thường  của  toàn  hệ  thống  và  hậu  quả  của  nó 
thường là làm cho tuổi thọ của thiết bị điện trong đó có MBA giảm đi đáng kể. 
 


Chính các  yếu  tố  môi  trường  này  cũng  góp  phần  làm  tăng  nhiệt  độ  dầu  và 

nhiệt độ cuộn dây của máy biến áp. Việt Nam có nhiều vùng khí hậu khác nhau nên 
nhiệt độ trung bình hàng năm của từng vùng khác nhau nên MBA sẽ chịu những tác 
động của nhiệt độ môi trường khác nhau. 
 

Do đó, việc “Nghiên cứu đánh giá tác động của môi trường đối với cách điện 

cuộn dây và các biện pháp nâng cao tuổi thọ MBA điện lực trong HTĐ Việt Nam”
sẽ  nhằm  giúp  cho  các  cán  bộ  kỹ  thuật  trong  lĩnh  vực  kiểm  tra  thử  nghiệm  và  bảo 

11 
 


 

dưỡng  MBA  hiểu  rõ  hơn  bản  chất,  khả  năng  làm  việc  của  MBA,  từ  đó  sẽ  tìm  ra 
cách vận hành MBA sao cho hợp lý để tận dụng được khả năng tải tối đa trên cơ sở 
vẫn đảm bảo tuổi thọ của MBA. 
 

Để thực hiện được công việc nghiên cứu trên đối với cách điện MBA trong 

HTĐ Việt Nam, cần phải khảo sát và phân tích về những tác động và ảnh hưởng của 
môi trường nhiệt đới với những yếu tố khí hậu đặc biệt như độ ẩm và nhiệt độ thay 
đổi  thất  thường  đến  cách  điện  của  MBA  ở  Việt  Nam.  Những  yếu  tố  này  tác  động 
liên tục làm thay đổi cấu trúc của vật liệu nói chung và vật liệu cách điện nói riêng, 
làm sai lệch các chế độ vận hành bình thường, làm hư hỏng dần các thành phần của 

thiết  bị  trong  hệ  thống  điện  mà  đặc  biệt  là  MBA.  Vì  vậy,  trong  quá  trình  nghiên 
cứu,  thiết  kế  chế  tạo  cũng  như  lựa  chọn,  xây  lắp  và  vận  hành  MBA  phải  xét  đến 
những yếu tố  khí hậu đặc biệt này. Chỉ trên  cơ sở nghiên cứu,  phân tích đánh  giá 
đầy đủ các tác động đối với MBA (kể cả các yếu tố của môi trường) mới có thể thiết 
kế - chế tạo, lựa chọn một cách hợp lý và các giải pháp vận hành đúng đắn, đảm bảo 
cung cấp điện  một cách liên tục  và tin cậy cho các công trình công nghiệp  và dân 
dụng. 
 

Những yếu tố cơ bản của thời tiết ảnh hưởng xấu đến thiết bị điện nói chung 

và MBA nói riêng bao gồm: áp suất không khí, nhiệt độ cao, sự thay đổi đột ngột về 
nhiệt độ trong một ngày - đêm, cường độ bức xạ của mặt trời, độ ẩm của không khí. 
Những yếu tố không thuận lợi khác như: sương muối, hơi nước muối biển, khí thải 
từ  các  nhà  máy  công  nghiệp,  bão  xoáy  nhiệt  đới  v.v...  cũng  tác  động  đến  tuổi  thọ 
của MBA. 
 

Để  đảm  bảo  các  công  trình  điện  nói  chung  và  MBA  nói  riêng  làm  việc  an 

toàn  và  ổn  định  trong  các  điều  kiện  khắc  nghiệt  nêu  trên,  trong  quá  trình  chế  tạo 
phải xem xét để thiết bị chịu đựng được tất cả các yếu tố có thể xảy ra trong vùng, 
hoặc tổng quát hóa các yếu tố của các  vùng tương tự để từ đó chế tạo các thiết bị 
phù hợp. 
 

Theo mức độ tác động đến vật liệu điện và các thiết bị điện, khí hậu nhiệt đới 

có thể chia ra: khí hậu nhiệt đới ẩm ướt và khô. Ngoài ra khi thiết kế và vận hành 


12 
 


 

các MBA phải xét đến ảnh hưởng của địa lý như vùng núi, vùng biển v.v... Đối với 
các  vùng  khí  hậu  nhiệt  đới  ẩm  ướt  đặc  điểm  chính  là  mưa rào,  giông,  bão,  sương 
mù, bụi công nghiệp  và các yếu tố sinh học  khác. Đối  với  các  vùng  khí hậu nhiệt 
đới khô, đặc điểm chính là: nhiệt độ không khí cao, cường độ bức xạ mặt trời lớn, 
độ ẩm không cao và thường chênh lệch nhiệt độ trong ngày rất lớn. 
1.2. Tác động trực tiếp của môi trường nhiệt đới
1.2.1. Tác động của bức xạ mặt trời
Tia  cực  tím  làm  tăng  độ  già  hóa  của  các  vật  liệu  điện  hữu  cơ  (TD:  cao  su) 
làm giảm thời hạn vận hành của các thiết bị điện. Trong bức xạ mặt trời, trong khí 
quyển 45% là tia hồng ngoại. Các tia này làm tăng nhiệt độ khí quyển và nhiệt độ 
trên bề mặt thiết bị điện, bị đốt nóng nhất là  lớp không  khí ở độ cao 1,5 m so với 
mặt  đất.  Các  bề  mặt  của  vật  liệu  điện  đối  với  màu  sáng  nhiệt  độ  tăng  lên  từ  10 
÷150C,  màu  tối  tăng  lên  từ  25÷300C.  Nhiệt  độ  không  khí  cao  là  nguyên  nhân  phá 
hỏng các kết cấu hóa lý của vật liệu, làm tăng nhanh độ già hóa cách điện của thiết 
bị điện. Nhiệt độ môi trường tăng thêm lên 100C so với giá trị trung bình, điện trở 
cách điện giảm xuống 50%. Đốt nóng thiết bị vượt quá giá trị cho phép sẽ làm tăng 
(tổn hao điện  môi)  góc tg. Tổn hao  điện  môi của cách điện sứ ở 500C tăng lên 2 
lần, ở 800C tăng lên 4 lần so với đại lượng ở nhiệt độ quy chuẩn 200C. 
1.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
 

Độ ẩm  không  khí làm  tăng sự đọng nước trên bề  mặt cách  điện. Độ ẩm  và 

nhiệt độ cao làm tăng dòng rò của cách điện  (dòng rò qua  bề  mặt cách điện). Tác 

động liên tục và lâu dài của độ ẩm làm tăng hằng số điện môi và làm giảm độ bền 
cách  điện.  Kết  đọng  -  ẩm  -  khô  lặp  lại  có  thể  làm  rạn  nứt  bên  trong  vật  liệu,  làm 
giảm không những các đặc tính về điện mà còn làm suy giảm độ bền cơ của vật liệu 
và thiết bị điện. Sự ẩm thấp do sương muối làm tăng sự han rỉ các kết cấu kim loại. 
1.2.3. Ảnh hưởng của khí hậu
 

Ở các vùng gần biển nhiệt đới thường có độ ẩm cao 90÷95%, có sương mù 

thường  xuyên  và  trong  sương  muối  biển,  mây  mù  thường  lẫn  cát  và  bụi  hữu  cơ. 
Trong tầng thấp của khí quyển có nồng độ muối cao, không khí bị nhiễm bẩn muối. 

13 
 


 

Nguồn nhiễm bẩn này có thể hòa tan trong nước và trong đất. Sự lắng đọng của các 
giọt nước có lẫn muối trên bề mặt cách điện và các thiết bị là mối nguy hiểm đối với 
quá trình vận hành của các thiết bị điện và cách điện. 
 

Ở các vùng núi có đặc điểm là áp suất khí quyển thấp, có giông và gió mạnh, 

chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn. Ở đây mật độ không khí phụ thuộc không chỉ áp 
suất  mà còn cả nhiệt  độ. Việc  giảm áp suất  không  khí  khi tăng độ cao so  với  mặt 
biển  và  tương  ứng  với  nó  là  giảm  mật  độ  không  khí  sẽ  kéo  theo  sự  giảm  điện  áp 
phóng điện chọc thủng cách điện, đặc biệt đối với các loại thiết bị mà cách điện là 
không  khí. Càng ở trên cao so  với mặt biển hệ số tương đối của độ bền cách điện 

khoảng cách khí càng thấp. 
Bảng 1.1: Hệ số độ bền cách điện ở từng độ cao khác nhau [3]. 
Độ cao so với mặt biển (m)

Hệ số độ bền cách điện

1000 

1,00 

1.200 

0,98 

1.500 

0,95 

1.800 

0,92 

2.000 

0,90 

2.500 

0,85 


1.2.4. Quá trình lão hóa cách điện
Tiêu chuẩn IEC-76 về MBA điện lực quy định nhiệt độ phát nóng cho phép 
của nhiệt độ cực đại của dầu (không  khí hoặc nước), phát nóng của dây quấn của 
mạch từ. Các vật liệu cách điện thể rắn chia làm 7 cấp  với nhiệt độ cho phép như 
trong bảng 1.2. 
Bảng 1.2: Các cấp cách điện so với nhiệt độ giới hạn 
Cấp cách điện 
0

Nhiệt độ giới hạn ( C) 















90 

105 

120 


130 

155 

180 

>180 

Các MBA  khô thường sử dụng cách điện cấp B và H: sợi thuỷ tinh, amiăng, 
mica hoặc epoxy. 
Các MBA dầu thường sử dụng vật liệu cấp A có nguồn gốc sợi tự nhiên (sợi 
bông, gỗ) hoặc sợi nhân tạo xenlulô axêtat, polyamit … 

14 
 


 

Các vật liệu này có các đặc tính tốt về cơ, điện, nhiệt. 
Khi  MBA  vận  hành,  dòng  điện  chạy  trong  dây  quấn  của  MBA  khi  đó  từ 
trường trong lõi thép sẽ sinh ra các tổn hao công suất và biến thành nhiệt làm nóng 
các chi tiết của MBA. 
Sự tăng nhiệt này làm giảm khả năng sử dụng vật liệu tác dụng. Khi tăng nhiệt 
độ thì  vật liệu cách điện bị lão hóa. Vật liệu  cách điện thường  gặp ở MBA là các 
loại giấy, bìa, bakêlit, vải sợi, dầu MBA, các loại sơn, nói chung là vật liệu cấp A và 
B. Đối với các loại cách điện này người ta nhận thấy tăng nhiệt độ lên 80C với vật 
liệu cấp A và 120C với vật liệu cấp B thì tuổi thọ của vật liệu cách điện giảm đi một 
nửa. Để vận hành hợp lý MBA có quy định  nhiệt độ cho phép lớn nhất. Bảng 1.3 

giới thiệu các tiêu chuẩn Quốc tế về độ tăng nhiệt của MBA [1]. 
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn độ tăng nhiệt độ cho phép của MBA  
(địa điểm lắp đặt máy có chiều cao ≤ 1000 m) 

Ba Lan PN-56/E-06040 

Quốc tế IEC 76/1967 

Nga ΓOST/401-91 

Đức VDE-0532/G.64 

Tiệp Khắc (cũ)CSN351000 

Anh-SS171/1959 

Pháp - UTE 

Mỹ - ASAC57.1200 

Thụy Điển - SEN 

TCVN - 6306-1/1997 

Theo tiêu chuẩn

35 
 
Nhiệt độ 
25 

môi trường 
 
Nhiệt độ trung bình
làm mát 
15 
của năm nóng nhất
 
Nhiệt độ nước làm mát  25 
cực đại (max) 

40 
 
30 
 
20 
 
25 

35 
 

 

 
25 

35 
 
25 
 

20 
 
25 

40 
 
30 
 
20 
 
25 

40 
 
35 
 

 
25 

40 
 
30 
 

 
25 

40 
 

30 
 

 
30 

35 
 

 

 
25 

40 
 
30 
 
20 
 
25 

 
Thông số nhiệt độ môi trường và độ 
tăng nhiệt cho phép 

Nhiệt độ môi trường 
(max) 
Nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất


15 
 


 

 
 
Dầu   làm   mát   tự   
Nhiệt  độ 
70 
nhiên (ON...) 
tăng cao của 
 
 
dây quấn so 
 
Dầu  làm  mát  cưỡng  
với môi 
70 
bức (OD...) 
trường 

65 
 
 
65 

70 

 
 
70 

70 
 
 
70 

65 
 
 
65 

60 
 
 
65* 

60 
 
 
65 

55 
 
 
55 

60 

 
 
60 

65 
 
 
70 

Nhiệt độ 
Dầu trong máy không 
tăng cao của 
60 
tiếp xúc với không khí. 
dầu ở lớp 
 
 
trên cùng so 
 
Dầu trong máy tiếp xúc 
với môi 
60 
với không khí. 
trường. 

60 
 
 
55 


60 
 
 
60 

60 
 
 
60 

60 
 
 
55 

50 
 
 
50 

55 
 
 
50 

55 
 
 
50 


50 
 
 
50 

60 
 
 
60 

* Làm mát bằng nước, cho phép 700C 
* Nếu địa điểm lắp đặt máy cao hơn 1000 m, thì độ tăng nhiệt cho phép giảm
xuống: 
 
- Máy biến  áp làm  mát tự nhiên (... AN), giới hạn nhiệt  độ tăng  trung bình 
của cuộn dây sẽ giảm đi 10C cho mỗi khoảng 400m khi độ cao của địa điểm lắp đặt 
vượt quá 1000m. 
 

- Đối với MBA làm mát cưỡng bức (... AF) thì cứ 250 m giảm đi 10C. 

 

*  Tiêu  chuẩn  ở  bảng  1.1  có  hiệu  lực  cho  MBA  có  cách  điện  cấp  A,  ngâm 

trong dầu mỏ hoặc dầu tổng hợp có điểm cháy ≤ 3000C. Nếu cách điện cấp cao hơn, 
dầu tổng hợp ít cháy hơn thì phải có sự thỏa thuận. 
1.3. Các phương thức truyền nhiệt
 
Để xét các phương thức truyền nhiệt, người ta chia MBA làm hai nhóm chi 

tiết [1]: 
 

- Nhóm các chi tiết là nguồn nhiệt, như dây quấn và lõi thép. 

 

-  Nhóm các chi tiết là truyền nhiệt như cách điện, dầu, vách thùng… 

 

Như vậy, nhiệt được truyền từ máy biến áp ra môi trường qua các vật liệu thể 

rắn, lỏng, khí. Nhiệt truyền qua thể rắn dưới dạng dẫn nhiệt, truyền qua thể lỏng và 
khí dưới dạng đối lưu, ở vỏ thùng nhiệt còn được truyền ra môi trường xung quanh 
dưới dạng bức xạ. 

16 
 


 

1.3.1. Quá trình dẫn nhiệt
Xét trường hợp nhiệt được truyền theo mọi hướng, vật thể rắn có thể là: 
-

Vật thể đóng vai trò dẫn nhiệt 

-


Vật thể là nguồn nhiệt 

1.3.1.1. Vật thể chỉ đóng vai trò dẫn nhiệt
 

Dựa vào ký hiệu ở hình 1.1, chúng ta có thể viết: 
P 

Hình 1.1: Truyền nhiệt của vật thể

 .S
l

 

 

 

 

 

(1.1a) 

 
Hình 1.2: Dẫn nhiệt của vật thể có nhiều lớp 

Trong đó: 


  

 

 

P - lượng nhiệt truyền trong một đơn vị thời gian, [W]. 

 

 

 = t1 – t2, chênh lệch nhiệt độ tạo nên dòng nhiệt, [0C]. 

 

 

 - độ dẫn nhiệt (nhiệt dẫn suất), [W/m. 0C]. 

 

 

S - tiết diện [m2]. 

 

 


L - chiều dài đường truyền nhiệt, [m]. 

Chia hai vế phương trình (1.1a) cho S ta có: 
P

 q     
S
l

Từ đó:  
 

 q


l

 

 

 

 

(1.1b) 

 


 

 

(1.1c) 

Trong  đó:  q  là  nhiệt  lượng  truyền  qua  tiết  diện  1m2  trong  một  đơn  vị  thời 

gian hay còn gọi là phụ tải nhiệt của tiết diện, [W/m2]. 

17 
 

 


 

 

Nếu  nhiều  lớp  cách  điện  kề  nhau  (hình  1.2)  có  chiều  dày  khác  nhau,  nhiệt 

dẫn khác, khi dùng công thức (1.1c) phải tính. 
l  l1  l2  l3  ...;  

1
l1

1




l2

2



l3

3

 

 

 

(1.1d) 

 ...

 
Hình 1.3: Dẫn nhiệt ở vật thể một lớp, từ lớp này trích ra 
khối lăng trụ như ở hình 1.1 và 1.2 
 

Trường hợp vừa xét (hình 1.1 và 1.2) đúng trong điều kiện: 
1. Dòng  nhiệt  chạy  dọc  vật  thể,  mọi  mặt  được  cách  nhiệt,  trừ  mặt  phía  hai  đầu 
diện tích S. 

2. Khối trụ ký hiệu ở sơ đồ là phần tử của một lớp (hình 1.3) có chiều dày l, có bề 
mặt rất lớn (theo lý thuyết là vô cùng lớn). 
Bảng 1.4: Thông số về nhiệt của vật liệu chế tạo máy biến áp 
[W/m. C] 

Nhiệt dung C 
[W/kg.0C] 

Khối lượng riêng 
[kg/m3] 

Đồng 

380 

390 

8,93.103 

Nhôm 

220 

920 

2,7.103 

490 

(7,57,65).103 


Khô 1300 

Khô (11,35).103 

Vật liệu 

Lá thép MBA có 

Nhiệt dẫn suất  
0

Chiều dài 1930 

chiều dày 0,35mm 
(trong dầu) 

Chiều vuông góc 
- cách điện giấy 2,0 
- cách điện sơn 3,6 

Bìa 

Khô 0,19 
Ngâm dầu 0,25 

18 
 



 

14001450 

(1,151,42).103 

Giấy cáp 

Khô 0,1 
Trong dầu 0,17 

11501350 

Khô 0,88.103 
Trong dầu 10.103 

Dầu máy biến áp 

0,125 

19002000 

Cách điện đồng chất 
lỏng 

0,1 

1070 

1,55. 103 


Sứ 

1,55 

880 

(2,22,4).103 

Nước 

0,59 

4180 

10.103 

Giấy cứng 

0,25 

(0,880,9).103 
ở 200C 

Ghi chú:
1. Nhiệt dẫn suất của vật rắn được coi là hằng số trong phạm vi từ 201800C. 
2. Nhiệt dẫn suất theo hướng  vuông  góc lá thép trụ  máy biến áp  không  khí là 
0,60,8. 
1.3.1.2. Vật thể là nguồn nhiệt
 


Ta chỉ xét trường hợp truyền nhiệt theo một phương. 

 

Trên hình 1.4  vẽ lăng trụ ở đó nhiệt tỏa đi đồng đều. Nhiệt phát sinh trong 

đơn vị thể tích ký hiệu là p. Nhiệt truyền ra bên ngoài qua bề mặt S1, S2. 
 

Giả thiết nhiệt độ lớn nhất nằm ở mặt phẳng đối xứng 0, tương ứng với điều 

kiện làm mát của S1và S2 như nhau. 
 

Xét lớp nguyên tố vi phân dx cách mặt phẳng đối xứng khoảng x. Trong một 

đơn vị thời gian chảy qua đó năng lượng p.S.x, trên một đơn vị diện tích là qx= p.x. 
Áp dụng phương trình (1.1c) cho lớp vô cùng bé ta có: 
d   p. x

dx
  
x

 

 

 


 (1.2a) 

Trong đó:  - nhiệt dẫn suất của vật thể theo phương trình x. 
Dấu “ - ” trong công thức (1.2a) chỉ rằng khi càng tăng khoảng cách x, nhiệt 
độ càng giảm, tích phân (1.2a) ta có: 
 

p.x 2
 A 
2

a
2

 

 

 

 

Ở hai biên,  x    nơi mặt phẳng S1và S2 là nhiệt độ môi trường 

19 
 

(1.2b) 



 

 

p.a 2
a
Thay  x    ta có =0 và  A 
 
2
8

 

p.x 2 p.a 2 p.a 2


2
8
8

  2 x 2 
1      
  a  

 

 

(1.2c) 


 
Hình 1.4: Phân bố nhiệt trong vật thể là nguồn nhiệt 
Phân  bố  nhiệt  độ  có  đường  đặc  tính  là  parabol  (hình  1.4).  Chênh  nhiệt  độ 
giữa điểm x = 0 và mặt S1 và S2 là: 
2

1  

 

 

 

 

 

(1.3) 

p.a 2 2
 .1  
12 2 3

 

 

 


(1.4) 

Độ tăng trung bình của nhiệt độ là: 
1
a

a/2

2  .

 

p.a
   
8 2



 a /2

 .dx 

Ký hiệu nhiệt lượng ở một đơn vị thể tích là p [W/m3], chiều dài vật thể là a, 

[m] và nhiệt dẫn suất là  [W/m.0C] ta có 1 và 2 đo bằng 0C. 
1.3.2. Quá trình đối lưu
 

Hiện tượng đối lưu xảy ra ở vật thể  lỏng và khí. Nhiệt  lượng  được truyền đi 


phụ thuộc vào môi trường, độ chênh nhiệt độ và chuyển dịch cưỡng bức xung quanh 
vật thể. 
 

Khi làm mát tự nhiên bằng đối lưu, một lớp của môi trường làm mát bề mặt 

vật thể bị gia nhiệt trở nên nhẹ hơn và chuyển động lên phía trên.  

20 
 


 

 

Tốc độ dòng chảy biến đổi từ 0 ở bề mặt đạt tới giá trị cực đại rồi trở lại về 0 

(hình 1.5). Mỗi lớp xảy ra quá trình chuyển động như vừa xét được gọi là một dải 
của dòng tầng chảy. Bề rộng của dải này ở không khí vào khoảng 12 mm; ở đầu là 
3mm.Tốc độ dòng chảy ở không khí không quá 1m/s, ở đầu không quá 1cm/s. Quá 
trình  đó  gọi  là  chảy  tầng,  các  dòng  chảy  song  song  với  nhau  và  song  song  với  bề 
mặt làm mát. 

Hình 1.5: Phân bố độ chênh nhiệt độ tốc độ hoạt động làm mát gần vật thể 
 khi có dòng chảy 
1.3.2.1.Tải nhiệt ở môi trường không khí 
 


Trước tiên xét sự tải nhiệt bằng đối lưu tự nhiên theo mặt thẳng đứng. 
Theo Schmidt và Bechman có thể biểu diễn nhiệt lượng truyền tải trong một 

đơn vị thời gian theo đơn vị diện tích mặt thẳng đứng dưới dạng: 
qk  C

 


4

tao .H

 1,25    

 

 

 

(1.5a) 

Trong đó: δ - mật độ tương đối của không khí. 
θ - chênh lệch nhiệt độ trung bình của vật gia nhiệt và không khí. 
tao - nhiệt độ môi trường xung quanh (nhiệt độ tuyệt đối 0K). 
tao = 273 + t0 tính theo [0K]. 
H - chiều cao mặt làm mát, [m]. 
qk tính theo [W/m2]; C = 10 
 


qk  10 


4

 273  t0  .H
21 

 

 1,25    

 

 

(1.5b) 


 

 

Với giá trị t0 thường gặp ta có: 






qk  2, 46 1  9, 2.104.t0  4


H

 1,25    

 

 

Thay đổi t0 khoảng 100C, giá trị qk thay đổi cỡ 1%. 

 

Mật độ tương đối của không khí δ được tính gần đúng như sau: 

 
 

(1.5c) 

16  h
16  h  

Với: h là chiều cao so với mặt biển ở vị trí đặt MBA, tính theo [km]. Công 

thức này chỉ đúng khi h ≤ 6 km, ở độ cao càng lớn, không khí càng loãng, dẫn nhiệt 
kém. Những MBA đặt ở độ cao h ≥1000 m phải lưu ý hơn về làm mát.  
 


Trong thực tế H>1 m dòng bắt đầu chảy rối; khi đó chiều cao bề mặt làm mát 

không còn  vai trò làm  mát. Bỏ qua phần cao H ≥1 m, gần đúng lấy  4 H  1 . Theo 
(1.5c)  nhiệt  độ  môi  trường  t0  =  200C  và    1 ,  4 H  1 ,  nhiệt  truyền  trên  đơn  vị 
diện tích, [W/m2] là: 
qk  2, 42. 1,25   

 

 

 

 

 

(1.5d) 

Công  thức (1.5d)  sử dụng  khi  tính  gần  đúng.  Chia  hai  vế  của  phương  trình 

(1.5c) cho θ ta được hệ số truyền nhiệt bằng đối lưu, [W/m2.0C]: 
k 

qk






 2, 46. 1  9, 2.104.t0




4

H

. 0,25  

 

 

 

(1.6a) 

 

 

 

(1.6b) 

Khi tính gần đúng ta có: 
 


k 

qk



 2, 42. 0,25    

Giá trị αk tăng tỷ lệ với căn bậc bốn của độ chênh nhiệt θ.  
Bảng 1.5: Thống kê các giá trị qk và αk đối lưu tự nhiên,
theo công thức (1.5d) và (1.6b) t0 200C và    1 , 4 H  1   
 
qk  
αk 

 

0



20 

30 

40 

50 


60 

75 

[W/m ] 

103 

170 

244 

320 

402 

533 

[W/m2/.0C] 

5,15 

5,67 

6,1 

6,4 

6,7 


7,11 

2

Như vậy lượng nhiệt tải từ mặt phẳng Sk ở độ chênh nhiệt độ trung bình 

giữa vật gia nhiệt và dòng khí có thể được biểu diễn: 

22 
 


×