Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu phương pháp tính phí truyền tải trong thị trường điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 107 trang )

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG ĐIỆN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm chung.................................................................................................. 1
1.1.1. Độc quyền và độc quyền tự nhiên............................................................................ 1
1.1.2. Thị trường điện và thị trường điện hoàn hảo ........................................................... 2
1.2. Giới thiệu các mô hình thị trường điện cạnh tranh ..................................................... 3
1.2.1. Mô hình ngành điện truyền thống ............................................................................ 3
1.2.2. Các yếu tố thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điện .................................................... 4
1.2.3. Các mô hình thị trường điện cạnh tranh điển hình .................................................. 6
1.2.4. Cách thức mua bán điện........................................................................................... 8
1.3. Kinh nghiệm vận hành thị trường điện tại một số nước trên thế giới ....................... 10
1.3.1. Thị trường điện tại Australia.................................................................................. 10
1.3.2. Thị trường điện tại Singapor ................................................................................. 14
1.3.3. Thị trường điện tại Italia ....................................................................................... 19
1.3.4. Thị trường điện tại Thái Lan ................................................................................. 21
1.3.5. Thị trường điện ở Chilê ......................................................................................... 24
1.3.6. Bài học kinh nghiệm chung .................................................................................. 25
1.4. Đánh giá tình hình thị trường điện ở Việt Nam ........................................................ 26
1.4.1. Hiện trạng ngành điện Việt Nam ........................................................................... 26
1.4.2. Dự kiến tiến độ triển khai thị trường điện Việt Nam ............................................. 31
1.4.3. Đánh giá tình hình thị trường điện ở Việt Nam ..................................................... 33

CHƢƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÍ TRUYỀN TẢI TRONG THỊ
TRƢỜNG ĐIỆN
2.1. Vai trò và mục tiêu của phí truyền tải trong thị trường điện .................................... 36
2.1.1. Vai trò của phí truyền tải. ...................................................................................... 36
2.1.2. Mục tiêu của phí truyền tải. ................................................................................... 36
2.2. Nguyên tắc và cơ cấu tính phí truyền tải .................................................................. 38
2.2.1. Nguyên tắc tính phí truyền tải điện:....................................................................... 38
2.2.2. Phân loại các chi phí trong dịch vụ truyền tải........................................................ 39


2.3. Quyền truyền tải công suất và các dạng hợp đồng truyền tải ................................... 41
2.3.1. Quyền truyền tải công suất : .................................................................................. 41
2.3.2. Các dạng hợp đồng truyền tải ................................................................................ 42
2.4. Xác định doanh thu yêu cầu của Công ty truyền tải điện ......................................... 43
2.4.1. Xác định doanh thu đấu nối ................................................................................... 43
2.4.2. Xác định doanh thu sử dụng lưới điện truyền tải ................................................... 47
2.5. Các phương pháp xác định phí truyền tải ................................................................. 48
2.5.1. Phí đấu nối ............................................................................................................. 48
2.5.2. Phí sử dụng lưới điện truyền tải ............................................................................. 50
2.6. Thu phí truyền tải ...................................................................................................... 60
2.6.1- Thu phí đấu nối vào lưới điện truyền tải ............................................................... 60


2.6.2- Thu phí sử dụng lưới điện truyền tải ..................................................................... 60
2.7. Các phương pháp xử lý chi phí tổn thất, tắc nghẽn và dịch vụ hỗ trợ hệ thống ....... 62
2.7.1- Tổn thất truyền tải. ................................................................................................ 62
2.7.2- Quản lý tắc nghẽn. ................................................................................................. 65
2.7.2- Các dịch vụ hỗ trợ hệ thống................................................................................... 67
CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG TÍNH PHÍ TRUYỀN TẢI CHO LƢỚI ĐIỆN KHU

VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM
3.1 Ví dụ tính phí truyền tải bằng phương pháp MW-mile và phương pháp tham gia biên
......................................................................................................................................... 68
3.1.1. Ví dụ tính phí truyền tải bằng phương pháp MW-mile ......................................... 68
3.1.2.Ví dụ tính phí truyền tải bằng phương pháp tham gia biên - MP ........................... 76
3.2 Đề xuất phương pháp tính phí truyền tải cho thị trường điện Việt Nam ................... 79
3.2.1. Đánh giá phí truyền tải xác định theo các phương pháp ........................................ 79
3.2.2. Đề xuất phương pháp tính phí truyền tải cho thị trường điện Việt Nam ............... 80
3.3. Tính phí truyền tải lưới điện miền Bắc 41 nút theo phương pháp Tem thư và phương
pháp tham gia biên. .......................................................................................................... 81

3.3.1. Sơ đồ và thông số lưới truyền tải miển Bắc ........................................................... 81
3.3.2. Chi phí đường dây ................................................................................................. 85
3.3.3. Kết quả tính phí truyền tải bằng phương pháp tem thư và phương pháp tham gia
biên................................................................................................................................... 85


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào.
Tác giả

Trần Thị Tú Quỳnh


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. TTĐ

: Thị trường điện

2. IPP

: Nhà máy điện độc lập

3. CTPP

: Công ty phân phối

4. KH

: Khách hàng


5. NEM

: National Electricity Market (thị trường điện quốc gia)

6. SCADA

: Supervisory Control And Data Acquisition (hệ thống điều khiển,
giám sát và thu thập dữ liệu từ xa)

7. NEMMCO

: National Electricity Market Management Company (Công ty quản
lý thị trường điện quốc gia)

8. AEMC

: Australian Energy Markets Commission (ủy ban thị trường năng
lượng của Úc)

9. AER

: The Australian Energy Regulator (đơn vị điều tiết năng lượng của
Úc)

10. SMO

: điều độ hệ thống và điều hành thị trường điện

11. TNSP


: Công ty cung cấp dịch vụ lưới truyền tải

12. DNSP

: Công ty cung cấp dịch vụ lưới phân phối

13. EMA

: Energy Market Authority (đơn vị quản lý thị trường điện)

14. EMC

: Energy Market Company (công ty thị trường điện)

15. MSSL

: Công ty bán lẻ điện

16. NPT:

: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

17. HT

: Hệ thống

18. TERNA

: Cơ quan vận hành hệ thống truyền tải và điều độ hệ thống điện


19. GSE

:Cơ quan cung cấp dịch vụ hệ thống điện

20. GME

:Cơ quan vận hành thị trường điện

21. AU

: Đơn vị mua điện duy nhất:


22. AEER

: Cơ quan điều tiết Điện và Khí của Italy

23. JSC

: hình thức công ty cổ phần

24. TNHH MTV: Công ty trach nhiệm hữu hạn một thành viên
25. EVN

: Tập đoàn điện lực Việt nam

26. NPT

: Công ty truyền tải điện quốc gia


27. Genco

: Tổng công ty phát điện

28. EPTC

: Công ty mua bán điện

30. NR

: Doanh thu

31. CfD

: Contract for Differences (hợp đồng sai khác)

32. MTE

: Thị trường hợp đồng tương lai

33. MPE

: Thị trường giao ngay

34. MGP

: Thị trường điện ngày tới

35. MI


: Thị trường trong ngày

36. MSD

: Thị trường dịch vụ phụ trợ

37. EGAT

: Cơ quan chịu trách nhiệm chính về phát điện và truyền tải điện của
Thái Lan

38. PEA

: Công ty điện lực tỉnh

39. MEA

: Công ty điện lực thủ đô

40. ERC

: Cơ quan điều tiết năng lượng

41. EPPO

: Văn phòng chính sách và kế hoạch năng lượng\

42. JSC


: Công ty cổ phần


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2 – Các giải pháp thu hồi các chi phí truyền tải ...................................................... 61
Bảng 3.1 : Công suất các nút của hệ thống 5 nút ................................................................. 68
Bảng 3.2: Thông số các đường dây của hệ thống 5 nút ....................................................... 69
Bảng 3.3- Tổng hợp kết quả trào lưu công suất ................................................................... 72
Bảng 3.4- Chi phí cố định hàng năm cho các mạch đường dây .......................................... 72
Bảng 3.5- Phí cơ bản và phí bổ sung ................................................................................... 73
Bảng 3.6- Phí R1(1) nhà máy G1phải trả ............................................................................ 73
Bảng 3.7- Phí R1(4) nhà máy G4 phải trả ........................................................................... 74
Bảng 3.8- Phí R2(1) nhà máy G1 phải trả ........................................................................... 74
Bảng 3.9- Phí R2(4) nhà máy G4 phải trả ........................................................................... 75
Bảng 3.10 Thông số nút ....................................................................................................... 76
Bảng 3.11 Thông số nhánh: Scs = 100 MVA ...................................................................... 76
Bảng 3.12: Dòng công suất trên các nhánh trong chế độ cơ sở và chế độ tăng thêm 1 MW
............................................................................................................................................. 77
Bảng 3.13: Thông số các máy phát điện và phụ tải ............................................................. 82
Bảng 3.14: Kết quả tính phí truyền tải lưới điện miền Bắc theo phương pháp “tem thư” và
phương pháp tham gia biên.................................................................................................. 86


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô hình truyền thống ngành điện .......................................................................... 4
Hình 1.2 Mô hình thị trường điện độc quyền ........................................................................ 7
Hình 1.3. Mô hình Thị trường điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn ............... 7
Hình 1.4. Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn ........................ 7
Hình1.5. Mô hình Thị trường cạnh tranh hoàn toàn .............................................................. 8
Hình 1.6: Cấu trúc thị trường điện tại Australia .................................................................. 11

Hình 1.7: Liên hệ cấp điện giữa các vùng trong thị trường điện quốc gia của Australia .... 12
Hình 1.8 Cấu trúc thị trường điện tại Singapor ................................................................... 15
Hình 1.9 Mô hình thị trường điện NEMS ............................................................................ 17
Hình 1.10 : Cấu trúc thị trường điện tại Italia...................................................................... 19
Hình 1.12 Sơ đồ cấu trúc ngành điện Thái Lan ................................................................... 22
Hình 1.13: Cấu trúc thị trường điện tại Chilê ...................................................................... 24
Hình 1.14: Biểu đồ cơ cấu công suất đặt nguồn năm 2011 ................................................. 28
Hình 1.15 Tiến độ triển khai thị trường điện Việt Nam ...................................................... 32
Hình1.16: Mô hình cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh một đơn vị mua tại Việt Nam
............................................................................................................................................. 33
Hình 2.1 – Tài sản đấu nối phía nhà máy ............................................................................ 45
Hình 2.2 – Tài sản đấu nối phía phụ tải ............................................................................... 46
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống đơn giản 5 nút ............................................................................. 68
Hình 3.2 – Phương án cơ bản .............................................................................................. 70
Hình 3.3 – Phương án chỉ nhà máy tại nút 1 (G1) phát ....................................................... 71
Hình 3.4 – Phương án chỉ nhà máy tại nút 4 (G4) phát ....................................................... 71
Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống điện 6 nút 11 nhánh ..................................................................... 76
Hình 3.6 Sơ đồ lưới điện truyền tải miền Bắc năm 2011 .................................................... 82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian qua, nhiều nước trên thế giới đã và đang tiến hành thực hiện cải tổ,
cơ cấu lại thị trường điện nhắm xóa bỏ tính độc quyền, đồng thời tăng cường tính
cạnh tranh ở cả 3 khâu: sản xuất, bán buôn và bán lẻ điện năng.Do đó, việc thị
trường hóa ngành công nghiệp điện ở Việt Nam cũng là một tất yếu. Cùng với việc
thay đổi cơ cấu là việc nghiên cứu cơ chế tính phí truyền tải sao cho hợp lý cũng
đóng một vai trò hết sức quan trọng, liên quan đến nhiều loại chi phí khác của bên
bán và bên phân phối điện.
Trên thế giới hiện đã có nhiều phương pháp tính phí truyền tải khác nhau, tuy

nhiên việc làm sao để chọn được cách tính phù hợp cơ cấu thị trường ở Việt Nam
mà vẫn đảm bảo được lợi ích của các bên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc
nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra một phương án tính phí phù hợp với tình hình thị
trường điện ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Với sự giúp đỡ của PGS, TS. Trần
Bách, tôi quyết định lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu phƣơng pháp tính phí truyền
tải trong thị trƣờng điện” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nắm được các phương pháp tính phí truyền tải trong
thị trường điện, từ đó tính toán và chọn một phương pháp hợp lý áp dụng vào thị
trường điện ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Các phương pháp tính phí truyền tải trong thị trường điện
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng tại thị trường điện Việt Nam
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu hệ thống bao gồm:
• Tổng hợp số liệu: Cơ sở và triển vọng phát triển của ngành điện và thị trường
điện ở Việt Nam sẽ được phân tích và đánh giá, đặt cơ sở phương pháp luận cho
tính phí truyền tải.


• Phân nhóm: Một số khái niệm về phí truyền tải và phương pháp luận được
phân tích đánh giá theo các nhóm chính: giá cố định, giá tăng dần.
• Phân tích: Các phương pháp tính phí truyền tải sẽ được phân tích về mặt lý
thuyết cũng như thực tiễn. Kinh nghiệm và bài học trong quá trình áp dụng thị
trường điện tại các nước phát triển sẽ được đánh giá.
• Kết luận: Kiến nghị các phương pháp và phương thức thích hợp nhất cho
điều kiện thị trường điện ở Việt Nam
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Luận văn đã phân tích các vấn đề về thị trường điện ở các nước phát triển,

phân tích tình hình thực hiện thị trường điện ở Việt Nam, những khó khăn nảy sinh
trong quá trình thực hiện. Qua phân tích rút ra những kết quả đạt được, những mặt
tích cực, hạn chế của các vấn đề và nguyên nhân của chúng.
- Luận văn hệ thống và phân tích các vấn đề về tính phí truyền tải trong thị
trường điện, làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu và tính toán phí truyền tải tại thị
trường điện ở Việt Nam.
- Luận văn trình bày các áp dụng tính toán phí truyền tải trên lưới ví dụ và lưới
điện khu vực miền Bắc năm 2011 tại Việt Nam theo 2 phương pháp tem thư và
phương pháp tham gia biên. Từ đó rút ra kết luận phục vụ trong vận hành thị trường
điện.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo… luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về thị trường điện trên thế giới và Việt Nam
Chương 2: Các vấn đề chung về phí truyền tải trong thị trường điện
Chương 3: Áp dụng tính phí truyền tải lưới điện khu vực miền Bắc Việt Nam


CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG ĐIỆN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Độc quyền và độc quyền tự nhiên
Quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện ở bất cứ quốc
gia nào bao giờ cũng gồm 3 khâu thống nhất với nhau: Sản xuất, truyền tải và phân
phối điện năng.
Không giống như các loại hàng hóa khác, điện năng là một loại hàng hóa đặc
biệt, không thể dự trữ được sau khi đã sản xuất ra. Vì vậy, việc cân bằng giữa sản
xuất và tiêu thụ tại mọi thời điểm là quy luật cơ bản của chu trình sản xuất và kinh
doanh điện năng.
Từ trước đến nay, theo cấu trúc truyền thống, các chức năng nêu trên thường

được tập trung trong một công ty: Công ty Điện lực quốc gia. Tài sản của công ty
điện lực hầu hết thuộc sở hữu Nhà nước hoặc một chủ sở hữu nhất định. Dưới dạng
ngành dọc toàn phần như vậy, một công ty sở hữu và vận hành toàn bộ các nhà máy
cùng lưới truyền tải và phân phối, đồng thời đảm nhận việc bán lẻ điện năng tới
người sử dụng. Công ty được độc quyền trong việc sản xuất và bán sản phẩm trong
phạm vi dịch vụ của mình.
Sự tập trung các chức năng trong một công ty như vậy là do xuất phát từ
quan điểm cho rằng nếu như một công ty sở hữu và điều khiển toàn bộ quá trình thì
chi phí cho sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng sẽ thấp hơn.
Vậy bản chất độc quyền là gì? Độc quyền là tình trạng xảy ra khi thị trường
chỉ tồn tại một người bán . Do không có sự cạnh tranh, người giữ độc quyền có thể
tự định đoạt giá bán sản phẩm của mình nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Hiện tượng độc quyền có thể xảy ra đối với cả khu vực sở hữu công cộng (ví
dụ: Bưu chính viễn thông, giao thông, cấp nước, v.v...) lẫn khu vực sở hữu tư nhân.
Dù thuộc khu vực sở hữu nào, các đơn vị độc quyền thường được hình thành ở các
lĩnh vực mà Nhà nước (bằng các luật và quy chế) muốn giới hạn sự cạnh tranh.

1


Theo kinh tế học, độc quyền tự nhiên xuất hiện do quy luật tăng hiệu quả
kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một doanh nghiệp hoặc
một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất. Khi đó, chi phí
trung bình trên một đơn vị sản phẩm giảm nhanh khi sản lượng tăng lên và thường
xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn.
Khi xem xét hoạt động truyền tải điện, có thể thấy rằng đây là một dạng thị
trường độc quyền tự nhiên. Chi phí cố định cao trong khi chi phí thường xuyên lại
có xu hướng thấp. Vì những lý do như vậy, Nhà nước phải đưa ra các quy định cụ
thể để tạo ra tính cạnh tranh trong các hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường
điện.

Hơn nữa, hệ thống phân phối và truyền tải là các ranh giới tự nhiên. Lưới
phân phối và truyền tải trong một khu vực do một đơn vị sở hữu và điều khiển mà
không có một đơn vị nào khác được quyền thâm nhập vào. Để cạnh tranh trong hoạt
động truyền tải và phân phối, một đơn vị phải xây dựng lưới truyền tải và phân phối
riêng của mình, điều này chắc chắn là khó thực hiện; đồng thời, nếu có đầu tư xây
dựng được chắc chắn sẽ tốn kém không chỉ về tiền bạc mà còn ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng các cơ sở hạ tầng của Quốc gia hay khu
vực.
Tóm lại: Từ những phân tích về bản chất độc quyền và độc quyền tự nhiên,
nguyên nhân của sự độc quyền trong ngành điện trong một thời gian dài như vậy là
do bản chất của quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện.
1.1.2. Thị trƣờng điện và thị trƣờng điện hoàn hảo
Khái niệm về thị trường điện: Cũng như các giao dịch thương mại khác, các
giao dịch điện năng cũng cần có các thiết chế như: Người mua, người bán, các hợp
đồng, các cơchế quản lý thị trường, cơ cấu giá thành, người vận hành thị trường và
người vận hành hệ thống. Như vậy, thị trường điện là nơi diễn ra các giao dịch điện
năng giữa người bán và người mua, người truyền tải, được xác định bằng các hợp
đồng kinh tế.

2


Thị trường điện hoàn hảo: Một thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo đạt
được khi giá trị lợi ích xã hội ròng là cao nhất. Lý thuyết kinh tế vi mô cho thấy
rằng lợi ích xã hội ròng bằng thặng dư của bên mua cộng thặng dư của bên bán
(xem hình 1.1). Giá trị này sẽ đạt giá trị cao nhất trong một thị trường cạnh tranh
hoàn hảo trong khi sẽ thấp hơn ở các dạng thị trường với điều kiện khác như thị
trường độc quyền hay bán tự do. Vì vậy, khi tiến hành thực hiện thị trường cạnh
tranh, các cấu trúc được xem xét cần hướng đến thị trường cạnh tranh hoàn hảo để
tối ưu hóa giá trị lợi ích xã hội ròng. Vậy, thị trường điện hoàn hảo là thị trường mà

lợi ích xã hội lớn nhất hay nhiều người được sử dụng điện nhiều nhất.
1.2. Giới thiệu các mô hình thị trƣờng điện cạnh tranh
1.2.1. Mô hình ngành điện truyền thống
Tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp điện lực bao gồm 3
khâu chính: phát điện, truyền tải điện và phân phối điện đến người tiêu dùng. Cấu
trúc truyền thống của ngành điện là cả 3 chức năng nêu trên được tập trung trong một
công ty điện lực quản lý trên một vùng lãnh thổ nhất định gọi là công ty liên kết dọc. Tại
một vùng lãnh thổ, công ty điện lực liên kết dọc sẽ sở hữu và vận hành tất cả các nhà
máy điện, lưới truyền tải và lưới phân phối. Việc tập trung các chức năng trong một công
ty như vậy xuất phát từ quan điểm cho rằng nếu như một công ty sở hữu và vận hành
toàn bộ quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện thì việc phối hợp hoạt động một
cách đồng bộ để đem lại hiệu quả là tốt nhất. Với mô hình này các công ty điện lực sẽ
độc quyền trong việc sản xuất và cung cấp điện cho người tiêu dùng. Các công ty điện
lực liên kết dọc này chủ yếu là thuộc sở hữu nhà nước với quan niệm cho rằng điện là
một dạng hàng hoá đặc biệt, hệ thống điện thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mục tiêu lợi
nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của hoạt động kinh doanh của các công ty điện.

3


Phát điện
Truyền tải điện
Phân phối điện

Khách hàng
Hình 1.1. Mô hình truyền thống ngành điện

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong mô hình độc quyền liên kết dọc sẽ không
có yếu tố cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh điện. Tất cả các đơn vị thuộc
công ty điện lực đều thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do công ty đề ra.

Về phía khách hàng mua điện cũng không có sự lựa chọn người bán. Một lý do mà
trước đây coi khâu phát điện cũng là độc quyền tự nhiên vì phạm vi độ lớn của nhà
máy điện so với tiêu thụ là rất lớn. Trong giai đoạn đầu những năm 80 của thế kỷ
20, quan niệm về điện đã có chiều hướng thay đổi khi người ta coi điện cũng là một
loại hàng hóa đặc biệt không lưu trữ được. Khâu phát điện và bán lẻ điện được coi
là có tiềm năng cạnh tranh còn khâu truyền tải và phân phối là mang tính độc quyền
tự nhiên. Do vậy việc đưa cạnh tranh vào khâu phát điện và phân phối bán lẻ điện
đã được nhiều nước nghiên cứu và phát triển.
1.2.2. Các yếu tố thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điện
Từ thực tế phát triển thị trường điện các nước, có thể xác định những yếu tố
cơ bản thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điện, bao gồm:
- Sự cần thiết phải thay đổi cơ chế độc quyền: Có 3 nguyên nhân cơ bản
dẫn tới việc cần phải thay đổi cơ chế độc quyền là những cơ sở cho sự độc quyền
trong thị trường điện đang ngày càng biến mất vào cuối thế kỷ 20. Đó là: Sự độc
quyền mang lại cho các công ty điện một ưu thế là gần như không có rủi ro về kinh
doanh trong quá trình phát triển hệ thống điện; hiện nay hầu như không có nơi nào
trên thế giới, nơi có điện mà không có “lưới điện”; chi phí xây dựng đã được khấu
hao từ nhiều thập kỷ trước đây.

4


- Các yếu tố đặc thù của từng quốc gia: Đối với Mỹ thì mức chênh lệch về
giá điện thực tế so với chi phí biên dài hạn và mức chênh lệch về giá giữa các bang
là yếu tố thúc đẩy cạnh tranh. Trong khi tại Cộng đồng Châu Âu thì nhân tố chính
trị muốn có một thị trường điện chung Châu Âu là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Ở
Nhật Bản, giá điện cao và sự tận dụng công suất phát do đồ thị phụ tải không đồng
đều là nguyên nhân thúc đẩy cạnh tranh.
- Nhu cầu huy động vốn đầu tư: Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt
là các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu vốn để xây dựng mới, đại

tu cải tạo các công trình điện là rất lớn. Vốn ngân sách của Chính phủ thường không
đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư các công trình nguồn điện. Theo dự báo của Uỷ ban
Năng lượng Thế giới, trong giai đoạn 1990-2020, các nước trong khu vực cần đầu
tư khoảng 143 tỷ USD/năm, trong đó nguồn đầu tư nước ngoài ước tính cần khoảng
48 tỷ USD/năm. Như vậy việc cải tổ ngành điện, phát triển thị trường điện cạnh
tranh là giải pháp tích cực để thu hút được đầu tư tư nhân vào ngành điện.
- Giảm chi phí: Cạnh tranh sẽ tạo ra động lực cho sự đổi mới, năng suất hơn
và giảm chi phí sản xuất. Giảm chi phí để tăng lợi nhuận là mục tiêu của các nhà
sản xuất. Để đạt được mục tiêu này, các công ty bắt buộc phải đầu tư công nghệ sản
xuất mới trong phát triển hệ thống điện. Ví dụ, người ta đã so sánh chi phí công suất
trung bình bán ra của 6 Công ty lớn ở Hoa Kỳ, với chi phí của một trạm biến áp tiêu
chuẩn trong giai đoạn 1930 - 2000. Kết quả là giảm giá điện không theo kịp với sự
giảm giá thiết bị.
- Thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật: Quy mô của các nhà máy điện đã
được thay đổi nhờ có nguồn nhiên liệu khí rẻ tiền và các tổ máy tua bin khí có hiệu
quả cao, công suất nhỏ phù hợp với cạnh tranh trong phát điện. Ứng dụng công
nghệ tin học cũng góp phần làm thay đổi quan điểm trước đây về kinh doanh của
ngành điện. Công nghệ tin học cũng hỗ trợ cho các công ty trong việc quản lý kỹ
thuật, kinh doanh giao dịch khách hàng.
- Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa: Trong một nền kinh tế khép kín,
tính không hiệu quả của nền kinh tế dẫn đến chi phí cao đều chuyển cho khách hàng

5


phải chịu. Trong một nền kinh tế mở, hầu hết các ngành kinh tế đều có thể phát triển
trong môi trường cạnh tranh, các nhà đầu tư thường lựa chọn những nơi có điều
kiện đầu tư hấp dẫn nhất. Như vậy, vấn đề toàn cầu hóa tạo ra áp lực tăng hiệu quả
kinh doanh của ngành điện. Nền kinh tế toàn cầu hỗ trợ việc cải tổ ngành điện bằng
việc thúc đẩy sự xuất hiện của các công ty điện quốc tế những công ty có đủ nguồn

lực để tham gia cạnh tranh trong các thị trường điện.
- Ảnh hưởng của việc xây dựng thị trường điện ở các nước: Một thực tế
cho thấy rằng việc xây dựng thành công thị trường điện ở một số nước cũng có tác
động tới các nước khác. Các nước đi sau có thể rút ra các bài học về kinh nghiệm
thành công cũng như thất bại trong quy trình xây dựng thị trường điện của các nước
đi trước. Tác động tích cực của quá trình đưa cạnh tranh vào ngành điện đối với nền
kinh tế một số nước như nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty điện lực,
giảm gánh nặng ngân sách đầu tư vào ngành điện, giảm giá bán điện v.v . động lực
mạnh mẽ thúc đẩy các nước đi sau đặc biệt là các nước đang phát triển đẩy nhanh
quá trình xây dựng thị trường điện.
1.2.3. Các mô hình thị trƣờng điện cạnh tranh điển hình
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý, kết hợp với sự
phát triển của một số học thuyết kinh tế mới đã tạo điều kiện để nhiều công ty điện
lực nghiên cứu xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh mới thay thế cho mô
hình truyền thống trước đây, như mô hình truyền tải hộ, mô hình thị trường phát
điện cạnh tranh, mô hình TTĐ cạnh tranh bán buôn và bán lẻ,... Tuy nhiên, nhìn từ
góc độ cạnh tranh của thị trường có thể phân chia thành bốn loại mô hình thị trường
điện cơ bản đang được áp dụng tại các nước trên thế giới hiện nay như sau:
- Mô hình Thị trường điện độc quyền: Là mô hình chỉ có một công ty nắm
giữ toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng từ sản xuất,
truyền tải đến phân phối cho khách hàng tiêu thụ.

6


(a)Ngành dọc

(b) Phân phối bán lẻ riêng

Phát điện


Phát điện
Mua bán giữa các công ty

Bán buôn/Truyền tải

Bán buôn/Truyền tải

Công ty phân phối

Công ty phân phối

Khách hàng

Khách hàng

Hình 1.2 Mô hình thị trƣờng điện độc quyền

- Mô hình Thị trường điện cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một đại lý
mua buôn: Là mô hình chỉ có một người mua duy nhất từ nhiều nhà máy phát điện.
Toàn bộ điện năng sản xuất ra phải bán cho đại lý mua buôn và đại lý này thực hiên
chức năng phân phối độc quyền cho khách hàng tiêu thụ.
IPP

IPP

IPP

Đại lý mua buôn
Công ty phân phối


Công ty phân phối

Khách hàng

Công ty phân phối

Khách hàng

Khách hàng

Hình 1.3. Mô hình Thị trƣờng điện cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn

- Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn: Là
mô hình mà các công ty phân phối có thể mua điện từ nhiều công ty bán buôn khác
nhau tuy nhiên vẫn độc quyền trong khâu phân phối cho các khách hàng dùng điện.
IPP

IPP

IPP

IPP

Đại lý mua buôn

IPP

IPP


Đại lý mua buôn

CT PP

CT PP

CT PP

CT PP

CT PP

CT PP

KH

KH

KH

KH

KH

KH

Hình 1.4. Mô hình Thị trƣờng cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn

7



IPP: Nhà máy điện độc lập CT PP: Công ty phân phối KH: Khách hàng
- Mô hình Thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn: Là mô hình mà ở đó tất
cả các khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện chứ không bắt buộc
phải mua qua các nhà phân phối độc quyền. Giá cả ở đây hoàn toàn được xác định
dựa trên mối quan hệ cung cầu điện năng.
IPP

IPP

IPP

IPP

IPP

IPP

CT PP

CT PP

Bán lẻ

KH

KH

KH


Lưới truyền tải,
thị trường bán buôn
Bán lẻ

CT PP

CT PP
Lưới phân phối,
thị trường bán lẻ

KH

KH

KH

Hình1.5. Mô hình Thị trƣờng cạnh tranh hoàn toàn

Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình thị trường điện lực được các nước trên
thế giới áp dụng, thực hiện đánh giá những điều kiện cơ bản của thị trường điện lực
Việt Nam hiện tại từ đó thực hiệnchủ trương của Đảng và Nhà nước trong thời gian
đến theo là: “Từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh trong nước, đa dạng
hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế
tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước
chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải điện, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ
điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử”.
1.2.4. Cách thức mua bán điện
Một vấn đề đặt ra là việc người bán và mua sẽ mua và bán những gì và như
thế nào?
a. Mua bán cơ bản

Hợp đồng mua bán điện xác định: Công suất yêu cầu, thời gian kéo dài công
suất yêu cầu, thời điểm bắt đầu và kết thúc, địa điểm mua. Công suất mua có đơn vị
8


tùy ý, cũng có thể theo bậc nhất định. Thời gian kéo dài có thể là nửa giờ, một giờ
hay dài hơn. Thời điểm bắt đầu có thể là giờ sau, ngày sau v.v… Địa điểm mua có
thể là ở nhà máy điện hay ở phụ tải, cũng có thể ở một điểm trung gian nào đó. Giá
mua theo thỏa thuận song phương hay theo quy định của sàn mua-bán điện. Giá
mua điện dài hạn là giá trung bình dài hạn, còn giá mua điện ngắn hạn (nửa giờ, giờ
v.v…) thì phụ thuộc thời điểm: Đỉnh, ngoài đỉnh hay min.
Ví dụ, một xí nghiệp lớn hợp đồng với một đơn vị phát điện mua 100 MW
trong 1 giờ bắt đầu từ 12 giờ hôm sau với giá 1000 đ/kWh, điểm nhận điện là tại
đầu vào trạm trung gian phụ tải 220/110 kV. Chú ý là nếu mua điện tại đây thì công
suất phát từ đơn vị phát điện phải lớn hơn 100 MW do có tổn thất công suất trên
lưới điện. Ngược lại, nếu điểm lấy điện là ở đơn vị phát điện thì phụ tải chỉ nhận
được công suất nhỏ hơn 100 MW do có tổn thất. Hai bên cũng có thể hợp đồng mua
bán cả năm hoặc nhiều năm.
Tóm lại, mua bán điện đầy đủ là mua công suất và điện năng, ở đây điện
năng thể hiện ở thời gian mua, điện năng phải đảm bảo độ tin cậy cao theo hợp
đồng, mức tin cậy “cao” thế nào là do hai bên bán và mua thỏa thuận.
Về mặt độ tin cậy cung cấp điện có các loại hình mua bán sau:
- Mua điện chắc chắn: Người mua, mua cả công suất và điện năng với độ tin
cậy caotheo thỏa thuận.
- Mua điện không chắc chắn: Người mua có thể mua điện từ đơn vị phát điện
với giá thấp hơn bình thường với điều kiện nếu đơn vị phát điện thiếu công suất do
sự cố thì có thể cắt điện không báo trước. Trong trường hợp này người mua chỉ mua
điện năng của đơn vị phát điện .
- Mua công suất dự trữ: Người mua có thể mua công suất dự trữ cho những
phụ tải yêu cầu độ tin cậy rất cao, công suất này chỉ dùng đến khi xảy ra sự cố

nguồn điện.
Ví dụ, một bệnh viện có yêu cầu công suất 10 MW, mua điện độ tin cậy cao
của đơn vị phát điện 1, nhưng mua công suất dự trữ 10 MW của đơn vị phát điện 2
cho trường hợp đơn vị phát điện 1 sự cố. đơn vị phát điện 2 có hai sự lựa chọn: Để

9


10 MW dự trữ nóng (không sản xuất điện năng) cho bệnh viện; cứ sản xuất điện và
bán cho hộ tiêu thụ A mua điện không chắc chắn (được phép cắt điện bất cứ khi
nào), khi nào bệnh viện cần công suất thì cắt điện của hộ tiêu thụ A để cấp cho bệnh
viện. Tất nhiên phương án 2 hiệu quả hơn. Hộ tiêu thụ A chỉ cần trả tiền điện năng
tiêu thụ còn bệnh viện trả tiền công suất.
Trong thực tế, có thể kết hợp mua bán điện chắc chắn và không chắc chắn:
Ví dụ mua điện chắc chắn ngày chủ nhật, không chắc chắn vào ngày thường v.v…
Mức tin cậy cao (mức chắc chắn) cũng có thể chia bậc, thí dụ một lần mất điện
trong 100 năm, 50 năm v.v… tất nhiên giá cả cũng khác nhau. Các hợp đồng mua
bán điện có thể rất chi tiết, điều này tùy thuộc vào người mua và người bán.
b. Mua bán dịch vụ
Sau khi hai bên mua và bán đã ký hợp đồng mua điện cơ bản, giao cho đơn
vị truyền tải, người mua và cả người bán còn phải trả tiền cho các dịch vụ cần thiết
để tải được điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ. Ngoài ra, còn các dịch vụ
phụ bao gồm: Điều khiển hệ thống điện, cung cấp công suất phản kháng và điều
chỉnh điện áp, bù tổn thất công suất tác dụng, theo dõi phụ tải v.v… hỗ trợ cho dịch
vụ chính, là nhu cầu của dịch vụ chính và người sử dụng lưới truyền tải.
1.3. Kinh nghiệm vận hành thị trƣờng điện tại một số nƣớc trên thế giới
1.3.1. Thị trƣờng điện tại Australia
Mô hình và cấu trúc thị trƣờng điện
Thị trường NEM là thị trường thời gian thực vận hành theo mô hình điều độ
tập trung - chào giá tự do (price-based pool) có kèm theo hợp đồng tài chính (CfD)

giữa các công ty phát điện và khách hàng mua điện để quản lý rủi ro biến động giá.
Các hợp đồng song phương được thực hiện độc lập bởi hai bên mua và bán. Thị
trường Úc được chia theo vùng, bao gồm 6 vùng là các bang của Úc.
Với đặc điểm của thị trường Úc có độ dự phòng công suất lớn khoảng 25% và
tốc độ tăng trưởng phụ tải thấp khoảng 3% năm, cơ cấu nguồn năng lượng đa dạng.
Cơ sở hạ tầng của hệ thống điện phát triển ở mức cao (hệ thống SCADA, hệ thống
đo đếm) đại đã giúp dễ dàng xây dựng thị trường thời gian thực (5 phút), giúp phát
10


triển thị trường nhanh chóng. Từ năm 1998 đến nay Úc đã phát triển đến giai đoạn
bán lẻ cạnh tranh.
Tham gia thị trường có 15 công ty phát điện, các công ty này thường sở hữu
đa dạng các nhà máy phát điện có công nghệ khác nhau như nhiệt điện, thuỷ nhiệt,
thuỷ điện tích năng, năng lượng gió v.v. để có thể chào giá đảm bảo tối ưu khả năng
phát toàn công ty.

Điện năng
Giá giao ngay ($)
Phí tham gia thị trường ($)
Giá người sử dụng cuối cùng ($)
Điền khiển

Hình 1.6: Cấu trúc thị trƣờng điện tại Australia

Đơn vị phát điện (Generators): Các đơn vị phát điện chuyển đổi năng
lượng từ một nguồn nhiên liệu thành điện. Ở Australia, nguồn nhiên liệu chủ yếu
được sử dụng là nước, than đá, khí tự nhiên và gió. Hình sau mô tả liên hệ cấp điện
giữa các vùng trong thị trường điện quốc gia của Australia


11


Hình 1.7: Liên hệ cấp điện giữa các vùng trong thị trƣờng điện quốc gia của Australia

Công ty quản lý thị trƣờng điện quốc gia - NEMMCO (National
Electricity Market Management Company) : NEMMCO có trách nhiệm về việc
thực hiện và vận hành liên tục của thị trường bán buôn, tiếp tục cải thiện chức năng
của nó trong quá trình duy trì an ninh hệ thống. Nó hoạt động như là một công ty
phi lợi nhuận mà trong đó các thành viên là các đơn vị con của thị trường điện quốc
gia.
Ủy ban thị trƣờng năng lƣợng của Úc - AEMC (Australian Energy
Markets Commission): AEMC chịu trách nhiệm về luật thị trường và xem xét các
đề xuất thay đổi luật thị trường. Các đề xuất thay đổi luật thị trường phải thỏa mãn
được các mục tiêu phát triển của thị trường điện quốc gia.
Đơn vị điều tiết năng lƣợng của Úc - AER (The Australian Energy
Regulator): AER chịu trách nhiệm thực hiện luật thị trường. Thêm vào đó, đơn vị
này còn có trách nhiệm điều tiết các các dịch vụ truyền tải và phân phối điện sao
cho kinh tế và phù hợp với luật thị trường.
Quá trình cải tổ và phát triển thị trƣờng điện
12


Quá trình tái cơ cấu ngành điện Úc bắt đầu được tiến hành từ năm 1991, bằng
việc chia tách các khâu phát điện, truyền tải và phân phối. Khi chưa thực hiện quá
trình tái cơ cấu, tài sản các đơn vị trong ngành điện Úc đều thuộc sở hữu của nhà
nước. Do nguồn than dồi dào nên nhiệt điện than chiếm một tỷ lệ lớn trong khâu
phát điện tại Úc. Quá trình tái cơ cấu ở Úc được tiến hành đồng thời từ cấp bang và
cấp Quốc gia. Năm 1995 ngành điện Úc bắt đầu quá trình chuyển dịch theo mô hình
tập đoàn và tư nhân hóa. Các đơn vị truyền tải thuộc sở hữu nhà nước được hợp

nhất thành Công ty truyền tải quốc gia duy nhất cùng với 1 Ủy ban quản lý lưới
điện Quốc gia được thành lập. Năm 1994, Ủy ban quản lý lưới điện Quốc gia ban
hành quy định “Tái cơ cấu ngành điện Úc”, quy định này đặt ra mục tiêu cho phát
triển thị trường điện Úc sau này.
Cơ cấu tổ chức cho hoạt động thị trường điện của Úc bao gồm: i) Hội đồng về
năng lượng (cấp Bộ); ii) Uỷ ban Thị trường năng lượng; iii) Cơ quan Điều tiết năng
lượng.
Thị trường điện quốc gia Úc bắt đầu vận hành từ tháng 12 năm 1998 với các
mục tiêu: tạo sự cạnh tranh, cho phép các khách hàng lựa chọn nhà cung cấp, cho
phép tham gia nối lưới... Các đơn vị tham gia NEM gồm có:
- Công ty quản lý thị trường điện (NEMMCO): có vai trò điều độ hệ thống và
điều hành thị trường điện (SMO).
- Các công ty phát điện (Generators), có 15 công ty công ty phát điện sở hữu
trên 260 đơn vị phát điện. Các nhà máy điện công suất đặt ≥ 30 MW đều phải tham
gia thị trường.
- Các công ty cung cấp dịch vụ lưới truyền tải (TNSP): có 5 công ty.
- Các công ty cung cấp dịch vụ lưới phân phối (DNSP).
- Các khách hàng mua điện trên thị trường: bao gồm các công ty bán lẻ điện
và các khách hàng sử dụng điện lớn.
Nguyên tắc vận hành thị trƣờng
Hàng ngày, các công ty phát điện nộp bản chào giá cho các mức công suất
phát theo chu kỳ 5 phút. Từ tất cả các bản chào được tổng hợp, Công ty quản lý thị

13


trường (NEMMCO) xác định phương thức huy động các nhà máy điện để đáp ứng
nhu cầu phụ tải theo nguyên tắc chi phí tối thiểu. NEMMCO sau đó sẽ điều độ các
nhà máy điện theo phương thức được lập theo các bản chào này. Giá thị trường
được xác định theo chu kỳ 30 phút, là giá bình quân của 6 chu kỳ điều độ liên tục (5

phút 1 chu kỳ điều độ). Giá thị trường này được NEMMCO sử dụng để thanh toán
tiền điện với các bên mua và bán trong thị trường giao ngay và giá này là như nhau
trong tất cả các vùng.
Thực tế vận hành và bài học kinh nghiệm
Thị trường toàn phần (Price Based) tạo nên xu hướng giá điện ngày càng tăng
mà không tạo ra được động lực cho đầu tư bổ sung để phát triển công suất phát.Về
mặt vận hành các nhà máy không muốn chào tối đa công suất sẵn có (để nâng giá
bán); Về mặt đầu tư, các công ty phát điện không muốn đầu tư bổ sung để nâng
công suất phát (cũng để tạo nên tình trạng thiếu cung, nâng giá bán tăng lợi nhuận).
Như vậy, mô hình thị trường chào giá toàn phần có xu hướng hạn chế phát triển
công suất nguồn mới cả về ngắn hạn (trong vận hành) và dài hạn (trong đầu tư mới),
vì động lực duy nhất của các công ty phát điện là đạt được giá bán điện cao nhất để
có được lợi nhuận cao bù đắp những rủi ro thị trường. Thực tế, với tốc độ tăng
trưởng nhu cầu điện tại Úc ở mức 3%/năm thì trong vòng 7 năm trở lại đây không
có một nguồn mới nào được đầu tư thêm trong khi đó giá điện bán buôn đã tăng xấp
xỉ 80%.
1.3.2. Thị trƣờng điện tại Singapor
Thị trƣờng cạnh tranh bán buôn và bán lẻ

14


Hình 1.8 Cấu trúc thị trƣờng điện tại Singapor

- Các nhà máy điện vận hành hoàn toàn độc lập và cạnh tranh với các công
ty sản xuất điện khác. Các nhà máy điện mới tham gia vào vận hành: SembCorp
năm 2001 và Keppel Merlimau Cogen năm 2007. Công ty Island Power được mong
đợi là sẽ tham gia vận hành năm 2010.
- Công ty thị trường năng lượng (EMA - Energy Market company) : được
thành lập năm 2011, là công ty tham gia điều tiết, vận hành hệ thống năng lượng và

trở thành đơn vị điều tiết thị trường.
a. Đơn vị quản lý thị trường điện ở Singapor ( EMA – Energy market Authority
of Singapor)
Các chức năng. nhiệm vụ chính của EMA:
· Bảo đảm cung cấp điện năng ổn định, chất lượng với mức giá điện hợp lý cho
khách hàng;
· Thực hiện chức năng điều tiết về kinh tế và kỹ thuật;
· Thúc đẩy nâng cao hiệu quả trong công nghiệp điện;
15


· Đưa ra khuôn khổ điều tiết về kinh tế trong công nghiệp điện, thúc đẩy sự cạnh
tranh, minh bạch và hiệu quả, ngăn ngừa việc làm dụng vị thế độc quyền và quyền
lực thị trường.
· Cơ quan vận hành hệ thống điện là một bộ phận trực thuộc EMA (Ban vận hành
hệ thống điện) thực hiện chức năng điều độ hệ thống, đảm bảo hệ thống điện vận
hành ổn định, tin cậy.
b. Công ty thị trường điện ( EMC – Energy market Company Pte LTd)
Chức năng nhiệm vụ chính của EMC là:
· Điều hành giao dịch thị trường điện và đảm bảo cung cấp thông tin cho các đơn vị
tham gia thị trường điện.
· Thực hiện quản trị thị trường điện – Market Administration.
· Thực hiện báo cáo đánh giá vận hành thị trường điện.
EMC là một công ty cổ phần, trong đó cơ quan điều tiết EMA sở hữu 51% và các
đơn vị tham gia thị trường sở hữu 49%.
EMC được cấp giấy phép hoạt trong trong 10 năm, thực hiện các chức năng lập
lịch huy động và thanh toán trên thị trường.
c. Công ty bán lẻ điện - MSSL
MSSL là một đơn vị cung cấp các dịch vụ cho thị trường bao gồm: thanh toán với
khách hàng; đọc công tơ và quản lý dữ liệu đo đếm; cung cấp các dịch vụ cho khách

hàng mới; lập hóa đơn và thanh toán phí truyền tải; bán điện cho các khách hàng
nhỏ và gián tiếp bán điện cho khách hàng lớn.
d. Công ty lưới điện quốc gia
SP PowerAssets sở hữu toàn bộ lưới điện Singapore, có chức năng vận hành vào
bảo dưỡng lưới điện.
đ. Các đơn vị phát điện
Singapore có 6 đơn vị phát điện tham gia thị trường, với thị phần như sau: Senoko
Power (29,7%); PowerSeraya (27,5%); Tuas Power (24,5%); SembCorp (9,5%);
Keppel (6,4%); NEA (2,4%). Các đơn vị phát điện thực hiện cạnh tranh bán điện

16


×