Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm kết hợp với từ trường trong điều trị Thoái hóa cột sống thắt lưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 100 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh phổ biến, rất hay gặp trong đời
sống hằng ngày và trên lâm sàng. Theo các Trung tâm thống kê ở các nước
Âu-Mỹ, có 80% người trưởng thành bị đau thắt lưng một vài lần trong cuộc
đời [38]. Thống kê của hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam thì số người có
chỉ định phẫu thuật cột sống chiếm 10% số bệnh nhân đau cột sống, 90%
bệnh nhân đau cột sống đều được điều trị nội khoa bằng thuốc tây y, phục hồi
chức năng và y học cổ truyền [44].
Thoái hóa cột sống thắt lưng có tích chất dai dẳng gây cho bệnh nhân cảm
giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng, gây
giảm sức khỏe, giảm khả năng học tập, lao động và sản xuất, ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống.
Việc điều trị thoái hóa khớp, trong đó có THCSTL, chủ yếu là điều trị
triệu chứng và phục hồi chức năng kết hợp với điều trị nội khoa, ngoại khoa
và vật lý trị liệu. Y học hiện đại (YHHĐ) chủ yếu sử dụng các nhóm thuốc
chống viêm, giảm đau không steroid, thuốc giãn cơ, kết hợp với tia hồng
ngoại, sóng siêu âm, sóng từ trường, kéo giãn CSTL. Trong đó Từ trường có
tác dụng làm giãn nở các mao mạch và tiểu động mạch tại vùng điều trị, tăng
bạch cầu đặc biệt là bạch cầu limpho kéo dài 24 giờ, tăng chuyển hóa, thư
giãn cơ, từ đó có tác dụng giảm đau đối với các chứng đau mãn tính. Việc
điều trị phẫu thuật được cân nhắc khi điều trị nội khoa không kết quả hoặc
chèn ép thần kinh nhiều thể hiện trên lâm sàng và chuẩn đoán hình ảnh.
YHCT không có bệnh danh thoái hóa cột sống thắt lưng, THCSTL được
mô tả trong phạm vi các chứng tý với các bệnh danh “yêu thống”, “yêu cước
thống”… của YHCT.


2



Điều trị đau thắt lưng do THCS được YHCT sử dụng các phương pháp
khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi
phục lại sự cân bằng âm dương, phù chính khu tà, chỉ thống và khôi phục hoạt
động sinh lý của vùng cột sống thắt lưng. Dựa trên phương pháp đó, có thể
lựa chọn nhiều phương thuốc điều trị phù hợp.
Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, người ta đã sử
dụng nhiều phương pháp mới để điều trị các chứng đau nói chung và đau do
THCS nói riêng như điện từ trường. Ở Việt Nam vấn đề sử dụng điện từ
trường trong y học vẫn còn rất mới mẻ. Trong khoảng những năm 1980 tới
nay, từ trường đã và đang được sử dụng hiệu quả trên lâm sàng. Thực hiện
đường lối kết hợp Y học hiện đại (YHHĐ) với Y học cổ truyền (YHCT), việc
kết hợp điện châm với từ trường đã đem đến hiệu quả điều trị trên lâm sàng
hơn hẳn so với điều trị đơn lẻ từng phương pháp. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm kết hợp với
từ trường trong điều trị Thoái hóa cột sống thắt lưng”.
Nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm kết hợp
với từ trường trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm
kết hợp với từ trường trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thông qua
lâm sàng và cận lâm sàng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý - bệnh lý vùng thắt lưng
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống thắt lưng.
Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn
đây là nơi chịu tải 80% trọng lượng cơ thể và có tầm hoạt động rộng theo
mọi hướng. Để bảo đảm chức năng nâng đỡ, giữ cho cơ thể ở tư thế đứng
thẳng, cột sống thắt lưng hơi cong về phía trước với các góc:
- Góc cùng: tạo bởi đường thẳng ngang và đường thẳng chạy qua mặt
trên: 30 độ.
- Góc thắt lưng cùng: tạo bởi trục L5 và S1: 140 độ
- Góc nghiêng xương chậu: tạo bởi đường thẳng ngang với đường
thẳng nối giữa ụ nhô với bờ trên xương mu [5], [38], [52].

Hình 1.1. Các đốt sống thắt lưng


4

1.1.1.1. Cấu tạo đốt sống thắt lưng
Cấu tạo bởi hai phần chính: thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía sau.
Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt. Chiều ngang
lớn hơn chiều trước sau và chiều cao. Mặt trên và mặt dưới là mâm sụn.
Cung đốt sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp
liên cuống, mỏm khớp chia cung sống thành hai phần: phía trước là cuống
sống, phía sau là lá cung, gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai
mỏm ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt
sống với cung sống là ống tuỷ. Riêng L5 thân đốt ở phía trước cao hơn ở
phía sau để tạo độ ưỡn thắt lưng.
Mỏm ngang: có hai mỏm ngang chạy từ cung đốt sống ra ngoài.
Gai sống: có một gai dính vào cung đốt sống.
Lỗ đốt sống nằm ở giữa, thân đốt sống nằm ở trước và cung đốt sống

nằm ở sau tạo nên ống sống trong đó có tuỷ sống [5], [38], [52].

Hình 1.2. Đốt sống thắt lưng [38]


5

1.1.1.2. Cơ - dây chằng
Cơ vận động cột sống: gồm hai nhóm chính là nhóm cơ cạnh cột sống
và nhóm cơ thành bụng.
+ Nhóm cơ cạnh cột sống: chạy từ cổ đến xương cùng, có đặc điểm càng
nằm sâu thì càng ngắn, nhóm cơ này gồm có cơ cùng thắt lưng (cơ chậu sườn),
cơ lưng dài và cơ ngang gai, ba cơ này hợp thành khối cơ chung nằm ở rãnh
sống cùng và rãnh thắt lưng. Tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời có thể
phối hợp với nghiêng, xoay cột sống [5], [38], [52].
+ Nhóm cơ thành bụng, gồm có:
* Cơ thẳng: Nằm ở phía trước thành bụng, có hai bó cơ thẳng nằm ở hai
bên đường giữa. Vì nằm phía trước trục cột sống nên cơ thẳng bụng là cơ
gập thân người rất mạnh.
* Nhóm cơ chéo: Có hai cơ chéo (cơ chéo trong, cơ chéo ngoài). Các
cơ chéo có chức năng xoay thân người, khi xoay sang bên trái cần cơ chéo
ngoài phải và cơ chéo trong trái hoạt động và ngược lại [5], [38], [52].
Dây chằng cột sống:
Các dây chằng giúp cho cột sống vững vàng đồng thời hạn chế những
vận động quá mức của cột sống. Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau
là hai dây chằng dài nhất, đều bắt đầu từ xương chẩm chạy tới xương cùng.
+ Dây chằng dọc trước, phủ mặt trước cột sống, bám vào thân đốt và
đĩa đệm.
+ Dây chằng dọc sau, phủ mặt sau các thân đốt, bám vào đĩa đệm,
không bám vào mặt sau thân đốt, bám vào thân đĩa đệm nhưng không phủ

kín phần sau bên của phần tự do.
+ Dây chằng vàng dầy và khỏe phủ mặt sau của ống sống.


6

+ Các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng trên gai
nối các gai sống với nhau. Ngoài những dây chằng, trên đốt L4-L5 còn
được nối với xuơng chậu bởi những dây chằng thắt lưng chậu, những dây
chằng này đều bám vào đỉnh mỏm ngang L4, L5 và bám vào tận mào chậu
ở phía truớc và phía sau. Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế
sự di động quá mức của hai đốt sống thắt lưng L4, L5 [5], [38], [52].
1.1.1.3. Lỗ liên đốt, sự phân bố thần kinh cột sống
Lỗ liên đốt sống:
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua lỗ liên đốt, lỗ này được giới
hạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới là
cuống sống của hai đốt kế cận nhau, ở phía sau là mỏm khớp là khớp liên
cuống, phủ phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của dây
chằng vàng [9], [10].
Phân bố thần kinh cột sống:
Từ phía trong rễ thần kinh xuyên qua màng cứng đi ra ngoài tới hạch giao
cảm cạnh sống tách ra các nhánh:
+ Nhánh trước: phân bố cho vùng trước cơ thể.
+ Nhánh sau: phân bố cho da, cho cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện
ngoài của khớp liên cuống.
+ Nhánh màng tủy: đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt vào ống
sống, chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây
chằng dọc sau, bao tủy. Do có sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay
đổi nào của những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt cũng sẽ kích thích rễ
thần kinh gây ra đau đớn.



7

1.1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoái hóa cột sống, còn được gọi là hư xương sụn đốt sống (osteochondrosis).
Hư xương sụn đốt sống bao gồm cả thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa đốt
sống.
Thoái hóa đĩa đệm:
Quá trình thoái hóa đĩa đệm diễn biến theo 5 giai đoạn:
1- Vòng sợi ở phía sau bị yếu, lồi ra phía sau ở một điểm do nhân nhầy ấn
lõm vào, quá trình này có sự rách đồng tâm trong vòng sợi, tuy nhiên đĩa đệm
vẫn còn giữ được chức năng sinh-cơ học và chưa có biểu hiện lâm sàng.
2- Có sự rách các sợi collagen của vòng sợi ở khu vực bờ viền giữa nhân
nhầy và bản sụn và lấn tới dần dần hướng ra phía ngoài, áp lực nội đĩa đệm
giảm làm cho các đốt sống tiến gần nhau hơn. Có thể gặp trường hợp đau thắt
lưng cấp khi có tác động cơ học gây chuyển dịch khối lượng đĩa đệm.
3- Vòng sợi bị rách cả ở phần ngoại vi của đĩa đệm, đường rách ở một
số điểm đã đi hết cả chiều dày vòng sợi. Giới hạn giữa nhân nhầy và lớp
trong của vòng sợi biến dạng, lồi lõm, có sự xâm nhập của các tổ chức liên
kết, dẫn tới hình thành các tổ chức sợi hạt đĩa đệm. Trên lâm sàng thường
gặp đau thắt lưng cấp nếu rễ thần kinh bị kích thích hoặc bị chèn ép do lồi,
thoát vị đĩa đệm kèm theo, có thể bị đau thắt lưng hông.
4- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi đều bị biến dạng lồi lõm, chiều
dày của vòng sợi bị giảm mỏng ở vài chỗ. Có rách vòng sợi ở nhiều phía,
trên lâm sàng biểu hiện đau thắt lưng mạn tính xen lẫn các đợt đau cấp tính.
5- Lớp ngoài và lớp trong của vòng sợi biến dạng thành hình đa giác,
chiều dày vòng sợi bị phá vỡ, rách nặng ở nhiều phía, vòng sợi rất mỏng ở
toàn bộ chu vi. Trên lâm sàng biểu hiện đau thắt lưng mạn hay tái phát.



8

Thoái hóa đốt sống:
Hậu quả tiếp sau thoái hóa đĩa đệm là các sợi đàn hồi của vòng sợi
giảm và được thay thế bởi các tổ chức xơ, dẫn tới sự giảm linh động giữa
hai đốt sống. Áp lực nội đĩa đệm giảm, các đốt sống gần nhau hơn, khả
năng chống rung sóc giảm, bao sợi và các dây chằng của nó trở nên chùng
lỏng. Chỗ dây chằng bám vào màng xương đốt sống bị yếu và dễ dàng bị
bong khỏi điểm bám do bất kỳ một lực nào tác động hoặc do khối lượng
đĩa đệm mất tính đàn hồi đẩy ra. Các chất thoát ra ngoài tiếp tục làm giảm
số lượng mô đĩa đệm, các đốt sống tiến lại gần nhau hơn, các dây chằng
căng trung ương lỏng lẻo càng dễ bóc tách tạo ra một vòng bệnh lý luẩn
quẩn, các chất bị bong trở thành dị vật và gây nên phản ứng kích thích, có
thể gây nên xơ hóa kéo theo can xi hóa dẫn tới viêm khớp thoái hóa, viêm
khớp, phì đại[5], [27], [24], [30].
1.1.3. Cơ chế gây đau thắt lưng
Đau thắt lưng là triệu chứng của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây ra. Tuy nhiên có 3 cơ chế gây đau thắt lưng sau.
- Cơ chế hoá học:
Theo cơ chế này đau thắt lưng là sự kích thích các đầu mút thần kinh
của các cấu trúc nhậy cảm như dây chằng dọc sau, màng tuỷ, bao khớp liên
cuống, rễ thần kinh…Chất kích thích được giải phóng ra từ những tế bào
viêm hoặc những tế bào của tổ chức tổn thương. Các chất kích thích hoá
học bao gồm: Hydrogen hoặc các enzym. Những chất này kích thích trực
tiếp các đầu mút thần kinh của các cấu trúc nhạy cảm gây nên triệu chứng
đau, nóng với tính chất vị trí và cường độ đau không thay đổi khi thay đổi
tư thế cột sống. Đau theo cơ chế này có thể giảm hoặc loại bỏ bằng 2 cách:
Giảm các chất kích thích hoá học (vai trò của các thuốc chống viêm) và



9

giảm tính nhạy cảm của các receptor của các cấu trúc nhạy cảm (tác dụng
của phong bế rễ thần kinh).
- Cơ chế cơ học:
Cơ chế này được nói đến nhiều và cũng là cơ chế chủ yếu gây đau thắt
lưng ở nhiều bệnh nhân. Áp lực cơ học quá mức ảnh hưởng tới chức năng
sinh lý của đĩa đệm, khớp liên cuống và các tổ chức phần mềm xung quanh
cột sống. Kích thích cơ học là sự kéo căng tổ chức liên kết, không có sự
tham gia của các chất hoá học trung gian. Kích thích cơ học gây đau như
thế nào còn chưa rõ. Theo Nikola Budog khi các bó sợi của dây chằng, bao
khớp bị kéo căng sẽ làm hẹp, biến dạng khoảng trống giữa các bó colagen,
các sợi thần kinh bị kích thích do bị ép giữa các bó colagen. Đau thắt lưng
theo cơ chế này có đặc điểm là đau như nén ép, châm chích, như dao đâm,
đau thay đổi cả về cường độ, và tần số khi thay đổi tư thế cột sống.
- Cơ chế phản xạ đốt đoạn:
Có một sự liên quan về giải phẫu giữa thần kinh cảm giác nội tạng với
thần kinh tuỷ sống. Khi một nội tạng ở trong ổ bụng bị tổn thương thì
không những gây đau ở tạng mà còn có thể lan tới vùng cột sống có cùng
khoanh tuỷ chi phối.
Như vậy, đau thắt lưng có thể do một, hai hoặc cả ba cơ chế kết hợp,
việc xác định được cơ chế đau sẽ giúp cho việc tìm nguyên nhân được dễ
hơn và điều trị có kết quả tốt hơn[1], [15], [53].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của đau do thoái hoá cột sống
thắt lưng
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân có hội chứng cột sống gồm:
- Đau:



10

+ Khởi phát từ từ, đau mạn tính tái phát nhiều lần, lần sau đau tăng lên
kéo dài mà không thấy biểu hiện thoái lui.
+ Đau nửa đêm về sáng, thay đổi thời tiết đau tăng.
+ Đau cả ngày lẫn đêm mà các biện pháp giảm đau thông thường không
có tác dụng là đau của nhiều bệnh kết hợp [4], [36].
Các dấu hiệu thực thể của hội chứng cột sống:
+ Điểm đau cột sống: Ấn hoặc gõ trên các mỏm gai đốt sống bệnh nhân
phát hiện được điểm đau. Trường hợp tổn thương rễ thần kinh thường có
điểm đau ở cột sống tương ứng.
+ Điểm đau cạnh sống (cách đường liên mỏm gai khoảng 2cm).
+ Co cứng cơ cạnh cột sống thắt lưng: Quan sát bệnh nhân ở tư thế
đứng thẳng hoặc nghiêng, thấy rõ cơ bên nào bị co cứng sẽ nổi vồng lên.
Khi sờ nắn, ấn tay thấy khối cơ căng, chắc.
+ Các biến dạng cột sống: Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, nhìn vùng thắt
lưng theo hướng nghiêng, có thể đánh giá độ ưỡn, gù, vẹo của cột sống [4].
+ Tầm hoạt động của cột sống thắt lưng: Yêu cầu bệnh nhân cúi ngửa
nghiêng phải, nghiêng trái, xoay và quan sát thấy tầm hoạt động bị hạn chế.
* Đo độ giãn cột sống thắt lưng (Nghiệm pháp Schober), ở tuổi vị thành
niên bình thường khoảng cách này giãn thêm khoảng 4-5 cm, chỉ số
Schober bình thường từ 14/10 cm đến 15/10 cm [5].
* Độ ưỡn cột sống: Bình thường góc nghiêng, góc xoay, góc ngửa
khoảng 30o. Nếu góc độ nhỏ hơn 10 o là bệnh lý [5].
1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
X-Quang quy ước:


11


X-Quang cột sống thắt lưng thường ở 3 tư thế thẳng, nghiêng, chếch
3/4, cho phép đánh giá được trục cột sống, so sánh được kích thước và vị
trí của các đốt sống, khoảng gian đốt và đĩa đệm, kích thước lỗ tiếp hợp,
đánh giá được mật độ cấu trúc xương, các dị tật bẩm sinh.
X- quang thoái hóa cột sống có 3 dấu hiệu cơ bản:
- Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằng
chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.
- Đặc xương: mâm sụn có hình đặc xương.
- Gai xương (ostéophyte): ở rìa ngoài của thân đốt, gai xương có thể tạo
thành những cầu xuơng, khớp tân tạo. Đặc biệt những gai xuơng ở gần lỗ
gian đốt sống dễ chèn ép vào rễ thần kinh.

Hình 1.3. Thoái hóa cột sống.
1.1.5. Điều trị đau do thoái hóa cột sống
1.1.5.1. Nguyên tắc chung
1. Nằm bất động khi đau nhiều.
2. Dùng thuốc giảm đau.


12

3. Dùng thuốc giãn cơ khi có co cơ.
4. Kết hợp điều trị vật lý, châm cứu, bấm huyệt.
5. Sử dụng một số biện pháp khi cần: phong bế ngoài màng cứng,
phong bế hốc xương cùng, tiêm vào đĩa đệm…
6. Điều trị nguyên nhân.
7. Phẫu thuật một số trường hợp nếu có chỉ định [2], [4], [27], [24].
1.1.5.2. Điều trị nội khoa
- Thuốc chống viêm giảm đau: chủ yếu là các thuốc chống viêm giảm

đau không steroid.
- Thuốc giãn cơ, an thần.
- Vitamin nhóm B liều cao có tác dụng giảm đau chống viêm, chống
thoái hóa thần kinh.
1.1.5.3. Phẫu thuật
Được chỉ định trong các trường hợp:
- Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm độ 3- 4.
- Các bệnh gây di lệch chèn ép vào tủy, đám rối đuôi ngựa (lao, viêm
mủ, u, chấn thương…).
- Phẫu thuật làm cứng, cố định cột sống khi có nguy cơ lún đốt sống, gù
vẹo nhiều…[4].
1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng theo YHCT
YHCT không có bệnh danh thoái hóa cột sống thắt lưng. Bệnh được mô
tả trong phạm vi chứng tý của YHCT với các bệnh danh “yêu thống”, “yêu
cước thống” “tọa cốt phong”...


13

“Yêu thống”, “yêu cước thống” là từ dùng để chỉ chứng trạng đau nhức, tê
bì, hạn chế vận động vùng cột sống thắt lưng cũng như những ảnh hưởng tới
hoạt động và cảm giác của chi dưới trong một số bệnh lý. Nguyên nhân đa
phần do thận hư bất túc, cảm nhiễm ngoại tà dẫn tới khí huyết kinh mạch trở
ngại không thông gây nên đau. YHCT cho rằng: Lưng là phủ của thận, thận
chủ tiên thiên có năng lực làm cho cơ thể cường tráng. Thận hư sẽ làm cho con
người mệt mỏi, trước hết là đau mỏi vùng thắt lưng. Mặt khác, thận chủ cốt tủy
nên khi thận khí không đầy đủ sẽ dẫn tới đau xương khớp, đau lưng, mỏi
gối.Trên lâm sàng thấy đau thắt lưng trước tiên phải xem xét tạng thận có thể bị
tổn thương hay không. Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, chứng yêu thống có thể
tương ứng với các bệnh đau lưng cấp tính, thoát vị đĩa đệm, viêm tuỷ sống,

loãng xương, viêm dây thần kinh hông to …trong Y học hiện đại [3], [35], [44],
[50].
1.2.1. Nguyên nhân của chứng yêu thống theo YHCT
- Các nhân tố nguyên phát [3], [44]:
+ Cảm nhiễm ngoại tà: phong, hàn, thấp, nhiệt là những nhân tố cơ bản
dẫn tới yêu thống. Lao động ra mồ hôi nhiều hoặc lao động ở những nơi ẩm
thấp, nhiễm lạnh hoặc ngấm nước mưa hoặc do nhiễm gió lạnh đều có thể
nhiễm hàn tà, thấp tà. Hàn thấp xâm nhập, kinh mạch vận hành trở trệ, khí trệ
huyết ứ mà dẫn tới yêu thống.
+ Bất nội ngoại nhân: lao lực quá độ, chấn thương, vận động cột sống sai
tư thế gây tổn thương cơ, đốt sống, kinh mạch đều làm cho kinh mạch vận
hành trở trệ, khí trệ huyết ứ mà dẫn tới yêu thống.
+ Thận hư tinh tổn: tiên thiên bất túc, hoặc do bệnh tật lâu ngày làm thận
hư tổn, hoặc do tuổi cao tinh huyết hư hao, hoặc do phòng dục quá độ… đều
dẫn tới thận hư tinh tổn, không thể nhu dưỡng kinh mạch, cốt tủy mà dẫn tới
yêu thống.


14

- Các nhân tố thứ phát:
Uất nộ thương can, can thận đồng nguyên; ưu tư suy nghĩ thương tỳ, tất vị
khí không hành, ngũ tạng đều nhận khí từ thuỷ cốc, tỳ là hậu thiên chi bản,
thận là tiên thiên chi bản. Can thận đòng nguyên, thận hư tinh tổn làm cho can
huyết suy yếu không nuôi dưỡng được cân cốt gây đau nhức cột sống, vận
động khó khăn. Do đó, khi can tỳ bị bệnh cũng rất dễ ảnh hưởng đến thận mà
dẫn đến yêu thống.
- Các yếu tố thuận lợi:
Ngoại cảm phong hàn, hàn, thấp, nhiệt cho tới trật đả ngoại thương, lao
lực thất tình đều có thể dựa trên cơ sở thận hư mà phát sinh bệnh hoặc làm

cho bệnh nặng thêm.
1.2.2 Các thể lâm sàng
- Yêu thống thể phong hàn thấp:Vùng lưng có cảm giác lạnh, nặng nề, vận
động khó khăn, trước đau nhẹ, dần dần đau nặng, nằm ngồi nghỉ ngơi cũng
không đỡ đau, thay đổi thời tiết đau tăng, rêu lưỡi trắng nhớt.
- Thể thấp nhiệt: Đau vùng lưng, nơi đau có cảm giác nóng nhức, tiểu tiện
đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác.
- Yêu thống thể huyết ứ nội đình: Đau lưng cố định, nhẹ thì cúi ngửa khó,
nặng thì đau tăng khi vận động, ấn đau cự án, bệnh nhân có tiền sử chấn
thương, chất lưới tối xạm, hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế sáp.
- Yêu thống thể can thận hư: Đau mỏi lưng, đầu gối mỏi vô lực, lao động
thì đau tăng, nghỉ ngơi thì giảm đau. Thiên về dương dư thì bụng dưới co
cứng, mặt nhợt, chân tay lạnh, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Thiên về âm hư
thì tâm phiền mất ngủ, miệng ráo, họng khô, sắc mặt hồng, lòng bàn chân bàn
tay ấm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.


15

Trên lâm sàng, có thể gặp các thể bệnh đơn thuần như trên, nhưng cũng
rất hay gặp các thể phối hơp với nhau như: phong hàn bế trở, can thận khuy
tổn, huyết ứ nội đình [3], [44]…
1.2.3. Điều trị chứng yêu thống theo YHCT
Cũng như YHHĐ, YHCT có các phương pháp khác nhau để điều trị
chứng yêu thống, yêu cước thống. Nhìn chung việc điều trị được chia làm 2
phương pháp chính: dùng thuốc và không dùng thuốc [3], [13], [34].
- Phương pháp dùng thuốc đông dược:
Trong YHCT, mỗi thể bệnh có một pháp điều trị đặc thù với một hay
nhiều bài thuốc cho mỗi thể bệnh. Thuốc có thể dùng dưới dạng thuốc uống
hay thuốc dùng ngoài.

- Phương pháp không dùng thuốc:
+ Châm cứu: Theo quan điểm của YHCT “bất thông tắc thống” tức là tà
khí xâm phạm vào kinh lạc khiến khí huyết tắc trở mà gây đau, châm cứu có
tác dụng làm thông kinh hoạt lạc làm khí huyết lưu thông thì hết đau “thông
tắc bất thống” [23], [47], [49].
+ Xoa bóp bấm huyệt: Theo YHCT, xoa bóp bấm huyệt tác dụng thư cân,
giãn cơ, nhuận khớp, tiêu sưng, thông lạc hoạt huyết, chỉ thống. Do đó, xoa
bóp bấm huyệt cũng được chỉ định trong điều trị chứng “yêu thống”, “yêu
cước thống”.
1.3. Phương pháp điện châm
Chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu là di sản lâu đời trong y học
Phương Đông.
Chân tức là điều khí, hòa huyết khí. Khi châm kim qua các huyệt vị sẽ
khai thông sự tuần hành của khí huyết vì : Thông bất thống, thống bất thông.


16

Có nghĩa là khi khí huyết lưu thông thì không đau, đau tức là khí huyết không
lưu thông [26], [37], [39], [43].
Những loại kim người xưa dùng để châm chữa bệnh gồm có 9 loại (cửu
châm), trong đó hay dùng nhất là loại kim số 7, dài 2-8 cm, đường kính 0,20,3 mm gọi là Hào châm.
Các nghiên cứu về các dòng điện trên cơ thể đã đưa ra kết luận là:
Khi dòng xung điện có tần số thích hợp, cường độ, điện thế thấp thì có
tácdụng tốt để kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây co cơ hoặc giảm co thắt
cơ, tăng cường điều chỉnh tuần hoàn đặc biệt là tác dụng giảm đau.
Điện châm là một phát triển của ngành châm cứu, kết hợp YHCT và
YHHĐ, phát huy được cả tác dụng của kích thích lên huyệt vị, huyệt đạo và
tác dụng của xung điện trên cơ thể [13].
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm với tác

dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm.
Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu cơn đau, kích thích
hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng ở các tổ chức, làm
giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.
Hiện nay kỹ thuật điện châm đã có mặt hầu hết trong các chỉ định của
châm cứu điều trị các chứng bệnh khó như châm chữa liệt, châm chữa giảm
thị lực do teo gai thị, châm giảm đau và đỉnh cao là châm tê. Có thể khẳng
định rằng nếu không có máy điện châm thì khó có thể thực hiện được cuộc
phẫu thuật với phương pháp vô cảm bằng châm tê. Điện châm là dùng máy
điện tử tạo xung điện ở cường độ thấp với các dải tần số khác nhau kích thích
vào huyệt nhằm mục đích bổ hoặc tả liên tục đều đặn hơn vê tay, do đó điều
khiển sự vận hành khí huyết nhanh mạnh, để đưa trạng thái cơ thể trở lại cân
bằng và ổn định, hết bệnh tật. Điện châm thay thế cho thủ pháp vê tay kích


17

thích huyệt một cách đều đặn nhịp nhàng không làm cho bệnh nhân đau đớn,
mà ngược lại bệnh nhân còn có cảm giác tê, tức, nặng làm dịu cơn đau một
cách nhanh chóng, do vậy điện châm ra đời đáp ứng được mục đích điều khí
của châm cứu một cách nhanh mạnh mà không đau đớn [43], [44].
1.3.1. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học hiện đại
Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Vogralic và Kassin (Liên Xô cũ) căn cứ
vào vị trí và tác dụng của nơi châm đề ra 3 loại phản ứng của cơ thể đó là:
phản ứng tại chỗ, phản ứng tiết đoạn và phản ứng toàn thân [47], [48],
[49].
Phản ứng tại chỗ:
+ Châm cứu vào huyệt là một kích thích gây một cung phản xạ mới có tác
dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý: như làm giảm cơn đau, giải phóng sự co

cơ…
+ Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự
vận mạch, nhiệt, sự tập trung bạch cầu…làm giảm xung huyết, bớt nóng,
giảm đau…
Phản ứng tiết đoạn thần kinh:
Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng
da ở cùng một tiết đoạn với nó, ngược lại nếu có kích thích từ vùng da của
một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng của cùng một tiết đoạn đó.
Phản ứng toàn thân:
Bất cứ một kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động của vỏ não, nghĩa
là có tính chất toàn thân. Khi nhắc đến phản ứng toàn thân, cần nhắc lại
nguyên lý hiện tượng chiếm ưu thế của vỏ não. Khi châm cứu gây những biến
đổi về thể dịch và nội tiết, sự thay đổi các chất trung gian hoá học như


18

Enkephalin, Catecholamin, Endorphin… như số lượng bạch cầu tăng, ACTH
tăng, số lượng kháng thể tăng cao [11], [12], [46].
1.3.2. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học cổ truyền
Bệnh tật phát sinh ra do sự mất cân bằng âm dương. Sự mất cân bằng đó
gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (tà khí của lục dâm) hoặc do thể
trạng suy yếu, sức đề kháng kém (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất
thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những
nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ
ngơi không hợp lý…Châm cứu có tác dụng điều hoà âm dương, đó chính là
mục đích cuối cùng của việc chữa bệnh trong Y học cổ truyền [49], [51].
Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân – tà khí) hoặc
nguyên nhân bên trong (nội nhân – chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành
kinh khí trong đường kinh. Châm cứu có tác dụng điều hoà cơ năng của hệ

kinh lạc. Nếu tà khí thịnh thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp
tả), nếu do chính khí hư thì phải bồi bổ cho chính khí đầy đủ (dùng phương
pháp bổ). Một khi chính khí của cơ thể được nâng cao, kinh khí trong các
đường kinh vận hành được thông suốt thì tà khí sẽ bị đẩy lùi, bệnh tật ắt sẽ
tiêu tan [14], [49].
Chỉ định và chống chỉ định
• Chỉ định:
- Dùng để cắt chứng đau 1 số bệnh: Đau khớp, đau răng, đau dây thần
kinh, cơn đau nội tạng...
- Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: Liệt nửa người, liệt các dây
thần kinh ngoại biên (liệt VII ngoại biên, liệt đám rối thần kinh cánh tay...)
- Châm tê tiến hành phẫu thuật.
• Chống chỉ định:
- Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu.
- Người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử mắc bệnh tim, phụ nữ
đang có thai hoặc hành kinh.


19

- Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói...
- Một số huyệt không được chỉ định châm hoặc cấm châm sâu như:
Phong phủ, Nhũ trung...
Cách tiến hành [43].
- Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và và tiến
hành châm kim đạt tới đắc khí, sau đó nối các huyệt cần được kích thích bằng
xung điện tới máy điện châm.
- Cần kiểm tra lại máy điện châm trước khi vận hành (tất cả các núm
đều chỉnh ở vị trí số 0) để đảm bảo an toàn. Tránh mọi động tác vội vàng
khiến cường đọ kích thích quá ngưỡng gây co giật mạnh khiến bệnh nhân

hoảng sợ.
- Thời gian kích thích điện tùy thuộc yêu cầu chữa bệnh, có thể từ 15
phút đến 1 giờ (như trong châm tê phẫu thuật).
 Liệu trình điện châm.
- Điện châm 1lần/ngày, mỗi lần 20-25 phút, một liệu trình điều trị
từ 10-15 ngày hoặc dài hơn tùy liệu trình điều trị.
- Cường độ điện châm theo phương pháp bổ 1-5 microampe, tả 10-20
microampe.
1.4 . Phương pháp điều trị bằng từ trường.
Sự phát triển của khoa học, đặc biệt là khoa học vật lý đã giúp nhân
loại khám phá nhiều điều mới lạ của tự nhiên. Một trong những khám phá đó
là phát hiện ra các tích chất của điện từ trường, một môi trường vật chất của
tự nhiên, để rồi ứng dụng các tích chất đó để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt của con người Bên cạnh những ứng dụng trong lĩnh vực giao thông,
liên lạc, quốc phòng... điện từ trường cũng được ứng dụng để phát hiện và
điều trị các loại bệnh trong y học [22], [28], [29], [54].
Từ trường trị liệu:


20

Định nghĩa: Từ trường trị liệu (Magneto theraphy) là một phương pháp điều
trị không dùng thuốc, thuộc ngành vật lý trị liệu. Đây là một hệ thống điều trị bằng
cách sử dụng nam châm, sách từ, thậm chí các dung dịch từ tính, phương pháp trị
liệu này rất hiệu quả trong nhiều trường hợp như trương lực cơ, đau cơ vì nó có
khả năng loại thải đau nhức ra khỏi cơ thể. Từ những năm1980 đã được ứng dụng
điều trị tại viện Quân y 108.
Ưu điểm của phương pháp từ trường trị liệu: không gây đau đớn cho người
bệnh, không gây lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan và AIDS...,
không gây biến đổi cấu trúc tế bào và hiện tượng dị sản.

Tác động của từ trường lên cơ thể sống:
Điện từ trường tác động vào cơ thể theo 2 phương thức: phương thức tụ điện
và phương thức cảm ứng [22], [40].
+ Dưới tác động của từ trường thì lưu lượng máu tăng lên sẽ làm tăng khả
năng chuyển tải oxy, cả hai việc này giúp khả năng chữa bệnh của cơ thể được
tăng lên.
+ Việc thay đổi sự di chuyển của ion calci: Từ trường có thể đưa các ion
calci tới để điều trị chỗ xương bị gãy chỉ nửa thời gian so với bình thường hoặc có
thể giúp cho việc lấy calci khỏi khớp xương bị viêm hoặc khớp xương bị đau.
+ Sự cân bằng pH của những thể dịch khác nhau trong cơ thể (thông thường
sự mất cân bằng pH xảy ra khi bị bệnh) có thể làm thay đổi nhờ từ trường.
+ Sự sản xuất hormon từ các tuyến nội tiết có thể tăng lên hoặc giảm xuống
nhờ từ trường.
+ Sự thay đổi hoạt động của các enzym và những quá trình sinh hóa khác.
Tác dụng điều trị của từ trường: [28], [29].
+ Chống viêm (nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn).


21

+ Giảm phù nề.
+ Giảm đau.
+ Tăng tuần hoàn ngoại vi và điều chỉnh áp lực động mạch.
+ Điều hòa hoạt đọng thần kinh thực vật.
+ Giảm độ nhớt máu, hạn chế kết dích tiểu cầu.
+ Kích thích miễn dịch không dặc hiệu.
+ Hạn chế lắng đọng cholesterol, hạn chế hình thành sỏi.
+ Kích thích tân tạo vi mạch, tái tạo tổ chức.
+ Kích thích phát triển xương, hạn chế loãng xương.


Hình 1.4. Máy từ trường MAS- EXPERT (CHLB Đức)
1.5. Một số kết quả nghiên cứu về điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột
sống
Năm 2003, Tarasenko Lidiya nghiên cứu điều trị hội chứng đau thắt
lưng hông do thoái hóa cột sống L1 – S1 bằng điện mãng châm trên 40
bệnh nhân đạt kết quả tốt là 60% và khá là 40% [42].
Năm 2003, Đoàn Hải Nam nghiên cứu so sánh tác dụng điện châm các
huyệt Uỷ trung, Giáp tích L1 – L5 và điện châm thường trong điều trị cho
60 bệnh nhân yêu thống thể hàn thấp cho thấy: điện châm các huyệt Uỷ


22

trung, Giáp tích L1 – L5 đạt kết quả cao hơn, với 80% tốt, 16,7% khá,
3,3% trung bình [33].
Năm 2007, Mạnh Hướng Văn quan sát lâm sàng phương pháp “Châm
xuyên huyệt” điều trị bệnh lý cột sống thắt lưng: Nhóm nghiên cứu sử dụng
phương pháp Châm xuyên huyệt” và nhóm chứng dùng châm cứu thông
thường. Kết quả giảm đau trước và sau điều trị của nhóm nghiên cứu: khỏi
hoàn toàn chiếm 48,08%, tổng số có hiệu quả điều trị giảm đau là 92,31%.
Năm 2008, Thomas.G Lowe cho thấy thoái hóa cột sống là nguyên
nhân gây ĐTL, điều đáng lưu ý rằng mặc dù có 80% người lớn tuổi đau
lưng chỉ có 1-2% cần đến phương pháp phẫu thuật, châm cứu là một
phương pháp y học được lựa chọn nó sẽ kiểm soát được triệu chứng đau,
châm cứu kích thích sản xuất ra Endorphin, Acetylcholine, và Serotonin.
Tuy nhiên châm cứu nên được kết hợp với chương trình tập luyện để dạt
kết quả cao hơn [62].
Năm 2008, Lương Thị Dung đánh giá tác dụng của phương pháp điện
châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị ĐTL do thoái hoá cột sống. Kết
quả tốt và khá đạt 88,6% [17].


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


23

2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2015 đến 10/2016
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, được chẩn
đoán đau do thoái hóa cột sống thắt lưng theo tiêu chuẩn của y học hiện đại.
- Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
Các bệnh nhân được chẩn đoán THCSTL với biểu hiện lâm sàng sau:
- Bệnh nhân được chẩn đoán là đau lưng do thoái hóa cột sống.
- Bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên.
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân tuân thủ điều trị.
- Cận lâm sàng có thoái hóa cột sống lưng.
- Đau vùng thắt lưng ở giai đoạn cấp và bán cấp.
Có các dấu hiệu của hội chứng cột sống:
+ Biến dạng cột sống, các tư thế chống đau: trước- sau, thẳng-chéo.
+ Nghiệm pháp Schober tư thế đứng ≤ 13/10 cm.
+ Dấu hiệu bấm chuông.
- Hình ảnh X-quang thường quy: dựa vào ba dấu hiệu cơ bản của thoái
hóa cột sống:



24

+ Hẹp khe khớp không đồng đều, biểu hiện giảm chiều cao của đĩa
đệm hẹp nhưng không dính khớp.
+ Gai xương ở ngoài của thân đốt sống, gai xương có thể tạo thành
những cầu xương, khớp nhân tạo. Đặc biệt những gai xương ở gần lỗ tiếp
hợp dễ bị chèn ép vào rễ thần kinh.
+ Đặc xương: mâm sụn có hình ảnh đặc xương.
2.1.4.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền
Chọn bệnh nhân thuộc thể thận hư:
- Đau vùng ngang thắt lưng, đau mạn tính lâu ngày, ê ẩm, mỏi ngang
thắt lưng đau nhiều về đêm, nằm nghỉ đỡ đau, bệnh nhân thích xoa bóp,
ngại vận động.
- Mỏi gối.
- Chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi mỏng.
- Mạch trầm tế.
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân đau vùng thắt lưng mà trên phim X quang không có hình
ảnh THCSTL.
- Bệnh nhân đau lưng có kèm theo các bệnh mạn tính: TVĐĐ, lao cột
sống, suy tim, suy thận, đái tháo đường, HIV/AIDS…
- Đau vùng thắt lưng trên MRI có hình ảnh do nguyên nhân thoát vị đĩa
đệm, lao, ung thư, chấn thương cột sống…
- Bệnh nhân có kèm theo các bệnh khác như: suy tim, bệnh tâm thần…
- Các bệnh nhân không thuộc thể thận hư.
- Bệnh nhân dùng thêm các phương pháp điều trị khác.


25


- Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu phải đáp ứng tiêu chuẩn chọn
Bệnh nhân đau
bệnh nhân và tiêu chuẩn loại
bệnh
nhân
khỏi nghiên cứu.
dotrừ
thoáí
hóa
CSTL
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có
đối chứng (so sánh trước và sau điều trị, so sánh giữa hai nhóm).
Nhóm I (điện châm kết hợp
Nhóm II (điện châm đơn
Cỡ mẫu nghiên cứu 60 bệnh nhân chọn ngẫu nhiên
để đảm bảo bệnh
thuần)
từ trường)
(n = về
30)tuổi và mức độ
nhân được phân(n
bố=vào
30)hai nhóm sao cho có sự tương đồng
đau.
- Nhóm I (nhóm nghiên cứu): gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng
Lâmchâm
sàngkết hợp với từ trường.

Lâm sàng
phương pháp điện
Trước điều trị
Trước điều trị
- Nhóm II (nhóm chứng): gồm 30 bệnh nhân được điều trị đơn thuần
bằng phương pháp điện châm.

Lâm sàng
Sau điều trị 7 ngày

Lâm sàng
Sau điều trị 7 ngày

Kết quả điều trị

Kết quả điều trị

So sánh
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Kết luận


×