Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Khảo sát và nâng cao tính tiện nghi của trang phục bảo hộ lao động cho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 125 trang )

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Đỗ Thị Lan
Đề tài luận văn: Khảo sát và nâng cao tính tiện nghi của trang phục bảo
hộ lao động cho công nhân xây dựng ngoài trời
Chuyên ngành: Công nghệ vật liệu dệt may
Mã số SV: CB130855
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 30/10/2015 với
các nội dung sau:
1. Bỏ phần “2.1.1: Mục tiêu nghiên cứu” (trang 25).
2. Bỏ đoạn “Từ các kết quả thực nghiệm trên,……..bảng 3.13”, bỏ bảng
3.12, bảng 3.13 (trang 57).
3. Bỏ đoạn “Từ các kết quả thực nghiệm…… nhiệt độ 32-34oC” và bảng
3.23 (trang 70).
4. Bỏ bảng 3.26 (trang 73).
5. Sửa tên bảng 3.10 và bảng 3.11.
6. Sửa tên mẫu vải trong bảng 3.19, bảng 3.20 (trang 67, 68) thành M1M5;
M2M5; M3M5; M4M5.
7. Đánh lại số thứ tự mục, số thứ tự bảng và số trang.
8. Đưa tài liệu tham khảo vào đúng các nội dung trích dẫn.
Ngày 9 tháng 11 năm 2015
Giáo viên hƣớng dẫn

Tác giả luận văn
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



Đỗ Thị Lan

i

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, em xin bầy tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với
TS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc đã dành thời gian hướng dẫn phương pháp nghiên cứu
kỹ thuật và chuyên môn, đồng thời động viên, khích lệ em trong suốt quá trình thực
hiện.
Em xin cảm ơn các Thầy, Cô Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, Bộ môn
Công nghệ May - Thời trang, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cung cấp kiến
thức và có nhiều nhận xét quý báu cho em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin đồng cảm ơn các Thầy, Cô tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt
may - Da Giầy đã tạo điều kiện để em thực hiện thí nghiệm thuận lợi và có được kết
quả nghiên cứu chính xác.
Mặc dù đã cố gắng dành nhiều nhất thời gian tìm tòi, học hỏi để hoàn thiện
luận văn, nhưng do thời gian có hạn và bản thân em còn có hạn chế trong quá trình
nghiên cứu và chuyên môn nên không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những góp ý của các Thầy, Cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn
và phần nào đóng góp được vào cuộc sống.

Em xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Đỗ Thị Lan

Đỗ Thị Lan

ii

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn thạc sĩ kỹ thuật được trình bày
sau đây là do tôi nghiên cứu và thực nghiệm dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo
của TS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc cùng với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo trong Bộ môn Công nghệ may và Thời trang, Viện Dệt may - Da giầy và
Thời trang, Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt may - Da giầy, trường Đại học Bách
khoa Hà Nội. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác và không có bất cứ sự sao chép nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả được trình bày
trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Người thực hiện


Đỗ Thị Lan

Đỗ Thị Lan

iii

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

Trang

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ......................................................... 3
1.1. Khái quát chung về tính tiện nghi của trang phục BHLĐ ............................. 3
1.1.1. Tính tiện nghi của trang phục BHLĐ ........................................................... 3
1.1.2. Khái quát chung về tính tiện nghi của trang phục ........................................ 4
1.1.3. Tính chất vật liệu của vải ảnh hưởng đến tính tiện nghi trang phục ............ 6

1.2. Thực trạng về quần áo BHLĐ cho công nhân lao động ngoài trời ............. 16
1.2.1. Đặc điểm của lao động ngoài trời ............................................................... 16
1.2.2. Phương tiện bảo hộ cho công nhân lao động ngoài trời ............................. 17
1.2.3. Phân loại quần áo bảo hộ lao động ............................................................. 20
1.2.4. Yêu cầu đối với trang phục BHLĐ cho công nhân xây dựng ngoài trời .... 20
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... 25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 25
2.1.1. Công nhân xây dựng ngoài trời và trang phục bảo hộ lao động ................. 25
2.1.2. Vải may trang phục bảo hộ lao động .......................................................... 25
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 26
2.2.1. Khảo sát thực trạng và đánh giá trang phục BHLĐ của công nhân lao động
ngoài trời ................................................................................................................... 26
2.2.2. Xác định đặc trưng tiện nghi của một số mẫu vải may trang phục BHLĐ 30

Đỗ Thị Lan

iv

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2.2.3. Chọn vật liệu, đề xuất mẫu và thiết kế trang phục bảo hộ mùa hè cho công
nhân lao động ngoài trời trên quan điểm nâng cao tính tiện nghi ............................. 44

2.2.4. Đánh giá tính tiện nghi của một số mẫu trang phục BHLĐ thử nghiệm .... 46
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 49
3.1. Kết quả khảo sát và đánh giá mẫu trang phục bảo hộ lao động cho công
nhân xây dựng ngoài trời đang sử dụng hiện nay ................................................ 49
3.1.1. Kết quả đánh giá cảm giác nhiệt ................................................................. 51
3.1.2. Kết quả đánh giá cảm giác ẩm .................................................................... 52
3.1.3. Kết quả đánh giá tính tiện nghi vận động ................................................... 53
3.2. Kết quả xác định một số đặc trƣng tiện nghi của các mẫu vải .................... 54
3.2.1. Nhiệt trở và ẩm trở ...................................................................................... 54
3.2.2. Độ mao dẫn ................................................................................................. 56
3.2.3. Tốc độ thải ẩm ............................................................................................ 63
3.2.4. Độ thoát hơi nước ....................................................................................... 67
3.3. Kết quả thiết kế trang phục quần áo bảo hộ lao động .................................. 71
3.3.1. Đặc điểm kết cấu......................................................................................... 71
3.3.2. Mẫu thiết kế trang phục thử nghiệm ........................................................... 73
3.4. Kết quả đánh giá tính tiện nghi của một số mẫu trang phục BHLĐ .......... 75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 89

Đỗ Thị Lan

v

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
The International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu

ISO

chuẩn hóa quốc tế)
TCVN

Tiêu chuẩn iệt Nam

BHLĐ

Bảo hộ lao động

Các

hiệu chữ la-tinh

Đơn vị đo
g/m2

W

hối lượng vải

Ta


Tốc độ thải ẩm

mg/cm2.phút

Hh

Hệ số thoát hơi nước

mg/cm2.phút

Rct

Nhiệt trở

m2C/W

Ret

Ẩm trở

m2Pa/W

Đỗ Thị Lan

vi

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của các mẫu vải nghiên cứu
Bảng 2.2. Đối tượng công nhân đã hoàn thành phỏng vấn
Bảng 3.1. Kết quả đo nhiệt trở và ẩm trở
Bảng 3.2. Kết quả đo độ mao dẫn theo phương thẳng đứng
Bảng 3.3. Kết quả đo độ mao dẫn theo phương nằm ngang
Bảng 3.4. Kết quả đo tốc độ thải hồi ẩm ở nhiệt độ 32 - 34oC
Bảng 3.5. Kết quả đo độ thoát hơi nước ở nhiệt độ 32 - 34oC
Bảng 3.6. Tốc độ thoát hơi nước ở nhiệt độ 32 - 34oC
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá cảm nhận về nóng, lạnh đối với trang phục BHLĐ
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá cảm nhận về ẩm của trang phục BHLĐ
Bảng 3.9. Kết quả đo nhiệt trở và ẩm trở của 5 mẫu vải
Bảng 3.10. Kết quả độ mao dẫn của vải theo hướng dọc
Bảng 3.11. Kết quả độ mao dẫn của vải theo hướng ngang
Bảng 3.12. Độ mao dẫn dọc vải
Bảng 3.13. Độ mao dẫn ngang vải
Bảng 3.14. Kết quả đo độ mao dẫn theo phương nằm ngang
Bảng 3.15. Khối lượng mẫu còn lại khi ở 32 - 34oC
Bảng 3.16. Tốc độ thải ẩm trung bình của vải ở nhiệt độ 32-34oC
Bảng 3.17. Khối lượng mẫu còn lại khi ở 32 - 34oC
Bảng 3.18. Độ thải ẩm trung bình của vải ở nhiệt độ 32-34oC
Bảng 3.19. Khối lượng mẫu và nước còn lại khi ở nhiệt độ 32 - 34oC
Bảng 3.20. Tốc độ thoát hơi nước ở nhiệt độ 32-34oC
Bảng 3.21. Khối lượng mẫu và nước còn lại khi ở nhiệt độ 32 - 34oC

Bảng 3.22. Tốc độ thoát hơi nước ở nhiệt độ 32-34oC
Bảng 3.23. Bảng kết quả đánh giá cảm giác nhiệt của mẫu số 1
Bảng 3.24. Bảng kết quả đánh giá cảm giác nhiệt của mẫu số 2
Bảng 3.25. Bảng kết quả đánh giá cảm giác nhiệt của mẫu số 3

Đỗ Thị Lan

vii

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bảng 3.26. Bảng kết quả đánh giác cảm giác ẩm mẫu số 1
Bảng 3.27. Bảng kết quả đánh giá cảm giác ẩm mẫu số 2
Bảng 3.28. Bảng kết quả đánh giá cảm giác ẩm mẫu số 3
Bảng 3.29. Bảng thông số kích thước cơ thể người cỡ M
Bảng 3.30. Lượng dư cử động sử dụng trong thiết kế
Bảng 3.31. Phương pháp dựng hình mẫu thiết kế áo
Bảng 3.32. Các thông số kích thước cơ thể người cỡ M
Bảng 3.33. Lượng dư cử động sử dụng trong thiết kế
Bảng 3.34. Phương pháp dựng hình mẫu thiết kế
Bảng 3.35. Bảng thông số thành phẩm của áo
Bảng 3.36. Bảng thông số kích thước thành phẩm của quần

Đỗ Thị Lan


viii

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Dòng nhiệt qua vải (khi nhiệt độ da lớn hơn nhiệt độ môi trường)
Hình 1.2. Sự thay đổi độ ẩm của vùng vi khí hậu khi cơ thể thoát mồ hôi
Hình 1.3. Sự khuếch tán hơi nước qua vải thẩm thấu hơi nước
Hình 1.4. Vị trí của chất lỏng và hơi nước trong vải
Hình 1.5. Vải kỵ nước và không kỵ nước
Hình 1.6. Mũ BHLĐ cho người làm việc trên công trường xây dựng
Hình 1.7. Hình ảnh mô tả giầy đế cứng không bị đinh xuyên thủng
Hình 1.8. Hình ảnh mô tả công nhân buộc dây giầy cẩn thận trước khi sử dụng
Hình 1.9. Cách đeo dây an toàn ở phía sau cơ thể người công nhân
Hình 2.1. Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm không khí
Hình 2.2.Thiết bị đo truyền nhiệt-truyền ẩm
Hình 2.3. Mô hình đĩa nóng
Hình 2.4. Thiết bị thí nghiệm độ mao dẫn của vải theo phương thẳng đứng
Hình 2.5. Thiết bị thí nghiệm độ mao dẫn của vải theo phương nằm ngang
Hình 2.6. Mô hình thí nghiệm độ thải ẩm của vải ở 32- 34 oC
Hình 2.7. Thiết bị hâm nóng Fatz
Hình 2.8. Cân điện tử
Hình 2.9. Nhiệt kế đo nhiệt độ bề mặt tấm kim loại

Hình 2.10. Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm không khí
Hình 2.11. Mô hình thí nghiệm độ thoát hơi ẩm của vải ở 32-34oC
Hình 2.12. Thiết bị hâm nóng Fatz
Hình 2.13. Nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ nước
Hình 3.1. Mẫu quần áo bảo hộ lao động ngoài trời của công nhân
Hình 3.2. Kết quả đo nhiệt trở và ẩm trở của các mẫu vải
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn chiều cao mao dẫn vải theo chiều dọc vải
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn chiều cao mao dẫn vải theo chiều ngang vải
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn chiều cao mao dẫn dọc vải sau 30 phút

Đỗ Thị Lan

ix

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn chiều cao mao dẫn ngang vải sau 30 phút
Hình 3.7. Thí nghiệm mẫu 1
Hình 3.8. Thí nghiệm mẫu 2
Hình 3.9. Thí nghiệm mẫu 3
Hình 3.10 Thí nghiệm mẫu 4
Hình 3.11. Thí nghiệm mẫu 5
Hình 3.12. Sơ đồ biểu diễn chiều cao mao dẫn theo phương nằm ngang sau 5 phút
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn tốc độ thải ẩm của nước trong mẫu vải theo thời gian ở

32-34oC
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn tốc độ thải ẩm của mẫu vải theo thời gian ở 32-34oC
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa giữa thời gian và lượng nước thoát ra
trong 24 giờ
Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian và lượng nước thoát ra trong
24 giờ
Hình 3.17. Mẫu thiết kế quần, áo bảo hộ lao động
Hình 3.18. Ảnh chụp các công nhân xây dựng mặc thử sản phẩm tại công ty cổ phần
phát triển đầu tư và xây dựng Hoàng Giang
Hình 3.19. Biểu đồ kết quả cảm giác nhiệt mẫu số 1
Hình 3.20. Biểu đồ kết quả đánh giá cảm giác nhiệt mẫu số 2
Hình 3.21. Biểu đồ kết quả đánh giá cảm giác nhiệt mẫu số 3
Hình 3.22. Biểu đồ kết quả đánh giá cảm giác ẩm mẫu số 1
Hình 3.23. Biểu đồ kết quả đánh giá cảm giác ẩm mẫu số 2
Hình 3.24. Biểu đồ kết quả đánh giá cảm giác ẩm mẫu số 3
Hình 3.25. Bản vẽ thiết kế thân áo
Hình 3.26. Bản vẽ thiết kế các chi tiết phụ của áo
Hình 3.27. Bản vẽ mẫu thiết kế quần
Hình 3.28. Hình vẽ mô tả các kích thước thành phẩm của áo
Hình 3.29. Hình vẽ mô tả các kích thước thành phẩm của quần

Đỗ Thị Lan

x

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Trang phục bảo hộ lao động (BHLĐ) có vai trò quan trọng trong việc hạn
chế những tác động có hại của môi trường đến sức khỏe người công nhân. Vai trò
bảo vệ của trang phục bảo hộ càng đặc biệt đối với những người lao động phải
thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố có hại của môi trường như bức xạ
nhiệt với cường độ cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, mưa, gió, bụi, hóa chất độc
hại,… Một số ngành nghề lao động thuộc nhóm này như xây dựng, cầu đường,…
Mỗi một ngành nghề lao động thường cần có những phương tiện bảo hộ đặc
thù, trong đó quần áo bảo hộ đóng vai trò quan trọng. Quần áo bảo hộ phù hợp với
đặc điểm điều kiện và môi trường lao động, phù hợp với đặc điểm cơ thể người lao
động sẽ tạo sự an toàn và tiện nghi cho người mặc.
Ngành xây dựng với đặc thù là cần số lượng lao động lớn làm việc ở môi
trường khắc nhiệt ngoài trời và trên cao trong thời gian dài và chịu tác động trực
tiếp của điều kiện thời tiết. Vì vậy trang phục BHLĐ cho ngành này cần được quan
tâm.
Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đã giúp cho ngành dệt may của nước ta
ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước. Ngành dệt may đã tạo ra việc làm cho hàng triệu người lao động và hàng năm
đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Sản phẩm của ngành dệt may
rất đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và làm việc của người tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất trang
phục bảo hộ cho công nhân lao động ngoài trời chưa được các công ty lớn quan tâm
đầu tư nghiên cứu và sản xuất. Thiết kế trang phục còn đơn giản, kích cỡ không
thống nhất và không đảm bảo độ vừa vặn, chất lượng vải không đồng đều, chưa đáp
ứng được yêu cầu tạo sự thoải mái tiện nghi và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Đối với những trang phục BHLĐ nhập khẩu từ nước ngoài thì giá thường cao, kích
thước không phù hợp với vóc dáng của người Việt. Hầu hết trang phục BHLĐ chưa

làm hài lòng người sử dụng.

Đỗ Thị Lan

1

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Khảo sát và nâng cao tính tiện nghi của
trang phục bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng ngoài trời” được thực hiện
với mục tiêu góp phần hoàn thiện tính tiện nghi của trang phục bảo hộ cho công
nhân xây dựng ngoài trời.
Nội dung nghiên cứu chính của đề tài là:
- Khảo sát thực trạng và đánh giá trang phục BHLĐ của công nhân xây dựng
ngoài trời.
- Xác định đặc trưng tiện nghi của một số mẫu vải may trang phục BHLĐ.
- Chọn vật liệu, đề xuất mẫu và thiết kế trang phục bảo hộ mùa hè cho công
nhân xây dựng ngoài trời trên quan điểm nâng cao tính tiện nghi.
- Đánh giá tính tiện nghi của một số mẫu trang phục BHLĐ.

Đỗ Thị Lan

2


Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƢƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Khái quát chung về tính tiện nghi của trang phục BHLĐ
1.1.1. Tính tiện nghi của trang phục BHLĐ
Quần áo là một trong những vật dụng cần thiết cho nhu cầu mặc của con
người. Quần áo được lựa chọn sử dụng dựa vào mong muốn và nhu cầu của mỗi cá
nhân và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tính thẩm mĩ, sức khỏe, môi trường, tuổi
tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo và sự tiện nghi. Để người mặc có
thể chấp nhận mặc bộ trang phục trong một thời gian nhất định cần đảm bảo sự phù
hợp với đặc điểm cơ thể người mặc, đặc điểm môi trường xung quanh, tạo cho
người mặc cảm giác dễ chịu và tiện nghi.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự tiện nghi và đưa ra định nghĩa về
sự tiện nghi. Theo Lubos Hes [19], tiện nghi được định nghĩa đó là một trạng thái
của con người mà họ không có cảm giác đau đớn và khó chịu. Theo Fourt và
Hollies [20], sự tiện nghi liên quan đến các thành phần nhiệt và không nhiệt. Trong
đó thành phần nhiệt là một yếu tố đo được dễ dàng như trở nhiệt và trở ẩm của quần
áo, điều kiện môi trường và mức độ hoạt động vật lý của người mặc. Tiện nghi về
nhiệt là lĩnh vực nghiên cứu truyền thống khi nghiên cứu sự tiện nghi của quần áo.
Đã có rất nhiều công trình được công bố và được áp dụng để giải quyết các vấn đề
thực tế, ví dụ như sử dụng giá trị nhiệt trở clo cho việc thiết kế và phân loại quân
phục, tính toán chỉ số tiện nghi về nhiệt cho việc điều tiết không khí trong phòng.
Slater [17] đã định nghĩa sự tiện nghi như là: “một trạng thái thoải mái dễ

chịu, hài hòa về sinh lý, tâm lý và vật lý giữa con người và môi trường”. Theo
Hatch [16], “tiện nghi là sự tự do không đau đớn và khó chịu, là một trạng thái
trung gian”. Ngoài ra, tiện nghi còn được hiểu như là một khái niệm tổng hợp, là
một trạng thái trong đó có nhiều tương tác của các yếu tố vật lý, sinh lý và tâm lý.

Đỗ Thị Lan

3

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Qua những khái niệm trên cho thấy “tiện nghi” là một khái niệm phức tạp,
không rõ ràng, khó định nghĩa và không có sự thống nhất. Trong khi đó sự không
tiện nghi lại rất dễ miêu tả, thể hiện như cảm giác ngứa, gai, nóng, lạnh... Trạng thái
tiện nghi phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của thị giác, xúc giác và cảm giác nhiệt,
các quá trình tâm lý, tương tác cơ thể với quần áo và tác động môi trường bên ngoài
[20]. Đánh giá sự tiện nghi là một vấn đề phức tạp, đối với người này thì đó là sự
tiện nghi, nhưng với người khác thì lại là sự khó chịu (không tiện nghi).
1.1.2. Khái quát chung về tính tiện nghi của trang phục
hi con người mặc quần áo, quần áo tiếp xúc trực tiếp và tác động liên tục
với cơ thể, nó tạo ra các cảm nhận về cơ học, nhiệt thông qua các giác quan. Thị
giác cho cảm nhận về kiểu dáng, kết cấu, màu sắc, bẩn, sạch, nhàu nát hay phẳng
phiu…của quần áo. Thông qua sự tiếp xúc của bề mặt da với quần áo tạo nên cảm
nhận về xúc giác của cơ thể người về nhiệt, ẩm, nóng, lạnh, thoáng mát, áp lực bị

nén, trơn, nhẵn, hay thô ráp của bề mặt vải. Khứu giác giúp cảm nhận được mùi của
quần áo thơm hay mùi hôi khó chịu của nấm mốc, vi khuẩn. Thính giác giúp cảm
nhận được âm thanh phát ra do sự tiếp xúc của vải với cơ thể người và với môi
trường xung quanh trong quá trình vận động. Tất cả cảm nhận đó tác động đến não
bộ để hình thành nên cảm nhận chung của con người về “sự tiện nghi” hay “không
tiện nghi” của quần áo đối với người mặc.
Slater [17] đã xác định ngoài các yếu tố như màu sắc, kiểu dáng, trạng thái
vật lý, tâm lý, tình trạng sức khỏe của con người thì yếu tố môi trường cũng đóng
vai trò quan trọng ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái và sự tiện nghi. Yếu tố môi
trường tác động đến sự tiện nghi như nhiệt độ của môi trường, độ ẩm tương đối, vận
tốc gió, sự trao đổi chất, các đặc tính của vật liệu quần áo như đặc tính về nhiệt của
vật liệu thể hiện khả năng để vận chuyển nhiệt và độ ẩm từ bề mặt cơ thể con người
vào môi trường. Ông đã chỉ ra ba khía cạnh của sự tiện nghi:
Sự tiện nghi về sinh lý liên quan với khả năng của cơ thể con người để duy
trì cuộc sống, cụ thể là sự cân bằng nhiệt của cơ thể con người, đó là mối quan hệ
phù hợp giữa sự sinh nhiệt và mất nhiệt của cơ thể người. Các nhân tố có liên quan

Đỗ Thị Lan

4

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

đó là hệ tim mạch, hệ xương và các cơ, hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp, hệ tiêu

hóa. Cơ chế điều chỉnh nhiệt có liên quan đến 5 hệ thống trên. Cơ chế này tạo cho
cơ thể có khả năng chống nóng như thoát mồ hôi, giãn mạch máu…
Sự tiện nghi về tâm lý liên quan đến khả năng của tinh thần để giữ cho chức
năng của con người thỏa mãn với các hỗ trợ từ bên ngoài. Nhận biết của con người
đều thông qua các giác quan, nhận biết chủ quan là quá trình tâm lý. Trong mỗi điều
kiện hoàn cảnh và hoạt động cụ thể, mỗi người cần những trang phục thiết kế, chất
liệu, màu sắc phù hợp sẽ giúp họ cảm thấy tự tin và thoải mái trong những tình
huống mà họ đảm đương với một vai trò nhất định.
Sự tiện nghi về vật lý có liên quan đến những cảm nhận và cảm giác khác
nhau của cơ thể người do tác động của quần áo khi mặc và môi trường bên ngoài
như:
- Giữa cơ thể người và quần áo có sự tiếp xúc, do vậy có lực tác động cơ học
nhất định lên đầu lông trên bề mặt da, áp lực lên da, có nhiệt độ cao, có sự đối lưu
không khí, có sự bức xạ xảy ra khi dòng nhiệt di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao đến
nơi có nhiệt độ thấp.
- Các cảm nhận của mỗi người khác nhau, cảm nhận khác nhau trong các
môi trường khác nhau và ngưỡng cảm nhận của con người khác nhau về nhiệt độ,
độ ẩm, tiếp xúc.
Sự cảm nhận khi thay đổi nhiệt độ và độ ẩm do dòng nhiệt và dòng ẩm đi tới
hay đi ra từ bề mặt của da của cơ thể người, từ quần áo đi vào cơ thể người và từ
quần áo ra môi trường. Dòng nhiệt và dòng ẩm thay đổi theo nhiệt độ và thời gian
và có độ lớn khác nhau.
Ba khía cạnh của sự tiện nghi đều có mức độ quan trọng như nhau và quá
trình diễn ra hoàn toàn độc lập với nhau nhưng con người sẽ cảm thấy không tiện
nghi nếu thiếu một trong ba khía cạnh đó.
Sự tiện nghi của quần áo có nhiều khía cạnh thể hiện:
- Sự tiện nghi về sinh lý nhiệt: đạt được một trạng thái nhiệt và ẩm tiện nghi,
nó liên quan đến sự truyền nhiệt và ẩm qua vải.

Đỗ Thị Lan


5

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Sự tiện nghi về cảm giác: là các cảm giác thần kinh khác nhau khi vải tiếp
xúc với da.
- Sự tiện nghi về chuyển động cơ thể: khả năng của vật liệu dệt cho phép tự
do chuyển động, làm giảm gánh nặng và tạo hình cơ thể như yêu cầu.
- Sự tiện nghi về thẩm mỹ: sự cảm nhận chủ quan của quần áo đối với mắt,
tay, mũi, nó điều chỉnh cả về thể xác và tinh thần của người mặc.
Li Y và Wong [18] đã tổng kết trong các khía cạnh của sự tiện nghi lại có các
thành phần chủ yếu của nó như:
- Sự tiện nghi liên quan với sự nhận biết chủ quan thông qua các cảm nhận
khác nhau và bao gồm rất nhiều khía cạnh của các giác quan của con người như là
nhìn (sự tiện nghi thẩm mỹ), nhiệt (lạnh, ấm), đau (kim châm, ngứa ngáy) và tiếp
xúc (trơn nhẵn, thô ráp, mềm mại và cứng). Sự tương tác giữa cơ thể với quần áo
(cả nhiệt và cơ) đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định trạng thái tiện nghi
của người mặc.
- Sự tiện nghi bao hàm quá trình tâm lý, mà trong đó tất cả các nhận biết của
giác quan được định hình, đo đếm, liên kết và đánh giá lại với các kinh nghiệm đã
qua và các mong muốn hiện tại để hình thành sự đánh giá toàn bộ về trang thái tiện
nghi.
- Môi trường bên ngoài (vật lý, địa vị xã hội, văn hóa, nghề nghiệp, tôn giáo,

tuổi tác, giới tính) có tác động lớn đến trạng thái tiện nghi của người mặc.
1.1.3. Tính chất vật liệu của vải ảnh hƣởng đến tính tiện nghi trang phục
1.1.3.1. Tính truyền nhiệt
hi con người mặc quần áo, nhiệt có thể mất đi từ cơ thể bằng các phương
thức truyền nhiệt như dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt được truyền từ bề mặt da
của cơ thể đến bề mặt bên trong của quần áo có thể theo sự dẫn nhiệt dọc theo các
xơ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da và do sự tiếp xúc giữa các xơ hoặc do dẫn nhiệt
và đối lưu trong lớp không khí biên trên bề mặt da. Từ bề mặt bên trong của quần
áo, nhiệt được truyền tới bề mặt bên ngoài của quần áo bằng việc dẫn nhiệt qua các
xơ và không khí giữa các xơ bằng sự đối lưu không khí qua các khe hở của vải. Ở

Đỗ Thị Lan

6

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

bề mặt bên ngoài của quần áo, nhiệt bị truyền vào không khí gần với bề mặt bên
ngoài của vải rồi thì bằng sự đối lưu và bức xạ tới các vật có nhiệt độ thấp hơn trong
môi trường.
Dòng đối lưu mang không
khí đã được làm nóng vào
môi trường


Không khí biên ở bề mặt da
được làm nóng bằng dẫn nhiệt
Không khí trong khe hở vải
được làm nóng bằng dẫn nhiệt
Không khí biên giữa bề mặt
da và vải được làm nóng bằng
dẫn nhiệt và đối lưu
Dòng máu trong các mao
quản mang nhiệt tới bề mặt da

Hình 1.1. Dòng nhiệt qua vải (khi nhiệt độ da lớn hơn nhiệt độ môi trường)
Vải được tạo thành từ các xơ sợi và các lớp không khí xen kẽ giữa chúng.
Nên vải (quần áo) có trở nhiệt nhất định đối với dòng nhiệt, nó làm chậm tốc độ
dòng nhiệt truyền từ da tới môi trường. Vải có khả năng cản lại dòng nhiệt là do có
cấu trúc xốp. Trở nhiệt của vải là một đặc tính liên quan rất mật thiết đến sự duy trì
trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể người khi mặc quần áo.
Cũng do chính cấu trúc xốp của vải mà nó làm chậm tốc độ mất nhiệt bằng
phương thức đối lưu từ cơ thể. Xơ và sợi trong vải chia thể tích không khí thành
những khoảng trống nhỏ và riêng rẽ. Với những khe hở nhỏ hơn khoảng ¼ inch,
việc chuyển động của không khí bị ngăn cản (dòng đối lưu không thực hiện được)
và không khí trở nên gần như đứng yên. Không khí giữa các sợi và giữa các xơ
trong sợi được làm nóng bởi việc dẫn nhiệt nhưng sự di chuyển nhiệt đối lưu không
thực hiện được một cách dễ dàng.

Đỗ Thị Lan

7

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B



Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Mặt khác, vải là một vật cách nhiệt hiệu quả do nó có diện tích bề mặt tiếp
xúc với không khí lớn. Nó bao gồm bề mặt của vải cũng như bề mặt của xơ. Lý
thuyết lớp không khí biên cho thấy một chất khí hoặc một chất lỏng khi chuyển
động đi vào tiếp xúc với một vật rắn sẽ bám dính vào bề mặt của vật rắn do lực ma
sát. Mật độ không khí của lớp biên luôn cao hơn lớp không khí ở xa vật rắn hơn.
hông khí càng đậm đặc thì khả năng cách nhiệt càng lớn. Khi vải được đặt lên da,
có một lớp không khí biên ở bề mặt da và một lớp không khí biên khác ở bề mặt
bên ngoài của vải. Cả hai lớp biên không khí này có trở đáng kể đối với dòng nhiệt
từ cơ thể.
Vải không phải là vật bức xạ như da, thậm chí khi cùng nhiệt độ. Vải không
phải là vật có khả năng bức xạ nhiệt và hấp thụ nhiệt bức xạ lớn. Chính vì vậy,
lượng nhiệt bị mất đi từ bề mặt bên ngoài của vải bằng bức xạ nhỏ.
Như vậy, trở nhiệt của vải có thể được coi là tổng trở nhiệt của bản thân các
xơ sợi, trở nhiệt của lớp không khí giữa bề mặt da và bề mặt bên trong và bên ngoài
của vải [5].
1.1.3.2. Tính truyền ẩm
Cơ thể thoát hơi nước một cách liên tục được gọi là sự thoát mồ hôi không
nhận thấy với một tốc độ không đổi. Trung bình, một người ngồi nghỉ mất khoảng
30 gram nước ở dạng hơi trong 1 giờ hay đổi ra 0,7 lít trong 24 giờ; 2/3 lượng ẩm
này mất qua da; 1/3 thoát ra từ phổi vào không khí qua đường hô hấp.
hi cơ thể hoạt động mạnh hoặc do nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao,
lượng nhiệt cơ thể cần thải ra nhiều hơn.

iệc thoát mồ hôi không nhận thấy dừng


lại và cơ thể bắt đầu thoát mồ hôi nhận thấy được. Mồ hôi nhận thấy được thường là
ở dạng lỏng thoát ra từ tuyến mồ hôi dưới da. Mồ hôi dạng lỏng trên bề mặt da
trong những điều kiện nhất định sẽ bay hơi và khuếch tán qua quần áo ra môi
trường bên ngoài. Việc bay hơi mồ hôi từ bề mặt da là một cơ chế làm mát đối với
cơ thể vì khi nước trên bề mặt da bay hơi sẽ giải phóng một lượng nhiệt đáng kể và
nhờ đó làm mát cơ thể. Thông thường cứ 1 gram nước bay hơi ở nhiệt độ da sẽ giải
phóng một lượng nhiệt khoảng 0,6 kcal.

Đỗ Thị Lan

8

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trong phần lớn trường hợp vải không cản trở đối với dòng mồ hôi không
nhận thấy từ bề mặt da tới môi trường và cho phép chất lỏng nước từ bề mặt da
chuyển động qua vải một cách nhanh chóng.

hi hơi và chất lỏng nước đi qua vải,

các xơ và các khe hở không khí đóng kín trong vải có thể trở nên rất ẩm, làm giảm
khả năng cách nhiệt của vải. hi đó, trạng thái ẩm ướt cũng như sự không tiện nghi
về nhiệt có thể xảy ra.

Trong những điều kiện môi trường có độ ẩm ướt cao, quần áo được mặc với
mục đính chính là để tạo nên một tấm chắn đối với sự đi qua của nước từ môi
trường tới bề mặt da. Tuy nhiên khi đó, sự di chuyển của mồ hôi từ cơ thể tới môi
trường vẫn phải tiếp tục để nhận được sự tiện nghi về nhiệt và ẩm cao nhất.
Trong quá trình mặc quần áo mồ hôi luôn được tạo ra bởi nhiệt độ của cơ
thể.

hi đó mồ hôi cần phải được dần dần tiêu tan để duy trì nhiệt độ và cảm giác

thoái mái. Quần áo đã trở thành một phần trong hệ thống điều hòa nhiệt độ ổn định
của cơ thể.
Trong điều kiện mặc, sự ra mồ hôi trung bình hoặc nhiều gây ra bởi hoạt
động cường độ cao hay điều kiện khí hậu, mồ hôi bốc hơi để làm mát cơ thể. Trong
trường hợp này, quần áo có vai trò điều chỉnh nhiệt, hơi và vận chuyển chất lỏng để
giữ cho cơ thể luôn bình thường.
Để vật liệu dệt có khả năng duy trì độ ẩm tiện nghi trong vùng khí hậu giữa
bề mặt da và quần áo thì cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tốc độ tăng độ ẩm của vùng vi khí hậu sau khi bắt đầu thoát mồ hôi phải
chậm.
- Giá trị lớn nhất của độ ẩm sau mỗi khoảng thời gian nhất định phải thấp.
- Tốc độ giảm của độ ẩm vùng vi khí hậu sau khi mồ hôi ngừng thoát ra phải
nhanh.
Hình 1.2 là đường cong điển hình chỉ ra sự thay đổi độ ẩm vùng vi khí hậu
khi cơ thể thoát mồ hôi. Từ đồ thị cho thấy vật liệu dệt có khả năng duy trì độ ẩm
vùng vi khí hậu tốt cần đảm bảo:

Đỗ Thị Lan

9


Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

- Độ dốc của đoạn đường cong trong khoảng từ 2 đến 5 phút sau khi mồ hôi
bắt đầu thoát ra phải ít.
- Giá trị ∆RHax thấp.
- Thời gian Td để độ ẩm vùng vi khí hậu trở lại mức ban đầu sau khi ngừng
thoát mồ hôi phải ngắn.

Hình 1.2. Sự thay đổi độ ẩm của vùng vi khí hậu khi cơ thể thoát mồ hôi
1.1.3.3. Tính mao dẫn
 Khái niệm:
Vật liệu dệt có khả năng hấp thụ hơi, khí và chất lỏng ở môi trường xung
quanh và trả trở lại (thải hồi) cho môi trường thể hiện tính hút ẩm [3]. Trong môi
trường ở nhiệt độ 20oC và độ ẩm tương đối 65%, không khí chứa 11,2g/m3 hơi
nước. Lượng nước ấy thực tế đã tạo điều kiện cho vật liệu dệt nhiều lần bị làm ướt,
hong khô tức là vật liệu dệt đã hút ẩm, thải ẩm. Hiện tượng vật lý này ngoài hấp
phụ, hấp thụ còn có quá trình ngưng tụ mao dẫn. Quá trình này xảy ra khi độ ẩm
tương đối của không khí cao và giữ vật liệu trong thời gian lâu hàng chục phút hoặc
hàng giờ.
 Các yếu tố ảnh hưởng:
- Độ chênh lệch áp suất giữa hai bề mặt vải: hi cơ thể tiết ra mồ hôi thì tại
vị trí da tiếp xúc với vải, mồ hôi được vải hút vào và di chuyển trong nó nhờ lực

Đỗ Thị Lan


10

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

mao dẫn theo những hướng khác nhau do đó mồ hôi được lấy ra khỏi da [4]. Quá
trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất riêng phần
giữa hai bề mặt vải, phụ thuộc vào khả năng thẩm thấu nước của vải.
- Độ xốp (độ rỗng) của vải: Độ xốp (độ rỗng) của vải có ảnh hưởng đáng kể
đến khả năng mao dẫn của vải. Khi vải càng xốp thì độ mao dẫn của vải càng lớn.
Hệ thống mao quản tạo thành bởi các xơ sợi trong vải có kích thước càng nhỏ (xơ
sợi mảnh, siêu mịn) thì độ mao dẫn của vải tăng đáng kể.
- Bản chất của xơ, sợi: Đối với những vải từ xơ sợi ưa nước như bông, lanh,
viscose…khi có cùng nguyên liệu xơ sợi nhưng khác nhau về cấu tạo thì độ mao
dẫn vẫn gần như nhau [4].
1.1.3.4. Tính thải hồi ẩm
hi vải được đặt trên bề mặt da của cơ thể người, nước bay hơi từ bề mặt da
sẽ khuếch tán vào trong vải (hình 1.3). Hơi nước khuếch tán vào trong khe hở giữa
các xơ, sợi và có thể khuếch tán vào trong và ra ngoài các xơ phụ thuộc vào dạng
xơ. Tốc độ của dòng hơi nước khuếch tán qua vải được gọi là độ thẩm thấu hơi
nước của vải.
ải cho phép hơi nước truyền qua từ cơ thể tới môi trường thường được gọi
là " ải thở". Người ta dự báo là để những phân tử hơi nước đi qua vải, thì các lỗ
rỗng của vải phải có đường kính ít nhất là 3µm. hi hơi nước bay hơi từ bề mặt da,

nó tiếp tục khuếch tán qua vải thẩm thấu hơi nước.

ải và da vẫn giữ được trạng

thái khô.
Phân tử hơi nước bị ngăn cản không khuếch tán được qua vải vào môi
trường, hơi nước tiếp tục bay hơi từ bề mặt da sẽ điền đầy những khe hở của vải.
Chất lỏng nước sẽ khó tiếp tục bay hơi từ bề mặt da, tình trạng ẩm ướt trong vùng vi
khí hậu tăng làm cho những lớp trên của da bị ẩm ướt. Người mặc sẽ có cảm giác
rất khó chịu khi lớp không khí trong vùng vi khí hậu bị ẩm ướt.
Trong sinh hoạt hàng ngày, vải dùng cho quần áo phải có khả năng thẩm thấu
hơi nước. Trong môi trường có nhiệt độ càng cao hoặc mức độ hoạt động vật lý của
cơ thể người càng mạnh thì vải và quần áo cần có độ thẩm thấu hơi nước càng cao

Đỗ Thị Lan

11

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

để giữ da khô và tạo điều kiện thuận lợi cho mồ hôi bay hơi để tăng việc thải nhiệt
từ cơ thể.
Sự thoát hơi nước vào môi
trường ở áp suất thấp


Sự khuếch tán hơi nước qua khe
hở ở áp suất thấp
Sự khuếch tán hơi nước qua
khoảng trống không khí giữa da
và vải
Sự bay hơi ở bề mặt da
Sự tăng lượng nước của cơ thể
tới da (lớp ngoài cùng của da
điều khiển tốc độ mất nước)

Hình 1.3. Sự khuếch tán hơi nước qua vải thẩm thấu hơi nước
 Thành phần nước trong vải:
Nước có thể được giữ trong vải dưới các dạng sau: Nước bị hấp thụ bởi các
xơ, nước bị hấp thụ trên bề mặt xơ và nước bị hút vào trong các khe hở của vải
(hình 1.4).

Nước bị hút vào

Nước bị hút vào

Nước bị hấp thụ

Nước bị hấp thụ

(giữa các sợi)

(giữa các xơ)

(trên bề mặt xơ)


(giữa các xơ)

Hình 1.4. Vị trí của chất lỏng và hơi nước trong vải
Nước bị hấp thụ: Sự hấp thụ là sự hợp nhất của một chất vào một chất khác ở
mức phân tử. Các xơ trong vải hấp thụ nước cho phép những phân tử nước lọt vào
trong chúng. Các xơ khác nhau về cơ bản lượng nước có thể hấp thụ.

Đỗ Thị Lan

12

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Sự hấp phụ (hút bám) xảy ra khi một chất bị hút vào bề mặt một vật rắn. Một
lớp nước hấp phụ có thể được giữ lại tại bề mặt của xơ bằng lực giữa các phân tử,
lực liên kết hóa học hoặc cả hai. Khi diện tích bề mặt của vải tăng, lượng nước mà
xơ có thể hấp phụ tăng. ì thế cấu trúc của sợi và vải có ảnh hưởng đến lượng nước
mà vải hấp phụ.
Nước bị hút vào: Nếu một người hoạt động căng thẳng hay trong điều kiện
nhiệt độ rất cao, mồ hôi thoát ra nhiều có thể làm lớp không khí giữa da và vải bão
hòa hơi nước. Sự bão hòa cũng có thể xảy ra khi lớp vải ngay trên bề mặt da là vải
thẩm thấu hơi nước và được bao phủ bởi lớp vật liệu thẩm thấu hơi nước.
Ví dụ: Lớp lót trong của găng tay cao su bảo vệ, quần áo mặc trong của quần

áo mưa không bị thấm nước.
Như vậy khả năng chứa nước trong vải là một đặc tính tiện nghi, nó có thể
được biểu diễn như hàm ẩm hay độ hồi ẩm cho phép của vải.
 Khả năng thải hồi ẩm của vải:
Vải khô nhanh hay chậm cũng là yếu tố quan trọng đối với sự tiện nghi về
sinh lý nhiệt. Vải có khả năng giữ ẩm lâu làm cho cơ thể bị làm mát đến một nhiệt
độ thấp hơn so với vải khô nhanh. Vải tạo thành từ những xơ như cotton, len, rayon
giữ ẩm nhiều hơn và bám chặt hơn những vải như nylon, polyester và olefin. ì thế,
khi việc làm mát nhanh được mong muốn, những vải như cotton tốt hơn nylon và
polyester. Nhưng ngược lại, đối với quần áo giữ nhiệt nếu như vải giữ ẩm lâu sẽ gây
cảm giác ướt lạnh ngay sau khi thoát mồ hôi và làm cơ thể bị lạnh do mất nhiệt. Vải
ướt thường có xu thế bám dính vào bề mặt da của cơ thể và vải ướt thường dễ làm
trầy da hơn vải khô. Vải khô nhanh hay chậm cũng rất quan trọng đối với sự tiện
nghi về sinh lý nhiệt.
 Tính kỵ nước của vải:
Vải kỵ nước không cho phép nước đi qua trong khi vẫn cho phép mồ hôi
không nhận thấy đi qua những khe hở của vải. Vải kỵ nước chống lại sự làm ướt,
những giọt nước nhỏ không làm ướt vải, chỉ lăn trên bề mặt vải kỵ nước (hình 1.5).

Đỗ Thị Lan

13

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Mưa to

Mưa nhỏ

Hình 1.5. Vải kỵ nước và không kỵ nước
Kỵ nước là một hiện tượng bề mặt, nước là một chất lỏng có sức căng bề mặt
cao, có ý nghĩa là những phân tử nước có khả năng hút nhau mạnh. Bề mặt vải có
năng lượng khác nhau phụ thuộc vào thành phần xơ và dạng hoàn tất. Nước sẽ
không làm ướt bề mặt vải có năng lượng bề mặt thấp hơn nước, ngược lại nó lan tỏa
và làm ướt vải có năng lượng bề mặt cao hơn nước.
1.1.3.5. Độ thoát hơi nước
Độ thoát hơi là khả năng sản phẩm cho xuyên qua nó lượng hơi nước từ một
môi trường không khí ẩm cao đến một môi trường không khí ẩm thấp hơn [3]. Độ
thoát hơi nước là một tính chất quý báu của vật liệu để may quần áo, giày dép, để
đảm bảo tính thoát mồ hôi của sản phẩm.
Độ thoát hơi nước của vật liệu sử dụng là tiêu chí dùng để đánh giá tính vệ
sinh của trang phục, độ thoát hơi nước càng cao thể hiện trang phục có khả năng
thoát ẩm, thoát mồ hôi tốt, đảm bảo quá trình thở của da, quá trình trao đổi nhiệt
giữa cơ thể người mặc với môi trường.
Trong quá trình công nhân lao động ngoài trời, môi trường bên trong lớp
quần áo có độ ẩm gia tăng do mồ hôi toát ra từ người mặc khi phải tập trung cho
cho những công việc làm xây dựng ngoài trời, nên rất cần những vật liệu có khả
năng thoát mồ hôi, tạo sự thoải mái khi mặc.

Đỗ Thị Lan

14

Ngành CN Vật liệu Dệt May

Khóa 2013B


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Sự thoát mồ hôi xảy ra giúp cân bằng nhiệt cho cơ thể. Sự đổ mồ hôi thể hiện
dưới hai dạng:
- Dạng hơi: Ở dạng này mồ hôi được truyền đi ở dạng hơi và nó đi xuyên qua
các lỗ trống giữa các xơ sợi trong vải kiểu thông khí.
- Dạng chất lỏng: Dạng này xảy ra khi lượng mồ hôi chảy ra nhiều và nó làm
ướt quần áo khi vải tiếp xúc với da.
Cả hai dạng của sự đổ mồ hôi tạo ra các vấn đề riêng rẽ: Một là khả năng hơi
nước xuyên qua vải; Hai là khả năng thấm hút nước của vải khi tiếp xúc với da, hơi
nước được vật liệu hút từ mặt bên này của sản phẩm có độ ẩm không khí cao và bị
thải ra ở mặt bên kia của sản phẩm có độ ẩm không khí thấp.
Một mảnh vải có khả năng thông hơi thấp là không cho mồ hôi xuyên qua
vải và tích tụ mồ hôi trong quần áo do vậy người mặc cảm thấy khó chịu.
Như vậy, độ thông hơi vừa phụ thuộc độ thông khí của sản phẩm vừa phụ
thuộc khả năng hút thải ẩm của bản thân vật liệu làm nên sản phẩm đó và kể cả sự
chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm không khí ở hai mặt của sản phẩm.
Để xác định độ thông hơi, người ta dùng cốc chứa nước cất có miệng bịt kín
bằng mẫu thử và được đặt trong môi trường không khí có nhiệt độ 200C và độ ẩm
60%. hi đó tính được hệ số thông hơi Hh:
Hh =

A
F .t


(mg/m2.s)

(1 - 1)

Trong đó: A là lượng nước sẽ thoát qua mẫu (mg)
t là thời gian (s)
F là diện tích mẫu cho hơi nước thoát ra (m2)
Hệ số Hh còn chịu ảnh hưởng của khoảng cách h ban đầu tính từ mặt nước
trong cốc đến mẫu. Khi h giảm, Hh sẽ tăng. Chỉ số h tính bằng milimet. Để đạt kết
quả chính xác, cần cố gắng đo Hh với h lấy tối thiểu bởi vì hơi nước khi thoát ra
khỏi vải ngoài trở lực của vải còn có trở lực của lớp không khí dày h nằm dưới vải,
kể cả trở lực của lớp không khí bên trên vải dày khoảng 10mm. So với các trở lực

Đỗ Thị Lan

15

Ngành CN Vật liệu Dệt May
Khóa 2013B


×