Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ may tới tốc độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

NGUYỄN THỊ THÀNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ CÔNG
NGHỆ MAY TỚI ĐỘ DẠT SỢI TẠI VỊ TRÍ ĐƯỜNG MAY
TRÊN VẢI LỤA TƠ TẰM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THANH THẢO

HÀ NỘI, 2010


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1

1.1. Vải Lụa tơ tằm


1

1.1.1. Giới thiệu về vải Lụa tơ tằm

1

1.1.2. Quá trình phát triển của con tằm

4

1.1.3. Thành phần, cấu trúc của vải tơ tằm

5

1.1.4. Tính chất của vải Lụa tơ tằm

7

1.1.4.1. Tính chất lý hóa chủ yếu của vải Lụa tơ tằm

7

1.1.4.2. Tính chất cơ lý chủ yếu của vải Lụa tơ tằm

8

1.1.5. Phân loại vải Lụa tơ tằm có nguồn gốc tự nhiên theo phương pháp sản

12


xuất vải
1.1.6. Tính chất ñặc trưng của vải Lụa tơ tằm

13

1.1.6.1. Cảm giác sờ tay của vải Lụa tơ tằm

13

1.1.6.2. Tính chất bề mặt trơn bóng láng, óng ánh của vải Lụa tơ tằm

14

1.1.6.3. Âm thanh ñặc trưng của vải Lụa tơ tằm

14

1.1.6.4. Độ nhàu và ñộ bền màu của vải Lụa tơ tằm

15

1.1.7. Một số sản phẩm may sử dụng vải Lụa tơ tằm

17

1.1.8. Một số hình ảnh thể hiện ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may trên vải Lụa tơ

19

tằm

1.1.9. Phương pháp giảm ñộ dạt sợi bằng xử lý hoá học
1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ và thiết bị may tới ñộ dạt sợi tại vị trí

21
21


ñường may trên vải Lụa tơ tằm
1.2.1. Khái niệm chung về hiện tượng dạt sợi tại vị trí ñường may

21

1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

21

1.2.1.2. Cơ chế hình thành ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may

24

1.2.2. Phương trình cơ học mô phỏng ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may

26

1.2.3. Các yếu tố công nghệ và thiết bị may ảnh hưởng tới ñộ dạt sợi tại vị trí

32

ñường may trên vải Lụa tơ tằm
1.2.3.1. Yếu tố vật liệu


33

1.2.3.2. Yếu tố về công nghệ và thiết bị của quá trình may

36

1.3. Tiêu chuẩn kiểm tra, ñáng giá ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may

52

1.4. Kết luận chương 1

53

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

55

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

55

2.2. Nội dung nghiên cứu

55

2.3. Đối tượng nghiên cứu

56


2.3.1. Vải Lụa tơ tằm

56

2.3.2. Chỉ may

57

2.3.3. Máy may

59

2.3.4. Tiêu chuẩn và thiết bị thử nghiệm xác ñịnh ñộ dạt sợi tại vị trí ñường

60

may
2.3.4.1. Tiêu chuẩn xác ñịnh ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may

60

2.3.4.2. Thiết bị xác ñịnh ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may

66

2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng riêng biệt của từng yếu tố công

67

68

nghệ may tới ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may
2.4.1.1. Ảnh hưởng của mật ñộ mũi may

68

2.4.1.2. Ảnh hưởng của lực nén chân vịt

68

2.4.1.3. Ảnh hưởng của sức căng chỉ kim

69


2.4.2. Phương pháp thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa nghiên cứu ảnh hưởng

69

của các yếu tố công nghệ may tới ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may
2.4.2.1. Nội dung phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực giao

69

2.4.2.2. Phương pháp tối ưu hóa một mục tiêu

72

2.4.3. Phương pháp thí nghiệm


73

2.4.3.1. Lựa chọn giá trị các thông số công nghệ và thiết bị nghiên cứu

73

2.4.3.2. Phương pháp thiết lập giá trị các thông số công nghệ may

76

2.4.3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm xác ñịnh ñộ dạt sợi tại vị trí

77

ñường may
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm

81

2.4.4.1. Phần mềm Excel

81

2.4.4.2. Phần mềm Design Expert

81

2.5. Kết luận chương 2


82

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN

84

3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng riêng biệt của từng yếu tố công nghệ may

84

tới ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may trên vải Lụa tơ tằm
3.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố lực nén chân vịt tới ñộ dạt sợi tại vị trí ñường
may trên vải Lụa tơ tằm
3.1.2. Ảnh hưởng yếu tố của sức căng chỉ kim tới ñộ dạt sợi tại vị trí ñường
may trên vải Lụa tơ tằm
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng ñồng thời các yếu tố công nghệ may tới ñộ

84
85
87

dạt sợi tại vị trí ñường may của vải Lụa tơ tằm
3.2.1. Xây dựng phương trình hồi quy và biện luận kết quả ñồi với vải 1

89

3.2.1.1. Phương trình hồi quy thực nghiệm

89


3.2.1.2. Phân tích tổng thể phương trình hồi quy

90

3.2.1.3 Phương án tối ưu giảm dạt sợi tại vị trí ñường may cho vải 1

96

3.2.2. Xây dựng phương trình hồi quy và biện luận kết quả ñồi với vải 2

97

3.2.2.1. Phương trình hồi quy thực nghiệm

97

3.2.2.2. Phân tích tổng thể phương trình hồi quy

98

3.2.2.3. Phương án tối ưu giảm dạt sợi tại vị trí ñường may cho vải 2

104


3.3. So sánh công nghệ may hai loại vải Lụa tơ tằm và ñề xuất biện pháp khắc

105

phục hiện tượng dạt sợi tại vị trí ñường may

3.3.1. So sánh công nghệ may hai loại vải Lụa tơ tằm

105

3.3.2. Đề xuất biện pháp khắc phục hiện tượng dạt sợi tại vị trí ñường may

106

3.4. Kết luận chương 3

107

KẾT LUẬN

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

110

PHỤ LỤC

112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AATCC

American Association of Textile Chemist and Colorists

(Hiệp hội hoá dệt và chất màu Hoa Kỳ)

ASTM

American Society for Testing and Materials
(Hội thử nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ)

BS

British Standards (Tiêu chuẩn Vương quốc Anh)

ISO

The International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu
chuẩn hoá quốc tế)

KESF

Kawabata Evaluation System for Fabric
(Hệ thống ñánh giá vải Kawabata)

PET

Polyester

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Thành phần của tơ tằm
Bảng 1.2. Bảng tính chất cơ lý của tơ tằm
Bảng 1.3. Độ bền trung bình và ñộ giãn của tơ tằm
Bảng 1.4. Độ ñàn hồi của tơ tằm
Bảng 1.5. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ và thời gian
Bảng 1.6. Mô hình biến dạng dạt sợi tại vị trí ñường may
Bảng 1.7. Hướng dẫn chọn các loại mũi kim theo tính chất và cấu trúc của vải may
Bảng 1.8. Số hiệu kim và kích thước của kim tương ứng
Bảng 1.9. Tương quan giữa cỡ kim và cỡ chỉ
Bảng 1.10. So sánh kim may vải thông thường và kim may vải mỏng
Bảng 1.11. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mật ñộ mũi may
Bảng 1.12. So sánh các phương pháp xác ñịnh ñộ dạt sợi trong vải dệt thoi
Bảng 2.1. Đặc tính kỹ thuật của vải


Bảng 2.2. Mẫu vải thí nghiệm
Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật chỉ dùng ñể may mẫu thí nghiệm
Bảng 2.4. Thông số kỹ thuật máy may một kim mũi thoi Juki DDL 8700 – 7
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn 13936 – 1
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn 13936 – 2
Bảng 2.7. Lực tác dụng quy ñịnh cho từng loại vải

Bảng 2.8. Tiêu chuẩn 13936 – 3
Bảng 2.9. Số lượng và ñặc tính của kim cho các loại vải khác nhau
Bảng 2.10. Khoảng biến thiên của thông số lực nén chân vịt
Bảng 2.11. Khoảng biến thiên của thông số sức căng chỉ kim
Bảng 2.12. Bảng giá trị của các biến nghiên cứu
Bảng 2.13. Ma trận thí nghiệm trực giao 3 yếu tố
Bảng 2.14. Khoảng biến thiên của thông số mật ñộ mũi may
Bảng 2.15. Điều chỉnh mật ñộ mũi may theo chiều dài mũi may

Bảng 2.16. Khoảng biến thiên của thông số lực nén chân vịt
Bảng 2.17. Điều chỉnh lực nén chân vịt theo chiều cao cột lò xo
Bảng 2.18. Khoảng biến thiên của thông số sức căng chỉ kim
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của yếu tố lực nén chân vịt
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của yếu tố sức căng chỉ kim

Bảng 3.3. Giá trị yếu tố ở các mức nghiên cứu
Bảng 3.4. Ma trận quy hoạch thực nghiệm trực giao cấp 2 và kết quả xác ñịnh lực
mở 3mm theo hướng dọc sợi trên vải 1 và 2
Bảng 3.5. Các hệ số hồi quy của phương trình (3.3)
Bảng 3.6. Các hệ số hồi quy của phương trình (3.4)


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Một số loại tơ tằm ăn lá dâu
Hình 1.2. Các giai ñoạt phát triển của tằm
Hình 1.3. Hai màu kén thường gặp
Hình 1.4. Một số sản phẩm may sử dụng vải Lụa tơ tằm
Hình 1.5. Một số hình ảnh ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may
Hình 1.6. Đường may mũi thoi 301
Hình 1.7. Mô hình kết cấu ñường may mũi thoi 301
Hình 1.8. Cấu tạo kim may
Hình 1.9. Lớp vải bị dồn lại so với lớp vải trên trong quá trình tạo mũi may
Hình 1.10. Mặt nguyệt máy may

Hình 1.11. Đồ thị sự ảnh hưởng của thông số mật ñộ mũi may tới lực gây dạt
sợi tại vị trí ñường may
Hình 2.1. Máy may 1 kim mũi thoi JuKi DDL – 8700 – 7
Hình 2.2. Máy kéo giãn CRE
Hình 2.3. Điều chỉnh lực nén chân vịt

Hình 2.4. Điều chỉnh sức căng chỉ kim
Hình 2.5. Kích thước mẫu thử
Hình 2.6. Chuẩn bị mẫu thử
Hình 3.1. Đồ thị ảnh hưởng của thông số lực nén chân vịt tới lực gây dạt sợi tại vị trí
ñường may
Hình 3.2. Đồ thị ảnh hưởng của thông số sức căng chỉ kim tới lực gây dạt sợi tại vị
trí ñường may
Hình 3.3. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố tới lực gây dạt sợi tại ñường may
Hình 3.4. Đồ thị 2D biểu thị mối quan hệ giữa mật ñộ mũi may và lực nén chân vịt
Hình 3.5. Đồ thị 2D biểu thị mối quan hệ giữa mật ñộ mũi may và sức căng chỉ kim
Hình 3.6. Đồ thị 2D biểu thị mối quan hệ giữa lực nén chân vịt và sức căng chỉ kim


Hình 3.7. Đồ thị thể hiện mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố tới lực gây dạt sợi
tại ñường may
Hình 3.8. Kết quả phân tích Anova 2 chiều từ phần Design Expert
Hình 3.9. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố tới lực gây dạt sợi tại vị trí
ñường may
Hình 3.10. Đồ thị 2D biểu thị mối quan hệ giữa mật ñộ mũi may và lực nén chân vịt
Hình 3.11. Đồ thị 2D biểu thị mối quan hệ giữa mật ñộ mũi may và sức căng chỉ
kim
Hình 3.12. Đồ thị 2D biểu thị mối quan hệ giữa lực nén chân vịt và sức căng chỉ kim
Hình 3.13. Đồ thị thể hiện mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố ñến lực gây dạt sợi
tại vị trí ñường may
Hình 3.14. Kết quả phân tích Anova 2 chiều từ phần Design Expert


LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến:


Quý Thầy Cô Khoa Công nghệ Dệt May và Thời trang trường Đại Học Bách
Khoa Hà Nội, Viện ñào tạo sau ñại học ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong thời gian học
tập và quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Phan Thanh Thảo ñã
nhiệt tình hướng dẫn, ñộng viên khích lệ, dành nhiều thời gian hướng dẫn, trao ñổi,
góp ý trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn các anh (chị) phòng thí nghiệm Viện Dệt May ñã tận
tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo cùng các ñồng nghiệp và gia
ñình của tôi tại trường Cao ñẳng công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội ñã hỗ trợ
và tạo ñiều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà nội, ngày 28 – 10 – 2010
Học viên

Nguyễn Thị Thành


—1—

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1. Vải Lụa tơ tằm
1.1.1. Giới thiệu về vải Lụa tơ tằm
Tơ là một loại sợi mảnh do loài sâu nhả ra trong quá trình làm tổ. Có hai loại tơ
thiên nhiên ñược biết ñến trong thương mại và sản xuất công nghiệp là tơ tằm dâu
(mulberry silk worm) và tơ tằm dại (wild silk worm). Sâu tằm ăn lá dâu (Tên khoa
học là Bombyx mori L) nhả ra tơ gọi là tơ tằm. Tơ tằm thuộc loại các xơ protein
thiên nhiên dạng tơ liên tục (filament) ñẹp nhất trong các loại xơ tự nhiên ñược nhả
ra từ tuyến tơ của con tằm, chiếm 95% sản lượng tơ trên thế giới.

Bên cạnh tơ tằm dâu còn có tơ tằm dại chiếm khoảng 4-5% sản lượng tơ
thương mại trên thế giới ñó là tơ của các loại tằm dại thuộc loại Antheraea
(không ăn lá dâu) như tơ Eri, Tasar, Tussah, Tussore, Muga, v.v… Các loại tằm này
ăn lá thầu dầu, lá sồi, lá sắn, … So với tơ tằm ăn lá dâu, tơ tằm dại thường cho sợi tơ
thô hơn, ñộ bền và ñộ bóng kém hơn. Tơ tằm dại có bề mặt thô ráp, có sọc vằn, tơ
sau chuội có màu nâu nhạt. Hàm lượng keo serixin trong tơ tằm dại thấp, từ 8-15%.
Tơ dại chủ yếu ñược sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, v.v…
Nghề trồng dâu nuôi tằm ñã có từ lâu ñời, ñược thịnh hành trước ñây và ngày
nay vẫn phát triển ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
bản, Hàn Quốc, Ấn ñộ, Thái Lan, Liên Xô, Italia, Braxin, Bungari, Rumani, Ba Lan,
v.v…
Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau
ñó dâu tằm mới ñược phát triển và lan rộng ñến các vùng khác trên thế giới. Cách
ñây 4-5 nghìn năm người Trung Quốc ñã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm,
cuốn Biên niên sử ñã ñề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu Vương (2200 trước
Công nguyên). Tơ lụa thời ñó ñược dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, nó thể
hiện sự thuần phục của dân ñối với vua. Bí mật của ngành dâu tằm tơ ñược người

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


—2—
Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải gần 1000 năm sau ngành nghề này mới ñược ñể lộ
và lan truyền sang các nước lân cận bằng Con ñường tơ lụa.
Theo một số tài liệu khác cho rằng nghề dâu tằm ñược lan truyền sang Triều
Tiên vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên, sau ñó là Nhật Bản thế kỷ thứ 3
trước Công nguyên, Ấn Độ giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Theo các nhà lịch sử phương Tây, cây dâu ñược trồng phát triển ở Ấn Độ

thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề trồng dâu,
nuôi tằm bắt ñầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Theo các nhà lịch sử Ấn Độ, nơi nuôi
tằm ñầu tiên ở ñây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người Anh ñến Ấn Độ, do buôn
bán tơ lụa mà nghề dâu tằm ñược phát triển và lan rộng sang vùng khác như Mysore,
Jamu, Kashmir.
Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn Độ nên cũng là một trong những
nơi sớm có nghề dâu tằm.
Vào thế kỷ 4, nghề dâu tằm ñược thiết lập ở Ấn Độ như là trung tâm của châu
Á và tơ lụa ñược xuất khẩu tới Roma (Ý), nhưng ñến thế kỷ 6 người Roma ñã học
ñược kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ ñã ñược sản xuất ở châu Âu, người Roma ñã hoàn
toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu tằm ñược phát triển tới Hy
Lạp, Áo và Pháp.
Ở Áo, dâu tằm ñược phát triển mạnh vào thế kỷ 9-11, ở Pháp trồng dâu nuôi
tằm ñược bắt ñầu từ năm 1340. Ngành dâu tằm của Pháp ñược thành lập vào cuối
thế kỷ 17 và phát triển tới giữa thế kỷ 18. Trong thế kỷ 19, dâu tằm Pháp bị dịch tằm
gai (Nosema) và bệnh ñã lan truyền sang châu Âu và Trung Đông. Do ñó ngành dâu
tằm ñã bị khủng hoảng do bệnh dịch này. Năm 1870 Louis Pasteur ñã phát hiện ra
bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và ông ñã ñưa ra cách loại trừ bệnh dịch này, do
vậy mà ngành dâu tằm ñã thoát khỏi khủng hoảng và nay ñược tiếp tục ñược mở
rộng phát triển. Vì lợi ích kinh tế ñem lại nên ngành dâu tằm tơ ñược nhiều nước
quan tâm.

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


—3—
Sợi tơ tằm ñược tôn vinh là "Nữ Hoàng" của ngành dệt mặc dù sản lượng
sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như: bông, ñay, gai...

nhưng nó vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt, nó tô ñậm màu sắc hàng ñầu
thế giới về mốt thời trang tơ tằm. Trên thị trường thế giới hiện nay tơ tằm dâu là loại
sợi cao giá nhất trong các loại sợi dệt.
Còn ở các nước ñang phát triển, như Việt Nam, dâu tằm là một nghề rất quan
trọng nhất là ở các vùng nông thôn, nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển ở nhiều tỉnh:
Nam Định, Hà Tây, Thanh hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Phú Thọ, v.v… Việc trồng dâu
chủ yếu ñược thực hiện trên các bãi ven sông. Ở một số tỉnh phía nam cũng phát
triển nghề này, ñặc biệt là vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng) có nhiều ñiều kiện thuận lợi
ñể phát triển nghề tằm tơ, ñược quy hoạch làm nơi trồng dâu nuôi tằm ñiển hình của
cả nước với sản lượng và chất lượng cao. Trồng dâu nuôi tằm ñem lại hiệu quả kinh
tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, vòng
quay lứa tằm ngắn chỉ có 20 ngày. Đồng thời, cây dâu tằm có thể trồng ñược ở
những vùng có ñiều kiện ñất ñai xấu và khí hậu khắc nghiệt mà vẫn sinh trưởng phát
triển tốt, cho sản lượng lá dâu cao ñể cho tằm ăn và thu nhập dâu tằm ñem lại
thường cao hơn các cây trồng khác. Ở vùng nhiệt ñới, trồng dâu tằm không chỉ ñáp
ứng thu nhập quanh năm mà nó còn giải quyết nhiều lao ñộng nhàn dỗi tại nông
thôn. Mặt khác, trồng cây dâu tằm còn làm tăng ñộ che phủ xanh trên các bãi ñất
trống (ñất hoang) tham gia vào ñiều hòa tiểu khí hậu môi trường vùng ñó.

Hình 1.1. Một số loại tằm ăn lá dâu
Ngoài việc nuôi tằm ăn lá dâu, ở một số tỉnh miền Bắc còn phát triển tằm ăn
lá thầu dầu và lá sắn [6], [8], [15].

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


—4—
1.1.2. Quá trình phát triển của con tằm

Tằm là loài côn trùng biến thái hoàn toàn vòng ñời trải qua 4 giai ñoạn phát
dục khác nhau: Trứng – Tằm – Nhộng – Ngài và trải qua 3 lần biến thái: trứng nở ra
tằm, tằm hoá thành nhộng, nhộng hoá thành ngài (bướm).

Hình 1.2. Các giai ñoạn phát triển của tằm
Mỗi giai ñoạn phát dục ñều có một vai trò quan trọng trong ñời sống con tằm.
Tằm dâu ñược con người khai thác trên 4000 năm, tất cả các giống nuôi hiện nay
thuộc loài Bombyx mori. Tằm ñược phân loại trên cơ sở nguồn gốc sinh trưởng của
những giống tằm, phân bố ñịa lý ở các vùng khí hậu khác nhau hoặc theo số lứa có
thể nuôi trong một năm ở ñiều kiện tự nhiên sẽ cho năng suất kén cũng như chất
lượng kén khác nhau:
- Tằm ñộc hệ (một năm nuôi 1 lứa: vụ xuân) thích nghi với ñiều kiện nhiệt ñộ
và ñộ ẩm thấp như Liên Xô, Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, v.v... cho kén to, cúi tơ
dày, khối lượng kén trung bình từ 1.8 ÷ 2 g và sợi tơ kén có thể kéo dài 2400m;
- Tằm lưỡng hệ (một năm nuôi hai lứa: xuân, thu) hợp với khí hậu mát và ít
ẩm chủ yếu phát triển ở các vùng ôn ñới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,
v.v... cho kén trung bình, khối lượng kén từ 1.4 ÷ 1.6 g sợi tơ dài 800 ÷ 1200m;

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


—5—
- Tằm ña hệ (nhiều lứa một năm) hoặc gọi là giống thuần chủng, giống lai (lai
ñơn, lai kép) chịu ñược khí hậu nóng, ẩm chủ yếu ở vùng nhiệt ñới như Việt Nam,
Lào, Trung Quốc (Quảng Đông), Ấn Độ cho kén nhỏ, khối lượng kén từ 1.0 ÷ 1.2 g
tơ ngắn thông thường chiều dài chỉ ñạt 200 ÷ 300m chiều dài không quá 450m.
Giống tằm truyền thống của Việt Nam là tằm ña hệ nuôi ñược khoảng 5 ÷ 6
lứa một năm kén nhỏ, cúi mỏng, tơ ngắn khoảng 300m.

Về màu sắc có hai loại thường gặp cho kén màu trắng và kén màu vàng, khác
với kén trắng kén vàng có sắc tố nằm trong keo serixin.

Hình 1.3. Hai loại màu kén thường gặp
1.1.3. Thành phần, cấu trúc của vải tơ tằm
Tơ tằm thuộc loại các xơ protein thiên nhiên dạng tơ liên tục (filament). Mỗi
sợi tơ ban ñầu do con tằm nhả ra gồm hai tơ cơ bản nằm song song với nhau cấu tạo
từ fibroin (khoảng 75%) và chất kết dính ñược phủ ngoài là lớp serixin (khoảng
25%). Serixin bị hòa tan trong nước sôi, còn fibroin thì không bị hòa tan. Ngoài
fibroin và serixin là những protein thiên nhiên, tơ tằm mộc (tơ sống) còn chứa một
số hợp chất hòa tan trong ete và rượu etylic, một lượng nhỏ khoáng chất và chất
màu. Tùy thuộc vào các loại giống tằm khác nhau và ñiều kiện chăm tằm mà các
thành phần chung của kén thay ñổi trong một khoảng rộng [8].
Đặc trưng cấu tạo: Thành phần cấu tạo của Fibroin tơ ñược ñặc trưng bởi các
ñặc trưng sau: (tính theo % so với khối lượng khô)
Cacbon

48% ÷ 55%

Oxy

19% ÷ 28%

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


—6—
Nito


15% ÷ 19%

Hydro

6.4% ÷ 7.5%

Lưu huỳnh

0.15% (chứa trong serixin là chất dính)

Ngoài các thành phần cơ bản nói trên trong các xơ từ protit thiên nhiên còn có:
Đến 1,7%

Các chất khoáng
(photpho, sắt, clo, v.v...)

Đến 0.5%

Các chất mỡ và sáp
Các chất màu

Đại phân tử của các loại xơ từ protit ñược tạo nên từ α-axitamin có công thức
tổng quát như sau :
NH2 – CH – COOH
R
Trong ñó:

R – là gốc thể hiện những nhóm nguyên tử khác nhau phụ thuộc


vào loại axitamin
Có hơn 30 loại α-axitamin khác nhau ñược phân biệt bởi gốc R.
- Axit α-aminoacetic (glycin): R = H
- Axit α-aminopropionic (alanin): R = CH3
- Axit α-aminosuccinic (aspartic): R = CH2 – COOH
- Axit α-aminoglutaric (glutamic): R = CH2 – CH2 – COOH …
Đại phân tử của mỗi loại protit là tập hợp các gốc của các α-axitamin trên
(khoảng 15 – 20 loại) ñược lặp ñi lặp lại nhiều lần và theo một tỷ lệ nhất ñịnh nào
ñó.
Protid của tơ tằm là fibroin với lớp keo bọc bên ngoài là sericin chứa ít gốc
glutamic và không có cystin CH2S nhưng lại chứa nhiều gốc glycin và alanin.
Khối lượng phân tử của fibroin vào khoảng 70.000 ñến 100.000 (ñơn vị O).
Các gốc R làm cho phân tử có nhiều nhánh, nhánh trong fibroin chiếm khoảng 20%
phân tử lượng, khiến cho fibroin có cấu trúc chặt chẽ [6], [8], [15].

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


—7—
1.1.4. Tính chất của vải tơ tằm
1.1.4.1. Tính chất lý hoá chủ yếu của vải tơ tằm
a. Tác dụng với nước
Tác dụng của nước (lạnh hoặc nóng) hoặc của hơi nước, xơ protein bị mềm,
ñàn hồi hơn và trương nở. Trong môi trường nước ở nhiệt ñộ 250C, tơ có thể tăng
diện tích mặt cắt ngang ñến 20% so với kích thước ban ñầu, còn chiều dài tăng
1,5%. Nước nóng có tác dụng mạnh hơn ñối với xơ protein so với hơi nước.
Fibroin tơ có khả năng hấp thụ hơi nước ñáng kể và trương nở. Trong môi
trường không khí có ñộ ẩm tương ñối ñến 90%, ñường kính tơ có thể tăng 9%;

Đối với serixin (chất keo ghép dính hai sợi tơ) ở trong môi trường nước có
nhiệt ñộ 1100C bị hòa tan hoàn toàn.
Tơ tằm hấp thụ dễ dàng một số muối có trong nước.
b. Tác dụng với axit
Với axit vô cơ yếu và axit hữu cơ có nồng ñộ trung bình làm giảm không
ñáng kể ñộ bền của xơ protein. Khi tăng nồng ñộ axit và kết hợp ñốt nóng quá trình
phá hủy xơ tăng nhanh. Còn với axit ñậm ñặc (ñến 80%) tác dụng nhanh và không
ñốt nóng cũng không nhận thấy rõ rệt sự giảm ñộ bền của xơ. Trong các ñiều kiện
giống nhau thì axit hữu cơ có tác dụng ñối với xơ protein yếu hơn so với axit vô cơ.
c. Tác dụng với kiềm
Kiềm gây tác dụng phá hủy ñại phân tử của xơ protein, ñặc biệt khi tác dụng
lâu và nâng cao nhiệt ñộ.
Thí dụ, kiềm NaOH 5% khi ñốt nóng sẽ phá hủy xơ trong một số phút. Thậm
chí với dung dịch kiềm có nồng ñộ yếu cũng làm giảm ñộ bền xơ protein một cách
rõ rệt. Sự phá hủy xơ protein bắt ñầu từ sự ñứt các liên kết lý học rồi ñến các liên kết
hóa học trong mạch chính (liên kết muối, xitxtin), sau cùng là ñứt mạch peptit. Sản
phẩm của sự phân hủy ñó là các polypepit ñơn giản với khối lượng phân tử nhỏ hơn
cùng với các axitamin, ammoniac, v.v… Trong môi trường kiềm yếu và tác dụng
nhanh không gây phá hủy xơ protein. Đó là loại xơ lưỡng tính, nghĩa là vừa có tính

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


—8—
axit (có chứa nhóm COOH) vừa có tính kiềm (chứa nhóm NH2). Điều ñó giải thích
khả năng của xơ tham gia vào các loại phản ứng khác nhau và nhuộm màu tốt.
Chất hòa tan ñối với fibroin là dung dịch ammoniac ñồng.
d. Tác dụng với chất oxy hoá

Các chất oxi hóa như hydro peroxit, natri peroxit, v.v… sử dụng trong gia
công tơ sẽ phá hủy chất mầu và thể hiện tác dụng làm trắng. Sử hủy hoại xơ từng
phần hay toàn bộ sẽ diễn ra khi có tác dụng của chất oxy hóa trong ñiều kiện nâng
cao nhiệt ñộ và tác dụng kéo dài.
e. Tác dụng với nhiệt ñộ
Cho tơ chịu tác dụng một thời gian ngắn ở nhiệt ñộ 130 ÷ 1400C cũng không
làm thay ñổi tính chất của xơ. Còn khi ñốt nóng kéo dài thậm chí ở nhiệt ñộ thấp
hơn (80 ÷ 1000C) làm cho tơ bị cứng, ròn, thay ñổi mầu sắc và giảm các tính chất cơ
lý. Khi nhiệt ñộ ñạt tới 170 ÷ 2000C tơ bị phân hủy.
f. Tác dụng với ánh sáng và khí quyển
Dưới tác dụng của ánh sáng và khí quyển ñặc biệt là tác dụng của tia tử ngoại
sẽ tiến hành quá trình oxy hóa bằng oxy không khí ñối với fibroin tơ. Kết quả làm
giảm ñộ bền và ñộ giãn, giảm tính ñàn hồi, tăng ñộ cứng và ñộ ròn.
Quá trình oxy hóa và lão hóa (hao mòn) ñối với vật liệu dệt tiến hành càng
nhanh trong ñiều kiện nâng cao nhiệt ñộ và ñộ ẩm. Khi ñó ñộ bền của tơ fibroin sẽ
giảm 50% sau 200h chiếu sáng [6], [8], [15].
Tương ñối bền với vi khuẩn tuy nhiên nếu bị vi khuẩn phá hoại sẽ làm tơ tằm
xỉn màu và ñộ bóng giảm.
1.1.4.2. Tính chất cơ lý chủ yếu của vải tơ tằm
Bảng 1.1. Thành phần của tơ
Thành phần
Fibroin
Serixin
Tạp chất tan trong ete
Tạp chất tan trong rượu
Chất khoáng

Nguyễn Thị Thành

Tỷ trọng (%)

70% - 80%
20% - 30%
0.4% - 0.6%
1.2% - 3.3%
1% - 1.7%

Luận văn cao học


—9—
Tiết diện ngang của tơ tằm không ñồng ñều với nhau về kích thước lúc có
dạng hình tam giác ñỉnh tròn, lúc thì gần ô van, ñầy ñặn, không có rãnh bên trong
có ñường kính trung bình 0.178mm. Những tơ nhánh có thể ñược phân biệt rõ ràng
bên trong vỏ bọc sericin chúng có tiết diện hình tam giác. Tơ tằm ñã chuội có bề mặt
nhẵn, ñường kính tơ thay ñổi theo từng chỗ trung bình 0.0127mm, vào bên trong kén
tơ càng mảnh hơn. Màu tơ sống thay ñổi từ màu kem sang màu vàng. Phần lớn màu
sắc này là ở trong keo sericin mà mất ñi khi có dạng hình trụ mỏng, hơi trong suốt
và bóng. Quan sát ñôi khi có những tơ bị xoắn lại tạo ra những thớ dọc, cũng xuất
hiện những tơ có ba múi do ñó dọc chiều dài của tơ quan sát thấy một vùng tối hơn
tương ứng với múi thứ ba không nhìn thấy, khuất sau hai múi kia. Tơ tằm có ñộ kết
tinh khá cao, mạch phân tử giãn ra hoàn toàn do ñó ñộ ñàn hồi của tơ tằm thấp. Các
mạch phân tử tơ tằm liên kết với nhau rất chặt chẽ cùng với ñộ kết tinh cao làm cho
tơ tằm khá bền.
Bảng 1.2. Bảng tính chất cơ lý của tơ tằm
Độ mảnh

1 ÷ 4dtex

Độ dài


Tuỳ thuộc loại tơ tằm

Độ ẩm
Độ co ở trạng thái ướt

11% (ĐK tiêu chuẩn)
0.9%

Trọng lượng riêng

1.3g/cm3

Độ bền tương ñối
Độ giãn ở trạng thái khô

5g/Den
17-25%

Độ giãn ở trạng thái ướt

30%

Mô ñun cứng

2.5

Độ ñàn hồi

Tốt


Độ bóng, ñộ mảnh và cảm giác sờ tay mịn màng

Độ dai
Độ nhàu

Cao nhất
Tốt
Ít nhàu

Độ tĩnh ñiện

Kém

Tính cách nhiệt

Kém

Tính hấp thụ

Nguyễn Thị Thành

Tốt (kém len, xấp xỉ lanh, lớn hơn bông)

Luận văn cao học


— 10 —
Tính tiện nghi ñối với da

Tốt


Tính nhạy cảm
Khả năng phát ra âm thanh

Nhạy cảm với mồ hôi và nước hoa
Chỉ ở tơ tằm mới có

Các kết quả phân tích bằng tia X ñã chỉ ra trong fibroin tơ tằm có tỷ lệ tinh
thể cao. Các amino axit với khối lượng phân tử thấp có khả năng kết bó, sắp xếp sát
nhau thành một khối chặt chẽ tạo nên vùng tinh thể. Các mạch polypeptit của fibroin
liên kết với nhau theo chiều ngang chủ yếu bằng lực liên kết hyñrô phát sinh giữa
các nhóm –CO–NH– và lực Vandecvan, còn các ñoạn mạch ñược cấu tạo từ các axit
amin có mạch polypeptit không thẳng, có nhiều nhánh là vùng vô ñịnh hình của tơ.
Một mạch polypeptit có thể cùng tham gia tạo thành một vùng tinh thể, giữa các
vùng tinh thể là các vùng vô ñịnh hình. Do mạch phân tử duỗi thẳng, không gấp
khúc và mức ñộ ñịnh hướng cao mà sợi tơ tằm có ñộ bền ñứt cao, ñộ ñàn hồi kém,
các phân tử chỉ biến dạng một phần trước khi trượt ñi và ñứt. Cũng do cấu tạo của
sợi tơ gồm các vùng tinh thể ñịnh hướng cao, ñộ ñàn hồi cao so với các loại xơ tự
nhiên khác [6], [8], [15].
Bảng 1.3. Độ bền trung bình và ñộ giãn của tơ tằm
Tơ tằm
Tuyến tơ
Tơ sống

14D
21D

Tơ chuội (14D chập ñôi)

Độ bền (gl)


Độ giãn (%)

8 – 16

Độ bền tương ñối
(gl/D)
3.3 – 3.9

43 – 59
70 – 90

3.3 – 4.2
3.4 – 4.3

17 – 21
18 – 23

4.0 – 4.4

16 – 20

90 – 99

13 – 18

Tơ sống ướt giảm ñi 10 ÷ 15% ñộ bền của nó nhưng ñộ giãn tăng lên 20%.
Khi xử lý keo làm giảm gần 15% ñộ bền và ñộ giãn.
Đối với tơ sống có ñộ ẩm 6 ÷ 8% ñộ bền tơ là lớn nhất. Nếu ñộ ẩm của tơ
tăng lên thì ñộ bền giảm và ñộ giãn tăng lên. Tơ chuội cũng tuân theo quy luật ñộ

bền tơ chuội giảm tương ứng với sợ tăng dần ñộ ẩm của tơ và ñộ ẩm của tơ chuội
giảm dưới 8% thì ñộ bền tơ giảm ñáng kể. Độ giãn của tơ chuội ñôi khi giảm nếu tơ
bị ẩm quá lớn.

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


— 11 —
Tính ñàn hồi của tơ tằm là một trong những tính chất quan trọng có quan hệ
ñến quá trình gia công và sử dụng trong may mặc. Độ ñàn hồi của tơ tằm liên quan
ñến tính chất ñề kháng lại năng lượng cần thiết cho việc làm thay ñổi hình dạng và
tính chất phục hồi hình dạng ban ñầu của tơ.
Bảng 1.4. Độ ñàn hồi của tơ tằm
Độ biến dạng ñàn hồi
42.2%

Loại tơ
Tơ sống

Độ ñàn hồi
33.8 – 55%

Độ ẩm của tơ tằm 11% trong ñiều kiện môi trường chuẩn. Tơ tằm có thể hút
ẩm ñến 1/3 khối lượng của nó nhưng cảm giác sờ tay vẫn không thấy ẩm, khi hút ẩm
tơ ñược gia nhiệt thêm ñó là lý do tại sao khi mặc tơ tằm lại mát về mùa hè và ấm
vào mùa ñông và mặc vải tơ tằm sát da ta có cảm giác thoải mái dễ chịu.
Nhiệt dung riêng 1,34 ÷ 1.38J/g0C.
Bảng 1.5. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ và thời gian.

Vật liệu
dệt

200C không
nóng

1000C 20
ngày

1000C 80
ngày

Tơ tằm

100% (bền)

73%

39%

1300C 20
ngày

1300C 80
ngày

Tơ tằm cách ñiện kém, có thể dùng làm vật liệu cách ñiện.
Tơ tằm có những tính chất ñặc trưng sau:
- Tơ tằm là tơ duy nhất có nguồn gốc tự nhiên dạng liên tục. Mỗi sợi tơ tằm
dâu có chiều dài tới 1600m, ñộ nhỏ của một sợi kén tằm là 1,5-2D;

- Mặt cắt ngang của tơ có dạng hình tam giác do ñó vải tơ có khả năng khúc
xạ ánh sáng rất tốt;
- Bề mặt tơ trơn, nhẵn hơn so với len hoặc bông do ñó vải tơ bóng và mềm
mại xốp;
- Sợi tơ có khả năng hút ẩm tới 30% nhưng không có cảm giác lạnh khi tiếp
xúc với vải tơ. Khi hút ẩm tơ ñược “gia nhiệt” thêm do ñó khi mặc vải tơ tằm sát với
da luôn có cảm giác thoải mái dễ chịu;
- Tơ tằm có ñộ bền tương ñối xấp xỉ so với nylon;

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


— 12 —
- Tơ tằm kém bền với ánh sáng mặt trời.
1.1.5. Phân loại vải Lụa tơ tằm có nguồn gốc tự nhiên theo phương pháp sản xuất
vải
Trước hết, cần phân biệt có hai loại vải Lụa tơ tằm dệt thoi từ filament (là các
mặt hàng chính của vải Lụa tơ tằm dệt thoi) [8].
a. Vải Lụa tơ tằm dệt từ tơ chưa chuội (tơ mộc): Được dệt từ tơ tằm dạng
filament chưa chuội thành phần keo serixin. Sau khi ñã có vải Lụa mộc, vải ñược
chuội keo và do thành phần keo serixin tan ñi vải trở nên mềm mại và cảm giác sờ
tay mềm xốp. Loại vải Lụa này thường ñược sử dụng ñể may áo sơ mi, áo dài, áo
kimônô, các sản phẩm may mặc của phụ nữ, …
b. Vải Lụa tơ tằm dệt từ tơ ñã chuội: Sợi tơ ñược chuội trước khi dệt. Loại vải
Lụa này thường cứng ñược sử dụng ñể may ca vát, các loại dây ñai, ñặc trưng cho
loại vải này là Lụa Taffeta.

c. Vải lụa tơ tằm dệt từ xơ, sợi cắt ngắn (spun – silk): Bên cạnh hai loại chủ yếu

trên còn có loại vải dệt từ sợi tơ tằm kéo từ xơ cắt ngắn. Loại vải này chiếm một tỷ
lệ nhỏ trong sản phẩm vải Lụa tơ tằm, nhưng có xu hướng phát triển nhiều trong
tương lai.
1.1.6. Tính chất ñặc trưng của vải Lụa tơ tằm [8]
Tơ tằm là một trong những loại nguyên liệu dệt quý hiếm có nguồn gốc từ
thiên nhiên với nhiều tính chất ñặc trưng. Mỗi tính chất ñều có thể gây nên những
ảnh hưởng tới quá trình gia công sản phẩm. Nhưng ñối với nội dung nghiên cứu

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


— 13 —
trong luận văn, em chỉ tập trung một số tính chất của vải dệt tơ tằm gây ảnh hưởng
ñến tính chất dạt sợi tại vị trí ñường may trong quá trình sử dụng sản phẩm.
1.1.6.1. Cảm giác sờ tay của vải Lụa tơ tằm
Vải Lụa tơ tằm là mặt hàng mang tính thời trang [8], do vậy bề mặt vải và ñặc
biệt cảm giác sờ tay của vải ñược nhiều người sử dụng rất quan tâm. Đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về ñặc trưng bề mặt vải và tính chất sờ tay của vải. Cảm giác sờ tay
của vải là một phương pháp ñánh giá chất lượng tổng hợp của vải, thông qua việc
tiếp xúc trực tiếp với vải bằng tay [20]. Trong tài liệu của Giáo sư Kawabata ñược
trích dẫn trong [8], ñã chỉ ra Lụa tơ tằm dệt thoi từ sợi filament chuội sau khi dệt có
cảm giác sờ tay rất ñặc biệt sau: cảm giác ñầy tay và xốp là tính chất sờ tay ñặc biệt
của vải Lụa tơ tằm. Tính chất này có liên quan ñến khả năng biến dạng nén, khả
năng kéo giãn cao của vải Lụa tơ tằm.
Trong tài liệu của tác giả T.Emori (Nhật Bản) ñược trích dẫn trong [8], cũng
nghiên cứu về tính chất sờ tay của vải Lụa tơ tằm, ông cho rằng cảm giác xốp và
mềm mại của vải Lụa tơ tằm là do sự không ñồng ñều, dạng mặt cắt ngang hình tam
giác và ñộ quăn của tơ filament của tơ tằm khác với tơ sợi hoá học.

Tính chất sờ tay của vải Lụa tơ tằm là một chỉ tiêu tổng hợp hay nói cách khác
là sự tổng hợp của các tính chất cơ lý cơ bản. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ASTM),
những tính chất cơ lý cơ bản bao gồm: Độ mềm dẻo, ñộ chịu nén, ñộ giãn, ñộ bền,
ñộ trượt – dạt, tính chất ma sát bề mặt và ñộ dẫn nhiệt.
Cảm giác sờ tay trơn phụ thuộc vào tính chất co giãn ñàn hồi của vải. Nó cũng
liên quan ñến bề mặt bóng láng của vải lụa tơ tằm.
Tài liệu của tác giả Lindberg J ñược trích dẫn trong [8] khi so sánh vải Lụa tơ
tằm với vải polyester tác giả rút ra kết luận: Một trong những tính chất khác biệt
giữa vải Lụa tơ tằm và vải từ sợi tổng hợp giả tơ là tính chất sờ tay của vải. Đó là sự
khác biệt lớn về ñộ co của vải Lụa tơ tằm lớn hơn 2,5 ÷ 5 lần so với vải polyester.
Độ dày vải và ñộ xốp của vải Lụa tơ cũng cao hơn. Thậm chí khi dệt cùng loại sợi
có ñộ nhỏ như nhau thì vải Lụa tơ tằm xốp và dầy hơn. Độ cứng uốn của vải

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


— 14 —
polyester cao hơn 5 ÷ 6 lần so với vải Lụa tơ tằm. Mô ñun trượt và góc giới hạn
trượt cũng khác nhau, tỷ số ñộ cứng uốn của sợi. Với vải Lụa tơ tằm tỷ số này là 1,1
còn với vải polyester là 3,1. Nói cách khác ñộ cứng uốn của quần áo may từ vải
polyester lớn gấp ba lần so với vải Lụa tơ tằm có nghĩa là lực làm uốn xơ của vải
Lụa tơ tằm rất bé. Điều này dễ nhận ra khi nhìn vào biểu ñồ biến dạng trượt và biến
dạng uốn. Cũng qua biểu ñồ này sẽ nhận thấy với vải Lụa tơ tằm sự chống lại sự
trượt của vải rất nhỏ, có nghĩa là vải có ñộ dạt lớn.
1.1.6.2. Tính chất bề mặt trơn bóng láng, óng ánh của vải Lụa tơ tằm
So với các loại xơ sợi khác, Lụa tơ tằm có tính chất ñặc biệt khi ánh sáng
chiếu vào. Vải Lụa tơ tằm có bề mặt bóng láng tuyệt vời mà không một loại vải nào
khác có ñược. Bề mặt trơn bóng láng của vải Lụa tơ tằm có liên quan ñến ñộ bóng

láng của sợi. Bề mặt vải là tập hợp của các ñiểm nổi giữa ñiểm ñan của sợi dọc và
ngang. Kết quả là tạo nên sự ñồng ñều xen kẽ của các ñiểm sáng tối trên bề mặt vải
một cách hài hoà, mượt mà. Mức ñộ ñồng ñều này với nguyên liệu tơ tằm lớn hơn
các loại nguyên liệu khác.
Tài liệu của tác giả Masao Sawaji ñược trích dẫn trong [8] ñã rút ra kết luận:
Tính chất ñặc trưng bóng láng của bề mặt vải Lụa tơ tằm do bản chất sợi tơ tằm
quyết ñịnh, bên cạnh ñó cấu trúc kiểu dệt, sự phân bố các ñiểm nổi trên bề mặt vải
cũng ñóng vai trò quan trọng.
Nhưng cũng có thể thấy ở ñây trong quá trình gia công công nghiệp các sản
phẩm từ vải tơ tằm, thì ñộ bóng láng của vải tơ tằm cũng là một trong những nguyên
nhân gây ảnh hưởng tới tính chất trượt khi tác ñộng thiết bị lên vải.
1.1.6.3. Âm thanh ñặc trưng của vải Lụa tơ tằm
Tài liệu của tác giả Masao Sawaji ñược trích dẫn trong [8] ñã nghiên cứu và
ghi lại ñược âm thanh phát ra khi tiếp xúc với vải Lụa tơ tằm: Âm thanh sột soạt và
kèn kẹt là âm thanh phát ra khi vải Lụa tơ tằm cọ sát vào nhau. Đây là một ñặc tính
riêng biệt ñặc trưng của nguyên liệu tơ tằm. Cường ñộ âm thanh và dạng âm thanh
phụ thuộc vào bản chất loại tơ, ñộ nén, kiểu dệt vải, hướng tiếp xúc khi cọ xát,...

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


— 15 —
Thực tế cho thấy vải mỏng thưa thì phát ra cường ñộ âm thanh to hơn vải dầy và
mềm.
1.1.6.4. Độ nhàu và ñộ bền màu của vải Lụa tơ tằm
Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Văn Thông [10] về nâng cao chất
lượng vải lụa tơ tằm Việt Nam ít nhàu bền nhận xét: Vải Lụa tơ tằm của Việt Nam
rất dễ nhàu, dễ dạt, khó bảo quản sử dụng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng mặt

hàng vải Lụa tơ tằm là một vấn ñề thời sự và là yêu cầu cấp bách. Tác giả ñã sử
dụng phương pháp xử lý hoá học phân tích và lựa chọn tác nhân chống nhàu axit
citric, là chất có khả năng tạo liên kết ngang giữa các mạch ñại phân tử fibroin, có
khả năng chống nhàu cho Lụa tơ tằm. Từ kết quả nghiên cứu có thể ñưa ra kết luận:
Nhờ công nghệ xử lý hoá học chất lượng mặt hàng ñã ñược nâng cao, ñộ nhàu của
vải tơ tằm giảm xuống, bên cạnh ñó do phải sử dụng hoá chất ñể xử lý nên nguyên
liệu tơ tằm ít nhiều bị tổn thương, ñộ bóng của tơ giảm, bề mặt vải kém mượt mà, ñộ
bền giảm, gây nên ảnh hưởng một phần tới ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may trong quá
trình sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra vải Lụa tơ tằm còn một ñặc trưng quan trọng ảnh hưởng ñến ñộ dạt
sợi ñó là:
Mật ñộ của vải Lụa tơ tằm
Mật ñộ vải theo sợi dọc hoặc theo sợi ngang ñược xác ñịnh bằng số sợi dọc
hoặc số sợi ngang phân bố trên một ñơn vị ñộ dài bằng 100mm.
Mật ñộ vải theo sợi dọc Md và mật ñộ vải theo sợi ngang Mn có thể bằng
nhau hoặc khác nhau theo tỷ lệ:

Md
≤ 0.8 hay M
Mn
M

d

≥ 1 .2

n

Khi thay ñổi mật ñộ của vải, sẽ làm thay ñổi tính chất cơ lý của vải (khối
lượng, ñộ thẩm thấu, v.v…).

Cũng theo các tài liệu ñược trích dẫn trong [8], vải tơ tằm có mật ñộ vải lớn
và ñộ dày của vải tăng thì sẽ hạn chế ñược ñộ dạt sợi tại vị trí ñường may trong quá

Nguyễn Thị Thành

Luận văn cao học


×