Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Ứng dụng nhựa macroporous trong phân lập isoflavonoid từ sắn dây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ VĂN TUẤN

ỨNG DỤNG NHỰA MACROPOROUS
TRONG PHÂN LẬP ISOFLAVONOID
TỪ SẮN DÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

VŨ VĂN TUẤN

ỨNG DỤNG NHỰA MACROPOROUS
TRONG PHÂN LẬP ISOFLAVONOID
TỪ SẮN DÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

CHUY N NGHÀNH: C NG NGH DƢ C PH M


BÀO CHẾ THUỐC

M SỐ: 60720402

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Hân

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để có đƣợc sự thành công của luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Hân–Bộ môn Công Nghiệp Dƣợc,
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội - là ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo
và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong
bộ môn Công Nghiệp Dƣợc cùng các bộ môn, phòng ban trong trƣờng đại học
Dƣợc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Hà Nội, tháng 03 năm 2017
Học viên
Vũ Văn Tuấn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................9

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................2
1.1.

Vài nét về sắn dây ........................................................................................2

1.1.1.

Tên gọi ....................................................................................................2

1.1.2.

Đặc điểm thực vật ...................................................................................2

1.1.3.

Bộ phận dùng ..........................................................................................3

1.1.4.

Thành phần hóa học ...............................................................................3

1.1.5.

Tác dụng dược lý của Sắn dây ................................................................4

1.1.6.

Tính vị, công năng ..................................................................................6


1.1.7.

Công dụng ...............................................................................................6

1.1.8.

Ứng dụng của isoflavonoid Sắn dây ......................................................7

1.2.

Isoflavonoid ..................................................................................................7

1.2.1.

Công thức hóa học ..................................................................................7

1.2.2.

Tính chất lý hóa ......................................................................................8

1.2.3.

Tác dụng sinh học ...................................................................................8

1.2.4. Một số nghiên cứu phân lập isoflavonoid từ Sắn dây ................................9
1.3. Nhựa hấp phụ macroporous ........................................................................10
1.3.1. Giới thiệu chung về nhựa hấp phụ macroporous .....................................10
1.3.2. Phân loại nhựa macroporous ...................................................................13
1.3.3. Ứng dụng của nhựa macroporous trong phân lập các hoạt chất thiên
nhiên

1.4.

14

Quá trình hấp phụ .....................................................................................17


1.4.1.

Bản chất của lực hấp phụ .....................................................................17

1.4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp phụ chất tan ........................................18

CHƢƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................21
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết bị ...........................................................21
2.1.1. Nguyên vật liệu, hóa chất .........................................................................21
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ ...................................................................................22
2.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................23
2.2.1. Xác định hàm lượng isoflavonoid trong Sắn dây .....................................23
2.2.2. Chiết xuất các isoflavonoid từ Sắn dây ....................................................23
2.2.3. Khảo sát quá trình hấp phụ ......................................................................23
2.2.4. Khảo sát quá trình giải hấp phụ...............................................................23
2.2.5. Phân lập isoflavonoid từ Sắn dây quy mô 10kg nguyên liệu/mẻ..............23
2.2.6. Đánh giá khả năng tái sử dụng của nhựa macroporous D101 ................23
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................24
2.3.1. Phương pháp định tính .............................................................................24
2.3.2. Phương pháp định lượng isoflavonoid toàn phần ....................................24

2.3.3. Phương pháp định lượng puerarin...........................................................26
2.3.4. Phương pháp chiết xuất isoflavonoid từ Sắn dây.....................................28
2.3.5. Phương pháp xử lý nhựa ..........................................................................28
2.3.6. Phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ .....28
2.3.7. Phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải hấp phụ
29
2.3.8. Phương pháp đánh giá khả năng tái sử dụng ..........................................30
2.3.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................31


CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ...................................................32
3.1. Xác định isoflavonoid và puerarin trong nguyên liệu ...............................32
3.1.1. Định tính nguyên liệu ...............................................................................32
3.1.2. Định lượng isoflavonoid toàn phần..........................................................32
3.1.3. Định lượng puerarin.................................................................................35
3.2. Khảo sát quá trình chiết xuất ......................................................................36
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình chiết xuất...................................36
3.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi / nguyên liệu đến quá trình chiết xuất.....38
3.2.3. Ảnh hưởng của số lần chiết đến quá trình chiết xuất ...............................39
3.3. Khảo sát quá trình hấp phụ isoflavonoid từ dịch chiết lên nhựa
macroporous D101 ...............................................................................................40
3.4. Khảo sát quá trình giải hấp phụ isoflavonoid từ nhựa Macroporous
D101 43
3.4.1. Lựa chọn dung môi giải hấp phụ isoflavonoid .........................................43
3.4.2. Khảo sát quá trình giải hấp phụ...............................................................44
3.5. Triển khai chiết xuất và phân lập isoflavonoid quy mô 10kg Sắn dây
tƣơi/mẻ ..................................................................................................................47
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU
Ý NGHĨA
BV
Bed volume
( Thể tích khối hạt nhựa trên cột)
DĐVN
Dƣợc Điển Việt Nam
FDA

Food and Drug Administration
(Cục quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ)

GOT

Glutamic oxaloacetic transaminase

HDL

High Density Lipoprotein
(Lipoprotein có tỉ trọng cao)
High Speed Counter Current Chromatography
(Sắc ký ngƣợc dòng tốc độ cao)
High Performance Liquid Chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
Isoflavonoid
Low Density Lipoprotein


HSCCC
HPLC
IF
LDL

(Lipoprotein có tỉ trọng thấp)
SD

Độ lệch chuẩn

RSD

Độ lệch chuẩn tƣơng đối

UV-VIS

Ultraviolet Visible
(Tử ngoại khả kiến)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2: Danh mục hóa chất sử dụng trong nghiên cứu .........................................22
Bảng 2.3: Dãy dung dịch chuẩn ................................................................................27
Bảng 3.1: Độ hấp thụ của dung dịch puerarin với các nồng độ khác nhau tại bƣớc
sóng 250nm (n=5) .....................................................................................................33
Bảng 3.2: Kết quả định lƣợng isoflavonoid trong nguyên liệu(n=3) ........................34
Bảng 3.3: Diện tích pic sắc ký của dãy dung dịch chuẩn(n=5).................................35
Bảng 3.4: Hàm lƣợng puerarin trong nguyên liệu (n=3) ..........................................36
Bảng 3.5: Sự thay đổi nồng độ isoflavonoid trong dịch chiết và hàm lƣợng
isoflavonoid trong cắn chiết theo thời gian (n=5, ±SD) .........................................37

Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của tỷ lệ dung môi / nguyên liệu đến quá trình chiết xuất
(n=5, ±SD) ..............................................................................................................38
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của số lần chiết đến hiệu suất và hàm lƣợng isoflavonoid
trong cắn chiết (n=5, ±SD) .....................................................................................39
Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của nồng độ isoflavonoid trong dịch nạp đến dung lƣợng hấp
phụ của nhựa macroporous D101(n=3, ±SD) ........................................................41
Bảng 3.9: Quá trình rửa tạp chất bằng nƣớc .............................................................45
Bảng 3.10: Kết quả chiết xuất isoflavonoid từ Sắn dây tƣơi (n=3, ±SD) ..............48
Bảng 3.11: Khối lƣợng nhựa cần sử dụng cho quy mô 10 kg Sắn dây/mẻ ...............50
Bảng 3.12: Kết quả phân lập isoflavonoid từ Sắn dây tƣơi quy mô 10kg/mẻ (n=3) 51
Bảng 3.13: Quá trình làm giàu isoflavonoid Sắn dây ...............................................51
Bảng 3.14: Khả năng hấp phụ và tỷ lệ giải hấp phụ của nhựa sử dụng lần đầu và
nhựa tái sử dụng ........................................................................................................54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1: Sắn dây .......................................................................................................2
Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của một số isoflavonoid trong Sắn dây ...........................4
Hình 1.3: Công thức cấu tạo isoflavon........................................................................7
Hình 1.5. Nhựa hấp phụ macroporous D101 ............................................................10
Hình 3.1: Sắc ký đồ của puerarin (C) và dịch chiết Sắn dây (T) ..............................32
Hình 3.3: Đƣờng chuẩn biểu thị mối tƣơng quan giữa độ hấp thụ với nồng độ
puerarin

34

Hình 3.4: Đƣờng chuẩn biểu diễn mối tƣơng quan giữa diện tích pic với nồng độ
puerarin

35


Hình 3.5: Ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình chiết xuất ....................................37
Hình 3.6: Sự phụ thuộc của hiệu suất chiết và hàm lƣợng IF trong cắn chiết vào tỷ lệ
dung môi / nguyên liệu ..............................................................................................38
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn hiệu suất chiết ở mỗi lần chiết........................................40
Hình 3.8: Ảnh hƣởng của nồng độ IF trong dịch nạp cột đến dung lƣợng hấp phụ
của nhựa Macroporous D101 ....................................................................................41
Hình 3.9: Quá trình hấp phụ IF của nhựa Macroporous D101 với các nồng độ
isoflavonoid khác nhau .............................................................................................42
(A-0,5; B-1,0; C-2,5; D-5,0 mg/ml) ..........................................................................42
Hình 3.10: Khả năng giải hấp phụ của ethanol ở các nồng độ khác nhau ................44
Hình 3.11: Đƣờng cong giải hấp phụ bằng nƣớc ......................................................46
Hình 3.12: Đƣờng cong giải hấp phụ bằng ethanol 70% ..........................................47
Hình 3.13: Cột nhựa D101 dùng cho giai đoạn khảo sát (A) và dùng cho quy mô
10kg/mẻ (B). .............................................................................................................50
Hình 3.14: Sắc ký đồ HPLC của isoflavonoid thô (A) và isoflavonoid sau tinh chế
(B)

52

Hình 3.15: Hình ảnh sản phẩm IF Sắn dây: A-sản phẩm thô (41,47%), B-sản phẩm
sau tinh chế lần 1 (68,67%), C-sản phẩm sau tinh chế lần 2 (84,53%). ...................53
Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi khả năng hấp phụ và tỷ lệ giải hấp phụ theo
số lần sử dụng ............................................................................................................54


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sắn dây là cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Thành phần chính trong rễ củ
Sắn dây là các chất thuộc nhóm isoflavonoid nhƣ: Puerarin, daidzin,
daidzein,... Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng sinh học của chúng nhƣ: Làm

tăng tuần hoàn máu não, chống oxy hóa [12], [22], [30], chống trầm cảm [28],
giải rƣợu[43], tác dụng kiểu phytoestrogen [11], [29].
Hiện nay, một số tác giả đã đề xuất phƣơng pháp phân lập nhóm hoạt
chất này từ Sắn dây nhƣ: Phƣơng pháp phân lập của Xueli Cao và cộng sự[39]
sử dụng sắc ký phân bố ngƣợc dòng với hệ dung môi ethyl acetat/nbutanol/nƣớc (2:1:3); Hua-Neng Xu và Chao-Hong He sử dụng hệ dung môi
n-butanol/nƣớc (1:1)[37]. Nhìn chung, các phƣơng pháp này có hạn chế là sử
dụng dung môi độc hại, giá thành cao và khó thực hiện ở quy mô lớn.
Nhựa macroporous là một loại vật liệu mới, đƣợc ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong phân lập các hoạt chất từ thiên nhiên. Vì
nhựa macroporous hạn chế đƣợc các nhƣợc điểm của phƣơng pháp phân lập
truyền thống và có nhiều ƣu điểm nhƣ: Làm tăng đáng kể nồng độ của các
thành phần hoạt chất, không sử dụng các dung môi hữu cơ độc hại, khả năng
lặp lại và ổn định tốt, chi phí thấp do có thể tái sử dụng nhiều lần, phù hợp
cho sản xuất công nghiệp [9], [18].
Nhằm tìm ra một phƣơng pháp mới, hiệu quả để phân lập isoflavonoid
từ Sắn dây, đề tài: “Ứng dụng nhựa macroporous trong phân lập
isoflavonoid từ Sắn dây” đƣợc thực hiện với hai mục tiêu:
1.

Khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chiết xuất, phân lập
isoflavonoid trong củ Sắn dây bằng nhựa macroporous.

2.

2. Điều chế isoflavonoid Sắn dây hàm lƣợng trên 40% bằng nhựa
macroporous.
1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1.

Vài nét về sắn dây

1.1.1. Tên gọi

Hình 1. 1: Sắn dây
Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth. Một số tài liệu Trung Quốc
thì ghi loài P. lobata (Will) Ohwi hoặc P. pseudohirsuta Tang et Wang [4].
Tên khác: Bạch cát, Khau cáu (Tày), Bẳn mắm kéo (Thái).
Tên nước ngoài: Kudzu bean, Kudzu vine (Anh), Koudzou (Pháp).
Họ: Đậu (Fabaceae).
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Sắn dây là loài dây leo, dài có thể đến 10m, lá kép gồm 3 lá chét. Cuống
lá chét giữa dài, cuống lá chét 2 bên ngắn. Lá chét có thể phân thành 2-3 thùy.
Về mùa hạ trổ hoa màu xanh tím, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu có
nhiều lông. Củ dài to, nặng có thể tới 20kg, nhiều xơ. (Hình 1.1).

2


Muốn trồng Sắn dây ngƣời ta đào các hố sâu 50 cm, đổ rác và mùn rồi
lấp đất xốp lại. Đến tháng 1-2, giâm cành vào các hố đó. Nhiều nơi ở nƣớc ta
thƣờng kết hợp làm giàn lấy bóng mát. Cũng có những vùng chuyên trồng để
chế tinh bột, ví dụ: Làng Cao Xá thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh mỗi
năm sản xuất khoảng 20 tấn tinh bột [4].
1.1.3. Bộ phận dùng
Rễ củ thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3 - 4 năm sau.
Để chế vị Cát căn, ngƣời ta rửa sạch, bóc bỏ lớp vỏ dày bên ngoài củ, cắt
thành khúc dài 10-15 cm. Nếu củ to, bổ dọc để có những thanh dày khoảng 1

cm. Sau đó, xông diêm sinh, phơi hoặc sấy khô. Loại trắng ít xơ là loại tốt.
Muốn chế tinh bột Sắn dây, ngƣời ta bóc vỏ, đem giã nhỏ hoặc mài trên
tấm sắt tây có đục thủng lỗ, hoặc xay bằng máy, cho thêm nƣớc rồi nhào lọc
qua rây thƣa, loại bã. Sau đó, lọc lại 1 lần nữa qua rây dày hơn, để lắng gạn
lấy tinh bột rồi đem phơi hoặc sấy khô[4].
1.1.4. Thành phần hóa học
Hàm lƣợng tinh bột trong củ tƣơi khoảng 12-15%. Ngoài tinh bột ra còn
có các Isoflavonoid. Các Isoflavonoid chính trong sắn dây là puerarin,
daidzin, daidzein. Ngoài ra, còn có formonetin, các pueraria glycosid 1-6 và
puerarol[4]. Trong Sắn dây, ngƣời ta xác định đƣợc 7 isoflavonoid chính là:
3′-hydroxypuerarin,

puerarin,

3′-methoxypuerarin,

daidzin,

genistin,

formononetin-7-glucosid và daidzein[7]. Cấu trúc hóa học của một số
Isoflavonoid trong Sắn dây đƣợc mô tả ở Hình 1.2.

3


R3
R2

O

R4
O

R1

R5

Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của một số isoflavonoid trong Sắn dây
R1

R2

R3

R4

R5

Puerarin

H

OH

-glc

H

OH


Daidzin

H

O-glc

H

H

OH

Daidzein

H

OH

H

H

OH

Genistein

OH

OH


H

H

OH

1.1.5. Tác dụng dược lý của Sắn dây


Tác dụng trên tim mạch
Kết quả thử nghiệm tác dụng trên chó bằng cách tiêm isoflavon toàn

phần Sắn dây cho thấy: Isoflavon sắn dây có tác dụng giãn động mạch vành,
đồng thời giảm lƣợng tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm sức kháng mạch vành.
Trên chó đã dùng reserpin làm cạn kiệt lƣợng catecholamin trong mô tim,
dạng isoflavon toàn phần với liều 30 mg/kg và puerain với liều 20 mg/kg có
tác dụng tăng lƣu lƣợng mạch vành và giảm sức kháng mạch vành. Các kết
quả này giống với kết quả thí nghiệm trên chó không dùng reserpin. Điều này
chứng tỏ hiện tƣợng làm giãn mạch vành của Sắn dây không liên quan tới
catecholamin mà do tác dụng giãn cơ trực tiếp[5].
Yue Hong-wen và cộng sự đã thực hiện một thí nghiệm trên tim chó
ngừng đập kéo dài (140 phút ở điều kiện lạnh) và tổn thƣơng do thiếu máu.
Dung dịch puerarin (2 mg/kg) đƣợc truyền qua tim chó trên nhóm thử và so
sánh với nhóm chứng. Kết quả cho thấy: Sự hồi phục chức năng tâm thất trái
4


ở nhóm đƣợc điều trị tốt hơn đáng kể so với nhóm chứng (81±11% so với
39±7%, P <0,01). So sánh các giá trị tiền lâm sàng, sự gia tăng lƣu lƣợng máu
động mạch vành sau khi tim ngừng đập ở nhóm điều trị bằng puerarin cao

hơn nhóm đối chứng (214±11 so với 177±4 ml/phút, P<0,01). Dữ liệu cho
thấy rằng puerarin có tác dụng bảo vệ chức năng tim sau khi bị ngừng đập kéo
dài và tổn thƣơng do thiếu máu[41].
 Tác dụng hạ huyết áp của cao sắn dây
Cao Sắn dây tiêm tĩnh mạch với liều 5-30 mg/kg trên chó, mèo có tác dụng
hạ huyết áp. Cao Sắn dây với liều 750 mg/kg tiêm tĩnh mạch có khả năng đối
kháng với tác dụng kích thích tim của isoprenalin[5].
Tác dụng hạ huyết áp có thể sảy ra cả trên động vật bình thƣờng và động
vật có huyết áp cao. Cao Sắn dây đƣợc dùng đƣờng uống trên chó có huyết áp
cao với liều 2g/kg gây hạ huyết áp, gây suy yếu hoặc loại bỏ hoàn toàn tác
động của adrenalin[20].
 Tác dụng chống loạn nhịp tim
So sánh tác dụng chống loạn nhịp tim của puerarin, daidzein và dạng
chiết cồn từ sắn dây trên chuột cống trắng và chuột nhắt trắng cho thấy tác
dụng của daidzein tƣơng đối mạnh, cho hiệu quả rõ rệt. Dạng chiết cồn có tác
dụng giống với daidzein. Điều này chứng tỏ: Daidzein là thành phần chủ yếu
có tác dụng chống loạn nhịp tim. Puerarin với liều tƣơng đƣơng có tác dụng
kháng rõ rệt với loạn nhịp tim do aconitin và bari clorid gây nên, giảm nhẹ
mức độ loạn nhịp do thiếu máu cơ tim, tác dụng đối kháng với rung thất
không bằng daidzein[5].
 Tác dụng chống ung thư
Dịch chiết cồn từ sắn dây với liều 10 g/kg trên động vật thí nghiệm có
tác dụng ức chế nhất định sự phát triển của tế bào sarcom 180, u báng Ehrlich
và tế bào ung thƣ phổi Lewis. Daidzein với nồng độ 14µg/ml có tác dụng ức
chế sự tăng trƣởng của tế bào HL.60[5].
5


Các isoflavonoid sắn dây cững có tác dụng ức chế đối với các dòng tế
bào ung thƣ vú nhƣ: HS578T, MDA-MB-231, và MCF-7. Dạng chuyển hóa

của daizein là các muối sulfat hoặc glucuronic gây tác ức chế đối với 50% tế
bào ung thƣ vú ở nồng độ 2,35µM[24].
 Tác dụng chống oxy hóa
Thí nghiệm trên chuột gây tiểu đƣờng bằng cách tiêm phúc mạc
streptozotocin. Thí nghiệm sử dụng cao sắn dây chứa khoảng 10,42%
puerarin và một vài chất liên quan, với liều 500 mg/kg, dùng đƣờng uống
trong 3 tuần, kết quả cho thấy nồng độ malondialdehyd trong huyết tƣơngđƣợc sử dụng nhƣ một dấu hiệu của chất béo bị oxy hóa, đã giảm xuống mức
tƣơng tự nhƣ ở chuột khỏe mạnh và giống nhƣ trong nhóm đƣợc điều trị tích
cực hàng ngày bằng tocopherol acetat với liều 50 mg/kg [5]. Các tác dụng
chống oxy hóa, dọn các gốc tự do, ức chế enzym lypoxygenase cũng đƣợc
báo cáo bởi M. Jun và công sự[17].
1.1.6. Tính vị, công năng
Rễ sắn dây có vị ngọt, cay, tính bình, quy vào 2 kinh tỳ và vị, có tác
dụng giải cơ, thoát nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thoát chẩn, thăng dƣơng, chỉ tả.
Hoa sắn dây có vị ngọt tính bình, có tác dụng giải độc rƣợu.
1.1.7. Công dụng
Trong y học cổ truyền, sắn dây dùng chữa các bệnh cảm sốt phong nhiệt,
cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều, viêm ruột, kiết lị kèm theo sốt, khát
nƣớc. Lá sắn dây vò với nƣớc gạn lấy nƣớc uống chữa ngộ độc nấm. Lá già
giã nát với lá tía tô thêm nƣớc gạn uống, bã đắp chữa rắn cắn. Hoa sắn dây
với liều 4-10 g sắc uống chữa say rƣợu, tiêu chảy ra máu, trĩ.
Bột sắn dây đƣợc dùng để pha với nƣớc có đƣờng uống vào mùa hè, có
tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể. Ngoài ra, nó còn đƣợc dùng làm tá dƣợc
dính trong bào chế thuốc[5].

6


1.1.8. Ứng dụng của isoflavonoid Sắn dây
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, isoflavonoid Sắn dây đƣợc sử dụng phổ biến

trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoặc mỹ phẩm. Chúng có thể đƣợc sử dụng
ở dạng isoflavonoid toàn phần với mục đích làm đẹp, chống oxy hóa, tăng
tuần hoàn máu, giải độc gan hoặc sử dụng từng isoflavonoid riêng. Ví dụ nhƣ
puerarin tiêm tĩnh mạnh để điều trị bệnh mạch vành.
Ở Việt Nam, các ngành công nghiệp phân lập và hóa dƣợc còn kém phát
triển nên nhóm hoạt chất này còn chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Sản phẩm xuất
hiện trên thị trƣờng có thể kể đến nhƣ chức năng gan Bảo Nguyên. Một trong
các thành phần của sản phẩm này là isoflavonoid 40%, đƣợc sử dụng với mục
đích cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.
1.2.

Isoflavonoid

1.2.1. Công thức hóa học

1

8

O

7

A

C

6
5


2

4

O

3

B

Hình 1.3: Công thức cấu tạo isoflavon
Isoflavonoid (IF) là một phân nhóm của flavonoid, có cấu tạo khung
cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua dị vòng có oxy C, vòng
B gắn với vòng C tại vị trí số 3 (nhƣ hình 1.3). Dựa trên mức độ oxy hóa của
vòng C, flavonoid đƣợc phân loại thành các nhóm: isoflavan, isoflav-3-en,
isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3arylcoumarin, coumaronochromen, coumaronochromon, dihydroisochalcon,
7


aryl benzofuran, homoisoflavon. Trong đó, isoflavon là nhóm lớn nhất của
flavonoid. Có 364 chất đã biết (năm 1986). Daidzin, daidzein, puerarin và một
số chất khác có trong Sắn dây là ví dụ[4q], [26].
1.2.2. Tính chất lý hóa
Các chất thuộc nhóm isoflavonoid thƣờng không có màu vì không có
nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm carbonyl. Độ tan các chất không
giống nhau. Thông thƣờng thì dạng glycosid là hợp chất phân cực nên không
tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan đƣợc trong nƣớc, tan tốt nhất là
trong hỗn hợp cồn nƣớc. Các aglycon tan đƣợc trong dung môi hữu cơ, không
tan trong nƣớc. Các dẫn chất isoflavon có nhóm 7-hydroxy thƣờng dễ tan
trong dung dịch kiềm loãng.

Isoflavonoid là một phân nhóm của flavonoid. Vì vậy, các chất thuộc
phân nhóm này cũng có thể thể hiện các tính chất của flavonoid, tùy thuộc
vào từng chất cụ thể. Có thể kể một vài tính chất của flavonoid nhƣ sau:


Tính chất nhóm OH phenol: Trong cấu trúc của isoflavonoid có

2 vòng benzen, các nhóm OH trong cấu trúc sẽ thể hiện tính chất của OH
phenol. Tùy theo nhóm và tùy theo số lƣợng nhóm OH phenol mà mức độ
thể hiện tính chất khác nhau. Chúng có thể cho phản ứng với FeCl3, phản
ứng với kiềm, phản ứng với chì acetat. Các dẫn chất có nhóm OH ở vị trí
số 7 có thể phản ứng với muối diazoni tạo thành chất màu azoic vàng cam
đến đỏ.


Tác dụng với NaOH đậm đặc và đun nóng: Đun isoflavonoid

với dung dịch NaOH 30% thì sẽ mở vòng C tạo thành dẫn chất acid thơm
và dẫn chất phenol[4].
1.2.3. Tác dụng sinh học
Trong những năm gần đây, isoflavonoid ngày càng đƣợc quan tâm
nhiều hơn do tác dụng kiểu estrogen và kháng estrogen của chúng. Các tác

8


dụng này dẫn đến việc giảm tỷ lệ ung thƣ vú và ung thƣ tuyến tiền liệt, bệnh
tim mạch hay bệnh loãng xƣơng. Ngoài ra, chúng còn thể hiện nhiều tác dụng
tốt khác nhƣ: Tính chống oxy hóa, điều hòa quá trình phiên mã gen và ức chế
các enzyme, tác dụng điều trị ung thƣ[26], tác dụng trên tim mạch [11].

1.2.4. Một số nghiên cứu phân lập isoflavonoid từ Sắn dây
Cho đến nay, nhiều phƣơng pháp khác nhau để phân lập isoflavonoid
đã đƣợc phát triển, bao gồm: Kỹ thuật sắc ký phân bố ngƣợc dòng tốc độ cao
(HSCCC) [39], chiết dung môi[38], dùng gel agarose[15], chiết bằng dung
môi CO2 siêu tới hạn[36] và chiết phân bố[6], [37]. Để cải thiện tính chọn lọc
của cột chất nền đối với puerarin – một isoflavonoid từ Sắn dây, Tan và cộng
sự đã tổng hợp nhiều vật liệu dựa trên b-cyclodextrin, chẳng hạn nhƣ bcyclodextrin gắn với gel agarose[14], nhựa gắn oligo-b-cyclodextrin[20],
[40].
Năm 1999, Xueli Cao và cộng sự đã sử dụng sắc ký ngƣợc dòng tốc độ
cao với hệ dung môi ethyl acetat – n-butanol – nƣớc theo tỷ lệ 2:1:3 (v/v/v)
tách đƣợc 6 hợp chất tinh khiết từ 80 mg cắn chiết trong một lần chạy sắc ký.
Các hợp chất tinh chế đƣợc gồm: 3’-hydroxyl-puerarin, puerarin, 3’-methoxypuerarin, puerarin-xylosid, puerarin-xylosid, daidzin. Các chất tinh chế đƣợc
có độ tinh khiết cao trên 90%, đáng kể nhất là puerarin có độ tinh khiết trên
98%[39].
Năm 2004, Xiangling He và cộng sự sử dụng sắc ký hấp phụ trên
epichlorohydrin liên kết với -cyclodextrin. Pha động là dung dịch acid acetic
10%. Dung lƣợng phân tích khoảng 1,2 mg cắn chiết thô trên 1ml gel.
Puerarin thu đƣợc có độ tinh khiết khoảng 98% [14].
Tuy nhiên, các phƣơng pháp này cũng có nhiều hạn chế nhƣ: Thiết bị
tốn kém, tiêu thụ một số lƣợng lớn các dung môi hữu cơ, hiệu suất thấp,
không phù hợp quy mô công nghiệp.
9


Năm 2014, Phạm Thị Phƣơng Dung và nhóm nghiên cứu đã chiết xuất
isoflavonoid từ Sắn dây bằng ethanol 60%. Quá trình loại tạp đƣợc tiến hành
bằng cách cô thu hổi ethanol và để lắng qua đêm. Dịch chiết đƣợc lọc và cô
đến thể chất cao khô. Sản phẩm có hàm lƣợng isoflavonoid 10,41%[3].
Năm 2013, Pengyue Li và cộng sự đã phân lập các flavonoid trong rễ
củ Sắn dây bằng nhựa macroporous HPD200A. 2BV dịch nạp có nồng độ

0,25g/ml (tính theo khối lƣợng dƣợc liệu khô) đƣợc hấp phụ lên nhựa và giải
hấp phụ bằng 2BV nƣớc và 4BV ethanol 30%. Hàm lƣợng isoflavonoid và
puerarin trong sản phẩm lần lƣợt là 75% và 32%[19].
Năm 2015, Hai-Dong Guo và cộng sự đã dùng nhựa macroporous
H103 để phân lập puerarin từ Sắn dây. Dịch chiết từ 100g dƣợc liệu đƣợc hấp
phụ trên nhựa macroporous H103 và giải hấp phụ bằng ethanol 75%. Kết quả
thu đƣợc 11,65g sản phẩm có hàm lƣợng isoflavonoid và puerarin lần lƣợt là
69,25% và 41,78%[13].
1.3. Nhựa hấp phụ macroporous
1.3.1. Giới thiệu chung về nhựa hấp phụ macroporous

Hình 1.5. Nhựa hấp phụ macroporous D101

10


Thuật ngữ "nhựa hấp phụ macroporous" đƣợc sử dụng để chỉ các loại nhựa
mang nhiều liên kết chéo, không có khả năng ion hóa, đặc trƣng bởi số lƣợng
lớn các lỗ xốp trên bề mặt có đƣờng kính lỗ rỗng trên 50 Å và có thể tiếp cận
đƣợc với các đại phân tử. Nguồn gốc của chúng có thể đƣợc bắt nguồn từ các
polyme tổng hợp, trƣớc đó đƣợc tạo ra bởi sự đồng trùng hợp của
formaldehyd với phenol và các dẫn xuất amin thơm vào những năm 1930 bởi
B. A. Adams và E. L. Holmes[18]. Trong những năm tiếp theo, nhiều cuộc
điều tra tổng hợp đã đƣợc tiến hành và sản xuất loại nhựa mới này đã trở
thành một ngành công nghiệp phát triển.
Mặc dù các nhựa trao đổi ion đã sớm ứng dụng cho tinh chế đƣờng và tạo
nƣớc khử khoáng, nhƣng chúng cũng sớm đƣợc nhận ra là không có độ xốp
đầy đủ và khung cấu trúc không đủ ổn định để hoạt động trong các môi
trƣờng khắc nghiệt. Sau đó, G. F. Mills và cộng sự đã tạo ra nhựa trao đổi ion
phenolic macroporous, đƣợc coi là tiền thân của các loại nhựa macroporous

hiện nay. Các nhựa này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình khử ion
hoá tinh bột ngô thủy phân cho sản xuất glucose và fructose. Ngoài ra, chúng
còn đƣợc sử dụng làm chất hấp phụ để cải thiện màu sắc và hƣơng vị của các
loại rƣợu vang. Vào thời điểm đó, một thuật ngữ khác - "nhựa macroreticular"
đã đƣợc giới thiệu để mô tả các nhựa trao đổi ion đƣợc tổng hợp theo sáng
chế của Adam. Cho đến năm 1950, các loại “nhựa macroreticular” đã sử
dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nó vẫn đƣợc cho là có cấu trúc macroporous, nghi
ngờ này đƣợc khẳng định sau khi phát triển các công cụ phân tích thích hợp
gần 20 năm sau. Khi đó, một số sửa đổi đã đƣợc thực hiện trên cấu trúc của
nhựa trao đổi ion phenol-formaldehyd để tạo ra các cấu trúc polyme tốt hơn
gọi là nhựa gel. Nó đƣợc tổng hợp bằng cách tạo các liên kết chéo giữa các
polystyren. Việc đồng trùng hợp styren với một lƣợng nhỏ divinylbenzen lần
đầu tiên đƣợc báo cáo bởi Staudinger và Huseman để tạo ra một loại nhựa gel
có khả năng trƣơng nở nhƣng không hòa tan trong dung môi. Trƣớc đó, các
11


đồng polyme nhƣ styrendivinylbenzen và các chất khác nhau đã tìm ra và ứng
dụng, mức độ trƣơng nở của chúng có thể đƣợc điều chỉnh theo tỉ lệ
divinylbenzen trong quá trình đồng trùng hợp.
Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận ra rằng một số
đồng polyme có thể đƣợc sử dụng hiệu quả nhƣ các chất dẻo hấp phụ và ngay
sau đó các loại nhựa này đã bắt đầu xuất hiện trên thị trƣờng. Vào thời điểm
đó, các loại nhựa hấp phụ không ion hóa này đƣợc sử dụng để thu hồi các hợp
chất hữu cơ không phân cực hoặc ít phân cực từ dung dịch nƣớc. Một phƣơng
pháp chung để tạo ra các nhựa macoporous không phân cực đƣợc mô tả trong
các bằng sáng chế của Davankov và Tsyurupa[18]. Ngày nay, các loại nhựa
này thƣờng đƣợc sản xuất từ các polyme gốc styrendivinylbenzen hoặc
acrylic. Trong hỗn hợp monome đƣợc thêm một lƣợng nhất định một dung
môi trơ, không polyme hóa nhƣ các hợp chất nhƣ toluen, n-heptan, iso-octan

và isobutanol. Trong quá trình trùng hợp, các phân tử dung môi xâm nhập vào
không gian cấu trúc của hỗn hợp monome và cuối cùng đƣợc loại bỏ bằng
cách bay hơi khi hoàn thành quá trình trùng hợp, làm tăng các lỗ xốp trong
suốt quá trình tạo hạt. Nhựa này có đặc điểm mờ đục đặc trƣng, trái ngƣợc với
các loại nhựa gel trong suốt, do chúng có thể chứa đến 20%(w/w)
divinylbenzen trong cấu trúc của chúng và có mức độ liên kết chéo lớn hơn
10%. Hàm lƣợng cao của divinylbenzen tạo ra một cấu trúc tƣơng đối cứng
nhắc và ổn định có thể chịu đƣợc các điều kiện khắc nghiệt nhƣ áp suất thẩm
thấu cao, quá trình oxy hóa và ứng suất cơ học. Tuy nhiên, cấu trúc này cũng
làm giảm độ rỗng của hạt.
Nhƣ vậy, giai đoạn quyết định trong quá trình sản xuất các cấu trúc
'macroporous' là bƣớc phân tách. Quá trình tách pha có thể diễn ra trên vĩ mô
hoặc vi mô là cần thiết cho sự hình thành cấu trúc macroporous trong quá

12


trình đồng trùng hợp, tạo ra thêm các liên kết chéo để ổn định cấu trúc hai
pha.
Diện tích bề mặt bên trong, đƣờng kính lỗ rỗng và độ phân cực bề mặt là
ba thông số quan trọng để đánh giá tính chất một loại nhựa hấp phụ
macroporous. Diện tích bề mặt bên trong của nhựa khô thƣờng từ 100 đến
1000 m2/g, với đƣờng kính lỗ rỗng từ 100 đến 300 Å. Độ phân cực của nhựa
có thể thay đổi tùy theo sự lựa chọn monome sử dụng trong quá trình tổng
hợp hoặc bằng cách xử lý hóa học bổ sung sau quá trình trùng hợp. Sự hấp
phụ của nhựa macroporous phụ thuộc vào cấu trúc hình học của nó và có thể
đƣợc kiểm soát bằng cách thay đổi thành phần hóa học của hỗn hợp polyme
hóa trong quá trình tổng hợp.
Sự phát triển nhanh chóng của nhựa hấp phụ macroporous dẫn đến việc
mở rộng khả năng sử dụng nó. Các ứng dụng chủ yếu là tinh chế đƣờng, hấp

phụ khí, xử lý nƣớc thải, tách và làm giàu các sản phẩm tự nhiên có hoạt tính
dƣợc học và thanh lọc các sản phẩm sinh học khác. Quá trình hấp phụ bằng
nhựa macroporous đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng do đặc tính hấp phụ và
các ƣu điểm khác bao gồm chi phí vận hành thấp, tiêu thụ dung môi thấp hơn,
dƣ lƣợng hóa chất không mong muốn trong sản phẩm, cùng với sự sẵn có của
nhựa.
1.3.2. Phân loại nhựa macroporous
Việc lựa chọn loại nhựa cho phƣơng pháp phân lập cần dựa vào nhiều yếu
tố. Thông thƣờng, mức độ phân cực và trọng lƣợng phân tử của hợp chất cần
phân lập đƣợc xem là cơ sở chính để lựa chọn loại nhựa. Dựa trên mức độ
phân cực, các nhựa macroporous có thể đƣợc chia thành hai nhóm chính:
Nhóm không hoặc ít phân cực: D101, H103, H107, X-5, AB-8, các nhựa
HPD nhƣ: HPD722, HPD450, ...
Nhóm phân cực trung bình và mạnh: ADS-17, CAD-40, NKA-II, S-8, ...
13


1.3.3. Ứng dụng của nhựa macroporous trong phân lập các hoạt chất thiên
nhiên
a. Phân lập các flavonoid / polyphenol
Inga edulis là một loài cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ, đặc biệt
phát triển rộng rãi bởi ngƣời Amazon bản địa. Lá của nó có tác dụng chống
viêm. Epicatechin và myricitrin là hai polyphenol chính của loài này. Silva và
cộng sự đã tối ƣu hóa điều kiện hấp phụ cho bốn loại nhựa hấp phụ
macroporous (XAD-7, XAD-16, EXA-90, EXA-118) bằng các biến khác
nhau. Ảnh hƣởng của ba biến độc lập: Nồng độ dịch chiết nƣớc, giá trị pH và
loại nhựa đã đƣợc nghiên cứu. Kết quả cho thấy: Hai biến, nồng độ dịch chiết
nƣớc và loại nhựa sử dụng, ảnh hƣởng mạnh đến hiệu quả hấp phụ còn giá trị
pH không có ảnh hƣởng. Trong các loại nhựa đƣợc thử nghiệm, XAD-7 có
khả năng hấp phụ cao nhất (239 mg/g) và XAD-16 cho thấp nhất (16 mg/g)

[31].
b. Phân lập Glycosid
Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum) là một loại thảo dƣợc đƣợc sử
dụng rộng rãi, có tác dụng trẻ hóa cơ thể. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra
rằng, SG (2,3,5,40-tetrahydroxystilben-2-O-β-glucopyranosid), là stilben
glycosid chính đƣợc phân lập từ Hà thủ ô. Nó có nhiều tác dụng chữa bệnh
nhƣ: Làm giảm cholesterol, giảm lão hóa bằng cách tác động nhƣ một chất
chống oxy hoá và dọn gốc tự do. Với mục đích phát triển một phƣơng pháp
mới và nhanh chóng dựa trên nhựa macroporous để tách SG khỏi dịch chiết
Hà thủ ô, Lv và cộng sự khảo sát hiệu suất hấp phụ của 15 nhựa macroporous
(AB-8, NKA, NKA-II, NKA-9, HPD-100, HPD-500, HPD-700, HPD-800, D101, DM-11, DM-130), DM-301, HZ-801, Z-841 và DA-201) và phát hiện ra
rằng HPD-100 là loại cho kết quả tốt nhất. Việc tối ƣu hóa các thông số ảnh
hƣởng đến sự hấp phụ nhƣ: Nồng độ mẫu, giá trị pH và tốc độ dòng chảy

14


đƣợc thực hiện trên cột nhựa HPD-100. Sản phẩm cuối cùng có độ tinh khiết
81,9% (w/w) và tỷ lệ thu hồi 74,7%[25].
c. Phân lập Saponin
Tam thất (Panax pseudoginseng) là một loại dƣợc liệu đƣợc trồng phổ
biến ở nhiều nƣớc, có tác dụng điều trị rối loạn máu và thiếu máu. Hai
saponin steroid là 20(S)-protopanaxatriol và 20(S)-protopanaxadiol, có trong
rễ của Tam thất có khả năng chống ung thƣ, bảo vệ tim mạch và mạch máu
não. Wan và cộng sự đã xây dựng một phƣơng pháp đơn giản để phân lập hai
chất này từ dịch chiết rễ củ Tam thất. Họ nghiên cứu tính chất hấp phụ của
bốn nhựa macroporous (D-101, DA-201, DM-301 và DS-401) đối với hai
chất nói trên và thấy rằng: DS-401 có hoạt tính hấp phụ tốt nhất. Vì vậy, DS401 đƣợc sử dụng để tối ƣu hóa quá trình hấp phụ trên cột. Sau đó, cột nhựa
đƣợc giải hấp phụ bằng dung dịch ethanol 30 và 80% (v/v). Sau khi phân lập,
20(S)-protopanaxatriol và 20(S)-protopanaxadiol thu đƣợc có độ tinh khiết

lần lƣợt là 88,2% và 92,6%, hiệu suất thu hồi tƣơng ứng là 80,2 và 82,3%[35].
d. Phân lập taxol/taxoid
Thông đỏ Trung Quốc (Taxus chinensis) là một cây gỗ lớn đƣợc trồng
phổ biến ở Trung Quốc và có chứa Taxoid. Fu và cộng sự nghiên cứu mức độ
hấp phụ và và giải hấp phụ của 10-DAB III và 7-xylosyl-10-deacetyl
paclitaxel tinh khiết đối với 7 loại nhựa macroporous (AB-8, ADS-17, ADS21, ADS-31, ADS-8, H1020 và NKA -II). Kết quả cho thấy: AB-8 có khả
năng hấp phụ tốt nhất cho cả hai hợp chất này. Điều kiện phân lập này có hiệu
quả tốt trong việc phân lập và làm giàu 10-DAB III và 7-xyl-10-DAT. Hàm
lƣợng hoạt chất trong sản phẩm phân lập tăng lần lƣợt là 62,4 lần và 8,5 lần so
với trƣớc đó, hiệu suất thu hồi tƣơng ứng là 85,9 và 52,8%. Phƣơng pháp làm
giàu hoạt chất bằng nhựa macroporous trong nghiên cứu này có hiệu quả cao
hơn phƣơng pháp chiết lỏng-lỏng thông thƣờng. Các điều kiện tối ƣu cho các
quá trình hấp phụ và xử lý đƣợc đƣa ra. Mới đây, Sun và cộng sự đã làm giàu
15


bốn hợp chất 10-DAB III, 7-xyl-10-DAT, cephalomannin và paclitaxel đƣợc
chiết xuất từ lá kim của loài Taxus chinensis bằng phƣơng pháp sắc ký cột
nhựa. So sánh 7 loại nhựa macroporous trên, kết quả cho thấy: AB-8 có hiệu
quả tốt nhất cho cả bốn taxoid. Sản phẩm thu đƣợc có hàm lƣợng tăng 7,63,
3,68, 6,18 và 6,55 lần so với ban đầu. Hiệu suất thu hồi của bốn thành phần
lần lƣợt là 95,0, 77,3, 88,1 và 95,3% [32].
e. Một số chuyên luận trong dƣợc điển Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nền y dƣợc học cổ truyền rất phát triển.
Phƣơng pháp đƣợc dùng phổ biến để chế biến thuốc từ xƣa đến nay là “sắc
thuốc”. Theo sự phát triển của nền y dƣợc học hiện đại, phƣơng pháp này đã
lộ ra rất nhiều nhƣợc điểm nhƣ: sử dụng nhiệt độ cao, thời gian kéo dài, sản
phẩm thu đƣợc lẫn quá nhiều tạp chất, ... Sự ra đời của nhựa macroporous và
phƣơng pháp phân lập, làm giàu hoạt chất bằng loại nhựa này đã tạo một cơ
hội cho ngành y học cổ truyền. Ở Trung Quốc, rất nhiều các nghiên cứu ứng

dụng nhựa macroporous để phân lập các hoạt chất thiên nhiên đã đƣợc tiến
hành và rất nhiều trong số đó đã đƣợc đƣa vào sản xuất thực tế. Một vài ví dụ
tiêu biểu đã đƣợc quy định trong dƣợc điển Trung Quốc 2010 nhƣ sau:
Cao lá bạch quả: Đƣợc sản xuất bằng cách nghiền nhỏ lá và chiết hồi
lƣu bằng ethanol. Dịch chiết đƣợc lọc, cất thu hồi ethanol và cô đặc đến tỉ lệ
thích hợp. Một cột nhựa macroporous đƣợc sử dụng để hấp phụ dịch chiết sau
khi cô đặc. Cột này tiếp tục đƣợc rửa bằng nƣớc và dung dịch ethanol trong
nƣớc. Phân đoạn nƣớc đƣợc bỏ đi, phân đoạn ethanol đƣợc thu lấy, cô đặc,
sấy khô đến thể chất quy định.
Cao lá sơn tra: Lá cây sơn tra đƣợc nghiền nhỏ thành bột, chiết nóng ở
55-60oC bằng ethanol 50%. Mỗi mẻ chiết 2 lần, lần đầu dùng 10 lần dung
môi, lần hai dùng 6 lần dung môi so với nguyên liệu. Dịch chiết đƣợc lọc và
cất thu hồi ethanol rồi hòa tan với nƣớc ở tỉ lệ thích hợp. Dung dịch này đƣợc
cho chảy qua một cột nhựa macroporous D101, rủa cột với nƣớc và ethanol có
16


×