Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu DIỄN TRÌNH THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG THIẾT KẾ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC (Thanh Hóa) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.6 KB, 5 trang )


1
DIỄN TRÌNH THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG THIẾT KẾ QUY
HOẠCH - KIẾN TRÚC TẠI VIỆN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG THANH HÓA TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP
KTS. NGUYỄN VƯỢNG
1


Viện Quy hoạch Xây dựng Thanh Hóa (THCPI) đã nhận được thư mời của
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam về vấn đề Thiết kế đô thị (TKĐT - Urban
Design) với 5 câu hỏi rất hay cũng rất nói trước thực trạng của thiết kế đô thị
và quy hoạch đô thị của nước ta hiện nay.
Viện QHXDTH đưa ra một số suy nghĩ bước đầu d
ựa trên những kinh
nghiệm và hoạt động thực tiễn của mình để trao đổi với các đồng nghiệp
trong cả nước thông qua Tạp chí.

1. Thiết kế đô thị đang ở đâu?
Thực chất đây không chỉ là câu hỏi giản dị cho dân chúng mà trước hết là
cho giới nghề những nhà quy hoạch - Những KTS, KS đô thị với toàn bộ
những vấn đề của đô thị h
ọc và đô thị hóa. Bởi lẽ "Ngày nay đô thị học - quy
hoạch đô thị không được nhìn nhận như một nghệ thuật hay khoa học, hoặc
vừa nghệ thuật vừa khoa học phải là một thực hành xã hội"; nghĩa là cả xã
hội hoặc chí ít là cộng đồng xã hội đô thị phải cùng hành động. Vậy TKĐT
đang ở đâu?
Trước tiên, có thể nói TKĐT chưa đượ
c định vị, định dạng bởi trong thực tế
hiện tại rất khó định tính và định lượng các vấn đề của TKĐT. Ví như:
TKĐT là gì? dẫu đã có rất nhiều hội thảo với rất nhiều ý kiến của chuyên gia


trong và ngoài nước đã định nghĩa về TKĐT. Nhưng đưa khái nhiệm trên
vào thực tế xã hội thì rất khó. Chúng ta nên quy về những vần đề dễ hi
ểu, dễ
nhớ, cụ thể để có thể phổ cập cho cộng đồng đô thị để cùng biết, cùng làm.
Câu chuyện về TKĐT chính là sự thổi hồn cho đô thị, nâng cao chất lượng
cho đô thị. TKĐT đặt ra hiện nay là sự mở đường khởi chuyện để đặt ra
những vấn đề chúng ta phải làm gì, lối nhìn về câu chuyện này ra sao? Các
địa phương phải làm gì để đ
i tìm một hình bóng mới cho TP Thanh Hóa.
Thanh Hóa sẽ kế thừa gì? Lưu giữ gì? đẩy nó lên như thế nào? Trước đây ta
đã làm gì? Bây giờ phải làm gì? Nước ngoài làm ra làm sao? ở Thanh Hóa

1
Viện Quy hoạch Xây dựng Thanh Hóa (Thanh Hoa Construction Planning Institute - THCPI), Số 747 -
Đường Bà Triệu, Thành phố Thanh Hóa, Việt Nam. Tel. & Fax: +84-37-850893.

2
TKĐT đã hiển thị ngay từ việc vua Gia Long chọn đất xây trấn thành Thành
Thanh Hóa tại làng Hạc - Trung tâm TP hiện hữu.

Vậy thì Thiết kế đô thị là gì? TKĐT phải được đồng hành xuyên suốt quá
trình hình thành cho đến phát triển của đô thị. Chúng ta phải đặt vấn đề này
ngay từ khi chọn đất, tìm ý tưởng thiết kế cho mỗi đồ án quy hoạch. TKĐT
phải là phần hồn của không gian vật th
ể. TKĐT hình thành qua quan trắc,
hình thể để tạo nên cái bản sắc, cái riêng của đô thị, tạo nên cái hồn của
chính đô thị. Để rồi đi xa mỗi người đều nhớ rõ.
Vì sao lại nói TKĐT đang ở đâu? Bởi lẽ TKĐT chưa được định dạng. Muốn
định dạng phải định tính, định lượng cho nó. Từ đó mới định dạng được. Bởi
lẽ đó với Thanh Hóa cái định tính, định lượng được trả lời từ các câu hỏi

"Thanh Hóa xưa có gì/ Nay có gì? Chúng tôi cần toan tính cho nó những gì?
Trên nền tảng ấy, bản sắc địa phương sẽ được thể hiện rõ.
Nhìn chung Những quy hoạch cũ của chúng ta…

2. Nên quan niệm như thế nào giữa quy hoạch và thiết kế đô thị?
"Trước hết quy hoạch đô thị hiển nhiên là việc trù tính cho sự hình thành tồn
tại và phát triển của đô thị. (Theo cụ Đào Duy Anh, quy hoạch là việc trù
tính - Từ điển Hán Việt Nôm). Không có quy hoạch tổng thể phát triển cho
các đô thị thậm chí cho cả một vùng đô thị hóa, chỉ có quy hoạch đô thị mà
thôi. Xét cho cùng QHC là những đồ bản dự kiến phương hướng chiến lược
của sự phát triển đô thị thông qua các mục tiêu sử dụng đất đai còn gọi là
QHC là QH sử dụng đất. Chiều cạnh khác QHC còn là kết quả của việc trù
tính hoạch định các chính sách về việc giải quyết các mâu thuẫn và tạo lập
sự hợp tác giữa hai khu vực tư ích và công ích về sự cân đối các nguồn lực
với tài lực nhân lực, tin lực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của
đô thị. Vì vậy QHC đô thị cũng còn được gọi là quy hoạch chiế
n lược của đô
thị. Vậy TKĐT trong QHĐT thực chất là gì? Chúng ta không thể không thực
hiện TKĐT là 1 quá trình nghiên cứu tạo lập không gian cảnh quan đô thị,
mà ở đây sự phán đoán, năng lực thẩm mỹ năng lực cảm nhận trực giác và
tính sáng tạo, một vai trò to lớn ngay cả trong thời đại kỹ trị bậc nhất hiện
nay. Sản phẩm của TKĐT chính là nhữ
ng hình ảnh (hình bóng - Silhouette)
của các khu đô thị, thậm chí cả một vùng đô thị còn là kết quả của sự sáng
tạo trong hữu thức và cả trong vô thức. Không nên xem TKĐT như là sự kế
tục và cụ thể hóa quy hoạch đô thị. Vì TKĐT là sự sắp xếp với những ý
tưởng tổng thể về môi trường, không gian và hình thể đô thị, xuyên suốt toàn

3
bộ quá trình QH đô thị nên xem TKĐT như một khâu đồng hành với quá

trình quy hoạch đô thị.
Hiện nay chúng ta đã đặt quá nhiều trọng trách lên vai các KTS trong việc
xử lý các vấn đề đô thị. Thực tiễn cho thấy đô thị là một thể hòa đồng của
nơi chốn - lao động và công chúng, giải quyết các vấn đề đô thị là việc của
tập thể các nhà khoa học về các chuyên ngành địa lý, kinh tế
, xã hội học,
luật học và kiến trúc đô thị, của toàn thế cộng đồng đô thị, thậm chí cả sự hỗ
trợ đồng cảm, đồng thuận của các nhà chính trị quản lý điều hành đô thị.
Từ thực tiễn của Thanh Hóa, có thể đi đến nhận định: TKĐT tham dự vào
quá trình trù tính của tất cả các quy hoạch đô thị từ quy hoạch vùng, QHC,
QHCT, và thiết kế kiến trúc. TKĐT và quy hoạch đô thị là quá trình hòa
hợp, đan xuyên lẫn nhau, để đạt tới một hình ảnh tổng hòa, kế thừa và phát
triển của đô thị.

3. Vì sao TKĐT Việt Nam chưa có? Tại sao chúng ta đặt vấn đề TKĐT
Việt Nam chưa có?
Thực tế các đồ án quy hoạch của chúng ta thời gian qua mới chỉ quan tâm
đến quy hoạch chức năng, quy hoạch sử dụng
đất mà chưa chú ý nhiều đến
chất lượng nơi chốn, môi trường văn minh đô thị.
Mặt khác áp lực của xã hội về TKĐT chưa đặt ra do trong nghèo khó người
dân mới chỉ quan tâm đến việc đủ ăn đủ mặc.
Nhưng khi xã hội phát triển, đặc biệt trong quá trình hội nhập, đòi hỏi sự tiện
ích công cộng chất lượng không gian sống đòi hỏi phải cao hơn.
Điều này
không chỉ là sự quan tâm của người dân mà còn là nhận thức rất rất rõ ràng
của các nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên, thực tế các đô thị hiện nay còn nhiều điều chưa được như mong
muốn, chất lượng không gian sống chưa cao, bộ mặt đô thị còn lộn xộn,
chưa đẹp vì vậy mới có sự hồ nghi về sự tồn tại của TKĐT của Việt Nam

hiện nay.
Một nguyên nhân quan trọng khác chính là khung pháp chế về quản lý đô thị
và TKĐT chưa được ban hành và đi vào thực tế. Thậm chí ngay cả trong
Nghị định số 08 của Chính phủ và Thông tư số 15 của Bộ Xây dựng cũng
chưa chỉ ra được nội dung nhiệm vụ của TKĐT trong các đồ án QHC. Trước
vấn đề này TTCP đã ban hành nghị định về Quản lý đô thị. Rất mong BXD
s
ớm ban hành thông tư hướng dẫn để các địa phương lấy đó làm căn cứ pháp
lý để thực hiện.

4

4. Nói đến TKĐT, theo ông Thanh Hóa đang đặt ra những vấn đề gì?

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa, Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố
đều nhận thức rất đúng và thống nhất cao về những vấn đề của TKĐT trong
quy hoạch chung xây dựng. Vì vậy đã có chủ trương cho phép Viện Quy
hoạch XD TH với tư cách là tư vấn chính được hợp tác nghiên cứu với tập
đoàn tư vấn Louis Berger (LBG) - Hoa Kỳ về
các nội dung cụ thể của thiết
kế đô thị trong đồ án điều chỉnh QHC TP Thanh Hóa đến năm 2020. Từ thực
tiễn hợp tác cho thấy TKĐT phải được đề cập đến ngay từ bước hình thành ý
tưởng kiến tạo không gian, xác lập cấu trúc không gian đô thị. Ví như việc
gắn các đặc trưng của địa hình thể như: núi, sông, cảnh quan thủy thổ… với
việ
c chọn đất, chọn hướng phát triển đô thị.
Từ thực tiễn cho thấy hiệu quả, sự bức thiết của TKĐT trong việc tạo ra hình
ảnh mới của TP Thanh Hóa tại các vị trí trọng yếu như các cửa ngõ, quảng
trường, các điểm nhấn đô thị. Chính nhờ việc đặt vai trò của TKĐT ngay từ
bước đầu chắc chắn sẽ nâng cao được chấ

t lượng đô thị của đồ án QHC, biểu
đạt được sự mong muốn về diện mạo mới của Thanh Hóa.
Cũng từ quá trình thực hiện nghiên cứu đồ án QHC TP Thanh Hóa cho thấy
nội dung TKĐT không chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề về xử lý, tạo
lập các hình ảnh đặc trưng của đô thị mà còn phải giải quyết rất cụ thể
những vấn
đề của các không gian đặc thù như các trục cảnh quan, các tuyến
phố chính, các không gian công cộng, các điểm nhấn, các thảm xanh, các
sông hồ của thành phố cũng đã thực hiện đồng hành các phác thảo TKĐT về
Hồ Thành, chỉnh trang cải tạo sông Hàn, kiến tạo phố đi bộ Phan Chu
Trinh… làm cơ sở nền móng để khẳng định và xác lập ý tưởng phát triển
thành phố trong tương lai.
Thiết lập hồ sơ
quy định về kiến trúc cảnh quan thiết kế đô thị để quản lý.
Phổ cập đến dân chúng các hình ảnh sản phẩm cụ thể của TKĐT cho dân
chúng để người dân hiểu và thực hiện đúng những yêu cầu của TKĐT của
đồ án QHC TP Thanh Hóa đến 2020 ngay trong quá trình lập quy hoạch.

5. Đi vào cuộc sống
Phải phổ thông hóa các nội dung và sản phẩm của thiết kế đô thị
để mọi
người biết và làm theo bằng cách cụ thể hóa bằng những đường phố công
viên, những kiến trúc nhỏ cho đến việc thiết kế xây dựng quảng trường,

5
trung tâm từ cây xanh đường phố đèn hiệu biển báo đến quy định màu sắc,
hình thể của từng nhóm nhà ở cụ thể, tạo ra một áp lực lớn hơn từ phía xã
hội đối với những nhà thiết kế và quản lý đô thị.

Những nội dung của đồ án TKĐT phải được chuyển giao đến tận Chính

quyền cơ sở từ xã phường, tổ dân phố để TK
ĐT trở thành một thực hành xã
hội ngay ở thành tố cơ sở nhỏ nhất của cộng đồng đô thị.
Việc từng bước nâng cao chất lượng nơi chốn, không gian sống, trước hết ở
những khu trọng yếu của đô thị như phố buôn bán, trung tâm vui chơi giải
trí, các trung tâm phục vụ lợi ích cộng đồng để có thể ngay từ bây giờ người
dân đô th
ị có thể hưởng thụ những thành quả của thiết kế đô thị. Ví như việc
đơn giản là lựa chọn hàng cây thích ứng, các hệ thống đèn đường đèn chiếu
sáng cho đến các thùng rác công cộng như ở Quảng trường Lê Lợi, dọc trục
đại lộ Lê Lợi, Phố Vườn hoa, công viên Hồ Thành.
TKĐT là vì con người, cho con người. Quan hệ nhân quả giữa quy hoạch,
TKĐT và cộng đồng
đô thị. Chỉ có như vậy TKĐT từng bước đi vào đời
sống.




×