Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

quy hoạch vùng trồng rau, hoa tuy đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 101 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết phải lập quy hoạch
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của
con người, đó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hết sức quan trọng, đặc biệt là
Vitamin và chất khoáng. Do đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong rau
xanh đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Bên cạnh đó, khi
đời sống của người dân ngày được nâng cao thì nhu cầu trang trí, lễ hội… càng
trở nên phổ biến. Điều này dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hoa phát triển mạnh.
Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng để tạo ra
khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình VSATTP trong
nông sản ở Việt Nam nói chung cũng như ở huyện Tuy Đức nói riêng, nhất là
trong rau xanh đang là vấn đề gây nhiều lo lắng và bức xúc. Tình trạng rau bị ô
nhiễm do thuốc BVTV, kim loại nặng, vi sinh vật (VSV) gây hại đã đến mức
báo động từ nhiều năm nay. Kết quả phân tích dư lượng các chất độc hại trong
rau của Cục BVTV và Viện BVTV trong thời gian gần đây cho thấy: có tới 30 –
50% số mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh
vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những nguyên nhân chính gây nên
tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng. Đồng thời, cũng là
một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc mãn tính đưa đến các
bệnh hiểm nghèo như: Ung thư… ngày càng nhiều. Trong những năm vừa qua, tỉnh
Đăk Nông đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung và phát triển sản xuất rau quả sạch - rau quả
an toàn nói riêng như chương trình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP. Đến
nay, trên địa tỉnh Đăk Nông đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau, quả tập trung
đã đẩy mạnh phong trào thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đã có những mô
hình tổ chức sản xuất, sơ chế, kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn ở các địa
phương khá thành công.
Tuy Đức có điều kiện thổ nhưỡng tốt, khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, mưa
nhiều quanh năm nên khá phù hợp cho phát triển trồng rau, hoa,…đặc biệt là đối
với hai xã Đăk Buk So và Quảng Tâm. Tuy nhiên triển khai các mô hình trồng


rau, hoa chất lượng cao trên địa bàn huyện chủ yếu là mô hình nhỏ lẻ, chưa có
quy trình sản xuất cụ thể và còn nhiều hạn chế như:
1


* Chưa hình thành được các vùng trồng rau, hoa chuyên canh.
* Chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc tổ chức chứng nhận
VietGAP cho sản xuất rau an toàn.
* Chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ rau, hoa chất lượng cao.
Giá cả chưa hợp lý nên không khuyến khích được người sản xuất rau hoa chất lượng
cao.
* Vấn đề VSATTP chưa thực sự kiểm soát được.
Để phát triển ngành trồng rau, hoa chất lượng cao trên địa bàn huyện có
tính khả thi cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững thì xây dựng “Quy
hoạch vùng trồng rau, hoa chất lượng cao tại xã Đăk Buk So và Quảng Tâm
huyện Tuy Đức” là rất cần thiết.
II. Căn cứ lập quy hoạch
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ, về lập phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về
khuyến nông;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ Về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19
tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách,
pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và Công văn số
5341/VPCP-KTN của VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân về xây dựng Đề án “Phát triển vùng sản xuất rau tập trung
đảm bảo an toàn thực phẩm”.

- Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/09/2012 của bộ Nông nghiệp
và PTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được
sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
- Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
16/10/2013 của bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012
2


của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Thông tư 07/2013/TT-BNNOTNT ngày 22/01/2013 của bộ Nông nghiệp
và PTNT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện
bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày
9/4/2014 của bộ Y tế, bộ Nông nghiệp và PTNT, bộ Công thương hướng dẫn
việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/07/2015 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ Về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định QĐ 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 Bộ Nông nghiệp
và PTNT ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả
tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP);
- Quyết định số 111/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009-2015;
- Quyết định số 112/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án Tăng
cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực

phẩm nông, lâm sản và thủy sản đến năm 2015.
- Quyết định số 2374/QĐ-BNN-QLCL ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án tăng
cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20 tháng 12 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công tổ chức thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

3


- Quyết định số 01/2012/QĐ-BNNPTNT ngày 09/01/2012 của Bộ
NN&PTNT về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 07/04/2011 của Tỉnh ủy tỉnh Đăk Nông
về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010-2015 và định hướng
đến 2020.
- Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Đăk
Nông về phê duyệt dự án Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh
Đăk Nông, giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 17/06/2014 của UBND tỉnh Đăk
Nông về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Tuy Đức.
- Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 26/06/2014 của UBND tỉnh Đăk
Nông về việc phê duyệt kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk
Nông.
- Quyết định số: 1156/QĐ-UBND, ngày 04/8/2015 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt đề cương dự toán kinh phí lập quy hoạch vùng
trồng rau, hoa chất lượng cao tại xã Đăk Buk So và Quảng Tâm huyện Tuy Đức;
- Chủ trương số: 1937/UBND-TH ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh Đắk
Nông về việc lập quy hoạch vùng trồng rau, hoa chất lượng cao tại các xã Đắk
Búk So, Quảng Tâm huyện Tuy Đức.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Tuy Đức.
- Quy hoạch nông thôn mới xã Quảng Tâm, xã Đăk Buk So.
III. Quan điểm, mục tiêu của dự án
1. Quan điểm
- Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng đa canh,
bền vững gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Từng bước xây dựng vùng
sản xuất rau, hoa chất lượng cao hướng đến xuất khẩu.
- Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chú
trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
4


- Phát triển vùng sản xuất rau, hoa an toàn, chất lượng cao theo hướng
thâm canh, hàng hóa, áp dụng nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng
cao năng suất cây trồng và lao động gắn với bảo vệ và phát triển bền vững môi
trường sinh thái.
2. Mục tiêu dự án
a. Mục tiêu chung
- Mục tiêu của quy hoạch Vùng trồng rau, hoa chất lượng cao là để đảm
bảo có địa điểm thích hợp, không bị ô nhiễm để sản xuất, chế biến và kinh doanh
rau, hoa chất lượng cao, từ đó đưa ra thị trường, tạo nên vùng sản xuất Rau, hoa
chất lượng cao, bền vững.
- Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Đăk Buk So,
Quảng Tâm nhằm tăng trưởng và phát triển bền vững ngành rau quả thực phẩm
trong sản xuất nông nghiệp của huyện, tăng chất lượng, mức độ an toàn và tăng

tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập và việc làm; đảm bảo sức
khỏe người sản xuất và tiêu dùng đồng thời bảo vệ môi trường.
b. Mục tiêu cụ thể
- Lập Quy hoạch, đánh giá đất đai, nước, lập bản đồ vùng sản xuất rau,
hoa chất lượng cao tại 2 xã Đăk Buk So và Quảng Tâm.
- Bố trí quy mô của mô hình sản xuất rau, hoa đảm bảo cơ cấu chủng loại
rau, hoa theo nhu cầu của thị trường, có cơ cấu luân canh hợp lý và đề xuất một
số giải pháp phát triển.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, nhà kho, hệ thống điện
phục vụ nhu cầu phát triển các mô hình sản xuất rau, hoa chất lượng cao tại
vùng dự án.
- Định hướng và khai thác các thị trường tiêu thụ, đảm bảo nhu cầu đầu ra
của sản phẩm.
- Định hướng phát triển thương hiệu hoa, rau quả sạch của vùng.
- Nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong
việc sử dụng hoá chất, phân bón trong sản xuất, bảo quản rau nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng thực phẩm an toàn của nhân dân, nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hóa.
5


IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu quy hoạch
1. Phạm vi nghiên cứu:
Xã Đăk Buk So và Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.
Diện tích nghiên cứu: 298,8 ha
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các loại rau, hoa tại vùng xây dựng dự án.
- Các biện pháp canh tác, sản xuất, sơ chế, bảo quản rau, hoa chất lượng
cao.
- Các hình thức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa chất lượng cao

IV. Phương pháp nghiên cứu quy hoạch
1. Phương pháp điều tra, thống kê:
Thu thập các tư liệu, tài liệu, số liệu có liên quan đến dự án.
2. Phương pháp khảo sát thực địa:
Khảo sát trên địa bàn các huyện của tỉnh. Khảo sát hiện trạng tài nguyên
đất, nước, các hoạt động kinh tế xã hội.
3. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của nông dân (PRA):
Đánh giá hiện trạng sản xuất rau, hiện trạng và các giải pháp cho các vấn
đề sử dụng hợp lý hoá chất, phân bón. Phỏng vấn người tiêu dùng về nhu cầu
tiêu dùng rau an toàn, yêu cầu chất lượng và quản lý chất lượng, nhu cầu sơ chế,
bảo quản… để người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm rau an toàn một cách rộng
rãi.
4. Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và người dân địa phương về các
lĩnh vực sản xuất, chế biến, sơ chế, bảo quản rau an toàn.
5. Phương pháp phân tích:
Phân tích chất lượng rau, quả an toàn bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử
đối với kim loại nặng, phương pháp cấy vi sinh để phân tích các vi khuẩn gây
hại trong môi trường sản xuất và một số mẫu rau sản xuất đại trà của nông dân.
Sử dụng các phương pháp hiện đại, phổ biến trong giới hạn cho phép như sau:
6


- Kim loại nặng theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Thuốc BVTV theo phương pháp sắc kí khí.
- Thử sản phẩm rau, quả theo các phép thử hiện hành.
6. Phương pháp lấy mẫu:
Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu đất theo tiêu chuẩn TCVN
4046:1985 và TCVN 5297:1995 hoặc 10TCN 367:1999
Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN

6000-1995 đối với nước ngầm, TCVN 5996 - 1995 đối với nước sông và suối,
TCVN 5994-1995 đối với nước ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.

7


PHẦN THỨ HAI
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý.
- Vị trí địa lý của huyện
Huyện Tuy Đức là 01 trong 08 đơn vị cấp huyện, thị xã của tỉnh Đắk
Nông có diện tích tự nhiên là 112.384 ha, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Nông (thị
xã Gia Nghĩa) khoảng 50 km về phía Tây theo tỉnh lộ 1 và quốc lộ 14. Ranh giới
của huyện như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Muldulkiri, Vương quốc Campuchia;
Phía Đông giáp huyện Đắk Song;
Phía Tây giáp huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước;
Phía Nam giáp huyện Đắk R’Lấp.
- Vị trí địa lý vùng dự án
* Xã Quảng Tâm được thành lập trên cơ sở chia tách và điều chỉnh địa
giới hành chính từ hai xã Đăk R’tih và xã Đăk Buk So theo Nghị định
142/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ. Trụ sở UBND xã
cách trung tâm huyện Tuy Đức 10 km theo tuyến tỉnh lộ 1, với tổng diện tích tự
nhiên 6.999,35 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 96,57%, có vị trí địa lý như
sau:
- Phía Đông giáp với xã Đắk Búk So và xã Đắk R’Tih huyện Tuy Đức.
- Phía Tây giáp với xã Quảng Trực huyện Tuy Đức.

- Phía Nam giáp với xã Đắk Ngo và xã Đắk R’Tih.
- Phía Bắc giáp với xã Đắk Búk So huyện Tuy Đức.
* Xã Đắk Búk So: Được thành lập tháng 4 năm 1994 là xã biên giới,
thuộc vùng điểm kinh tế mới của huyện Tuy Đức. Có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp xã Đắk Đam – Ô Răng – MulDul Kiri (Campuchia)
+ Phía Đông bắc giáp xã Thuận Hạnh – huyện Đắk Song.
8


+ Phía Đông giáp xã Đắk Rung – huyện Đắk Song.
+ Phía Nam giáp xã Quảng Tâm.
+ Phía Đông Nam giáp xã Đắk R’tih.
+ Phía Tây giáp xã Quảng Trực.
2. Địa hình
Huyện Tuy Đức nằm ở cao nguyên bazan cổ Đắk Nông – Đắk Mil, độ cao
trung bình so với mặt nước biển khoảng 400m, tại khu vực phía Tây Nam và đến
trên 900m tại khu vực Đông Bắc; núi cao nhất ở huyện là đỉnh Yor Goun Glaita
(trên 950m) thuộc xã Đắk Buk So. Địa hình huyện nhìn chung khá phức tạp và
bị chia cắt mạnh, thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và có thể chia
thành 02 dạng địa hình chính.
- Dạng địa hình cao nguyên bazan: Phân bố ở khu vực phía Bắc và Tây –
Bắc của huyện, có độ cao dao động từ 700m – 900m thuộc địa bàn xã Quảng
Trực, Quảng Tân, Đắk Buk So, Quảng Tâm và Đắk R’Tih. Phần đỉnh cao
nguyên tương đối ít dốc, song phần sườn rất dốc và chia cắt mạnh. Thảm thực
vật chủ yếu là thảm cỏ, cây bụi,…
- Dạng địa hình gò, đồi núi thấp: Phân bố ở phía Nam và Tây – Nam của
huyện thuộc phần còn lại của xã Quảng Trực và gần như toàn bộ xã Đắk Ngo.
Độ cao dao động từ 400m – 700m, độ dốc dưới 150. Thảm thực vật chủ yếu là
cây lâu năm, lúa nước, rừng trồng xen lẫn các trảng cỏ.
- Dạng địa hình thung lũng bồi tụ: Phân bố ven các dòng sông suối nhỏ

hẹp, với độ dốc dao động từ 00 - 80, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ
mẫu chất phù sa, dốc tụ. Thảm thực vật chủ yếu cây nông nghiệp ngắn ngày.
* Xã Quảng Tâm: Địa hình xã tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi hệ
thống suối. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, được chia
làm 2 loại địa hình chính:
+ Dạng địa hình chia cắt trung bình: Có độ dốc cấp III - IV (8 - 20 0), Được
phân bố ở khu vực phía Đông, Đông Bắc và khu vực trung tâm xã, khu vực này
có độ cao trung bình 600 - 750m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất trong khu
vực này 800m.

9


+ Dạng địa hình bị chia cắt mạnh: Có độ dốc IV - VI (15 > 250), địa hình thấp
dần từ Bắc xuống Nam. Khu vực này có độ cao trung bình là 650 - 800m so với
mặt nước biển, đỉnh cao nhất trong khu vực là 900m, dạng địa hình này tập
trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và phía Tây Nam của xã.
Xã Đắk Buk So:Nằm ở phía Tây Nam của cao nguyên Đắk Nông, xã Đắk
Búk So, huyện Tuy Đức có địa hình tương đối gợn sóng, bị chia cắt nhiều bởi
nhiều hợp thủy và có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình từ
600 – 700m.
3. Khí hậu.
Vùng dự án thuộc Cao nguyên Mơ Nông chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây
Nam nên khí hậu mang tính chất cao nguyên nhiệt đới ẩm, mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung 90%
lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa
không đáng kể.
Bất lợi cơ bản về khí hậu là sự mất cân đối phân bổ lượng mưa trong năm
và sự biến động lớn về nhiệt độ và ẩm độ thay đổi theo độ cao và thời gian nên
vấn đề cấp nước và giữ nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt có ý nghĩa quyết

định đến sự bố trí cây trồng và phát triển sản xuất.
Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: 35,50 C
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 140 C
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,30 C
- Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất: Tháng 4, nhiệt độ 23,80C
- Tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất: Tháng 2, nhiệt độ 20,10C
- Biên độ nhiệt ngày và đêm: 5-70 C
Chế độ nắng
- Tổng tích ôn: 7.2000 C
- Tháng có giờ nắng cao nhất: tháng 3 (266 giờ)
- Tháng có giờ nắng thấp nhất: tháng 8, 9 (128 giờ)
Chế độ mưa:
10


- Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.300mm
- Lương mưa cao nhất 3.000mm
- Số tháng mưa cao nhất: tháng 7
- Số tháng mưa thấp nhất: tháng 1
Chế độ ẩm:
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 86%
- Tháng có độ ẩm cao nhất: tháng 8 (92%)
- Tháng có độ ẩm thấp nhất: tháng 2, 3 (77%)
- Độ bốc hơi mùa khô: 14,6 - 15,7 mm/ngày
- Độ bốc hơi mùa mưa: 1,5 - 1,7 mm /ngày
Chế độ gió:
Chủ yếu trong vùng có hai hướng gió chính; mùa mưa theo hướng Tây
nam và mùa khô theo hướng Đông bắc, tốc độ gió bình quân mùa mưa 2,4 - 5,4
m/s, mùa khô gió cấp IV, cấp V, hầu như không có bão.

4. Tài nguyên nước.
a. Tài nguyên nước mặt.
- Nước mặt: Hệ thống sông suối của Tuy Đức bắt nguồn từ phía Đông Bắc
chảy về phía Tây Nam hoặc về phía Nam. Các sông, suối khá nhiều (mật độ
sông suối bình quân đạt 1,06 km/km2), nhưng đa phần có lưu vực hẹp, độ dốc
lòng sông lớn, lưu lượng dòng chảy phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa.Toàn bộ
địa bàn thuộc lưu vực của 2 sông, khu vực phía Tây thuộc lưu vực sông Bé và
khu vực phía Đông thuộc lưu vực sông Đồng Nai thượng (cả hai con sông này
đều là chi lưu của sông Đồng Nai).
+ Vùng phía Tây thuộc lưu vực sông Bé có các suối chính như: Đắk
R’Keh với diện tích lưu vực 150 km2, Đắk Yeul có diện tích lưu vực 145 km2,
Đắk Glun với diện tích lưu vực 200 km 2, Đắk R’Lấp với diện tích lưu vực 210
km2.
+ Vùng phía Đông thuộc lưu vực sông Đồng Nai thượng nguồn có các
suối chính như: Đắk R’Tih với diện tích lưu vực 738 km 2, Đắk R’Keh có diện
tích lưu vực 195 km2.
11


b. Tài nguyên nước ngầm.
Theo tài liệu địa chất và các mũi khoan thăm dò trên địa bàn huyện cho
thấy nguồn nước ngầm có 2 dạng là nước lỗ hổng và khe nứt.
+ Nước lỗ hổng: Nằm ở tầng trầm tích bở rời, tầng chứa nước phân bố
không liên tục dọc theo thung lũng các suối. Chiều dày trầm tích bở rời từ 5 - 10
m, nước tĩnh cách mặt đất 2 - 3 m. Do diện phân bố hẹp, chiều dày chứa nước
mỏng nên tầng chứa nước này chỉ có thể xây dựng giếng đào cấp nước sinh hoạt
cho các hộ đơn lẻ.
+ Nước khe nứt: Nằm ở tầng phun trào bazan Phiscen - Holocen phân bố
hầu hết các vùng trong huyện. Thành tạo phun trào này có chiều dày từ 200 –
300 m, trung bình khoảng 200 m, giảm dần từ Bắc xuống Nam. Mức nước tĩnh

trong vùng phụ thuộc bề mặt địa hình biến đổi từ 1,26 m đến 26 m, lưu lượng
các lỗ khoan thay đổi từ Q = 0,25 - 4,0 l/s. Tầng chứa nước này phân bố rộng,
lượng chứa nước đạt mức trung bình, có ý nghĩa trong việc cấp nước sản xuất và
sinh hoạt trong tương lai.
5. Tài nguyên đất.
Theo kết quả nghiên cứu bố trí cây trồng hợp lý huyện Tuy Đức của Viện
môi trường và phát triển bền vững thực hiện năm 2006 (GS.TS Trần An Phong),
đất đai trên địa bàn huyện như sau:
* Nhóm đất đen: Thuộc loại đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa đá bọt
basalt (Ru): Chỉ chiếm 634 ha, tương ứng 0,57% tổng diện tích mặt đất, phân bố
chủ yếu vùng rìa các cao nguyên basalt thuộc địa bàn 2 xã Đắk R’Tih và Quảng
Tâm. Đất cấu viên xốp, lẫn đá basalt phong hóa, khả năng giữ nước vào mùa
mưa lớn, mùa khô thoát nước kiệt, nứt nẻ và khô hạn. Thành phần dinh dưỡng
cao, đất giàu mùn, tầng dày > 100cm, độ dốc < 3 0, có thể phát triển cây ngắn
ngày hoặc cây công nghiệp dài ngày với biện pháp canh tác thích hợp.
* Nhóm đất đỏ vàng: Gồm hai loại:
- Đất nâu đỏ trên đá basalt (Fk), đất hình thành trên đá macma bazơ nên
giàu các nguyên tố sắt, Nhôm, Calci, Magiê, Phospho, chiếm phần lớn diện tích
đất huyện Tuy Đức với 105.975 ha tương ứng 95,79% tổng diện tích mặt đất,
phân bố ở tất cả các xã trong huyện Quảng Trực (55.493 ha); Đắk Ngo (16.226
ha); Đắk R’Tih (12.933 ha); Đắk Buk So (11.540 ha), Quảng Tân (9.784 ha). Là
12


nhóm đất thấm nước tốt, thoát nước nhanh, dẻo dính khi ướt, tơi xốp khi ẩm, hơi
cứng khi khô, thành phần cơ giới đất thịt nặng – sét, tầng dày biến động từ <50
cm đến > 100cm, hầu hết dày > 70cm độ dốc cấp III, IV, là nhóm đất giàu mùn,
nhưng dinh dưỡng kém do hàm lượng các chất dễ tiêu: đạm, lân, kali thấp. Thích
hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, tiêu, ca cao hoặc ngắn ngày:
Lạc, đậu nành nhưng phải bổ sung nhiều phân bón.

- Đất nâu vàng trên đá basalt (Fu): Đất hình thành trên đá macma bazơ,
chiếm 3.637 ha tương ứng 3,29% tổng diện tích mặt đất, phân bố chủ yếu ở xã
Quảng Tân (2.461 ha) và một phần trên các xã Đắk R’Tih (462 ha), Đắk Ngo
(374 ha), Đắk Buk So (341 ha). Là nhóm đất dẻo dính khi ướt, tơi xốp khi ẩm,
hơi cứng khi khô, thành phần cơ giới đất thịt nặng – sét, thấm nước tốt, thoát
nước nhanh tương tự đất Fk, tầng dày biến động từ <50 cm đến >100 cm, tầng
dày phổ biến 50 – 100cm, độ dốc cấp III – IV là nhóm đất giàu mùn, nhưng dinh
dưỡng kém do hàm lượng các chất dễ tiêu: Đạm, lân, kali thấp. Thích hợp cho
các loại cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, tiêu, ca cao hoặc ngắn ngày: Lạc,
đậu nành nhưng phải bổ sung nhiều phân bón trong thời gian canh tác.
* Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích nhỏ (392 ha chiếm 0,35%
diện tích) phân bố rải rác ven sông suối các xã Đắk R’Tih (147 ha), Đắk Buk So
(113 ha), Quảng Tân (100 ha) và rải rác ở các xã khác, được hình thành bởi quá
trình bào mòn vận chuyển vật chất từ cao xuống thấp, thường bị ngập nước nên
gây hóa, đất bị kết von. Đất khá giàu mùn hữu cơ, thành phần cơ giới thịt trung
bình đến thịt nặng, ít thoát nước thích hợp cho trồng cây lương thực, có thể phát
triển lúa nước.
6. Tài nguyên du lịch.
Các điểm du lịch tiềm năng có thể đầu tư khai thác trong giai đoạn tới
gồm:
- Thác Đắk G’lun: Nằm trên địa phận thôn 5 xã Quảng Tâm, ở độ cao hơn
50 m, thác Đắk G’Lun treo lơ lững trên vách đá như một dải lụa. Đắk G’Lun với
cảnh non nước hữu tình, không khí mát mẻ, trong lành, lại nằm trong cánh rừng
tự nhiên với nhiều loại gỗ quý hiếm. Bao bọc xung quanh thác là các loại cây có
tán rộng và những bụi le rừng. Nơi đây còn có những bãi đất rộng và bằng
phẳng để du khách tổ chức cắm trại, tổ chức các hoạt động vui chơi theo nhóm,
…. Nếu được đầu tư và xây dựng chắc chắn sẽ không chỉ thu hút du khách trong
13



tỉnh mà sẽ còn thu hút nhiều du khách ở các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Bình
Phước, Bình Dương và Tp.Hồ Chí Minh.
- Khu di tích lịch sử Anh hùng dân tộc M’nông Nơ Trang Lơng: Hiện nay,
đang triển khai xây dựng dự án phục dựng di tích này gồm các hạng mục như:
Nhà bảo tàng trưng bày những hiện vật, hình ảnh của nghĩa quân và cuộc kháng
chiến; Di tích đồn Bu Mêra, Bia “tưởng niệm” Henry Maitre do thực dân Pháp
xây dựng năm 1935 tại ngã 3 biên giới (Nam kỳ, Cao miên và Cao Nguyên
Trung phần); làng Bu Nơr, quê hương của nghĩa quân, cũng là nơi Henry Maitre
bị nghĩa quân tiêu diệt vào năm 1914. Đối với hạng mục làng Bu Nơr sẽ được
phục dựng theo nguyên mẫu làng cổ M’nông và có tính sáng tạo như là một bảo
tàng sống. Cụ thể, sẽ xây dựng khoảng từ 20 - 30 ngôi nhà truyền thống của
đồng bào M’nông, bằng các vật liệu là gỗ, tre nứa, tranh. Khi khu di tích lịch sử
hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ là điểm du lịch tham quan hấp dẫn, đồng thời
là địa chỉ giáo dục truyền thống, điểm bảo tồn lưu giữ những giá trị vật chất và
tinh thần của đồng bào dân tộc.
7. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với
phát triển nông nghiệp huyện Tuy Đức.
7.1 Thuận lợi:
- Điều kiện địa hình, đất đai đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp
cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã tạo nên sự
phong phú, đa dạng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Tài nguyên nước mặt dồi dào, bao gồm các sông lớn và hồ chứa tạo dự
trữ đáng kể phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
7.2 Khó khăn
- Sản xuất nông nghiệp do mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên nên tính rủi ro cao, khó thu hút các nhà đầu tư vào nông nghiệp hơn
các ngành sản xuất
- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm và thời gian làm việc thực tế chưa
cao, cùng với lực lượng lao động tăng hàng năm, tỷ lệ lao động nông nghiệp
được đào tạo nghề thấp là những vấn đề cần được quan tâm trong việc bố trí sản

xuất, phát triển các ngành nghề trong khu vực nông thôn.

14


II. Điều kiện kinh tế - xã hội.
1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế.
Giá trị sản xuất của toàn ngành kinh tế (theo giá hiện hành) năm 2015 đạt
2.141,64 tỷ đồng. Trong 10 năm qua, nền kinh tế huyện có mức tăng trưởng cao,
ổn định, tốc độ tăng trưởng các năm khoảng 16 - 17%, tuy vậy do giá cả không
ổn định nên tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá thực tế cũng không ổn định.
Các khu vực kinh tế đều đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá
cố định năm 2010) tăng bình quân 2010 - 2015: 15,18%; trong đó: Nông – Lâm
- Ngư nghiệp tăng 13,85%; Công nghiệp - xây dựng tăng 23,86%; Dịch vụ tăng
24,18%.
Cơ cấu kinh tế của huyện (giá hiện hành) dự kiến đến hết năm 2015: Nông
- lâm ngư nghiệp chiếm: 83%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 7,2%; Dịch vụ
chiếm 9,8%.
Bảng 1: GTSX toàn ngành huyện Tuy Đức – Giai đoạn 2010-2015

ST
T

Chỉ tiêu

Tổng giá trị sản xuất
(giá cố định 2010)
- Nông, lâm, ngư
nghiệp
- Công nghiệp, xây

dựng
- Dịch vụ
Giá trị sản xuất (giá
hiện hành)
- Nông, lâm, ngư
nghiệp
- Công nghiệp, xây
dựng
- Dịch vụ
2

Đơn vị
tính

2015

Tăng
BQ
năm
TK
20102015
(%/nă
m)

1.586,90

15,18

1.338,00


13,85

98,19

113,38

23,86

90,54
1.594,7
8
1.372,9
5

116,29
1.904,9
2
1.602,4
2

135,52

24,18

2.141,64

21,59

1.777,09
9


19,6

73,27

94,32

127,75

153,924

31,4

46,86

93,75

127,51

174,74

210,613

37,02

100,0

100,0

100,0


100,0

100

2010

2012

2013

2014

767,7
3
679,3
5

1.106,5
3

1.264,1
0
1.089,1
3

1.439,7
5
1.225,2
7


"

41,51

69,54

84,43

"
Tỷ
đồng

46,86
767,7
3
679,3
5

71,27
1.347,4
9
1.180,4
7

"

41,52

Tỷ

đồng

Tỷ
đồng
"

"

965,72

Cơ cấu kinh tế
(giá hiện hành)
- Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản
- Công nghiệp và xây
dựng

%

88,5

87,6

86,1

84,1

83

%


5,4

5,4

5,9

6,7

7,2

- Dịch vụ

%

6,1

7,0

8,0

9,2

9,8

15


Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Tuy Đức các năm


* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã từng bước chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đồng thời
giảm tỷ lệ của ngành nông nghiệp, tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn chưa cao.
Cơ cấu kinh tế chung: Ngành nông - lâm - thuỷ sản từ 88,5% năm 2010
giảm xuống còn 83% năm 2015 trong cơ cấu. Ngành công nghiệp - xây dựng
năm 2010 chỉ chiếm 5,4 % trong cơ cấu, đến năm 2015 đạt 7,2%. Dịch vụ
thương mại từ 6,1% năm 2010 tăng lên 9,8% năm 2015. Sự gia tăng tỷ trọng các
ngành phi nông nghiệp góp phần quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và sử dụng lao động với số lượng tương ứng; lao động có tay nghề và trình độ
chuyên môn chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Với cơ cấu kinh tế hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, cần vốn đầu tư
lớn với sự nỗ lực của các cấp, các ngành từ Trung ương, tỉnh đến các thành phần
kinh tế và mọi người dân trên địa bàn huyện.
* Thu ngân sách:
Năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 43,1 tỷ đồng. Về
chi ngân sách, trong những năm qua chi ngân sách của huyện tập trung chủ yếu
vào chi thường xuyên; chi đầu tư phát triển; chi trả nợ, viện trợ. Trong đó chi
thường xuyên luôn chiếm cơ cấu cao so với tổng chi, giai đoạn 2011- 2015, chi
thường xuyên chiếm khoảng 80% ngân sách.
Bảng 2: Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn huyện
ST
T

Chỉ tiêu

A


TỔNG THU NGÂN
SÁCH

B

TỔNG CHI NSNN

1

Chi thường xuyên
Tỷ trọng chi thường xuyên
so với tổng chi

2

Chi đầu tư phát triển

Đơn vị tính
Tỷ đồng
Nghìn tỷ
đồng
Nghìn tỷ
đồng
%
Nghìn tỷ
đồng

16

2011


2013

2014

2015
43,1

42,76

55,39

40,00

119,7819

246,066

180,249

195,57

105,3348

171,566

156,032

186,457


87,9

69,7

86,6

95,3

12,897

60,717

13,088

6,688


ST
T

3

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tỷ trọng chi đầu tư phát
triển so với tổng chi

%


Chi trả nợ, viện trợ
Tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ
so với tổng chi

Nghìn tỷ
đồng
%

2011

2013

2015

2014

10,8

24,7

7,3

0,8435

0,984

1,188

0,7


0,4

0,7

3,4

Nguồn: Báo cáo chính trị huyện Tuy Đức lần III
2. Nguồn nhân lực.
2.1 Dân số.
Tuy Đức có 16 dân tộc anh em, trong đó gồm dân tộc Kinh, M’nông, Ê
đê, H’Mông, Tày, Nùng, Dao, Thái....
Năm 2015, dân số trung bình huyện Tuy Đức ước đạt 46,38 ngàn người.
So với tỉnh Đăk Nông thì huyện Tuy Đức là một trong những huyện có mật độ
dân số khá thấp.
Bảng 3:Dân số huyện Tuy Đức giai đoạn 2011 – 2015
Chỉ Tiêu
Dân số trung bình (năm cuối kỳ)
Trong đó: Dân số nông thôn
- Mức giảm tỷ lệ sinh (năm cuối kỳ)
- Tỷ lệ tăng dân số (năm cuối kỳ)
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Tỷ lệ tăng dân số cơ học

Đơn vị
tính
Nghìn
người
Nghìn
người

%o
%
%
%

2011

Dân số (người)
2012 2013 2014

41,76 43,16 44,54 46,38
41,7
6
1
3,3
1,9
1,4

43,1
6
1
3,34
1,8
1,54

44,5
4
1
3,21
1,8

1,41

46,1
4
0,7
3,57
1,58
1,99

2015
47,68
47,6
8
2,8
1,5
1,3

Nguồn: Báo cáo chính trị huyện Tuy Đức lần thứ III

Khảo sát biến động dân số giai đoạn 2010-2015 cho thấy tỷ lệ tăng dân số
trung bình hàng năm trong giai đoạn này là 2,8%/năm. Trong đó tỷ lệ tăng tự
nhiên có xu hướng giảm (năm 2010 là 1,9%, năm 2015 là 1,5%) do làm tốt công
tác kế hoạch hoá gia đình, kéo dần tỷ lệ sinh. Ngược lại, mức tăng cơ học trong
giai đoạn 2010 – 2015 khá cao chủ yếu tăng do lượng dân di cư tự do từ nhiều nơi
khác, phần lớn là đồng bào các dân tộc phía bắc (Tày, Nùng, Thái, H’Mông...).
Dự báo tăng dân số cơ học vẫn tiếp tục cao trong giai đoạn tới. Nhìn chung,
những năm qua (2010 - 2015) diễn biến tăng dân số tự nhiên đã có chiều hướng
tích cực; tuy vậy, để ổn định tình hình kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người
lao động, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình phải được quan tâm đúng mức.
17



Trong giai đoạn này tốc độ tăng dân số cơ học còn cao, dân di cư tự do vào địa
bàn đông, gây nên nhiều khó khăn trong quản lý địa bàn cũng như quản lý bảo
vệ rừng.
b. Lao động
Năm 2015, tổng số nguồn lao động có 20,3 người, trong đó lao động trong
độ tuổi có khả năng lao động 20,27 ngàn người; số lao động được giải quyết
việc làm đạt 1,6 ngàn người.
Trong số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: lao động nông lâm
thuỷ sản chiếm 76,24 %, lao động làm việc ngành công nghiệp và xây dựng chiếm
3,64%, lao động làm dịch vụ 20,12%.
Do chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, dẫn đến thay
đổi cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Tỉ trọng công
nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm tương ứng, nên
số lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp và dịch vụ
cũng tăng theo làm cho tỉ trọng lao động làm việc trong khu vực nông lâm
nghiệp đã giảm tương đối (từ 79,74% - năm 2010 xuống 76,24% - năm 2015).
Bảng 4: Thực trạng nguồn lao động huyện Tuy Đức qua các năm
Đơn vị
tính
Ng.người
Ng.người
Ng.người
Ng.người
%
%
%
%
%


Nguồn: Báo cáo chính trị huyện Tuy Đức lần thứ III
Nhìn chung lao động hiện nay trên địa bàn huyện chủ yếu là lao động giản
đơn, rất thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề cao. Qua khảo sát tỷ lệ qua đào tạo
còn thấp, chỉ chiếm 6,99% tổng lao động. Vì vậy trong thời gian tới huyện cần
có chính sách khuyến khích việc đẩy mạnh đào tạo lao động, nhất là ngành nghề
phục vụ CN-XD và khu vực các ngành dịch vụ, nhằm đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động trong huyện, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát
triển huyện, nâng cao thu nhập.
18


III. Tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung trên địa bàn.
1. Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp, thuỷ sản.
Theo số liệu thống kê của huyện năm 2015, tổng diện tích đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tuy Đức là 104.177,38 ha và đất phi nông nghiệp là
5.492,78 ha; đất chưa sử dụng là 2.086,84 ha.
2. Khái quát tình hình phát triển ngành nông nghiệp.
Giá trị sản xuất ngành Nông lâm thủy sản (giá cố định 2010) năm 2015đạt
1.338,00 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2015 đạt 13,85%/năm;
Sản xuất nông, lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
ổn định xã hội. Quy mô, năng lực sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt, công tác
khuyến nông khuyến lâm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các mô
hình sản xuất khoai lang xuất khẩu, trang trại có hiệu quả kinh tế cao.
a. Ngành nông nghiệp:
* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng bình quân tăng 9,4% trong đó:
+ Diện tích cây lương thực cả giai đoạn trên 4,84 nghìn ha, sản lượng cây
có hạt đạt trên 40,35 nghìn tấn.
+ Diện tích cây có củ cả giai đoạn đạt trên 26,01 nghìn ha, sản lượng đạt
387,89 nghìn tấn.

+ Tổng diện tích cây công nghiệp đến năm 2015 đạt 32 nghìn ha (chủ yếu
cà phê, tiêu, điều, cao su, mắc ca,...) tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là
14,61%; sản lượng cả giai đoạn ước đạt trên 172,25 nghìn tấn, tăng bình quân
hàng năm 21,61%.
Nhìn chung giai đoạn 2010 - 2015 diện tích cây hàng năm đều giảm, tuy
nhiên sản lượng tăng. Điều này chứng tỏ, ngành nông nghiệp của huyện đang
dần phát triển theo chiều sâu, năng suất cây trồng qua từng năm đều tăng so với
năm trước. Nguyên nhân giảm diện tích cây hàng năm: Diện tích các loại cây
hàng năm giảm do người dân chuyển sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao
hơn như: Tiêu, cà phê, Mắc ca...
Trong giai đoạn 2010 - 2015 nhiều mô hình chương trình đã được triển
khai nhân rộng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế: Dự án trồng cây măng tây
03 ha (01 ha xã Quảng Tâm, 02 ha xã Đăk R'tih); Mô hình hoa lyly với diện tích
19


bình quân hàng năm 300m2, Số lượng hoa trên cây đạt từ 3 – 5 hoa tùy theo
giống, hoa to, đẹp, màu hoa tươi, hoa ra trúng vào dịp tết nguyên đán nên bán
được giá cao, giá bán vào thời điểm tết nguyên đán 35.000 – 70.000 đồng/cây
(tại huyện Tuy Đức); Mô hình hoa lay ơn lấy củ quy mô 3,5ha tại xã Quảng
Tâm; Mô hình trồng cây rau xanh: Rau cải xanh, cà chua... rau được trồng trong
nhà lưới có mái che bằng nilon, rau được trồng theo tiêu chuẩn VietGap (rau
sạch) ban đầu được đánh giá khả quan đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân;
mô hình giống lúa lai chất lượng cao như: giống lúa NA2, RVT, Nhị ưu 725, Bio
404, BTE1, PHB71, HR182 các giống lúa này đều có năng suất cao, năng suất
bình quân đạt từ 7,5-9 tấn/ha, cơm ngon; đã được người dân đưa vào sản xuất
đại trà. Theo đánh giá ban đầu thì đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí
hậu của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 5: Diện tích, sản lượng một số loại cây trồng chính
Chỉ tiêu

* Cây lương thực
- Diện tích cây lương thực
+ Lúa
+ Ngô
- Sản lượng lương thực
+ Thóc
+ Ngô
* Cây công nghiệp
- Sản lượng
- Cà phê + Diện tích
+ Sản lượng
- Cao su +Diện tích
+ Sản lượng
- Điều + Diện tích
+ Sản lượng
- Cây tiêu + Diện tích
+ sản lượng
- Cây Mắc ca + Diện tích
+ sản lượng
* Cây lấy củ chủ yếu
- Sản lượng
- Khoai lang + Diện tích
Năng suất b/q
+ sản lượng
- Sắn + Diện tích
Năng suất b/q
+ sản lượng

Đơn vị
1.000ha

1000ha
1000ha
103 tấn
103 tấn
103 tấn
1000ha
1000 tấn
1000ha
1000 tấn
1000ha
1000 tấn
1000ha
1000 tấn
1000ha
1000 tấn
1000ha
1000 tấn
1000ha
1000 tấn
1000ha
tạ/ha
1000 tấn
1000ha
tạ/ha
1000 tấn

Thực hiện giai đoạn 2011 - 2015
2011
2012
2013

2014
2015
1,17
0,52
0,64
4,41
2,06
2,35
18,55
19,24
9,45
16,53
5,66
0,87
3,00
0,74
0,39
1,10

1,08
0,49
0,60
4,52
1,90
2,62
27,67
28,66
17,05
24,88
6,62

1,06
3,29
1,95
0,57
0,77
0,12

0,91
0,51
0,40
3,95
2,08
1,87
29,12
40,53
17,11
27,86
7,76
1,07
3,28
1,94
0,62
0,87
0,23

0,96
0,55
0,42
4,00
2,12

1,88
30,48
41,75
18,15
36,58
8,01
2,00
3,34
2,40
0,97
1,11
0,38

18,30
36,58
8,01
2,00
3,34
2,40
1,05
1,11
0,54

5,45
79,00
2,25
110,4
24,81
3,21
169,0

54,19

5,89
84,00
2,32
115,4
26,83
3,57
160,1
57,17

4,60
74,83
2,39
116,4
27,86
2,20
213,1
46,97

4,96
75,26
2,26
114,2
25,79
2,70
183,1
49,47

5,11

74,80
2,83
118,15
33,47
2,28
181,6
41,32

20

0,72
0,44
0,29
7,61
1,88
1,42
32,00
42,08


Nguồn: Báo cáo chính trị huyện Tuy Đức lần III
Giai đoạn vừa qua trên địa bàn huyện mặc dù có rất nhiều loại cây trồng
được đưa vào sản xuất, nhưng sản xuất với quy mô hàng hóa và ổn định thì có
một số cây trồng như: lúa nước, ngô, sắn, khoai lang, cà phê, tiêu, cao su,
mắcca, điều và cây ăn quả (sầu riêng, mít). So với điều kiện tự nhiên, kinh tế thì
trên địa bàn huyện được chia ra hai khu vực, đó là phía Bắc có lợi thế hơn với
các loại cây như: tiêu, cà phê, mắcca, và cây ăn quả (mít, sầu riêng); các xã phía
Nam có lợi thế với các loại cây như cà phê, tiêu, cao su, cây ăn quả (bơ, sầu
riềng) và cây lương thực.
Một số cây chiếm cơ cấu diện tích quan trọng trong ngành trồng trọt như:

cây cà phê trên 48% cơ cấu diện tích gieo trồng toàn huyện; Cây cao su chiếm
gần 20%; Cây điều và cây sắn chiếm cơ cấu bằng nhau với khoảng 9% mỗi loại;
Sắn và khoai lang chiếm cơ cấu gần bằng nhau với khoảng 7 – 9% mỗi loại; Các
loại cây trồng khác mỗi cây chiếm từ 1 – 2% cơ cấu diện tích gieo trồng toàn
huyện.
Hình thành vùng chuyên canh: theo số liệu và phân tích trên, hiện trên địa
bàn huyện đã hình thành các vùng chuyên canh có quy mô tập trung tương đối
lớn như: vùng sản xuất lúa nước (Đăk R’Tih – Quảng Tân), vùng chuyên canh
khoai lang (Đăk Buk So, Quảng Trực và Quảng Tâm), vùng chuyên canh sắn
(Đăk Ngo), vùng chuyên canh cà phê, vùng chuyên canh cao su, vùng chuyên
canh điều, vùng chuyên canh tiêu, vùng chuyên canh cây mắc ca (tiềm năng).
Như vậy, ngoài những diện tích cây lâu năm hiện nay đang ổn định, diện
tích lúa nước thì diện tích các loại cây trồng có lợi thế nhiều mặt (kinh tế, tập
trung, chế biến, tập quán,…) phát triển hiện nay trên địa bàn huyện gồm các cây
như: Cà phê, Khoai lang và Sắn.
* Chăn nuôi: Đến năm 2015, tổng đàn trâu, bò đến là: 2,9 nghìn con, giảm
khoảng 1000 con so với năm 2010; đàn lợn là 8,3 nghìn con, tăng bình quân
hàng năm 7,7%; tổng đàn gia cầm 80 nghìn con, tăng bình quân hàng
năm5,84%; thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 0,7 nghìn tấn, tăng bình quân hàng
năm 8,26%/năm.
Bảng 6: Số lượng và sản lượng các loại vật nuôi chính

21


Chỉ tiêu

Đơn vị

- Đàn trâu + Đàn bò

- Đàn lợn
- Gia cầm
-Thịt hơi các loại

1000con
1000con
1000con
1000 tấn

Thực hiện giai đoạn 2010 - 2015
2010
2012
2013
2014
2015
3,90 2,24
2,31
2,79
2,9
5,80 5,23
5,45
7,00
8,3
59,40 70,00
69,75
75,00
80
0,60 0,48
0,51
0,62

0,7
Nguồn: Báo cáo UBND huyện Tuy Đức

Công tác phòng trừ dịch bệnh được chú trọng, chủ động dập tắt dịch bệnh
tại chỗ, không để xảy ra dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Xét về thị trường tiêu thụ, nguồn thức ăn, điều kiện chăn nuôi, cơ sở vật
chất chuồng trại thì huyện Tuy Đức không có lợi thế bằng các huyện khác,
nhưng huyện lại có lợi thế về đồng cỏ chăn thả, với các vật nuôi như: bò, trâu và
dê.
- Đàn trâu: hiện các xã có thế mạnh là xã Đăk R’Tih và xã Quảng Tân.
- Đàn bò: các xã có thế mạnh là xã Quảng Trực, xã Đăk R’Tih và xã Quảng
Tân. Đây là các xã có nhiều diện tích chăn thả, nhiều phụ phế phẩm trồng trọt và
đặc biệt có nguồn lao động kinh nghiệm, có điều kiện hình thành các trang trại,
gia trại.
- Đàn lợn: các xã có thế mạnh là xã Đăk Buk So và xã Quảng Tân. Hiện
nay trên địa bàn các xã này đã hình thành các trang trại chăn nuôi lợn với quy
mô tương đối lớn.
- Đàn gia cầm (chủ yếu là đàn gà): có thế mạnh là xã Đăk Buk So, xã
Quảng Tâm và xã Quảng Tân.
Đối với đàn dê, mặc dù có thuận lợi về điều kiện chăn thả, điều kiện thức
ăn nhưng hiện nay chưa có nhiều trang trại chăn nuôi mà chủ yếu nuôi manh
mún tại các hộ.
*Dịch vụ nông nghiệp:
- Loại hình dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp: đây là loại hình
dịch vụ trong nông nghiệp mà quy mô, mức độ phát triển phụ thuộc vào mức độ
cơ giới hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay trên địa bàn
huyện nhìn chung quá trình cơ giới hóa các khâu trong sản xuất còn chậm, mới
phát triển ở một số trang trại quy mô tương đối, do vậy loại hình dịch vụ này
chưa có bước đột phá mạnh.
22



- Các loại hình dịch vụ cung ứng vật tư, giống cây trồng vật nuôi: đây là
loại hình phát triển tương đối mạnh trên địa bàn huyện cả về quy mô và số
lượng. Ngoài các đại lý, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp thì hiện nay cũng
bắt đầu phát triển loại hình hợp tác xã nông nghiệp, trong đó dịch vụ nông
nghiệp được chú trọng phát triển.
b. Lâm nghiệp:
Thực hiện quy hoạch 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng
đặc dụng; triển khai kế hoạch giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ, gia đình và
tổ chức đủ điều kiện. Tổng diện tích đất lâm nghiệp và rừng đã giao cho tổ chức
quản lý: 66.878 ha, diện tích đất lâm nghiệp và rừng giao cho hộ, nhóm hộ, gia
đình ở các bon 3.224 ha.
Bảng 7:Thực trạng sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015

Diện tích rừng
-Trồng rừng tập trung
- Khoanh nuôi tái sinh (bảo vệ rừng)
- Tỷ lệ che phủ rừng

Nguồn: Báo cáo UBND huyện Tuy Đức
Hỗ trợ trồng rừng theo Quyết định 147 và kế hoạch trồng cây phân tán.
Công tác QLVBR, PCCR và triển khai các biện pháp hiệu quả chống chặt, phá,
đốt rừng trái phép, công tác kiểm tra, truy quét các vi phạm lâm luật trên địa bàn
huyện luôn được chú trọng: Trong giai đoạn 2011-2015 tổng diện tích trồng rừng
tập trung ước đạt 0,26 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh vào năm 2015 đạt 55,7
nghìn ha. Sản phẩm lâm nghiệp khai thác chủ yếu tập trung ở đây là: gỗ tròn và
củi.
Tuy giá trị kinh tế mà ngành lâm nghiệp tạo ra không đáng kể trong những
năm qua nhưng ngành lâm nghiệp lại đóng một vai trò khá quan trọng trong việc

phòng hộ, bảo vệ cảnh quan môi trường, góp phần giữ cân bằng sinh thái ở khu
vực. Trong vài năm gần đây, sản phẩm gỗ, củi của lâm nghiệp đã góp phần giải
quyết chất đốt trong nấu ăn hàng ngày, làm nhiên liệu để sản xuất gạch, ngói,
nung vôi ở nông thôn, ngoài ra còn góp phần tạo cảnh quan đẹp quanh khu vực
huyện Tuy Đức.
c. Thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 là 120 ha, sản lượng bình quân
0,06 nghìn tấn. Nhìn chung, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
23


còn thấp, chủ yếu nuôi trồng ở hộ gia đình, chưa hình thành và phát triển thành
trại nuôi trồng thủy sản.
Bảng 8:Thực trạng sản xuất thủy sản giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu
- Sản lượng thủy sản
- Trong đó: Sản lượng nuôi trồng
- Diện tích nuôi trồng thủy sản

Đơn vị
1.000 tấn
1.000 tấn
1.000 ha

Thực hiện giai đoạn 2011 - 2015
2011 2012 2013 2014 2015
0,05 0,05 0,05 0,05 0,06
0,05 0,05 0,05 0,05 0,06
0,11 0,11 0,11 0,11 0,12


Nguồn: Báo cáo UBND huyện Tuy Đức

- Nghề nuôi cá ao hồ nhỏ:
Diện tích ao hồ nhỏ ở Tuy Đức tuy không lớn như diện tích hồ chứa, chủ
yếu là các diện tích hồ ngoài mục đích tưới cây trồng còn kết hợp tận dụng ao hồ
để nuôi cá.
Phương thức nuôi chủ yếu là nuôi bán thâm canh bậc thấp hoặc nuôi
quảng canh cải tiến, dạng VAC hoặc VACR 1 vụ ở ao, hồ nhỏ vào mùa mưa,
thời gian khoảng 8 tháng, từ tháng 4 đến tháng 11.
- Nghề nuôi cá hồ chứa: Nghề nuôi cá hồ chứa của huyện mới được phát
triển gần đây, đặc biệt khi các công trình thủy lợi lớn được hình thành trở lại
đây.
Có một số hình thức nuôi cá hồ chứa ở huyện như sau:
+ Phổ biến nhất và đơn giản nhất là vào đầu vụ, các hộ được tham gia
trúng thầu thả cá giống ra hồ, trông coi bảo vệ cho đến khi cá lớn vào cuối vụ,
thời gian khoảng 8 tháng cho đến 10 tháng thì đánh bắt thu hoạch. Năng suất rất
thấp, từ 0,1 - 0,15 tấn/ha.
+ Hình thức nuôi bán thâm canh bậc thấp hoặc nuôi quảng canh cải tiến
dạng VAC. Nuôi theo hình thức này cá lớn nhanh, nếu có điều kiện nguồn nước
tốt thì có thể lưu giữ cá tới 02 năm. Tỷ lệ đánh bắt cá hoàn lại đạt từ 30 - 70%,
cỡ cá thu hoạch lớn, trọng lượng cá từ 0,8 - 1,5 kg/con; năng suất đạt bình quân
≥ 1tấn/ha.
+ Ở một số hộ khác, hộ dân đã tiến hành khoanh vùng bằng đăng chắn,
đăng quây bằng tre hoặc lưới nilông, diện tích không lớn, khoảng vài trăm mét
vuông, nuôi theo phương thức nuôi bán thâm canh bậc thấp giống như nuôi cá
24


ao hồ nhỏ. Ngoài thức ăn thông thường còn cho ăn thêm thức ăn công nghiệp
dạng viên, năng suất đạt từ 1 - 1,5 tấn/ha.

Nhìn chung nghề nuôi cá hồ chứa ở huyện chưa phát triển là do hộ dân
chưa nắm vững kỹ thuật nuôi, mật độ thả cá, kỹ thuật chăm sóc quản lý và đánh
bắt chưa hiệu quả; công tác quản lý Nhà nước và phân công trách nhiệm cho các
đơn vị cùng sử dụng chung nguồn nước hồ chứa (như thuỷ lợi, nông nghiệp,
thủy sản, du lịch, dịch vụ) chưa được xác định rõ ràng nên hộ dân và doanh
nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư nuôi cá hồ chứa.
- Nghề nuôi cá lồng trên sông suối: Tuy Đức không có sông, suối lớn chảy
qua, nên nghề nuôi cá này đến nay gần như không có.
* Nhận xét chung về sản xuất nông nghiệp
+ Nhìn chung huyện Tuy Đức nói riêng và sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đăk Nông, thì cây công nghiệp lâu năm (cà phê, tiêu, cao su) là cây
trồng chủ lực và có lợi thế hơn hẳn. Do đó, diện tích đất canh tác, vốn đầu tư và
lao động chủ yếu phải đầu tư chăm sóc các loại cây trồng này.
+ Chăn nuôi hiện nay ở huyện còn mang tính tự cung tự cấp là chính chưa
có chuyển biến nhiều trong ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, còn ít mô hình sản
xuất quy mô lớn, đặc biệt những năm gần đây thường xảy ra dịch bệnh cũng đã
tác động không nhỏ đến chăn nuôi của huyện; Thị trường vật tư và tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi, cạnh tranh lao động với trồng trọt cũng là nguyên nhân chính.
+ Nhóm cây lương thực có xu hướng giảm, chủ yếu các diện tích trồng
ngô được thay thế bằng các diện tích sắn và vì vậy cũng đã tác động đến tăng tỷ
trọng cây có bột.
+ Nhóm cây rau đậu và cây hàng năm khác chủ yếu phục vụ nhu cầu tại
chỗ và chưa có thị trường ổn định, sản xuất còn manh mún nên chỉ giữ mức ổn
định trong cơ cấu.
+ Dịch vụ nông nghiệp chiếm cơ cấu còn rất hạn chế, do khó khăn về tiếp
cận các công nghệ để cơ giới hóa trong sản xuất và địa hình cũng là nguyên
nhân chính.

25



×