Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 87 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vĩnh phúc là một tỉnh trọng điểm về kinh tế của khu vực miền Bắc nói riêng
cũng như cả nước nói chung, trong đó huyện Bình Xuyên đóng một vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Hiện tại trên địa bàn huyện có rất nhiều dự
án công nghiệp đã và đang được triển khai xây dựng, trong khi đó lưới điện hiện tại
của huyện không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.
Hiện tại trên lưới điện trung áp của huyện Bình Xuyên đang tồn tại nhiều cấp
điện áp khác nhau, đó là các cấp điện áp 10kV, 22kV, 35kV. Việc này gây rất nhiều
khó khăn cho công tác quản lý và vận hành lưới điện. Theo quy hoạch của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam thì lưới trung áp của tất cả các tỉnh đều phải quy về cấp điện áp
22kV và 35kV,vì vậy việc nghiên cứu quy hoạch, cải tạo lưới điện trung áp của huyện
Bình Xuyên để phục vụ cho sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của khu
vực là một vấn đề cấp bách.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng của đề tài là mạng điện trung áp huyện Bình Xuyên.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình cung cấp và tiêu thụ điện năng của
lưới điện trung áp 10kV, 22kV, 35kV huyện Bình Xuyên.
3. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng lưới điện trung áp, dự báo nhu cầu phụ tải điện, quy hoạch
và cải tạo mạng lưới điện trung áp huyện Bình Xuyên.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện các mục đích như nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng điện năng và hiện trạng lưới điện trung áp huyện
Bình Xuyên.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp dự báo nhu cầu sử dụng điện năng, trên
cơ sở đó đề xuất ra các phương án quy hoạch lưới điện phù hợp xu thế phát triển của
huyện.
- Đánh giá, kiểm tra lưới trung áp sau cải tạo.

1




5. Nội dung của đề tài
- Đánh giá hiện trạng lưới điện trung áp và sự phát triển của phụ tải điện trung áp
huyện Bình Xuyên.
- Nghiên cứu dự báo phụ tải điện.
- Quy hoạch và cải tạo lưới điện trung áp của huyện Bình Xuyên phù hợp với xu
thế phát triển của khu vực.
- Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng điện năng của lưới điện sau cải tạo.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, trong luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu tổng hợp sau:
- Xác định phụ tải điện trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 khu vực
huyện Bình Xuyên.
- Nghiên cứu lý thuyết về quy hoạch và phát triển hệ thống điện nói chung và
lưới trung áp nói riêng.
- Phân tích tính đúng đắn của mô hình lưới điện trung áp sau cải tạo thông qua
các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện của
lưới.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đánh giá hiện trạng tiêu thụ điện năng của lưới điện trung áp, dự báo nhu cầu
tiêu thụ điện năng của khu vực đến năm 2020, lựa chọn mô hình lưới điện phù hợp với
sự phát triển của huyện, đề xuất và kiến nghị các phương án cải tạo lưới điện trung áp
hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện. Vì vậy, đề tài
mang tính khoa học và thực tiễn.
8. Cơ sở tài liệu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các tài liệu sau:
- Quyết Định của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy hoạch huyện Bình Xuyên
đến năm 2020.
- Căn cứ vào “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc” Giai đoạn

2012-2015 có xét đến 2020 quy hoạch đã được hiệu chỉnh bổ sung do Viện Năng

2


lượng thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập tháng 12 năm 2009 đã được Chính phủ
phê duyệt.
- Các số liệu khảo sát về tình hình phát triển kinh tế chính trị xã hội của huyện
Bình Xuyên năm 2012.
- Các số liệu cụ thể về lưới điện trung áp huyện Bình Xuyên do Điện lực Bình
Xuyên cung cấp.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp của huyện Bình Xuyên đến năm 2020.
9. Cấu trúc của đề tài
Luận văn được trình bày toàn bộ gồm 3 chương, phần mở đầu và kết luận, các
bảng biểu, hình vẽ, phụ lục và danh mục của 10 tài liệu tham khảo. Luận văn được
hoàn thành tại bộ môn Hệ thống điện , trường Đại học Bách khoa Hà Nội dưới sự
hướng dẫn khoa học của: PGS.TS. Nguyễn Lân Tráng. Trong quá trình thực hiện luận
văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của các thầy giáo, bộ
môn Hệ thống điện , trường Đại học Bách khoa Hà Nội , Viện Sau đại học trường Đại
học Bách khoa Hà Nội , viện Năng lượng, Công ty Điện Lực Vĩnh Phúc và Điện lực
huyện Bình Xuyên.
Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Lân Tráng,
người trực tiếp hướng dẫn, các tập thể, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp về
những đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện luận văn.

3


CHƢƠNG 1

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP VÀ
PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN BÌNH XUYÊN GIAI ĐOẠN
2013 - 2020
1.1 . Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên
1.1.1. Đặc điểm chung
1.1.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về huyện Bình Xuyên
Huyện Bình Xuyên xưa kia là Bình Nguyên, dưới các triều Mạc, Lê, Nguyễn
đổi là Bình Tuyền thuộc thị trấn Thái Nguyên. Ngày 29-12-1899 tỉnh Vĩnh Yên được
thành lập, lấy làng Tích Sơn làm thị xã. Vĩnh Yên có phủ Bình Xuyên và 4 huyện: Yên
Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch. Năm 1903 Bình Xuyên có 7 tổng, 41 làng;
năm 1927 gom lại còn 6 tổng, 33 làng. Tháng 2 năm 1950 thành lập tỉnh Vĩnh Phúc,
Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; tháng 2 năm 1968 Vĩnh Phúc sát nhập với Phú Thọ
thành tỉnh Vĩnh Phú, Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Tháng 10 năm 1977 Bình
Xuyên hợp nhất với huyện Yên Lãng và một phần huyện Kim Anh thành huyện Mê
Linh;9 đầu năm 1979 theo quyết định của Hội đồng Nhà nước Bình Xuyên tách khỏi
Mê Linh, Tam Dương tách khỏi Lập Thạch hợp nhất thành huyện Tam Đảo. Đầu năm
1997 tỉnh Vĩnh Phú được chia thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Tam Đảo thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc. Đến tháng 8 năm 1998 huyện Tam Đảo chia tách thành 2 huyện Tam
Dương và Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay.
Những năm gần đây, nhờ có đường lối đổi mới của Nhà nước và với vị trí là địa
bàn tập trung của các khu công nghiệp lớn của tỉnh Vĩnh Phúc nên huyện Bình Xuyên
đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như kinh
tế, xã hội và đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
1.1.1.2. Vị trí địa lý và hành chính
Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi,
có vị trí nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc
theo quốc lộ 2, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo hướng Tây - Tây Bắc.
Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14566,71 ha được giới hạn bởi tọa độ địa lý
từ 21012’57” đến 21027’31” độ vĩ Bắc và từ 105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông.


4


- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội).
- Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và Thành phố Vĩnh Yên.
- Phía Bắc giáp huyện Tam đảo và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
Huyện Bình Xuyên được tổ chức thành 13 đơn vị hành chính bao gồm 3 thị trấn
là: thị trấn Hương Canh, Thanh Lãng, Gia Khánh và 10 xã là: Hương Sơn, Thiện Kế,
Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu, Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Trung Mỹ.
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển dịch vụ.
Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách
không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long – Nội Bài; cảng hàng
không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là
Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc
Nội Bài – Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một
nền kinh tế đa dạng (công nghiệp – dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các
khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa
của huyện.

5


6


1.1.1.3. Địa hình
Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn
chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam.

- Vùng núi: Nằm ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ Tây
sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị chia cắt
mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3, cấp 4 chiếm trên 90% diện tích, có nguồn gốc hình
thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ sinh thái vùng đồi núi.
Nhìn chung, môi trường sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, kết hợp với các yếu tố
khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch như thác Thậm Thình,
Thanh Lanh, Mỏ Quạ...Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã tạo nên
nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học.
- Vùng trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
gồm các xã: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Tam Hợp và thị trấn Hương
Canh. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2, nằm xen kẽ giữa các dải ruộng
bậc thang có độ dốc cấp 1; tuy nhiên, còn xuất hiện dải núi cao có độ dốc trên 150
chạy dài từ Hương Sơn đến Quất Lưu với các đỉnh cao như: Núi Đinh (204,5m), núi
Nia (82,2m) núi Trống (156,5m). Vùng này đất đai này ngoài mục đích phát triển lâm
nghiệp đây còn là vùng có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vườn rừng,
cây công nghiệp ngắn ngày.
- Vùng đồng bằng: Gồm các xã Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng,
đất đai tương đối bằng phẳng, có độ dốc < 500; tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cốt
ruộng rất lớn. Xen kẽ giữa gò đất thấp là những chân ruộng trũng lòng chảo, đây là
những khu vực thường ngập úng vào mùa mưa.
- Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn phần
lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng nên yếu tố địa hình có thể
phân thành 2 dạng chính sau:
- Đất đồi núi có tổng diện tích: 124,54 ha.
- Đất bằng có tổng diện tích: 10395,33 ha.

7


Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế - xã hội đa dạng: kinh tế đồi

rừng, du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp và hình thành khu công nghiệp tập trung.
1.1.1.4. Giao thông
Bình Xuyên có 2 loại hình vận tải chính là đường sắt và đường bộ.
Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 2 đi qua, với tổng
chiều dài 8km. Trước đây, tuyến quốc lộ 2 qua huyện Bình Xuyên cũng như toàn
tuyến đi qua tỉnh quy mô có mặt cắt nhỏ, nhưng đến nay tuyến đường này đã được
nâng cấp và hoàn thiện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội
của Bình Xuyên nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Trong năm 2009, tuyến
cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã được khởi công tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội của
huyện phát triển, mở rộng quan hệ giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn cũng như
với bên ngoài (Vân Nam – Trung Quốc).
Đường huyện lộ: tổng chiều dài đường huyện lộ là 41 km, các đoạn đường này
đang được từng bước nâng cấp, đến nay huyện đã nâng cấp được 11 km, còn 30 km
đang tiếp tục được nâng cấp.
Đường tỉnh lộ: tổng số đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 41 km, những năm
vừa qua đã được tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
đi lại của nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đường giao thông nông thôn: tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của
huyện có khoảng 272 km. Trong đó đã bê tông và nhựa hóa được 67 km, nâng cấp và
rải cấp phối được 172 km, những năm tới huyện tiếp tục nâng cấp số tuyến đường còn lại.
Đường sắt: ngoài tuyến đường bộ đi qua, huyện Bình Xuyên còn có 12 km
đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía
Bắc, tại Bình Xuyên có một ga nhỏ là ga Hương Canh. Đây là tuyến đường sắt nối thủ
đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Trung Quốc.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện đều trong tình trạng
xuống cấp. Các tuyến đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn còn nhỏ hẹp,
hạn chế vận tải nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
1.1.1.5. Dân số


8


Năm 2012 dân số trung bình của huyện là 112580 người, đứng thứ 3 toàn tỉnh,
trong đó:
+ Nam: 54758 người chiếm 48,34%, nữ là 57822 người chiếm 51,36%
+ Mật độ dân số trung bình là 773,32 người/km2 trong đó một số nơi có mật độ
dân số cao là: thị trấn Hương Canh: 1434 người/km2, thị trấn Thanh Lãng 1380
người/km2, hai xã Đạo Đức và Phú Xuân là khoảng 1266 người/km2.
+ Số người trong độ tuổi lao động: 59803 người, chiếm 53,12% dân số toàn
huyện. Hiện tại số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là khoảng 55,84
nghìn người chiếm 89% lao động trong độ tuổi, trong đó khu vực nông – lâm nghiệp
chỉ chiếm 7-8% tổng lao động trong độ tuổi, khu vực phi nông nghiệp chiếm hơn 83%.
Bảng 1.1 Thống kê hiện trạng diện tích, dân số năm 2012
STT

Tên xã, thị trấn

Diện tích (km2)

Dân số (ngƣời)

1

T.T Hương Canh

10,06

14715


2

T.T Thanh Lãng

9,48

12961

3

T.T Gia Khánh

8,58

6625

4

Hương Sơn

7,87

5289

5

Thiện Kế

12,59


6457

6

Bá Hiến

11,82

13095

7

Sơn Lôi

9,45

8274

8

Tam Hợp

5,87

6537

9

Quất Lưu


4,89

4562

10

Đạo Đức

9,49

11581

11

Phú Xuân

5,32

6604

12

Tân Phong

5,38

5437

13


Trung Mỹ

44,78

6443

9


1.1.1.6. Khí hậu
Bình Xuyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, khí hậu
được chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; thực tế mùa xuân và mùa thu là hai mùa
chuyển tiếp, chiếm phần lớn thời gian trong năm là mùa hạ và mùa đông.
Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 được
phân chia làm hai thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 trời nóng bức, nhiệt độ ngoài
trời lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những trận gió
Lào làm cây cối, luá màu khô héo.
- Thời kỳ thứ hai: từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ có giảm đôi chút nhưng thường
có mưa kéo dài gây úng cục bộ.
Mùa đông: lạnh và khô hanh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau
được chia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, thời kỳ
này không khí khô khan, độ ẩm thấp, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều,
hầu như không có mưa, sương mù vào buổi sáng (đôi khi có sương muối), trời giá lạnh
có những đợt kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, giai đoạn này thời tiết ấm dần,
đôi khi có mưa nhỏ có nhứng đợt rét ngắn vào cuối vụ, thời tiết đỡ khắc nghiệt hơn.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,50C đến 250C, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ

giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 280C đến 34,40C; mùa đông
từ 130C đến 160C có những ngày dưới 100C) nhiệt độ trong năm cao nhất vào khoảng
tháng 6,7,8; thấp nhất vào tháng 12,1,2. Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng
đồng bằng và miền núi chênh lệch nhau từ 50C đến 70C.
b. Lƣợng mƣa
Tập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa đã chiếm 50% lượng mưa
cả năm, có những trận mưa to gây ngập úng cục bộ cùng với việc nước đầu nguồn tràn
về các sông, suối đã gây nên úng lụt. Mưa ít vào tháng 12,1,2.

10


Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt,
nhưng cũng gây nên úng lụt, rửa trôi bào mòn đất.
c. Độ ẩm
Độ ẩm chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm; độ ẩm cao vào mùa mưa,
thấp vào mùa đông.
Độ ẩm vùng núi cao hơn vùng trung du đồng bằng, bình quân độ ẩm vùng đồi núi
là 88%; vùng đồng bằng là 84%.
d. Số giờ nắng
Số giờ nắng bình quân 1400 -1700 giờ/năm, mặc dù bình quân theo năm cao nhưng
giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thường các tháng có số giờ nắng cao là
các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông. Số giờ nắng như vậy vẫn đủ luợng
bức xạ cho cây trồng theo mùa vụ, tuy nhiên mùa đông phải bố trí cây trồng chịu hạn,
chịu rét.
e. Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đôi khi kèm sương muối ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp.
Nhìn chung, khí hậu Bình Xuyên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật

nuôi, đặc biệt đối với các loại cây lúa, ngô, khoai, đậu tương và rau xanh. Tuy nhiên
bên cạnh những thuận lợi, khí hậu Bình Xuyên mùa hè lượng mua tập trung lớn vì vậy
có thể gây ngập úng.
1.1.1.7. Thủy văn
Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, bao gồm 20 hồ thủy lợi, hệ thống
sông suối (các sông chính là sông Cà Lồ, Cầu Bồn, sông Cánh, sông Mây), ao hồ và hệ
thống kênh mương tưới tiêu nhỏ khác.
Hệ thống sông Cánh, sông Cầu Bồn, suối Bắc Kế đón nhận nguồn nước mưa
của phần lớn các suối trên địa bàn huyện chảy theo hệ thống sông Cà Lồ thoát ra sông Cầu.
Hệ thống sông Cà Lồ: có thể phân chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông Cánh,
sông Sáu Vó tiêu nước từ sông Cánh ra Đầm Vạc (Vĩnh Yên); nhánh nối liền với suối
Khâu tiêu thoát nước trực tiếp nước mưa của dãy Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên

11


và thị xã Phúc Yên nhánh nối với sông Phan Liêu thoát nước vùng trũng của hai huyện
Yên Lạc và Bình Xuyên. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không
tiêu kịp gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng của huyện.
- Nguồn nước mặt:
Bình xuyên có các suối dày đặc bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo với lưu vực
hàng nghìn ha nối liền với các sông, suối chính như sông Cầu Bồn, suối Bắc Kế, sông
Cánh và hệ thống sông Cà Lồ cùng với 20 hồ thuỷ lợi lớn nhỏ trên địa bàn, các mặt
nước ao hồ, hệ thông công trình thủy lợi Liễn Sơn, nguồn nước của hồ Đại Lải (Phúc
Yên), Đầm Vạc (Vĩnh Yên) đã tạo nên nguồn nước dồi dào có dung tích hàng triệu m3 .
Mùa mưa: thời gian này lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8 nên tại
các sông, suối, ao hồ nguồn nước dồi dào, việc điều tiết nước cho cây trồng và công
nghiệp sau này nhìn chung thuận lợi nhưng mặt khác do mưa tập trung với cường độ
lớn thường gây ngập úng cục bộ tại khu vực trũng ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.

Mùa khô: thời gian này ít mưa, thời tiết hanh khô, lượng bốc hơi cao; địa hình
dốc, mực nước ở sông suối gần như cạn kiệt, nguông nước điều tiết vào các ao hồ chứa
bị hạn chế gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng các công trình.
- Nguồn nước ngầm của huyện không lớn, chất lượng nước không cao. Theo
đánh giá sơ bộ về tài nguyên môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn huyện có
thể khai thác 200000 m3/ngày đêm nhưng việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt khá tốn
kém. Cần cải tạo nâng cấp và xây mới các hồ chứa để tăng nguồn nước dự trữ cho sản
xuất và tiêu dùng.
1.1.1.8. Tài nguyên đất
Theo phân loại đất mới của FAO-UNESCO trên địa bàn huyện có 21 loại đất
bao gồm 7 nhóm chính.
- Đất bằng: có diện tích khoảng 8504,9 ha, chiếm 43,54% diện tích đất tự nhiên
gồm các nhóm đất chính:
+ Đất phù sa: Diện tích khoảng 3506,5 ha, chiếm 41,22% diện tích đất bằng,
17,95% diện tích đất tự nhiên của huyện, gồm 2 nhóm đất là đất phù sa không chua và

12


đất phù sa chua; phân bố tại các xã, thị trấn Hương Canh, Bá Hiến, Quất Lưu, Sơn Lôi,
Đạo Đức, Tân Phong,Thiện Kế.
+ Đất Glây chua điển hình: Diện tích khoảng 355 ha, chiếm 1,82% diện tích đất
tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn: Thanh Lãng, Quất Lưu và
Hương Canh; đất có mực nước ngầm cao, độ phì cao nhưng khả năng trao đổi chất
kém; phân bổ ở nơi địa hình thấp nên thường bị ngập úng vào mùa mưa.
+ Đất mới biến đổi: Có diện tích 4041,4 ha, chiếm 47,52% diện tích đất bằng,
20,68% diện tích đất tự nhiên, gồm 2 nhóm đất chính: đất mới biến đổi chua và đất
mới biến đổi Glây; phân bố tập trung ở các xã, thị trấn: Trung Mỹ, Gia Khánh, Bá
Hiến, Thiện Kế, Hương Sơn, Tam Hợp, Quất Lưu, Sơn Lôi, Hương Canh. Đất thường
nghèo hữu cơ, chua do quá trình rửa trôi lớp đất mặt, thường phân bố nơi có địa hình

cao hoặc trung bình, có độ phì trung bình.
+ Đất cát: Gồm 2 loại là đất cát bạc màu và đất cát đốm rỉ, có diện tích 210 ha
(chiếm 1,08% diện tích tự nhiên), phân bố ở Trung Mỹ, Bá Hiến.
- Đất đồi núi: Có diện tích khoảng 8181,4 ha, chiếm 49,03% diện tích đất tự
nhiên gồm 2 nhóm đất chính sau:
+ Đất xám Feralit: Có diện tích khoảng 7623,2 ha, chiếm 93,18% diện tích đất
đồi núi, 39,02% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều nhất ở Trung Mỹ (mỗi xã trên
3000 ha), Hương Sơn, Thiện Kế (mỗi xã từ 200 – 300 ha), Sơn Lôi, Quất Lưu, Gia
Khánh, Tam Hợp, Bá Hiến (mỗi xã từ 50 – 130 ha), có độ dốc trên 250 chiếm 77,19%,
từ 150 - 250 chiếm 13,7% diện tích, dưới 150 chỉ chiếm 5,04% diện tích nhóm đất
(khoảng 689 ha). Tuy nhiên, diện tích có độ dốc < 250 có thể cải tạo trồng cây ăn quả,
cây lâu năm nếu được đầu tư thích hợp.
+ Đất xám mùn: Có diện tích khoảng 558,2 ha, chiếm 6,82% đất đồi núi, 2,86%
diện tích tự nhiên phân bố ở Trung Mỹ (khoảng 118,2 ha), trên những đai cao trên
800m. Đất dốc, giàu chất hữu cơ, độ phì nhiêu cao, chua.
Nhìn chung quỹ đất của huyện Bình Xuyên trong những năm qua đã được đầu
tư khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh
tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
1.1.1.9.Tài nguyên lâm nghiệp

13


Huyện Bình Xuyên có diện tích rừng khá lớn 3643,07 ha chiếm 39,79% diện
tích tự nhiên, chủ yếu phân bố tại xã Trung Mỹ. Rừng đặc dụng chiếm 87,8% tổng trữ
lượng gỗ và 100% tổng trữ lượng tre nứa, trong đó 89,1% trữ lượng gỗ rừng đặc dụng
là của rừng tự nhiên; rừng trồng phòng hộ chiếm 2,6%, rừng trồng sản xuất chiếm
9,6% tổng trữ lượng. Trong rừng tự nhiên rừng trung bình chỉ chiếm 21,08% diện tích,
còn 78,92% là rừng nghèo, rừng phòng hộ và rừng hỗn gia. Diện tích từng trồng tuổi I
chiếm 52,1%; rừng trồng cấp tuổi II- III chiếm 47,9%.

Như vậy rừng tự nhiên có chất lượng tốt, trữ lượng gỗ chủ yếu tập trung vào khu
vực có rừng tự nhiên, rừng đang trong giai đoạn phục hồi; rừng trồng có chất lượng
tương đối tốt, tỷ lệ diện tích trồng thành rừng đạt 80%. Đây là ưu thế tốt để huyện duy
trì và phát triển vốn rừng. Trong những năm tới, cần hạn chế khai thác, chú trọng bảo
vệ rừng và phát triển vốn rừng.
Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã hình thành một số vùng có tiềm năng du lịch
và nghỉ dưỡng như thác Thậm Thình, khu vực Thanh Lanh, Mỏ Quạ...
1.1.1.10. Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung, khoáng sản trên địa bàn huyện Bình Xuyên nghèo nàn chủ yếu khai
thác vật liệu xây dựng, ít về số lượng các mỏ, các loại khoáng sản nghèo về hàm lượng.
Một số các loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng có trữ lượng nhỏ, phân tán
không đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn
là đá xây dựng và đá granit (khoảng 20-25 triệu m3) phân bố chủ yếu thuộc xã Trung
Mỹ. Theo đánh giá sơ luợc hiện trên địa bàn của huyện có các mỏ sét như: Sét gạch
ngói Quất Lưu, Mỹ Kỳ (Bá Hiến), Gia Du (Gia Khánh), Ngũ Hồ (Thiện Kế), Hương
Canh với tổng trữ lượng khoảng 18,7 triệu m3 (theo số liệu của Sở công nghiệp).
Trong những năm qua chưa có quy hoạch vùng khai thác nguyên liệu cho sản xuất
gạch ngói nên hiện tượng khai thác đất làm gạch ngói tràn lan, tập trung nhiều nhất tại
khu vực Hương Canh, Tân Phong, Quất Lưu đã làm mất đi đáng kể diện tích đất canh
tác, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Cát sỏi tập trung nhiều ở sông Cầu Bồn,
suối Bắc Kế. Việc khai thác cát sỏi tại lòng sông suối đã làm thay đổi dòng chảy xói lở
đất canh tác hai bên bờ vào mùa mưa lũ.
1.1.2. Khái quát về một số đặc điểm kinh tế xã hội

14


1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội hiện tại
Nền kinh tế của huyện Bình Xuyên liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao của
một nền sản xuất công nghiệp là chủ yếu, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 8

năm gần đạt 13,77% là mức cao so với tỉnh Vĩnh Phúc.
Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch đúng
hướng từ trên nền tảng đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đủ nhu cầu cho tiêu dùng
và chăn nuôi.
Diện tích rừng hiện nay còn khoảng 101 ha giảm đáng kể so với các năm trước.
Mục tiêu hiện nay là phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện kết hợp với khai thác lâm
sản với phát triển kinh tế vườn đồi, trang trại, duy trì và mở rộng diện tích rừng hiện
có để bảo vệ môi trường sinh thái.
Công nghiệp và xây dựng đã khởi sắc trong những năm gần đây, đã thu hút
được nhiều dự án đầu tư, hình thành mới 3 khu công nghiệp. Sản xuất công nghiệp và
tiên thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã xuất hiện các sản phẩm chứa đựng hàm
lượng chất xám và gia công cao như: gạch ốp lát thương hiệu Prime, lắp ráp xe máy
Piagio (khu công nghiệp Bình Xuyên) và sản xuất phụ tùng xe máy Nissin. Năm 2012
khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện
(73,53%) nên đã có một số sản phẩm đạt được tốc độ tăng trưởng cao như: sản xuất
các sản phẩm từ kim loại (57,19%), sản phẩm từ tre nứa (38,93%), chế biến thực phẩm,
đồ uống (20,64%)
Các ngành dịch vụ đang có tỷ trọng tăng dần. Ngoài các dịch vụ xã hội phong
phú, những dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất vật chất cũng đang được mở rộng và
phát triển.
Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục phát triển, an ninh quốc phòng được
giữ vững. Đời sống của nhân dân ngày càng được ổn định và có bước cải thiện. Các
chương trình xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo được
nhân dân đồng tình và tích cực thực hiện.
1.1.2.2. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
a. Định hƣớng và yêu cầu phát triển

15



Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và
tiềm năng sẵn có của huyện, đồng thời đảm bảo tính bền vững, hạn chế sự suy thoái
của môi trường và hệ sinh thái.
Trong nông nghiệp, sử dụng hiệu quả diện tích canh tác hiện có, song song
với nâng cao năng suất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng cần áp dụng các
biện pháp khoa học công nghệ theo hướng hiện đại, sử dụng “công nghệ sạch” để sản
xuất nông nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp tăng từ
28 triệu đồng năm 2008 lên 45 triệu đồng năm 2015, khoảng 80 triệu đồng vào năm
2020. Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả đàn gia súc, gia cầm, phát triển
nhanh đàn bò hàng hóa.
Quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, từng bước nâng cao
giá trị sản xuất lâm nghiệp, nâng độ che phủ cho rừng lên khoảng 55% vào năm 2020.
Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ bảo quản chế biến sau thu
hoạch nhằm giảm dần tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch. Thu hút các nhà đầu tư chế biến
nông, lâm sản, sản xuất thức thức ăn gia súc và các loại hành nông – lâm sản khác
cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước; nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nông,
lâm sản tại chỗ. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho khả năng phát triển lâu dài, cần quy
hoạch phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư trong ngoài
nước, phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, đảm bảo khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế trong điều kiện mới.
Gắn kết sự phát triển kết cấu hạ tầng huyện Bình Xuyên với tỉnh Vĩnh Phúc và
hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đặc biệt là đô thị Vĩnh
Phúc trong tương lai gần với ba đô thị sẵn có trên địa bàn, đó là: thị trấn Hương Canh,
thị trấn Gia Khánh và thị trấn Thanh Lãng là một phần quan trọng của đô thị này trong
tương lai. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kết hợp
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trường;
nâng cao mức sống cho nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội.
Phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường; đồng
thời, thu hút đầu tư hình thành các ngành công nghiệp mới. Phát triển mạnh du lịch –
ngành công nghiệp không khói là hướng đi cần quan tâm. Một mặt, khai thác tốt tài


16


nguyên du lịch có thể có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác nó cũng
tạo điều kiện để duy trì tính đa dạng sinh học, môi trường, cảnh quan cho huyện.
b.Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Đến năm 2020, Bình Xuyên trở thành huyện có nền kinh tế phát triển mạnh
trong tỉnh trên cơ sở chuyển hướng mạnh sang phát triển công nghiệp – TTCN và dịch
vụ. Hình thành thêm các khu công nghiệp tập trung và hệ thống các đô thị trên địa bàn
huyện làm trung tâm thu hút các doanh nghiệp trong ngoài huyện đầu tư vào sản xuất
kinh doanh. Cơ sở hạ tầng dând được hoàn thiện, nâng cấp góp phần xây dựng môi
trường đầu tư hấp dẫn hơn, thu hút nhiều dự án bên ngoài.
Đặc biệt, sử dụng tối đa lợi thế khi Bình Xuyên được tỉnh chọn làm “đô thị lõi”
trong chuỗi đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2020, tạo điều kiện bứt phá không chỉ
về mặt kinh tế mà còn chuyển biến tích cực về bộ mặt liên kết khu công nghiệp - đô thị
trên địa bàn huyện vào năm 2020.
Năm 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân khoảng 25-30%/năm
so với thời kỳ 2001-2008 và 20-25%/năm cho 10 năm tiếp theo (2020-2030). Giá trị
sản xuất bình quân đầu người năm 2020 đạt từ 20-25 triệu đồng (giá hiện hành), năm
2030 đạt trên 30 triệu đồng, đạt 100% so với mức bình quân chung của toàn tỉnh tại
thời điểm so sánh.
Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng trên các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục,
nâng cao dân trí, phấn đấu bằng mức bình quân của cả tỉnh trên các lĩnh vực chủ yếu
về văn hóa – xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ
hộ nghèo, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4-5%.
Đến năm 2015, 100% trường học được kiên cố hóa và đến năm 2020 trở đi toàn
bộ hệ thống trường học trên địa bàn đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống khoảng 1% vào năm 2020. Nâng
thời gian sử dụng lao đông khu vực nông thôn đạt 93 - 95% vào năm 2020. Tăng tỷ lệ

lao động qua đào tạo lên trên 35% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2020 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 80%
làng, bản khu phố đạt chuẩn văn hóa được cấp huyện công nhận, trên 90% cơ quan,
đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

17


Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ dân số ở thành thị dùng nước sạch đạt 99,5% và
được dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 95%.
Dự kiến, trong thời kỳ kế hoạch 3 năm 2013-2015 sẽ hoàn thành các chỉ tiêu về
mức sống dân cư, đưa nền kinh tế thoát ngưỡng kém phát triển.
c. Các định hƣớng phát triển không gian đô thị của huyện.
* Không gian công nghiệp.
Khai thác triệt để nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, vật liệu xây dựng tại chỗ,
lực lượng lao động dồi dào, đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ
như: công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp dệt may; công nghiệp vật liệu
xây dựng; cơ khí và công nghiệp lắp ráp và phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao,
đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện.
Về phân bố công nghiệp, do lợi thế về vị trí địa lý của huyện, vì vậy có thể bố
trí các khu, cụm công nghiệp gắn với dịch vụ và phát triển đô thị theo các trục không
gian phát triển chủ yếu gồm: Trục Đông Bắc – Tây Nam gắn với quốc lộ 2, trục Tây
Bắc – Đông Nam gắn với cao tốc Nội Bài – Lào Cai gắn với tỉnh lộ 303.
Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp mới để sắp xếp và thu hút các cơ sở
sản xuất công nghiệp gắn với xử lý nước thải, rác thải công nghiệp để phát triển bền
vững. Nhu cầu đất công nghiệp trong giai đoạn 2013-2020 là 1000 ha và tăng 600 ha
cho giai đoạn tiếp theo.
* Giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với
trình độ tiên tiến. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Bố trí đủ số lượng, cơ cấu hợp lý; 100% giáo viên đạt chuẩn, nâng cao tỷ lệ giáo viên
trên chuẩn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, phấn đấu đến năm
2020, tỷ lệ phòng học kiên cố ngành học phổ thông đạt 100%, tỷ lệ trường chuẩn quốc
gia đạt 100%, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2015.
Phấn đấu đến năm 2020 huy động 45% trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ và 90% số
trẻ đến tuổi mẫu giáo đến trường, trong đó trẻ 5 tuổi 100% đến trường.
Xây dựng xã hội học tập, mở rộng hình thức liên kết giáo dục – đào tạo thành
lập các trung tâm học tập cộng đồng đến cấp xã. Phát huy vai trò của hội khuyến học,

18


động viên kịp thời các gương điển hình trong học tập, sử dụng hiệu quả “quỹ khuyến
học trên địa bàn”.
Khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề theo hướng xã hội hóa.
Kết hợp giữa hình thức đào tạo nghề chất lượng cao, hiện đại tại các trung tâm đào tạo
của tỉnh và của vùng với đào tạo tại chỗ. Quan tâm đào tạo nghề cho thanh niên nông
thôn, phấn đấu đến năm 2012 có khoảng từ 2-3 cơ sở dạy nghề, năm 2020 có khoảng
4-6 cơ sở dạy nghề. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 51,9% vào năm 2020.
* Định hướng phát triển các khu đô thị
Hệ thống đô thị dự kiến bố trí gắn liền với sơ đồ phân bố công nghiệp và du lịch
như sau:
- Đô thị trung tâm:
Phát triển đô thị của Bình Xuyên phải được gắn với quan điểm hình thành và
phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020 trong đó thị trấn Hương Canh và vùng phụ
cận được coi là vùng “lõi” của đô thị mới này.
Được hình thành và phát triển trên cơ sở mở rộng thị trấn Hương Canh theo
hướng phát triển về phía Tây dọc theo quốc lộ 2 cũ bám vào sườn Tây của quốc lộ 2
mới nối liền Bình Xuyên với thành phố Vĩnh Yên. Mở rộng về phía Đông Nam nối
liền các khu công nghiệp của Vinashin Vĩnh Phúc (hai xã Đạo Đức và Phú Xuân) với

quốc lộ 2A về hướng đi Hà Nội. Phấn đấu đến trước năm 2020, nâng cấp thị trấn
Hương Canh thành đô thị loại IV.
- Đô thị phía Tây Nam: dọc theo quốc lộ 2.
- Đô thị phía Đông Bắc:
Phát triển thị tứ và khu thương mại thị trấn Gia Khánh dọc theo tỉnh lộ 302 và thị
trấn Thanh Lãng, dọc theo tỉnh lộ 303.
* Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch
- Đối với phát triển thương mại: phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
đạt 1700 tỷ đồng vào năm 2015 và 2500 tỷ đồng vào năm 2020. Dự kiến đầu tư 3
trung tâm thương mại loại III tại thị trấn Hương Canh, thị trấn Gia Khánh và thị trấn
Thanh Lãng với tổng diện tích sử dụng khoảng 25-30 nghìn m2.Tổng số chợ trên địa
bàn đến năm 2020 có 10 chợ. Cụ thể: nâng cấp, cải tạo theo hướng thành trung tâm

19


thương mại 5 chợ gồm: Láng, chợ Cánh, chợ Bá Hiến, chợ Quang Hà, chợ Trung Mỹ
xây mới 5 trung tâm thương mại và chợ ở các khu vực gồm: chợ Gia Khánh, chợ
Thanh Lãng...
- Đầu tư xây dựng mới 3 trung tâm thương mại loại III tại thị trấn Hương Canh,
thị trấn Thanh Lãng và thị trấn Gia Khánh mỗi thị trấn có tối thiểu một trung tâm
thương mại.
- Đối với phát triển du lịch: Quy hoạch hệ thống các điểm du lịch vui chơi giải
trí, đầu tư phát triển hạ tầng như: Hạ tầng khu du lịch cùng với việc tôn tạo các di tích
lịch sử văn hóa tạo nên các tour du lịch sinh thái kết hợp với tôn giáo. Phấn đấu đến
năm 2020 lượng khách đến du lịch tại địa bàn huyện đạt 200-300 ngàn người và 500
ngàn người vào năm 2030.
- Hạ tầng du lịch: Xây dựng hạ tầng du lịch hồ Thanh Lanh giai đoạn I. Tu sửa
một số di tích lịch sử văn hóa.
* Định hướng phát triển hệ thống giao thông

Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, coi giao thông là một trong những
động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phát huy tối đa về lợi thế địa lý của huyện.
Cụ thể:
- Đường bộ: phát triển các trục giao thông theo dự kiến của tỉnh được thực hiện
qua địa bàn huyện và cải tạo, nâng cấp các trục giao thông như sau:
+ Nâng cấp quốc lộ 2A từ Hà Nội – Bình Xuyên - Vĩnh Yên - Việt Trì.
+ Cải tạo, nâng cấp trục đường thị trấn Hương Canh - Sơn Lôi.
+ Trục đường Phúc Yên - Bình Xuyên - Vĩnh Yên (đoạn qua Bình Xuyên).
+ Triển khai xây dựng đường Xuyên Á Hà Nội – Côn Minh, cao tốc Hà Nội –
Việt Trì đoạn qua Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn đường cao tốc mỗi bên có 2 làn xe mặt
cắt 26m, qua Phúc Yên – Bình Xuyên – Vĩnh Yên – Tam Đảo – Lập Thạch (đoạn qua
Bình Xuyên).
+ Cải tạo, nâng cấp đường Thanh Lãng – Phú Xuân – Đạo Đức.
+ Cải tạo, nâng cấp đường Hương Canh – Tân Phong – Thanh Lãng.
+ Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 302A.
+ Mở các tuyến nối từ quốc lộ, tỉnh lộ vào các khu công nghiệp.

20


+ Xây dựng mới đường Nam Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường.
+ Thực hiện Dự án đường giao thông nông thôn các xã và thị trấn.
+ Xây dựng cầu Lò Gang, cầu Sổ, cầu Treo, cầu Tranh.
- Đường sắt: Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn đường sắt. Chuyển ga
Hương Canh về vị trí mới kết hợp với xây dựng cảng nội địa (ICD).
d. Quy mô dân số đến năm 2020
Năm 2011, dân số trung bình của huyện là 113000 người, đứng thứ 3 trong toàn
tỉnh, trong đó nữ chiếm 51,36% tổng dân số toàn huyện. Mật độ dân số là 756
người/km2, bằng 84,5% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh.
Về phân bố dân cư, do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị

trấn đồng bằng, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng.
Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: T.T Hương Canh: 1434 người/km2,
T.T Thanh Lãng: 1380 người/km2, hai xã Đạo Đức và Phú Xuân cùng có 1266
người/km2, xã Tam Hợp 1072người/km2.
Dự báo đến năm 2020 dân số huyện Bình Xuyên sẽ vào khoảng 118 nghìn
người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động khoản 68,5 nghìn người chiếm khoảng
60% tổng dân số toàn huyện.
Bảng 1.2 Dự báo dân số huyện Bình Xuyên đến năm 2020
STT

Tên xã

Diện tích
Tự nhiên (km2)

2012

2015

2020

Tổng số

145,58

112580

114823

118081


1

T.THương Canh

10,06

14715

16640

17252

2

T.T Thanh Lãng

9,48

12961

13657

13956

3

T.T Gia Khánh

8,58


6625

6814

6998

4

Hương Sơn

7,87

5289

5681

6048

5

Thiện Kế

12,59

6457

6849

6987


6

Bá Hiến

11,82

13095

13615

13898

7

Sơn Lôi

9,45

8274

8827

8901

8

Tam Hợp

5,87


6537

6698

6712

21


9

Quất Lưu

4,89

4562

4857

4914

10

Đạo Đức

9,49

11581


11873

12265

11

Phú Xuân

5,32

6604

6679

6897

12

Tân Phong

5,38

5437

5962

6472

13


Trung Mỹ

44,78

6443

6671

6781

Theo tính toán thì đến năm 2020, Bình Xuyên sẽ đón khoảng 100000 dân tăng
cơ học đến huyện làm việc và định cư tại đây, do vậy dự kiến dân số toàn huyện Bình
Xuyên sẽ tăng lên khoảng 200000 người.
e. Nhận xét chung
Hiện nay, trở ngại lớn nhất của công cuộc phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên
là tình hình phát triển các cơ sở hạ tầng trong đó có việc cung cấp điện năng. Vì vậy
để kinh tế xã hội của thành phố được phát triển thì việc cải tạo cơ sở hạ tầng và gắn
với cải cách các chế độ chính sách phải được thực hiện đồng bộ trên phương hướng
quy hoạch tổng thể đã được xây dựng trong giai đoạn năm 2013 – 2020.
1.2. Hiện trạng nguồn cấp điện và lƣới điện của huyện
1.2.1. Nguồn cấp điện
Trạm 220/110kV Vĩnh Yên (tại Hương Canh – Bình Xuyên) có công suất
(125+250) MVA. Trạm được cấp điện bằng lộ 220kV Việt Trì tới. Phía 110kV có 04
lộ trong đó có: 02 lộ đi Quất Lưu, 01 lộ đi Vĩnh Tường, Việt Trì và 01 lộ đi Phúc Yên.
Hiện tại huyện Bình Xuyên được cấp điện từ trạm 110kV Quất Lưu (E4.3) đặt
tại xã Quất Lưu huyện Bình Xuyên. Trạm có quy mô công suất (2x63) MVA, cấp điện
áp 110/35/22kV. Trạm làm nhiệm vụ cấp điện cho thành phố Vĩnh Yên và các huyện
Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Đảo, công suất trạm là 113MW. Do trạm có nhiệm vụ cấp
điện cho nhiều huyện nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của các huyện nói
chung và huyện Bình Xuyên nói riêng, vì vậy huyện Bình Xuyên phải sử dụng nguồn

cấp từ trạm trung gian Tam Đảo, trung gian Xuân Hòa.
Thực trạng mang tải của máy biến áp trạm được thống kê trong bảng 1.3
Bảng 1.3 Thực trạng mang tải của các máy biến áp trạm 110KV Quất Lưu
STT

Tên MBA

Điện áp (kV)

Công suất (kVA)

22

Tình trạng vận hành


1

T1

110/35/22

63000

97% công suất máy

2

T2


110/35/22

63000

100% công suất máy

Hiện tại trạm biến áp 110kV Quất Lưu cấp điện cho huyện Bình Xuyên qua 03
lộ 35kV: 374,375, 376 và 04 lộ 22: 473, 474,476, 477. Trạm trung gian Tam Đảo cấp
điện cho huyện Bình Xuyên qua 01 lộ 10kV: 971. Trạm trung gian Xuân Hòa cấp điện
cho huyện Bình Xuyên qua 01 lộ 10kV: 976
1.2.2. Lƣới điện trung áp
Hiện nay huyện Bình Xuyên đang được cấp điện qua 03 lộ 35kV, 04 lộ 22kV,
02 lộ 10kV. Chiều dài, mã hiệu dây của các lộ được thống kê trong bảng 1.4

23


24


Bảng 1.4 Thống kê chiều dài, mã hiệu dây, công suất các lộ đường dây
Công suất
STT Tên lộ
Mã hiệu dây
Chiều dài (km)
Ghi chú
(kVA)
Tổng
1


374
E4.3

20,379

AC - 120

7,391

AC - 95

7,035

AC - 70

3,723

AC - 50

2,23

Tổng
2

AC - 120

2,852

AC - 95


0,254

4

5

473
E4.3

474
E4.3

6

7

477

7760

Điện
lực

9560

Khách
hàng

16870


Điện
lực

9221,5

Điện
lực

3111,5

Điện

22,554

AC - 120

2,88

AC - 95

15,298

AC - 70

0,46

AC - 50

3,916


Tổng

0,455

M -185

0,075

AC - 95

0,38

Tổng

37,393

AC - 95

10,21

AC - 70

11,92

AC - 50

15,263

Tổng
476

E4.3

Điện
lực

0,232

Tổng
3

12320

2,091

AC – 50

376
E4.3

Điện
lực

5,429

AC - 185
375
E4.3

49910


31,654

M - 120

0,13

AC - 95

7,691

AC - 70

8,57

AC - 50

15,263

Tổng

8,935

25


×