Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

KẾT HỢP BÀI TẬP NHẬN THỨC VỚI SO SÁNH ĐỐI CHIẾU SỰ KIỆN VÀ THẢO LUẬN NHÓM VÀO DẠY BÀI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.52 KB, 21 trang )

Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

ĐỀ TÀI
KẾT HỢP BÀI TẬP NHẬN THỨC VỚI SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU SỰ KIỆN
VÀ THẢO LUẬN NHĨM VÀO DẠY BÀI “CÁCH MẠNG CƠNG
NGHIỆP Ở CHÂU ÂU”, LỊCH SỬ 10 - CƠ BẢN

1
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ……………………………………..…........………..Trang 2
B. NỘI DUNG ................................................................................Trang 6
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài................................................Trang 6
1. Cơ sở lý luận: ...............................................................................Trang 6
2. Cơ sở thực tiễn:.............................................................................Trang 6
3. Vai trò, ý nghĩa của việc kết hợp bài tập nhận thức với so sánh
đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm vào dạy học lịch sử:...............Trang 7
Chương II: Kết hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu
sự kiện và thảo luận nhóm vào dạy Bài “ Cách mạng cơng nghiệp
châu Âu”, Lịch sử - cơ bản………………...............………….....Trang 9
1.Vị trí của bài: ...............................................................................Trang 9


2. Mục đích tiết học..........................................................................Trang 9
3.Về kết cấu nội dung bài giảng: ...................................................Trang 10
4.Về phương pháp dạy:...................................................................Trang 12
5. Một số lưu ý:..............................................................................Trang 15
Chương III: Thực nghiệm sư phạm:..........................................Trang 16
1. Mục đích thực nghiệm:..............................................................Trang 16
2. Phương pháp thực nghiệm:........................................................Trang 16
3. Kết quả thực nghiệm:………………………………............….Trang 16
4. Tự đánh giá: ……………………….………………........…….Trang 17
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:…....…………….......……. ..Trang 18
1. Kết luận:…………………..………………………..….....……Trang 18
2. Kiến nghị:…………………………………………….… .........Trang 18
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……… .………..............…...…. . Trang 20

2
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ
khoảng 4 - 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Sự gia tăng khối lượng
tri thức, cùng với sự đổi mới khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng
tất yếu địi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học.

- Trên đà phát triển đó, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập
trung vào việc đổi mới phương pháp ở các cấp bậc học. Phong trào đổi mới
phương pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất cả
những người làm công tác giáo dục hưởng ứng một cách tích cực.
- Trong thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng
phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh. Bên cạnh việc đổi mới
trong phương pháp dạy thì việc đổi mới phương pháp học của học sinh cũng rất
quan trọng. Nó góp phần làm cho tiết học trên lớp đạt hiệu quả hơn. Trên cơ sở
đó, việc tổ chức cho học sinh tích cực, chủ động tiếp cận kiến thức, hiểu và khắc
sâu kiến thức một cách hệ thống bằng việc kết hợp bài tập nhận thức với so
sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm được xem là một hình thức mới trong
việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Bộ môn lịch sử với những ưu thế nổi bật, góp phần hình thành và phát
triển những giá trị nhân cách cho học sinh. Việc nắm vững kiến thức lịch sử
trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, qn sự, văn hóa, xã hội, giáo dục,
khoa học.. giúp học sinh hiểu được truyền thống hào hùng của dân tộc, từ đó
giúp học sinh thấy được trách nhiệm của mình là giữ gìn và phát huy thành quả
đạt được. Đó là biểu hiện của lịng yêu nước chân chính, giá trị cơ bản trong
nhân cách con người.
Chính vì ý nghĩa to lớn đó mà việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng địi
hỏi rất nhiều ở người thầy và học sinh. Quá trình hoạt động chung, thống nhất
giữa giáo viên và học sinh là quá trình làm cho học sinh nắm vững hệ thống tri
thức, hình thành kĩ năng và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách.
3
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh


Sáng kiến kinh nghiệm

Để thực hiện tốt điều đó, giáo viên cần nắm vững và vận dụng tốt các phương
pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, tâm lý lứa tuổi học sinh và mục
tiêu đào tạo ở trường phổ thông, nên việc vận dụng phương pháp dạy học kết
hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm sẽ giúp
học sinh nắm vững kiến thức một cách đầy đủ, hiểu và ghi nhớ bài nhanh hơn,
đồng thời học sinh sẻ chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác học hơn.
- Qua tìm hiểu, tơi nhận thấy rất nhiều giáo viên đã thành công trong việc
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, như dạy
học nêu vấn đề, dạy học theo thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy…,nhưng cịn ít giáo
viên sử dụng phương pháp: kết hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu sự
kiện và thảo luận nhóm. Bởi vậy, bằng kinh nghiệm ít ỏi mà tơi tích lũy được
qua những năm dạy học, tôi mạnh dạn đưa ra một sáng kiến để chia sẽ với các
đồng nghiệp và mong nhận được những đóng góp chân thành từ quý thầy cô
giáo là: “ kết hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận
nhóm”. Do thời gian, khuôn khổ của đề tài, nên tôi chỉ áp dụng trong phạm vi
bài “ cách mạng công nghiệp ở châu Âu”, Lịch sử lớp 10 - cơ bản.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử
và chất lượng học tập của học sinh.
- Gây hứng thú học tập mơn lịch sử, tránh trình trạng nhàm chán trong giờ
học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Kết hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận
nhóm để dạy bài 32: Cách mạng cơng nghiệp ở châu Âu, Lịch sử 10 - cơ bản.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu thiết kế, cải tiến phương pháp đổi mới bằng việc kết hợp bài tập
nhận thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm hợp lý, phù hợp với

mục tiêu, nội dung và kích thích được tính tích cực nhận thức của học sinh sẽ

4
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, năng lực tự học và tự giải quyết
vấn đề của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Thiết kế, cải tiến phương pháp đổi mới bằng kết hợp bài tập nhận thức
với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm để dạy học phần lịch sử Thế
giới và lịch sử Việt Nam bậc Trung học phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hoạt động đổi mới theo
đề tài đã xây dựng.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu
lý luận dạy học, đặc biệt là dạy học bằng phương pháp: kết hợp bài tập nhận
thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm làm cơ sở cho việc vận
dụng vào dạy học Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu, Lịch sử 10 - cơ
bản.
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Tôi tiến hành thực nghiệm chọn 1 lớp thực nghiệm (TN): 10A2 và 1 lớp
đối chứng (ĐC): 10A3. Hai lớp có số lượng học sinh và chất lượng tương đương
nhau. Thời gian thực hiện : năm học 2011-2012.
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án thiết kế theo hướng kết hợp bài tập nhận
thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm .
+ Ở lớp đối chứng, giáo án được thiết kế theo phương pháp dạy học
truyền thống.
- Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đồng đều về thời gian, nội dung
kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống câu hỏi đánh giá sau tiết học.

5
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

6.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đề tài này chỉ mới đề cập được một nội dung theo hướng dạy học tích
cực, hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết theo mức độ chuẩn kiến
thức kĩ năng của một số mục ở SGK. Đề tài chỉ biên soạn được nội dung Bài 32:
Cách mạng công nghiệp ở châu Âu theo SGK Lịch sử 10 chương trình chuẩn.
Nếu có điều kiện đề tài sẽ được mở rộng ở nội dung của các bài tiếp theo trong
phần lịc sử thế giới và lịch sử Việt Nam ở các khối lớp, cũng như sử dụng kết
hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu sự kiện cho ôn tập, kiểm tra, nhằm
giúp học sinh hiểu bài sâu và nhớ kiến thức nhanh hơn để giúp nâng cao kết quả
trong kiểm tra.


6
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
- Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của
thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy
học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt
động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các
phương pháp dạy học truyền thống là “ thầy đọc trò ghi”.
- Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế
các hoạt động của trò sao cho học sinh có thể tự lực, chủ động khám phá, chiếm
lĩnh các tri thức mới dưới sự tổ chức, định hướng của thầy. Bởi một đặc điểm cơ
bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu
người học khơng chủ động tự giác, khơng có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực
của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là một hình thức của đổi mới
phương pháp dạy học, và thơng qua đó thì giáo viên phải có phương pháp dạy
sao cho phù hợp. Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hỗ trợ đắc lực của
các phương tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra

như: dạy giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào
giảng dạy... Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trong
khi một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì khơng đủ thời gian cho các hoạt
động. Hoặc chỉ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đơn thuần thì học sinh
khơng hiểu sâu và nắm chắc kiến thức lịch sử.
- Do Lịch sử là mơn học khó, đa dạng, phong phú, khơ khan lại mang
nặng tính chính trị, nên học sinh rất ngại học. Mà nhiệm vụ chủ yếu của dạy học
lịch sử là “khơi dậy quá khứ để nhìn nhận hiện tại và hướng tới tương lai” …
Nên, trong quá trình dạy và học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn:

7
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

+ Học sinh thường thụ động chờ thầy đọc kiến thức cho ghi, chứ không
chịu tư duy.
+ Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến
thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc
nhưng khơng nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật”
trong bài học, trong tài liệu tham khảo, không hiểu kiến thức hoặc không biết
liên tưởng, liên kết, so sánh, đối chiếu các kiến thức có liên quan với nhau.
+ Để làm một bài kiểm tra theo hình thức tự luận địi hỏi học sinh phải
đảm bảo được kiến thức trọng tâm, những vấn đề chính và trình bày các vấn đề
theo một hệ thống logic, phải hiểu được bản chất sự kiện lịch sử, phải biết liên

tưởng, đối chiếu, so sánh, phân tích lập luận, rút ra ý nghĩa, nguyên nhân…Tuy
nhiên qua quan sát từ thực tế giảng dạy thì học sinh còn hạn chế trong việc tư
duy để lập luận và trình bày đầy đủ kiến thức.
3. Vai trị, ý nghĩa của việc kết hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối
chiếu sự kiện và thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử:
Trong dạy học lịch sử, cũng như dạy học các môn học khác ở trường phổ
thông phải đồng thời thực hiện ba nhiệm vụ có quan hệ hữu cơ với nhau: giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển. Trong quá trình này, khi kết hợp bài tập nhận thức
với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm có vai trị, ý nghĩa quan trọng:
- Phát huy được tính tích cực, chủ động và gây hứng thú học tập của học
sinh. Học sinh hiểu sâu sự kiện lịch sử, từ đó có thể tự rút ra được ý nghĩa lịch
sử, nguyên nhân, so sánh, đánh giá , nhận xét sự kiện lịch sử một cách đúng
đắn. Do đó chất lượng dạy học bộ môn được nâng lên.
- Khi kết hợp như vậy sẽ giúp học sinh nhận thức kiến thức một cách độc
lập chứ không lệ thuộc vào truyền đạt kiến thức có sẵn của giáo viên. Như vậy
sẽ góp phần phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh trên cơ sở kiến thức cơ
bản.
- Khi giải các bài tập giúp học sinh rèn luyện những đức tính tốt đẹp về
tinh thần tự lực, tính cẩn thận, tính kiên trì, tính vượt khó, tính chân thực…
8
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

- Sử dụng phương pháp dạy học nêu trên sẽ góp phần rèn luyện kĩ năng

bộ môn cho học sinh: kĩ năng học và kĩ năng thực hành. Đây là một biện pháp
cần thiết để tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, sáng tạo cho học sinh, góp
phần nâng cao năng lực trí tuệ, thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “ học đi
đôi với hành”

9
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

CHƯƠNG 2: KẾT HỢP BÀI TẬP NHẬN THỨC VỚI SO SÁNH,
ĐỐI CHIẾU SỰ KIỆN VÀ THẢO LUẬN NHĨM VÀO DẠY BÀI "CÁCH
MẠNG CƠNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU" (LỊCH SỬ LỚP 10 - CƠ BẢN)
1. Vị trí của bài: “ Cách mạng cơng nghiệp ở châu Âu” trong chương
trình lịch sử lớp 10- cơ bản:
Qua nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa (SGK) và sách giáo viên
(SGV) Lịch sử lớp 10 (NXB GD, 2008) cùng một số tài liệu liên quan khác, tôi
cho rằng bài "Cách mạng công nghiệp ở châu Âu" là một bài học quan trọng
trong chương trình lịch sử thế giới cận đại vì nó vừa mang tính lý luận vừa mang
tính thực tiễn cao.
Thơng qua bài học này, các em học sinh (HS) sẽ phân biệt được điểm khác
nhau căn bản giữa cách mạng công nghiệp (CMCN) diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII
với cách mạng tư sản (CMTS) ở thời cận đại và với cách mạng khoa học - kỹ
thuật diễn ra từ nửa sau thế kỷ XX.
Tuy nhiên, khi giảng dạy bài học này, khơng ít giáo viên (GV) rơi vào tình

trạng "buộc" học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, máy móc, học vẹt
mà khơng hiểu cặn kẽ nội dung, bản chất của nó. Điều đó làm cho nhiều HS hết
sức lúng túng khi giải quyết một số vấn đề như: Cách mạng công nghiệp có
phải là cách mạng tư sản khơng? Tại sao giai cấp tư sản vừa làm các cuộc cách
mạng tư sản lại phải làm cách mạng công nghiệp? Cách mạng công nghiệp có
gì khác với cách mạng khoa học - kỹ thuật?
Trong đề tài này, tôi xin đề xuất thêm một cách dạy bài "Cách mạng công
nghiệp ở châu Âu"

để các đồng nghiệp cùng tham khảo là: Kết hợp bài tập

nhận thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm
2. Mục đích tiết học: Trong bài học này, GV cần giúp HS nhận thức
được một số vấn đề chính sau đây:
2.1. Ở buổi đầu, giai cấp tư sản tấn công vào thế lực phong kiến trên lĩnh
vực văn hố - tư tưởng (thơng qua các phong trào văn hố Phục hưng và Cải
cách tơn giáo) nhằm chống lại giai cấp địa chủ phong kiến, thể hiện bản lĩnh
10
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

riêng của giai cấp mình. Tiếp đến, giai cấp tư sản làm các cuộc cách mạng trên
lĩnh vực chính trị - xã hội (CMTS Anh 1642, CMTS Pháp 1789) nhằm lật đổ sự
thống trị của các lực lượng phong kiến bảo thủ, đưa giai cấp tư sản lên nắm

quyền thống trị đất nước. Và cũng trong q trình đó, giai cấp tư sản tiến hành
các cuộc cách mạng trên lĩnh vực kinh tế (CMCN) nhằm tạo ra nhiều của cải vật
chất, khẳng định sự tiến bộ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với
phương thức sản xuất phong kiến.
2.2. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trước tiên ở nước Anh, tiếp đến
các nước khác như Pháp, Đức và nhanh chóng làm cho các nước này thay đổi
trên nhiều phương diện, trở thành những nước công nghiệp phát triển với nền
sản xuất máy móc cơ bản thay thế cho nền sản xuất thủ công.
2.3. Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, sự bóc lột của tư sản đối
với vơ sản ngày càng gay gắt và tinh vi hơn, đã làm cho mâu thuẫn giữa hai giai
cấp đối kháng trong xã hội tư bản ngày thêm sâu sắc ( giai cấp Vô sản và giai
cấp Tư sản), dẫn đến các cuộc đấu tranh của giai cấp Vô sản chống giai cấp Tư
sản diễn ra liên tiếp mà giai cấp tư sản khơng thể điều hồ và khơng lường trước
được.
3. Về kết cấu nội dung bài giảng.
Bài học này được chia làm 3 đề mục, dạy trong 1 tiết (45 phút):
* Mục 1 với tiêu đề: "Cách mạng công nghiệp ở Anh", với những nội
dung chính sau:
- Tiền đề của cách mạng:
+ Do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo tiền đề cho kinh tế tư bản phát
triển
+ Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nguồn vốn dồi dào
+ Có nhiều cải tiến kĩ thuật.

11
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012



Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

- Thời gian : cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ những năm 60 của
thế kĩ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kĩ XIX
- Những phát minh:(sách giáo khoa)
* Mục 2: "Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức "(hướng dẫn học sinh
đọc thêm)
* Mục 3: "Hệ quả của cách mạng cơng nghiệp", với những nội dung
chính sau:
- Hệ quả kinh tế: cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước
tư bản, nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố
lớn....
- Hệ quả xã hội:
+ Hình thành hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, song lại
đối lập với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
+ Bộ mặt xã hội thay đổi: dân thành thị tăng lên, đời sống nhân dân nâng
cao...
Với nội dung kiến thức và kết cấu các đề mục như vậy, tôi cho rằng:
mục 1 là trọng tâm kiến thức, rồi đến mục 3, mục 2 chỉ hướng dẫn học sinh đọc
thêm. Vì vậy, thời gian phân bổ để dạy như sau: Mục1: 23 phút; mục 2: 3 phút;
mục 3: 12 phút (thời gian còn lại giành cho việc kiểm tra bài cũ, bài tập về
nhà...).
Để bài giảng thêm sinh động, giáo viên có thể tham khảo thêm một số tài
liệu như Lịch sử văn minh thế giới, các tranh ảnh như: phát minh máy hơi nước
của Giêm Oát, phát minh đầu máy xe lửa của Xtêphenxơ, Máy dệt ở Ln Đơn,
Ơtơ chạy trên đường Pari Ruăng ngày 28-7-1894

12

Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

4. Về phương pháp dạy học.
- Đầu tiết học, giáo viên hỏi bài cũ để dẫn dắt các em vào bài học mới:
"Mục tiêu chính của Cách mạng tư sản Anh 1642 và Cách mạng tư sản Pháp
1789 là gì?".
Sau khi HS trả lời xong, GV khái quát: “Mục tiêu chính của hai cuộc
cách mạng tư sản ấy là lật đổ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến,
đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và lãnh đạo đất nước phát triển theo
con đường tư bản chủ nghĩa. Khi lên nắm chính quyền, giai cấp tư sản củng
cố hơn nữa địa vị của mình, khơng ngừng phát triển kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Họ đã nhanh chóng tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, mà đầu
tiên là ở nước Anh. Vậy thực chất của cách mạng cơng nghiệp là gì? Tiền đề,
thời gian diễn ra cách mạng? Tác động của nó đối với đất nước như thế
nào?.” Đây là một bài tập nhận thức mà giáo viên đặt ra nhằm tạo cho các em
HS tập trung vào bài học ngay từ đầu. Cho HS suy nghĩ chừng một phút rồi GV
dạy.
4.1. Đối với mục 1: Theo tôi, GV chỉ cần giúp các em HS nắm được
lượng kiến thức như đã trình bày trong SGK là vừa đủ và GV khơng cần thuyết
trình nhiều mà nên đưa ra một bài tập nhận thức để HS thảo luận nhóm: “Nhiều
người biết được tác động của cách mạng công nghiệp đối với nước Anh và
những phát minh kỹ thuật nổi tiếng như: Máy kéo sợi Gien-ni, máy hơi nước
Giêm Oát, đầu máy xe lửa của X-tê-phen-xơ, nhưng họ lại chưa lý giải được

tại sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh.” Sau ít phút HS
thảo luận nhóm, GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả theo các nội dung
sau đây:
- Về thời gian: CMCN Anh được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ
XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỷ XIX và Anh là nước đầu tiên
tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp.

13
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

- Về tiền đề: Sở dĩ như vậy là vì ở nước Anh đã có đủ một số điều kiện
căn bản để thực hiện cuộc CMCN như:
+ Nước Anh làm cách mạng tư sản sớm, giai cấp tư sản đã lên nắm chính
quyền, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
+ Nước Anh có nguồn vốn khá dồi dào nhờ kinh tế tư bản ở đây phát triển
sớm, nhờ bóc lột thuộc địa và bn bán nơ lệ da đen,…(nói chung là tích luỹ
ngun thuỷ tư bản);
+ Nước Anh có nguồn lao động làm thuê dồi dào do quá trình tước đoạt
ruộng đất của nông dân, do thợ thủ công bị phá sản nên họ muốn sống thì phải
làm thuê cho các chủ tư bản trong các nhà máy xí nghiệp;
+ Nước Anh có nhiều cải tiến kỹ thuật ở các cơng xưởng thủ cơng, có sự
sản xuất hàng loạt và phân cơng lao động tỷ mỷ Điều này nó thúc đẩy việc cải
tiến công cụ sản xuất, dẫn đến việc thúc đẩy những phát minh máy móc thay thế

cho lao động thủ công...
- Một số phát minh kỹ thuật tiêu biểu:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức
nước
+ Năm 1784, Giêm- Oát phát minh ra máy hơi nước.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa...
-> sau đó giáo viên hỏi thêm học sinh về ý nghĩa của các phát minh ấy.
- Tác động của CMCN đối với nước Anh: Năng suất lao động tăng gấp
nhiều lần, vật chất nhiều; lao động máy móc trở nên phổ biến thay thế căn bản
lao động thủ công; ngành công nghiệp phát triển thúc đẩy các ngành khác như
nông nghiệp, giao thông vận tải phát triển; số lượng công nhân công nghiệp
14
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

đông đảo; Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, được mệnh
danh là “ công xưởng của thế giới”. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương
mại với hơn 80 vạn dân- là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường cơng
nghiệp hóa
4.2. Đối với mục 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm, rồi sau đó
hướng dẫn học sinh làm bài tập : thông qua kiến thức đã học, hảy rút ra những
điểm giống và khác nhau giữa cách mạng công nghiệp ở Anh và cách mạng

công nghiệp ở Pháp, Đức. ( phần này yêu cầu học sinh về nhà làm).
4.3. Đối với mục 3: Giáo viên đưa ra bài tập nhận thức: “Có người nhận
xét rằng, nếu như hệ quả của CMCN về mặt kinh tế làm cho giai cấp tư sản
giàu lên và có thế lực hơn thì hệ quả về mặt xã hội lại làm cho giai cấp tư sản
yếu đi.” GV cho các em thảo luận nhóm và sau đó khái quát theo 2 ý chính:
- Hệ quả về mặt kinh tế: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt
các nước tư bản:
+ Năng suất lao động được nâng cao => kinh tế các nước phát triển
mạnh.
+ Do kinh tế phát triển (mà đặc bịêt là công nghiệp) đã làm hình thành
nhiều trung tâm cơng nghiệp ở các nước này, đô thị cũng xuất hiện ngày càng
nhiều và ngày càng trở nên sầm uất. Từ kinh tế công nghiệp phát triển kéo theo
các ngành khác phát triển theo như nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin
liên lạc... đưa các nước này trở thành nước công nghiệp với nền sản xuất mà ở
đó lao động máy móc là chủ yếu (trước đây lao động chân tay là chủ yếu).
- Hệ qủa về mặt xã hội: Với sự xác lập của một nước công nghiệp, một xã
hội công nghiệp cũng được ra đời với sự xuất hiện của hai giai cấp cơ bản trong
xã hội lúc này là giai cấp Tư sản công nghiệp và giai cấp Vô sản công nghiệp.
Đây là hai giai cấp đối kháng trong xã hội có mâu thuẫn với nhau ngày càng trở
nên gay gắt. Dẫn đến giai cấp Vô sản đấu tranh chống chống lại giai cấp Tư
sản .Hình thức đấu tranh: lúc đầu dưới hình thức tự phát, dần chuyển sang đấu
15
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm


tranh tự giác. Đó là dấu hiệu báo trước sự ra đời một chế độ xã hội mới tiến bộ
hơn.( giáo viên hỏi thêm: “ vai trị của giai cấp vơ sản?” ; “hình thức đấu tranh
tự phát là gì? Hình thức đấu tranh tự giác là gì?”)
Trước khi kết thúc bài học, Giáo viên phát vấn: Em có nhận xét gì về cuộc
cách mạng cơng nghiệp thời kì này? Sau khi học sinh trả lời xong, Giáo viên
cần nhấn mạnh để các em HS nắm được: Cách mạng công nghiệp diễn ra ở thời
cận đại chủ yếu làm mục tiêu kinh tế (chứ khơng phải làm mục tiêu chính trị xã
hội như cách mạng tư sản), chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy
móc. Các phát minh ở đây chủ yếu được bắt nguồn từ cải tiến kỹ thuật, từ kinh
nghiệm cuộc sống thơng qua sự mày mị thử nghiệm nên còn gọi là cách mạng
kỹ thuật (để phân biệt với cách mạng khoa học - kỹ thuật nửa sau thế kỷ XX).
5. Một số lưu ý: khi sử dụng lí thuyết này vào dạy học, cần chú ý một số
vấn đề sau:
- Đối tượng học sinh phải có trình độ tương đương nhau thì việc dạy mới
diễn ra kịp với phân phối thời gian; số lượng học sinh trong một lớp không quá
đông, khoảng 30-35 em
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức; năng khiếu sư phạm, nghệ thuật
giảng dạy của giáo viên tương đối cao; giáo viên phải phối hợp nhiều phương
pháp dạy học, kết hợp với kiểm tra, đánh giá học sinh ngay tại lớp.
- Giáo viên phải thường xuyên ra bài tập về nhà( cả kiến thức đã học và
kiến thức bài mới), để học sinh nắm chắc kiến thức đã học và chuẩn bị bài tốt
hơn

16
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012



Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm:
Xác định tính khả thi của việc kết hợp bài tập nhận thức với so sánh đối
chiếu và thảo luận nhóm khi dạy bài “ Cách mạng công nghiệp ở châu Âu”, Lịch
sử 10 - cơ bản.
2. Phương pháp thực nghiệm:
- Tôi đã tiến hành khảo sát chọn 2 lớp. Trong đó có 1 lớp thực nghiệm dạy
theo phương pháp: kết hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu và thảo luận
nhóm và 1 lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống.
+ Vào ngày 24 tháng 3 năm 2012 tôi đã tiến hành dạy trên lớp thực
nghiệm 10A2, sĩ số lớp 35
+ Ngày 27 tháng 3 năm 2012 tôi đã tiến hành dạy trên lớp đối chứng,
10A3, có 35 học sinh.
- Cả 2 lớp có số lượng, chất lượng tương đương nhau. Sau buổi dạy tiến
hành kiểm tra ở cả 2 lớp đề kiểm tra như nhau, thời gian làm bài là 20 phút với 2
câu hỏi như sau:
Câu 1: Vì sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh?
Câu 2: Thông qua kiến thức đã học em hảy rút ra hệ quả của “cách mạng
công nghiệp ở châu Âu”?
- Bài kiểm tra của hai lớp do giáo viên trong tổ bộ môn chấm.
3. Kết quả thực nghiệm:
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra.
Phương Số bài
án
kiểm


Số HS đạt điểm Xi
2

3

4

5

6

7

8

9

10

TN
(10A2)

35

0

0

0


6

7

12

4

4

2

ĐC
(10A3)

35

0

3

4

11

7

6

2


2

0

17
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất
Phương
án

Số
bài

% số HS đạt điểm Xi
2

3

4

5


6

TN

35

0

0

0

17,14

20

34,29 11,43 11,43 5,71

ĐC

35

0

8,57 11,43 31,42

20

17,14


7

8
5,72

9
5,72

10
0

Qua kết quả nghiệm, tơi có một số nhận xét như sau:
- Điểm số trung bình của các lớp TN (6,97) cao hơn so với lớp ĐC (5,66).
Số học sinh xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (0%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC
(20%). Trong khi đó tỉ lệ học sinh đạt giỏi ở lớp TN (28,57%) lớn hơn nhiều so
với lớp ĐC (11,44%).
4. Tự đánh giá:
- Đề tài có tính khả thi, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích
thích học sinh suy nghĩ tích cực hơn, tăng khả năng tư duy của học sinh và rèn
kỹ năng trình bày kiến thức theo một hệ thống logic, học sinh thoải mái, năng
động trong học tập và hiểu bài sâu sắc.
- Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng phương pháp: kết hợp
bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm kết hợp linh
hoạt với nhiều phương pháp dạy học khác sẽ tạo hứng thú trong giờ học, phát
huy tính chủ động của học sinh sẽ giúp học sinh ghi nhớ bài nhanh ,lâu hơn,
hiểu bài sâu sắc hơn .

18
Lê Thị Sửu


Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Xác định đặc điểm, ưu, nhược điểm của dạy học bằng phương pháp kết
hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu và thảo luận nhóm.
- Thơng qua kết quả thực tế của một tiết dạy cho thấy lớp TN có điểm
trung bình cao hơn lớp ĐC.
- Đa số học sinh hứng thú trong việc kết hợp bài tập nhận thức với so
sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm trong q trình học tập, học sinh ý
thức được tầm quan trọng của việc xác định được nội dung trọng tâm trong bài
học và hiểu sâu sắc nội dung, bản chất của sự kiện lịch sử. Học sinh khơng học
thuộc một cách máy móc, thụ động, học vẹt. Việc sử dụng phương pháp: kết hợp
bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu sự kiện và thảo luận nhóm đã phát huy
được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng tư duy, mạnh
dạn và tự tin khi trình bày trước đám đông.
- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở
nhà, khả năng so sánh, đối chiếu kiến thức, khả năng phân tích, đánh giá sự kiện
lịch sử... Đây là một phần hết sức quan trọng để hình thành những tư duy mới .
Xét về mặt nhận thức, kỹ năng, hình thành ở học sinh khả năng tự giác, tự khám
phá tri thức. Có như thế mới hình thành được những kỹ năng khác thông qua
khả năng tự học.
2. Kiến nghị:
Việc kết hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu và thảo luận nhóm

để tổ chức học sinh học tập đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Dạy học
bằng kết hợp bài tập nhận thức với so sánh, đối chiếu và thảo luận nhóm địi hỏi
giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, trình độ chun mơn vững, có năng lực
thiết kế, tổ chức hoạt động. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị sau:
- Sở giáo dục và đào tạo cần tăng cường các khóa học bồi dưỡng trình độ
chun mơn, nghiệp vụ cho giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực sử dụng
19
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

các phương pháp dạy học mới, trong đó có dạy học bằng kết hợp bài tập nhận
thức với so sánh, đối chiếu và thảo luận nhóm.
- Nhà trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
dạy học.
- Về phía phụ huynh học sinh: Kiểm tra đơn đốc việc chuẩn bị bài, học bài
của học sinh ở nhà. Khuyến khích các con làm bài tập lịch sử, học nhóm...
Trên đây là một vài ý kiến cũng như kinh nghiệm nhỏ mà tơi rút ra được
trong q trình giảng dạy muốn chia sẻ với quý thầy cô giáo. Hi vọng sẽ góp
một phần nhỏ vào q trình đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử và nâng
cao chất lượng dạy – học môn lịch sử trong trường phổ thông hiện nay.

Gia Nghĩa, tháng 03 năm 2013

Lê Thị Giang


20
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012


Trường THPT Bắc Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm

D. TÀI LIỆU THAM KHO
1. I. La Lécne, Bài tập nhận thức trong lịch sư ë trêng phỉ th«ng, ViƯn
KHGD, HN. 1968.
2. I. La Lécne, Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, H.1977
3. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phơng pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo
dục, HN.1992.
4. Vũ Dơng Ninh - Nguyễn Văn Hồng, Đại cơng lịch sử thế giới cận đại,
tập 1 và 2, NXB Giáo dục, HN.1997.
5. Vũ Dơng Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB GD, HN,
2001.
6. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Lịch sư líp 10, NXB GD, HN, 2008.
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 10, NXB
Giáo dục, HN, 2011

21
Lê Thị Sửu

Năm học 2011-2012




×