Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 162 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ HỒNG LÊ

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ VIỆT NAM
HIỆN NAY
Chuyên ngành

: Đạo đức học

Mã số

: 62.22.03.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Sỹ Phán

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa từng
được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Trần Thị Hồng Lê


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, đạo đức sinh
viên và giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đạo đức ngành y và thực trạng giáo
dục đạo đức cho sinh viên ngành y nói chung, sinh viên ngành y
khu vực Nam Bộ nói riêng
1.3. Những nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả giáo
dục đạo đức cho sinh viên nói chung, cho sinh viên ngành y và sinh
viên ngành y khu vực Nam Bộ nói riêng
1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và một số vấn đề đặt ra mà
luận án cần tiếp tục giải quyết
Chƣơng 2: ĐẠO ĐỨC, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC
CẦN GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC
NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Đạo đức và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên
ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay
2.2. Một số nội dung đạo đức cơ bản cần giáo dục cho sinh viên ngành y
khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay

Chƣơng 3: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y KHU
VỰC NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY - NHỮNG NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y
khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay
3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam
Bộ Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh
viên ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ VIỆT
NAM HIỆN NAY

4.1. Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
6

14

22

29

32
32
63

80
80
91
107

112
112
120

149
151
152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những mục tiêu của giáo dục đại học (bao gồm trình độ cao
đẳng, trình độ đại học và sau đại học) ở nước ta hiện nay được quy định trong
Điều 5 Luật Giáo dục đại học (2012) là: Đào tạo người học có phẩm chất
chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực
nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với
trình độ đào tạo; có ý thức phục vụ nhân dân.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác
giáo dục đạo đức trong các trường đại học và cao đẳng, coi đó là một trong

những nội dung không thể thiếu được trong giáo dục nhà trường. Bởi lẽ trong
cấu trúc nhân cách của con người nói chung, của sinh viên nói riêng đạo đức
giữ một vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta có thể coi đạo đức là yếu tố cô
đọng, chưng cất của nhân cách. Khi nói đến nhân cách một con người, trước
hết người ta thường nói đến thành tố đạo đức của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói rằng: thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức…chẳng
những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa.
Nếu có đức mà không có tài…cũng không lợi gì cho loài người.
Thực tiễn cuộc sống chỉ cho chúng ta thấy rằng, đạo đức hình thành chủ
yếu bằng hai con đường, tự phát và tự giác. Trong đó con đường tự giác chủ yếu
thông qua giáo dục. Vì vậy giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức nghề
nghiệp nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường đại
học, cao đẳng. Ph.Ăngghen từng nói rằng: “Trong thực tế, mỗi một giai cấp và
ngay cả mỗi một nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình” [52, tr.425].
Thời gian qua công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống
cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh, sinh viên nói riêng đã đem lại những
kết quả nhất định, có tác động tích cực đến đông đảo thanh niên, sinh viên

1


Việt Nam; tạo ra những cơ hội để cho thanh niên, sinh viên phấn đấu vì ngày
mai lập thân, lập nghiệp.
Tuy nhiên dưới tác động mạnh mẽ từ mặt trái của cơ chế thị trường,
của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với đó là một bộ phận sinh
viên thiếu ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện đang làm nẩy sinh lối
sống vị kỷ, vụ lợi, hưởng thụ, những thói hư tật xấu đang làm rạn nứt, phá vỡ
những khuôn mẫu, phép tắc, quy phạm, giá trị đạo đức và những nét đẹp
truyền thống của văn hóa dân tộc.
Vậy làm thế nào để khắc phục những tác động tiêu cực từ mặt trái của

kinh tế thị trường, của quá trình toàn cầu hóa. Làm thế nào để góp phần khắc
phục tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức trong một bộ phận sinh viên nước
ta nói chung, sinh viên ngành y nói riêng. Làm sao đào tạo ra được những
sinh viên có nhân cách phát triển toàn diện, vừa có đức, vừa có tài, bổ sung
cho đội ngũ trí thức, cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Ðây
là những vấn đề lớn cần phải được giải đáp.
Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cùng
với việc chú trọng giáo dục tri thức khoa học chuyên ngành, thì vấn đề đạo
đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên đã được các trường đại học, cao đẳng
trong cả nước quan tâm. Nằm trong xu thế đó, các trường đại học, cao đẳng y,
dược khu vực Nam Bộ cũng hết sức quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức
nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng, coi đó là nhiệm vụ, là
mục tiêu hết sức quan trọng của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh những thuận lợi, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức,
lối sống cho sinh viên cũng còn không ít bất cập, yếu kém, thậm chí một số nơi
còn mang tính hình thức, chưa đặt đúng vị trí như nó cần phải có. Tại Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta có nhận định, trong thời gian qua, giáo dục nước
ta: “chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm
việc” cho người học. Để khắc phục tình trạng trên, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng

2


ta đã đề ra một trong những nhiệm vụ chính của cho ngành giáo dục và đào tạo
nước ta hiện nay là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả” [19, tr.115].
Nam Bộ là một trong những khu kinh tế trọng điểm của cả nước, với
gần 20 triệu dân. Nhu cầu về y tế của khu vực là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của đồng bào

nơi đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước, các tỉnh Nam Bộ đã mở các trường y,
đào tạo cán bộ y tế cho vùng.
Là những cán bộ y tế trong tương lai, sinh viên các trường y không chỉ
phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải là những người có y đức
trong sáng, nghĩa là vừa phải “hồng”, vừa phải “chuyên”. Muốn vậy thì ngay
khi còn ngồi trên ghế nhà trường đại học và cao đẳng, sinh viên ngành y phải
ra sức rèn đức, luyện tài để mai sau phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Để
thực hiện nhiệm vụ này, nhà trường và các chủ thể giáo dục đóng vai trò hết
sức to lớn. Chính vì những lý do đó mà chúng tôi chọn: Giáo dục đạo đức
cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay để làm đề tài
luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về đạo đức, y đức,
tầm quan trọng và nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực
Nam Bộ Việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích thực trạng giáo dục đạo đức
cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ, từ đó đề xuất phương hướng và một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên
ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đạo đức, y đức, giáo
dục đạo đức cho sinh viên ngành y. Chỉ ra tầm quan trọng, nội dung giáo dục
đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.

3


- Phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến giáo dục đạo đức cho
sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ hiện nay. Đánh giá thực trạng giáo dục
đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay, từ đó xác

định những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam
hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên
ngành y khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, Nam Bộ Việt Nam là vùng đất rộng lớn, trong phạm vi
của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sinh viên các trường đại học, cao
đẳng ngành y ở hai khu vực tương đối điển hình của vùng đất Nam Bộ, đó là
thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho khu vực miền Đông, nơi từng được ví là
“hòn ngọc Viễn Đông” và thành phố Cần Thơ, nơi từng được mệnh danh là
“Tây Đô”. Trong lịch sử cũng như hiện tại, hai vùng đất này có ảnh hưởng rất
lớn đến các tỉnh miền Đông cũng như các tỉnh miền Tây trên nhiều lĩnh vực;
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Hiện tại, tất cả các trường đại học y, dược
của các tỉnh Nam Bộ đều đứng chân trên hai địa bàn này. Chính vì vậy tác giả
luận án lựa chọn hai địa danh trên làm đối tượng khảo sát trong công trình
nghiên cứu của mình.
Về thời gian, chủ yếu từ sau năm 2000 trở lại đây.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của

4


Đảng và Nhà nước ta về đạo đức, y đức; về giáo dục đạo đức cho sinh viên

nói chung và sinh viên chuyên ngành y nói riêng. Ngoài ra, tác giả luận án
còn tham khảo, kế thừa các kết quả đạt được của một số công trình khoa học
đã được công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS,
kết hợp với phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; so sánh - đối
chiếu; thu thập số liệu trong quá trình triển khai nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và nội dung giáo
dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích những nhân tố tác động và đánh giá thực
trạng, luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước
ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hóa về mặt lý
luận vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y nước hiện nay.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn "Đạo đức học",
“Đạo đức y tế” ở các trường đại học và cao đẳng. Ở mức độ nào đó, kết quả
nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành y - dược nói riêng, cán bộ ngành y tế
nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục
các công trình khoa học đã được công bố của tác giả có liên quan đến luận án,
nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

5



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG C NG TR NH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC
ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN V

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

HIỆN NAY

Từ lâu vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên đã có nhiều
công trình đề cập đến. Trong số các công trình khoa học đó, có thể kể đến một
số công trình sau:
- Trong cuốn "

o đức học", G.Bandzeladze [7 đã trình bày một cách

tương đối hệ thống những vấn đề lý luận chung về đạo đức như: Đạo đức là gì
chương 1 ; đạo đức phát sinh và phát triển như thế nào chương 2 ; quan hệ
giữa đạo đức với các hình thái ý thức xã hội khác chương 3 ; lý thuyết đạo
đức cộng sản chủ nghĩa chương 4 , sau đó tác giả đi sâu phân tích một số
phạm trù cơ bản của đạo đức học như: hạnh phúc; nghĩa vụ; lương tâm... Cho
dù công trình khoa học này không đề cập trực tiếp vấn đề giáo dục đạo đức
cho sinh viên, nhất là sinh viên ngành y, nhưng những vấn đề lý luận chung
về đạo đức được tác giả trình bày trong cuốn
nhiều giá trị để nghiên cứu sinh NC

o đức học này là tài liệu có


tham khảo trong quá trình thực hiện

luận án của mình, nhất là ở chương 2 của bản luận án.
- Năm 1996, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, thuộc Trung tâm Khoa
học Xã hội và Nhân văn quốc gia có dịch cuốn: "Những vấn đề đ o đức trong
điều kiện nền kinh tế thị trường - Từ góc nhìn của các nhà khoa học Trung
Quốc" [85]. Cuốn sách đã đề cập đến một số vấn đề về đạo đức và quan hệ
giữa đạo đức với kinh tế thị trường nói chung cũng như kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc nói riêng. ự phân tích của các tác
giả trong cuốn sách này đã giúp cho NC có được cách nhìn bao quát hơn khi

6


bàn về ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với việc giáo dục đạo đức cho
sinh viên ngành y ở nước ta nói chung, khu vực Nam ộ nói riêng.
- Một trong những công trình nghiên cứu trực tiếp bàn đến vấn đề giáo
dục đạo đức cho thanh niên, cho sinh viên, đó là cuốn: “Tu dưỡng đ o đức tư
tưởng” của La Quốc Kiệt [38]. Đây là tài liệu đang được dùng để giảng dạy
cho mọi đối tượng thanh niên, sinh viên trong các trường đại học của Trung
uốc. Cuốn sách gồm 12 chương trình bày những vấn đề lý luận chung về
đạo đức và sự ứng dụng chúng trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh
viên. NCS coi đây là một trong những tài liệu tham khảo có giá trị nhất định
trong việc nghiên cứu về đạo đức và giảng dạy đạo đức cho thanh niên Việt
Nam nói chung và cho sinh viên ngành y nói riêng.
- “Những giá trị sống cho tuổi trẻ” của Diane Tillman [75] là quyển
sách mang hơi thở của thời đại. Cuốn sách bao gồm các bài giảng về đạo đức
cho tuổi trẻ với nội dung liên quan đến: hòa bình, tôn trọng, yêu thương,
khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị,
tự do, đoàn kết. Các bài học này mang tính hướng dẫn hơn là răn dạy, giảng

viên đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn học viên tự khám phá các giá trị này và
vận dụng chúng vào thực tiễn. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt cho NC
trong quá trình đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.
Cùng với các tài liệu trên đây, trong nhiều năm qua, ở nước ta cũng đã
có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức, sự biến đổi các giá
trị đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường và vấn đề giáo dục đạo đức cho
sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên ngành y nói riêng. Trong khối lượng
tài liệu tương đối phong phú đó, có thể đề cập đến một số công trình đã được
công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài, chẳng hạn cuốn: "Xây dựng lối sống,
đ o đức và chuẩn mực giá trị xã hội mới trong điều kiện công nghiệp hóa,
hiện đ i hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa"

7


của Huỳnh Khái Vinh [86]. Công trình đã nghiên cứu khá toàn diện có tính hệ
thống những vấn đề lý luận chung về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội,
phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng
chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; từ đó nêu phương hướng,
quan điểm chỉ đạo và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá
trị xã hội mới trong điều kiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu này đã được xã
hội hóa bằng cuốn sách:

ột số vấn đề về lối sống đ o đức chuẩn giá trị x

hội" do Huỳnh Khái Vinh làm chủ biên [87].
- Năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia có ấn hành cuốn: "Mấy vấn đề đ o
đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" do Nguyễn Trọng
Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc làm chủ biên [11 . Cuốn sách được chia làm 3

phần. Phần 1 bàn về hững tác động của inh tế thị trường đối với đ o đức
phần 2 bàn đến ai tr của đ o đức trong điều iện inh tế thị trường và phần
3 xoay quanh vấn đề ây dựng đ o đức trong điều iện inh tế thị trường ở
nước ta hiện nay

o mục đích và yêu cầu của hội thảo, các bài viết được tập

hợp trong cuốn sách này chưa trực tiếp bàn đến đạo đức sinh viên nói chung,
sinh viên ngành y nói riêng nhưng đây là một trong những tài liệu tham khảo
quý giá để NC sử dụng trong quá trình phân tích tác động của kinh tế thị trường
đến giáo dục đạo đức sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.
- Cuốn: “

o đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp” của

Nguyễn Duy Quý [67 đã đề cập khá sâu sắc đến vấn đề đạo đức xã hội dưới
tác động của kinh tế, chính trị ở nước ta hiện nay và phân tích đạo đức của
từng nhóm đối tượng, hoàn cảnh cụ thể, như đạo đức của cán bộ, đảng viên và
công chức, đạo đức của thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp, đạo đức
trong gia đình.
- Cuốn sách: “

o đức của thanh niên” của tác giả Đặng Cảnh Khanh

[36] tuy không trực tiếp đề cập đến đạo đức sinh viên nghề y nhưng kết quả
của công trình khoa học này là tư liệu tham khảo quý báu cho NCS trong quá

8



trình phân tích các nhân tố tác động đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh
viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.
- Năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội có ấn hành cuốn: “Xây
dựng đ o đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
của Trịnh Duy Huy [33]. Tác giả cuốn sách đã phân tích sự tác động của kinh
tế thị trường đối với đạo đức và thực trạng của đạo đức xã hội trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường, tác giả cuốn sách đã đưa ra phương hướng và
một số giải pháp có tính định hướng để xây dựng đạo đức mới trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
- Đề tài cấp bộ: “

o đức sinh viên trong quá trình chuyển sang nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực tr ng, vấn
đề và giải pháp” do Trương Văn Phước làm chủ nhiệm [63 đã đi sâu phân
tích sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức trong kinh tế thị trường và tác động
của nó đối với đạo đức của sinh viên trong giai đoạn từ khi nước ta chuyển
sang nền kinh tế thị trường đến năm 2003.
Từ các số liệu điều tra, khảo sát công trình khoa học cho thấy đời sống
đạo đức của sinh viên trong thời gian qua diễn biến khá phức tạp. Từ thực
trạng đời sống đạo đức sinh viên hiện nay, nhóm đề tài phân tích một số vấn
đề đặt ra trong quá trình xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên, từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xây dựng đạo đức mới cho sinh
viên. Các giải pháp đó là: tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống cho sinh viên; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy
các bộ môn khoa học Mác - Lênin nói chung và đạo đức học nói riêng theo
phương pháp dạy học tích cực; nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn;
gắn giáo dục nhà trường với giáo dục xã hội trong công tác giáo dục đạo đức
cho sinh viên; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn
luyện của sinh viên; nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Sinh

viên trong việc xây dựng đạo đức cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu của đề tài

9


này, nhất là phần một số giải pháp là tài liệu tham khảo có giá trị nhất định để
NC có thể kế thừa khi đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam ộ nước ta hiện nay.
- “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đ i trong giáo dục
đ o đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay” là tên đề tài nghiên cứu của NCS
Lê Thị Hoài Thanh [71]. Trong luận án tiến sĩ triết học của mình, Lê Thị Hoài
Thanh đã phân tích quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong
giáo dục đạo đức cho thanh niên cũng như việc đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa nhất định để NC tham khảo trong quá
trình thực hiện luận án của mình nhất là phần các giải pháp.
- Năm 2011, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NCS Ngô
Thị Thu Ngà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học với đề tài: “Giá trị
đ o đức truyền thống với việc xây dựng đ o đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam
hiện nay” [59]. Tuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề giáo dục đạo đức cho
sinh viên ngành y, nhưng sự luận giải của tác giả luận án về đạo đức mới, giá
trị đạo đức truyền thống, vai trò của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây
dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay cũng như việc đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ là những tài liệu có ý nghĩa
tham khảo tương đối sát hợp đối với NC trong quá trình thực hiện luận án
của mình.
- "Giáo dục giá trị đ o đức truyền thống với việc hình thành và phát
triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu
hoá hiện nay" của Phạm Huy Thành [72 đã nghiên cứu về sinh viên, nhân

cách sinh viên, thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình
thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối
cảnh toàn cầu hoá hiện nay cũng như những giải pháp được tác giả Phạm Huy

10


Thành đề xuất trong luận án giúp cho NC có thêm tư liệu tham khảo trong
khi thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà luận án của mình đã đặt ra.
- "Giá trị đ o đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới
cho sinh viên iệt

am trong ối cảnh toàn cầu h a hiện nay của Nguyễn

Thị Thanh Hà [26 đã đi sâu phân tích vai trò của giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay tr.56 -62 cũng như những tác động của toàn cầu
hóa đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với việc
xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay tr.65-74 . Những tác
động này được tác giả phân tích từ hai góc độ: tác động tích cực và tác động
tiêu cực. Đây là sự phân tích tương đối toàn diện.
Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy các giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh
viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay được tác giả Nguyễn Thị
Thanh Hà xem xét trên bình diện sinh viên Việt Nam nói chung, nhưng ở mức
độ nào đó thì đây vẫn là tài liệu tham khảo có giá trị nhất định để nghiên cứu
về sinh viên ngành y.
- Năm 2007, Nxb Thanh niên có ấn hành cuốn: " ịnh hướng giá trị cho
sinh viên trong giai đo n hiện nay" do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam
biên soạn [80]. Cuốn sách đề cập những vấn đề lý luận liên quan đến giá trị và

định hướng giá trị, phân tích thực trạng tình hình thanh niên và giáo dục định
hướng giá trị cho thanh niên sinh viên. Phân tích, đánh giá vai trò của Đoàn
thanh niên, Hội inh viên trong việc định hướng giá trị cho sinh viên và đề xuất
một số giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong việc
giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Hội thảo: "Giáo dục đ o đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta: thực
tr ng và giải pháp"do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam tổ chức
[30 đã thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học

11


tâm lý, giáo dục. Phần lớn các ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của
những biểu hiện suy thoái đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên, thanh
niên nước ta hiện nay là do sự buông lỏng trong việc quản lý giáo dục con cái
của gia đình; việc giáo dục đạo đức trong nhà trường từ bậc phổ thông đến đại
học; đó còn do tác động từ mặt trái của môi trường kinh tế - xã hội; của toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- "Sự lựa chọn các giá trị đ o đức và nhân văn trong định hướng lối
sống" của Huỳnh Văn ơn [69 đã khảo sát 874 sinh viên từ các trường đại
học tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ số liệu khảo sát, đề tài đánh giá sự lựa
chọn các giá trị đạo đức nhân văn của sinh viên chưa rõ ràng, còn dao động,
tồn tại nhiều thái độ tiêu cực ở một bộ phận không nhỏ sinh viên và còn chưa
thống nhất giữa nhận thức với thái độ, hành vi. Đề tài cũng nêu một số kiến
nghị như: cần xây dựng mô hình nhân cách chuẩn mực, một thang giá trị rõ
ràng để định hướng cho sinh viên; chú trọng giáo dục những giá trị đạo đức
nhân văn, thực hiện công tác giáo dục bằng nhiều hình thức và phải phù hợp
với tâm sinh lý lứa tuổi.
- "Thanh niên và lối sống của thanh niên iệt am trong quá trình đổi
mới và hội nhập quốc tế của Phạm Hồng Tung [84 đã dựa trên cơ sở khảo

sát thực tế và bằng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, với cách tiếp cận đa
ngành, cuốn sách đã giúp cho chúng ta có cách nhìn khá toàn diện về thanh
niên, lối sống thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng. Những khuyến nghị
khoa học cũng như những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lối sống mới cho
thanh niên Việt Nam hiện nay được tác giả trình bày trong cuốn sách là tài
liệu hữu ích để NC tham khảo khi phân tích đặc điểm sinh viên ngành y
cũng như việc đề xuất giải pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu
vực Nam Bộ nước ta hiện nay.
- Liên quan trực tiếp đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt
Nam hiện nay có cuốn: "Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách

12


sinh viên" của Hoàng Anh [1]. Trong cuốn sách này, tác giả đã tập trung phân
tích thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam, chỉ ra tầm quan trọng, nội dung,
yêu cầu của giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học, cao
đẳng hiện nay ở nước ta.
- " ấy vấn đề về đ o đức học mác x t và xây dựng đ o đức trong điều
iện inh tế thị trường ở iệt

am hiện nay của tác giả Nguyễn Thế Kiệt

[39]. Tuy không bàn trực tiếp đến giáo dục đạo đức cho sinh viên, nhưng
phần lý luận về đạo đức học mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước hiện nay lại có giá trị tham khảo nhất định cho NCS
trong khi phân tích những nhân tố tác động đến giáo dục đạo đức cho sinh
viên ngành y cũng như nội dung đạo đức cần giáo dục cho đối tượng này.
- "Giáo dục đ o đức mới cho sinh viên trong điều iện inh tế thị
trường ở iệt am hiện nay" của Lương Gia an, Nguyễn Thế Kiệt [2], hai

tác giả đã có những luận giải khá thuyết phục về tầm quan trọng và nội dung
giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay chương 1 cũng như việc chỉ ra thực trạng vấn đề giáo dục đạo
đức mới cho sinh viên chương 2 trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay chương 3 . Cho dù
những kiến giải này không gắn trực tiếp với sinh viên ngành y nhưng những
gì mà NC kế thừa được trong cuốn sách này góp phần không nhỏ trong quá
trình thực hiện luận án.
- Hội thảo khoa học: "Công tác giáo dục đ o đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên" của Bộ Giáo dục và Đào tạo [9 đã thu hút sự quan tâm của
đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục tham gia, có 41 bản
tham luận được trình bày tại Hội thảo lần này, trong số đó có nhiều bài đề cập
trực tiếp đến vấn đề giáo dục đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.
Trong số các tham luận trên, chỉ có một tham luận của Trường Cao đẳng
Y tế Thái Bình “Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên và công tác giáo dục

13


đạo đức, lối sống” ít nhiều có đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên
ngành y. Điều này một lần nữa cho thấy những nghiên cứu liên quan đến giáo
dục đ o đức cho sinh viên ngành y cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa.
Ngoài các công trình trên, trong một số báo cáo, như: “Tổng quan tình
hình sinh viên và công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (20032008)” của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam [81 ; “Tổng quan tình hình
thanh niên, công tác Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh
niên nhiệm kỳ 2005 -2010” của Nguyễn Phước Lộc [45 đã cung cấp những số
liệu sát thực phản ánh thực trạng đạo đức của thanh niên qua kết quả điều tra Tổng
quan tình hình thanh niên công tác oàn và Hội sinh viên Việt Nam, theo đó đề
xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành nhằm đẩy mạnh

công tác Hội Sinh viên Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và
phong trào thanh niên trong việc nâng cao các giá trị đạo đức xã hội cho sinh viên.
Tóm lại, các công trình khoa học hay một số văn bản trên đây từ góc độ
này hay góc độ khác đã đề cập đến vấn đề đạo đức, đạo đức sinh viên, giáo dục
đạo đức cho sinh viên nói chung, nhưng vẫn còn quá ít các công trình khoa học
đi sâu vào một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, chẳng hạn như đạo đức sinh viên
ngành y. Đặc biệt trong số các công trình trên, thậm chí ngoài các công trình đã
được đề cập đến ở đây, có thể nói chưa c một công trình nào đề cập đến vấn đề
giáo dục đ o đức cho sinh viên hu vực am ộ nước ta hiện nay

ẫu sao lý

luận chung về đạo đức cũng như những khảo cứu về đạo đức sinh viên, giáo dục
đạo đức cho sinh viên đã được đề cập đến ở đây là những tư liệu hết sức quý giá
để NC kế thừa trong quá trình thực hiện luận án của mình.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGÀNH Y VÀ
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y NÓI CHUNG,
SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ NÓI RIÊNG

o với các công trình nghiên cứu về đạo đức, đạo đức sinh viên, giáo
dục đạo đức cho sinh viên thì những nghiên cứu và khảo sát điều tra những gì

14


liên quan đến đạo đức ngành y và giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y có
số lượng khiêm tốn hơn, cho dù đây là một trong những vấn đề hết sức cấp
thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn, nhất là đối với sự phát triển bền vững
của đất nước.
Không chỉ ở Việt Nam, từ xưa đến nay không ít nước trên thế giới đã

rất quan tâm đến vấn đề y đức. Nhiều lời thề, di huấn, nhiều điều luật hay
tuyên ngôn có giá trị của các cá nhân hay tổ chức nói về y đức có tác dụng to
lớn trong việc giáo dục và rèn luyện y đức cho sinh viên các trường y - dược.
Chúng ta có thể tìm thấy những giáo huấn về y đức trong triết học Trung Hoa
cổ đại, hay trong tập kinh vêđa của Ấn Độ. Đặc biệt ở Hy Lạp cổ đại, người
thầy thuốc nổi tiếng Hyppocrate 460-377 - người được mệnh danh là ông tổ
của Tây y với lời thề y đức nổi tiếng suốt muôn đời.
Trong thế kỷ XX, đạo đức nghề y được nghiên cứu nhiều ở Liên Xô và
một số nước Đông u. Năm 1926 L.I.Đembô và . .Vônghe đã xuất bản tập
chuyên luận về y đức. Năm 1965, cuốn ác thầy thuốc anh h ng iên ô của
M.K.Cudơnin đã kể lại những tấm gương của các bác sĩ Liên Xô trong sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Những tấm gương y đức này có tác
dụng giáo dục hết sức to lớn đối với các thế hệ thầy thuốc Xô viết sau này.
Năm 1986, nhà xuất bản Y học (Hà Nội) có dịch ra tiếng Việt cuốn
o đức Y học của M.E Telesvskaia - N.I. Pogibko. Cuốn sách là tài liệu
tham khảo quý báu cho những ai quan tâm đến đạo đức y học cũng như giáo
dục đạo đức nghề nghề cho ngành y. Một số nội dung y đức được các tác giả
đề cập đến trong công trình này như: đạo đức giữa người thầy thuốc với bệnh
nhân; giữa thầy thuốc với thầy thuốc...) là tài liệu tham khảo bổ ích cho những
ai liên quan đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y [70].
Từ một tài liệu mà NC tiếp cận được năm 1996, Đại học Y khoa
Glassgow

nh đã thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả 3 năm chương

trình mới giảng đạo đức y học lấy học viên làm trung tâm, dạy theo vấn đề

15



P L và chương trình lồng ghép đạo đức y học vào các vòng lâm sàng. Điều
này cho thấy các trường đại học y khoa trên thế giới rất quan tâm đến giáo
dục đạo đức cho sinh viên ngành y. Tám năm sau năm 2004 , cũng tại Đại
học Y khoa Glassgow này, Goldie J. tiến hành một nghiên cứu với 238 sinh
viên năm thứ nhất để đánh giá tác động của chương trình đến hành vi mong
muốn của sinh viên khi gặp những vấn đề khó khăn về đạo đức y học. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chương trình ở năm thứ nhất có ảnh hưởng tích cực đến
sinh viên nhiều hơn là các năm khác. Đây là một gợi mở quý báu cho Việt
Nam khi sắp xếp thứ tự các môn học cho sinh viên ngành y.
Năm 2006, Mattick K. và cộng sự đã tiến hành điều tra tại 28 trường
Đại học Y của Anh xem việc thực hiện khuyến cáo của “Hội giảng viên đạo
đức y học và luật trong các trường y của

nh” về dạy và học đạo đức y học

đã được thực hiện như thế nào trong 7 năm 1999 - 2006. Nghiên cứu này cho
thấy đã có sự thay đổi rõ rệt trong họat động tổ chức dạy - học đạo đức y học
theo khuyến cáo của Hội giảng viên. Theo kết quả điều tra, có bốn chủ đề
được giảng đầy đủ nhất là: trung thực, giao tiếp tốt, bảo mật, cái chết; bốn chủ
đề được giảng ít nhất là: nghiên cứu, di truyền học, nhiệm vụ của bác sĩ và
phân bổ nguồn lực.
Năm 1994, Miyasaka M. và cộng sự đã gửi bộ câu hỏi qua bưu điện đến
206 trường y ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mông Cổ, Hàn Quốc,
Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Srilanka, Australia, New
Zeland và nhận được phản hồi từ 100 trường. Kết quả: 89 trường có các khóa học
dạy đạo đức y học bằng hình thức lồng ghép vào các bài học chuyên môn [37].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về y đức và giáo dục y đức cho sinh viên
ngành y tuy chưa thật nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra nhưng
những quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta, những công trình
nghiên cứu y đức đã góp phần quan trọng trong giáo dục đạo đức cho sinh

viên ngành y.

16


Trong Thư g i Hội nghị

tế toàn quốc ngày

55, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã căn dặn người thầy thuốc phải có y đức: ương y phải như từ
m u và phải thật thà đoàn ết xây dựng nền y học hiện đại.
Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác
bảo vệ chăm s c và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ
rõ: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi
ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức
nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh
của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi
đồng thời phải là người mẹ hiền”. Gần đây tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta yêu
cầu cán bộ, nhân viên ngành y tế phải “Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu
cực trong hoạt động khám, chữa bệnh” [16, tr.230]. Tại Đại hội lần thứ XII, một
lần nữa Đảng ta nhấn mạnh: “Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế
cả về số lượng và chất lượng. Nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm và y
đức của đội ngũ cán ộ y tế người trích nhấn mạnh ” [19, tr.302].
Nghiên cứu về y đức và giáo dục y đức cho sinh viên, chúng ta không
thể không nhắc đến những đóng góp của G Ngô Gia Hy trong lĩnh vực này.
Năm 1995, ông cho xuất bản cuốn
nền y học và văn h a iệt


gu n gốc của y đức

ự đ ng g p của

am (Nxb Y học 1995 . Cuốn sách đề cập đến

những yêu cầu đạo đức trong việc khám chữa bệnh của người thầy thuốc. ốn
năm sau năm 1999 ông tiếp tục thu hút bạn đọc bằng cuốn:

đức và đức

sinh học ngu n gốc và sự phát triển [35]. Không dừng lại việc trình bày
những vấn đề lý luận chung về

đức và đức sinh học ông còn đi sâu, phân

tích, chỉ ra những yêu cầu đạo đức đối với người thầy thuốc trong điều kiện
kinh tế thị trường, trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghệ hiện đại.
Tác giả cuốn sách đã có những suy tư, chia sẻ hết sức tâm huyết và đầy trách
nhiệm đối với người thầy thuốc khi trong người họ duyên và nợ, hành và thức
luôn luôn song hành, đấu tranh với nhau trong suy nghĩ và việc làm của họ,
nhất là giữa đạo đức nghề nghiệp với lợi ích kinh tế.

17


Năm 2013, Nhà xuất bản Y học có ấn hành cuốn:

hững ậc thầy nổi


danh về y đức" của uý Long, Kim Thư [44 đã nghiên cứu về một số danh y
ở nhiều thời đại, sống ở các vùng địa lí khác nhau quy tụ trong tác phẩm này.
Từ Hyppocrate ở phương Tây cho đến iển Thước, Hoa Đà ở phương Đông;
từ các danh y thời kỳ cổ đại như Imhotep

ống vào khoảng năm 2800 - 2778

trước Công nguyên, là vị bác sĩ đầu tiên trong lịch sử Ai Cập cổ đại và thế
giới cho đến các danh y thời hiện đại, như .Yersin; L.Pasteur...
Không chỉ có các danh y thế giới, các danh y và thầy thuốc nổi tiếng
của Việt Nam như Tuệ Tĩnh thế kỷ XIV ; Hải Thượng Lãn
1791 cho đến Hồ Đắc

ng 1720 -

i; Phạm Ngọc Thạch; Đặng Văn Ngữ; Tôn Thất

Tùng... cũng là những nhân vật chính trong công trình khoa học này. Khảo
sát danh y từ nhiều thời đại sống ở nhiều nước khác nhau, các tác giả cuốn
sách cho chúng ta thấy điểm tương đồng lớn nhất ở họ đó là coi trọng y
đức, tận tâm, tận lực chữa bệnh, cứu người. Cuộc đời và sự nghiệp của các
danh y được phản ánh trong công trình này là những tấm gương sáng cho
sinh viên ngành y ngày nay noi theo. Với ý nghĩa đó công trình khoa học
này là tài liệu tham khảo bổ ích cho cả giáo viên và sinh viên trong việc rèn
luyện, tu dưỡng y đức. Với tư cách là NCS, trong quá trình thực hiện mục
đích, nhiệm vụ luận án tác giả đã tiếp cận được nhiều thông tin quý báu trong
công trình khoa học này.
Năm 2009 đề tài khoa học cấp

ộ: "Nghiên cứu thực tr ng nhận thức


và thực hành y đức của ác sĩ ở ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh và trung
ương" do Phạm Thị Minh Đức [24] thực hiện, nghiên cứu tại 5 trường Đại
học Y với 329 sinh viên chia 2 nhóm: 159 sinh viên năm đầu tiên đi bệnh viện
(Nhóm 1 - Y3 hoặc Y2 và 170 sinh viên năm cuối đi học tại bệnh viện
(Nhóm 2 - Y6). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 18,9% sinh viên nhóm 1
và 9,4% sinh viên nhóm 2 được học môn Đạo đức y học tại trường. 20,7%
sinh viên được phỏng vấn chưa được học đạo đức y học, số còn lại được học

18


một vài tiết, hình thức dạy môn đạo đức y học chủ yếu là một vài tiết ngắn
lồng ghép trong một số môn học khác.
Năm 2011, tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đề tài luận án tiến
sĩ triết học với đề tài:

âng cao đ o đức người thầy thuốc trong điều iện

hiện nay ở nước ta" của Lê Thị Lý [47 đã phân tích thực trạng đạo đức người
thầy thuốc ở nước ta hiện nay; đưa ra những chuẩn mực đạo đức người thầy
thuốc và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao đạo đức người thầy thuốc theo các
chuẩn mực đạo đức đã được lựa chọn.
Năm 2013, tại trường Đại học Y Hà Nội, NC Lê Thu Hòa đã bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ với đề tài: Nghiên cứu thực tr ng d y - học môn
đ o đức y học trong đào t o bác sỹ t i các trường đ i học

và đánh giá ết

quả can thiệp th nghiệm" [29 đã đưa ra kết quả khảo sát thực trạng dạy học đạo đức y học tại tám trường Đại học Y năm học 2009 - 2010. Kết quả

nghiên cứu của tác giả cho thấy bên cạnh những thành tích đạt được thì vấn
đề giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y vẫn còn những bất cập nhất định
cần được giải quyết như: nội dung chương trình; phương pháp dạy và học;
hay là vấn đề nghiên cứu, nâng cao y đức tại các cơ sở y tế sau khi ra trường.
Theo tác giả nếu khắc phục được những bất cập này thì công tác giáo dục đạo
đức cho sinh viên ngành y sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Năm 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội, NC Lâm Văn Đồng đã bảo
vệ thành công luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành CNDVBC và CNDVLS
với đề tài: "Giáo dục đ o đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai
đo n hiện nay" [22]. Tác giả luận án đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề
lý luận chung về đạo đức, giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, luận án đi sâu khảo sát thực trạng công tác giáo dục
đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho
người thầy thuốc ở Việt Nam thời gian tới. Những kết quả đạt được của luận

19


án - nhất là phần lý luận chung - là một trong những tư liệu tham khảo tương
đối tốt cho NCS trong quá trình thực hiện luận án của mình. Tuy nhiên đối tượng
giáo dục, mục tiêu và nội dung giáo dục có những điểm khác nhau vì vậy đây
cũng chỉ là những tài liệu tham khảo có giá trị trong chừng mực nhất định.
Ngoài luận án của NC Lâm Văn Đồng, trong năm 2015, tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NCS Nguyễn Thanh Tịnh cũng đã bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành CNDVBC và CNDVLS với
đề tài: " âng cao y đức người ác sĩ ở phân đội quân y trong Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay" [76]. Những kết quả đạt được trong luận án, nhất là
phần lý luận chung về y đức, nâng cao y đức người bác sĩ ở phân đội quân y
là những tài liệu tham khảo có liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi

đang thực hiện. Tuy nhiên đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu khác với luận
án của NCS Nguyễn Thanh Tịnh thực hiện, cho nên tìm ra những điểm mới,
khác biệt với đề tài

âng cao y đức người ác sĩ ở phân đội quân y trong

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là công việc chúng tôi phải tìm kiếm
Tạp chí Cộng sản, số tháng 1-2013 có đăng bài: Giáo dục và r n luyện
đ o đức người cán ộ y tế theo tư tưởng H

h

inh của Nguyễn Hiền Lương

[46]. Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Hiền Lương đã có những đánh giá về
thực trạng đạo đức người cán bộ y tế ở nước ta hiện nay, chỉ ra sự cần thiết phải
giáo dục và rèn luyện đạo đức người cán bộ y tế theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, có như vậy người thầy thuốc mới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ vinh
quang nhưng cũng rất nặng nề của mình là: chữa bệnh, cứu người.
Điểm qua các công trình trên đây cho thấy, vấn đề y đức, giáo dục y
đức cho người thầy thuốc đã và đang được nhiều người quan tâm, nghiên cứu
và không ít ấn phẩm liên quan đến vấn đề này cũng đã đến tay bạn đọc. Tuy
nhiên số công trình đề cập đến giáo dục y đức cho sinh viên ngành y còn quá
ít, đặc biệt là với sinh viên ngành y Nam Bộ nước ta hiện nay lại càng khiêm
tốn hơn.

20


Năm 1987, nhà xuất bản Y học - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có

ấn hành cuốn:

ài giảng đ o đức học và y đức x hội chủ nghĩa của bác sĩ

Nguyễn Văn Hiền, giảng viên trường Đại học Y -

ược thành phố Hồ Chí

Minh [28]. Tuy không phải là một công trình nghiên cứu khoa học, nhưng tập
bài giảng đã đi sâu phân tích những vấn đề liên quan đến lý luận chung về đạo
đức; ở phần thứ hai, tác giả đưa ra “Những tiêu chuẩn căn bản của đạo đức
cán bộ y tế xã hội chủ nghĩa”, và có liên hệ với sinh viên ngành y - dược
thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói đây là một trong những tài liệu hiếm hoi
có đề cập trực tiếp đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu
vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
Tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn ài giảng đ o đức học và y đức
x hội chủ nghĩa năm 1992, tác giả Nguyễn Văn Hiền cho ra mắt bạn đọc
cuốn

o đức học và y đức iệt am nhà xuất bản Y học . Đây tài liệu được

một số cơ sở đào tạo dùng trong việc giảng dạy đạo đức cho sinh viên ở một
số trường đại học, cao đẳng ngành y, nhất là sinh viên các tỉnh Nam bộ.
Trong một số năm gần đây, các trường đại học như đại học Y
Cần Thơ, Đại học Y

ược

ược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học Y


Khoa Phạm Ngọc Thạch cũng rất coi trọng công tác giáo dục đạo đức cho
sinh viên. Trường đại học Y
Tâm lý học -

ược Cần Thơ đã đưa vào giảng dạy học phần

o đức y học; trường đại học Y ược thành phố Hồ Chí Minh

đã thành lập Bộ môn

đức - Xã học để giảng dạy đạo đức học cho sinh viên.

Còn Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đã thành lập Bộ môn Y
đức - Khoa học hành vi. Tuy chưa được tổng kết thành các công trình nghiên
cứu có tính hệ thống, nhưng những hoạt động có tính chất chính trị - thực tiễn
của Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch; của đại học Y
phố Hồ Chí Minh hay đại học Y

ược thành

ược Cần Thơ, phần nào giúp cho chúng ta

thấy được thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y tại đây.
Các chương trình như “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Đại học Y khoa Phạm

21


Ngọc Thạch”; hay hội thi: “Theo bước chân ác sĩ Phạm Ngọc Thạch”; “Sinh
viên với biển đảo” hay chương trình “Góp đá xây Trường a”; “Vì trường Sa

thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc” của trường Đại học Y ược thành phố Hồ Chí
Minh... đã góp phần to lớn vào giáo dục đạo đức cho sinh viên nhà trường.
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP N NG CAO
HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN N I CHUNG CHO SINH
VIÊN NG NH

VÀ SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ N I RIÊNG

Vấn đề y đức, nâng cao đạo đức người thầy thuốc và giáo dục y đức
cho sinh viên ngành y Việt Nam là một trong những vấn đề thu hút sự quan
tâm rất lớn của toàn xã hội, nhất là từ khi chúng ta chuyển sang cơ chế kinh tế
thị trường với những tác động tiêu cực của nó đã làm cho một bộ phận cán bộ
y tế và sinh viên có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, xa rời
truyền thống y đức tốt đẹp của dân tộc, thì sự quan tâm ấy càng trở nên sâu
sắc hơn. Điều đó thể hiện không chỉ ở sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà
còn ở số lượng ngày càng nhiều các bài viết; các tài liệu chuyên khảo, tham
khảo; các luận văn, luận án bàn về vấn đề này. Tuy nhiên những nghiên cứu
liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên
ngành y nói chung, cho sinh viên ngành y Nam Bộ nói riêng chưa thật nhiều
như yêu cầu cần phải có.
Trong cuốn sách “

o đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải

pháp” do Nguyễn Duy Quý chủ biên[67 đã đề cập đến các giải pháp nâng
cao đạo đức cho các đối tượng trong đời sống xã hội, trong đó có sinh viên,
nhất là giải pháp nêu gương được các tác giả hết sức coi trọng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học: "

o đức sinh viên trong quá


trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam - Thực tr ng, vấn đề và giải pháp” của Trương Văn Phước [63 đã đề
xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên Việt
Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

22


×