Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Ứng dụng phương pháp ngoại suy để dự báo đồ thị phụ tải điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 146 trang )

Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 5
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. 8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................... 9
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHỤ TẢI ĐIỆN, CƠ SỞ LÝ THYẾT CỦA DỰ
BÁO, TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN .............................. 13
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điện Việt Nam .............................................. 13
1.2. Tổng quan về phụ tải điện ............................................................................. 14
1.2.1. Các đặc trưng của phụ tải điện nói chung ............................................. 14
1.2.2. Đặc điểm phụ tải Hệ thống điện Việt Nam............................................. 16
1.3. Tầm quan trọng của dự báo phụ tải điện .................................................... 23
1.3.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 23
1.3.2. Cơ sở lý thuyết của dự báo ....................................................................... 24
1.3.3. Tầm quan trọng của dự báo phụ tải điện ............................................... 25
CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN ......................... 29
2.1. Phƣơng pháp trực tiếp ................................................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp đàn hồi: .................................................................................... 29
2.2.1. Nội dung phương pháp ............................................................................ 29
2.2.2. Phân tích đánh giá: .................................................................................. 30
2.3. Phƣơng pháp chuyên gia................................................................................ 30

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013


1


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

2.3.1. Khái niệm................................................................................................... 30
2.3.2. Cách thức thực hiện ................................................................................. 30
2.3.2.1. Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia dự đoán và nhóm các nhà
phân tích ................................................................................................................. 30
2.3.2.2. Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia ..................................................... 31
2.3.2.3. Xử lý ý kiến chuyên gia ............................................................................ 31
2.3.3. Phạm vi áp dụng ....................................................................................... 31
2.3.4. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chuyên gia ............................ 31
2.3.4.1. Ưu điểm...................................................................................................... 31
2.3.4.2. Nhược điểm ............................................................................................... 32
2.4. Phƣơng pháp cƣờng độ điện năng ................................................................ 32
2.5. Phƣơng pháp MEDEE-S................................................................................ 33
2.6. Phƣơng pháp làm trơn chuỗi dữ liệu theo hàm mũ ................................... 36
2.6.1. San chuỗi dữ liệu trung bình đơn giản (trung bình cộng) ................... 37
2.6.2. San chuỗi dữ liệu trung bình có trọng số ............................................... 37
2.6.3. Làm trơn chuỗi dữ liệu theo hàm mũ ..................................................... 37
2.7. Phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan ................................................................ 38
2.7.1. Hệ số tương quan ...................................................................................... 38
2.7.2. Mô hình của hồi quy tuyến tính đơn giản .............................................. 40
2.7.3. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (multipe linear regression).......... 41
2.7.4. Mô hình hồi quy đa thức (Polynomial regression analysis) ................. 43
2.7.5. Xây dựng mô hình tuyến tính từ nhiều biến .......................................... 43
2.8. Phƣơng pháp mạng nơ-ron nhân tạo ........................................................... 44

2.8.1. Cấu trúc mạng ........................................................................................... 45
2.8.2. Các hàm truyền ......................................................................................... 46

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
2


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

2.8.3. Các thuật toán huấn luyện (Training Algorithms/ Learning Rules) ... 47
2.9. Phƣơng pháp ngoại suy .................................................................................. 48
2.9.1. Khái niệm................................................................................................... 48
2.9.2. Nội dung của phương pháp ngoại suy .................................................... 49
2.9.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp ngoại suy........................................ 53
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP NGOẠI SUY ĐỂ DỰ BÁO ĐỒ
THỊ PHỤ TẢI ĐIỆN TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................. 55
3.1. Phụ tải điện tỉnh Quảng Bình........................................................................ 56
3.1.1. Cơ cấu thành phần phụ tải điện Quảng Bình........................................ 56
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phụ tải điện.................................................... 56
3.2. Ứng dụng phƣơng pháp ngoại suy để dự báo đồ thị phụ tải điện tỉnh
Quảng Bình ................................................................................................................ 60
3.2.1. Thu thập dữ liệu ........................................................................................ 61
3.2.2. Xử lý dữ liệu .............................................................................................. 62
3.2.3. Kết quả ....................................................................................................... 68
3.2.4. Tổng hợp đồ thị phụ tải ............................................................................ 69
3.3. Giới thiệu chƣơng trình Macro chạy trên nền Excel để giải quyết bài

toán dự báo................................................................................................................. 71
3.3.1. Dự báo đồ thị phụ tải các ngày trong tuần ............................................. 78
3.3.2. Đánh giá sai số .......................................................................................... 83
3.4. Xây dựng đồ thị phụ tải hàng năm ............................................................... 87
3.4.1. Xây dựng đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa hè ................................... 87
3.4.2. Xây dựng đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa đông ............................... 88
3.4.3. Xây dựng đồ thị phụ tải hàng năm.......................................................... 88
3.5. Kết luận ............................................................................................................ 90

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
3


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 94
PHỤ LỤC 1: DỰ BÁO ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ĐIỆN NGÀY THỨ HAI ĐẦU TIÊN
THÁNG 6 TỪ NĂM 2006-2013................................................................................... 95
PHỤ LỤC 2: DỰ BÁO ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ĐIỆN NGÀY THỨ TƢ ĐẦU TIÊN
THÁNG 6 TỪ NĂM 2006-2013................................................................................. 108
PHỤ LỤC 3: DỰ BÁO ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ĐIỆN NGÀY THỨ SÁU ĐẦU TIÊN
THÁNG 6 TỪ NĂM 2006-2013................................................................................. 121
PHỤ LỤC 4: DỰ BÁO ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ĐIỆN NGÀY CHỦ NHẬT ĐẦU
TIÊN THÁNG 6 TỪ NĂM 2006-2013 ..................................................................... 134


Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
4


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các tác giả của các công trình nghiên cứu,
các tác giả của các tài liệu nghiên cứu mà tôi đã trích dẫn và tham khảo để hoàn thành
luận văn này.Đặc biệt tôi vô cùng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Lân Tráng, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.Và tôi xin chân thành cảm ơn tất
cả các thầy cô đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua.

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
5


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP NGOẠI SUY ĐỂ
DỰ BÁO ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ĐIỆN” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.

Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
6


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTĐ: Hệ thống điện
HQTT: Hồi quy tuyến tính
NRNT: Nơ-ron nhân tạo
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
ĐTPTĐ: Đồ thị phụ tải điện
ĐTPT: Đồ thị phụ tải

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
7


Luận Văn Cao học


Dự báo đồ thị phụ tải điện
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1

Hệ số phụ tải các năm

Bảng 1.2

Tốc độ tăng trưởng sản lượng (%)

Bảng 3.1

Công suất thực tế các ngày thứ 2 năm 2006-2013

Bảng 3.2

Công suất tương đối từng giờ một ngày thứ hai từ năm 2006-2013

Bảng 3.3

Bảng mô tả mối quan hệ giữa công suất tương đối với thời gian ngày

thứ hai
Bảng 3.4

Bảng tính toán các thông số liên quan đến hệ số tương quan r

Bảng 3.5


Nhu cầu điện năng ngày thứ hai của các năm cần dự báo

Bảng 3.6

Công suất thực từng giờ một ngày thứ hai cần dự báo

Bảng 3.7

Bảng tổng hợp giá trị công suất thực từng giờ một ngày thứ hai

Bảng 3.8

Công suất thực ngày thứ tư cần dự báo

Bảng 3.9

Công suất thực ngày thứ sáu cần dự báo

Bảng 3.10

Công suất thực ngày chủ nhật cần dự báo

Bảng 3.11

Sai số giữa dự báo và thực tế ngày thứ hai (2013)

Bảng 3.12

Sai số giữa dự báo và thực tế ngày thứ tư (2013)


Bảng 3.13

Sai số giữa dự báo và thực tế ngày thứ sáu (2013)

Bảng 3.14

Sai số giữa dự báo và thực tế ngày chủ nhật (2013)

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
8


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1

Tốc độ tăng trưởng phụ tải trung bình tháng 6 qua các năm HTĐVN

Hình 1.2

Biểu đồ phân bố sản lượng trung bình ngày của các tháng trong năm

Hình 1.3


Biểu đồ tỷ trọng thành phần phụ tải

Hình 1.4

Biểu đồ tăng trưởng hệ số phụ tải qua các năm

Hình 1.5

Biểu đồ tăng trưởng sản lượng

Hình 1.6

Sản lượng trung bình ngày các tháng năm 2012

Hình 1.7

Biểu đồ phụ tải 168h (trích dẫn tuần 8/7-14/7/2013)

Hình 1.8

Biểu đồ phụ tải ngày điển hình mùa hè

Hình 1.9

Biểu đồ phụ tải ngày điển hình mùa đông

Hình 2.1

Cấu trúc mạng nơ-ron 1 lớp


Hình 2.2

Cấu trúc mạng nơ-ron 3 lớp

Hình 2.3

Hàm truyền log-sigmoid

Hình 2.4

Hàm truyền tan-sigmoid

Hình 2.5

Hàm truyền tuyến tính

Hình 2.6

Quá trình học có giám sát

Hình 3.1

Cơ cấu thành phần phụ tải điện tỉnh Quảng Bình

Hình 3.2

Đồ thị phụ tải điện trong ngày nghỉ và ngày làm việc

Hình 3.3


Biểu đồ phụ tải trong hai ngày có nhiệt độ khác nhau

Hình 3.4

Biểu đồ phụ tải điện từ ngày 2/12/2012 đến ngày 8/12/2012

Hình 3.5

Biểu đồ phụ tải điện trong năm 2012 của tỉnh Quảng Bình

Hình 3.6

Sơ đồ khối

Hình 3.7

Đồ thị phụ tải điện các ngày thứ 2 năm 2006-2013

Hình 3.8

Công suất tương đối giờ thứ nhất

Hình 3.9

Công suất tương đối giờ thứ hai

Hình 3.10

Công suất tương đối giờ thứ 18


Hình 3.11

Đồ thị phụ tải của ngày thứ hai các năm cần dự báo

Hình 3.12

Đồ thị phụ tải ngày thứ hai các năm trong quá khứ và các năm dự báo

Hình 3.13

Nhập dữ liệu đầu vào các ngày cần dự báo

Hình 3.14

Dữ liệu đầu vào phụ tải điện ngày cần dự báo

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
9


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

Hình 3.15

Ngoại suy công suất tương đối giờ thứ nhất


Hình 3.16

Ngoại suy công suất tương đối giờ thứ 3

Hình 3.17

Ngoại suy công suất tương đối giờ thứ 20

Hình 3.18

Tổng hợp giá trị công suất tương đối từng giờ một

Hình 3.19

Thực hiện ngoại suy nhu cầu điện năng

Hình 3.20

Kết quả dự báo nhu cầu điện năng cho các năm tiếp theo

Hình 3.21

Đồ thị phụ tải của các năm cần dự báo

Hình 3.22

Đồ thị phụ tải của các ngày trong quá khứ và các ngày cần dự báo

Hình 3.23


Đồ thị phụ tải các ngày thứ tư cần dự báo

Hình 3.24

Tổng hợp đồ thị phụ tải các ngày thứ tư trong quá khứ và các ngày cần

Hình 3.25

Đồ thị phụ tải các ngày thứ sáu cần dự báo

Hình 3.26

Tổng hợp đồ thị phụ tải các ngày thứ sáu

Hình 3.27

Đồ thị phụ tải các ngày chủ nhật cần dự báo

Hình 3.28

Tổng hợp đồ thị phụ tải các ngày chủ nhật

Hình 3.29

Đồ thị phụ tải giữa dự báo và thực tế ngày thứ hai (2013)

Hình 3.30

Đồ thị phụ tải giữa dự báo và thực tế ngày thứ tư (2013)


Hình 3.31

Đồ thị phụ tải giữa dự báo và thực tế ngày thứ tư (2013)

Hình 3.32

Đồ thị phụ tải giữa dự báo và thực tế ngày chủ nhật (2013)

Hình 3.33

Đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa hè

Hình 3.34

Đồ thị phụ tải điển hình ngày mùa đông

Hình 3.35

Đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa hè theo dạng bậc thang

Hình 3.36

Đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa đông theo dạng bậc thang

Hình 3.37

Đồ thị phụ tải năm

Nguyễn Thị Huyền Trang


Khóa học 2011-2013
10


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện
LỜI MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Hiện nay Việt Nam đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu sử dụng năng lượng cho các ngành đã gia
tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Trong đó điện năng cung cấp
cho các ngành kinh tế và dân dụng đã không ngừng tăng.
Theo các kết quả nghiên cứu về tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn năng
lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu, khí, địa nhiệt,…) thì trong tương lai nguồn năng
lượng sơ cấp sẽ không đủ cung cấp cho nhu cầu năng lượng, nên định hướng chiến
lược phát triển nguồn điện Việt Nam đã phải tính đến việc nhập khẩu điện từ các nước
làng giềng như Lào, Trung Quốc,… và nghiên cứu triển khai cả dự án nhà máy điện
nguyên tử, các nhà máy điện năng lượng mới, khai thác và vận hành tối ưu hệ thống
nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định và an toàn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Việc cung cấp và phân phối điện năng cho các phụ tải điện vận hành ổn định là
một thách thức lớn.Nếu cung cấp đủ nguồn điện và phân phối một cách hợp lý sẽ giúp
công cuộc phát triển kinh tế cũng như công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được
đẩy nhanh và bền vững.
Trước những yêu cầu trên, việc tập trung nghiên cứu, tìm ra giải pháp để dự báo

một cách tương đối sát thực nhu cầu điện năng và đồ thị phụ tải điện nhằm đáp ứng
việc huy động nguồn và phân phối điện năng của đơn vị quản lý cũng như nhu cầu sử
dụng điện của phụ tải điện là điều hết sức cần thiết.
2.

Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu phương pháp ngoại suy, áp dụng tính toán và đưa ra dự báo đồ thị

phụtải điện. Dựa vào đồ thị phụ tải điện đã dự báo, đơn vị quản lý và phân phối điện
năng sẽ có phương án huy động nguồn điện và phân phối điện năng một cách hợp lý,
có hiệu quả kinh tế cao. Từ đó giúp hệ thống điện Việt Nam vận hành một cách chủ
động, linh hoạt, kinh tế mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
11


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

- Nghiên cứu phụ tải điện nói chung và cụ thể là phụ tải điện tỉnh Quảng Bình.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Dựa vào chuỗi dữ liệu trong quá khứ của phụ tải điện tỉnh Quảng Bình, sử

dụng phương pháp ngoại suy để dự báo đồ thị phụ tải điện ngày bất kỳ của tỉnh Quảng
Bình.
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu các phương pháp dự báo đồ thị phụ tải, từ đó đưa ra phương pháp dự

báo phù hợp và chính xác nhất ứng với phụ tải điện nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả dự báo đồ thị phụ tải điện
của tỉnh Quảng Bình đưa ra công tác quy hoạch phát triển điện lực thích hợp.Từ đó
giúp cho việc quy hoạch tỉnh Quảng Bình đạt hiệu quả cao.
Từ kết quả dự báo đồ thị phụ tải điện tỉnh Quảng Bình nói riêng, có thể áp dụng
phương pháp này với phạm vi phụ tải điện lớn hơn trong tương lai giúp ngành điện
đưa ra các đề xuất chương trình nghiên cứu phát triển Hệ thống điện một cách hợp lý
nhằm giảm chi phí vốn đầu tư xây dựng nguồn, lưới mà vẫn đảm bảo cung cấp điện
đầy đủ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
5.

Tên đề tài:
“Ứng dụng phương pháp ngoại suy để dự báo đồ thị phụ tải điện”

6.

Nội dung của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về phụ tải điện, cơ sở lý thuyết của dự báo, tầm quan trọng

của dự báo phụ tải điện
Chương 2: Các phương pháp dự báo
Chương 3: Ứng dụng phương pháp ngoại suy để dự báo đồ thị phụ tải điện tỉnh
Quảng Bình

Kết luận và kiến nghị

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
12


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ PHỤ TẢI ĐIỆN, CƠ SỞ LÝ THYẾT CỦA DỰ BÁO, TẦM
QUAN TRỌNG CỦA DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN
1.1.

Giới thiệu chung về hệ thống điện Việt Nam
Hệ thống điện (HTĐ) bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây

truyền tải và phân phối điện được nối với nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất,
truyền tải và phân phối điện năng.
HTĐ phát triển không ngừng trong không gian và thời gian, để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của phụ tải. Tùy theo mục đích nghiên cứu, HTĐ được phân chia
thành các phần hệ thống tương đối độc lập nhau.
Về mặt quản lý, vận hành HTĐ được phân thành:
- Các nhà máy điện do các nhà máy điện quản lý.
- Lưới điện siêu cao áp (≥ 220kV) và trạm khu vực do các công ty truyền tải điện
quản lý.
- Lưới điện truyền tải 110kV và phân phối do các công ty điện lực quản lý.

Về mặt quy hoạch, lưới điện được phân thành 2 cấp:
- Lưới hệ thống bao gồm:
- Các nguồn điện và lưới hệ thống (500, 220, 110kV).
- Các trạm khu vực (500, 220,110kV) được quy hoạch trong tổng sơ đồ.
- Lưới phân phối (U ≤ 35kV) được quy hoạch riêng.
Về mặt điều độ chia thành 2 cấp:
- Điều độ trung ương.
- Điều độ địa phương. Công tác điều độ bao gồm:
- Điều độ các nhà máy thủy điện.
- Điều độ các miền.
- Điều độ các điện lực.
Về mặt nghiên cứu, tính toán, HTĐ được phân chia ra thành
- Lưới hệ thống 500kV.
- Lưới truyền tải (35kV, 110kV, 220kV).
- Lưới phân phối trung áp (6, 10, 22, 35kV).

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
13


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

- Lưới phân phối hạ áp (0,4kV).
Trong đó lưới 35kV có thể dùng cho cả lưới phân phối và lưới truyền tải. Do phụ
tải ngày càng phát triển về không gian và thời gian với tốc độ ngày càng cao, vì vậy
cần phải xây dựng các nhà máy có công suất lớn. Vì lý do kinh tế và môi trường, các

nhà máy điện thường được xây dựng ở những nơi gần nguồn nhiên liệu, hoặc việc
chuyên chở nhiên liệu thuận lợi, ít tốn kém, trong khi đó các trung tâm phụ tải lại ở xa
do vậy phải dùng lưới truyền tải để truyền tải điện năng đến các phụ tải. Vì lí do kinh
tế cũng như an toàn, người ta không thể cung cấp trực tiếp cho các phụ tải bằng lưới
truyền tải, do vậy phải dùng lưới điện phân phối.
Lưới điện phân phối thực hiện nhiệm vụ phân phối điện cho một địa phương (một
thành phố, quận, huyện) có bán kính cung cấp điện nhỏ, dưới 50km. Trong đó, phụ tải
điện là một thành phần không thể thiếu trong lưới điện phân phối, và nó ảnh hưởng
không nhỏ đến hệ thống điện nói chung và hệ thống điện Việt Nam (HTĐVN) nói
riêng. Phụ tải của lưới phân phối đa dạng và phức tạp, các phụ tải sinh hoạt và dịch vụ,
tiểu thủ công nghiệp đa phần cùng trong một hộ phụ tải.
1.2.

Tổng quan về phụ tải điện

1.2.1. Các đặc trưng của phụ tải điện nói chung
Phụ tải của HTĐ là tổng nhu cầu sử dụng điện của toàn bộ HTĐ, là một hàm số
phụ thuộc vào thời gian t, phụ thuộc vào tăng trưởng thực tế của phụ tải trong quá khứ,
phụ thuộc vào các tác động khách quan (thời tiết, khí hậu).v.v.., thông qua những đặc
tính thống kê. Hình thái của phụ tải điện mang cả hai tính chất ngẫu nhiên và quy luật.
Đặc tính ngẫu nhiên của phụ tải xuất phát từ hai yếu tố:
- Tính ngẫu nhiên của chính các phụ tải.
- Tính ngẫu nhiên trong hoạt động của con người trong một khoảng thời gian
(ngày, tuần, tháng, năm,…).
Tuy nhiên tính ngẫu nhiên trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người lại
có tính chu kỳ, đặc điểm này tạo nên tính chu kỳ trong biến đổi của phụ tải, cho phép
dự báo phụ tải với một mức độ chính xác tương đối cao.
Chu kỳ tính toán T được xác định bằng các quy luật khách quan tiêu thụ điện năng.
Những quy luật này được xác định bằng một loạt các yếu tố:


Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
14


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

- Khí hậu: chu kỳ quay của trái đất, các mùa trong năm.
- Xã hội: tuần 7 ngày với các ngày làm việc và ngày nghỉ hoặc ngày lễ, sinh hoạt
trong ngày - 8 giờ làm việc, những giờ nghỉ, chương trình văn hoá lễ hội, v.v…
- Thời tiết: nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm.
Tương tự như vậy chu kỳ T có thể lấy từ chu kỳ hoạt động của con người: ngày
đêm, tuần, tháng, năm. Tuy nhiên không thể coi một chu kỳ nào trong những chu kỳ
trên là lặp lại của những chu kỳ trước, do sự tăng trưởng của phụ tải theo thời gian và
do những biến đổi bất thường của phụ tải v.v…
30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%


0.00%
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng phụ tải trung bình tháng 6 qua các năm HTĐVN
Bên cạnh tính ngẫu nhiên, phụ tải điện cũng có tính quy luật rất cao, tính chất này
xuất phát từ:
- Tính quy luật rất cao về khí hậu từng mùa qua các năm: một năm có bốn mùa
(xuân, hạ, thu, đông) cùng với đặc điểm khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) của

từng vùng miền tạo nên tính quy luật của các phụ tải.
- Tính quy luật trong tập quán và thói quen sinh hoạt, sản xuất của người dân:
giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí…
- Điều này có thể nhận thấy qua 12 tháng trong năm.

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
15


GWh

Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

400

350

300

250

2007
2008

200


2009
2010

150

2011
2012

100

50

Tháng

0
T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8


T9

T10

T11

T12

Hình 1.2: Biểu đồ phân bố sản lượng trung bình ngày của các tháng trong năm
1.2.2. Đặc điểm phụ tải Hệ thống điện Việt Nam
Phụ tải HTĐVN về cơ bản vẫn mang những đặc trưng cơ bản của phụ tải điện nói
chung về tính ngẫu nhiên và quy luật.
Với đặc thù là một quốc gia đang phát triển, cơ cấu và sự phát triển của các thành
phần kinh tế giữa các vùng miền không đồng đều. Đặc điểm địa lý trải dài qua nhiều
vĩ độ do đó có sự khác biệt lớn về khí hậu. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hình dạng đồ thị phụ tải HTĐ nước ta.
Hiện nay phụ tải toàn quốc, và các miền lớn nhất ghi nhận được lần lượt là:
-

Quốc gia:

Pmax = 18603 MW;

A = 119 033 triệu kWh

-

Miền Bắc:


Pmax = 8391MW;

A = 47 174 triệu kWh

-

Miền Trung: Pmax =2099MW;

-

Miền Nam:

Pmax = 9031 MW;

A = 11 802 triệu kWh
A = 59 194 triệu kWh

Về cơ cấu phụ tải hiện nay thì chiếm tỉ trọng nhiều nhất vẫn là phụ tải sinh hoạt, và
phụ tải công nghiệp, xây dựng.Tỷ trọng các thành phần phụ tải năm 2012 về cơ bản
vẫn tương tự như năm 2011. Điện cấp cho các thành phần phụ tải như sau:

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
16


Luận Văn Cao học

-


Dự báo đồ thị phụ tải điện

Điện cấp cho ngành Công nghiệp & Xây dựng: đạt 55,32 tỷ kWh, chiếm tỷ

trọng 52,49% (năm 2011 là 52,48%) điện thương phẩm, tăng 10,44% so với năm
2011.
-

Điện cấp cho Thương nghiệp và Dịch vụ: 4,99 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 4,73%

(năm 2011 là 4,57%) điện thương phẩm, tăng 15,12% so với năm 2011;
-

Điện cấp cho Quản lý và Tiêu dùng dân cư: 38,38 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng

36,41% (năm 2011 là 36,09%) điện thương phẩm, tăng 12,17% so với năm 2011.
-

Điện cấp cho Nông Lâm nghiệp và Thuỷ sản: 1,49 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng

1,42% (năm 2011 là 1.13%) điện thương phẩm, tăng 38,34 % so cùng kỳ 2011.
-

Điện cấp cho các hoạt động khác: 5,22 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 4,95% (năm

2011 là 5.18%) điện thương phẩm, tăng 5,42% so với năm 2011.
Cơ cấu thành phần phụ tải được thể hiện ở biểu đồ sau:

1.42% 4.95%


Công nghiệp và xây dựng
36.41%

Thương mại và dịch vụ

52.49%

Quản lý và tiêu dùng
Nông lâm nghiệp và thủy sản
Hoạt động khác

4.73%

Hình 1.3: Biểu đồ tỷ trọng thành phần phụ tải
Hình dáng đồ thị phụ tải thay đổi còn thể hiện qua các hệ số phụ tải qua các năm
được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.1: Hệ số phụ tải các năm
1999

2000

2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

K1

0.66

0.68

0.68

0.69

0.7

0.71


0.72

0.72

0.74

0.77

0.75

0.79

0.79

0.77

K2

0.4

0.41

0.42

0.42

0.43

0.44


0.45

0.45

0.47

0.5

0.48

0.54

0.54

0.52

Chú thích: K1 = Ptb/Pmax
K2 = Pmin/Pmax

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
17


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

0.9

0.8
0.7
0.6
0.5
K1
K2

0.4
0.3
0.2
0.1
0
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Hình 1.4:Biểu đồ tăng trưởng hệ số phụ tải qua các năm
Hệ số phụ tải các năm gần đây có xu hướng tăng dần, cho thấy hình dạng đồ thị
phụ tải đang dần được cải thiện. Việc áp dụng và đưa vào hoạt động hệ thống công tơ
3 giá, tăng cường công tác quản lý phụ tải, tỷ trọng phụ tải công nghiệp tăng cao đã cải
thiện đáng kể biểu đồ phụ tải ngày. Tuy nhiên hình dạng đồ thị phụ tải hệ thống điện
quốc gia vẫn còn xấu, tỷ lệ Pmin/Pmax năm 2012 là 0.52% vẫn còn rất thấp gây khó
khăn cho việc vận hành an toàn và kinh tế HTĐ.
Phụ tải HTĐVN với đặc điểm diễn biến phức tạp, không bằng phẳng, tăng trưởng
trung bình hàng năm từ 13-15% (trong khi mức tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng
5-7%, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm) đã gây nên một áp lực
rất lớn cho ngành điện nước ta nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng (%)
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng sản lượng (%)
ΔA1

ΔA2


ΔA3

ΔA4

ΔA5

ΔA6

ΔA7

ΔA8

ΔA9

ΔA10

ΔA11

ΔA12

ΔA13

ΔA14

HTĐQG

9.68

13.91


15.15

16.93

13.36

13.36

14.65

13

13.94

10.89

13.15

14.35

8.6

10.6

Bắc

7.412

11.45


14.04

15.14

13.64

11.33

14.04

12.22

13.5

11.52

16.69

15.7

10.5

10.9

Trung

11.92

15.49


16.91

15.06

13.63

11.52

12.27

13.78

13.15

12.68

15.98

13.84

9.4

13.1

Nam

11.65

15.31


16.48

18.35

13.74

14.8

14.5

13.49

13.67

9.542

11.51

13.7

7.2

10.3

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
18



Triệu kWh

Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

120000

100000

80000

HTĐQG
60000

Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam

40000

20000

Năm

0
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Hình 1.5: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng


Triệu kWh

 Đặc điểm phụ tải hệ thống điện và ba miền trong năm
400.00
350.00
300.00
250.00
HTĐQG
200.00

MIỀN BẮC
MIỀN TRUNG

150.00

MIỀN NAM
100.00
50.00
Tháng

0.00
1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

Hình 1.6: Sản lượng trung bình ngày các tháng năm 2012
Trong một năm phụ tải thường giảm thấp nhất vào tháng 1, 2 là thời điểm Tết
Nguyên Đán, các phụ tải sản xuất, thương mại, dịch vụ ngừng hoạt động (Năm 2012
Amin=195.6 triệu kWh vào ngày 21/1/2013), và thường tăng cao vào các tháng mùa

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
19


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện


hè (tháng 5, tháng 6, tháng 7), đây là thời điểm nhiệt độ lên cao, nhu cầu sử dụng điện
của nhóm phụ tải sinh hoạt tăng mạnh (năm 2012 Amax=376.68 triệu kWh vào ngày
04/05/2012).
Quan sát trên biểu đồ ta nhận thấy:
Phụ tải miền Bắc có mức biến đổi lớn, do đặc điểm khí hậu miền Bắc, nhiệt độ

-

thay đổi mạnh theo mùa, và do tỉ trọng tải sinh hoạt lớn nên vào các tháng mùa hè
(tháng 6, tháng 7, tháng 8) phụ tải miền Bắc tăng cao.
Miền Nam phụ tải cơ bản ổn định hơn, do không có sự khác biệt về mùa, nền

-

nhiệt độ trong năm tương đối ổn định và một phần do miền Nam có tỷ trọng phụ tải
công nghiệp cao hơn, do đó lượng điện năng tiêu thụ trong năm khá đồng đều.
Miền Trung với đặc điểm địa hình trải dài trên nhiều vùng địa lý, nên có sự

-

thay đổi về thời tiết. Vì thế hình dáng phụ tải miền Trung tương đối giống miền Bắc
(có tăng nhẹ vào các tháng 6,7,8) tuy nhiên không rõ rệt.
Như vậy có thể nhận định rằng phụ tải nước ta chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi hai
yếu tố đó là khí hậu, và tỷ trọng các thành phần phụ tải.
 Phụ tải các ngày trong tuần

MW

 Biểu đồ phụ tải 168h

20000
18000
16000
14000
12000
10000
HTĐQG (MW)

8000
6000
4000
2000
Giờ
0
0

24

48

72

96

120

144

168


Hình 1.7: Biểu đồ phụ tải 168h (trích dẫn tuần 8/7-14/7/2013)

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
20


Luận Văn Cao học

-

Dự báo đồ thị phụ tải điện

Dựa vào biểu đồ phụ tải 168h trích dẫn như trên ta có thể nhận thấy phụ tải

điện phụ thuộc khá lớn vào tình hình thời tiết (do phụ tải sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn):
+ Phụ tải rạng sáng thứ 2: phụ tải rạng sáng thứ 2 thấp nhất trong tuần;
+ Sản lượng các ngày làm việc trong tuần tương đối giống nhau (nếu không có
đột biến về thời tiết);
+ Sản lượng phụ tải ngày thứ 7: lúc này nhiều phụ tải công nghiệp và các cơ quan
làm việc nghỉ nên sản lượng phụ tải ngày thứ 7 thấp hơn các ngày làm việc;
+ Sản lượng phụ tải ngày chủ nhật: sản lượng phụ tải ngày chủ nhật thấp nhất
trong tuần vì các phụ tải công nghiệp, các cơ quan làm việc đều nghỉ nên sản lượng
phụ tải ngày chủ nhật thấp nhất trong tuần.
 Đặc điểm phụ tải ngày điển hình

MW

 Biểu đồ phụ tải ngày điển hình mùa hè: số liệu ngày 15/6/2012

18,000
16,000
14,000
12,000
10,000

Quốc gia (MW)
Bắc (MW)

8,000

Nam (MW)
6,000

Trung (MW)

4,000
2,000
0
0

2

4

6

8

10


12

14

16

18

20

22

24

Giờ

Hình 1.8: Biểu đồ phụ tải ngày điển hình mùa hè
-

Phụ tải mùa hè tương đối bằng phẳng hơn so với phụ tải mùa đông. Chênh lệch

công suất trong ngày không quá cao (Pmin/Pmax=0.65).
-

Trong ngày có 3 cao điểm và 2 thấp điểm. Cao điểm sáng thường xuất hiện lúc

10h, cao điểm chiều vào thời điểm 16h, cao điểm tối lúc 18,19h. Và cuối ngày còn
xuất hiện 1 cao điểm phụ đó là cao điểm đêm lúc 23h. Hai cao điểm chiều và đêm mới


Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
21


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

xuất hiện vài năm gần đây là do tỷ trọng phụ tải công nghiệp tăng cao. Hai thấp điểm
là thấp điểm đêm thường từ 2-4h sáng và thấp điểm trưa lúc 12h.
Có 2 giai đoạn phụ tải diễn biến bất thường đó là lúc 7-8h sáng bắt đầu giờ làm

-

việc, lúc này phụ tải tăng vọt với tốc độ gia tăng phụ tải rất cao. Và lúc 11h trưa thời
điểm kết thúc giờ làm việc buổi sáng, từ 11-12h tải giảm rất nhanh với độ dốc lớn.
-

Trong ngày cao điểm sáng cao hơn cao điểm tối.

-

Cao điểm chiều ở miền Bắc mờ, không rõ rệt như cao điểm chiều miền Nam do

tỉ trọng phụ tải công nghiệp của miền Nam lớn hớn tỉ trọng phụ tải công nghiệp của
miền Bắc.

MW


 Biểu đồ phụ tải điển hình mùa đông: số liệu ngày 20/12/2012
20,000
18,000
16,000
14,000
12,000
Quốc gia (MW)

10,000

Bắc (MW)
8,000

Nam (MW)
Trung (MW)

6,000
4,000
2,000

Giờ

0

0

2

4


6

8

10

12

14

16

18

20

22

24

Hình 1.9: Biểu đồ phụ tải ngày điển hình mùa đông
-

Phụ tải mùa đông dốc hơn phụ tải mùa hè. Chênh lệch công suất trong ngày rất

cao (Pmin/Pmax=0.58)
-

Phụ tải mùa đông có 3 cao điểm trong ngày và 2 thấp điểm. Cao điểm sáng


thường vào lúc 10-11h, cao điểm tối vào khoảng thời gian từ 18-19h và như mùa hè
vẫn có một cao điểm phụ vào ban đêm lúc 23h. Hai thấp điểm trong ngày là thấp điểm
đêm vào lúc 2-4h và và thấp điểm trưa khoảng 12-13h.

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
22


Luận Văn Cao học

-

Dự báo đồ thị phụ tải điện

Trong ngày có 2 giai đoạn phụ tải tăng, giảm mạnh giống như biểu đồ mùa hè

đó là vào lúc 7-8h sáng và 12-13h trưa.
-

Cao điểm chiều tăng cao so với cao điểm sáng.

-

Hình dạng biểu đồ miền Nam bằng phẳng hơn so với miền Bắc do ở miền Nam

có thời tiết tương đối đồng đều và không có sự chênh lệch nhiệt độ lớn như ở miền
Bắc.

Qua phần trình bày ở trên về đặc điểm phụ tải nước ta, cho thấy hiện nay yêu cầu
về quản lý phụ tải là rất cấp thiết. Việc phụ tải gia tăng mạnh hàng năm, và biểu đồ
phụ tải diễn biến phức tạp như hiện nay gây rất nhiều khó khăn cho công tác quy
hoạch và huy động nguồn. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có thể dự báo phụ
tải điện một cách nhanh chóng, khách quan và có độ chính xác cao.
1.3.

Tầm quan trọng của dự báo phụ tải điện

1.3.1. Các khái niệm cơ bản
Thuật ngữ “dự báo” bắt nguồn từ hai chữ Hy Lạp “PRO-GROSIS” có ý nghĩa là
biết trước, nói lên một thuộc tính không thể thiếu được của bộ não con người.đó là sự
phản ảnh vượt trước hình thành trong quá trình phát triển của nhân loại qua nhiều thế
kỷ. Cho đến nay nhu cầu dự báo đã trở nên hết sức cần thiết ở mọi lĩnh vực.
Như vậy, dự báo là sự tiên đoán có khoa học mang tính xác suất và phương án
trong khoảng thời gian hữu hạn về tương lai của đối tượng nghiên cứu.
Xét cụ thể các tính chất của dự báo:
-

Tính tiên đoán: tiên đoán trước sự vận động của đối tượng nghiên cứu trong

tương lai, đó là ý thức chủ quan của con người dựa trên một số cơ sở nhất định.
-

Tính xác suất: vì dự báo dựa trên việc xử lý chuỗi thông tin bao hàm cả hai yếu

tố ngẫu nhiên và xu thế phát triển nên kết quả khi tiên liệu so với thực tế vận động
chắc chắn có sự chênh lệch mang tính xác suất.
-


Tính phương án: dự báo được thể hiện bằng nhiều dạng kết quả có thể xảy ra

trong tương lai (dạng định tính, định lượng, khoảng, điểm,…)
-

Tính chất thời gian hữu hạn: sự chênh lệch giữa thời điểm dự báo và thời điểm

hiện tại được gọi là khoảng cách dự báo (tầm xa của dự báo), khoảng cách này không
thể tùy tiện mà nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của đối tượng trong quá trình phát

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
23


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện

triển. Vì vây, dự báo được tiến hành với khoảng cách dự báo thích hợp tương ứng với
một khoảng thời gian hữu hạn.
1.3.2. Cơ sở lý thuyết của dự báo
Để tiến hành dự báo nhu cầu điện năng hay đồ thị phụ tải điện cho tương lai, điều
cần thiết phải hiểu được tại sao tiêu thụ năng lượng nói chung hay tiêu thụ điện nói
riêng của một quốc gia hay một ngành riêng biệt nào đó lại biến đổi theo thời gian và
quá trình biến đổi này diễn ra như thế nào?
Hay nói cách khác để nâng cao chất lượng của các dự báo nhu cầu năng lượng nói
chung hay dự báo nhu cầu điện năng và đồ thị phụ tải điện nói riêng, ta cần phải nắm
bắt được cơ chế biến động của nó.

Trước hết, cần phân tích sự biến đổi theo thời gian của nhu cầu tiêu thụ năng
lượng, đánh giá sự biến đổi, quy luật và cơ chế của quá trình biến đổi đó. Việc phân
tích có thể thực hiện theo từng lĩnh vực, ngành tiêu thụ năng lượng hoặc ở tầm vĩ mô
có xét đến những cơ chế chính sách lớn điều tiết sự tăng trưởng của nhu cầu năng
lượng như chính sách giá cả, cơ chế khuyến khích đầu tư, chính sách tiết kiệm và quản
lý nhu cầu năng lượng (DSM), liên hệ giữa tiêu thụ năng lượng với tăng trưởng dân số
và hoạt động kinh tế, ảnh hưởng của những thành tựu mới của khoa học và công nghệ
lên quá trình sản xuất và tiêu thụ năng lượng.
Để đánh giá nhu cầu năng lượng cho tương lai phải phân tích các dữ liệu của quá
khứ, lý giải những biến động trong tiêu thụ năng lượng của quá khứ ở từng ngành
cũng như ở tầm vĩ mô của toàn quốc, thậm chí có xét đến khả năng trao đổi năng
lượng với các nước láng giếng và trong khu vực. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích dữ
liệu của quá khứ, xác định quy luật biến thiên của từng dạng năng lượng trong mối
tương quan với chỉ tiêu phát triển kinh tế và xã hội, với các dạng năng lượng khác.
Những quy luật nghiệm thấy trong quá khứ có thể sẽ thay đổi trong tương lai tùy
thuộc vào sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, thành phần dân cư và các tác động của
những thành tựu mới về khoa học công nghệ tác động lên quá trình phát triển, sản xuất
và tiêu thụ năng lượng trong tương lai.
Vì vậy, để dự báo nhu cầu năng lượng cho một giai đoạn nào đó trong tương lai,
ngoài những thông tin, những quy luật đã rút được từ phân tích quá khứ, cần phải có

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
24


Luận Văn Cao học

Dự báo đồ thị phụ tải điện


những thông tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, những chuyển
dịch trong cơ cấu kinh tế, trong thành phần dân cư, những chính sách lớn liên quan
đến ngành năng lượng như cơ chế đầu tư, mở rộng sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế trong và ngoài nước vào hoạt động năng lượng, mức tăng dân số và mức sống
kinh tế văn hóa, chính sách đảm bảo năng lượng cho những vùng nghèo khó, kém phát
triển…
1.3.3. Tầm quan trọng của dự báo phụ tải điện
Dự báo phụ tải là quá trình dự báo nhu cầu dùng điện trong tương lai thông qua
một vùng hoặc một mạng truyền tải trong một khoảng thời gian. Có nhiều nghiên cứu
cho thấy rằng nếu tăng 1% sai số trong dự báo thì dẫn tới tăng hàng chục triệu USD
chi phí hoạt động mỗi năm. Do đó, để đạt được hoạt động an toàn, tin cậy và kinh tế
cũng như dự báo đúng lúc, chính xác HTĐ đã trở thành vấn đề có ý nghĩa hết sức to
lớn.
Đối với ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng tồn tại các dạng dự
báo khác nhau như:
-

Dự báo sự thay đổi công suất tác dụng theo chu kỳ thời gian nhất định như theo

giờ, theo từng phút hay theo từng giây tùy mức độ vận hành hay lên kế hoạch vận
hành.
-

Dự báo công suất cực đại/ cực tiểu có thể xảy ra trong một chu kỳ thời gian

(như năm, mùa, quý, tháng, tuần, ngày…).
-

Dự báo điện năng sẽ tiêu thự trong khoảng thời gian nhất định tương tự như với


dự báo công suất cực đại. Ngoài ra, người ta sử dụng một đơn vị dự báo khác có liên
quan trực tiếp đến dự báo điện năng và dự báo công suất cực đại là dự báo hệ số phụ
tải-số giờ sử dụng công suất cực đại của hệ thống điện.
Nếu công tác dự báo nói chung mà dựa trên lập luận khoa học thì sẽ trở thành cơ
sở để xây dựng các kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt đối với ngành
năng lượng, tác dụng của dự báo càng có ý nghĩa quan trọng, vì điện năng liên quan
chặt chẽ với tất cả các ngành kinh tế quốc dân, cũng như đến mọi sinh hoạt bình
thường của người dân. Do đó, nếu dự báo không chính xác sai lệch quá nhiều về khả
năng cung cấp, về nhu cầu điện năng thì sẽ dẫn đến hậu quả là huy động nguồn quá

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa học 2011-2013
25


×