Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG Môn: Luật pháp và Chính sách biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.89 KB, 24 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KỲ
Môn: Luật pháp và Chính sách biển
MỤC LỤC

1


Câu 1. Kể tên các nguyên tắc cơ bản của Luật biển quốc tế. Phân
tích nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất thống trị biển
trong Luật biển quốc tế và mối quan hệ giữa hai nguyên tắc này.
 Các nguyên tắc cơ bản của Luật biển quốc tế
- Nguyên tắc tự do biển cả (biển quốc tế, biển mở, công hải)
- Nguyên tắc đất thống trị biển
- Nguyên tắc sử dụng biển vì mục đích hòa bình
- Nguyên tắc vùng và tài nguyên trên vùng là di sản nhân loại
- Nguyên tắc sử dụng hợp lý và bảo vệ sinh vật trên biển
- Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển
 Phân tích nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất thống trị
biển trong Luật biển quốc tế
a. Nguyên tắc tự do biển cả (biển quốc tế, biển mở, công hải)
- Biển cả thuộc sở hữu chung.
- Theo quy định của Công ước quốc tế về Luật biển 1982, nguyên tắc
tự do biển cả được cụ thể hoá thành các quyền tự do cơ bản sau: Tự do
hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do
xây dựng các đảo nhân tạo, tự do nghiên cứu khoa học, tự do đánh bắt
hải sản…
- Tác động của nguyên tắc tự do biển cả đối với việc quy định và thực
hiện quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài
phán của các quốc gia ven biển.: Các quyền tự do không chỉ áp dụng
riêng cho vùng biển cả mà còn áp dụng cho cả các vùng biển khác
nhưng vẫn đảm bảo quyền của quốc gia ven biển.


b. Nguyên tắc đất thống trị biển
- Nội dung của nguyên tắc: Việc mở rộng quyền lực quốc gia ra hướng
biển được quyết định bởi các nhân tố chính trị và khoa học kỹ thuật,
nhưng không thể tách rời cơ sở pháp lý được cộng đồng quốc tế thừa
nhận, đó là chủ quyền lãnh thổ.
- Khái niệm lãnh thổ theo ghi nhận của nguyên tắc này là thổ đất (bao
gồm cả đảo tự nhiên và quần đảo).
- Nhưng cũng cần lưu ý rằng, diện tích lãnh thổ lớn không đồng nghĩa
với việc có diện tích các vùng biển lớn, mà chiều dài bờ biển mới có
giá trị là sự tỷ lệ thuận với diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia.

2


 Mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất
thống trị biển
- Hai nguyên tắc tồn tại để bảo vệ cho hai nhóm lợi ích vừa có sự đối
lập, vừa có sự thống nhất với nhau, đó là lợi ích của các quốc gia ven
biển và lợi ích của cộng đồng quốc tế trong quá trình sử dụng biển.
- Sự kết hợp của cả hai nguyên tắc nhằm tạo ra trật tự công bằng trong
quá trình phân định biển (theo nghĩa rộng) và giải quyết các tranh
chấp về biển theo nguyên tắc hoà bình.

3


Câu 2. Kể tên các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia; các vùng
biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia; các vùng biển nằm ngoài
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia theo quy

định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Luật biển
Việt Nam năm 2012.
*Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
- Nội thủy
- Lãnh hải
*Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia
- Vùng tiếp giáp lãnh hải
- Vùng đặc quyền kinh tế
- Thềm lục địa
*Các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia
- Biển cả
- Vùng

4


Câu 3. Xác định vùng nội thuỷ và quy chế pháp lý đối với vùng
nội thuỷ theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
1982 và Luật biển Việt Nam năm 2012.
*Nội thủy
Theo quy định của khoản 1 Điều 8 Công ước Luật Biển 1982, nội thuỷ
là “các vùng nước ở phía bên trong đườlng cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải”,
Tại Điều 9 của Luật biển Việt Nam 2012 có quy định: “Nội thủy là
vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ
phận lãnh thổ của Việt Nam”.
*Quy chế pháp lý
Điều 10 Luật biển Việt Nam quy định: Nhà nước thực hiện chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất

liền.
Như vậy, vùng nước nội thủy về mặt pháp lý đã nhất thể hóa với lãnh
thổ đất liền nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ
quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Tàu thuyền
nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải
tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho
phép.

5


Câu 4. Xác định vùng lãnh hải và quy chế pháp lý đối với vùng
lãnh hải theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
1982 và Luật biển Việt Nam năm 2012. Các trường hợp đi qua
không gây hại theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982.
*Lãnh hải
Điều 3 Công ước nêu rõ: “Mỗi quốc gia có quyền định chiều rộng của
lãnh hải đến một giới hạn không quá 12 hải lý từ đường cơ sở được
xác định phù hợp với Công ước này”.
Luật biển Việt Nam cũng quy định: “Lãnh hải là vùng biển có chiều
rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của
lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam” (Điều 11).
*Quy chế pháp lý
Quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng
lãnh hải, song không tuyệt đối như nội thủy. Nghĩa là quyền của quốc
gia ven biển được công nhận như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp,
hành pháp và tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ quốc gia, cảnh sát,
thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, đấu tranh chống ô nhiễm,
nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên các tàu thuyền nước ngoài có

“quyền đi qua không gây hại”, các hành động đi qua gây hại như sau:
- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ của quốc gia ven biển.
- Luyện tập, diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào.
- Thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho nước ven biển.
- Tuyên truyền nhằm làm hại đến nước ven biển.
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay, phương tiện
quân sự.
- Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái quy định của
nước ven biển.
- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Đánh bắt hải sản.
- Nghiên cứu, đo đạc.
- Làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc.
- Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
(theo Điều 19 Công ước về Luật biển 1982).

6


Câu 5. Xác định tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và quy
chế pháp lý đối với tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế theo
quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
*Vùng tiếp giáp lãnh hải
Điều 33 Công ước về Luật Biển năm 1982 quy định: “Vùng tiếp giáp
không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng của lãnh hải”.
Điều 13 Luật Biển Việt Nam: “Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển
tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính
từ ranh giới ngoài của lãnh hải”.

*Quy chế pháp lý của tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải cùng với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa là 3 vùng biển quốc gia ven biển có chủ quyền và quyền tài phán.
Vì vùng này đã nằm ngoài vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia
ven biển, nên quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn
chế trong một số lĩnh vực nhất định đối với các tàu thuyền nước ngoài
mà thôi.
*Đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền
với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường
cơ sở. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc gia
ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích
kinh tế được Công ước về Luật biển 1982 quy định.
Theo Điều 15 Luật biển Việt Nam 2012: “Vùng đặc quyền kinh tế là
vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải
thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”.
*Quy chế pháp lý
Vùng đặc quyền kinh tế có chế độ pháp lý riêng do Công ước về Luật
biển 1982 quy định về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của
quốc gia ven biển cũng như quyền tự do của các quốc gia khác. Cụ thể
như sau:
(+) Đối với các quốc gia ven biển:
- Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn
và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không
sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy
biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng
này vì mục đích kinh tế.
7



Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác
hoặc cho phép quốc gia khác khai thác cho mình và đặt dưới quyền
kiểm soát của mình. Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven
biển tự định tổng khối lượng có thể đánh bắt, khả năng thực tế của
mình và số dư có thể cho phép các quốc gia khác đánh bắt.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các
đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển,
bảo vệ và giữ gìn môi trường biển (quyền tài phán quốc gia là quyền
của các cơ quan hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện và giải
quyết các vụ việc theo thẩm quyền của họ).
Quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả
việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc
tôn trọng các luật pháp của mình.
- Các quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp
để bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duy trì các nguồn lợi sinh
vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị khai thác quá mức.
(+)Đối với các quốc gia khác:
- Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt
dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các
quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy
định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt
Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng,
khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công
trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành

viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam
hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

8


Câu 6. Khái niệm thềm lục địa và quy chế pháp lý đối với thềm
lục địa theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
1982 và Luật biển Việt Nam năm 2012.
*Thềm lục địa
Công ước về Luật biển năm 1982 định nghĩa: “Thềm lục địa của một
quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên
ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa,
hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý
khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”
(khoản 1 Điều 76).
Thềm lục địa có thể được mở rộng hơn nữa nhưng không vượt ra khơi
quá 350 hải lý cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải hoặc
cách đường đẳng sâu 2.500 m (2.500 meters isobath) là đường nối
liền các điểm có độ sâu 2.500 m một khoảng cách không quá 100 hải
lý (khoản 5 Điều 76).
Việt Nam nêu rõ: “Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo
dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam
cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam không đến
200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường
cơ sở đó” (điểm 4).
*Quy chế pháp lý

(+) Đối với quốc gia ven biển:
- Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục
địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản,
tài nguyên không sinh vật như dầu khí, các tài nguyên sinh vật như cá,
tôm...) của mình. Vì đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên
không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự
thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có
quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục
đích gì. Tuy nhiên, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với
thềm lục địa không được đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng
nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền
tự do của các quốc gia khác.
9


- Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và
quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
(+) Đối với quốc gia khác
- Được quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển
hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo
quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến
quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển
của Việt Nam.Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp
thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng,
khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công
trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký

kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính
phủ Việt Nam.

10


Câu 7. Khái niệm đảo và quần đảo. Quy chế pháp lý đối với đảo
và quần đảo theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và Luật biển Việt Nam năm 2012.
*Khái niệm đảo và quần đảo
Điều 19 luật biển 2012 xác định: Đảo là một vùng đất tự nhiên có
nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo,
vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt
chẽ với nhau. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ
phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
*Quy chế pháp lý
Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đảo của Việt Nam. Chế
độ pháp lý đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được
thực hiện như chế độ pháp lý của vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đất liền.
- Trường hợp 1: Trong trường hợp đảo hay quần đảo gần bờ, luật quốc
tế cho phép kéo đường cơ sở đi qua các đảo ngoài cùng, để vạch
đường cơ sở thẳng cho nước ven biển, từ đó định ra bề rộng của lãnh
hải. Nhờ các đảo gần bờ, vùng nước nội thủy ở phía trong đường cơ
sở được nới rộng và lãnh hải cũng mở rộng ra ngoài biển.
- Trường hợp 2: Trường hợp đảo và quần đảo ở ngoài khơi, xa đất liền
thì người ta áp dụng chế độ pháp lý đảo theo Công ước Luật biển quy
định. Theo đó mỗi đảo đều có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,

vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của riêng nó như đối với quốc
gia lục địa ven biển.

11


Câu 8. Khái niệm Biển cả. Quy chế pháp lý đối với Biển cả theo
quy định của Công ước Luật biển 1982 và Luật biển Việt Nam
năm 2012.
*Khái niệm biển cả:
Theo công ước 1982 - Biển cả là vùng biển không nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thuỷ của một quốc gia cũng như không
nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
*Quy chế pháp lý
Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có
biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện
do
các
quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc
tế
trù
định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do
này đặc biệt bao gồm:
- Tự do hàng hải;
- Tự do hàng không;
- Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm;
- Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp
luật
quốc tế cho phép;
- Tự do đánh bắt hải sản;

- Tự do nghiên cứu khoa học.

12


Câu 9. Khái niệm Vùng. Quy chế pháp lý đối với Vùng theo quy
định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Luật biển
Việt Nam năm 2012.
*Khái niệm vùng:
Theo Công ước Luật Biển 1982, Vùng được xác định là bắt đầu từ
bên ngoài của thềm lục địa pháp lý.
Chế độ pháp lý của Vùng được xây dựng dựa trên nền tảng của
nguyên tắc Vùng và tài nguyên của Vùng là di sản chung của nhân
loại, với nội dung khái quát: Đây là khối tài sản của Cộng đồng quốc
tế, không thể bị chia sẻ và chỉ được sử dung cho toàn thể nhân loại vì
lợi ích và quyền lợi của mọi quốc gia, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể ở ba bình diện sau:
- Vùng và tài nguyên của Vùng không phải là đối tượng của hành vi
chiếm hữu.
Khoản 1, Điều 137 Công ước Luật Biển 1982 quy định: Không một
quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc
chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của
Vùng; không một quốc gia nào và không một tự nhiên nhân hay pháp
nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của Vùng hoặc tài
nguyên của Vùng. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền
haycác quyền thuộc quyền chủ quyền này cũng như một hành động
chiếm đoạt nào được thừa nhận.
- Vùng phải được sử dụng vì mục đích hoà bình
Tư tưởng pháp lý nhân đạo này được thể hiện tại Điều 141 Công ước
Luật Biển 1982: Vùng để giành cho tất cả các quốc gia, dù đó là quốc

gia có biển hay không có biển, sử dụng vào những mục đích hoàn toàn
hoà bình, không phân biệt đối xử và không làm phương hại đến các
điều quy định khác của phần XI Công ước - Phần về Quy chế pháp lý
của Vùng.
Quy định trên loại bỏ hoàn toàn việc xây dựng Vùng vào bất kỳ mục
đích quân sự nào. Không một loại vũ khí hạt nhân nào, không một loại
vũ khí giết người hàng loạt nào khác, không một công trình, thiết bị
phóng, tàng trữ thử nghiệm các loại vũ khí đó được chấp nhận tên toàn
bộ khu vực Vùng. Các quốc gia phải tuân thủ triệt để và nghiêm túc
nghĩa vụ pháp lý quốc tế này vì hoà bình – an ninh thế giới.
- Khai thác và quản lý Vùng vi lợi ích của toàn thể nhân loại.
13


Điều 140 của Công ước Luật biển 1982 quy định: Mọi hoạt động
trong Vùng được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không
phụ thuộc vào vị trị địa lý của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay
không có biển và có sự quan tâm đặc biệt đến các quyền lợi và nhu
cầu của các nước đang phát triển cũng như các dân tộc chưa giành
được một nền độc lập đầy đủ hay một chế độ tự trị khác.
Câu 10. Khái niệm phân định biển. Các phương pháp phân định
biển.
*Khái niệm phân định biển
Một cách tổng quát, phân định biển được hiểu là quá trình hoạch
định đường ranh giới phân chia các vùng biển giữa hai hay nhiều
quốc gia hữu quan. Vấn đề phân định biển được đặt ra cho các quốc
gia có các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.Việc phân định biển
nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới biển phân chia vùng biển
thuộc chủ quyền quốc gia hoặc xác định đường biên giới phân chia
vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia.

*Các phương pháp phân định biển
Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy các quốc gia thường thoả thuận áp
dụng
các
phương pháp phân định biển như sau:
- Phương pháp đường trung tuyến cách đều: đây là phương pháp áp
dụng
trong trường hợp các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau.
Theo phương pháp này, đường ranh giới để phân định biển chính là
đường mà tất cả các điểm nằm trên đường đó đều cách đều các điểm
gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các
quốc gia.
Phương pháp đường trung tuyến cách đều thường được áp dụng để
phân định lãnh hải. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, các quốc
gia phải xem xét một cách thích đáng đến những hoàn cảnh cụ thể để
đạt được một kết quả công bằng.
- Phương pháp công bằng: theo phương pháp này, trong quá trình
phân
định
biển các bên hữu quan cần phải xem xét, cân nhắc các yếu tố cụ thể
như: yếu tố hình
dạng bờ biển, yếu tố đảo, yếu tố hàng hải...để từ đó tìm ra được những
giải pháp công bằng.
14


Câu 11. Nội dung cơ bản của Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000.

Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định về phân
định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong
vịnh Bắc Bộ. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 30/6/2004. Nội dung cơ
bản của Hiệp định như sau:
- Hai Bên ký kết đồng ý đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ được xác
định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng, tọa độ
địa lý của 21 điểm cụ thể đã được xác định.
- Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Hiệp định
này là biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng
đứng đi theo đường biên giời lãnh hãi của hai nước quy định tại Hiệp
định này phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của
lãnh hải hai nước.
- Mọi sự thay đổi địa hình đều không làm thay đổi đường biên giới
lãnh hải hai nước từ điểm số 1 đến điểm số 7 quy định tại Hiệp định
này, trừ khi hai Bên ký kết có thỏa thuận khác.
- Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 quy định tại Hiệp
định này là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.
- Hai Bên ký kết phải tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
tài phán của mỗi Bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa trong Vịnh Bắc Bộ được xác định theo Hiệp định này.
- Trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc
mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định quy định tại
Hiệp định này, hai Bên ký kết phải thông qua hiệp thương hữu nghị để
đạt được thỏa thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc
mỏ khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu
được từ việc khai thác.
- Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý
và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở Vịnh Bắc Bộ cũng như

các công việc hợp tác có liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài
nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế hai nước trong Vịnh Bắc
Bộ.
15


Câu 12. Nội dung cơ bản của Hiệp định giữa Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc
Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong
Vịnh Thái Lan ngày 09/08/1997.
Tháng 8/1997, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về phân định
ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan được kí kết.
Nội dung cơ bản của Hiệp định này gồm:
- Đường ranh giới trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Vương quốc Thái Lan tại khu vực chồng lấn tạo bởi yêu sách
thềm lục địa của hai nước là đường thẳng nối Điểm C và Điểm K
được xác định theo vĩ độ và kinh độ cụ thể.
- Đường biên giới trên biển nêu tại Khoản 1 nói trên sẽ là đường ranh
giới giữa thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và thềm lục địa của Vương quốc Thái Lan, và cũng sẽ là đường ranh
giới giữa vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế của Vương quốc Thái Lan.
- Các Bên ký kết công nhận và thừa nhận quyền tài phán và quyền chủ
quyền của mỗi nước đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền
kinh tế theo đường ranh giới trên biển được xác lập bởi Hiệp định này.
- Trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc các
mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại Hiệp định
này, các Bên sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thỏa
thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói

trên, lợi nhuận thu được từ việc khai thác sẽ được phân chia công
bằng.
- Mọi tranh chấp giữa Các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích và
áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông
qua đàm phán hoặc thương lượng.

16


Câu 13. Nội dung cơ bản Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà
Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa ngày 26/06/2003.
Quá trình đàm phán kéo dài khoảng 26 năm từ 1978 - 2003, ngày
26/6/2003, hai nước đã ký kết Hiệp định giữa Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng
hoà Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa. Nội dung cơ
bản của Hiệp định này như sau:
- Đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia được xác
định bằng các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm 20; H; H1; A4; X1 với
các tọa độ xác định. Tiếp đó đường này sẽ nối thẳng đến điểm 25 với
tọa độ xác định.
- Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được ký
trong tương lai giữa các Bên ký kết về phân định ranh giới vùng đặc
quyền kinh tế.
- Các Bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau nhằm phối hợp chính
sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường
biển.
- Trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc
mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang đường ranh giới
nêu tại Hiệp định này, các Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau mọi

thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất
các cấu tạo hoặc mỏ nói trên và về việc phân chia công bằng lợi ích
thu được từ việc khai thác đó.
- Mọi tranh chấp giữa các Bên ký kết nảy sinh trong việc giải thích
hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà bình
thông qua hiệp thương hoặc đàm phán.

17


Câu 14. Nội dung cơ bản Hiệp định về Vùng nước lịch sử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà
nhân dân Campuchia ngày 07/07/1982.
Ngày 07/07/1982, hai bên đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà
nhân dân Campuchia. Nội dung cơ bản của Hiệp định này gồm:
- Vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến
quần đảo Thổ Chu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước Cộng hoà
nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ
nội thuỷ.
- Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình
đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên
giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử.
- Trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước
trong vùng nước lịch sử, Điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước nằm giữa biển trên đường
thẳng nối liền quần đảo Thổ chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên
thoả thuận xác định như sau:

+ Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939
làm đường phân chia đảo trong khu vực này.
+ Việc tuẫn tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả hai bên
cùng tiến hành;
+ Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn
tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác
các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó, hai bên sẽ cùng nhau
thoả thuận.

18


Câu 15. Nội dung cơ bản Văn bản thoả thuận hợp tác khai thác
chung vùng chồng lấn (MOU) giữa Việt Nam và Malaysia ngày
05/06/1992.
Tháng 6/1992, hai bên đã tiến hành đàm phán tại Kuala Lampur. Tại
vòng đàm phán này, hai bên đã ký Văn bản thoả thuận hợp tác khai
thác chung vùng chồng lấn (MOU).
Nội dung chủ yếu của Thoả thuận này là:
- Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới
thềm lục địa do Tổng cục đầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng
với ranh giới thềm lục địa do Việt Nam Công hoà công bố năm 1971)
và ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố
năm 1979.
- Gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác khai thác chung vùng
chồng lấn theo nguyên tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng
đều lãi suất.
- Nếu có mỏ dầu khi nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần
nằm trên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thoả
thuận thăm dò khai thác.

- Về quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về
nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng
xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên phòng…Tuy nhiên vì
khu vực ở xa đất liền, nên Việt nam có thể uỷ quyền cho Malaysia
đảm đương các nhiệm vụ nói trên trong vùng chồng lấn.

19


Câu 16. Có mấy phương thức giải quyết tranh chấp về biển, có
mấy biện pháp mang tính xét xử và có tính bắt buộc (kể tên) theo
quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Cơ
cấu, thẩm quyền, thủ tục làm việc và giá trị của phán quyết của
Toà trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
*Thành phần và cơ cấu trọng tài
Theo Điều 2 Phụ lục VII Công ước 1982 thì danh sách các trọng tài do
Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra.
Mỗi quốc gia thành viên đều được quyền chỉ định bốn trọng tài có
kinh nghiệm về những vấn đề về Luật biển nổi tiếng về sự công bằng,
năng lực và sự liêm khiết.
Khi có tranh chấp phát sinh, từ danh sách trọng tài viên của Liên hợp
quốc, một Toà trọng tài được thành lập bao gồm 5 thành viên. Mỗi bên
tranh chấp có quyền chỉ định một thành viên tham gia toà trọng tài. Ba
thành viên còn lại được các bên thoả tthuận cử ra và Chủ tịch Hội
đồng trọng tài sẽ được lựa chọn trong số ba thành viên đó.
*Thẩm quyền của trọng tài
Cũng như đối với Toà án quốc tế về Luật biển, trọng tài được để ngỏ
cho các quốc gia thành viên Công ước, các thực thể không phải là
thành viên của Công ước trong các trường hợp liên quan đến việc

quản lý và khai thác Vùng và các tổ chức quốc tế liên chính phủ là
thành viên của Công ước.
Đối với tranh chấp mà các bên đạt được sự thoả thuận về lựa chọn thủ
tục giải quyết tranh chấp thì sẽ theo thủ tục lựa chọn đó. Nhưng trong
trường hợp không đạt được sự thoả thuận chung và các bên không có
quy định khác thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được giải quyết theo thủ
tục Trọng tài (khoản 5 Điều 287 Công ước 1982). *Thủ tục làm việc
và giá trị của phán quyết của trọng tài
Điều 5 Phụ lục VII quy định về thủ tục: “Trừ khi các bên có
thoả thuận khác, Toà trọng tài tự quy định thủ tục của
mình bằng cách cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các
quyền của mình và trình bày căn cứ của mình”.
Trong trường hợp một bên vắng mặt, theo yêu cầu của
phía bên kia, toà trọng tài tiếp tục trình tự tố tụng và ra
quyết định. Việc một bên vắng mặt hay không trình bày
lí lẽ của mình không làm ảnh hưởng tới trình tự tố tụng.
20


Tuy nhiên, trước khi ra quyết định toà trọng tài phải
chắc chắn rằng, không những mình có thẩm quyền xét
xử mà còn phải đảm bảo rằng đơn kiện có cơ sở về mặt
thực tiễn và pháp lý - Điều 9 Phụ lục VII Công ước 1982.
*Giá trị phán quyết
Phán quyết của trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Trong
trường hợp số phiếu ngang nhau thì lá phiếu của Chánh toà là lá phiếu
quyết định. Sự vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng của dưới nửa số thành
viên của toà trọng tài không làm cản trở việc ra quyết định của toà.
Bản án của Toà trọng tài có tính chung thẩm và không được kháng
cao, trừ khi các bên trong vụ tranh chấp đã có thoả thuận trước về một

thủ tục kháng cáo. Tất cả các bên trong vụ tranh chấp khi được Toà
trọng tài giải quyết vụ việc bằng bản án thì đều phải tuân theo.

21


Câu 17. Cơ cấu, Thẩm quyền của Toà án quốc tế về Luật biển.
Thủ tục tố tụng và giá trị pháp lý của những phán
quyết do Toà án quốc tế về Luật biển tuyên.
a. Cơ cấu
- Toà án quốc tế về Luật biển gồm 21 Thẩm phán chuyên trách được
tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về sự công bằng và
liêm khiết, có năng lực nổi bật trong lĩnh vực luật biển. Việc lựa chọn
thành phần của Toà được tiến hành trên các nguyên tắc:
+ Thành phần của Toà phải bảo đảm có sự đại diện của các hệ thống
pháp lý chủ yếu của thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt
địa lý;
+ Mỗi quốc gia thành viên có quyền chỉ định nhiều nhất là hai người.
Các thành viên của Toà sẽ được tuyển lựa trên danh sách đề cử, tuy
nhiên trong thành phần của Toà không thể có quá một công dân của
cùng một quốc gia;
+ Các thành viên của Toà được bầu bằng bỏ phiếu kín, người trúng cử
là những ứng cử viên đạt được số phiếu bầu cao nhất và phải được 2/3
số quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu.
- Nhiệm kỳ của các thành viên là 9 năm và họ đều có quyền tái cử, ở
cuộc bầu cử đầu tiên 7 người sẽ mãn nhiệm sau 3 năm, 7 người sẽ
mãn nhiệm sau 6 năm và họ được chỉ định qua rút thăm do Tổng thư
ký Liên hợp quốc thực hiện ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên.
- Theo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán thì một thành viên
của Toà không được đảm nhiệm bất kỳ chưc vụ chính trị hay hành

chính nào, cũng không được chủ động tham gia hay có liên quan về tài
chính trong bất cứ một hoạt động nào của một xí nghiệp đang tiến
hàng thăm dò hoặc khai thác các tài nguyên ở biển hay ở đáy biển
hoặc việc sử dụng biển, đáy biển vào mục đích thương mại khác.
Thành viên của Toà cũng không được làm những nhiệm vụ như đại
diện, cố vấn hay luật sư trong bát kỳ một vụ kiện nào. Một toà được
coi là hợp lệ khi có đủ ít nhất 11 thành viên được bầu ngồi xử án.
b. Thẩm quyền của Toà án quốc tế về Luật biển
Kết hợp giữa tính chất vụ việc và phạm vi đối tượng chủ thể tranh
chấp thì Toà án quốc tế về Luật biển có thẩm quyền giải quyết:
- các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tất cả các thực
thể khác không phải là thành viên của công ước.
22


- có thẩm quyền đối với tất cả các tranh chấp và tất cả các yêu cầu
được đưa ra tòa theo đúng công ước và đối với tất cả các trường hợp
được trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, giao thẩm quyền cho tòa.
c. Thủ tục tố tụng và giá trị pháp lý của những
phán quyết do Toà án quốc tế về Luật biển tuyên
*Trước khi xét xử
- Thụ lý các vụ việc (thông qua hai hình thức):
+ Các bên có thể thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra trước
Toà;
+ Thông qua thông báo về một thoả hiệp dựa vào trọng
tài hoặc qua đơn thỉnh cầu gửi cho thư ký Toà án.
- Trước khi mở phiên toà xét xử chính thức, Toà có thể
quy định các biện pháp bảo đảm nếu xét thấy cần thiết.
Nếu Toà không mở phiên xử về các biện pháp bảo đảm
hoặc không đủ số thành viên tối thiểu thì các biện pháp

bảo đảm sẽ do viện thủ tục rút gọn quyết định. Tính
chất của các biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều
290 của Công ước nhằm bảo đảm các quyền lợi riêng
cho từng bên tranh chấp hoặc để ngăn không cho môi
trường biển bị tổn thất nghiêm trọng, trong khi chờ
quyết định cuối cùng.
*Xét xử
- Khi xét xử các vụ kiện theo thủ tục thông thường, có
mặt tất cả các thành viên của Toà ngồi xử án, số lượng
tối thiểu để tiền hành phiên toà là 11 thành viên được
bầu (Trừ trường hợp các phiên xét xử của Viện giải
quyết các tranh chấp liên quan tới đáy biển và các Viện
xét xử theo thủ tục đặc biệt hoặc thủ tục rút gọn).
- Trong cơ cấu của Toà còn có Viện giải quyết các tranh
chấp liên quan tới đáy biển gồm 11 trong tổng số các
thẩm phán của Toà, được bầu theo đa số. Ngoài ra, nếu
thấy cần thiết, Toà còn có thể lập ra các viện đặc biệt,
gồm ít nhất là 3 thành viên được thành lập để xét xử
những vụ kiện nhất định được đệ trình lên Toà, nếu các
bên tranh chấp yêu cầu. Thành phần của các viện đặc
biệt do Toà quy định với sự thoả thuận của các bên.
23


- Các phiên toà phải do Chán án chủ toạ, nếu Chánh án
bận thì Phó chánh án chủ toạ, nếu cả hai người này đi
vắng thì do thẩm phán lâu năm nhất trong số các thẩm
phán có mặt chủ toạ. Phiên toà được mở công khai, trừ
phi các bên có yêu cầu xét xử kín.
- Toà ra quyết định theo đa số các thành viên có mặt,

nếu số phiếu thuận và số phiếu chống ngang nhau thì
số phiếu của Chánh án hay số phiếu của người thay mặt
Chánh án chủ toạ phiên toà là lá phiếu quyết định. Bản
án phải nêu rõ những căn cứ ra quyết định, tên các
thành viên tham gia xử án và phải có chữ ký của Chánh
án và Thư ký toà. Bản án phải được đọc công khai và
phải thông báo trước cho các bên, nếu không thể hiện
hoàn toàn hay từng phần ý kiến nhất trí của các thành
viên của Toà thì bất kỳ thành viên nào cũng có quyền
đính kèm ý kiến riêng hay bất đồng của mình.
d. Giá trị pháp lý của những phán quyết do Toà án
quốc tế về Luật biển tuyên
- Phán quyết của Toà mang tính chất chung thẩm và có
giá trị pháp lý bắt buộc đối với tất cả các bên trong vụ
tranh chấp và đối với trường hợp đã được quyết định.
Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi
của phán quyết thì Toà có trách nhiệm giải thích theo
yêu cầu của bất kỳ bên nào.
- Trong trường hợp một quốc gia thành viên cho rằng
quyền lợi của mình bị đụng chạm thì có quyền tham gia
vụ kiện, nếu được chấp nhận thì phán quyết của Toà có
giá trị đối với cả bên đó.

24



×