Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lực tác dụng theo chu kỳ tới độ dạt đường may của vải lụa tơ tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 98 trang )

Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Phan Thanh Thảo, người
đã dìu dắt tôi trên con đường khoa học, người đã tận tâm hướng dẫn, khích lệ và
dành nhiều thời gian giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng thí nghiệm Vật liệu dệt đã hỗ trợ
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy Cô giảng viên Viện Dệt may– Da
giầy và Thời trang Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi
những kiến thức khoa học để tôi có thể hoàn thành khóa học và hoàn thành tốt luận
văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn và chúc các Thầy cô, các bạn bè đồng nghiệp luôn hạnh
phúc, thành đạt!
Hà nội, Ngày 16 tháng 09 năm 2012
Đỗ Thị Thu Hà

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ khoa học "Nghiên cứu ảnh hưởng của

lực tác dụng theo chu kỳ tới độ dạt đường may của vải lụa tơ tằm ”, là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, do PGS. TS Phan Thanh Thảo hướng dẫn.
Những số liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu
tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2012

Đỗ Thị Thu Hà

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ...................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về vải lụa tơ tằm ................................................................ 3

1.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển ....................................................................... 3
1.1.2. Thành phần, cấu trúc của vải tơ tằm ...................................................... 4
1.1.3. Tính chất của vải tơ tằm ......................................................................... 6
1.1.3.1. Tính chất lý hoá chủ yếu của vải tơ tằm .......................................... 6
1.1.3.2. Tính chất cơ lý chủ yếu của vải tơ tằm ............................................ 7
1.1.4. Tính chất đặc trưng của vải lụa tơ tằm ................................................... 9
1.1.4.1. Cảm giác sờ tay của vải Lụa tơ tằm .............................................. 10
1.1.4.2. Tính chất bề mặt trơn bóng láng, óng ánh của vải lụa tơ tằm ........ 10
1.1.4.3. Âm thanh đặc trưng của vải lụa tơ tằm .......................................... 11
1.1.4.4. Độ nhàu và độ bền màu của vải lụa tơ tằm .................................... 11
1.1.5. Một số hình ảnh thể hiện độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa
tơ tằm ............................................................................................................ 11
1.2. Hiện tƣợng dạt sợi tại vị trí đƣờng may ..................................................... 13
1.2.1. Khái niệm chung về hiện tượng dạt sợi tại vị trí đường may ................. 13
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................... 13
1.2.1.2. Cơ chế hình thành độ dạt sợi tại vị trí đường may ......................... 15
1.2.2. Phương trình cơ học mô phỏng biến dạng trượt của vải ....................... 16

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiện tƣợng dạt đƣờng may của vải lụa 100%
tơ tằm tự nhiên ................................................................................................... 17
1.3.1. Kiểu dệt ................................................................................................ 17

1.3.2. Chất liệu vải ......................................................................................... 17
1.3.3. Yếu tố chỉ ............................................................................................. 18
1.3.4. Mật độ mũi may ................................................................................... 18
1.3.5. Kết cấu đường may .............................................................................. 18
1.3.6. Sức căng chỉ trên và chỉ dưới ............................................................... 19
1.3.7. Yếu tố kim ............................................................................................ 19
1.3.8. Tốc độ máy may ................................................................................... 19
1.4. Lực tác dụng theo chu kỳ (Kéo giãn nhiều chu trình) ............................... 19
1.4.1. Khái niệm kéo giãn............................................................................... 19
1.4.2. Lực tác dụng theo chu kỳ (Kéo giãn nhiều chu trình)............................ 19
1.4.2.1. Phương pháp xác định các đặc trưng mỏi ..................................... 22
1.4.2.2. Các đặc trưng thử kéo nhiều chu trình ........................................... 24
1.4.3. Máy thử kéo nhiều chu trình ................................................................. 27
1.5. Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá độ dạt sợi tại vị trí đƣờng may ................. 28
1.6. Một số công trình nghiên cứu liên quan ..................................................... 30
1.6.1. Một số công trình nghiên cứu trong nước ............................................. 30
1.6.1.1. Luận văn “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ
dạt sợi tại vị trí đường may”- Đặng Thị Kim Hoa- Năm 2006 ........................ 30
1.6.1.2. Luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ
may tới độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm”- Nguyễn Thị
Thành- Năm 2010 .......................................................................................... 31
1.6.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................ 33
1.6.2.1. Ucar N.,2002, “ Grinning of ISO 514 Stitched Seams on Knitted
Under the Effects of Repeated Extension and Recovery”, Textile Research
J, 72(11), pp.944-948. ................................................................................... 33

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may



Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

1.6.2.2. Shimazaki K. and Lloyd D,1990, “ Opening Behaviour of
Locksitch Seams in Woven Fabrics Under Cyclic Loading Conditions”,
Textile Research J, 60(11),pp.654-662. .......................................................... 35
1.6.2.3. Gurarda A and Meric B. "Slippage and grinning behaviour of
lockstitch seams in elastic fabrics under cyclic loading conditions". Tekstil
ve Konfeksiyon 2010; 20(1): 65–69. .............................................................. 37
Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 38
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................................... 40
2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 40
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 40
2.2.1. Vải lụa tơ tằm ...................................................................................... 40
2.2.2. Chỉ ...................................................................................................... 42
2.2.3. Máy may .............................................................................................. 44
2.2.4. Phương pháp, thiết bị xác định độ dạt sợi tại vị trí đường may ............ 45
2.2.4.1. Phương pháp xác định độ dạt ........................................................ 45
2.2.4.2. Máy kéo đứt xác định độ dạt ......................................................... 50
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của lực tác dụng theo chu kỳ tới
độ dạt đƣờng may của vải lụa tơ tằm ............................................................ 55
2.3.1. Phương pháp thí nghiệm ...................................................................... 54
2.3.1.1. Lựa chọn giá trị các chu kỳ kéo giãn ............................................. 54
2.3.1.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm xác định độ dạt sợi tại vị trí
đường may ..................................................................................................... 55
2.3.1.3. Trình tự thao tác thí nghiệm trên máy kéo đa năng Tensilon - Nhật
bản ............................................................................................................. 57
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm................................................... 60

Kết luận chương 2................................................................................................ 61
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN .............................. 62
3.1. Kết quả đo độ dạt sợi tại vị trí đƣờng may trên vải lụa tơ tằm khi kéo
giãn nhiều chu trình .................................................................................. 62
Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

3.1.1. Kết quả đo độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm
khi kéo giãn 50 chu trình ............................................................................ 63
3.1.2. Kết quả đo độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm khi kéo
giãn 100 chu trình ...................................................................................... 66
3.1.3. Kết quả đo độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm khi kéo
giãn 150 chu trình ...................................................................................... 69
3.1.4. Kết quả đo độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm khi kéo
giãn 200 chu trình ...................................................................................... 72
3.1.5. Kết quả đo độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm khi kéo
giãn 250 chu trình ...................................................................................... 74
3.2. So sánh độ dạt sợi tại vị trí đƣờng may trên vải lụa 100% tơ tằm khi
kéo giãn nhiều chu trình ................................................................................ 78
3.2.1. Độ dạt sợi nhỏ nhất và lớn nhất tại vị trí đường may trên các mẫu vải
lụa 100% tơ tằm khi kéo giãn nhiều chu kỳ khác nhau ............................... 78
3.2.2. Giá trị độ dạt sợi trung bình tại vị trí đường may trên các mẫu vải lụa
100% tơ tằm khi kéo giãn nhiều chu kỳ khác nhau ...................................... 80
Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................. 84

KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 85
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 87

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ASTM

ISO

Ý nghĩa
Tiêu chuẩn Hoa Kỳ (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ:
American Society for Testing and Materials)
Tiêu chuẩn quốc tế (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế:
International Organization for Standardization)
Tiêu chuẩn Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất

TCVN

lượng Việt Nam: tổ chức, biên dịch, xây dựng và công bố các

tiêu chuẩn)

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần cấu tạo của Fibroin ............................................................... 5
Bảng 1.2. Thành phần cấu tạo của tơ Fibroin ........................................................... 5
Bảng 1.3. Bảng tính chất cơ lý của tơ tằm................................................................ 8
Bảng 1.4. So sánh các phương pháp xác định độ dạt sợi trong vải dệt thoi ............. 29
Bảng 1.5. Đường may trượt theo hướng sợi ngang với độ giãn 40% ...................... 38
Bảng 2.1. Đặc trưng cấu tạo, khối lượng của vải.................................................... 41
Bảng 2.2. Thông số kỹ thuật chỉ dùng để may mẫu thí nghiệm .............................. 43
Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật máy may một kim mũi thoi Juki DDL – 5550N ....... 44
Bảng 3.1. Giá trị độ dạt sợi của đường may tại vị trí các mũi may khi kéo giãn 50
chu trình ................................................................................................ 64
Bảng 3.2. Giá trị độ dạt sợi của đường may tại vị trí các mũi may khi kéo giãn 100
chu trình ................................................................................................ 67
Bảng 3.3. Giá trị độ dạt sợi của đường may tại vị trí các mũi may khi kéo giãn 150
chu trình ................................................................................................ 70
Bảng 3.4. Giá trị độ dạt sợi của đường may tại vị trí các mũi may khi kéo giãn 200
chu trình ................................................................................................ 72
Bảng 3.5. Giá trị độ dạt sợi của đường may tại vị trí các mũi may khi kéo giãn 250
chu trình ................................................................................................ 74

Bảng 3.6. Giá trị độ dạt sợi của đường may tại vị trí các mũi may khi kéo giãn 300
chu trình ................................................................................................ 76
Bảng 3.7. Giá trị độ dạt sợi lớn nhất và nhỏ nhất tại vị trí đường may khi kéo giãn
đường may nhiều chu trình .................................................................... 79
Bảng 3.8. Giá trị độ dạt sợi trung bình của mẫu đường may khi chịu lực tác dụng
theo chu kỳ tải trọng lặp đi lặp lại .......................................................... 80
Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Tằm ăn lá dâu – kén tằm- tơ tằm- các sản phẩm từ tơ tằm .......................... 3
Hình 1.2. Một số hình ảnh độ dạt sợi tại vị trí đường may ....................................... 12
Hình 1.3. Mô tả độ mở tại vị trí đường may ............................................................. 15
Hình 1.4. Mô tả độ dạt sợi tại vị trí đường may ....................................................... 15
Hình 1.5. Các dạng dạt sợi phổ biến ........................................................................ 16
Hình 1.6. Sự cân bằng lực trên mũi may. ................................................................. 16
Hình 1.7. Mô hình đan xen một phần của các mũi may ........................................... 17
Hình 1.8. Sự phát triển biến dạng dư chu trình ở sợi có cấu trúc : 1.tốt, 2. xấu ......... 22
Hình 1.9. Các kiểu chu trình ; a) Không đổi dấu ; b) Xung động.............................. 22
Hình 1.10. Quan hệ giữa độ bền mỏi với độ giãn kéo tối đa của phép thử nhiều
chu trình ................................................................................................ 25
Hình 1.11. Quan hệ giữa độ kéo giãn l và ứng lực P của xơ, sợi trong phép thử
kéo nhiều chu trình ................................................................................ 26

Hình 1.12. Sơ đồ mạch động PK-3 .......................................................................... 27
Hình 1.13. Đồ thị so sánh độ dạt sợi tại vị trí đường may với hai loại chỉ 60/2 và
40/2 trên vải Cotton dùng 3 loại mật độ mũi may .................................. 31
Hình 1.14. Đồ thị so sánh độ dạt sợi tại vị trí đường may với hai loại chỉ 60/2 và
40/2 trên vải PECO dùng 3 loại mật độ mũi may ................................... 31
Hình 1.15. Đồ thị sự ảnh hưởng của thông số lực nén chân vịt tới lực gây dạt sợi
tại vị trí đường may ............................................................................... 32
Hình 1.16. Đồ thị sự ảnh hưởng của thông số sức căng chỉ kim tới lực gây dạt sợi
tại vị trí đường may ............................................................................... 32
Hình 1.17. Giảm tải trọng đầu tiên từ 0-100 chu kỳ cho mẫu II ............................... 34

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

Hình 1.18. Nhe chỉ đường may ................................................................................ 34
Hình 1.19. Ảnh hưởng của hình dạng mũi may trên độ mở đường may ................... 35
Hình 1. 20. Mối quan hệ giữa số lượng sợi trượt trên 1 đinh ghim .......................... 36
Hình 1.21. Mối quan hệ giữa số lượng sợi trượt và số chu kỳ tải trọng ................... 36
Hình 1.22. Mối quan hệ giữa số lượng sợi trượt và tính chất giãn của chỉ may ........ 37
Hình 1.23. Bề ngoài của hiện tượng trượt và nhe chỉ đường may của vải dệt kim
sau 300 chu trình chịu tải (x12) ............................................................. 37
Hình 2.1. Máy may một kim mũi thoi Juki DDL – 5550N ....................................... 44
Hình 2.2. Thiết bị thử độ bền và độ giãn đứt Tensilon - Nhật bản ........................... 51
Hình 2.3. Màn hình điều khiển máy kéo giãn Tensilon - Nhật Bản ......................... 52

Hình 2.4. Máy ảnh quay quá trình kéo giãn mẫu ...................................................... 52
Hình 2.5. Dụng cụ đo, vẽ, cắt mẫu thí nghiệm ......................................................... 52
Hình 2.6.Thước kẹp điện tử ..................................................................................... 53
Hình 2.7. Máy ảnh Canon EOS 5D mark II ............................................................. 54
Hình 2.8. Kích thước mẫu thử ................................................................................. 55
Hình 2.9. Chuẩn bị mẫu thử ..................................................................................... 56
Hình 2.10. Đo khoảng cách dạt sợi tại vị trí đường may bằng thước kẹp điện tử
Mitutoyo ................................................................................................ 59
Hình 3.1. Độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên khi
kéo giãn 50 chu trình ............................................................................. 65
Hình 3.2. Hình ảnh dạt sợi tại vị trí đường may của vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên
khi kéo giãn 50 chu trình (x12) .............................................................. 66
Hình 3.3. Độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên khi
kéo giãn 100 chu trình ........................................................................... 68

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

Hình 3.4. Hình ảnh dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự
nhiên khi kéo giãn 100 chu trình (x12) .................................................. 69
Hình 3.5. Độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên khi
kéo giãn 150 chu trình ........................................................................... 71
Hình 3.6. Hình ảnh dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự
nhiên khi kéo giãn 150 chu trình (x12) .................................................. 71

Hình 3.7. Độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên khi
kéo giãn 200 chu trình ........................................................................... 73
Hình 3.8. Hình ảnh dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự
nhiên khi kéo giãn 200 chu trình (x10) .................................................. 73
Hình 3.9. Độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên khi
kéo giãn 250 chu trình ........................................................................... 75
Hình 3.10. Hình ảnh dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự
nhiên khi kéo giãn 250 chu trình (x12) .................................................. 75
Hình 3.11. Độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên khi
kéo giãn 300 chu trình ........................................................................... 77
Hình 3.12. Hình ảnh dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa 100% tơ tằm tự
nhiên khi kéo giãn 300 chu trình (x12) .................................................. 78
Hình 3.13. Độ dạt sợi lớn nhất và nhỏ nhất tại vị trí đường may khi kéo giãn
nhiều chu trình....................................................................................... 79
Hình 3.14. Độ dạt sợi trung bình tại vị trí đường may khi kéo giãn nhiều chu trình ....... 80

Đỗ Thị Thu Hà

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

LỜI NÓI ĐẦU
Dệt may là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển vượt trội trong một vài
năm gần đây và dẫn đầu cả nước về xuất khẩu. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành đạt 12 tỷ USD, đến năm 2011, kim ngạch đã đạt gần 16 tỷ USD, vượt
25% so với năm 2010. Điều đó khẳng định, vị thế của Dệt may Việt Nam trên thị

trường thế giới đã được nâng lên rất nhiều. Ngành Dệt may Việt Nam luôn giữ vị
trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào việc thu
dụng lao động và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất
khẩu. Ngành hiện sử dụng trên 2 triệu lao động, trong đó hơn 1,3 triệu lao động
công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước.
Cùng với sự phát triển đó thì vải lụa tơ tằm tự nhiên ngày càng được sử

dụng rộng rãi, sản phẩm từ tơ tằm rất đa dạng và phong phú như: trang phục áo dài
truyền thống, trang phục dạ hội, trang phục công sở, đồ gia đình, v.v... vì vải lụa

tơ tằm với các ưu điểm nổi trội: Lụa nhẹ nhàng, bóng mịn, mềm mại, mỏng nhẹ,
thoáng mát, giữ nếp, có đặc tính co giãn tự nhiên, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Mặt khác vải lụa tơ tằm có khả năng thẩm thấu mồ hôi tốt, có tác dụng khử mùi,
hạn chế ảnh hưởng của các tia cực tím, ít bị bắt bẩn nên tơ tằm luôn mang đến cho
người sử dụng cảm giác thoải mái, dễ chịu; cùng vẻ đẹp sang trọng và quý phái.
Mặc dù vải lụa tơ tằm có nhiều tính chất quý và ưu điểm vượt trội nhưng vải
lụa tơ tằm cũng có nhược điểm lớn nhất đó là hiện tượng dạt sợi, hiện tượng này do
cấu trúc, tính chất của vải, sau khi đã xử lý dệt, nhuộm vẫn không khắc phục được
hoàn toàn. Đặc biệt sau một thời gian sử dụng sản phẩm may có nguồn gốc từ tơ
tằm, sản phẩm may qua quá trình sử dụng dưới tác động của các lực cơ học gây ảnh
hưởng trực tiếp lên đường may như: đi bộ, ngồi xổm, giặt, là,... sẽ làm cho sợi tại vị
trí đường may trên sản phẩm có hiện tượng dạt tạo ra những vết dạn, khe hở làm
cho sản phẩm không thể tiếp tục sử dụng; với mong muốn của người sử dụng là sản
phẩm khắc phục được những nhược điểm, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.
Đỗ Thị Thu Hà

1

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may



Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn nội dung: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của lực tác
dụng theo chu kỳ tới độ dạt đƣờng may của vải lụa tơ tằm.”. làm đề tài nghiên
cứu của mình.
Do trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên luận văn của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót. Mặc dù vậy tôi vẫn hy vọng những kết quả
nghiên cứu của mình sẽ góp phần bổ sung và tiếp nối các công trình nghiên cứu về
độ dạt của các tác giả đi trước, nhằm mục đích giúp người sử dụng yên tâm hơn
trong sản phẩm vải lụa tơ tằm.

Đỗ Thị Thu Hà

2

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

CHƢƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về vải lụa tơ tằm
1.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển
Nghề dệt lụa phát triển rất sớm ở Châu Á, trong đó Trung Quốc là nước tìm

ra cách trồng dâu, nuôi tằm, lấy kén, ươm tơ, dệt lụa sớm nhất.

Hình 1.1. Tằm ăn lá dâu – kén tằm- tơ tằm- các sản phẩm từ tơ tằm

Tại Việt Nam nghề dệt lụa có từ lâu đời, theo truyền thuyết lịch sử đời Hùng
Vương thứ VI có nàng công chúa xinh đẹp Hoàng Phủ Thiều Hoa là người đầu tiên
phát hiện ra giống bướm nâu đẻ nhiều trứng sinh ra loài tằm ăn lá dâu nhả ra tơ.
Đỗ Thị Thu Hà

3

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

Công chúa đã đến vùng Cổ Đô, Vân Sa (Ba Vì – Sơn Tây) để dạy cho dân làng biết
trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa sau đó truyền cho 60 dân làng xung quanh.
Lụa tơ tằm thuộc loại quý bởi lẽ kỹ thuật chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa vất vả
công phu, đòi hỏi phải kiên nhẫn. Bắt đầu từ những cái trứng nhỏ li ti, nở ra con
tằm. Trải qua ba thời kỳ lột xác cùng với ba thời kỳ ăn để lớn, bước sang giai đoạn
ăn rỗi. Tằm nhả tơ vào thời kỳ sâu vào tuổi thứ 5, tổ của nó gọi là kén. Kén tằm là
vỏ bọc ngoài của nhộng tằm. Quá trình ươm tơ là tở sợi tơ ra khỏi kén, nhiều sợi tơ
kén sẽ được gộp lại để cho một sợi tơ – sống có đủ độ bền khi xe chỉ, dệt lụa. Quá
trình ươm tơ cơ giới bao gồm các giai đoạn: Phân loại kén, bóc lại kén, giũ mối,
ghép mối, kéo tơ, guồng lại cuối cùng là chỉnh lý đóng gói.
Qua quá trình lao động và sáng tạo của con người, sản phẩm từ tơ tằm hết đa
dạng, phong phú: vải dùng để may trang phục từ loại trang phục áo dài cần mềm

nhưng phải phẳng, váy lại cần mềm rủ, đồ tây thì ngược lại: phải “cứng”… đến rất
nhiều các loại sản phẩm khác mà yêu cầu về chất liệu hết sức khác nhau: khăn, dép,
ga giường, áo bọc salon, rèm cửa, hàng lưu niệm…
1.1.2. Thành phần, cấu trúc của vải tơ tằm
Tơ tằm do con tằm nhả ra thuộc loại các xơ protein thiên nhiên dạng tơ liên
tục (filament). Mỗi sợi tơ ban đầu gồm hai tơ cơ bản nằm song song với nhau cấu
tạo từ fibroin (khoảng 75%) và chất kết dính được phủ ngoài là lớp serixin (khoảng
25%). Serixin bị hòa tan trong nước sôi, còn fibroin thì không bị hòa tan. Ngoài
fibroin và serixin là những protein thiên nhiên, tơ tằm mộc (tơ sống) còn chứa một
số hợp chất hòa tan trong ete và rượu etylic, một lượng nhỏ khoáng chất và chất
màu. Tùy thuộc vào các loại giống tằm khác nhau và điều kiện chăm tằm mà các
thành phần chung của kén thay đổi trong một khoảng rộng. [9]
Đặc trưng cấu tạo: Thành phần cấu tạo của Fibroin tơ được đặc trưng bởi các
đặc trưng sau: (tính theo % so với khối lượng khô)

Đỗ Thị Thu Hà

4

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

Bảng 1.1. Thành phần cấu tạo của Fibroin [9]

Thành phần


Tỷ lệ

Cacbon

48% ÷ 55%

Oxy

19% ÷ 28%

Nito

15% ÷ 19%

Hydro

6.4% ÷ 7.5%

Lưu huỳnh

0.15% (chứa trong serixin là chất dính)

Bảng 1.2. Thành phần cấu tạo của tơ Fibroin [7]

Thành phần

Tỷ lệ

Cacbon


48% ÷ 55%

Oxy

19% ÷ 28%

Nito

15% ÷ 19%

Hydro

6.4% ÷ 7.5%

Lưu huỳnh

0.15% (chứa trong serixin là chất dính)

Đại phân tử của mỗi loại protit là tập hợp các gốc của các α-axitamin trên
(khoảng 15 – 20 loại) được lặp đi lặp lại nhiều lần và theo một tỷ lệ nhất định nào đó.
Protid của tơ tằm là fibroin với lớp keo bọc bên ngoài là serixin chứa ít gốc
glutamic và không có cystin CH2S nhưng lại chứa nhiều gốc glycin và alanin.
Khối lượng phân tử của fibroin vào khoảng 70.000 đến 100.000 (đơn vị O).
Các gốc R làm cho phân tử có nhiều nhánh, nhánh trong fibroin chiếm khoảng 20%
phân tử lượng, khiến cho fibroin có cấu trúc chặt chẽ. [9]

Đỗ Thị Thu Hà

5


Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

1.1.3. Tính chất của vải tơ tằm
1.1.3.1. Tính chất lý hoá chủ yếu của vải tơ tằm [9]
a. Tác dụng với nước
Khi cho vải tơ tằm tác dụng của nước (lạnh hoặc nóng) hoặc của hơi nước,
xơ protein bị mềm, đàn hồi hơn và trương nở. Trong môi trường nước ở nhiệt độ
250C, tơ có thể tăng diện tích mặt cắt ngang đến 20% so với kích thước ban đầu,
còn chiều dài tăng 1,5%. Nước nóng có tác dụng mạnh hơn đối với xơ protein so
với hơi nước. Fibroin tơ có khả năng hấp thụ hơi nước đáng kể và trương nở. Trong
môi trường không khí có độ ẩm tương đối đến 90%, đường kính tơ có thể tăng 9%;
Đối với serixin (chất keo ghép dính hai sợi tơ) ở trong môi trường nước có nhiệt
độ 1100C bị hòa tan hoàn toàn. Tơ tằm hấp thụ dễ dàng một số muối có trong nước.
b. Tác dụng với axit
Xơ protein giảm độ bền không đáng kể khi tác dụng với axit vô cơ yếu và
axit hữu cơ có nồng độ trung bình. Khi tăng nồng độ axit và kết hợp đốt nóng quá
trình phá hủy xơ tăng nhanh. Còn với axit đậm đặc (đến 80%) tác dụng nhanh và
không đốt nóng cũng không nhận thấy rõ rệt sự giảm độ bền của xơ. Trong các điều
kiện giống nhau thì axit hữu cơ có tác dụng đối với xơ protein yếu hơn so với axit
vô cơ.
c. Tác dụng với kiềm
Kiềm là chất gây tác dụng phá hủy đại phân tử của xơ protein, đặc biệt khi
tác dụng lâu và nâng cao nhiệt độ.
Thí dụ, kiềm NaOH 5% khi đốt nóng sẽ phá hủy xơ trong một số phút. Thậm
chí với dung dịch kiềm có nồng độ yếu cũng làm giảm độ bền xơ protein một cách

rõ rệt. Sự phá hủy xơ protein bắt đầu từ sự đứt các liên kết lý học rồi đến các liên
kết hóa học trong mạch chính (liên kết muối, xitxtin), sau cùng là đứt mạch peptit.
Sản phẩm của sự phân hủy đó là các polypepit đơn giản với khối lượng phân tử nhỏ
hơn cùng với các axitamin, ammoniac, v.v… Trong môi trường kiềm yếu và tác
dụng nhanh không gây phá hủy xơ protein. Đó là loại xơ lưỡng tính, nghĩa là vừa có
tính axit (có chứa nhóm COOH) vừa có tính kiềm (chứa nhóm NH2). Điều đó giải
thích khả năng của xơ tham gia vào các loại phản ứng khác nhau và nhuộm màu tốt.
Đỗ Thị Thu Hà

6

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

Chất hòa tan đối với fibroin là dung dịch ammoniac đồng.
d. Tác dụng với chất oxy hoá
Người ta thường sử dụng các chất oxi hóa như hydro peroxit, natri peroxit,
v.v… trong gia công tơ sẽ phá hủy chất mầu và thể hiện tác dụng làm trắng. Sự hủy
hoại xơ từng phần hay toàn bộ sẽ diễn ra khi có tác dụng của chất oxy hóa trong
điều kiện nâng cao nhiệt độ và tác dụng kéo dài.
e. Tác dụng với nhiệt độ
Cho tơ chịu tác dụng một thời gian ngắn ở nhiệt độ 130 ÷ 1400C cũng không
làm thay đổi tính chất của xơ. Còn khi đốt nóng kéo dài thậm chí ở nhiệt độ thấp
hơn (80 ÷ 1000C) làm cho tơ bị cứng, ròn, thay đổi mầu sắc và giảm các tính chất
cơ lý. Khi nhiệt độ đạt tới 170 ÷ 2000C tơ bị phân hủy.
f. Tác dụng với ánh sáng và khí quyển

Dưới tác dụng của ánh sáng và khí quyển đặc biệt là tác dụng của tia tử ngoại
sẽ tiến hành quá trình oxy hóa bằng oxy không khí đối với fibroin tơ. Kết quả làm
giảm độ bền và độ giãn, giảm tính đàn hồi, tăng độ cứng và độ ròn.
Quá trình oxy hóa và lão hóa (hao mòn) đối với vật liệu dệt tiến hành càng
nhanh trong điều kiện nâng cao nhiệt độ và độ ẩm. Khi đó độ bền của tơ fibroin sẽ
giảm 50% sau 200h chiếu sáng.
Tương đối bền với vi khuẩn tuy nhiên nếu bị vi khuẩn phá hoại sẽ làm tơ tằm
xỉn màu và độ bóng giảm.
1.1.3.2. Tính chất cơ lý chủ yếu của vải tơ tằm
Tơ tằm có tiết diện ngang không đồng đều với nhau về kích thước lúc có
dạng hình tam giác đỉnh tròn, lúc thì gần ô van, đầy đặn, không có rãnh bên trong
có đường kính trung bình 0.178mm. Những tơ nhánh có thể được phân biệt rõ ràng
bên trong vỏ bọc serixin chúng có tiết diện hình tam giác.
Tơ tằm có độ kết tinh khá cao, mạch phân tử giãn ra hoàn toàn do đó độ đàn
hồi của tơ tằm thấp. Các mạch phân tử tơ tằm liên kết với nhau rất chặt chẽ cùng
với độ kết tinh cao làm cho tơ tằm khá bền. [7]

Đỗ Thị Thu Hà

7

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

Bảng 1.3. Bảng tính chất cơ lý của tơ tằm [7]
Tính chất


Giá trị

Độ mảnh

1 ÷ 4dtex

Độ dài

Tuỳ thuộc loại tơ tằm

Độ ẩm

11% (ĐK tiêu chuẩn)

Độ co ở trạng thái ướt

0.9%

Trọng lượng riêng

1.3g/cm3

Độ bền tương đối

5g/Den

Độ giãn ở trạng thái khô

17-25%


Độ giãn ở trạng thái ướt

30%

Mô đun cứng

2.5

Độ đàn hồi

Tốt

Độ bóng, độ mảnh và cảm giác sờ

Cao nhất

tay mịn màng
Độ dai

Tốt

Độ nhàu

Dễ nhàu

Độ tĩnh điện

Kém


Tính cách nhiệt

Kém

Tính hấp thụ

Tốt (kém len, xấp xỉ lanh, lớn hơn bông)

Tính tiện nghi đối với da

Tốt

Tính nhạy cảm

Nhạy cảm với mồ hôi và nước hoa

Khả năng phát ra âm thanh

Chỉ ở tơ tằm mới có

Tơ tằm có những tính chất đặc trưng sau:
Từ những tính chất đặc trưng của tơ tằm đã tạo lên những tính chất quý và
ưu điểm khác biệt với các loại tơ tự nhiên khác
* Tơ tằm là tơ duy nhất có nguồn gốc tự nhiên dạng liên tục. Mỗi sợi tơ tằm
dâu có chiều dài tới 1600m, độ nhỏ của một sợi kén tằm là 1,5-2D;

Đỗ Thị Thu Hà

8


Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

* Mặt cắt ngang của tơ có dạng hình tam giác do đó vải tơ có khả năng khúc
xạ ánh sáng rất tốt;
* Bề mặt tơ trơn, nhẵn hơn so với len hoặc bông do đó vải tơ bóng và mềm
mại xốp;
* Sợi tơ có khả năng hút ẩm tới 30% nhưng không có cảm giác lạnh khi tiếp
xúc với vải tơ. Khi hút ẩm tơ được “gia nhiệt” thêm do đó khi mặc vải tơ tằm sát
với da luôn có cảm giác thoải mái dễ chịu;
* Tơ tằm có độ bền tương đối xấp xỉ so với nylon;
* Tơ tằm kém bền với ánh sáng mặt trời.
1.1.4. Tính chất đặc trưng của vải lụa tơ tằm [7]
Tơ tằm chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt, nó tô đậm màu sắc hàng đầu
thế giới về mốt thời trang tơ tằm mặc dù sản lượng sợi tơ tằm sản xuất ra thấp hơn
nhiều so với các loại sợi khác như: bông, đay, gai.... Trên thị trường thế giới hiện
nay tơ tằm dâu là loại sợi cao giá nhất trong các loại vải dệt.
- Vải lụa tơ tằm là loại vải quý hiếm, sang trọng, quý phái, tao nhã, thanh
lịch rất được ưa chuộng và được ví như điều kỳ diệu của phương đông.
- Được sở hữu một sản phẩm từ tơ tằm tự nhiên là niềm ao ước của tất cả phụ
nữ trên thế giới với các ưu điểm nổi trội: bóng mịn, mềm mại, mỏng nhẹ, thoáng
mát, giữ nếp, có đặc tính co giãn tự nhiên, ấm về mùa đông, mát về mùa hè;
- Sản phẩm tạo ra từ vải lụa tơ tằm có khả năng thẩm thấu mồ hôi tốt, có tác
dụng khử mùi, hạn chế ảnh hưởng của các tia cực tím, ít bị bắt bẩn nên tơ tằm luôn
mang đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái, dễ chịu;
Tơ tằm là một trong những loại nguyên liệu dệt quý hiếm có nguồn gốc từ

thiên nhiên với nhiều tính chất đặc trưng. Mỗi tính chất đều có thể gây nên những
ảnh hưởng tới quá trình gia công sản phẩm. Nhưng đối với nội dung nghiên cứu
trong luận văn, em chỉ tập trung một số tính chất của vải dệt tơ tằm gây ảnh hưởng
đến tính chất dạt sợi tại vị trí đường may trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Đỗ Thị Thu Hà

9

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

1.1.4.1. Cảm giác sờ tay của vải lụa tơ tằm
Vải lụa tơ tằm là mặt hàng mang tính thời trang, do vậy bề mặt vải và đặc
biệt cảm giác sờ tay của vải được nhiều người sử dụng rất quan tâm. Đã có nhiều
tác giả nghiên cứu về đặc trưng bề mặt vải và tính chất sờ tay của vải. Cảm giác sờ
tay của vải là một phương pháp đánh giá chất lượng tổng hợp của vải, thông qua
việc tiếp xúc trực tiếp với vải bằng tay. Trong tài liệu của Giáo sư Kawabata được
trích dẫn trong , đã chỉ ra lụa tơ tằm dệt thoi từ sợi filament chuội sau khi dệt có
cảm giác sờ tay rất đặc biệt sau: cảm giác đầy tay và xốp là tính chất sờ tay đặc biệt
của vải Lụa tơ tằm. Tính chất này có liên quan đến khả năng biến dạng nén, khả
năng kéo giãn cao của vải lụa tơ tằm.
Trong tài liệu của tác giả T.Emori (Nhật Bản), cũng nghiên cứu về tính chất
sờ tay của vải Lụa tơ tằm, ông cho rằng cảm giác xốp và mềm mại của vải Lụa tơ
tằm là do sự không đồng đều, dạng mặt cắt ngang hình tam giác và độ quăn của tơ
filament của tơ tằm khác với tơ sợi hoá học.

Tính chất sờ tay của vải Lụa tơ tằm là một chỉ tiêu tổng hợp hay nói cách khác là sự
tổng hợp của các tính chất cơ lý cơ bản. Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ASTM), những
tính chất cơ lý cơ bản bao gồm: Độ mềm dẻo, độ chịu nén, độ giãn, độ bền, độ trượt
– dạt, tính chất ma sát bề mặt và độ dẫn nhiệt.
Cảm giác sờ tay trơn phụ thuộc vào tính chất co giãn đàn hồi của vải. Nó
cũng liên quan đến bề mặt bóng láng của vải lụa tơ tằm.
1.1.4.2. Tính chất bề mặt trơn bóng láng, óng ánh của vải lụa tơ tằm
So với các loại xơ sợi khác, lụa tơ tằm có tính chất đặc biệt khi ánh sáng
chiếu vào. Vải Lụa tơ tằm có bề mặt bóng láng tuyệt vời mà không một loại vải nào
khác có được. Bề mặt trơn bóng láng của vải Lụa tơ tằm có liên quan đến độ bóng
láng của sợi. Bề mặt vải là tập hợp của các điểm nổi giữa điểm đan của sợi dọc và
ngang. Kết quả là tạo nên sự đồng đều xen kẽ của các điểm sáng tối trên bề mặt vải
một cách hài hoà, mượt mà. Mức độ đồng đều này với nguyên liệu tơ tằm lớn hơn
các loại nguyên liệu khác.
Đỗ Thị Thu Hà

10

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

1.1.4.3. Âm thanh đặc trưng của vải lụa tơ tằm
Tác giả Masao Sawaji đã nghiên cứu và ghi lại được âm thanh phát ra khi
tiếp xúc với vải Lụa tơ tằm: Âm thanh sột soạt và kèn kẹt là âm thanh phát ra khi
vải lụa tơ tằm cọ sát vào nhau. Đây là một đặc tính riêng biệt đặc trưng của nguyên
liệu tơ tằm. Cường độ âm thanh và dạng âm thanh phụ thuộc vào bản chất loại tơ,

độ nén, kiểu dệt vải, hướng tiếp xúc khi cọ xát,... Thực tế cho thấy vải mỏng thưa
thì phát ra cường độ âm thanh to hơn vải dầy và mềm.
1.1.4.4. Độ nhàu và độ bền màu của vải lụa tơ tằm
Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Thông [10] về nâng cao chất lượng vải lụa tơ
tằm Việt Nam ít nhàu bền nhận xét: Vải lụa tơ tằm của Việt Nam rất dễ nhàu, dễ
dạt, khó bảo quản sử dụng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng mặt hàng vải lụa tơ
tằm là một vấn đề thời sự và là yêu cầu cấp bách. Tác giả đã sử dụng phương pháp
xử lý hoá học phân tích và lựa chọn tác nhân chống nhàu axit citric, là chất có khả
năng tạo liên kết ngang giữa các mạch đại phân tử fibroin, có khả năng chống
nhàu cho lụa tơ tằm. Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra kết luận: Nhờ công nghệ
xử lý hoá học chất lượng mặt hàng đã được nâng cao, độ nhàu của vải tơ tằm giảm
xuống, bên cạnh đó do phải sử dụng hoá chất để xử lý nên nguyên liệu tơ tằm ít
nhiều bị tổn thương, độ bóng của tơ giảm, bề mặt vải kém mượt mà, độ bền giảm,
gây nên ảnh hưởng một phần tới độ dạt sợi tại vị trí đường may trong quá trình sử
dụng sản phẩm.
Vải tơ tằm là một loại vải có rất nhiều ưu điểm xong bên cạnh các ưu điểm
vải lụa tơ tằm còn một số nhược điểm, trong đó nhược điểm lớn nhất đó là vải có hệ
số ma sát thấp do đó bản thân vải đã có độ dạt sợi, ngoài ra trong quá trình sử dụng
khi có lực tác động cũng gây nên hiện tượng dạt sợi tại vị trí đường may.
1.1.5. Một số hình ảnh thể hiện độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải lụa tơ tằm
Nhược điểm lớn nhất của vải lụa tơ tằm là hiện tượng dạt sợi tại vị trí đường
may. Đặc biệt là sản phẩm may từ vải lụa 100% tơ tằm tự nhiên trong quá trình sử
dụng dưới tác động của các lực cơ học gây ảnh hưởng trực tiếp lên đường may như:
đi bộ, ngổi xổm, mặc, giặt là... sẽ làm cho sợi tại vị trí đường may trên sản phẩm bị
Đỗ Thị Thu Hà

11

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may



Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

dạt tạo ra những vết dạn, khe hở làm giảm giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, thậm chí
sản phẩm có thể không thể tiếp tục sử dụng;
Hiện tượng dạt sợi tại vị trí đường may gặp nhiều ở sản phẩm may, được thể
hiện trong hình 1.2.
Khả năng chống dạt sợi trong vải phụ thuộc vào cấu trúc vải, thành phần xơ
của sợi, kết cấu sợi, độ nhỏ của sợi dọc và sợi ngang, dạng xử lý hoàn tất, v.v... Nói
chung là phụ thuộc vào các yếu tố gây nên lực ma sát và lực liên kết với nhau giữa
sợi dọc và sợi ngang trong quá trình dệt và xử lý hoàn tất vải. Từ đó có những biện
pháp nhằm tối ưu hóa những hạn chế đó, cung cấp cho người tiêu dùng những sản
phẩm có chất lượng tốt nhất.

Hình 1.2. Một số hình ảnh độ dạt sợi tại vị trí đường may [21]

Đỗ Thị Thu Hà

12

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

1.2. Hiện tƣợng dạt sợi tại vị trí đƣờng may

1.2.1. Khái niệm chung về hiện tượng dạt sợi tại vị trí đường may
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Theo từ điển Dệt – May Việt Nam [12] Từ điển Tiếng Việt – 2002 [13] định nghĩa
- Từ điển Dệt – May Việt Nam [12] định nghĩa
+ Dạt: bị xô đẩy về một phía, một nơi nào đó, dãn thưa ra (sợi dệt).
+ Độ dạt: mức độ, khoảng cách mà sợi dệt bị dạt ra khỏi vị trí cân bằng.
- Từ điển Tiếng Việt – 2002 [13] định nghĩa
+ Sợi dạt: là số sợi trên sản phẩm dệt may bị xô về một hướng so với vị trí cân bằng.
+ Độ dạt sợi tại vị trí đường may: là khoảng cách mà sợi dệt bị xô về một hướng so
với vị trí cân bằng tại đường liên kết trên sản phẩm may.
b. Theo một số tiêu chuẩn đo
 Tiêu chuẩn ISO13936 [4]
Độ dạt sợi: Khoảng dịch chuyển trong vải dệt của sợi dọc trên sợi ngang
(hoặc của sợi ngang trên sợi dọc) do kết quả của sự kéo giãn.
Độ dạt sợi dọc: Khoảng dịch chuyển của sợi dọc trượt trên sợi ngang.
Ví dụ: sợi dọc ở góc phải của hướng kéo.
Độ dạt sợi ngang: Khoảng dịch chuyển của sợi ngang trượt trên sợi dọc.
Ví dụ: sợi ngang ở góc trái của hướng kéo.
Độ mở đường may: là khoảng cách các sợi vải mở ra khi bị trượt tại vị trí
đường may dưới tác động của lực gây mở đường may.
c. Theo định nghĩa của một số Tác giả nghiên cứu về độ dạt sợi tại vị trí đường may
 Tác giả Kenan Yildirim [24]
Tác giả đã khẳng định độ dạt sợi tại vị trí đường may xuất hiện trên vải dệt
thoi phụ thuộc vào sự di chuyển của sợi ngang trên sợi dọc (hoặc là sợi dọc trên sợi
ngang) tại vị trí đường may trong quá trình sử dụng sản phẩm. Hoạt động ngồi
xuống hay đứng lên hoặc các di chuyển hoạt động khác đã tạo nên lực tác động tại
vị trí đường may là nguyên nhân tạo nên các sức căng cho các mũi may. Theo chiều

Đỗ Thị Thu Hà


13

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn ThS. khoa học

GVHD: PGS.TS. Phan Thanh Thảo

hướng này, sự di chuyển vị trí hay chính là sự trượt đi của sợi tại vị trí đường may
có thể là nguyên nhân gây nên độ mở của vải tại vị trí đường may.
 Tác giả Jilian HU [26]
Theo tác giả độ dạt sợi tại vị trí đường may được xác định khi đường may có
xu hướng bị giãn ra khi chịu sự tác động của một lực tác dụng có hướng vuông góc
với đường may. Được đo bằng độ mở của vải sợi tại vị trí đường may. Kiểm tra độ
dạt sợi chính là kiểm tra độ mở của đường may.
* Từ các công trình nghiên cứu của nhiều Tác giả nói trên cũng như các tiêu
chuẩn quy định trên thế giới có thể rút ra kết luận:
- Hiện tượng dạt sợi trong vải (đối với vải dệt thoi) là sự dịch chuyển tương
đối của hệ sợi dọc so với sợi ngang hoặc sợi ngang so với sợi dọc dưới tác dụng của
ngoại lực tại vị trí đường may hay chính là hiện tượng sợi vải tại đường may bị kéo
trượt sang hai bên, tạo nên các vết rạn trên bề mặt vải [7];
- Độ dạt đặc trưng được xác định là khoảng cách hệ sợi bị dịch chuyển đi so
với vị trí ban đầu;
- Độ dạt sợi tại vị trí đường may trên vải dệt thoi là một trong những tính chất
cơ lý của vải, là chỉ tiêu chất lượng không thể không quan tâm của các sản phẩm may
trong quá trình sử dụng, đặc biệt là đối với sản phẩm làm từ vải lụa tơ tằm;
- Độ dạt sợi tại vị trí đường may đặc trưng cho độ bền tương đối của sản
phẩm may hay chính là độ bền của các hệ sợi so với đường may trên sản phẩm;
- Hiện tượng dạt sợi tại vị trí đường may còn có thể nói là hiện tượng sợi vải

tại đường may bị kéo trượt sang hai bên tạo nên các vết rạn trên bề mặt vải ở hai
bên đường may. Nguyên nhân của hiện tượng này là do vải có liên kết yếu làm cho
các sợi vải bị kéo dạt sang hai bên đường may;
- Thông thường, độ dạt sợi tại vị trí đường may thường được thể hiện rõ nét
trong quá trình sử dụng sản phẩm. Ở nhiều loại vải (đặc biệt là loại vải được dệt từ
tơ nhân tạo) người ta thường thấy có sự tách, tuột, rời rã sợi ở mép cắt, khiến cho độ
Đỗ Thị Thu Hà

14

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


×