Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

so sánh cách mạng công nghiệp Mỹ và Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.12 KB, 0 trang )

NGUYỄNQUANGHUY

Nguyễn Quang Huy
Lớp: (216h)_1

Ngày 05 tháng 07 năm 2017

So sánh cách mạng Công nghiệp
Mỹ và Nhật Bản
Giới thiệu
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất;
là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội,  văn hóa  và  kỹ thuật, xuất
phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh
tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công
nghiệp  và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp"
thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu
thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp
tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Cuộc cách mạng bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của
ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng
cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá sử
dụng với khối lượng lớn.  Thương mại  mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời
của  kênh đào giao thông  và  đường sắt. Bên cạnh đó,  đường giao thông  được
nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng
nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng
suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của
thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản
xuất khác.
Ý kiến về thời gian diễn ra cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
không thống nhất, nhưng nói chung là ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP



)1


NGUYỄNQUANGHUY

kỷ 19. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và
sau đó là toàn thế giới. Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu
rộng.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thập kỉ 1850,
khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường
sắt. Đến cuối thế kỷ 19, động lực của Cách mạng công nghiệp là  động cơ đốt
trong và máy móc sử dụng điện. Năm 1914 (năm bắt đầu Thế chiến thứ nhất),
giai đoạn thứ hai này kết thúc.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1969, khi có các
tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát
triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập
niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá
trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao.
Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai
đoạn thứ ba kết thúc.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư  bắt đầu vào đầu thế kỉ 21, tiếp
sau những thành tựu lớn từ lần thứ 3 để lại, được hình thành trên nền tảng cải
tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ
nhân tạo, IoT, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới... Hiện tại cả thế
giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề
cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở
ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người.
Như vậy, cách mạng Công nghiệp thực chất là quá trình thay thế kỹ thuật
thủ công bằng kỹ thuật cơ khí. Cuộc cách mạng Công nghiệp Mỹ được bắt đầu ở

miền Bắc của nước Mỹ vào những năm cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, kéo dài
hơn so với Anh. Còn sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản đã diễn ra cuộc cách mạng
Công nghiệp (khoảng từ năm 1871). Cả Mỹ và Nhật Bản đều tiến hành cuộc cách
mạng từ Công nghiệp nhẹ đến Công nghiệp nặng.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)2


NGUYỄNQUANGHUY

Cách mạng công nghiệp tại Mỹ
I. Tiên đề
Đứng trên khía cạnh về kinh tế Mỹ có nhiều ưu thế để thực hiện cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai này. Nhờ có tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng, đất đai khí hậu thuận lợi nông nghiệp của Mỹ đã có những sự
phát triển tột bậc và làm tiền đề vững chắc cho công nghiệp phát triển sau này.
Bên cạnh đó, vị trí địa lý, địa hình thuận lợi làm cho Mỹ có thể phát triển giao
thông đường thủy và đường bộ, phát triển sự thông thương buôn bán với nước
ngoài. Từ đó là một tiềm năng lớn cho thương mại, hàng hải. Đất đai rộng lớn
do Mỹ không ngừng bành trướng, mở rộng đất đai về phía Tây. Điều này đã
tạo cho Mỹ một thị trường tiêu thụ hàng húa rộng rói, tạo điều kiện cho kinh tế
Mỹ phát triển.
Về mặt nguồn vốn, lao động, kỹ thuật do sự di cư rất đôngtừ nước
ngoài  sang Mỹ nên dân số Mỹ đã tăng lên nhanh chóng.  Nguồn di cư này
không nhưng cung cấp về lao động mà còn mang theo những tiến bộ về khoa
học kỹ thuật cũng như những nguồn vốn khổng lồ.Và nguồn vốn được tích lũy
nội bộ trong những thời kỳ trước đây đó tạo ra một ưu thế riêng cho sự phát
triển của kinh tế Mỹ. Từ năm 1851 đến năm 1860, Mỹ đã có 23. 140 phát minh

trên rất nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp với kỹ thuật
mới.
Về mặt chính trị lúc này đang xảy ra mâu thuẫn giữa hai hệ thống
nông nghiệp: hệ thống trang trại tự do tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc và hệ
thống đồn điền kiểu chiếm hữu nô lệ ở miền Nam. Mâu thuẫn này ngày càng
gay gắt và quyết liệt. Một cuộc nội chiến là điều khó có thể tránh khỏi. Việc thủ
tiêu chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam đã trở thành vấn đề bức bách để tạo
điều kiện cho tư sản phía Bắc thực hiện quá trình công nghiệp hoá.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)3


NGUYỄNQUANGHUY

II.  Tiến trình cuộc cách mạng công nghiệp:
Cách mạng công nghiệp Mỹ được bắt đầu ở miền Bắc vào những năm
cuối thế kỷ XVIII và cũng bắt đầu từ ngành công nghiệp dệt. Ngành dệt được
mở rộng nhanh chóng. Giá trị sản lượng dệt của Mỹ tăng từ 2, 6 triệu USD năm
1778 lên đến 68. 6 triệu USD năm 1860.Trong thời gian 1815 - 1840 số lượng sợi
bông sử dụng tăng lên 5 lần. Đến năm 1860 đã có 1909 xí nghiệp sản xuất len
có quy mô lớn.
Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của công
nghiệp nặng. Ngành luyện kim đã được chú trọng từ khi còn là thuộc địa nay
càng phát triển, năm 1810 sản lượng thép đạt 68. 700 tấn. Ngành khai thác than
cũng rất phát triển, đến năm 1870, sản lượng khai thác đạt 29. 5 triệu tấn.
Sự phát triển và mở mang công nghiệp đặt ra nhu cầu phát triển của
ngành giao thông vận tải. Đường sắt, cầu cống nhanh chóng được xây dựng.
Đến năm 1860 , đã xây dựng được 49000 km đường sắt. Ngoài ra, ngành vận tải

đường sông và đường biển cũng rất phát triển.năm 1862 riêng tầu buôn bán
của Mỹ trên biển đã đạt trọng tải 2, 4 triệu tấn. Năm 1850 giá trị sản lượng công
nghiệp tăng 5 lần so với năm 1800 . năm 1870 nước Mỹ vươn lên đứng thứ 2
trên thế giới. Từ năm 1851 đến 1860 nước Mỹ có 23140 phát minh sang chế
được ứng dụng thay vì phải sử dụng các khoa học kỹ thuật của Anh như trước
đây.
Nhờ có các phát minh các laọi máy phục vụ cho nông nghiệp như
máy cắt cỏ, máy gặt đập mà sản lượng nông nghiệp Mỹ tăng lên nhanh chon.
1840 - 1860 sản lượng ở miền Bắc tăng lên 3 lần. Ngoài ra chăn nuôi lợn
cừuphỏt triển mạnh cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến lương thực ,
thực phẩm xuất khẩu. Ở miền Nam các đồn điền trồng bông cũng rất phát
triển năm 1860 sản lương bông đạt gấp 5 lần nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Lúa gạo, thuốc lá cũgn là những mặt hàng xuất khẩu thờa mạnh của Mỹ.
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)4


NGUYỄNQUANGHUY

III.  Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp:
Cách mạng công nghiệp Mỹ cũng bắt đầu từ công nghiệp nhẹ như
dệt, kéo sợi… và lan sang các ngành công nghiệp như luyện kim, giao thông
vận tải. Cách mạng công nghiệp Mỹ diễn ra với tốc độ nhanh chỉ trong vòng 50
năm sản lượng công nghiệp tăng 5 lần. Cách mạng được tiến hành theo 2 giai
đoạn: giai đoạn đầu dựa vào máy móc, kỹ thuật nhập khẩu; giai đoạn sau là do
Mỹ tự phát triển sản xuất máy móc trong nước. Đường sắt được xây dựng sớm
và đã phát triển với tốc độ rất nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại
phát triển cũng như đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công
nghiệp.Nền sản xuất công nghiệp  dựa trên nền  sự phát triển nông nghiệp.

Đường sắt được xây dựng sớm và đã phát triển với tốc độ rất nhanh tạo điều
kiện thuận lợi cho thương mại phát triển cũng như đóng góp quan trọng cho sự
phát triển của công nghiệp.
 

IV.  Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp:
Chính sự kiện Cách mạng công nghiệp diễn ra nhanh chóng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến của Mỹ năm 1861 – 1865 do
những mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi kinh tế giữa miền Bắc và
miền Nam ngày càng gay gắt. Buộc phải có cuộc nội chiến giải quyết vấn để.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa Mỹ trở thành cường quốc công
nghiệp đứng đầu thế giới.

Cách mạng công nghiệp tại Nhật Bản


CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)5


NGUYỄNQUANGHUY

I. Tiền đề
Sau cải cách Minh Trị, ở Nhật Bản đã diễn ra cuộc cách mạng công
nghiệp với nội dung chủ yếu là chuyên từ kỹ thuật thủ công lên giai đoạn sử
dụng máy móc cơ khí. Tuy nhiên, do tác động của các nhân tố truyền thống
nên cmcn của Nhật có đặc điểm khác với nhiều nước phương Tây. với điều
kiện của một nước nghềo ở phương Đông, vừa thoát ra từ nền kinh tế phong
kiến, Nhật Bản đã tìm mọi cách để kế thừa những kinh nghiệm của các nước

Âu - Mỹ về cả kỹ thuật lẫn cách thức tổ chức nền công nghiệp. Vì vậy, chỉ trước
chiến tranh thế giới thứ hai, nghĩa là sau hơn 60 năm thực hiện, cuộc cách
mạng công nghiệp của Nhật đã hoàn thành.
Khi bắt đầu cách mạng công nghiệp, ở Nhật Bản kinh tế nông nghiệp
vẫn là chủ yếu, khoảng 75-80% dân cư sống bằng nghề nông. Phần lớn thu
nhập quốc dân bắt nguồn từ khu vực nông nghiệp. Mức thu nhập quốc dân
bình quân đầu người rất thấp, chỉ khoản 50 - 60 USD. Công trường thủ công
còn ở trình độ thấp, phần lớn là công trường thủ công phân tán, thủ công
nghiệp gia đình vẫn là phổ biến.

 II. Tiến trình cuộc cách mạng công nghiệp:
Trong khoảng 20 năm đầu, nguồn vốn cho  cách mạng công
nghiệp chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Giai đoạn đầu, hàng xuất khẩu chủ yếu
là tơ, chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu từ 1868 đến 1893. Thuế nông nghiệp
thường xuyên cung cấp trên 50% nguồn thu của ngân sách thời kỳ 1870-1917.
Vào thời kỳ cuối của  cách mạng công nghiệp, Nhật Bản đã tiến hành một số
cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để vơ vét tài nguyên và đòi tiền
bồi thường chiến tranh, tạo thêm vốn để xây dựng nền công nghiệp hiện đại.
Ngoài ra, chính phủ Nhật đã phát hành công trái huy động nguồn vốn khá lớn
của thương nhân và các tầng lớp nhân dân khác.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)6


NGUYỄNQUANGHUY

Nhà nước Nhật Bản có một vai trò quan trọng trong quá trình tiến
hành cách mạng công nghiệp, đặc biệt là thời kỳ đầu chính phủ đã đầu tư phần

lớn số vốn cho việc xây dựng cơ sơ hạ tầng và các ngành công nghiệp chủ yếu.
Từ năm 1895 đến năm 1910, vốn của nhà nước chiếm 60-70% tổng số vốn đầu
tư xây dựng cơ bản. Hàng loạt các xí nghiệp quy mô lớn như đóng tàu, luyện
thép, sợi, dệt… được nhà nước đầu tư theo cách thức tổ chức và kỹ thuật hiện
đại của phương Tây. Ngoài ra, nhà nước Nhật Bản còn có chính sách khuyến
khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh. Nhà nước cũng khuyến khích và giúp đỡ
các cơ sở công nghiệp nhỏ tổ chức thành công ty cổ phần, khuyến khích và trợ
cấp thành lập các cơ quan mậu dịch quốc tế. Nhà nước đặc biệt ưu tiên việc
nhập nguyên liệu và kỹ thuật của nước ngoài để phát triển một số ngành công
nghiệp quan trọng như luyện thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, v.v…
Ngoài ra nhà nước còn thực hiện rộng rói chính sách bán lại các cơ sở
kinh tế của nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư,
đặc biệt trong thời kỳ nhà nước có khó khăn về tài chính. Đối tượng được ưu
tiên là các cựu  viên chức cao cấp của tầng lớp chính phủ, tầng lớp thương
nhân đã từng đảm nhiệm hậu cần trong chiến tranh.

III.  Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp:
Một nét nổi bật trong quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật là sự
tách rời giữa nông nghiệp và công nghiệp, nông nghiệp ngày càng lạc hậu hơn
so với công nghiệp. Mặc dù trong thời kì Minh Trị, một số biện pháp cải tiến
trong nông nghiệp đá được thực hiện như áp dụng giông mới, cải tiến thủy lợi,
phổ biến sử dụng phân bón v.v… nhưng nông nghiệp được coi là lĩnh vực ít
được chú ý đầu tư. Nông nghiệp vẫn trong tinh trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu,
ruộng đất bị phân tán. Cho đến đầu thế kỷ 20, trên 2/3 dân số vẫn song chủ
yếu dựa vào nông nghiệp. Vì vậy, ngay từ đầu ở Nhật đá hình thành nên hai

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)7



NGUYỄNQUANGHUY

khu vực kinh tế trái ngược nhau, một khu vực công nghiệp hiện đại Và một
khu vực nông thôn lạc hậu.
Mặc dù cho đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản còn kém các nước Mĩ, Đức,
Anh, Pháp về mặt chỉ tiêu tuyệt đôi, nhưng cách mạng công nghiệp từ sau cải
cách Minh Trị đả phát triển nhanh chóng, nhất là trong những năm cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20. Nhật Bản đã biết tiếp thu nhanh chóng kỹ thuật từ bên ngoài
để đẩy nhanh nhịp độ phát triển các ngành công nghiệp. Từ năm 1888 đến 1913,
sản lượng khai thác than tăng lên 20 lần, sản lượng đồng tăng lên 13 lần. Nhịp
độ phát triển công nghiệp trung bình hàng năm từ 1878 đến 1913 tăng khoảng
6%.
Cách mạng công nghiệp ở Nhật cũng được gắn liền với quá trình
chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
Phân tích đặc điểm của đế quốc Nhật, Lênin đã gội đó là chủ nghĩa đế
quốc phong kiến quấn phiệt. Ớ Nhật, nhiều tổ chức độc quyền đã xuất hiện
ngay trong giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp. Năm 1880, Liên hiệp độc
quyền giấy được thành lập. Hãng Misui có từ thế kỷ 16 đã phát triển thành
công ty kinh doanh cả trong công nghiệp và thương nghiệp. Phần lớn các
hãng cho vay nặng lãi thời kì phong kiến đã nhanh chóng trở thành các hãng
tư bản lớn. Các tập đoàn tài phiệt như Mitsui, Mitsubisi, Xumimôtô đã chiếm
địa vị thống trị và chi phối toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản.
Mặc dù Nhật Bản đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng
những tàn dư của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại rất dai dẳng. Những tàn
dư này thể hiện rõ nét trong các lĩnhvực kinh tế, chinh trị, trong các môi quan
hệ xãhội và giađình. Lợi dụng một số nhân tố tư bản độc quyền Nhật bảntăng
cường bóc lột sức lao động của các tầng lớp nhân dân  kể cả phụ nữ và trẻ em.
Vì vậy, những người lao động Nhật phải lao động hết sức vất vả với điều kiện

sống thấp kém. Để mở rộng thị trường thuộc địa, đế quốc Nhật đã tiến hành

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)8


NGUYỄNQUANGHUY

chiến tranh xâm lược hết sức điên cuồng và thô bạo. Đó là các cuộc chiến tranh
Trung – Nhật (1894-1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905), chiến tranh
xâm lược Triều Tiên (1910).

IV.  Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp:
Cách mạng Công nghiệp đã biến nước Nhật từ một nước nghèo nàn,
trong nước không đáp ứng đủ lương thực, nền kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp
là chính, tài nguyên thiên nhiên hạn chế… thành một nước có nền kinh tế phát
triển. Nông sản không chỉ đủ ăn mà còn có thể xuất khẩu. Từ năm 1883 - 1913
sản lượng khai thác than tăng 8,2 lần từ 5,3 triêu tấn lên 21,3 triệu tấn, sản
lượng đồng tăng 12,5 lần từ 5,3 lên 66,5 triệu tấn…

So sánh
I. Giống nhau
Để có thể tiến hành Cách mạng Công nghiệp thì cần có là điều kiện
về tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và chính trị mà cụ thể hơn chính là nguồn vốn,
khoa học công nghệ, máy móc kỹ thuật, con người (nhà tư bản), vị trí địa lý…
Về cơ bản tính chất của các cuộc Cách mạng Công nghiệp là như
nhau. Đều bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, trải qua một khoảng thời gian khá dài
và theo một tuần tự nhất định từ thấp đến cao. Tuy nhiên, do đặc điểm về điều
kiên tích luỹ vốn ban đầu, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện tự nhiên của các

nước khác nhau là khác nhau nên quá trình Cách mạng Công nghiệp diễn ra
có phần nào đó khác biệt.
Cách mạng công nghiệp bắt đầu với sự phát triển sản xuất hàng hoá
của ngành công nghiệp dệt. Sau đó với nhu cầu cung cấp máy móc và năng
lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và
than đã sử dụng ngày càng nhiều với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)9


NGUYỄNQUANGHUY

điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó giao
thông được nâng cấp, hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử
dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng
năng suất lao động đột biến.
Sự phát triển các máy công cụ trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo
thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ những ngành sản xuất khác. Với
sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp, nhu cầu về cải tiến kĩ thuật, phương
thức sản xuất tiên tiến đã thúc đẩy không ít ngành công nghiệp mới ra đời và
phát triển. Khả năng lao động và sáng tạo của con người được phát huy cao độ,
kĩ thuật cơ khí hoá ngày càng sâu rộng trong tất cả các ngành các lĩnh vực.
Chính những nguyên nhân khách quan đó mà cá nhà kinh tế, các nhà nghiên
cứu ngày nay đã phải thừa nhận: “Trong vòng chưa đầy một trăm năm giai cấp
tư sản đã phát triển lực lượng sản xuất nhiều hơn, mạnh hơn tất cả các thế hệ
trước cộng lại”.
Nền sản xuất công nghiệp phát triển, kĩ thuật sản xuất được cải tiến,
quá trình chuyên môn hoá lao động khiến cho giá thành sản phẩm rẻ, tạo động
lực thúc đẩy buôn bán giao lưu mở rộng buôn bán. Trong điều kiện cạnh tranh

khốc liệt, muốn có lợi nhuận thì bắt buộc các nhà tư bản phải tạo ra sự khác
biệt và đổi mới không ngừng. Chính điều này lại là tiền đề phát triển một số
ngành mới như nhu cầu về tài chính, vốn đầu tư… thì tư bản tài chính, tài
phiệt ra đời.
Sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa khiến tỉ lệ dân thành thị tăng đột
biến và ở nông thôn giảm nhanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm và
các tệ nạn xã hội gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo, sự phân biệt giữa các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội trở nên sâu sắc. Người ta thường nói, sự phát triển
đi kèm với nó là sự bóc lột, dù ở hình thức tinh vi nào đi chăng nữa thì các nhà
tư bản muỗn có lợi nhuận cao buộc phải hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh
tranh trên thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc một là họ phải giảm chất

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)10


NGUYỄNQUANGHUY

lượng sản phẩm bằng việc sử dụng nguyên liệu kém hơn. Song điều đó có lẽ sẽ
là sai lầm nghiêm trọng trong nền kinh tế cạnh tranh như vậy. Và điều tất yếu
là họ sẽ quay lại bóc lột công nhân của mình. Lực lượng công nhân chủ yếu là
nông dân, không có ruộng đất hoặc mất ruộng đất. Bóc lột xảy ra, mâu thuẫn
cũng sẽ xảy ra. Hệ quả quan trọng của nó là sự ra đời của giai cấp vô sản, song
song tồn tại và đối lập với giai cấp tư sản về hệ tư tưởng, quyền lợi, địa vị và
vai trò xã hội.
Có thể nói, Cách mạng Công nghiệp làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt
của thế giới cả về chất lẫn về lượng. Sự phân hoá xã hội thành các giai cấp
tầng lớp khác nhau, sự phân biệt giàu nghèo… Sản lượng của nền kinh tế tăng
vượt bậc, hàng loạt những phát minh sáng chế ra đời nhằm cải tiến phương

thức sản xuất, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ. Sự thay đổi cơ
cấu ngành từ nông ngiệp sang công nghiệp, vai trò của máy móc được nhấn
mạnh, con người giữ vai trò là nhân tố tạo ra sự đột biến nhờ việc phát minh
càng nhiều máy móc và công nghệ hiện đại.
Ngày nay, người ta vẫn thường nói đến Cách mạng Công nghiệp lần
thứ nhất với cái nhìn đầy cảm phục. Thành quả và tác động mà nó đem lại cho
xã hội thời kì đó nói chung và cho nền kinh tế thế giới hiện nay nói riêng là
không gì có thể phủ nhận.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)11


NGUYỄNQUANGHUY

II. Khác nhau
Mỹ

Yếu tố

Nhật

• Khoản tiền bồi thường

Vốn

Vai trò của Nhà
nước


• Trong khoảng 20 năm đầu,
sau chiến tranh độc lập từ
nguồn vốn chủ yếu cho Cách
Anh.
mạng Công nghiệp chủ yếu
vào nông nghiệp. Vốn nông
• Thu hút nguồn vốn và
sức lao động từ châu Âu
nghiệp chiếm 50% nguồn
chuyển sang.
thu ngân sách nhà nước.
Thu
lợi
từ
các
cuộc
chiến

Vào thời kỳ cuối của Cách

tranh với một số nước ở
mạng Công nghiệp, Nhật
châu Á và Mỹ Latin
Bản đã tiến hành chiến tranh
xâm lược một số nước láng
giềng để vơ vét tài nguyên và
đòi tiền bồi thường chiến
tranh, tạo thêm nguồn vốn
để xây dựng nền công
nghiệp hiện đại.

• Chính phủ Nhật Bản đã
phát động công trái để huy
động nguồn vốn trong dân
cư.
• Nhà nước Nhật Bản có vai
trò quan trọng trong Cách
mạng Công nghiệp.
• Sau khi giành độc lập,
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
đã thành lập chế độ cộng
hoà. Đây là một chế độ
tương đối tiến bộ có tác
động mạnh mẽ tới sự
phát triển Cách mạng
Công nghiệp.
• Ban hành những đạo luật
nhằm thủ tiêu chế độ
chiếm hũu ruộng đất
phong kiến.
• Tạo điều kiện mở rộng
hoạt động di thực về phía
Tây.
• Thực hiện các cuộc chiến
tranh nhằm mở rộng lãnh
thổ.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

• Chính phủ đầu tư phần lớn
số vốn cho việc xây dựng cơ

sở hạ tầng và cách ngành
công nghiệp nhu yếu.
• Có các chính sách khuyến
khích tư nhân phát triển
công nghiệp.
• Tạo điều kiện thuận lợi nhập
khẩu nguyên vật liệu.
• Hỗ trợ tư nhân tích luỹ vốn,
trợ cấp xuất khẩu các sản
phẩm quan trọng.
• Khuyến khích các doanh
nghiệp nhỏ liên kết thành
các công ty cổ phần để khắc
phục hạn chế quy mô.


)12


NGUYỄNQUANGHUY

Yếu tố

Mỹ

Nhật

Tiến trình

• Cách mạng Công nghiệp

được bắt đầu năm 1970
với sự xuất hiện của nhà
máy dệt đầu tiên (do một
người Anh di cư xây
dụng)
• Từ đó đến giữa thế kỉ 19
ngành dệt đã được mở
rộng nhanh chóng, sự
phát triển của công
nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự
phát triển của công
nghiệp nặng.
• Ngành luyện kim ngày
càng phát triển, sản lượng
thép tăng từ 33.908 tấn
(năm 1810) đến 600.000
tấn (năm 1869)
• Ngành khai thác than
cũng được quan tâm phát
triển.
• Trong lĩnh vực giao thông
vận tải: nhìn chung nước
Mỹ có tốc độ xây dựng
đường sá, cầu cống diễn
ra nhanh chóng, đặc biệt
là đường sắt.
• Nông nghiệp: ở các bang
phía Bắc, cách mạng công
nghiệp đã sớm tác động
vào nông nghiệp. Sự phát

triển của nông nghiệp đã
nhận được sự hỗ trợ rất
lớn về máy móc kỹ thuật
từ công nghiệp. Nhờ đó
sản lượng nông nghiệp
tăng lên nhanh chóng.
Còn ở miền Nam các đồn
điền trồng bông cũng
được mở rộng, lúa gạo
trở thành mặt hàng xuất
khẩu quan trọng. Thuốc
lá cũng thành mặt hàng
xuất khẩu sang châu Âu.

• Ngay từ năm 1870 Nhật đã
xây dựng được tuyến đường
sắt nối liền hai thành phố
Tokyo - Yokohama.
• Trong công nghiệp: máy hơi
nước đã sử dụng rộng rãi,
các ngành công nghiệp như
khai thác than, luyện kim,
đóng tàu, cơ khí xuất hiện
sớm.
• Một nét nổi bật trong quá
trình cách mạng công nghiệp
ở Nhật là sự tách rời giữa
nông nghiệp và công nghiệp,
nông nghiệp ngày càng lạc
hậu hơn so với công nghiệp.

Vì vậy, ngay từ đầu ở Nhật
đá hình thành nên hai khu
vực kinh tế trái ngược nhau,
một khu vực công nghiệp
hiện đại Và một khu vực
nông thôn lạc hậu.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

• Để mở rộng thị trường
thuộc địa, đế quốc Nhật
đã tiến hành chiến tranh
xâm lược hết sức điên
cuồng và thô bạo. Đó là
các cuộc chiến tranh
Trung – Nhật
(1894-1895), chiến tranh
Nga – Nhật (1904-1905),
chiến tranh xâm lược
Triều Tiên (1910).

)13


NGUYỄNQUANGHUY

Mỹ

Yếu tố


Nhật

Đặc điểm

• Tốc độ phát triển nhanh. • Cuộc cách mạng công
• Sự phát triển của Cách
nghiệp ở Nhật Bản gắn liền
mạng công nghiệp đi từ
với quá trình chuyển biến từ
ngành công nghiệp nhẹ
Chủ nghĩa tư bản tự do sang
nhưng đã nhanh chóng
Chủ nghĩa tư bản độc
chuyển sang công nghiệp
quyền.
nặng, và cuộc cách mạng • Cách mạng công nghiệp
cơ bản đã hoàn thành
Nhật Bản khởi đầu bằng các
trong thời gian ngắn hơn
ngành công nghiệp nhẹ
nhiều so với cách mạng
nhưng các ngành công
Công nghiệp Anh.
nghiệp nặng, GTVT, quốc
• Phần lớn chỉ diễn ra ở các phòng đã sớm xuất hiện và
bang miền Bắc.
phát triển nhanh.
• Trong quá trình phát triển có
sự tách rời giữa công nghiệp
và nông nghiệp.

• Cách mạng công nghiệp có
những bước đi tuần tự từ
thủ công sang máy móc, có
sự kết hợp giữa nhân tố
truyền thống với sự kế thừa
kĩ thuật tiên tiến, kinh
nghiệp, khả năng tổ chức
của các nước châu Mỹ.

Việc tận dụng lợi
thế để phát triển

• Cách mạng công nghiệp • Nhật Bản kế thừa kinh
được tiến hành trong điều nghiệm, kỹ thuật, và khả
kiện thuận lợi có nguồn
năng tổ chức của các nước
vốn, kỹ thuật, sức lao
Âu - Mỹ.
động từ Châu Âu chuyển • Con người cũng là mọt yếu
sang.
tố quan trọng trong sự thành
• Hoa Kỳ có nguồn tài
công của cuộc cách mạng
nguyên phong phú, vị trí
công nghiệp tại Nhật khi mà
địa lý rất thuận lợi nên hệ
Nhật là một đất nước không
thống giao thông đường
có tiềm năng về tài nguyên
sắt, đường thuỷ rất phát

khoáng sản.
triển, thúc đẩy giao lưu
kinh tế giữa các vùng, tạo
sự bổ sung trong việc phát
triển kinh tế giữa các
vùng.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

)14



×