Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của sự đưa vi nang lên vải tới một số tính chất cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 164 trang )

LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Quý Thầy Cô của khoa Công nghệ Dệt May và Thời Trang trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã không ngại đường xa đến giảng dạy cho lớp cao học 12BVLDM-NTT tại thành phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2012 – 2014.
Cô PGS.TS. Phan Thanh Thảo đã tận tình hướng dẫn, truyền dạy cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Công Ty TNHH May Vigawell Việt Nam, công ty TNHH May Sơn Tùng,
công ty TNHH Đại Tây Dương và Trung Tâm Huấn Luyện Thực Nghiệm May
Bình Dương đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp của tôi tại
công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Vũ Thị Nhự


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn “Nghiên cứu các giải pháp cải
thiện thao tác và tốc độ làm việc của ngƣời công nhân may nhằm nâng cao
năng suất lao động” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS Phan Thanh Thảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu
trong luận văn là những số liệu thực tế thu được sau khi tiến hành thí nghiệm tại
công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương, đảm bảo chính xác, trung thực, không
trùng lặp và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có gì sai, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
TP.HCM, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Tác giả


Vũ Thị Nhự


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về thao tác và tốc độ làm việc ............................................................ 1
1.1.1. Đại cương về phương pháp và thao tác lao động ............................................ 1
1.1.1.1. Phương pháp lao động ......................................................................... 1
1.1.1.2. Thao tác lao động ................................................................................. 1
1.1.1.3. Phân loại thao tác ................................................................................. 1
1.1.1.4. Cử động ................................................................................................ 3
1.1.1.5. Phương pháp lao động hợp lý .............................................................. 4
1.1.1.6. Thao tác lao động hợp lý...................................................................... 5
1.1.2. Đại cương về tốc độ làm việc .......................................................................... 5
1.1.2.1. Khái niệm tốc độ làm việc ................................................................... 5
1.1.2.2. Các phương pháp đánh giá tốc độ làm việc ......................................... 5
1.2. Vấn đề năng suất và năng suất lao động ............................................................13
1.2.1. Khái niệm năng suất, năng suất lao động ...................................................... 13
1.2.1.1. Khái niệm năng suất ..........................................................................13
1.2.1.2. Năng suất lao động.............................................................................16
1.2.2. Năng suất trong ngành may công nghiệp ...................................................... 18
1.2.3. Tầm quan trọng của năng suất và nâng cao năng suất, năng suất lao động . 19
1.2.4. Xác định năng suất lao động .......................................................................... 20

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động .............................................. 21
1.2.5.1. Yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất ............21


1.2.5.2. Yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người.........................22
1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thao tác và tốc độ làm việc của
người công nhân ........................................................................................................28
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thao tác lao động................................................. 28
1.3.1.1. Trang thiết bị phục vụ cho sản xuất ...................................................28
1.3.1.2. Lựa chọn thiết bị chưa phù hợp với công việc...................................29
1.3.1.3. Trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp ..........................29
1.3.1.4. Tổ chức bố trí nơi làm việc chưa hợp lý và khoa học........................30
1.3.1.5. Phân công lao động chưa hợp lý ........................................................31
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của người công nhân..................... 32
1.3.2.1. Giới tính, Tuổi tác ..............................................................................32
1.3.2.2. Đào tạo ...............................................................................................32
1.3.2.3. Vấn đề chuyên môn hóa .....................................................................33
1.3.2.4. Môi trường lao động ..........................................................................34
1.4. Phương pháp trong nghiên cứu thao tác và tốc độ làm việc của người công nhân
nhằm tăng năng suất lao động trong các DN may ....................................................34
1.4.1. Nghiên cứu công việc..................................................................................... 34
1.4.2. Nghiên cứu phương pháp ............................................................................... 36
1.4.3. Đo lường công việc ........................................................................................ 44
1.5. Kết luận ..............................................................................................................45
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................47
2.1.1. Khảo sát năng suất lao động của các chuyền may sản phẩm quần Jean tại
một số DN may......................................................................................................... 47
2.1.2. Nghiên cứu đề xuất một số quy trình thao tác làm việc chuẩn của người công
nhân may nhằm nâng cao năng suất lao động. ........................................................ 47

2.1.3. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao tốc độ làm việc của người
công nhân may nhằm nâng cao năng suất lao động. ............................................... 47
2.2. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................48


2.2.1. Đối tượng khảo sát năng suất lao động của các chuyền may sản phẩm quần
Jean tại một số DN may ........................................................................................... 48
2.2.1.1. Mô tả Sản phẩm quần Jean cơ bản.....................................................48
2.2.1.2. Một số DN may sản phẩm quần Jean ................................................49
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu đề xuất một số quy trình thao tác làm việc chuẩn và
nâng cao tốc độ làm việc của người công nhân may nhằm nâng cao năng suất
lao động.................................................................................................................... 50
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................51
2.3.1. Khảo sát năng suất lao động tại các chuyền may sản phẩm quần Jean ........ 51
2.3.1.1. Phương pháp điều tra khảo sát ...........................................................51
2.3.1.2. Phương pháp thống kê phân tích, đánh giá và so sánh ......................52
2.3.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm đề xuất quy trình thao tác làm việc chuẩn
và nâng cao tốc độ làm việc của người công nhân may .......................................... 52
2.3.2.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu ...........................................................53
2.3.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát ...........................................................53
2.3.2.3. Phương pháp thực nghiệm quay phim, chụp ảnh...............................54
2.3.2.4. Phương pháp bấm giờ lấy thời gian ...................................................55
2.3.2.5. Phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh .....................................57
2.3.2.6. Phương pháp huấn luyện trực tiếp .....................................................58
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm ........................................................ 65
2.3.3.1. Phần mềm Excel: ...............................................................................65
2.3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm nhằm đánh giá mức độ tương
quan của thời gian thực hiện thao tác của người công nhân trước và sau
cải tiến .............................................................................................................65
2.3.4. Phương pháp đánh giá các kết quả thí nghiệm đề xuất quy trình thao tác làm

việc chuẩn và nâng cao tốc độ làm việc của người công nhân may ....................... 66
2.3.4.1. Hệ thống General Sewing Data - GSD của công ty GSD Corporate Limit .66
2.3.4.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................79
2.4. Kết luận ..............................................................................................................79


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát năng suất lao động của các chuyền may sản phẩm quần Jean
tại một số DN may ....................................................................................................81
3.1.1. Kết quả khảo sát năng suất lao động của chuyền may sản phẩm quần Jean cơ
bản tại Công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương............................................. 81
3.1.2. Kết quả khảo sát năng suất lao động của chuyền may sản phẩm quần Jean cơ
bản tại Công ty Liên doanh May Vigawell Việt Nam. ........................................... 81
3.1.3. Kết quả khảo sát năng suất lao động của chuyền may sản phẩm quần Jean cơ
bản tại Công ty TNHH Sơn Tùng ............................................................................ 82
3.1.4. Kết quả khảo sát năng suất lao động của chuyền may sản phẩm quần Jean cơ
bản tại Công ty TNHH Đại Tây Dương .................................................................. 83
3.1.5. Phân tích và so sánh năng suất lao động trung bình giữa các chuyền may sản
phẩm quần Jean cơ bản ............................................................................................ 84
3.2. Kết quả xây dựng một số quy trình thao tác làm việc chuẩn của người công
nhân may nhằm nâng cao năng suất lao động ...........................................................86
3.2.1. Phân tích kết quả khảo sát thời gian làm việc thực tế của công nhân và ảnh
hưởng của quy trình thao tác làm việc tới năng suất lao động của người
công nhân. ................................................................................................................ 86
3.2.1.1.Phân tích hiện trạng tại chuyền 2 Xí nghiệp may 2 Công ty TNHH
MTV May mặc Bình Dương ...........................................................................87
3.2.1.2. Khảo sát thời gian làm việc thực tế của người công nhân nhằm xác
định công đoạn và công nhân cần ưu tiên cải tiến, phân tích ảnh hưởng của quy
trình thao tác làm việc tới năng suất lao động của người công nhân ................89
3.2.2. Đề xuất một số quy trình thao tác chuẩn của người công nhân nhằm nâng

cao năng suất lao động. .......................................................................................... 105
3.2.3. Kết quả đào tạo, huấn luyện quy trình thao tác chuẩn cho người công
nhân may ................................................................................................................ 113
3.3. Kết quả đề xuất một số biện pháp nâng cao tốc độ làm việc của người công
nhân may nhằm nâng cao năng suất lao động .........................................................118


3.3.1. Phân tích kết quả khảo sát và ảnh hưởng của tốc độ làm việc tới năng suất
lao động của người công nhân ............................................................................... 118
3.3.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao tốc độ làm việc của người công nhân
nhằm nâng cao năng suất lao động ........................................................................ 121
3.3.3. Kết quả đào tạo, huấn luyện kỹ năng may và các biện pháp nâng cao tốc độ
làm việc của người công nhân may. ...................................................................... 124
3.4. Đánh giá thời gian lao động thực tế của người công nhân may sau khi áp dụng
các giải pháp cải tiến thao tác và tăng tốc độ làm việc ...........................................127
KẾT LUẬN ............................................................................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................133
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APO

Asean Productivity Oraganization

BTP

Bán thành phẩm

CMT


Cut Make Trim

DN

Doanh nghiệp

FOB

Free On Board

GSD

General Sewing Data

MTM

Methods Time Measurement

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TQM

Total Quality Manager

VPC

Trung tâm năng suất Việt Nam


WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá theo kỹ năng
Bảng 1.2. Đánh giá theo nỗ lực
Bảng 1.3. Đánh giá theo điều kiện làm việc
Bảng 1.4. Đánh giá theo tính ổn định
Bảng 1.5. Bảng mô tả phương pháp đánh giá tốc độ làm việc của Chris Lau
Bảng 1.6. Bảng mô tả phương pháp đánh giá tốc độ làm việc của công ty TNHH
MTV May Mặc Bình Dương
Bảng 1.7. Tỉ lệ biến động lao động trong ngành dệt may
Bảng 1.8. Ký hiệu hoạt động – ASME
Bảng 1.9. Đánh giá thông qua module câu hỏi
Bảng 1.10. Bảng giải thích việc đánh giá thông qua module câu hỏi
Bảng 2.1. Bảng quy định thời gian bài học lấy BTP đưa vào chân vịt và bỏ sang một
bên cho từng công đoạn
Bảng 2.2. Bảng quy định thời gian bài học may không tải cho từng công đoạn.
Bảng 2.3. Bảng quy định code cho các hoạt động “Cầm” và “Đặt” trong GSD
Bảng 2.4. Bảng quy định code cho các hoạt động “Cầm” và “Xếp chồng các chi
tiết” trong GSD
Bảng 2.5. Bảng quy định code cho các hoạt động “Xếp thẳng hàng” và “Điều
chỉnh” trong GSD
Bảng 2.6. Bảng quy định code cho các hoạt động “Định hình chi tiết” trong GSD
Bảng 2.7. Bảng quy định code cho các hoạt động “Cắt chỉ và các hoạt động khác có
dụng cụ” trong GSD
Bảng 2.8. Bảng quy định code cho các hoạt động “Đưa chi tiết ra ngoài” trong GSD

Bảng 2.9. Bảng quy định code cho các hoạt động “Vận hành máy may” trong GSD
Bảng 2.10. Bảng quy định code cho các hoạt động “Vận động và di chuyển” trong GSD
Bảng 3.1: Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 2 Công
Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương.


Bảng 3.2. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 3&4
Công Ty Liên Doanh May Vigawell Việt Nam.
Bảng 3.3. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 6 Công
Ty TNHH Sơn Tùng
Bảng 3.4. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 7 Công
Ty TNHH Sơn Tùng
Bảng 3.5. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 1 Công
Ty TNHH Đại Tây Dương
Bảng 3.6. Bảng thống kê một số kết quả khảo sát năng suất tại chuyền may 2 Công
Ty TNHH Đại Tây Dương
Bảng 3.7: Bảng so sánh số công nhân và hiệu quả sản xuất bình quân của các công
ty may theo kết quả khảo sát thực tế.
Bảng 3.8. Bảng dữ liệu khảo sát thời gian làm việc thực tế của công nhân may tại
nhóm thân sau và hoàn chỉnh
Bảng 3.9. Bảng dữ liệu thời gian chu kỳ Tcycle thực tế tại các công đoạn
Bảng 3.10. Bảng danh sách công nhân ưu tiên cải tiến
Bảng 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp khắc phục để hoàn thiện quy trình
thực hiện thao tác của người công nhân
Bảng 3.12. Bảng phân tích thao tác công nhân Thạch Thai, công đoạn cuốn giàng,
sử dụng thiết bị máy cuốn
Bảng 3.13. Bảng phân tích mức độ giảm thời gian thực hiện giữa quy trình thao tác
thực tế và quy trình thao tác chuẩn đề xuất thông qua hệ thống GSD
Bảng 3.14. Bảng phân tích thao tác công nhân Thạch Thai, công đoạn cuốn giàng,
sử dụng thiết bị máy cuốn

Bảng 3.15. Bảng phân tích mức độ tăng giảm thời gian thực hiện giữa quy trình
thao tác thực tế, quy trình thao tác đề xuất và quy trình thao tác sau cải tiến thông
qua hệ thống GSD
Bảng 3.16. Bảng đánh giá Rting công nhân tại các công đoạn cần cải tiến
Bảng 3.17. Danh sách công nhân ưu tiên huấn luyện Rating


Bảng 3.18. Chương trình huấn luyện cải tiến tốc độ làm việc đối với công nhân
Thạch Thai, công đoạn cuốn giàng, sử dụng thiết bị máy cuốn
Bảng 3.19. Kết quả bài học Đảo đầu đinh
Bảng 3.20. Kết quả bài học Bốc bi bỏ lỗ
Bảng 3.21. Kết quả bài học lấy BTP đưa vào chân vịt và bỏ sang 1 bên
Bảng 3.22. Kết quả bài học may không tải
Bảng 3.23. Kết quả đánh giá chỉ số Rating công nhân trước và sau quá trình huấn luyện
Bảng 3.24. Bảng so sánh thời gian làm việc thực tế của công nhân trước và sau khi
áp dụng các giải pháp cải tiến


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô tả thời điểm bắt đầu và kết thúc thao tác
Hình 1.2. Biểu đồ minh họa mối liên hệ nghiên cứu công việc
Hình 1.3. Biểu đồ minh họa mối liên hệ nghiên cứu phương pháp và đo lường công việc
Hình 2.1. Hình ảnh minh họa mô tả đặc điểm kỹ thuật sản phẩm quần Jean cơ bản
Hình 2.2. Mô tả bàn đinh
Hình 2.3. Mô tả bước 1 đảo đinh
Hình 2.4. Mô tả bước 2 đảo đinh
Hình 2.5. Mô tả bước 3 đảo đinh
Hình 2.6. Mô tả dụng cụ bốc bi
Hình 2.7. Biểu tượng GSD trên màn hình
Hình 2.8. Nhập User name và Password của người sử dụng

Hình 2.9. Hệ thống chuẩn bị cho quá trình phân tích
Hình 2.10. Nhập tên mã hàng và công đoạn phân tích
Hình 2.11. Nhập thông tin máy móc, mật độ mũi may
Hình 2.12. Phân tích thao tác may công nhân
Hình 2.13. Kết quả thời gian phân tích công đoạn
Hình 2.14. Lưu kết quả phân tích
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh số công nhân giữa các chuyền may của các công ty may
theo kết quả khảo sát thực tế
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh hiệu quả sản xuất bình quân của các chuyền may của các
công ty may theo kết quả khảo sát thực tế..
Hình 3.3.Vị trí làm việc không hợp lý của công nhân
Hình 3.4. Vị trí làm việc không hợp lý của công nhân.
Hình 3.5. Thao tác của công nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Hình 3.6. Sơ đồ thiết kế chuyền 2 xí nghiệp may 2
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh thời gian chu kỳ thực tế giữa các công đoạn và thời gian
chu kỳ của nhóm.


Hình 3.8. Biểu đồ thời gian làm việc thực tế tại các công nhân ưu tiên cải tiến
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh về thời gian giữa quy trình thao tác thực tế và quy trình
thao tác đề xuất
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh về thời gian thực hiện giữa quy trình thao tác thực tế
trước cải tiến, quy trình thao tác đề xuất và quy trình thao tác thực tế sau cải tiến.
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh chỉ số Rating của công nhân cần tổ chức đào tạo
nâng cao tốc độ làm việc so với mức Rating chuẩn của công ty.
Hình 3.12. Biểu đồ so sánh chỉ số Rating công nhân trước và sau quá trình đào tạo
huấn luyện.
Hình 3.13. Biểu đồ so sánh thời gian làm việc thực tế của công nhân trước và sau
khi áp dụng các giải pháp cải tiến



MỞ ĐẦU
Ngành may Việt Nam hiện nay chủ yếu là xuất khẩu, chỉ một số ít là hàng
may mặc trong nước. Trong kim ngạch xuất khẩu hàng may, phần thực hiện theo
phương thức gia công (CMT) chiếm khoảng 70%, phần xuất khẩu trực tiếp (FOB)
chỉ chiếm trên dưới 30%.
Gia công xuất khẩu (CMT): Các DN (Doanh nghiệp) Việt Nam chỉ thực
hiện ba công đoạn là cắt (cut), may (make), hoàn thiện (trim) nên hình thức này
được gọi là CMT. Theo hình thức này, mẫu mã và toàn bộ nguyên phụ liệu đều do
khách hàng nước ngoài cung cấp cho các DN may. Cụ thể, khách hàng nước ngoài
sẽ cung cấp các nguyên liệu như vải và các phụ liệu như khóa kéo, vải độn, vải lót,
khuy... còn các DN may chỉ tiến hành may. Khách hàng nước ngoài còn cung cấp cả
các thiết bị để đo đạc những kích thước nhỏ nhất cần thiết khi làm mẫu cứng và cắt
trên vải. Sản phẩm may hoàn thiện giao lại cho khách hàng, khi đó khách hàng sẽ
thanh toán tiền gia công cho các DN may. Đối với phương thức này, năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng là những yếu tố quyết định sự
sống còn của các DN.
Trong xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức gia công CMT, các DN may
Việt Nam chỉ nhận một phần giá trị rất nhỏ trong đơn giá sản phẩm. Theo điều tra
các DN may Việt Nam, giá trị bình quân về tỷ lệ CMT trong đơn giá thành phẩm là
0,153; tức là bình quân các DN may chỉ đóng góp khoảng 15% đơn giá thành phẩm .
Khi năng lực sản xuất, tài chính, marketing quốc tế của các DN may trong ngành
còn thấp kém, việc thực hiện phương thức này tỏ ra là phù hợp, nhưng lại dẫn đến
hạn chế tính chủ động sáng tạo của các DN, đặc biệt là giá trị gia tăng của ngành
thấp và do đó hiệu quả kinh doanh kém.
Xuất khẩu trực tiếp (Free On Board - FOB): Trái với hình thức xuất khẩu
theo phương thức gia công, trong hình thức xuất khẩu trực tiếp các DN may tự mua
nguyên phụ liệu sản xuất rồi bán sản phẩm cho các khách hàng nước ngoài. Hiện tại
trong ngành đang tồn tại 3 hình thức xuất khẩu FOB được gọi là FOB kiểu I, FOB
kiểu II, FOB kiểu III.



 FOB kiểu I: Khách hàng nước ngoài chỉ định nhà sản xuất vải, quy cách, màu,
từ đó DN mua vải, may và xuất khẩu theo đơn hàng. Điểm khác biệt của DN
may thực hiện xuất khẩu FOB kiểu I và DN may thực hiện xuất khẩu theo hình
thức CMT là phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm trong việc thanh toán tiền
mua vải. Khi tiến hành thanh toán tiền mua vải, các DN may Việt Nam có thể
thu được lợi nhuận lưu thông. Trên thực tế, chênh lệch về lợi nhuận giữa hình
thức này và hình thức CMT là không đáng kể.
 FOB kiểu II: Khách hàng đưa ra mẫu hàng cho DN may Việt Nam báo giá và
nhận đơn đặt hàng. Trong phương thức này, DN tự chuẩn bị vải bằng cách tìm
mua trên thị trường hay đặt hàng từ các DN dệt. Do tự chuẩn bị vải nên các DN
này có thể chủ động đưa phần lợi nhuận của khâu mua vải vào việc báo giá sản
phẩm.
 FOB kiểu III: Trong hình thức này, DN tự thiết kế mẫu mã, tìm mua nguyên vật
liệu và xuất khẩu với nhãn hiệu riêng của mình DN phải đảm trách toàn bộ quá
trình sản xuất từ khâu lập kế hoạch, thiết kế, tìm mua nguyên vật liệu, cắt may
hoàn thiện sản phẩm và phân phối. Nhìn chung, để tạo ra sản phẩm DN phải bắt
đầu từ việc xây dựng kế hoạch sản phẩm. Ở giai đọan này, các DN may quyết
định quy cách sản phẩm như màu sắc, loại vải sử dụng và chiến lược tiêu thụ
bao gồm cơ cấu sản phẩm, thiết kế thương hiệu... Trong giai đoạn lựa chọn nhà
cung cấp, DN xây dựng hệ thống các nhà cung cấp có thể cung cấp đầu vào dựa
trên kế hoạch về sản phẩm. Việc đảm bảo chất lượng, đàm phán giá cũng được
thực hiện ở giai đoạn này. Trong giai đoạn mua nguyên phụ liệu, các DN sẽ mua
vải và phụ liệu từ các nhà cung cấp đã được quyết định ở giai đoạn trước với
những công việc chủ yếu là: quản lý thời hạn giao hàng và quản lý vốn. Tiếp
theo là khâu cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn cuối cùng là xuất khẩu
hàng may mặc thành phẩm, đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
Hiện nay, ngành Dệt May đóng góp khoảng 8% GDP, được xem là một trong
những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Theo số liệu của Vinatex, năm 2012,

ngành dệt-may đạt kim ngạch xuất khẩu là 17,2 tỉ đô la với tốc độ tăng tới 8,5% so


với năm 2011 (ngay trong thời gian khủng hoảng kinh tế), dẫn đầu trong các ngành
xuất khẩu của cả nước trong bốn năm liên tục.
Ngành dệt-may cũng là ngành nghề có qui mô sản xuất lớn, sử dụng khoảng
2 triệu lao động, chiếm khoảng 15,85% tổng lao động trong cả nước. Với tốc độ
tăng trưởng trung bình khoảng 12% năm, mỗi năm ngành may cả nước cần tới hơn
200,000 lao động.
Một đặc điểm nổi bật của ngành may so với nhiều ngành công nghiệp khác
đó là, toàn bộ tốc độ tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đều chủ yếu do người công
nhân tạo ra. Năng suất lao động của người công nhân quyết định năng suất của DN,
của ngành. Trình độ tay nghề của công nhân may Việt nam cũng không thua kém gì
thậm chí vượt trội so với tay nghề công nhân ở nhiều nước trong khu vực. Ngành
may của Việt nam hiện đã có thể gia công nhiều loại mặt hàng thời trang cao cấp
của các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Trong nhiều DN, thu nhập của công nhân
lành nghề cũng không thua kém thu nhập của các ngành nghề khác. Tuy nhiên, năng
suất lao động thấp của ngành may do yếu tố hạt nhân là năng suất lao động thấp
chưa được đề cập thỏa đáng và chưa được chú ý đầu tư giải quyết và nếu xu thế này
không thay đổi, những giá trị mà ngành này mang lại cho nền kinh tế sẽ ngày càng
giảm sút.
 Tình trạng lao động biến động rất lớn do bỏ việc, nghỉ việc…
 Thiếu hụt lao động có tay nghề cao do không gắn bó với nghề
 Thiếu hụt lao động cho nhu cầu mở rộng sản xuất
 Luôn phải đào tạo công nhân mới
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2000 trở lại đây, với sự hỗ trợ của Ủy
ban Nhân dân đối với ngành dệt may thông qua nhiều chương trình nghiên cứu và
phát triển được triển khai tại Sở Khoa học Công nghệ như:
 Chương trình đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng suất và
chất lượng của ngành may (2002)

 Chương trình hỗ trợ phát triển máy móc-thiết bị với chi phí thấp (chương
trình 04)


 Chương trình bồi dưỡng 1000 chuyền trưởng
 Chương trình bồi dưỡng 1000 giám đốc….
Tuy nhiên, các chương trình này chưa đề cập và chưa giải quyết các vấn đề
năng suất và chất lượng của ngành may có nguồn gốc ở nguồn nhân lực. Với tình
hình này, những kết quả đã từng đạt được sẽ khó duy trì, phát triển ngành may vì vậy
không có cơ sở bền vững. Trong khi đó, môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay đòi
hỏi việc phát triển năng lực quản lý và cải tiến sản xuất đáp ứng cho mục tiêu tăng
cường năng suất và hạ giá thành. Phát triển, phát huy tiềm năng tay nghề và sử dụng
nguồn nhân lực một cách hiệu quả là yêu cầu cấp bách và quan trọng nhất
DN ngành dệt may đang phải đối diện với những áp lực cạnh tranh khốc liệt
từ nhiều phía. Cuối cùng, những yếu tố nội tại của hệ thống sản xuất cũng ảnh
hưởng, chi phối đến sức cạnh tranh của DN trong ngành. Đó là việc chậm chuyển
đổi của mô hình quản lý từ sản xuất hàng loạt sang sản xuất theo đơn hàng, loại nhỏ
và rất nhỏ. Hiệu quả quản lý còn thấp do chưa ứng dụng hay thiếu công cụ, phương
pháp và công nghệ quản lý. Thực tế này là nguyên nhân lớn làm hạn chế hiệu quả
của việc đầu tư máy móc trang thiết bị của nhiều DN trong thời gian qua và cũng
làm hạn chế việc tiếp thu những mô hình sản xuất tiên tiến như sản xuất tinh gọn
(Lean Manufacturing), Six Sigma, v.v .
Để cạnh tranh, để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường ngày nay,
DN ngành may không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng năng suất thông qua
tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, rào cản trong việc nâng cao năng lực và hiệu
quả của công tác quản lý đặc biệt là trong việc phát triển, phát huy tiềm năng tay
nghề và sử dụng nguồn nhân một cách hiệu quả là sự thiếu chuẩn hóa tay nghề
hay năng lực của công nhân ngành may. Vì vậy công tác đào tạo, huấn luyện
nhằm mục đích chuẩn hóa tay nghề cho công nhân ngành may về cả thao tác và tốc
độ là việc làm hết sức cần thiết cho ngành may Việt Nam hiện nay.

Tại Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương, công nhân được huấn
luyên cơ bản về may khi được nhận vào công ty, tuy nhiên sau khi được phân bổ
vào làm việc tại các xí nghiệp công nhân phải làm quen với công việc cụ thể được


giao và phải làm quen với sản phẩm đặc thù của xí nghiệp. Tại các xí nghiệp công
nhân vẫn được kỹ thuật chuyền tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật may. Tuy nhiên việc
hướng dẫn mang tính chủ quan kinh nghiệm của kỹ thuật chuyền, chỉ chú trọng vào
việc bảo đảm chất lượng mà chưa coi trọng việc chuẩn hóa thao tác và nâng cao tốc
độ làm việc của công nhân may là tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động.
Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp cải thiện thao tác và tốc độ làm việc của
ngƣời công nhân may nhằm nâng cao năng suất lao động” là một phần của việc
triển khai chủ trương của lãnh đạo công ty về nâng cao năng suất lao động của công
nhân thông qua huấn luyện cải tiến tại xí nghiệp, có tính tới đặc thù của sản phẩm.


CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN


Vũ Thị Nhự

1.1.

Luận văn cao học

Đại cƣơng về thao tác và tốc độ làm việc:

1.1.1. Đại cƣơng về phƣơng pháp và thao tác lao động [12], [18], [19], [22]:
Trong sản xuất để hoàn thành những công việc giống nhau trong những điều
kiện tổ chức–kỹ thuật như nhau, các công nhân khác nhau thường cho kết quả lao

động khác nhau. Nguyên nhân của sự chênh lệch về kết quả lao động ấy là sự khác
nhau về phương pháp và thao tác lao động cá nhân.
Nhà kinh tế học Fredrich Windrich Winlow Taylor (1856-1915) là người đầu
tiên đưa ra những kết quả nghiên cứu đề cập đến những nguyên tắc khoa học để tổ
chức lao động khoa học trong đó đưa ra một số phương pháp tăng năng suất lao
động bằng cách ghi nhận thời gian, hợp lý hóa phương pháp và thao tác lao động,
các cử động tạo ra năng suất lao động cao hơn.
1.1.1.1. Phƣơng pháp lao động:
Phương pháp lao động là cách thức lao động của công nhân trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Phương pháp lao động được đặc trưng bởi cấu trúc các
hoạt động của công nhân để thực hiện công việc (được thể hiện bởi cơ cấu trình tự
của công nhân).
Các thao tác, động tác và cử động hợp thành phương pháp lao động.
Phương pháp lao động phụ thuộc trước hết vào những điều kiện tổ chức–lao
động để thực hiện công việc như đặc điểm của trang thiết bị chính, trang thiết bị phụ
và công cụ lao động, đặc điểm của đối tượng lao động; đặc điểm tổ chức nơi làm
việc trong đó đặc biệt là sự bố trí không gian tất cả các đối tượng vật chất tại nơi
làm việc.
1.1.1.2. Thao tác lao động:
Là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất
định về công nghệ. Thao tác là bộ phận của bước công việc được đặc trưng bởi tính
mục đích.
1.1.1.3. Phân loại thao tác:
Như đã trình bày ở phần trên các hoạt động may được cấu thành từ các
nguyên công hay còn gọi là thao tác, trong thao tác may được chia thành những
dạng sau:

1



Vũ Thị Nhự

Luận văn cao học

• Thao tác chuẩn: là thao tác trực tiếp hay gián tiếp tạo ra giá trị cho sản
phẩm trong một khoảng thời gian ngắn nhất nhưng mang lại giá trị cao nhất.
• Thao tác thừa: là các thao tác mà người công nhân trong quá trình sản
xuất sử dụng nhưng bản thân nó không mang lại giá trị sản phẩm, khi cắt bỏ cũng
không làm ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm.
• Thao tác chính: Các thao tác chính là những thao tác làm diễn ra sự thay
đổi, các tính chất lí, hoá học, hình dạng, kích thước hay vị trí không gian của đối
tượng lao động, tức là thực hiện mục đích của quá trình công nghệ.
• Thao tác phụ: Các thao tác phụ là thao tác chỉ đảm bảo điều kiện để tiến
hành thao tác chính.
Ngoài ra thao tác còn có thể được phân loại như sau:
• Thao tác liên tục: là những thao tác mà nội dung công việc và thời gian của
nó liên tục và thời gian thao tác thực tế chỉ có thể thay đổi do cách thức thực hiện
của người công nhân.
• Thao tác có thể thay đổi: là thao tác mà thời gian cơ bản bị thay đổi do một
đặc thù của sản phẩm, thiết bị hay quá trình, những tính chất như kích thước, cân
nặng, yêu cầu chất lượng sản phẩm…
• Thao tác chân tay: thao tác được người công nhân thực hiện bằng tay, chân.
• Thao tác máy móc: thao tác được thực hiện bằng động cơ, các loại thiết bị
tự động như: máy mổ túi tự động, máy đính nút.
• Thao tác song song: thao tác được người công nhân thực hiện ngay trong
lúc máy đang chạy thay vì phải chờ.
• Thao tác lập lại: thao tác diễn ra ở mỗi chu kỳ công việc.
• Thao tác tình cờ (thao tác gián đoạn): thao tác không diễn ra theo mỗi chu
kỳ công việc, mà diễn ra một cách bất chợt, lúc có lúc không.
Cách xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của thao tác:

+ Thời điểm bắt đầu là thời điểm đầu tiên của cử động khi ta thực hiện thao tác.
+ Thời điểm kết thúc là thời điểm khi ta đạt được mục đích.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc thao tác được xem là điểm dừng.

2


Vũ Thị Nhự

Luận văn cao học

Ví dụ: Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của thao tác di chuyển tay để lấy BTP
(bán thành phẩm).
+ Thời điểm bắt đầu của thao tác là thời điểm tay bắt đầu di chuyển (phục vụ cho
mục đích lấy BTP).
+ Thời điểm kết thúc: là thời điểm tay vừa lấy được BTP (vừa đạt mục đích).
Thời điểm kết thúc

Thời điểm bắt đầu
Hình 1.1. Mô tả thời điểm bắt đầu và kết thúc của thao tác
1.1.1.4. Cử động:
Thao tác được phân chia nhỏ thành các động tác. Động tác là bộ phận của
thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể của người công nhân
nhằm lấy đi hoặc di chuyển một vật nào đó.
Động tác được tạo thành từ các cử động. Cử động là bộ phận của động tác
biểu thị bằng sự thay đổi một lần vị trí của cơ thể công nhân. Như vậy cử động là
hành động nhỏ nhất của con người, không thể phân chia được nữa và được diễn ra
một cách không gián đoạn, không có sự thay đổi hướng. Tất cả các hoạt động của
con người được cấu thành từ một số cử động cơ bản nhất định. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy có tất cả 21 cử động cơ bản. Bao gồm: 9 cử động ngón tay–bàn tay và

cánh tay; 10 cử động thân và 2 chức năng nhìn.
- 9 cử động ngón tay–bàn tay và cánh tay gồm:
+ Đưa tay ra, đưa tay về

3


Vũ Thị Nhự

Luận văn cao học

+ Mang ( đem )
+ Cầm
+ Thả ( buông )
+ Quay
+ Ấn
+ Tách
+ Đặt
+ Quay tròn
- 10 cử động thân:
+ Cử động bàn chân
+ Cử động cẳng chân
+ Bước sang bên
+ Quay thân mình
+ Cúi
+ Khom
+ Quỳ bằng một hay hai đầu gối
+ Ngồi xuống
+ Đứng dậy
-


2 chức năng nhìn gồm:
+ Tập trung sự nhìn
+ Di chuyển sự nhìn

1.1.1.5. Phƣơng pháp lao động hợp lý:
Phương pháp lao động hợp lý là cách thức tiến hành bước công việc hợp lý
nhất nhằm đạt kết quả lao động cao với chi phí lao động sống nhỏ nhất. Đặc điểm
của phương pháp lao động hợp lý là đòi hỏi thời gian hao phí để thực hiện công việc
là ít nhất, đảm bảo mức độ nặng nhọc về tâm sinh lý đối với con người là nhỏ nhất,
an toàn lao động là tối đa và đảm bảo thành công công việc với chất lượng cao (Thể
hiện ở việc đạt số lượng, chất lượng sản phẩm cao và sử dụng công cụ lao động hiệu
quả). Phương pháp lao động hợp lý là phương pháp lao động có cấu trúc các hoạt

4


Vũ Thị Nhự

Luận văn cao học

động lao động hợp lý nhất, có nghĩa là: trong đó, những yếu tố không sản xuất phải
được loại trừ , những cử động phức tạp, khó thực hiện phải được thay thế bằng các
cử động đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn. Nói cách khác, phương pháp lao động hợp
lý là phương pháp lao động dẫn đến sự nâng cao hiệu suất của lao động chứ không
phải là dẫn đến nâng cao cường độ lao động. Tác dụng nâng cao năng suất lao động
nhờ áp dụng phương pháp lao động hợp lý phải đi cùng với việc giảm nhẹ lao động
về tâm và sinh lý.
1.1.1.6. Thao tác lao động hợp lý:
Tối ưu hoá cơ cấu của bước công việc của thao tác nhằm giảm số lượng cử

động vô ích hoặc cải tiến và điều chỉnh lại các động tác.
Như vậy hợp lý hóa phương pháp và thao tác lao động không những chỉ đặt
ra với việc hoàn thiện các phương pháp và thao tác lao động hiện có mà cả với việc
nghiên cứu thiết kế các phương pháp lao động mới.
1.1.2. Đại cƣơng về tốc độ làm việc:
1.1.2.1. Khái niệm tốc độ làm việc [12]:
Tốc độ làm việc là khái niệm chỉ về tốc độ thực hiện thao tác trong quá trình
làm việc của người công nhân.
1.1.2.2. Các phƣơng pháp đánh giá tốc độ làm việc:
1.1.2.2.1. Hệ thống Westinghouse [15]:
Hệ thống Westinghouse là một trong những hệ thống đánh giá tốc độ thực
hiện công việc lâu đời nhất hiện nay. Hệ thống được phát triển bởi Công ty Điện lực
Westinghouse (Westinghouse Electric Corporation) và sau đó được mô tả chi tiết ở
Lowry, Maynard và Stegemerten năm 1940. Phương pháp này xem xét 4 yếu tố là
kỹ năng, nỗ lực, điều kiện làm việc và tính ổn định. Lý thuyết về hệ thống
Westinghouse được tóm tắt như sau:
(1) Kỹ năng: được định nghĩa như là sự thành thạo trong một công việc cho
trước, nó có liên quan tới năng khiếu của con người. Kỹ năng của công nhân có
được từ kinh nghiệm làm việc và năng lực được thừa hưởng. Thực tế làm việc sẽ

5


Vũ Thị Nhự

Luận văn cao học

giúp phát triển và đóng góp cho kỹ năng nhưng nó không thể thay thế cho năng
lực sẵn có.
Kỹ năng được chia ra 6 bậc: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, dưới trung bình và

kém. Người quan sát sẽ đánh giá kỹ năng thực hiện công việc của công nhân dựa
trên 6 bậc trên và chuyển chúng thành giá trị phần trăm tương ứng. Giá trị phần
trăm này được cộng với giá trị đánh giá nỗ lực, điều kiện làm việc và tính ổn
định để tạo thành giá trị đánh giá tổng cộng.
Bảng 1.1: Đánh giá theo kỹ năng
+0.15

A1

Xuất sắc

+0.13

A2

Xuất sắc

+0.11

B1

Tốt

+0.08

B2

Tốt

+0.06


C1

Khá

+0.03

C2

Khá

0.00

D

Trung bình

-0.05

E1

Dưới trung bình

-0.10

E2

Dưới trung bình

-0.16


F1

Kém

-0.22

F2

Kém

(2) Nỗ lực: được định nghĩa như là một sự thể hiện của ý chí công nhân khi làm
việc. Nỗ lực còn được xem như là tốc độ khi ứng dụng kỹ năng và có thể điều
chỉnh bởi công nhân. Khi đánh giá nỗ lực, nhà phân tích xem xét những nỗ lực
có ích.
Nỗ lực được phân thành 6 bậc: quá mức, tốt, khá, trung bình, dưới trung bình và
kém. Các giá trị phần trăm tương ứng thay đổi từ +0.13 đến -0.17 như trong

6


×