BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
ĐẶNG HẢI TRIỀU
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN 10KV
CỦA ĐIỆN LỰC HUYỆN DIỄN CHÂU-CÔNG TY ĐIỆN
LỰC NGHỆ AN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP
ĐIỆN
Chuyên ngành : Kỹ thuật Điện
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
GS.TS. Lã Văn Út
Hà Nội – Năm 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một bài luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đoạn văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Người cam đoan
Đặng Hải Triều
2
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện luận văn, đến nay đề tài “Tính toán, phân tích hiện
trạng lưới điện 10kV của Điện lực huyện Diễn Châu- Công ty Điện lực Nghệ An và
đánh giá độ tin cậy cung cấp điện” đã được hoàn thành. Trong thời gian thực hiện
đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các đồng nghiệp và các
thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS Lã Văn Út nguyên
cán bộ Bộ môn Hệ thống điện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi xây dựng và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Hệ thống điệnViện Điện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các CBCNV Điện lực huyện Diễn
Châu, Công ty Điện lực Nghệ An đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập, công tác, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Đặng Hải Triều
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa……….…………………..……………..…………………
1
Lời cam đoan ……….………………………………..…………………
2
Lời cảm ơn………………………………………………………………. 3
MỤC LỤC………………...……………………………………………..
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………..
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ……………………………..
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU……………………
8
MỞ ĐẦU……………………………………………..…………………. 10
1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………
10
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài……………………………………………
10
3.Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
10
4.Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
5.Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………….
11
11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN
DIỄN CHÂU ……………………………………………………………
12
1.1.Tình hình kinh tế xã hội của Huyện Diễn Châu……………………...
12
1.2.Tổng quan về lưới điện phân phối…………………….......................
12
1.3.Cấu trúc hiện tại của lưới điện phân phối huyện Diễn Châu………. .
14
1.4.Công tác quản lý kỹ thuật của Điện lực Diễn Châu………………….
20
1.5.Kết luận chương 1……………………................................................ 22
CHƢƠNG 2. SỬ DỤNG PHẦN MỀN PSS/ADEPT TÍNH TOÁN
CHẾ ĐỘ XÁC LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƢỚI ĐIỆN
10KV HUYỆN DIỄN CHÂU …………………...…............................... 23
2.1.Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT …………………….....................
23
2.2.Tính toán số liệu nút phụ tải của các đường dây 10kV cần nghiên
cứu ……………………...……………………...…………………….....
25
2.2.2.Tính toán sự phân bố dòng điện, điện áp, công suất tại các nút
bằng chương trình PSS/ADEPT……………………................................. 45
2.2.2.2.Tổng hợp sự phân bố điện áp tại các nút………………………… 57
2.2.2.3.Tổng hợp sự phân bố dòng điện và tổn thất tại các nút………….. 58
4
MỤC LỤC
Trang
2.2.2.4. Đánh giá nguyên nhân gây tổn thất điện áp và tổn thất công suất
của các đường dây ………………………………………………………
59
2.2.2.5. Các biện pháp giảm tổn thất điện áp và tổn thất công suất của
các đường dây…………………………………………….……………… 60
2.3.Kết luận chương 2……………………………………………………
61
CHƢƠNG 3.CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CUNG
CẤP ĐIỆN VÀ ÁP DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP
ĐIỆN CỦA LƢỚI 10KV ĐIỆN LỰC DIỄN CHÂU………………………
62
3.1. Khái niệm chung về độ tin cậy cung cấp điện ……………………..
62
3.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện……… 63
3.2.Các biện pháp nâng cao độ tin cậy của HTCCĐ …………………… 66
3.2.3.Các biện pháp thực hiện để nâng cao độ tin cậy hệ thống điện …..
67
3.2.4.Biện pháp thực hiện nâng cao độ tin cậy trong phạm vi luận văn…
70
3.3.Tổng quan các phương pháp tính toán ĐTCCCĐ…………………..
70
3.4. Phương pháp đồ thị - giải tích tính toán độ tin cậy của LĐPP……... 72
3.4.2.Mô hình bài toán và cơ sở phương pháp tính……………………… 73
3.4.2.4.Các ma trận cấu trúc…………………………...………………… 77
3.4.3.Tính toán độ tin cậy cung cấp điện………………………………… 80
3.4.3.1.Lưới điện hình tia không nguồn dự phòng……………….……… 80
3.4.3.2.Lưới điện hình tia có nguồn dự phòng………………………...…
81
3.4.4.Ví dụ tính toán độ tin cậy cung cấp điện………………………...… 83
3.4.4.2.Tính toán độ tin cậy xét với các điều kiện khác nhau……………
85
3.4.5.Chương trình tính toán ĐTCCCĐ…………………………….……
92
3.4.6.Mô hình lưới điện theo sơ đồ tính toán ĐTC ……………………...
94
3.4.7.Ứng dụng phương pháp đồ thị giải tích tính toán độ tin cậy cung
cấp điện cho các lộ đường dây 10kV thuộc Điện lực Diễn Châu………... 94
3.5.Kết luận chương 3……………………………………………………
103
Kết luận chung và hƣớng nghiên cứu ………………………………… 104
Tài liệu tham khảo …………………………………………………..…
5
105
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
STT
Trang
1
Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật của các đường dây 35kV
16
2
Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật của các đường dây 10kV trạm E15.13
17
3
Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật của các đường dây 10kV trạm TGDC2
17
4
Bảng 1.4. Thống kê các trạm biến áp PP trên các đường dây
18
5
Bảng 1.5 Thông số phụ tải huyện Diễn Châu 9 tháng đầu năm 2013
19
6
Bảng 1.6. Tổn thất điện năng huyện Diễn Châu
19
7
Bảng 1.7. Thống kê và so sánh số vụ sự cố đường dây xuất tuyến
20
8
Bảng 1.8. Phân loại sự cố lưới điện
21
9
Bảng 2.1. Bảng số liệu nút phụ tải của đường dây 971E15.13
25
10
Bảng 2.2. Bảng số liệu nhánh của đường dây 971E15.13
26
11
Bảng 2.3. Bảng số liệu nút phụ tải của đường dây 973E15.13
28
12
Bảng 2.4. Bảng số liệu nhánh của đường dây 973E15.13
30
13
Bảng 2.5. Bảng số liệu nút phụ tải của đường dây 975E15.13
32
14
Bảng 2.6. Bảng số liệu nhánh của đường dây 975E15.13
33
15
Bảng 2.7. Bảng số liệu nút phụ tải của đường dây 977E15.13
34
16
Bảng 2.8. Bảng số liệu nhánh của đường dây 977E15.13
36
17
Bảng 2.9. Bảng số liệu nút phụ tải của đường dây 971TGDC2
39
18
Bảng 2.10. Bảng số liệu nhánh của đường dây 971TGDC2
40
19
Bảng 2.11. Bảng số liệu nút phụ tải của đường dây 972TGDC2
41
20
Bảng 2.12. Bảng số liệu nhánh của đường dây 972TGDC2
42
21
Bảng 2.13. Bảng số liệu nút phụ tải của đường dây 973TGDC2
43
22
Bảng 2.14. Bảng số liệu nhánh của đường dây 973TGDC2
44
23
24
Bảng 2.15. Kết quả phân bố công suất của các xuất tuyến 10kV
thuộc trạm E15.13.
Bảng 2.16. Kết quả phân bố công suất của các xuất tuyến 10kV
thuộc trạm TGDC2
6
46
51
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
STT
25
26
27
Bảng 2.17. Kết quả tổng hợp phân bố công suất các nút của các
ĐZ 10kV-nhận điện từ trạm E15.13
Bảng 2.18. Kết quả tổng hợp phân bố công suất các nút của các
ĐZ 10kV-nhận điện từ trạm TGDC2
Bảng 2.19. Tổng hợp các nút có điện áp thấp khi thanh cái nguồn
cao áp đặt 11kV
Trang
53
54
57
28
Bảng 2.20. Khả năng mang tải và tổn thất công suất của các ĐZ
59
29
Bảng 3.1. Các mức phụ tải, thời gian xuất hiện các mức phụ tải
84
30
31
32
33
34
35
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả tính toán ĐTC cho các khu vực và
HTCCĐ khi không xét tới nguồn dự phòng
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tính toán ĐTC cho các khu vực và
HTCCĐ khi có xét tới nguồn dự phòng
Bảng 3.4.So sánh ĐTC khi không có nguồn dự phòng và khi có
nguồn dự phòng
Bảng 3.5. Các mức phụ tải, thời gian xuất hiện các mức phụ tải để
tính độ tin cậy CCĐ đường dây 971E15.13
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả thời gian và điện năng ngừng cung cấp
của đường dây 971E15.13 (không có nguồn DP)
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả tính toán ĐTC 971E15.13 (không có
nguồn DP)
7
88
91
91
96
101
102
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
STT
Tên hình vẽ
Trang
1
Hình 1.1.Lưới phân phối hình tia không phân đoạn
13
2
Hình 1.2.Lưới phân phối hình tia có phân đoạn
14
3
Hình 1.3.Lưới điện kín vận hành hở
14
4
Hình 2.1.Sơ đồ lưới điện phân phối của Điện Lực Diễn Châu
61
5
Hình 3.1. Nguồn dự phòng trong lưới điện phân phối
73
6
Hình 3.2. Sơ đồ HTCCĐ nghiên cứu
74
7
Hình 3.3. Đồ thị phụ tải ngày theo thời gian
75
8
Hình 3.4. Sơ đồ HTCCĐ với phân miền khu vực
76
9
Hình 3.5. Sơ đồ HTCCĐ hình tia
80
10
Hình 3.6. Lưới điện hình tia có nguồn dự phòng
82
11
Hình 3.7. Sơ đồ Hệ thống cung cấp điện
83
12
Hình 3.8. Biểu đồ phụ tải các khu vực tính toán
84
13
Hình 3.19. Sơ đồ Hệ thống cung cấp điện không có nguồn DP
85
14
Hình 3.10. Sơ đồ Hệ thống cung cấp điện có nguồn DP
89
15
Hình 3.11.Sơ đồ khối Chương trình tính toán ĐTCCCĐ
92
16
Hình 3.12: Sơ đồ CCĐ với phân miền khu vực
95
17
Hình 3.13: Biểu đồ phụ tải các khu vực của ĐZ 971E15.13
96
18
Hình 3.14. Sơ đồ Hệ thống cung cấp điện ĐZ 971E15.13
97
8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
Định nghĩa
EVN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
LĐPP
Lưới điện phân phối
LĐHANT
Lưới điện hạ áp nông thôn
HTĐ
Hệ thống điện
ĐZ
Đường dây
CCĐ
Cung cấp điện
HTCCĐ
Hệ thống cung cấp điện
TBĐC
Thiết bị đóng cắt
ĐTC
Độ tin cậy
ĐTCCCĐ
Độ tin cậy cung cấp điện
DP
Dự phòng
MC
Máy cắt
DCL
Dao cách ly
DPĐ
Dao phân đoạn
DPĐ TĐ
Dao phân đoạn tự động
NMĐ
Nhà máy điện
TBA
Trạm biến áp
MBA
Máy biến áp
E15.13
Trạm 110 kV Diễn Châu
TGDC2
Trạm trung gian Diễn Châu 2
DAS
Hệ thống phân phối điện tự động
(Distribution Automation System)
SCDA
Hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các quá
trình từ xa. (Supervisory Control And Data Acquisition)
9
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý vận hành lưới điện, nhằm
chung tay góp phần thiết thực đối với ngành Điện nói chung và Điện lực huyện
Diễn Châu nói riêng về việc nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp
điện.
Muốn thực hiện vấn đề này một cách có khoa học và hiệu quả thì cần thiết
phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và các chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện phân
phối.Từ đó đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và về quản lý để nâng cao các chỉ tiêu
này của lưới điện phân phối.
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Ngày nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về độ tin cậy của hệ thống cung
cấp điện nói chung và của lưới điện phân phối nói riêng. Song qua tìm hiểu tác giả
nhận thấy các đề tài nghiên cứu vẫn mang tính chất lý thuyết chung mà chưa đi sâu
phân tích, đánh giá độ tin cậy cụ thể và có biện pháp cho từng khu vực khách hàng.
3.Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trong điều kiện phụ tải điện ngày càng tăng cao nhưng hiện trạng lưới điện
Việt Nam nói chung ngày càng xuống cấp, đặc biệt là lưới điện phân phối và lưới
điện hạ áp nông thôn. Nhưng để đảm bảo chất lượng điện năng nhằm cung cấp điện
liên tục, ổn định, an toàn và hiệu quả ngày càng cao cho các khách hàng sử dụng
điện luôn là mối quan tâm thường xuyên và cấp thiết đối với ngành Điện. Điều đó
đặt ra cho hệ thống cung cấp một nhiệm vụ khó khăn là vừa thỏa mãn lượng điện
năng tiêu thụ, vừa phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng điện năng và độ tin cậy
cung cấp điện hợp lý.
Để đánh giá đúng thực trạng của từng lưới điện hiện nay để từ đó đưa ra
được các biện pháp hiệu quả nhất nhằm nâng cao các chỉ tiêu theo quy định thì cần
phải có các công trình nghiên cứu cụ thể. Tác giả luận văn mong muốn đóng góp
10
một phần nhỏ những tìm tòi nghiên cứu của mình vào việc phân tích hiện trạng lưới
điện phân phối, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao các chỉ tiêu kỹ thuật
của lưới điện và độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ phụ tải.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lưới điện phân phối có sơ đồ phức tạp bất kỳ (hình tia, lưới kín
vận hành hở).
Phạm vi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu nhằm áp dụng vào thực tế các lưới điện phân phối trung
áp của Việt Nam.
4.Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Luận văn gồm 105 trang trong đó có 3 chương, 35 bảng biểu, 18 hình vẽ đồ thị và 12 tài liệu tham khảo. Trên cơ sở các số liệu tổng hợp đã thu thập được,
tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá hiện trạng về các chỉ tiêu kỹ thuật và độ tin cậy
cung cấp điện của lưới điện 10kV của Điện lực Diễn Châu.Từ đó đã đề ra các giải
pháp nhằm cải thiện và nâng cao các chỉ tiêu theo yêu cầu.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể ứng dụng đối với việc tính toán
các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và đánh giá độ tin cậy cung cấp điện cho lưới điện
phân phối của Việt Nam nói chung và của Điện lực Diễn Châu quản lý nói riêng.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập và tổng hợp các số liệu kỹ thuật của hiện trạng lưới điện phân phối
Điện lực Diễn Châu quản lý. Nghiên cứu, khai thác phần mềm PSS/ADEPT (Power
System Simulator/Advanced Distribution Engineering Productivity Tool) để phân
tích, mô phỏng hệ thống điện, đánh giá hiện trạng các chỉ tiêu kỹ thuật và đề xuất
các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện áp, tổn thất điện năng trên lưới phân phối.
Trên cơ sở lý thuyết về độ tin cậy, các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá độ tin
cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối hình tia có phân đoạn bằng dao cách ly.
Đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của lưới phân phối cụ thể theo từng trường hợp
và đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
11
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN DIỄN CHÂU
1.1.Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Diễn Châu
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An. Địa bàn huyện trải
dài theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện
Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông.
Diện tích tự nhiên là 31.000 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất Nông - Lâm - Ngư
nghiệp chiếm hơn một nửa. Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã
miền núi, 4 xã vùng bán sơn địa, 8 xã vùng biển, số còn lại là các xã vùng lúa và
vùng màu. Dân số hiện nay khoảng 300.000 người.
Thành phần kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệpCông nghiệp vừa và nhỏ. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Diễn Châu hiện
tại và trong tương lai là thu hút đầu tư để phát triển các làng nghề, các khu công
nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.Tổng quan về lƣới phân phối
1.2.1.Khái niệm chung
Lưới phân phối là một bộ phận của hệ thống điện làm nhiệm vụ phân phối
điện năng từ các trạm biến áp trung gian cung cấp cho các phụ tải. Lưới phân phối
nói chung gồm 2 thành phần đó là lưới phân phối điện trung áp 6-35kV và lưới
phân phối điện hạ áp 380/220 V hay 220/110 V.
Lưới phân phối có tầm quan trọng đặc biệt đối với hệ thống điện và mang
nhiều đặc điểm đặc trưng:
1. Trực tiếp đảm bảo chất lượng điện năng cho các phụ tải.
2. Giữ vai trò rất quan trọng trong đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho phụ
tải. Có đến 98 % điện năng bị mất là do sự cố và ngừng điện kế hoạch trên lưới
phân phối. Mỗi sự cố trên lưới phân phối đều có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt
của các hộ tiêu thụ và các hoạt động kinh tế, xã hội.
3. Sử dụng tỷ lệ vốn rất lớn: khoảng 50 % vốn cho hệ thống điện (35 % cho
12
nguồn điện, 15 % cho lưới hệ thống và lưới truyền tải).
4. Tỷ lệ tổn thất điện năng rất lớn: khoảng (40 50) % tổn thất xảy ra trên lưới
phân phối.
5. Lưới phân phối trực tiếp cung cấp điện cho các thiết bị điện nên nó ảnh
hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, công suất và hiệu quả của các thiết bị điện.
1.2.2. Cấu trúc lưới phân phối
Lưới phân phối gồm lưới phân phối trung áp và lưới phân phối hạ áp. Lưới
phân phối trung áp có cấp điện áp trung bình từ 6-35 kV, đưa điện năng từ các trạm
trung gian tới các trạm phân phối hạ áp. Lưới phân phối hạ áp có cấp điện áp
380/220 V hay 220/110 V cấp điện trực tiếp cho các hộ tiêu thụ điện.
Nhiệm vụ của lưới phân phối là cấp điện cho phụ tải với chất lượng điện
năng trong giới hạn cho phép tức là đảm bảo để các phụ tải hoạt động đúng với các
thông số yêu cầu đề ra. Về cấu trúc lưới phân phối thường là:
Lưới phân phối hình tia không phân đoạn, Hình 1.1, đặc điểm của nó là đơn
giản, rẻ tiền nhưng độ tin cậy thấp, không đáp ứng được các nhu cầu của các phụ tải
quan trọng.
MC
(1)
1
2
(2)
Pmax1
Pmax2
(3)
3
Pmax3
(4)
4
Pmax4
(5)
5
Pmax5
Hình 1.1.Lưới phân phối hình tia không phân đoạn
Lưới phân phối hình tia có phân đoạn, Hình 1.2, là lưới phân phối hình tia
được chia làm nhiều đoạn nhờ thiết bị phân đoạn là các dao cách ly, cầu dao phụ tải,
hay máy cắt phân đoạn… các thiết bị này có thể thao tác tại chỗ hoặc điều khiển từ
xa. Lưới này có độ tin cậy cao hay thấp phụ thuộc vào thiết bị phân đoạn và thiết bị
điều khiển chúng.
13
MC
1
(1)
2
(2)
Pmax1
(3) 3
Pmax2
4
(4)
Pmax3
(5)
5
Pmax5
Pmax4
Hình 1.2.Lưới phân phối hình tia có phân đoạn
Lưới điện kín vận hành hở, Hình 1.3, lưới này có cấu trúc mạch vòng kín
hoặc 2 nguồn, có các thiết bị phân đoạn trong mạch vòng. Bình thường lưới vận
hành hở, khi có sự cố hoặc sửa chữa đường dây người ta sử dụng các thiết bị đóng
cắt để điều chỉnh sơ đồ cấp điện, lúc đó phân đoạn sửa chữa bị mất điện, các phân
đoạn còn lại vẫn được cấp điện bình thường.
MC
(1)
1
(2)
Pmax1
MC
2
Pmax2
(3) 3
(4)
Pmax3
4
(5)
5
Pmax5
Pmax4
(6)
(11) 10 (10)
Pmax10
9
Pmax9
(9) 8
(8)
Pmax8
7
Pmax7
(7)
56
Pmax6
Hình 1.3.Lưới điện kín vận hành hở
Sơ đồ lưới điện kín vận hành hở có độ tin cậy cao hơn các sơ đồ trước. Về
mặt nguyên tắc lưới có thể vận hành kín song đòi hỏi thiết bị bảo vệ, điều khiển
phải đắt tiền và hoạt động chính xác. Vận hành lưới hở đơn giản và rẻ hơn nhiều.
1.3. Cấu trúc hiện tại của lưới điện phân phối huyện Diễn Châu
Đặc điểm của lưới điện phân phối hiện nay ở Diễn Châu là lưới 35 và 10 kV có
trung tính cách ly. Lưới điện phân phối vận hành theo chế độ mạng điện hở (hình tia
hoặc phân nhánh) hoặc mạch vòng nhưng vận hành hở, độ dài mỗi xuất tuyến
thường không đến 50km. Nguồn cấp cho các xuất tuyến phân phối chủ yếu do trạm
110kV Diễn Châu và trạm trung gian Diễn Châu 2 có cấp điện áp 35/10kV cung
cấp.
14
Do các điều kiện về địa lý, kinh tế, mức độ yêu cầu cung cấp điện của phụ tải...
nên lưới phân phối có kết cấu khá phức tạp, ở các khu vực khác nhau rất khác nhau
về mật độ phụ tải, chiều dài đường dây, công suất truyền dẫn cũng như tổn thất điện
áp, tổn thất điện năng và độ tin cậy cung cấp điện.
Phụ tải của lưới phân phối rất đa dạng, do các đường dây cấp cho các khu vực
có tính chất khác nhau như phụ tải sinh hoạt, phụ tải sản xuất ban ngày, phụ tải sản
xuất ca 3 nên biểu đồ phụ tải của các đường dây rất khác nhau. Hơn nữa, hiện nay
do quy định tính giá điện vào các giờ cao điểm ngày, cao điểm đêm và thấp điểm
chênh lệch nhau lớn nên các xí nghiệp, nhà máy sử dụng công suất lớn thường sản
xuất vào giờ thấp điểm để giảm giá thành, vì vậy giá trị Pmax và Pmin của các
đường dây chênh lệch lớn, song đồ thị phụ tải của khu vực hoặc tương đối bằng
phẳng.
1.3.1. Đặc điểm nguồn điện
Hiện tại các đường dây phân phối trung áp 35 và 10 kV do Điện lực Diễn Châu
quản lý được cung cấp chủ yếu từ trạm 110 kV Diễn Châu cấp điện áp 110/35/10
kV và trạm trung gian Diễn Châu 2 cấp điện áp 35/10kV.
Trạm 110 kV Diễn Châu được đưa vào vận hành khai thác từ tháng 6/2009 để
thay thế trạm trung gian Diễn Châu 1 đã bị quá tải và xuống cấp nhằm cung cấp
điện cho các phụ tải 35 và 10 kV của huyện Diễn Châu, huyện Yên Thành và một
phần phụ tải 35kVcủa huyện Nghi Lộc.Từ tháng 9/2011 trạm đã được tổng Công ty
điện Điện lực miền Bắc đầu tư xây dựng lắp đặt thêm ngăn lộ MBA T2 nhằm chống
quá tải cho MBA T1 và các trạm 110 kV trong khu vực như trạm 110 kV Quỳnh
Lưu và trạm 110 kV Đô lương.
Trạm 110 kV Diễn Châu hiện nay có 02 MBA 110kV công suất 16.000kVA +
25.000kVA = 41.000kVA, cấp điện áp 115/38,5/11 kV. Riêng phía 10 kV của MBA
T2 đang để hở do chưa có các tủ phân phối để kết nối. Phương thức vận hành
thường xuyên của trạm là MBA T1 cấp điện cho phụ tải phía 10 kV và MBA T2
cấp điện cho phụ tải phía 35 kV. Phía 35 kV có thể hòa song song với nhau để cấp
15
điện hỗ trợ giữa 2 MBA trong trường hợp cần thiết, nhằm nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện.
Trạm trung gian Diễn Châu 2 có cấp điện áp 35/10kV được xây dựng và đưa
vào vận hành từ năm 1986 với công suất đặt ban đầu là 2 x 2500kVA. Qua nhiều
năm vận hành đã bị xuống cấp rất nhiều và đã được ngành điện đầu tư cải tạo, nâng
công suất. Hiện nay trạm có công suất 4.000kVA + 2.500kVA = 6.500kVA, cấp
điện áp 35/10kV.
1.3.2. Đặc điểm lưới điện
1.3.2.1. Đặc điểm lưới điện 35kV
Gồm có 03 đường dây xuất tuyến: 371E15.13, 373E15.13 và 371E15.5 có các
thông số kỹ thuật cơ bản như bảng 1.1.
Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật của các đường dây 35kV
Tên ĐZ
371E15.13
373E15.13
371E15.5
Năm đƣa vào
Tiết diện dây dẫn
vận hành
(mm2)
Chiều dài (km)
Trục chính
1986
AC120
Nhánh rẽ
1987-2012
AC70, AC50,AC35
Trục chính
1986
AC95
Nhánh rẽ
1987-2003
AC50,AC35
Trục chính
1986
AC120
11.350
Nhánh rẽ
1987-2011
AC70, AC50,AC35
25.520
Tổng
10.720
8.150
10.320
6.720
72.780
1.3.2.2. Đặc điểm lưới điện 10kV
Nhận điện từ trạm 110kV Diễn Châu đặt tại xã Diễn Phúc-huyện Diễn Châu.
Gồm có 04 đường dây xuất tuyến: 971E15.13; 973E15.13; 975E15.13 và
977E15.13 có các thông số kỹ thuật cơ bản như bảng 1.2.
16
Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật của các đường dây xuất tuyến 10kV từ trạm E15.13
Tên ĐZ
971
973
975
977
Năm đƣa vào
vận hành
Tiết diện dây dẫn (mm2)
Chiều dài (km)
Trục chính
1986
AC70
Nhánh rẽ
1986-2012
AC50,AC35
15.870
Trục chính
1986
AC95, AC70
6.440
Nhánh rẽ
1986-2011
AC50,AC35
28.840
Trục chính
1986
AC70, AC50
2.500
Nhánh rẽ
1986-2011
AC50,AC35
8.620
Trục chính
1986
AC70
12.150
Nhánh rẽ
1986-2011
AC50,AC35
20.920
Tổng
5.300
100.640
Nhận điện từ trạm Trung gian Diễn Châu 2(TGDC2) đặt tại xã Diễn Phong, gồm
có 03 đường dây xuất tuyến: 971TGDC2; 972 TGDC2 và 973TGDC2 có các thông
số kỹ thuật cơ bản như bảng 1.3.
Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật của các đường dây xuất tuyến 10kV từ trạm TGDC2
Tên ĐZ
971
972
973
Năm đƣa vào
vận hành
Tiết diện dây dẫn (mm2)
Chiều dài (km)
Trục chính
1986
AC70
Nhánh rẽ
1986-2010
AC50,AC35
11.483
Trục chính
1986
AC70,AC50
5.140
Nhánh rẽ
1986-2006
AC50,AC35
11.962
Trục chính
1986
AC50
Nhánh rẽ
1986-2011
AC50,AC35
Tổng
5.150
3.520
12.350
49.605
17
Bảng 1.4. Thống kê các trạm biến áp phân phối trên các đường dây xuất tuyến
TT
Tên đƣờng dây
Số TBA phân phối trên
Dung lƣợng MBA phân
đƣờng dây
phối (kVA)
1
371E15.13
30
16.163
2
373E15.13
15
3.906,5
3
371E15.5
32
7.115
5
6
973E15.13
37
8.051,5
975E15.13
19
4.070
7
977E15.13
35
8.100
8
971TGDC2
20
6.020
9
972TGDC2
15
3.070
10
973TGDC2
17
4.200
211
66.682,5
Tổng cộng
1.2.2.3. Khả năng liên kết lưới điện huyện Diễn Châu với lưới điện trong khu
vực tỉnh Nghệ An
- Lưới cao áp 110kV: Trạm 110kV Diễn Châu hiện nay đã có mạch vòng
cấp nguồn bằng hai đường dây từ hệ thống điện Quốc gia, vừa có thể nhận điện từ
trạm 220kV Hưng Đông – Nghệ An kết nối đến trạm 110kV Cửa Lò- Nghệ An
thông qua đường dây 172E15.8 Cửa Lò-171E15.13 Diễn Châu, vừa có thể nhận
điện từ trạm 220kV Nghi Sơn – Thanh Hóa kết nối đến trạm 110kV Quỳnh LưuNghệ An thông qua đường dây 173E15.5 Quỳnh Lưu-172E15.13 Diễn Châu.
- Lưới trung áp 35kV: Phần lớn đã được nối mạch vòng giữa các trạm 110kV
trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đường dây 371E15.13 Diễn Châu liên thông với
371E15.5 Quỳnh Lưu và 376E15.4 Đô Lương. Bình thường đường dây 371E15.13
Diễn Châu cấp điện cho một phần phụ tải 35kV huyện Diễn Châu và toàn bộ huyện
Yên Thành, máy cắt 376E15.4 Đô Lương cắt.Khi đường dây 371E15.13 Diễn Châu
bị sự cố thì huyện Yên thành nhận điện từ trạm 110kV Đô Lương, máy cắt
376E15.4 đóng, cầu dao phân đoạn -7/28 Diễn Kỷ cắt. Bình thường đường dây
18
371E15.5 Quỳnh Lưu cấp điện cho phụ tải phía Bắc huyện Diễn Châu đến trạm
trung gian Diễn Châu 2, cung phân đoạn C52 liên thông với 371E15.5 Quỳnh Lưu
cắt. Đường dây 373E15.13 Diễn Châu liên thông với 373E15.8 Cửa Lò. Bình
thường đường dây 373E15.13 Diễn Châu cấp điện cho phụ tải 35kV phía Nam
huyện Diễn Châu,cung phân đoạn C122 liên thông với 373E15.8 Cửa Lò cắt.
- Lưới trung áp 10kV: Đa số chỉ có một nguồn cấp từ trạm 110 kV Diễn
Châu và trạm trung gian Diễn Châu 2. Chỉ riêng đường dây 971E15.13 có thể liên
thông với đường dây 971TGDC2 qua cung phân đoạn C53 Diễn Kỷ. Nhưng việc
cấp điện hỗ trợ cho nhau rất khó thực hiện do phụ tải của 2 đường dây này rất lớn
mà tiết diện dây dẫn nhỏ nên không đủ khả năng mang tải. Vấn đề này hiện nay
đang là một nhược điểm rất lớn trong việc cung cấp điện đảm bảo các yêu cầu về độ
tin cậy. Trong trường hợp khi thiết bị của trạm 110kV Diễn Châu hoặc của trạm
trung gian Diễn Châu bị hư hỏng, thí nghiệm định kỳ …phải ngừng vận hành thì
phụ tải 10kV huyện Diễn Châu sẽ bị mất điện trong thời gian dài.
1.2.2.4. Các thông số vận hành của lưới điện huyện Diễn Châu
Công suất, điện năng tiêu thụ và tình hình tổn thất điện năng của huyện Diễn
Châu được tổng hợp trong bảng 1.5 và bảng 1.6 dưới đây.
Bảng 1.5 Thông số phụ tải huyện Diễn Châu 9 tháng đầu năm 2013
Tổng điện năng tiêu thụ
108.000.000 kWh
Điện năng tiêu thụ ngày cao nhất
520.000 kWh
Điện năng tiêu thụ trung bình ngày
380.000 kWh
Điện năng tiêu thụ ngày thấp nhất
160.000 kWh
Pmax
34 MW
Pmin
11 MW
Bảng 1.6. Tổn thất điện năng huyện Diễn Châu
Năm
2009
2010
2011
2012
KH 2013
Tổn thất điện năng giao (%)
11,5
11,0
10,5
9,8
9,5
Tổn thất điện năng thực hiện (%)
10.8
11,5
11,0
10,0
9,5
19
Năm 2012 tổn thất điện năng của Điện lực Diễn Châu chỉ có 10,0% . Có
được kết quả trên đây là do Điện lực Diễn Châu đã áp dụng nhiều biện pháp chống
tổn thất như: Tính toán lựa chọn phương thức vận hành hợp lý; Cải tạo, nâng tiết
diện đường dây cũ nát, tiết diện nhỏ, xây dựng mạch vòng để hỗ trợ công suất và
giảm bán kính cấp điện; Khai thác triệt để dung lượng bù công suất phản kháng trên
lưới; Tăng cường công tác kiểm tra tình hình sử dụng điện của khách hàng, lắp đặt
công tơ đầu nguồn có độ chính xác cao, lắp đặt công tơ điện tử cho các hộ phụ tải
công nghiệp theo kế hoạch của tổng Công ty Điện lực miền Bắc giao.
Tuy nhiên qua bảng 1.6 ở trên thấy rằng tổn thất điện năng của lưới điện Diễn
Châu năm 2010, 2011, 2012 lại có xu thế tăng, điều này là do việc tiếp nhận bàn
giao lưới điện hạ áp nông thôn, chuyển từ bán tổng điện sinh hoạt nông thôn sang
bán lẻ đến tận hộ gia đình nông thôn theo chủ trương của Chính phủ.
Hiện nay huyện Diễn Châu vẫn còn 18 xã đang làm các thủ tục bàn giao lưới
điện cho Điện lực Diễn Châu quản lý, theo kế hoạch năm 2014 phải thực hiện bàn
giao xong.
1.4. Công tác quản lý kỹ thuật của Điện lực Diễn Châu
1.4.1.Đánh giá về tình hình sự cố
Tính đến 30/9/2013, lưới điện phân phối đã xảy ra 90 vụ sự cố. So sánh suất sự
cố so với cùng kỳ năm 2012 theo cách tính mới của EVN như bảng 1.7.
Bảng 1.7. Thống kê và so sánh số vụ sự cố đường dây xuất tuyến
Năm 2013 ( tháng) Năm 2012( tháng đầu năm)
Tên đƣờng dây
Kéo dài
TQ
Kéo dài
TQ
Đường dây 35kV
28
20
34
27
Đường dây 10kV
27
15
32
23
Tổng cộng (vụ)
55
35
68
50
Như vậy so sánh với cùng kỳ của năm 2012 thì sự cố kéo dài của lưới điện phân
phối do Điện lực Diễn Châu quản lý giảm 13 vụ; Sự cố thoáng qua giảm 15 vụ.
1.4.2. Phân loại và phân tích các nguyên nhân sự cố
20
Thống kê các dạng sự cố thường xảy ra trên lưới điện phân phối của Điện lực
Diễn Châu quản lý như trong bảng 1.8 sau đây.
Bảng 1.8. Phân loại sự cố lưới điện
TTT TT
1
2
3
4
5
6
Nguyên nhân
Đứt dây, tụt lèo (do chất lượng kỹ thuật)
Phóng điện trên cách điện (do chất lượng cách
điện, sứ bẩn..)
Phóng điện do sét đánh
Vi phạm hành lang
Ảnh hưởng của thời tiết mưa lốc, gió bão
Sự cố TBA phân phối
Tổng cộng
Năm 2013 ( tháng)
Số vụ Tỷ lệ(%)
9
10,00
18
22
9
24
8
90
20,00
24,44
10,00
26,67
8,89
100
- Về sự cố đứt dây, tụt lèo: Có 9 vụ chiếm 10,0 %, nguyên nhân do lưới điện
khu vực này tiếp nhận từ lưới điện nông thôn dây dẫn chắp nối nhiều chủng loại
trên cùng một cung đoạn và đã vận hành lâu năm từ năm 1986. Mặt khác do phụ tải
ngày càng phát triển tăng cao gây quá tải đường dây.
- Về sự cố hư hỏng cách điện: Số vụ sự cố là 18 vụ chiếm 20% , nguyên
nhân do trên lưới điện vẫn còn một số sứ kém chất lượng, sứ có chiều dài dòng rò
không đảm bảo ở những vùng ẩm ướt, vùng biển, sứ có ty đúc liền thường làm co
giản gây sự cố khi thời tiết thay đổi.Công tác quản lý vận hành chưa được tốt, một
số tuyến đường dây cách điện quá bẩn.
- Về sự cố phóng điện do sét đánh: Số vụ sự cố là 22 vụ chiếm 22,44% ,
nguyên nhân do trên lưới điện vẫn còn nhiều vị trí cột bị mất tiếp địa gốc hoặc bị rỉ
zét tiếp xúc kém, tiếp địa ngọn bị rỉ zét tiếp xúc kém, thông số điện trở tiếp đất
không đạt tiêu chuẩn.
- Về sự cố do vi phạm hành lang tuyến: Số vụ sự cố là 9 vụ chiếm gần 10 %.
Nguyên nhân do những công trình điện xây dựng trước đây theo chủ trương Nhà
nước và nhân dân cùng làm nên không được đền bù, sau khi tiếp nhận từ lưới điện
nông thôn thì hồ sơ cấp đất hành lang không có (chiếm đến 40% trong tổng số các
công trình) nên việc phát quang hành lang gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, việc
21
quản lý vận hành chưa được tốt, cây cao ngoài hành lang có nguy cơ đổ vào đường
dây còn nhiều và xử lý vi phạm hành lang lưới điện chưa kịp thời. Hiện tượng các
vật lạ như diều, động vật bám vào đường dây còn nhiều.Việc tuyên truyền nghị định
về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp đến các địa phương và nhân dân chưa được tốt.
-Sự cố do ảnh hưởng của thời tiết: Số vụ sự cố là 24 vụ, chiếm 26,67%,
nguyên nhân do trên địa bàn khu vực huyện Diễn Châu vào mùa hè thường có thời
tiết diễn biến phức tạp, thời tiết nắng nóng nhưng các buổi chiều lại có gió lốc bất
thường như tháng 5, tháng 6 xảy ra gây sự cố nhiều đường dây.Mặt khác vào mùa
mưa bão thường xảy ra vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 cũng gây sự cố nhiều đường
dây, hư hỏng thiết bị.
- Sự cố trạm biến áp phân phối: Số vụ sự cố là 8 chiếm 8,89%, do các MBA
vận hành lâu năm cách điện suy giảm, khả năng chịu ngắn mạch ngoài kém nhưng
chưa được đại tu, bảo dưỡng. Công tác quản lý vận hành, thí nghiệm định kỳ thiết bị
chưa được tốt, việc tra chì cao thế và lắp đặt các Attomat hạ áp để bảo vệ MBA
không đúng tiêu chuẩn quy định. Các tủ hạ áp thanh cái trong tủ không bọc cách
điện và vỏ tủ hạ áp không kín cũng là nguyên nhân dẫn đến sự số.
1.5. Kết luận chƣơng 1
1. Lưới điện phân phối có khối lượng rất lớn và giữ vai trò rất quan trọng
đối với hệ thống điện Việt Nam nói chung.Tuy nhiên lưới điện phân phối của Điện
lực Diễn Châu hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm như: cấp điện áp
phân phối nhỏ nhưng chiều dài đường dây lớn; tiết diện dây dẫn nhỏ, số điểm vi
phạm hành lang nhiều…không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Do đó
cần phải đầu tư vốn để tập trung cải tạo nâng cấp lưới điện nhằm nâng cao hiệu quả
cung cấp điện, phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng của các khách hàng trong khu vực.
2. Sơ đồ kết dây của lưới điện 10kV của Điện lực Diễn Châu không linh hoạt
trong việc cung cấp điện khi có sự cố xảy ra hoặc khi cần ngừng điện để sữa chữa.
Độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng sẽ rất thấp, do đó cần phải có các giải
pháp để thay đổi kết lưới nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện trong giai đoạn
hiện nay là rất quan trọng.
22
CHƢƠNG 2.
SỬ DỤNG PHẦN MỀN PSS/ADEPT TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƢỚI ĐIỆN 10KV HUYỆN DIỄN CHÂU
2.1. Ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT
2.1.1. Khái quát chung
Phần mềm PSS/ADEPT (Power System Simulator/Advanced Distribution
Engineering Productivity Tool ) dùng để tính toán mô phỏng các bài toán lưới điện
như:
-Tính toán phân bố công suất (Tổn thất điện áp, công suất);
-Tính toán vị trí, dung lượng bù tối ưu cho lưới điện trung hạ thế (CAPO);
-Tính toán độ tin cậy lưới điện
-Tính toán điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu (TOPO);
-Các bài toán khác (phân tích sóng hài , phối hợp bảo vệ).
Hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã mua bản quyền phần mềm này và đã
áp dụng để tính toán phân tích lưới điện phân phối rất hiệu quả.
Trong khuôn khổ luận văn, chỉ sử dụng 2 chức năng của Phần mềm
PSS/ADEPT để tính toán phân tích lưới điện, đó là:
- Tính toán phân bố công suất khi ở trạng thái ổn định (Load Flow
Culculation)
-Tính toán điểm dừng (điểm tách lưới) tối ưu (TOPO);
2.1.2. Cơ sở tính toán
Số liệu tính toán gồm: Số liệu về đường dây, số liệu MBA, số liệu phụ tải
được cấp từ Điện lực Diễn Châu.
Trên cơ sở bộ số liệu, sơ đồ lưới điện thu thập được trong 3 tháng gần nhất từ
Điện lực Diễn Châu, cập nhật thông số cần tính toán vào chương trình PSS/ADEPT.
-Sử dụng chương trình PSS/ADEPT tính toán, với các lựa chọn ban đầu:
-Tần số mặc định khi tính ở chế độ xác lập: f = 50 Hz
-Nút cơ sở hay nút cân bằng: nút số 1
23
-Độ chính xác theo công suất: 0,010; theo điện áp: 0,001.
2.1.3.Yêu cầu dữ liệu lưới điện cho PSS/ADEPT
Để mô hình lưới điện trên PSS/ADEPT ta cần thu thập dữ liệu lưới điện như
sau:
a. Dữ liệu đường dây
- Cấp điện áp, số pha (1 pha hay 3 pha)
- Chiều dài đường dây;
- Hình thức cột trụ, chiều cao của dây dẫn so với đất, bố trí các pha trên cột.
- Chủng loại và đặc tính kỹ thuật của dây dẫn.
- Tổng trở thứ tự thuận, tổng trở thứ tự không của đường dây;tổng hợp tất cả các
loại dây dẫn sử dụng trên lưới để lập thành một thư viện dây dẫn phục vụ cho
chương trình ;
b. Dữ liệu thiết bị chính
Nút:
Tên Node, điện áp tại Node đó
Máy biến áp:
Vị trí lắp đặt, công suất định mức, các thông số kỹ thuật: Po, Pk, Io%, Uk% của
MBA.
Tụ bù:
Vị trí lắp đặt, loại (cố định, hay ứng động), dung lượng tụ.
Các thiết bị đóng cắt:
Vị trí lắp đặt, các thông số liên quan đặc tuyến dòng điện, thời gian (TCC) của thiết
bị.
c. Dữ liệu phụ tải của các trạm biến áp phân phối
Xác định loại phụ tải: công nghiệp, sinh hoạt, bơm Nông nghiệp, dòng làm
việc Imax, cos, điện năng tiêu thụ, công suất tải: St ,Pt và Qt ;công suất tính toán: Stt
,Ptt và Qtt, của từng phụ tải.
Trong đó: S t
I max
S đm ;
I đm
Pt S t Cos ; Qt S t Sin
24
(2.1);
Ptt Pb Pt
;
Qtt Qb Qt
Với : Pb P0 Pn (
Qb Q0 Qn (
(2.2);
I max 2
) ;
I đm
;
I max 2 i0 % S đm
)
I đm
100
U n % S đm (
I max 2
)
I đm
100
(2.3).
d.Dữ liệu độ tin cậy
Cường độ sự cố;Số lượng khách hàng tại nút thứ i;Thời gian cắt điện hàng
năm; Số lượng khách hàng bị mất điện;Số lượng khách hàng bị ảnh hưởng mất điện.
2.2.Tính toán số liệu nút phụ tải của các đƣờng dây 10kV cần nghiên cứu
Dựa vào các thông số kỹ thuật của các MBA phân phối của từng nút phụ tải
như: Sđm; Uđm; Iđm; i0%; Un%; ΔPn; ΔP0, thu thập dòng điện làm việc lớn nhất của
từng nút phụ tải và áp dụng các công thức (2.1), (2.3), (2.3) ta có thể tính toán dòng
công suất tác dụng và công suất phản kháng của từng nút phụ tải từng đường dây cụ
thể theo các bảng 2.1 đến bảng 2.14 dưới đay
2.2.1. Số liệu nút phụ tải và nhánh của đường dây 10kV xuất tuyến trạmE15.13
a.Số liệu nút phụ tải và các nhánh của đường dây xuất tuyến 971E15.13
Bảng 2.1. Bảng số liệu nút phụ tải của đường dây xuất tuyến 971E15.13
TT
Tên phụ
tải
Sđm
Ihạápđm
(kVA)
(A)
Imax
(A)
ΔPb
ΔQb
Ptt
( kW)
Qtt
(kVAr)
1
Bắc Liên
320
461,9
320
2,920
14,912 211,314
2
Cảng cá
Lạch Vạn
320
461,9
410
4,152
19,346 271,157 116,256
3
Cống Thủy
31,5
45,5
30
0,624
1,405
4
Diễn Hoa 1
320
461,9
420
4,307
19,906 277,825 119,180
5
Diễn Hoa 2
180
259,8
240
3,473
11,232 159,769
67,959
6
Diễn Kỷ 1
250
360,9
330
4,178
15,658 219,085
93,659
7
Diễn Kỷ4
400
577,4
325
2,743
14,971 214,393
91,790
25
19,330
90,549
10,464