Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN CHẤT THẢI RẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.52 KB, 26 trang )

1

CHẤT THẢI RẮN

Contents

11


2

1.


1.

2.
a)
-

-

-

Câu 1: Thành phần, tính chất của CTR, nguồn gốc phát sinh CTR, CTNH

CTR
Định nghĩa: Chất thải rắn (hay rác thải) là vật chất dạng rắn (hoặc sệt) được thải
bỏ trong hoạt động của con người và động vật.
Thành phần CTR
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng


biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm khối
lượng.
Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá
và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc
hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn.
Thành phần CTR phụ thuộc vào: Điều kiện KT-XH; Trình độ quản lý; Ngành nghề
sản xuất; các mùa trong năm, thu nhập của từng quốc gia,…
Một số thành phần của CTR như: Giấy, bao bì, vải sợi, nhựa, thủy tinh, kim loại,….
Tp riêng biệt của CTR thay đổi theo: Vtri địa lý,time; Mùa trong năm; Đkien kte.
Tính chất của CTR
Tính chất vật lý
Khối lượng riêng: Là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích
chất thải (kg/m3).
Mẫu chất thải lấy theo quy định: thùng đựng 50-100l cân trc để biết KL-> cho mẫu
vào thùng, nhấc thùng lên cách mặt đất 30cm thả xuống 4 lần-> lặp lại cho đầy
thùng và cân lấy số lượng
Trong đó: md: KL mẫu bđ CTR(kg)= mth+mCTR
Độ ẩm: Là lượng nước chứa trong CTR, độ ẩm giao động tùy vào thành phần CTR
mc: KL mẫu sau khi sấy khô ở 105oC
Cỡ hạt: Tùy từng loại CTR mà có kích thước hạt khác nhau.
Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong chất thải rắn đóng vai trò rất
quan
trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: thu hồi vật liệu, đặc
biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia loại bằng phương
pháp từ tính.
SC = l
SC = (l x w)1/2
SC = (l + w)/2
SC = (l x w x h)1/3
SC = (l + w + h)/3

Trong đó: SC : kích thước của các thành phần (cỡ hạt)
l : độ dài (mm)
w: độ rộng (mm)
h: độ cao (mm)
Độ thấm: - là một đặc tính vật lý quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển
động của lớp nước rác và khí bãi rác.
Hệ số thấm được tính như sau:
K = C.d2 . = k.
Trong đó: K: hệ số thấm ( m2/s)
C: hệ số hình học của rác (hằng số không thứ nguyên)
22


3

-

b)

c)
a.

b.

c.

3.

d: kích thước của rác, m
γ

:
trọng
lượng
riêng
của
nước,
N/m 2
μ : độ nhớt vận động của nước, N.s/m2
k : độ thấm riêng, m2
Năng lượng: Q = 145 C + 610 (H2 - O2) + 40 S + 10 N
Q: BTU/lb hay kJ/kg = 2.326 BTU/lb
C: % khối lượng cacbon…..
Tính chất hóa học
- Tính chất hóa học của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án
xử lý và thu hồi nguyên liệu.
- Các phản ứng hóa học: oxh- khử, trao đổi, cháy…
- Các thông số liên quan đến quá trình cháy của CTR:
+ Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi sấy ở 1050C)
+ Thành phần các chất cháy bay hơi (phần klg mất đi khi nung ở 9500C buồng kín)
+ Thành phần carbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải các
chất có thể bay hơi);
Tính chất sinh học
Mùi CTR
- Mùi của CTR sẽ bị phân tán khi chất thải được lưu giữ trong một thời gian.
- Quá trình phát sinh mùi càng nhanh khi thời tiết càng ấm
- Sự phát sinh mùi là hệ quả của quá trình phân hủy kỵ khí các CHC có trong chất
thải, đặc biệt là lưu huỳnh.
VD: H2S, CH3SH, axit amino butyric (CH3CH2CH2(NH2)COOH)
Quá trình nở ra ruồi
- ruồi sẽ phát sinh rất nhanh trong chất thải

- Trong điều kiện nóng ẩm ruồi thường sẽ phát triển trong 2 tuần.
- Thông thường chu kỳ phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có thể
biểu diễn như sau:
+
Ruồi đẻ trứng
: 8-12 giờ
+
Giai đoạn đầu của ấu trùng
: 20 giờ
+
Giai đoạn thứ hai của ấu trùng : 24 giờ
+
Giai đoạn thứ ba của ấu trùng :
3 ngày
+
Giai đoạn trở thành ruồi con
: 4-5 ngày
+
Ruồi trưởng thành
: 9-11 ngày
Quá trình xử lý phân hủy các chất hữu cơ có trong chất thải
- Xử lý phân hủy hiếu khí:
CHC + O2 + H2O vsv + dd
tế bào mới + CHC đã phân hủy + CO2 + NO3- + SO42- + Q
- Xử lý phân hủy kỵ khí:
vsv + dd
CHC + CO2 + H2O
tế bào mới + CHC đã phân hủy + CH4 + NH3 + H2S +
Q
Nguồn gốc phát sinh

Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở quan
trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý
chất thải rắn thích hợp.
33


4



-

1.


1.

Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau nhưng phân
loại theo cách thông thường nhất là:
Khu dân cư
Khu thương mại
Cơ quan, công sở
Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
Khu công cộng
Nhà máy xử lý chất thải
Công nghiệp
Nông nghiệp.
CTNH
Định nghĩa: Chất thải độc hại là các vật liệu vốn có tính độc hại, tính ăn mòn, chất
gây kích thích, tính dễ cháy, và tính gây nổ gây ảnh hưởng cho con người và động vật

Nguồn gốc phát sinh CTNH
Chất thải nguy hại sinh ra từ 3 nguồn:
Công nghiệp: hầu hết các chất thải đều có nguồn gốc từ các loại nguyên nhiên liệu
mà chúng ta phải cần để sử dụng cho nông nghiệp.
Hoạt động sinh hoạt của con người, trong nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
Từ thiên nhiên: chất thải nguy hại có khả năng sản sinh ra từ các quá trình trao
đổi chất trong tự nhiên, có hoặc không có vai trò của con người.
Trong đó có thể nói các ngành sản xuất công nghiệp là nguồn phát sinh ra chất thải
nguy hại lớn nhất và đang là mối quan tâm lớn hiện nay. So với các nguồn phát sinh
khác, nguồn công nghiệp mang tính thường xuyên và ổn định nhất, các nguồn từ dân
dụng hay sinh hoạt không nhiều, tương đối nhỏ.
2. Câu 2: Nguyên tắc vạch tuyến thu gom, phân tích hệ thống thu gom, thu
gom bằng xe thùng di động và thu gom bằng xe thùng cố định.
Nguyên tắc vạch tuyến thu gom.
(1). Các chính sách hiện hành và những quy định liên quan đến điểm thu gom và tần
xuất thu gom phải được xác định.
(2). Đặc trưng hiện tại của hệ thống như kích cỡ và loại phương tiện sử dụng
(3). Các tuyến thu gom được sắp xếp và kết thúc ở các trục đường chính.
(4). Những vùng có địa hình dốc nên sắp xếp các tuyến thu gom bắt đầu ở vùng cao
sau đó đến các khu vực thấp dần.
(5). Tuyến sắp xếp sao cho thùng cuối cùng của tuyến thu gom gần bãi rác nhất.
(6). Những tuyến đông hay bị tắc nghẽn giao thông nên thu gom thời gian sớm trong
ngày (hoặc xác định thời điểm có mật độ lưu thông thấp nhất).
(7). Nguồn có lượng rác thải lớn nên ưu tiên thu gom trước.
(8). Những điểm thu gom thưa (có lượng chất thải rắn ít) có thể xác định tần suất thu
gom tuỳ thuộc vào lượng chất thải phát sinh (có thể phục vụ 1 chuyến trong một ngày
hoặc ít hơn)
Hệ thống container di động
Khái niệm
44



5

2.

3.
-

a.

Khái niệm hệ thống container di động: Trong hệ thống container di động thì các
container được sử dụng để chứa chất thải rắn và được vận chuyển đến bô đổ, đổ bỏ
chất thải rắn và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới.
Phạm vi áp dụng
Hệ thống Container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh chất thải có khối
lượng lớn ( trung tâm thương mai , nhà máy …) bởi vì các container sử dụng các kích
thước lớn.
Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm :Có kích thước nên :
Thích hợp cho nguồn thải có tốc độ phát sinh lớn
Giảm thời gian do giảm số lần vận chuyển
Đảm bảo vệ sinh
Không sử dụng nhiều lao động ( 1-2 công nhân)
+ Nhược điểm :
Hệ số sử dụng container thấp do chất thải rắn không được nén trong Container
Sơ đồ hoạt động của hệ thống container di động: kiểu cổ điển và kiểu trao đổi
container
Hệ thống container di động - loại cổ điển.










Về cơ quan kết thúc
ca làm

việc
Từ cơ quan

b. bắt đầu hành
c. trình làm
d.
việc

`
... Các vị trí đặt thùng
Chở thùng đầy
Chở thùng không

e.

Điểm tập trung
(Bãi chôn lấp,Trạm trung chuyển hoặc xử lý)
Đối với hệ thống container di động –loại cổ điển, quy trình thu gom được mô tả như
sau:

Bước 1: Xe thu gom (xe không) sẽ đi từ trạm xe đến nơi thu gom rác (hộ gia đình,
nơi tập trung rác của khu dân cư),
Bước 2: Lấy thùng chứa đầy rác đặt lên xe, chở đến nơi tiếp nhận (có thể là bãi đổ,
điểm hẹn, trạm trung chuyển, nhà máy xử lý, trạm phân loại tập trung hay bãi chôn
lấp),
Bước 3: Đổ rác tại bãi tập kết.
Bước 4: Xe mang thùng rác rỗng trở về vị trí đã lấy rác lúc trước, trả thùng rác rỗng
về vị trí cũ.
Bước 5: Tiếp tục di chuyển từ vị trí này đến vị trí cần thu gom tiếp theo. Quá trình
lặp lại như ban đầu
55


6

Bước 6: Xe trở về trạm xe (khi đã hoàn tất công tác thu gom của một ngày làm việc
theo quy định).
3. b. Hệ thống container di động – loại trao đổi container.
`
... Các vị trí đặt thùng
Chở thùng đầy
Chở thùng không

Từ cơ quan đến với
thùng không bắt
đầu hành trình làm
việc

Xe với thùng không về cơ
quan kết thúc ca làm việc


Điểm tập trung (Bãi chôn lấp,Trạm trung chuyển hoặc xử lý)
Đối với hệ thống container di động – loại trao đổi container, quy trình thu gom có
thay đổi so với mô hình cổ điển.
Bước 1: Xe thu gom đi từ trạm xe nhưng với một thùng rác rỗng trên xe, đến vị trí
thu gom đầu tiên.
Bước 2: Xe sẽ đặt thùng rác rỗng xuống và nhấc thùng chứa đầy rác lên xe.
Rồi vận chuyển thùng chứa đầy rác đến nơi tiếp nhận.
Bước 3: Đổ rác xong tại bãi đổ tập kết.
Bước 4: Xe sẽ mang thùng rác rỗng đến nơi thu gom tiếp theo (2) và tiếp tục lấy
thùng chứa đầy rác chuyển về nơi tiếp nhận (mà không cần trở về vị trí thu gom đầu
(1)).
Bước 5: Xe trở về trạm xe (Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc)
Khi đó người thu gom sẽ mang thùng rác rỗng từ nơi tiếp nhận trở về trạm xe
Nhận xét:
Giống
- Từ sự phân tích về nguyên lý hoạt động của 2 hệ thống container di chuyển loại cổ
điển và loại tao đổi container nêu trên. Về cơ bản nguyên lý hoạt động của 2 loại xe
này là như nhau, đều trải qua các công đoạn (1) Lấy rác, (2) Vận chuyển đến bãi đổ,
(3) Đổ bỏ CTR và (4) Về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới. Cả 2 loại xe
đều thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn (Trung tâm thương
mại, nhà máy,..)
Khác
- Một điểm khác biệt giữa 2 loại xe này là: Hệ thống xe container di động- loại trao đổi
container sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với loại cổ điển do không phải mất 1 lần quay
lại nơi thu gom rác đầu tiên để đặt thùng rác rỗng.
4.

Thời Gian Lấy Tải (P):
+ Hoạt động theo phương pháp cổ điển:

Thời gian lấy tải (Pdđ) = Thời gian chất thùng rác đầy lên xe + thời gian trả thùng rác
rỗng về vị trí cũ + thời gian vận chuyển giữa hai điểm lấy rác kế cận.
66


7

+ Hoạt động theo phương pháp trao đổi container:
Thời gian lấy tải ( Pdđ) = Thời gian chất thùng rác đầy lên xe + thời gian trả thùng
rác rỗng về vị trí lấy rác tiếp theo
5.

Thời Gian Vận Chuyển (h):
Thời gian vận chuyển ( h ) = Thời gian từ vị trí lấy rác đến bãi chôn lấp + thời gian từ
bãi chôn lấp về vị trí đặt thùng rác rỗng

6.

Thời Gian Ở Bãi Đổ (s):
Thời gian ở bãi đổ (s) = Thời gian cần để đổ rác xuống bãi chôn lấp + thời gian chờ
đổ rác
Thời Gian Không Sản Xuất (W):
Là toàn bộ thời gian hao phí cho các hoạt động không sản xuất, có thể chia thành 2
loại: thời gian hao phí cần thiết và thời gian hao phi không cần thiết
+) Thời gian hao phí cần thiết bao gồm: thời gian hao phí cho việc kiểm tra xe khi
đi và khi về vào đầu và cuối ngày, thời gian hao phí cho tắc nghẽn giao thông và thời
gian hao phí cho việc sửa chữa, bảo quản các thiết bị…
+) Thời gian hao phí không cần thiết bao gồm: thời gian hao phí cho bữa ăn trưa
vượt quá thời gian qui định và thời gian hao phí cho việc trò chuyện, tán gẫu,…
Hệ thống container cố định

Khái niệm
Hệ thống Cointainer cố định là hệ thống mà trong đó các Container cố định được sử
dụng để chứa Chất thải rắn vẫn giữ ở vị trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di
chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải.
Phạm vi áp dụng
- Hệ thống Container cố định thích hợp sử dụng trong những trường hợp mà các
container chứa CTR chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh
CTR đến vị trí thu gom để dỡ tải.
- Hệ thống thích hợp để vận chuyện CTR có kích thước (thể tích) nhỏ, khối lượng lớn
do hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống có thiết bị ép CTR để làm giảm thể
tích, tăng khối lượng vận chuyểnhệ số sử dụng container (tỷ số giữa thể tích CTR
chiếm chỗ và thể tích container) cao
3. Ưu, nhược điểm của hệ thống
- Ưu điểm:
Hệ số sử dụng container cao nên vận chuyển được khối lượng lớn CTR
Container cố định chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến
vị trí thu gom để dỡ tải
- Nhược điểm:
Thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khó khăn trong việc bảo trì
Không thích hợp để thu gom các CTR có kích thuớc lớn và CTR xây dựng
Di chuyển khó khăn,cần nhiều xe nhỏ thu gom CTR cũng như là số lượng nhân công
đủ lớn
Sơ đồ hệ thống container cố định

7.


1.

2.









77


8

Đối với hệ thống container cố định, quy trình thu gom được mô tả như sau: xe thu
gom (là loại xe có thùng chứa) sẽ đi từ trạm xe đến vị trí thu gom, lấy thùng chứa rác
đổ lên xe, trả thùng rỗng về vị trí cũ rồi đi đến vị trí thu gom tiếp theo, cứ như thế cho
đến khi thùng chứa trên xe đã đầy. Khi đó, xe thu gom sẽ vận chuyển rác đến nơi tiếp
nhận, đổ rác và vận chuyển đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom tiếp theo.









Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc, xe thu gom sẽ vận chuyển
từ nơi tiếp nhận về trạm xe
.

Thời gian lấy tải (P - pickup)
Pcđ = Thời gian chất tải rác lên đầy xe (bắt đầu từ khi xe dừng và đổ thùng rác ở vị trí
thứ nhất đến khi đổ thùng rác cuối cùng lên xe). Thời gian lấy tải phụ thuộc vào loại
xe thu gom và phương pháp lấy tải
Thời gian vận chuyển (H - haul)
Hcđ = Thời gian từ vị trí lấy tải cuối cùng của một tuyến thu gom về vị trí dỡ tải (trạm
trung chuyển, trạm thu hồi vật liệu, bãi chôn lấp) + thời gian từ vị trí dỡ tải đến vị trí
lấy tải đầu tiên của tuyến thu gom tiếp theo. Thời gian vận chuyển không kể thời gian
ở bãi đổ hay trạm trung chuyển…
Thời gian ở bãi đổ (S – at_site)
s = thời gian cần thiết để dỡ tải ra khỏi xe thu gom tại vị trí dỡ tải bao gồm thời gian
chờ đợi dỡ tải và thời gian dỡ tải
Thời gian không sản xuất (W - off-route)
Là toàn bộ thời gian hao phí cho các hoạt động không sản xuất, có thể chia thành 2
loại: thời gian hao phí cần thiết và thời gian hao phí không cần thiết nhưng chúng
được xem xét cùng với nhau bởi chúng phải được phân phối đều trên hoạt động tổng
thể.
+ Thời gian hao phí cần thiết bao gồm: thời gian hao phí cho việc kiểm tra xe khi đi
và khi về vào đầu và cuối ngày, thời gian hao phí cho tắc nghẽn giao thông, thời gian
hao phí cho việc sửa chữa, bảo quản các thiết bị…
+ Thời gian hao phí không cần thiết bao gồm: thời gian hao phí cho bữa ăn trưa vượt
quá thời gian quy định và thời gian hao phí cho việc trò chuyện tán gẫu…
88


9

4.

Câu 3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn bằng cơ học: nguyên lý, phạm

vi áp dụng
1.1. Giảm kích thước.
- Nguyên lý: CTR được làm giảm kích thước có thể được sử dụng trực tiếp làm lớp
che phủ trên mặt đất hay làm phân compost, hoặc làm 1 phần được sử dụng cho các
hoạt động tái sinh. Thiết bị làm giảm kích thước CTR tùy thuộc vào loại , hình dạng,
đặc tính của CTR và tiêu chuẩn yêu cầu .
- Các thiết bị:
+ Búa đập: có hiệu quả đối với các thành phần có đặc tính giòn, dễ gãy
+ Kéo cắt bằng thủy lực: dùng để làm giảm kích thước các vật liệu mềm
+ Máy nghiền: có ưu điểm là di chuyển dễ dàng, có thể sử dụng để làm giảm kích
thước nhiều loại CTR khác nhau như nhánh cây, gốc cây, và các CTR xây dựng.
Với phương pháp này thì CTR được giảm kích thước đáng kể
- Phạm vi áp dụng: PP này được sử dụng để giảm kích thước của các thành phần
CTR đô thị
1.2. Phân loại theo kích thước (Sàng lọc)
- Nguyên lý: là quá trình phân loại một hỗn hợp các vật liệu CTR có kích thước khác
nhau thành 2 hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, bằng cách sử dụng các loại
sàng có kích thước lỗ khác nhau. Quá trình phân loại có thể thực hiện khi vật liệu còn
ướt hoặc khô, thông thường quá trình phân loại thường gắn liền với quá trình chế biến
chất thải tiếp theo
- Các thiết bị thường được sử dụng nhiều:
+ Sàng rung: sử dụng đối với CTR tương đối khô như kim loại, thủy tinh, gỗ vụn,
mảnh vỡ bê tông trong CTR xây dựng
+ Sàng trống quay: dùng để tách rời các loại giấy carton và giấy vụn
+ Sàng đĩa tròn: (cải tiến của sàng rung) .
- Phạm vi áp dụng: CTR đô thị nói chung
1.3. Phân loại theo khối lượng riêng
- Nguyên lý: PP phân loại theo khối lượng riêng là pp kỹ thuật được sử dụng rộng rãi,
dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí động lực và sự khác nhau về
khối lượng riêng của chúng. Nguyên tắc của phương pháp này là thổi dòng ko khí từ

dưới lên trên qua lớp vật liệu hỗn hợp, khi đó các vật liệu có khối lương riêng nhỏ
hơn sẽ được cuốn theo dòng khí, tách ra khỏi các vật liệu nặng hơn
- Phạm vi áp dụng: Phương pháp này được sử dụng để phân loại CTR đô thị tách rời
các loại vật liệu từ quá trình tách nghiền thành 2 phần riêng biệt loại khác nhau: dạng
có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng
nặng như là kim loại, gỗ và các loại vật liệu CTR vô cơ có khối lượng riêng tương
đối lớn nặng
1.4. Phân loại theo điện trường và từ trường
- Nguyên lý: Kỹ thuật phân loại bằng điện trường và từ tính dựa vào tính chất điện từ
và từ trường của các loại vật liệu có trong thành phần chất thải rắn.
- Phạm vi áp dụng:
+ Phương pháp phân loại bằng từ trường được sử dụng phổ biến khi tiến hành tách
các kim loại màu ra khỏi kim loại đen.
99


10

+ Phương pháp phân loại bằng tĩnh điện được áp dụng đẻ tách ly nhựa và giấy dựa
vào sự khác nhau về sự tích điện bề mạt của 2 loại vật liệu này.
+ Phân loại bằng dòng điện xoáy là kỹ thuật phân loại trong đó dòng điện xoáy được
tạo ra trong các kim loại không chứa sắt như nhôm và tạo thành nam châm nhôm
1.5. Nén chất thải rắn
- Nguyên lý: Phương pháp này được sử dụng với mục đích gia tăng khối lượng riêng
của CTR, nhằm tăng tính hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển. các kỹ thuật
hiện đang áp dụng để nén và tái sinh chất thải là đóng kiện, đóng gói, đóng khối hay
ép thành dạng viên.
- Phạm vi áp dụng: CTR đô thị

5.


1.




Câu 4: Phương pháp sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đô thị bằng hiếu
khí. Phương pháp sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đô thị bằng yếm khí
(Nguyên lý, các giai đoạn chuyển hóa, ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng, các yếu
tố ảnh hưởng.
PP SX phân hữu cơ từ rác thải đô thị bằng hiếu khí
Nguyên lý
Quá trình ủ hiếu khí là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí và ổn định các chất hữu
cơ trong CTR đô thị (trừ nhựa, cao su, da thuộc) nhờ hoạt động của VSV.
Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học này gồm: CO2, nước, nhiệt, chất mùn (ổn
định, ko mang mầm bệnh và được SD làm phân bón cho cây trồng
Quá trình ủ phân hiếu khí có thể áp dụng đối với: rác vườn, CTR đô thị đã được phân
loại, hỗn hợp CTR đô thị, kết hợp bùn thải từ quá trình xử lý nước thải
Các giai đoạn chuyển hóa
Các giai đoạn chuyển hóa : quá trình phân hủy CTR diễn ra rất phức tạp , theo nhiều
giai đoạn, tạo nhiều sản phẩm trung gian.
Căn cứ vào sự biến thiên của nhiệt độ có thể chia quá trình ủ phân hiếu khí thành các
pha sau :
+ Pha thích nghi : giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường mới
+ Pha tăng trưởng : đặc trưng bởi sự tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh học
+ Pha ưa nhiệt : giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. đây là giai đoạn ổn định chất thải và
tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất.
+ Pha trưởng thành : giai đoạn giảm nhiệt độ đến bằng nhiệt độ môi trường. trong pha
này quá trình lên men xảy ra chậm, thích hợp cho sự hình thành chất keo mùn, các
chất khoáng và cuối cùng thành mùn.


10


11







2.



Bao gồm 3 gđoan chính sau:
Giai đoạn nhiệt độ trung bình: kéo dài trong 1 vài ngày
Giai đoạn nhiệt độ cao: có thể kéo dài từ một vài ngày đến 1 tháng
Giai đoạn làm mát và ổn định: kéo dài vài tháng
Ưu điểm
Ổn định chất thải
Làm mất hoạt tính của VSV gây bệnh:
Thu hồi ảnh hưởng và cải tạo đất:
Làm khô bùn:
Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng:
Nhược điểm
Hàm lượng Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ không thỏa mãn yêu cầu
Khả năng làm mất hoạt tính của VSV trong phân cũng ko hoàn toàn.
Quá trình làm phân thường tạo mùi hôi, gây mất mĩ quan

Hầu hết các nhà nông vẫn thích SD phân hóa học vì ko quá đắt tiền, dễ SD, và tăng
năng suất cây trồng 1 cách rõ ràng.
Phạm vi áp dụng
Quá trình ủ phân hiếu khí có thể áp dụng đối với: rác vườn, CTR đô thị đã được phân
loại, hỗn hợp CTR đô thị, kết hợp bùn thải từ quá trình xử lý nước thải
Các yếu tố ảnh hưởng
+ yếu tố vật lí : nhiệt độ, độ ẩm, độ rỗng (xốp ), kích thước và hình dạng của hệ thông
ủ phân rác, thổi khí
+ yếu tố hóa sinh : tỷ lệ C/N, pH, vi sinh vật, chất hữu cơ, oxygen, cấu trúc chất thải
Phương pháp sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đô thị bằng yếm khí
Phương pháp sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đô thị bằng yếm khí
Nguyên lí : phân hủy kị khí là quá trình phần hủy chất hữu cơ trong môi trường
không có oxy ở điều kiện nhiệt độ từ 30-65 độ C. Sản phẩm của quá trình này là khí
sinh học ( CO2 và CH4). Khí CH4 có thể thu gom và xử lí như một nguồn nhiên liệu
11


12








sinh học và bùn đã được ổn định về mặt sinh học , có thể sử dụng như nguồn bổ sung
dinh dưỡng cho cây trồng.
Các giai đoạn chuyển hóa : 3 giai đoạn
+ GĐ1 : quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thành những hợp chất

thích hợp dùng làm nguồn năng lượng và mô tế bào.
+GĐ2 : ( Axit hóa & axetate hóa) là quá trình chuyển hóa các hợp chất sinhh ra từ gđ
1 thành chất có phân tử lượng thấp hơn xác định.
+GĐ 3: (metan hóa ) là quá trình chuyển hóa các hợp chất trung gian thành các sản
phẩm cuối đơn giản hơn , chủ yếu là khí CH4 và CO2.
Ưu nhược điểm: thông thường người ta thường thiết kế và vận hành bể phản ứng
phân hủy kị khí theo 1 or 2 giai đoạn .
1 giai đoạn
2 giai đoạn
Ưu điểm
Chi phí đầu tư thấp
Hệ thống ổn định
Kỹ thuật vận hành cao
Có thể tối ưu hóa theo từng giai
đoạn
Sử dụng thời gian lưu và thể tích
hiệu quả
Diệt vi khuẩn gây bệnh tốt (pH
thấp ở giai đoạn 1)
Nhược điểm
Không thể tối ưu hóa hệ thống Chi phí đầu tưu cao
pH ko ổn định
Kỹ thuật vận hành phức tạp
Tính ổn định của hệ thống
thấp
Phạm vi áp dụng :CTR đô thị
Các yếu tố ảnh hưởng :tỉ lệ C/N, pH, nhiệt độ

6.
1.


Câu 6: Bãi chôn lấp: Cấu tạo, các yếu tố cần xem xét khi thiết kế, các quá
trình sinh học diễn ra tại BCL, cân bằng nước tại BCL
Cấu tạo: 3 khu
* Khu chôn lấp
+ Ô chôn lấp
+ Hệ thống thu gom nước rác
+ Hệ thống thu gom và xử lý khí rác
+ Hệ thống thoát và ngăn nước mặt
+ Hệ thống quan trắc nước ngầm
+ Đường nội bộ
+ Hàng rào và cây xanh
+ Bãi hoặc kho chứa chất phủ bề mặt
+ Bãi phân loại chất thải
*Khu xử lý nước rác
+ Trạm bơm nước rác( không nhất thiết phải có)
+ Công trình xử lý nước rác
+ Ô chứa bùn
12


13

*Khu phụ trợ
+ Nhà điều hành
+ Nhà nghỉ cho nhân viên
+ Trạm phân tích
+ Trạm cân
+ Nhà để xe
+ Trạm rửa xe

Ô chôn lấp: là thể tích CTR được đổ vào BCL trong 1 khoảng thời gian, thường là 1
ngày. Ô chôn lấp bao gồm CTR và vật liệu che phủ xung quanh nó
Lớp che phủ: là lớp vật liệu che phủ trên toàn bộ BCL trong khi vận hành và khi đóng
BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tđ từ ô chôn lấp đến MT xung quanh và từ bên
ngoài vào ô chôn lấp CTR
Nước rác: là nước phát sinh trong quá trình phân hủy tự nhiên CTR có chứa các chất
gây ÔN
Khí từ ô chôn lấp CTR: là khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải do quá trình tự phân hủy
tự nhiên CTR
Lớp lót đáy: là các vật liệu được trải trên toàn diện tích đáy và thành bao quanh ô
chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước rác vào tầng
nước ngầm
Vùng đệm: dải đất bao quanh BCL nhằm mục đích ngăn cách, giảm thiểu tđ xấu
Hàng rào bảo vệ: hệ thống tường, rào chắn, vành đai cây xanh hoặc vật cản có chiều
cao nhất định bao quanh BCL
Hệ thống thu gom khí thải: hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom khí thải
sinh ra từ BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ONKK và nguy cơ cháy nổ. Hệ thống
thu gom nước rác: là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom, đường ống dẫn,
mương dẫn để thu gom nước rác về hố tập trung hoặc tới trạm xử lý.
Hệ thống thoát nước mặt và nước mưa: là hệ thống thu gom nước mặt và nước mưa
dẫn về nơi quy định nhằm ngăn ngừa nước mặt từ bên ngoài xâm nhập vào các ô
chôn lấp

13


14

Các yếu tố cần xem xét khi thiết kế:
1. Các yếu tố tự nhiên – kỹ thuật:

+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Thủy văn
+ Địa chất thủy văn:
+ Địa chất công trình:
+ Yếu tố tài nguyên khoáng sản
+ Cảnh quan sinh thái
2. Các yếu tố kinh tế xã hội:
+ Sự phân bố dân cư của khu vực
+ Hiện trạng kinh tế và khả năng tăng trưởng kinh tế
+ Hệ thống quản lý hành chính địa phương
+ Khoảng cách đến các khu di tích lịch sử
+ An ninh quốc phòng
3. Các yếu tố về CSHT:
+ Giao thông và các dịch vụ
+ Hiện trạng sử dụng đất
+ Phân bố các cơ sở sx công nghiệp, khai khoáng hiện tại và tương lai
+ Hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới điện
4. Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn BCL
Các quá trình sinh học diễn ra tại BCL:
14


15

-quá trình hiếu khí: xảy ra ngay sau khi rác được chôn.
- Quá trình kị khí: diễn ra khi hàm lượng oxy trong BCL giảm dần
*hoạt động của vi sinh vật khi phân hủy chất hữu cơ tại BCL:
- Giai đoạn I : giai đoạn thích nghi ban đầu: chỉ sau một thời gian ngắn từ khi chất
thải rắn được chôn lấp thì các quá trình phân hủy hiếu khí sẽ diễn ra, Giai đoạn này

có thể kéo một vài ngày cho đến vài tháng, phụ thuộc vào tốc độ phân hủy, nguồn vi
sinh vật gồm có các loại vi sinh hiếu khí và kị khí.
- Giai đoạn II :giai đoạn chuyển pha:
+ oxy bị cạn kiệt dần và sự phân hủy chuyển sang giai đoạn kị khí. Khi đó, nitrat và
sulphat là chất nhận điện tử cho các phản ứng chuyển hóa sinh học và chuyển thành
khí N2 và H2S.
+ quá trình nitrat và sunfat xảy ra ở điều kiện OXH-K trong khoảng -50 đến -100mV.
Khí CH4 tạo ra khi điện thế OXH-K dao động trong khoảng -150 đến -300mV. Khi
điện thế tiếp tục giảm tập hợp các vi sinh vật chuyển hóa CHC có trong CTR thành
CH4 và CO2 chuyển sang giai đoạn 3
-Giai đoạn III : giai đoạn lên men axit:
+ Bước1 : liên quan đến sự chuyển hóa các enzym trung gian (sự thủy phân) của các
hợp chất cao phân tử (lipit, polysacarit, protein) thành các chất đơn giản thích hợp
cho vi sinh vật sử dụng.
+ bước 2: quá trình lên men axit: xảy ra quá trình chuyển hóa các chất hình thành ở
bước trên thành các chất trung gian phân tử lượng thấp hơn như là axit acetic. Khí
cacbonic được tạo ra nhiều nhất trong giai đoạn này, một lượng nhỏ H2S cũng được
hình thành.VSV hoạt động trong giai đoạn này chủ yếu là tùy tiện và yếm khí nghiêm
ngặt..
- Giai đoạn IV : giai đoạn lên men metan: chuyển hóa axit acetic và khí hydro thành
CH4, CO2.. Trong giai đoạn này, sự hình thành metan và các axit hữu cơ xảy ra đồng
thời mặc dù sự tạo thành axit giảm nhiều.
- giai đoạn V: giai đoạn ổn định : xảy ra khi các vật liệu hữu cơ dễ phân hủy chuyển
hóa thành CH4, CO2. Tốc độ khí phát sinh sẽ giảm đang kể trong giai đoạn này,khí
sinh ra chủ yếu là CH4, Co2.

15


16


Cân bằng nước tại BCL:
Các thành phần tạo nên sự cân bằng nước cho một đơn nguyên thể tích bao gồm:
nước thâm nhập vào BCL từ phía trên (nước mưa, nước tưới...), độ ẩm của CTR, độ
ẩm của đất bao phủ, nước tiêu thụ cho các phản ứng tạo khí BCL. Lượng nước rò rỉ
cần phải thu gom có thể tính được nhờ vào bài toán cân bằng nước trong BCL. Các
thành phần trong phương trình cân bằng nước bao gồm:
- Nước đi vào từ phía trên: chủ yếu là nước mưa thấm xuyên qua lớp vật liệu bao phủ.
Một điểm quan trọng nhất khi tiến hành thiết lập bài toán cân bằng nước là phải xác
định được lượng nước mưa thấm xuyên qua lớp vật liệu che phủ sau cùng.
- Nước mất đi từ lớp lót đáy: nước mất đi từ lớp lót đáy ô đầu tiên của BCL hay các ô
ở trên liền kề với hệ thống thu nước trung gian trong BCL gọi là nước rò rỉ.
Phương trình cân bằng nước có thể biểu diễn như sau:
∆SSW = WSW + WTS + WCM + WA(R) – WLG – WWV – WE – WB(L)
Trong đó:
∆SSW: lượng nước tích trữ trong CTR ở BCL (kg/m3)
WSW: độ ẩm ban đầu của CTR (kg/m3)
WTS: độ ẩm ban đầu của bùn từ trạm xử lý (kg/m3)
WCM: độ ẩm ban đầu của vật liệu phủ (kg/m3)
WA(R): lượng nước thấm từ phía trên (nước mưa) (kg/m3)
WLG: lượng nước thất thoát trong quá trình hình thành khí thải (kg/m3)
WWV: lượng nước thất thoát do bay hơi theo khí thải (kg/m3)
WE: lượng nước thất thoát do quá trình hơi hóa bề mặt (kg/m3)
WB(L): lượng nước thoát ra từ phía đáy bãi rác (kg/m3)

16


17


7.

Câu 7: Nước rỉ rác, khí bãi rác: quá trình hình thành nước rỉ rác, khí bãi
rác, hệ thống thu gom nước rỉ rác, khí bãi rác
Nước rỉ rác
Sự hiện diện của nước trong BCL có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực cho hoạt động
của BCL. Nước rất cần cho 1 số quá trình hóa học, sinh học xảy ra trong BCL để
phân hủy chất thải rắn. Mặt khác, nước có thể tạo ra sự xói mòn trên tầng đất nén và
những vấn đề lắng đọng trong lòng nước mặt chảy qua. Nước rò rỉ có thể chảy vào
các tầng nước ngầm và các dòng nước sạch, từ đó gây ô nhiễm đến nguồn nước uống.
Vì vậy, vấn đề cần quan tâm khi thiết kế, xây dựng cho hoạt động cho 1 BCL là kiểm
soát nước rò rỉ.
1

Quá trình hình thành
* Nước rỉ rác: chủ yếu do các quá trình:
- Đầm nén: lượng nước tự do chứa trong chất thải rắn được tách ra trong quá trình
này
- Phân hủy sinh học: 1 trong những sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học (hiếu
khí và kị khí) thành phần hữu cơ của chất thải rắn là nước
- Nước bên ngoài: nước bên trong thấm vào BCL
- Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn rác
- Nước có thể rỉ vào qua các cạnh (vách) của ô chôn lấp
- Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm xuống ô chôn lấp
- Nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp chất thải rắn trước khi được phủ lấp hoặc
trước khi ô chôn lấp đóng lại
- Nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp chất thải rắn sau khi các ô chôn lấp đã đầy (ô
chôn lấp được đóng lại)
* Khí bãi rác
- Khí sinh ra từ BCL bao gồm amoniac, cacbon dioxit, cacbon monoxit, hydro, hydro

sunfit, metan, nitơ và oxy.
- CO2 và CH4 là các khí chủ yếu sinh ra từ sự phân hủy kỵ khí các thành phần chất
thải. Tỷ lệ phần trăm ban đầu của khí cacbonoxit cao là kết quả của quá trình phân
hủy hiếu khí.
17


18

- Sự phân hủy hiếu khí tiếp tục xảy ra cho đến khi oxy không khí hiện hữu ban đầu
cạn kiệt. sau đó sự phân hủy sẽ đi đến sự phân hủy kỵ khí. Nếu BCL không có lỗ
thoát hơi thì tỷ lệ phần trăm của metan sẽ tăng lên sau một thời gian dài, bởi vì
cacbon dioxit sẽ khuếch tán vào trong tầng đất đá ở bên dưới BCL.
Thời gian của từng giai đoạn trong quá trình sinh khí thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ
thành phần của các chất hữu cơ, thành phần chất dinh dưỡng và độ ẩm CTR, độ ẩm
của khu vực chôn lấp và độ nén CTR trong BCL.
Một cách tổng quát, phản ứng hóa học phân hủy yếm khí trong BCL có thể tóm tắt
như sau:
CHC + H2O → CHC đã bị phân hủy sinh học + CH4 + CO2 + khí khác
2

Hệ thống thu gom:
* Nước rỉ rác
Các khu vực chôn lấp các loại rác trơ (không chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy)
không yêu cầu hệ thống thu gom nước rác. Đối với rác thải có chứa các chất độc hại,
tùy theo loại chất thải mà có biện pháp chôn lấp và thu gom nước thải thích hợp.
Hệ thống thu gom nước rác phải bao gồm: các đường ống thu gom trong các hố chôn
lấp, thoát nước xung quanh bãi, trạm bơm và hồ thu nước rác.
Hình: Hệ
thống thu

gom
nước rỉ
Hệ

thống các
đường
ống
thu gom
nước rác
trong bãi
được đặt
trên lớp cao su chống thấm chính và lớp đất sét hỗ trợ, dưới các lớp rác, đất và vải
bảo vệ là lớp cát sỏi để tạo điều kiện cho nước thoát nhanh chóng trên mặt hố và bảo
vệ đường ống khi vận hành hố chôn lấp. Các đường ống phải được thiết kế thẳng,
không quá dài và có độ dốc không nhỏ hơn 0,5% (với ống F>200).
Rãnh thoát nước phải được bố trí xung quanh bãi và các hố chôn lấp, đảm bảo nước
mưa thoát nhanh, không chảy vào các hố chôn để hạn chế lưu lượng nước rác.
Nước rác phải được đưa về hồ thu gom và phải được bơm lên xử lý trước khi đưa hệ
thống tiêu thoát chung.
* Khí bãi rác:
18


19

Ống thu gom khí

Sau khi rác được
chôn lấp vào bãi xảy ra hàng loạt phản ứng sinh hoá (bao gồm cả hiếu khí và yếm
khí) trong bãi rác làm phát sinh các khí thải: CO2, CH4, NOx, SOx, .

Do quá trình yếm khí lâu dài nên lượng khí CH4 tạo ra rất lớn, nếu quy mô bãi rác
lớn có thể thu hồi nguồn khí sinh học này để sản sinh năng lượng.
Nếu ô chôn lấp kín tạo ra áp suất lớn ảnh hưởng có hại đến bãi chôn lấp

8.

Câu 8: Cấu tạo bãi chôn lấp CTNH, loại chất thải rắn được chôn lấp
(TCVN 320:2004)

- Cấu tạo đáy và thành ô chôn lấp

19


20

Vì tính nguy hại của chất thải chôn lấp nên các yêu cầu cho nền đáy bãi và thành bãi
chôn lấp phải được quy định cụ thể theo từng địa hình xây dựng.

1

Lớp phủ bề mặt
Cấu tạo đầy đủ của lớp che phủ bề mặt tính từ dưới lên bao gồm:
+ Lớp cát chuyển tiếp dày 20 – 30 cm
+ Lớp sét nén, tối thiểu dày 0,6 cm với hệ số thấm K < 10^-7 cm/s
+ Lớp vải đại kỹ thuật dày 1,0 m
+ Lớp cát đệm: 0,5 m
+ Lớp thổ nhưỡng: 30 – 50cm
+ Lớp phủ thực vật


2

Hệ thống thu gom nước rò rỉ
Hệ thống này bao gồm các rãnh, ống dẫn và hố thu được bố trí hợp lý, đảm bảo thu
gom toàn bộ nước rò rỉ vầ trạm xử lý.
Hệ thống này bao gồm:
20


21

+ Tầng thu gom nước rò rỉ được đặt ở đáy và thành ô chôn lấp trên màng lót chống
thấm, dày tối thiểu 50 cm
+ Mạng lưới thu gom nước rò rỉ được đặt bên trong tầng thu gom, phân bố đều trên
toàn bộ đáy ô chôn lấp
+ Lớp bọc bao quanh đường ống thu gom nước rò rỉ: là lớp đất cát, sạn có độ hạt ít
nhất 5% khối lượng hoặc một mạng lọc tổng hợp có hiệu quả tương đương và chất
liệu phù hợp.
3

Hệ thống thoát khí
- CTNH được chôn lấp tại bãi là các loại chất thải chứa hàm lượng hữu cơ rất ít nên
lượng khí phát sinh không đáng kể. Tuy nhiên khối lượng chất thải lớn nên khí vẫn có
thể sinh ra.
- Hệ thống thu khí chỉ cần đặt bên dưới lớp lót không thấm hay trong các rãnh thu
nước trong tầng thu gom nước rò rỉ sau đó sử dụng hệ thống dẫn lên bề mặt và cho
phát tán tự nhiên.
* Loại chất thải rắn được chôn lấp
Chất thải rắn được chấp chôn lấp tại BCL hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải
không nguy hại có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian bao gồm:

- Rác thải gia đình
- Rác thải chợ, đường phố
- Giấy bìa, cành cây nhỏ và lá cây
- Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da, (trừ phế thải da có chứa Cr)
- Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng, ăn uống
- Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục CTNH từ công nghiệp
- Bùn sệt thu được từ các trạm xử lí nước (đô thị và công nghiệp) có cặn khô >20%
- Phế thải nhựa tổng hợp
- Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác thải
- Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu



Thông thường các Chất thải nguy hại được chôn lấp bao gồm:
21


22

-

Chất thải Kim loại có chứa chì

-

Chất thải có chứa thành phần Thuỷ ngân

-

Bùn xi mạ và bùn Kim loại


-

Chất thải amiăng

-

Chất thải rắn có Xyanua

-

Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại

-

Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải

9.

Câu 9. Ổn định hóa rắn CTNH (cơ chế của quá trình, các chất phụ gia
thường dùng)
1) KN
Là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào
MT hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm. PP này được sử dụng rỗng rãi trong
quản lý CTNH
Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Xử lý chất thải nguy hại
- Xử lý chất thải từ quá trình khác (ví dụ tro của quá trình nhiệt)
- Xử lý đất bị ô nhiễm khi hàm lượng chất ô nhiễm cao trong đất cao
2) Cơ chế quá trình

Có rất nhiều cơ chế khác nhau xảy ra trong quá trình ổn định chất thải, tuy nhiên quá
trình ổn định chất thải đạt KQ tốt khi thực hiện được một trong các cơ chế sau:
- Bao viên ở mức kích thước lớn: là cơ chế trong đó các thành phần nguy hại bị bao
bọc vật lý trong 1 khuôn có kích thước nhất định, và thành phần nguy hại nằm trong
vật liệu đóng rắn ở dạng không liên tục
- Bao viên ở mức kích thước nhỏ: các thành phần nguy hại được bao ở cấu trúc tinh
thể của khuôn đóng rắn ở quy mô rất nhỏ
- Hấp thụ: là quá trình đưa CTNH ở dạng lỏng vào bên trong chất hấp thụ
- Hấp phụ: là quá trình giữ CTNH trên bề mặt của chấp hấp phụ để chúng không phát
tán vào MT
- Kết tủa: là quá trình hóa rắn nói chung sẽ làm kết tủa các thành phần nguy hại trong
chất thải thành dạng ổn định hơn rất nhiều
- Khử độc: là các chuyển hóa hóa học xảy ra trong quá trình ổn định hóa rắn. Qúa
trình này sẽ giúp chuyển chất độc hại thành chất không độc hại
3) Chất phụ gia thường dùng
- Xi măng: là chất hay được sử dụng nhất để đóng rắn CTNH. Loại xi măng thông
dụng nhất là xi măng portland được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp đá vôi với
thạch cao trong lò nung nhiệt độ cao. Quá trình hóa rắn CTNH bằng xi măng được
thực hiện bằng cách trộn thẳng chất thải vào xi măng, sau đó cho nước để thực hiện
quá trình hydrat hóa trong TH chất thải ko đủ nước
22


23

- Pozzolan: là chất mà có thể phản ứng với vôi có trong nước để tạo thành vật liệu có
tính chất như xi măng. Các vật liệu pozzolan bao gồm xỉ than, xỉ lò và bụi lò xi măng.
- Silicat dễ tan: trong quá trình này các thành phần silicat bị axit hóa thành các dung
dịch monosilic và nó mang các thành phần kim loại trong chất thải vào dung dịch.
- Đất sét hữu cơ biến tính: là đất sét tự nhiên đã được biến tính hữu cơ để trở thành

đất sét organophilic.
- Các polymer hữu cơ: các CTNH có thể được làm ổn định bằng quá trình polimer
hữu cơ bao gồm quá trình khuấy trộn monomer.
- Nhiệt dẻo: Các CTNH có thể được làm ổn định bằng cách trộn các vật liệu nhiệt dẻo
đã được nấu chảy với chất thải ở nhiệt độ cao. Các chất nhiệt dẻo chảy bao gồm:
nhựa đường, paraphin, polyethylen, polyprotylen hoặc lưu huỳnh

10. Câu 10: Hệ thống quản lý CTR tại VN
-

-

Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động:
Quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn,
Phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn
Nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con
người.
Mục đích của quản lý chất thải rắn:
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Bảo vệ môi trường
Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng
Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ
Giảm thiểu chất thải rắn.
Nguyên tắc
Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp phí
cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và
thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.
Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, có khả năng giảm

thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai.
Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn
Các thành phần của hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn tại Việt Nam
Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn ở Việt Nam bao gồm:
Cơ cấu chính sách
Cơ cấu luật pháp
Cơ cấu hành chính
Giáo dục cộng đồng
23


24

Cơ cấu kinh tế
Hệ thống kỹ thuật; thị trường và tiếp thị các sản phẩm tái chế
Hệ thống thông tin chất thải
*Thực trạng công tác quản lí CTR:
-CTR thông thường phát sinh trong cả nước: 28 triệu tấn/năm, trong đó:
+ CTR công nghiệp thông thường: 6,88 triệu tấn/năm
+ CTR sinh hoạt ≈ 19 triệu tấn/năm
+ CTR y tế thông thường ≈ 2,12 triệu tấn/năm
-CTR nguy hại: phát sinh tại 35/63 tỉnh/thành phố khoảng 700 nghìn tấn/năm
* Hạn chế:
+Sự phân công trách nhiệm quản lí CTR giữa các ngành chưa rõ ràng.Chưa có hệ
thống quản lí CTR riêng đối với công nghiệp của thành phố.
+Cơ chế thu gom và quản lí CTR mang nặng tính bao cấp.
+Chưa có thị trường thống nhất về trao đổi và tái chế CTR,chỉ một phần nhỏ CTR đc
thu hồi,tái chế.
+Phần lớn CTR công nghệp,CTRNH được bỏ lẫn với CTR đô thị,baic chôn lấp được

thiết kế chưa hợp vệ sinh.
+Việc thu gom CTR chủ yếu là sử dụng lao động thủ công.Sự tham gia của cộng
đồng và tư nhân vào thu gom và quản lí CTR chưa rộng rãi.
+Thiếu sự đầu tư thỏa đáng và lâu dài với trang thiết bị thu gom,vạn chuyển,phân loại
CTR.
+Chưa có công nghệ và phương tiện cũng như vốn đầu tư để tái chế CTR,thiếu kinh
phí xử lí CTNH.
+Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ mt và an toàn sức khỏe liên quan đến công tác
thu gom,xử lí và quản lí CTR còn thấp.
*Biện pháp:
-Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ/ngành, địa phương về quản lý CTR
-Cụ thể hóa nội dung phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế
- Coi chất thải là một loại tài nguyên
- Làm rõ vai trò các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào quản lý CTR;
-Khuyến khích xã hội hóa, huy động cộng đồng tham gia quản lý CTR;
-Phát triển ngành công nghiệp môi trường
-Quy định về nguồn tài chính cho quản lý CTR;
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng
11. Câu 5. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt (khí hóa, nhiệt phân,
thiêu đốt): nguyên lý, các yếu tố ảnh hưởng, ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng,
các lò thường dùng.

Nguyên


Thiêu đốt
Quá trình oxy hóa khử
CTR bằng oxy không
khí ở nhiệt độ cao.
Lượng oxy sử dụng


Khí hóa
Quá trình đốt các loại
vật liệu trong đk thiếu
oxy.
Pư:
24

Nhiệt phân
Quá trình phân hủy hay
biến đổi CTR ở nhiệt độ
cao trong trường hợp
không có oxy. Pư quan


25

theo lý thuyết được
xác định theo pt cháy:
CTR + O2 => Sp cháy
+ Q (nhiệt)

Các yếu - Nhiệt độ
tố
ảnh - Độ xáo trộn:
hưởng
- Thời gian
- Thành phần và tính
chất của chất thải
Ưu

- thu hồi năng lượng
- xử lý nhanh
- khả năng tiêu thụ tốt
đối với nhiều loại rác
thải: KL, thủy tinh,
nhựa, cao su,…
- thể tích rác có thể
giảm từ 75-945%
- thích hợp cho những
khu vực k có đk về
mặt bằng chôn lấp
- hạn chế tối đa vấn đề
ÔN do nước rác
- hiệu quả cao đối với
chất thải có chứa vi
trùng dễ lây nhiễm và
chất độc hại
Nhược

C + O2 => CO2 (tỏa
nhiệt)
C + H2O => CO + H2
(thu)
C + CO2 => 2CO (thu)
C + 2H2 => CH4 (tỏa)
CO + H2O => CO2 +
H2 (tỏa)
- Nhiêt độ
- Khí đốt
-Thời gian đốt


trọng nhất là bẻ gãy mạch
liên kết C-C, k có xúc tác.
Sp thu được gồm các chất
khí, lỏng, rắn.
Pư: CTR => các chất bay
hơi hay khí gas + cặn rắn
Quá trình đốt nhiệt phân
gồm 2 gđ: gđ 1 là qt khí
hóa, gđ 2 là qt đốt các chất
bay hơi
- Nhiệt độ: mỗi chất có 1
nhiệt độ bắt đầu khác
nhau.
- Chất thải

- xảy ra ở nhiệt độ thấp =>
làm tăng tuổi thọ của vật
liệu chịu lửa, giảm chi phí
tuổi thọ
- tiết kiệm nhiên liệu
- giảm lượng bụi phát sinh
- có thể kiểm soát đc
- thể tích chất thải giảm
đáng kể
- các chất bay hỏi có thể
ngưng tụ rồi thu hồi
- phần hơi k ngưng tụ,
cháy đc coi như nguồn
cung cấp năng lượng

- vận hành và bảo trì phù
hợp với điều kiện VN
- các CHC và chất độc hại
cháy hoàn toàn
- chi phí đầu tư cao
- dòng chất thải phải - 1 số thành phần trong
- vận hành phức tạp
mag tính đồng nhất
chất thải lúc nạp nguyên
- nếu nhiệt độ thấp
liệu có thể bị giữ lại
hơn 1000 thì CHC khó
- chất thải có pư thu nhiệt
phân hủy sẽ k cháy hết
k nên đốt trong lò nhiệt
gây ÔN
phân
- thời gian đốt lâu hơn

Phạm vi
AD
Các lò - Lò đốt 1 cấp
thường
- Lò đốt nhiều cấp

- sp sinh ra có thể tận
dụng để thu hồi nhiệt
lượng
- dòng khí thải ra ít
- thiết bị kiểm soát khí

thải đơn giản, k gây
ONMT
- chi phí thấp

- lò đứng
- lò ngang
25

- lò đốt nhiệt phân


×